Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
MỪNG BỔN MẠNG VIỆN GIÁO LÝ THÁNH PHAOLÔ 50 NĂM THÀNH LẬP (25.01.1971 - 25.01.2021)
TÂM TÌNH VỚI ĐỨC CHA MICAE
VỊ CHỦ CHĂN NHÂN HẬU
Viện Giáo Lý
Thánh Phaolô được ĐC. Micae Nguyễn Khắc Ngữ sáng lập năm 1971 có trụ sở tại Đài
Đức Mẹ Tân Hiệp Kiên Giang.
Viện Trưởng tiên khởi là Cha
Phaolô Nguyễn Trọng Tri. Sau 1 năm trao lại cho Cha Augustinô Vũ Hồng Đức có
Cha Đaminh Vũ Hồng Nho làm Giám Đốc và Thầy Giám Luật Giuse Phạm Hồng Nhật.
Mỗi năm tuyển sinh 1 lần. Khoá
VGL là 3 năm ra trườmg đi giúp xứ làm thày kẻ giảng. Lúc này mỗi người tự định
hướng ơn gọi của mình. Có thể đi tu làm LM hay đi tu dòng hoặc trở về làm tông
đồ giáo dân.
Sau biến cố 30-04-1975 VGL chiêu
sinh được 4 khoá. K.1 ra trường giúp xứ được 1 năm. K.2 vừa học xong 3 năm. K.3
và K.4 còn dang dở…
Nhớ lại những kỷ niệm với ĐC Micae là lòng biết ơn với người cha nhân hậu luôn khôi hài dí dỏm, hết lòng thương yêu các tu sinh chủng sinh. Những lời nói ví von của Ngài gây ấn tượng khó quên:
Hồi đó chúng tôi là những thiếu
niên ở các xứ đạo miền Cái Sắn mới gia nhập VGL là những chú tu sinh còn ngây
ngô “hai lúa” lắm. ĐC đến thăm và gặp gỡ Ngài nói : “Coi chúng mày ngơ ngáo như
bố vợ phải đấm”.
“Chúng mày được lấy vài anh làm
LM là tao mừng rồi.”
CGĐ thưa với ĐC : Con thấy các
chú nó đạo đức sốt sáng lắm. Chắc mai này nó làm LM hết quá. ĐC bảo: “Chúng mày
đạo đức khô như ngói mà đòi làm LM.
Thế mà theo thời gian thăng trầm theo hoàn cảnh
đất nước. Sau biến cố 75 VGL đã phải đóng cửa. . . các tu sinh mạnh ai nấy sống
cho tương lai của mình. Và cho tới ngày hôm nay tạ ơn Chúa thành quả vượt quá sự mong ước của ĐC Micae
là được tới “8 viên ngói đã phủ rêu” làm LM. Và hơn 100 cựu GLV trên khắp nẻo
đường truyền giáo là những tông đồ giáo dân tốt, đã và đang sống những gì mà họ
đã được hấp thụ tại mái trường VGL với phương châm : KHOẺ – SÁNG – THÁNH.
LÀM VIỆC TÔNG ĐỒ
MỘT CÁCH SỐNG ĐẠO
Trần Duy Nhiên
Nói đến nếp
sống đạo của người giáo dân thì không thể nào không nói đến việc tông đồ. Từ
ngày học giáo lý vỡ lòng, em bé đã được dạy phải ‘làm việc tông đồ’. Các Hội
Đoàn Công Giáo từ thiếu nhi cho đến phụ lão đều nhấn mạnh đến việc tông đồ.
Trong một gia đình đạo đức, cha mẹ thường nhắc nhở con cái phải làm việc tông
đồ. Không làm việc tông đồ, người giáo dân không cảm thấy mình sống đạo một
cách đúng mức.
Thế nhưng,
trong quá trình làm việc tông đồ, Kitô hữu thấy tính chất đa dạng của công tác
đó, và tự đặt cho mình một câu hỏi: “Những việc nào là việc tông đồ?” Ngoài
việc khuyên nhủ ai đó đi xưng tội hoặc đi nhà thờ; ngoài việc giúp một cặp gia
đình rối gặp linh mục để giải quyết tình trạng của mình (mà thường thì điều này
vượt quá khả năng của một giáo dân), còn việc gì nữa chăng? Giúp đỡ một ai đó
về tinh thần và vật chất có phải là việc tông đồ không? Cầu nguyện cho một
người có phải là việc tông đồ không? Và còn việc nào khác có thể gọi là việc
tông đồ?
