Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

LOGO NĂM MỤC VỤ 2024: “THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI”

LOGO NĂM MỤC VỤ 2024:
“THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI”

 

Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ý NGHĨA VĂN TỰ & HÌNH ẢNH

- Ý nghĩa văn tự

Cụm từ “Năm 2024: Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo Hội” là chủ đề được Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn để tiếp tục và phát huy tinh thần hiệp hành trong đời sống địa phương.





- Cây sự sống

Từ logo của Synod, cây sự sống là cây to lớn, hùng vĩ, tràn đầy khôn ngoan và ánh sáng, đang vươn lên trời cao. Nó là dấu chỉ của sức sống và niềm hy vọng sâu xa, biểu trưng cho thánh giá Chúa Kitô. Cây này đặt dưới Thánh Thể đang tỏa sáng như mặt trời; các nhánh cây được mở rộng theo chiều ngang như đôi tay hoặc đôi cánh, gợi lên hình ảnh Chúa Thánh Thần.

- Hai nhánh Thiên Tuế

Gợi nhớ vinh thắng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và nói lên sự kế thừa đức tin vững mạnh từ cha ông và tiếp tục phát triển đức tin ấy trong tương lai.

- Sách Kinh Thánh

Được mở ra và đặt trước cộng đoàn dân Chúa như lời mời gọi và cổ võ đọc Kinh Thánh. Lời Chúa sẽ thấm nhập và lan tỏa trong cuộc sống của từng người; tạo nên nền tảng cho mối hiệp thông giữa các tín hữu và dẫn lối cho bước đi hiệp hành.

- Cộng đoàn dân Chúa

Tám bóng người đại diện cho các thành phần Dân Chúa cùng bước đi trên con đường hiệp hành: Thanh niên nam nữ, cao niên, thiếu nhi, giáo dân, tu sĩ, giám mục cùng hiệp thông trên nẻo đường loan báo Tin Mừng.

TYPOGRAPHY & MÀU SẮC

Font Be Vietnam

Màu sắc của logo được sử dụng dựa trên 5 màu chủ đạo mang màu sắc trẻ trung, tươi vui, diễn tả ý nghĩa niềm hy vọng của đoàn dân Chúa.

#F26B21: Sắc Cam của lửa - biểu tượng nguồn ơn Chúa Thánh Thần, của nhiệt huyết, được chọn tô cho hình ảnh cây sự sống, như muốn tập trung nguồn ơn sức mạnh mà đoàn dân Chúa được lãnh nhận.

#216F38: Sắc Xanh Lá mang sức sống tinh thần của đoàn dân Chúa, màu sắc của sự tươi mát và tinh thần sống xanh nhắc nhớ đoàn người trong việc chung tay bảo vệ ngôi nhà chung.

#005691: Sắc Xanh Dương diễn tả sắc xanh của hy vọng, sự mong chờ niềm vui của ơn cứu độ.

#931A3E: Sắc Hồng là ý nghĩa của tấm lòng, sự yêu thương, gắn kết và san sẻ. Đây cũng là đức tính đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.

#FFFFFF: Sắc Trắng của con đường diễn tả sự Phục sinh – con đường hướng đoàn người về quê trời trong hân hoan và vững tin vào mầu nhiệm sống lại của Chúa Giêsu.





Tên 12 Thánh Tông Đồ là những ai?

 

01. T.PHÊRÔ (Simon) – Anh ông Anrê. Ðược Chúa gọi là “Peter”, nghĩa là “Ðá”.

Người sự lòng tin và cậy.

Sự chết: Ðóng thập giá đầu xuống đất (trái ngược Chúa Giêsu) vào năm 66 A.D.

 

02. T.ANRÊ – Em ông Phêrô.

Người sức mạnh.

Sự chết: Trói đến chết vào năm 74 A.D.

 

03. T.GIACÔBÊ – Con ông Dêbêđê và anh của Gioan.

Người sự xét đoán.

Sự chết: chém đầu tại Giêrusalem vào năm 44 A.D.

 

04. T.GIOAN – Em ông Giacôbê và con ông Dêbêđê.

Người lòng yêu. Viết sách Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Sự chết: Bị đày đến Isle of Patmos vào năm 96 A.D.

 

05. T.SIMON – Người nhiệt thành.

Người sự lòng sốt sắng.

Sự chết: Ðóng thập giá tại Presta vào năm 74 A.D.

 

06. T.BATÔLÔMÊÔLà Natanien, người Cana xứ Galilê, được Philípphê mời đến gặp Giêsu.

Người sự tưởng tượng.

Sự chết: Bị đánh, đóng thập giá, và chém đầu theo lịnh của Vua vào năm 52 A.D.

 

07. T.TÔMA – Người thông minh. Ðược gọi là:

“Tôma Hồ Nghi”.

Sự chết: Ðâm bằng thương tại Corehandal, East Indies vào năm 52 A.D.

 

08. T.GIACÔBÊ – Con ông Anphê.

Người Giai cấp.