Ngoài ra,
yếu tố nào giúp biến một công việc đạo (cầu nguyện) hay việc đời (nhân đạo)
thành ‘việc tông đồ’? Một bác sĩ công giáo đi chữa bệnh miễn phí cùng với một
đồng nghiệp phật giáo; người ấy làm công tác xã hội hay công tác tông đồ? Một
ngày tĩnh tâm một mình nơi vắng lặng có thể trở thành việc tông đồ không? Trong
cuộc sống Kitô hữu, mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng, phải dành ra bao nhiêu
thì giờ để làm việc tông đồ?
Những câu
hỏi này theo tôi nhiều năm tháng. Một mặt, tôi thấy mình có quá ít thì giờ để
làm việc tông đồ; mặt khác, không biết mình phải làm việc tông đồ gì. Nội việc
đi tìm cho ra một ‘việc tông đồ’ thích hợp với khả năng và điều kiện của mình
cũng là điều không phải dễ rồi!
Thế rồi một
hôm bỗng nảy ra trong đầu tôi ý tưởng này: “Việc tông đồ ư? Đấy là những việc
mà các tông đồ đã làm! Các ngài làm những việc gì? Suốt thời gian Chúa Giêsu
tại thế, các ngài chỉ có việc ở cạnh Chúa mà không làm gì đặc biệt cả. Các ngài
ăn, ngủ, đi đó đây, đánh cá, nộp thuế, thậm chí du ngoạn trên núi Tabor: Đấy,
việc (của) tông đồ là như thế đấy!”
Suy nghĩ này
đưa tôi đến một khám phá rất sơ đẳng nhưng rất quan trọng, giúp tôi giải quyết
những vấn nạn mà mình tự đặt ra cho bản thân trong bao nhiêu năm: “Vì các ngài
là tông đồ nên mọi việc các ngài làm đều là việc tông đồ. Trái lại, những người
không phải là tông đồ thì bất cứ công việc nào của họ, dù tốt lành đến đâu,
cũng không phải là việc tông đồ.” Từ đó, tôi thấy rằng vấn đề chủ yếu cho đời
sống đạo của tôi không phải là ‘làm việc tông đồ’ mà là ‘làm tông đồ’. Nếu tôi
là tông đồ thì mọi việc tôi làm sẽ là việc tông đồ; bằng không, tôi có ‘đem hết
của cải mà bố thí cho người nghèo, đem thân tôi mà thiêu đốt cho người chịu bất
công’ thì đó cũng chỉ là việc nhân đạo chứ không phải là việc tông đồ.
Nhưng làm
thế nào để trở nên một tông đồ? Các tông đồ là những người đồng hành với Chúa
Giêsu. Muốn trở thành tông đồ, tôi phải luôn luôn ở bên cạnh Chúa Giêsu. Đó là
khởi điểm cho mọi việc tông đồ trong cuộc đời Kitô hữu của mình.
Đức tin dạy
rằng Chúa ở khắp mọi nơi, và Lời Chúa Kitô trong Kinh Thánh đã nói rõ: “Thầy ở
cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Điều duy nhất tôi cần làm,
ấy là CẢM NHẬN được sự hiện diện của Chúa Kitô bên cạnh tôi, đi trước tôi, đối
diện với tôi... Nếu tôi sát cánh với ngài, tôi sẽ là tông đồ của Ngài. BIẾT
Ngài hiện diện thì không có ích gì cho tôi cả. Đấy chỉ là một ‘kiến thức’ mà
tôi xếp vào tủ sắt bộ nhớ của mình rồi khóa cánh cửa lại, và chỉ lấy ra lúc nào
cần nói chuyện đạo. Điều tôi cần phải làm không chỉ là ý thức mà còn là CẢM
NHẬN sự hiện diện của Ngài.
Tôi bắt đầu
tập thói quen dành vài phút lắng đọng đầu ngày để CẢM NHẬN sự hiện diện của
Chúa Giêsu, làm sao để có cái cảm giác ‘như thấy Đấng Vô Hình’. Và rồi trước
mỗi công việc, trước kinh nguyện ban sáng, trước dấu thánh giá tại bàn ăn,
trước khi bước ra khỏi nhà, trước khi viết một điều gì, trước khi nói với ai
một lời..., tôi tập thói quen trở về với CẢM NHẬN đó (chỉ mất không đầy 30 giây). Tôi cũng tập thực hành trở lại những ‘lời nguyện tắt’ mà
ngày xưa tôi được dạy nhưng không kiên trì thực thi vì nghĩ rằng vô ích...Và để
CẢM NHẬN ấy trở nên gần như một cảm giác thể lý trong mình, lâu
lâu tôi dành một ngày đến nơi thanh vắng hoặc ngồi im lặng một giờ trước T.Thể
C.Giêsu.
Đôi lúc, có
người ngỡ tôi ‘điên’, khi bắt gặp tôi ngồi nói chuyện một mình với Đấng Vô Hình!
Tuy nhiên, tôi biết rằng nếu có Chúa Kitô bên cạnh, thì việc gì cũng trở thành
việc tông đồ, như thánh Phaolô khẳng định:“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc
gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”(1
Cr 10,31)
Ồ, tôi chưa
làm việc tông đồ 24 trên 24 như lòng mong ước đâu! Mỗi ngày mươi phút mà còn
chưa được, và chắc chắn tôi sẽ phải tập mãi cho đến mãn đời; nhưng dù sao khám
phá này đã giúp tôi thống nhất đời sống Kitô hữu của mình. Điều tôi muốn chia
sẻ, ấy là bạn có thể bắt đầu ‘làm việc tông đồ’ ngay giây phút này, mà không
cần phải ‘làm’ một điều gì thêm. Chỉ việc CẢM NHẬN sự hiện diện của Giêsu bên
cạnh bạn. Chỉ có thế thôi. Cuộc đời này dường như chẳng có gì thay đổi cả,
nhưng thực sự bắt đầu thay đổi rồi; bởi vì khi bạn trở thành Tông Đồ của Chúa
Giêsu, thì Ngài bắt đầu biến đổi cuộc đời này từ bên trong của bạn.
Vì vậy,
trước khi kết thúc bài này, xin bạn dành 30 giây để CẢM NHẬN, trong từng hơi
thở, trong từng thớ thịt của mình, rằng Chúa Kitô đang cùng đọc bài này với
bạn, và do đó bạn đang làm ‘việc tông đồ’ bên Ngài. Xin bạn trình lên Ngài một
lời nguyện tắt:
“Maranatha! Lạy Chúa, Chúa đã đến; xin hãy tiếp tục ngự
đến trong con!”
Rồi nở một nụ cười với Ngài!
CHUNG SỐNG
1. Muốn bếp hồng thì góp củi góp than.
Muốn rộn rã thì góp tiếng ca tiếng đàn.
Mình cùng nhau ở chung mái nhà.
Nhà mình vui tựa những niềm vui góp về.
Muốn no say muốn ấm êm
Thì góp rượu thịt góp chiếu chăn
Mình cùng nhau hợp chung tấm lòng
Nhà mình chan hòa những niềm vui sống
cùng.
Góp một bàn tay
Dựng xây mái ấm nhé.
Góp một cánh én
Vời đưa xuân sang.
2. Muốn lãng mạn thì góp mộng góp mơ
Muốn tình tứ thì góp nhớ nhung vỗ về
Mình còn yêu còn mong mới lạ
Đừng để quen thuộc đến nhàm chán hững
hờ.
Muốn thuận hòa muốn thiết tha
Thì góp độ lượng góp lắng nghe
Mình còn yêu còn mong sát gần
Đừng để riêng biệt xa rời chia cách
mình.
Thơ mộng lên đi
Tìm hương sắc mới
nhé
Đến gần nhau thêm,
Và yêu nhau hơn.
VGL.
T.PHAOLÔ HÀNH KHÚC
Này anh em
trong tinh thần Phaolô ta gắng sức lên,
Hiến dâng
cuộc đời vì lý tưởng là Chúa Kitô,
Quyết đem
Phúc âm loan truyền cho khắp muôn dân.
Đời ta sáng
lên như muôn tia nắng huy hoàng.
Nào anh em
vui lên đường chông gai ta quyết dấn thân,
Nước Chúa
đang chờ những tâm hồn chẳng tiếc hy sinh,
Quyết đem
thế gian trở về với Đấng Cứu Tinh,
Đoàn ta
sướng vui vang lên ca khúc khải hoàn.
Anh em ơi!
Cờ Giáo Lý phất phới tung bay giữa bầu trời trong sáng.
Anh em ơi!
Cùng hăng hái ta quyết thi đua sống cho tròn ba chữ : KHOẺ – SÁNG – THÁNH.
Lưu niệm chuyến đi
du ngoạn Hòn Sơn Rái ngày 14-04-1975.
HỒI
KÝ:
VIỆN GIÁO LÝ THÁNH PHAOLÔ
- Tan, nhưng không mất -
Ngày
24/11/1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ký sắc lệnh thành lập Giáo phận Long
Xuyên (được tách ra từ giáo phận Cần Thơ). Đồng thời cắt cử linh mục Micae Nguyễn khắc Ngữ lên chức vụ Giám mục chăm sóc giáo phận. Giám
mục Micae là một trong số những linh mục cùng đi với đoàn người di cư 1954, từ
Bắc vào
Sau khi đã
hoàn thành sứ vụ Giám mục, Ngài qua đời ngày 10/6/2009
tại TP Long Xuyên.