Sự chết: Ném xuống núi nhỏ và đánh cho chết vào năm 60 A.D.

 

09. T.PHILÍPPHÊ – Ở Bétsaiđa vùng Galilê.

Người quyền lực.

Sự chết: Ðóng thập giá tại Heirapole Phryga vào năm 52 A.D.

 

10. T.GIUĐA(ê) – Em ông Giacôbe và con ông Anphê.

Người trong sạch.

Sự chết: Bị múi tên bắn vào năm 72 A.D.

 

11. Ô.GIUĐA ÍTCARIỐT – Con ông Simon Ítcariốt.

Người phản bội Chúa.

Sự chết: Thắt cổ tự tử vào năm 33 A.D., sau khi Chúa Giêsu bị bắt.

 

12. T.MATTHÊU – Người thu thuế.

Người ý chí.

Sự chết: Bị ám sát vào năm 60 A.D.

 

 

YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG NHỮNG SINH HOẠT CỦA QUÝ THẦY ĐẠI CHỦNG SINH

YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG

NHỮNG SINH HOẠT CỦA QUÝ THẦY ĐẠI CHỦNG SINH

Yêu thương và hiệp thông, đó là thao thức của Đức cha, của quý Cha trong ban ơn gọi chủng sinh, linh mục dành cho quý Thầy. Chính thao thức này giúp mỗi anh em ý thức lại mối tương quan của mình đối với những người anh em cùng lý tưởng với mình. Linh mục là thầy dạy yêu thương, các thầy cần tập yêu thương những người anh em cùng lý tưởng dấn thân phục vụ với mình. Đây là điều không phải dễ thực hiện, đòi hỏi mỗi anh em phải cố gẳng thật nhiều, cùng với sự nâng đỡ và giúp sức của ơn Chúa nhờ sự nâng đỡ và lời cầu nguyện của Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy, Quý Tu sĩ nam nữ và của Quý Bà Con giáo dân xa gần trong giáo phận

Ơn gọi linh mục là hồng ân nhưng không và đặc biệt mà Thiên Chúa ưu ái dành cho các Thầy Đại Chủng Sinh. Trong tâm thư gửi các chủng sinh trên thế giới, Đức Thánh Cha Bênêđictô nói rằng: thế giới hôm nay đang rất cần những người linh mục biết dấn thân phục vụ mọi người. Vì vậy, dù khó khăn, thách thức, nhưng các Thầy nguyện cố gắng thực hiện lời nhắn nhủ của Đức cha và quý Cha bằng những hoạt động thật cụ thể và chân thành, để rèn luyện bản thân, biến đổi từng ngày, để sống hiệp thông – yêu thương giữa những người anh em cùng lý tưởng, cùng giáo phận, cùng một mái trường như lời thánh vịnh đã viết như sau:


“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,

Anh em được sống vui vầy bên nhau.

Nơi đây ân huệ Chúa ban,

Chính là sự sống chứa chan muôn đời.” (x.Tv 133,1.3)


 

Các em háo hức xếp hàng, và được sự niềm nở tiếp đón, hướng dẫn của quý thầy Đại Chủng viện. Các em được quý thầy chào mừng, sinh hoạt khởi động với bầu khí thật vui tươi, sinh động. Sau đó, thầy niên trưởng đã hướng dẫn các em di chuyển đến nhà nguyện của Đại Chủng viện, để các em viếng Chúa, đọc kinh cầu nguyện cho mọi người trong giáo xứ.

Tiếp đến, được sự hướng dẫn của quý thầy, các em di chuyển đến phòng hội đa năng, để giao lưu sinh hoạt với quý thầy. Buổi giao lưu bắt đầu với bài hát cầu xin Chúa Thánh Thần, đã được các em đồng thanh hát rất to và tâm tình. Một thầy đã khởi động bầu khí cho các em bằng một băng reo và bài múa cử điệu “Alleluia”, để diễn tả niềm vui của buổi sinh hoạt giao lưu hôm nay. Cả phòng hội đa năng vang lên những tiếng nói, tiếng cười thật ấm áp và chan chứa niềm vui. Một thầy của khóa, Giáo phận đã giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành, khu triết, khu thần, nhà nguyện, và về những chiều kích đào tạo người chủng sinh linh mục tại Đại Chủng viện Thánh Qúy

Để thay đổi bầu không khí, một thầy trong Ban Văn nghệ của Đại Chủng viện chia sẻ ngắn gọn với các em về tiếng gọi và ơn gọi bằng những kinh nghiệm gần gũi với các em. Bên cạnh đó, các em đã phấn khởi tham gia trò chơi đố vui về ơn gọi với những câu hỏi giáo lý do quý thầy phụ trách. Trò chơi đố vui này có lẽ kích thích sự hiếu động và tâm lý của các em.