Đất lành chim đậu, bên cạnh dòng sông Cửu Long hiền hòa là những người dân Nam Bộ chân chất lương thiện, đã giang cánh tay chia sẻ tiếp đón “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Thật vậy, dưới thời nền Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho đào kênh lập ấp tại một vùng đất phèn hoang hóa, giáp ranh tam giác giữa Cần Thơ - Long Xuyên - Rạch Giá, gọi là vùng Cái Sắn, rồi cho dẫn đoàn người di cư xứ bắc đến định cư sau năm 1954. Họ lập nghiệp chủ yếu dọc theo các bờ kênh mới đào, dẫn nước ngọt từ sông Ông Thoại chảy vào. Công việc hàng ngày của họ là việc đồng áng. Nhờ vậy mà Giáo phận Long Xuyên mới bỗng dưng có thêm một khối lượng lớn những người Bắc Công giáo sống đạo.
Long Xuyên, nếu cứ đi xuyên qua các xứ đạo, từ thành thị đến thôn quê, nơi nào có Nhà Thờ, Nhà Nguyện hay Tu Viện, là nơi đó có trường học. Hình như mục tiêu mà vị giám mục hướng tới là, ngoài việc khai tâm hướng thiện, tốt đạo đẹp đời (mến Chúa yêu người), còn có thêm một mục tiêu nữa là nâng cao dân trí và đào tạo hiền tài cho quê hương đất nước.
Năm 1971, Viện Giáo Lý thánh Phaolô được thành lập nhằm đáp ứng những nhu cầu truyền giáo và giáo dục âu cũng có chung một mẫu số này.
Trước 1975,
mặc dù quê hương VN đang nằm trong vòng xoáy chiến tranh, nhưng cơ sở vật chất
và tinh thần đạo đức của các tín đồ Công Giáo không ngừng phát triển.
Theo lời của vị chân tu thánh đức Hiêrônimô: “Không biết Kinh Thánh là không biết Thiên Chúa”, nên trước khi thành lập VGL, Đức Giám mục giáo phận đã cử cha Phaolô Nguyễn Trọng Tri sang Rôma và Pháp để nghiên cứu thêm về ngành sư phạm giáo lý. Về nước, cha được bổ nhiệm là Viện Trưởng tiên khởi VGL Thánh Phaolô.
Viện Giáo Lý Thánh Phaolô là nơi qui tụ các nam sinh công giáo, từ lớp 10 đến lớp 12, vừa học theo chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, vừa học giáo lý, giảng đạo.
Sau 3 năm
học tập, các giảng viên giáo lý sẽ được phân công
phục vụ tại các họ đạo 3 năm, và sau đó, nếu muốn lập gia đình nhưng vẫn tiếp
tục là “kẻ giảng” -như lời Đức cha Micae thường gọi, trong tư cách là những ông
chánh, ông câu, ông biện… giảng dạy giáo lý rành nghề trong tương lai; hoặc là
có thể lên đại chủng viện, tiếp tục theo học để chịu chức linh mục (nếu không màng đến cái xương sườn cụt như ông
Adong).
Khóa đầu
tiên gồm 31 học viên, gọi là lớp Stêphanô.
Khóa thứ hai
gồm 19 học viên, gọi là lớp Phanxicô.
Khóa thứ ba gồm 18 học viên, gọi là lớp
Têrêsa.
Khóa thứ tư gồm 22 học viên, gọi là lớp
Phaolô.
Tất cả được sự hướng dẫn giảng dậy của các cha và các thầy:
Cha Phaolô Nguyễn Trọng
Tri (VT).T.Giuse Phạm Hồng Nhật
Cha Augustino Vũ Hồng Đức (VT). T.Hier. Đỗ Xuân Phương
Cha Đaminh Vũ Hồng Nho
(GĐ). T.Giuse Vũ Ngọc Nội
Cha Giuse Vũ Đức
Hước. T.Giuse Trương Trung
Hưng
Cha Giuse Nguyễn Trọng
Khanh. T.Giuse Bùi Đức Tiến
Cha Phêrô
Cha Phêrô Nguyễn Đức
Thiêm. Thầy Giuse Bùi Đình
Thầy Phêrô Lê Thành
Công. Thầy Giuse Nguyễn Hữu Duy
Thầy Giuse Vũ Hoàng Anh
. Thầy Antôn Nguyễn Đức Thành
Chương trình học đạo gồm các môn như: Kinh Thánh, thần học giáo dân, sư phạm giáo lý, tu đức học, bí tích học… và những kỹ năng sinh hoạt khác trong các hội đoàn công giáo, nhất là để giúp cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Kim chỉ nam của các giảng viên giáo lý là: Rèn luyện thân thể KHỎE. Rèn luyện trí óc SÁNG. Rèn luyện tâm hồn THÁNH, như đã được gói ghém trong bài hát “Viện Giáo Lý Hành Khúc”.
Vào các ngày thứ Hai đầu tuần, khi chào cờ, các học viên đứng nghiêm, đưa bàn tay phải (để lộ ra ba ngón giữa) lên ngang tầm mí mắt phải, tất cả vừa hát “Viện Giáo Lý Hành Khúc”, vừa hướng về Viện Kỳ. Viện Kỳ là một tấm vải hình chữ nhật mầu nâu, có in hình Thánh Giá nằm giữa ba góc của một tam giác đều, biểu tượng về Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha (dựng nên ta), Chúa Con (cứu chuộc ta) và Chúa Thánh Thần (thánh hóa ta). Phía dưới biểu tượng có dòng chữ: Viện Giáo Lý Thánh Phaolô.
Để có được ba phẩm chất trên, các cha giáo đã thực hiện nhiều chương trình và phương pháp giáo dục đặc biệt thích hợp. Tôi còn nhớ: để sử dụng hợp tình hợp lý vốn thời gian quý báu Chúa ban (thời gian là vàng ngọc), những châm ngôn động viên nhắc nhở được ghi trên bảng trong một thời gian nhất định như “Tiếng chuông là tiếng Chúa”, “The cross before the crown”, “Chúa đang nhìn bạn”, “Fait bien ce que tu fait”.
Để giúp bỏ những thói quen xấu như lười biếng, gian dối, vô trách nhiệm, nóng giận, chửi thề nói tục… Một đồng bạn là “điệp viên chìm” sẽ trao tận tay tấm“thẻ đỏ” cho bất cứ ai vi phạm. Thế là khi nghe tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi (từ 4 giờ đến 5 giờ chiều), phạm nhân cuối cùng nào đang cầm tấm thẻ đỏ trong tay, tự động lên trình diện cha Giám Đốc, và chắc chắn sẽ nhận được một công tác lao động về vệ sinh môi trường cách công khai. Ngoài ra, theo lời Chúa trong Kinh Thánh sau khi Adong và Evà phạm tội ăn quả Chúa cấm, là phải lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có mà ăn, từ đó, kiếp sống làm người mới xuất hiện hai loại lao động, lao động trí óc và lao động chân tay. Nhưng tôi thấy cha Giám Đốc luôn khuyến khích các học viên biết quý trọng lao động chân tay, như trồng rau, thu hoạch lúa, khiêng đá vác cát tự làm lấy sân bóng rổ… theo gương thánh PhaoLô “Ai không làm việc thì không đáng ăn”, noi gương Thánh PhaoLô tay dệt tay đan… Nhờ Đức Giêsu, với Đức Giêsu và trong Đức Giêsu, đấng cứu thế, chúng ta hãy vui mừng hân hoan.
Về công tác xã hội, thỉnh thoảng cha
Giám Đốc có tổ chức cho anh em các buổi dã ngoại như: thăm viếng giúp đỡ các
gia đình nạn nhân chiến tranh, dạy giáo lý, cắt tóc miễn phí cho các em nghèo,
thăm nom người già và các cô nhi viện… Đồng thời anh em cũng được đi tham quan
các cảnh đẹp thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử cổ truyền của dân tộc và
của các tôn giáo bạn như: Chùa Bà Chúa Sứ ở núi Sam, du lịch tắm biển…
Tôi còn nhớ, hôm anh em đi du lịch phơi nắng tắm biển ba ngày ở hòn Sơn Rái
thuộc vùng biển Phú Quốc, Rạch Giá, ngoài
việc sinh hoạt vui chơi cắm trại trên bãi cát, trong balô, anh em có đem theo
một pho tượng Đức Mẹ Maria nhỏ (khoảng bốn tấc). Trước khi chào tạm biệt ra về,
anh em đã đặt tượng Mẹ Maria ở lại trên một hòn đá lớn, cao hơn đỉnh đầu. Từ đó
đến nay, không có thông tin về pho tượng ấy (còn hay mất?).
Về phần tu đức, hàng tuần, có một bài huấn đức sống động từ một Linh Mục.
Mỗi tháng có một bài huấn đức nóng hổi từ chính Đức Cha Micae.
Năm 1974, sau ba năm học tập, lớp Stêphanô đầu tiên
ra trường. Anh Hùng, anh Tâm phục vụ tại trường Trung Học Phụng Sự Long Xuyên.
Anh Tới tại trường Thanh Bình Thốt Nốt. Anh Quân, anh Vân tại Tiểu Chủng Viện Á
Thánh Phụng Châu Đốc. Anh Quyền, anh Thiêm, anh Thiên và anh Huynh được bề trên
phân công “nhảy dù” xuống đảo Phú Quốc. Còn lại là được sai đi các xứ đạo khác
trong toàn Giáo Phận.
Như thói quen mỗi sáng, nghe theo tiếng chuông nhà
thờ, anh Quyền đang phục vụ tại một xứ đạo ở đảo Phú Quốc từ phòng ngủ
chạy ra ngoài sân tập thể dục, bất ngờ bị một loạt đạn M16 bắn ghim vào người.
Một anh lính Việt Nam Cộng Hòa đã bắn nhầm, vì tưởng anh là Việt Cộng chạy
ngang qua. Thi hài anh được đem về an táng tại quê nhà, kênh 4B. Trong buổi cầu
nguyện, cha Viện Trưởng có nhắc đến một lá thư, trong thư anh thỉnh nguyện bề
trên xin cho được phục vụ tại một trại cùi vào năm sau.
Đến ngày 30/4/1975, Nam Bắc thống nhất, Viện Giáo Lý Thánh Phaolô như một
đàn ong vỡ tổ, mạnh ai nấy chạy. Có người vượt biên, có kẻ mất tích, có người
trở về ở với gia đình, có người đi bộ đội. Cha viện trưởng Phaolô Nguyễn Trọng
Tri cho biết, sau khi về giáo xứ Kênh 1A, cha bị bắt và bị đem đi “giam lỏng” ở Thứ Chín, xã
Đông Hòa vùng rừng U Minh. Cha bị cấm làm linh mục, đồng thời không được phép ở
trong khuôn viên nhà thờ (sống như một người vô gia cư). Cha được một
linh mục khác giúp đỡ cất cho một cái chòi lá, bên cạnh bờ sông Thứ Chín. Hàng
ngày, cha thì thầm đọc kinh cầu nguyện và đặt mình trong tâm trạng bên bờ sông Babilon, như có ghi trong
Kinh Thánh. Sau khi Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, cha được trả tự do. Hiện nay, cha
đang hưu dưỡng tại Đền Thánh Giuse, thành phố Rạch Giá.
Mặc dù thời gian với bao biến cố thăng trầm
trôi qua, khi điểm lại quân số, VGL Thánh
Phaolô cũng có được 8 linh mục, gồm cả trong lẫn ngoài nước: cha Phêrô Trương
Công Đam, cha Giuse Nguyễn Tiến Tâm, cha Inhaxiô Đinh Viết Huynh, cha Giuse
Đoàn Sinh, cha Gioan Baotixita Trần Hữu Hạnh, cha Đaminh Cao Sơn Thân (Nhật),
cha Giuse Vũ Ngọc Châu (Mỹ) và cha Phaolô Phạm Xuân Hiền (Mỹ). Các vị linh mục
này đã và đang cố gắng bước theo chân cha thánh Gioan Vianey, luôn có lòng tôn
kính và yêu mến Đức Mẹ Maria.
Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, trong cuốn “ĐƯỜNG HY VỌNG” có nói: “Hạnh
phúc của một người không căn cứ ở của cải, chức vụ, nhưng ở tình yêu mà người ấy tập yêu suốt
đời”.
Hướng theo tinh thần ấy, hàng năm, Gia Đình VGL có tổ chức họp mặt một lần
tại một địa điểm được thông báo trước. Thông thường vào ngày 25/1, lễ kính
Thánh PhaoLô Tông Đồ Trở Lại.
Chương trình họp mặt đại thể như sau: tiếp đón, gặp gỡ, chia sẻ, cầu nguyện
bằng kinh Mân Côi (nếu ở nhà riêng), cộng thêm chầu Bí Tích Thánh Thể (nếu ở
nhà xứ). Cuối cùng là tiệc liên hoan thân mật. Dù có mặt hay vì một lý do nào
đó vắng mặt, anh em vẫn nhớ, và luôn cầu nguyện cho nhau qua kinh mân côi và Bí
Tích Thánh Thể khi có thể.
Qua cha Nho, cha Đam và cha Tiến Tâm,
các anh em ở VN cũng được biết thêm ít nhiều thông tin về các anh em ở hải
ngoại. Sự quan tâm chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần của mọi thành viên trong gia đình VGL, đã và đang phần nào khích lệ, như sưởi ấm thêm tình Chúa, tình người.
Ở VN, thỉnh thoảng anh em ở gần lại có dịp hàn
huyên tâm sự. Anh Minh, nhà ở chợ kênh Đ lớp Stêphanô, sau khi lập gia
đình đã từng làm Chánh Trương mà cha xứ lại chính là cha giám đốc VGL Đaminh Vũ
Hồng Nho. Anh Thiều ở huyện Hòn Đất, nghe nói đã làm chánh trương mấy khóa
liền. Anh Trung (cò lửa, ở Bảo Lộc Lâm Đồng) và anh Điệp (bộ đội đi Campuchia
về xuất ngũ), ở TP Sa Đéc, lớp Phanxicô, hai anh này được cha xứ sở tại giao
cho nhiệm vụ dạy giáo lý và cả giáo lý hôn nhân nữa, đúng với sở trường lấy vợ,
suốt đời nuôi dưỡng bảo vệ vợ của chàng. Anh Tập, lớp thứ ba, sau khi lập gia
đình cũng đã làm chủ tịch hội đồng mục vụ tại GX Martinô kênh E1. Anh Lợi, lớp
thứ ba tại TP Rạch Giá, sau khi lấy vợ, là ca trưởng của ca đoàn họ đạo. Anh
Bình, lớp thứ tư, ở giáo xứ Quảng Phúc, GP Ban Mê Thuật, sau khi lấy vợ, làm
Phó chủ tịch HĐGX. Anh Mưu (bộ đội đi Campuchia về xuất ngũ), lớp thứ tư, ở
kênh 8B, sau khi lập gia đình, vẫn siêng năng cầu kinh và hát lễ ở nhà thờ, ca
ngợi Đức Giêsu Kitô và Mẹ Maria trong ca đoàn họ đạo.
Nhiều anh em khác, cũng âm thầm hoặc công khai loan báo tin mừng về Đức
Giêsu Kitô phục sinh bằng nhiều cách thức khác nhau, nhất là trong các hội đoàn
công giáo, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khi có thể.
Còn nói về tình duyên của các anh bố đời, vừa sôi động lại vừa hấp dẫn hơn
cả bộ phim dài nhiều tập. Nó trôi theo dòng đời ngược xuôi xuôi ngược, không ai
giống ai. Nó có đầy đủ mọi sắc thái với những hỉ nộ ái ố vui buồn sướng khổ
khác nhau của một kiếp người.
Người ta thường nói, tình yêu không có ranh giới, nên có anh nhảy vào rồi
lại chui ra. Có anh rẽ ngang rồi lại chạy dọc. Có anh yêu rồi lại mất, mất rồi
lại yêu. Có anh vì thấy em hiền như ma sơ, nên chẳng ngại, lúc đầu là mời, sau
là nắm tay một nữ tu kéo thẳng về nhà làm vợ, trước sự phản đối của bố mẹ hai
bên, như bản sao từ chuyện tình lý
tưởng giữa Rômiô và Juliette. Hôm ấy, khi anh em ngồi bàn tán xôn xao về vở
kịch hấp dẫn bi hài này, nghe đâu có một vài bố đời khác sắp được làm “ông cố”
(giả vờ) biện minh rằng, thất bại đời bố, củng cố đời con. Một bố đời khác đứng
dậy, vì cái bụng hơi to nên giây thắt lưng bị vênh, anh đưa hai bàn tay xuống,
nâng nhẹ giây thắt lưng lên tới rốn, rồi phát biểu (có các cha giáo ngồi ở
bàn kế cận), trước đây tao không chịu làm cha, là vì tao muốn làm bố cha,
bố soeur, như vậy được cả hai, vừa ngon ăn lại vừa chắc ăn như bắp. Một diễn
viên là bố đời khác chen vào phản đối. Mọi người nghe cứ thế ôm bụng mà cười.
Đầu năm 2013, anh em có dịp quy tụ đến thăm cha
Viện Trưởng Augustino Vũ Hồng Đức về nghỉ hưu tại Bình Dương. Tôi thấy Cha cầm
trên tay một cỗ tràng hạt mân côi và nói: hằng ngày cha vẫn nhớ và cầu nguyện
cho các anh em. Nói đến đây, tôi cũng nhớ đến những anh em mà cánh cửa cuộc đời
đã khép lại. Sau hàng loạt những cái bắt tay nồng ấm, anh em lần lượt như xếp
hàng bước lên một cái cầu thang nhỏ, để cùng nhau tham dự Thánh Lễ trong một
căn phòng chật hẹp, nhưng chứa chan tình Chúa tình người. Trước khi chào tạm
biệt ra về, anh em cùng quây quần bên cha trong bữa cơm thân thiện.
Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng cha và con lại có dịp nhỏ to bên chén rượu
nhạt, cha Giám Đốc Đaminh Vũ Hồng Nho
có lần vừa mỉm cười vừa chia sẻ: “Ý Chúa không trùng hợp với ý ta, cha con
mình đang hăng say vui vẻ… tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc… theo lý tưởng là Chúa Kitô, ai ngờ, đùng một cái, tan
rã mỗi người một ngả…”.
Đầu năm 2014, linh mục Đaminh Cao
Sơn Thân (lớp Phanxicô) từ Nhật Bản trở về Việt
Nhưng còn có một dấu tích lịch sử
không thể phai mờ theo năm tháng, đó là ngày xưa, mỗi lần anh em muốn thì thầm
đọc kinh cầu nguyện dưới chân Mẹ Maria, anh em phải ngửa mặt mỏi chân leo lên,
rồi sau đó lại cúi mặt bước xuống qua nhiều bậc thang. Nhưng hôm nay, pho tượng
Mẹ Maira đang đứng đợi trên
đài, đã được hạ thấp. Ai ai cũng rất dễ dàng, vừa lần hạt đọc kinh mân côi, vừa
ôm lấy bệ chân Mẹ.
Cách đây tám năm (Năm 2007), một hiện tượng lạ đã xảy ra tại Giáo Xứ này.
Sau thánh lễ chiều Chúa Nhật Phục Sinh, lúc 10 giờ 20 phút tối, Mẹ Maria đã đến
thăm, bằng cách hiện diện sống động, đồng thời tỏa ánh hào quang 3 lần trong
vòng 5 phút tại một pho tượng Mẹ Maria LaVang bằng gỗ, bên trong hội trường
LaVang phía sau Nhà Thờ, trước sự chứng kiến của khoảng 3000 người khi họ đang
hát và đọc kinh mân côi. Họ đã vỗ tay reo hò, làm rung chuyển cả một vùng trời
trong bóng đêm. Sau đó họ không đọc kinh nữa, mà hát tất cả những bài hát về
Đức Mẹ rồi lũ lượt ra về. Trên đường đi ra cổng, tôi nghe họ nói với nhau, tao
thấy vòng hào quang, tao mừng quá nhảy người lên mất một chiếc dép, tao bỏ luôn
chiếc dép thứ hai đi chân không ra về. Một anh khoảng 40 tuổi nói với tôi, quá
đủ rồi, nếu Chúa có an bài cho anh phải chết ngay bây giờ, anh vẫn vui…
Mới đây, Đức Giám Mục địa phận đã đặt Giáo Xứ Đài Đức Mẹ là trung
tâm hành hương của Giáo Phận Long Xuyên và các đại lễ đại hội… thường được tổ
chức tại đây.
Ngày
6/10/2014, Đức Giám Mục phụ tá Giuse Trần Văn Toản thông báo hàng tháng vào lúc
5 giờ 30 chiều các ngày thứ Bảy đầu tháng sẽ có rước kiệu lần
hạt tôn kính Đức Mẹ, trước khi cử hành Thánh Lễ đồng tế.
Viện Giáo Lý
Thánh PhaoLô tọa lạc tại Giáo Xứ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, là đứa con sinh non của
Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Viện chưa kịp làm giấy khai sinh thì đã bị xóa
sổ. Nhưng giáo lý về Đức Giêsu KiTô phục sinh mà thánh PhaoLô rao giảng, mãi
mãi còn sống trong lòng mọi người. Và Mẹ Maira Lavang, tay bồng Hài Nhi Giêsu,
cũng muốn giới thiệu với chúng ta về giáo lý mạc khải vô cùng quan trọng và quý
giá ấy.
Giáo phận
Long Xuyên đã và đang có bốn vị Giám Mục với bốn phương châm.
- Giám mục tiên khởi, Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, phương châm:
Chúa Kitô ở trong anh em.
- Giám mục thứ hai, Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, phương châm:
Giới răn mới, anh em
hãy yêu thương nhau.
- Giám mục thứ ba, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, phương châm:
Xin cho chúng nên một.
- Giám mục thứ tư, Đức Cha Phụ Tá, Giuse Trần Văn Toản, phương châm:
Vinh dự của tôi là Thập Giá Đức Kitô.
Bốn phương
châm này, theo thứ tự, cũng là bốn ngôi sao sáng cho dòng đời ngược xuôi xuôi
ngược của anh em giáo lý viên.
Thánh ý
Thiên Chúa thật nhiệm mầu! Con chỉ là cát bụi, con luôn tri ân Ngài!
Dù VIỆN có tan, nhưng GIÁO LÝ về Đức Giêsu Kitô Phục Sinh luôn tồn tại. Âm thầm :
Lạy Thánh Phao Lô, cầu cho chúng con!
Thánh Maria, Đức Mẹ
Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Lạy Đức Giêsu Kitô (Đấng Cứu Thế), con luôn hướng về
Ngài, xin Ngài thương xót con!
Tân Hiệp ngày 25/01/2015. Lễ kính Thánh Phaolô trở lại, quan thầy của Viện
Giáo Lý.
(Hồi ký của một nhóm cựu Giảng Viên Giáo Lý)