Qua những câu hỏi đố vui, các em vừa tập cho mình sự dạn dĩ, tự tin, vừa được hiểu biết thêm những kiến thức giáo lý căn bản nhất như “Đức Giáo Hoàng hiện nay của Giáo hội Công giáo là ai? Vị thánh nào phục vụ những người nghèo khổ, hèn mọn? Vị thánh nào cầu nguyện khi nhặt một cọng rác, khi quét nhà?...” Thầy phụ trách đã chia sẻ: “Ước mong sao các em thiếu nhi sẽ hiểu biết thêm về những người nghèo khổ, túng thiếu, những người đang dấn thân phục vụ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống này.”

Bầu khí của gia đình Đại Chủng viện Thánh Quý sáng nay thật vui và ý nghĩa. Niềm vui này đến từ Thiên Chúa và đến từ tinh thần nhiệt tình làm việc của nhiều người. Điều này có lẽ sẽ khích lệ tinh thần dấn thân phục vụ các em thiếu nhi nơi quý thầy rất nhiều. Vì thế, cha sở giáo xứ đã chia sẻ với một thầy Đại Chủng viện rằng, anh em ráng sinh hoạt, tiếp xúc với thiếu nhi, điều này sẽ giúp ích cho anh em rất nhiều trong công tác mục vụ sau này mà Chúa sẽ trao phó cho anh em.

Buổi giao lưu sinh hoạt được gói gọn trong khoảng 30 phút (từ 9g50 đến 10g30) nhưng đã đọng lại nhiều niềm vui, nhiều điều thật ý nghĩa cho quý thầy, cho các em thiếu nhi giáo xứ Thuận Phát. Các em vui vì cảm nhận bầu khí yêu thương và phục vụ của gia đình Đại Chủng viện. Các thầy vui vì được làm một điều gì đó thật cụ thể để chia sẻ niềm vui cho các em thiếu nhi. Trước khi chia tay, cha sở giáo xứ Thuận Phát cũng đã cảm nhận niềm vui, những kỷ niệm trong 6 năm dưới mái trường Đại Chủng viện Thánh Giuse. Cha ước mong có dịp nào đó cùng với các em thiếu nhi được trở lại Đại Chủng viện một lần nữa, nhưng lần sau sẽ tranh thủ đến sớm hơn, để có thêm thời gian gặp gỡ, chia sẻ với quý thầy nhiều hơn.

Thiếu nhi là mầm non, là tương lai của giáo xứ và Giáo hội. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và dấn thân phục vụ của quý thầy, quý cha, quý phụ huynh, giáo lý viên, huynh trưởng. Hôm nay, quý thầy Đại Chủng viện, mỗi người một tay, đã vất vả và vui vẻ chuẩn bị chương trình giao lưu cho các em. Chính nhờ tinh thần dấn thân phục vụ và hy sinh này, đã giúp cho buổi sinh hoạt giao lưu sáng nay thành công. Ước mong sao buổi giao lưu sinh hoạt này còn đọng lại một điều gì đó thật ý nghĩa cho quý thầy và cho tất cả các em thiếu nhi giáo xứ về tình Chúa và tình người.

 

NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI

NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO CÁC ƠN GỌI

Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 60, Đức Phanxicô mời gọi các Kitô hữu suy nghĩ về chủ đề “Ơn gọi: ân sủng và sứ mạng”, và Ngày Thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi lần thứ 61 vào ngày 21/4/2024, Đức Phanxicô mời gọi mọi người hãy gieo rắc niềm hy vọng và xây dựng hòa bình. Và ngày này liên quan đến tất cả các ơn gọi, chứ không riêng gì của linh mục hay tu sĩ. Nói tóm lại là ơn gọi Kitô hữu.

Theo sáng kiến ​​của Pháp, quốc gia đầu tiên thành lập Ban Ơn gọi toàn quốc vào năm 1959 và gợi ý cho Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi, vì thế, chính Đức Phaolô VI đã thiết lập Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi, vào năm 1964, tại Công đồng Vatican II. Và chính ngài, vào năm 1971, đã chọn Chúa Nhật IV Phục Sinh để cử hành Ngày này, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Ban đầu, Ngày này được lập dường như chỉ nhắm đến các linh mục và tu sĩ (điều này có lẽ một phần vì, trong Giáo hội, cho đến lúc đó hôn nhân gia đình vẫn chưa được coi là một ơn gọi), nhưng dần dần Giáo hội hướng đến tất cả các ơn gọi. Cụ thể, Ngày này bao gồm một lời mời gọi kép: mời gọi suy nghĩ về ơn gọi đã nhận được và mời gọi cầu nguyện để đáp lại ơn gọi đó. Một lời mời gọi suy nghĩ, vì ơn gọi chạm đến con người trong sự tự do thâm sâu nhất của nó: con người tự do đáp trả hay không đáp trả ơn gọi mình đã lãnh nhận. Nhưng còn là một lời mời gọi cầu nguyện, vì quyết định đáp lại một ơn gọi cần được soi sáng, khích lệ và gợi hứng bởi Chúa Thánh Thần.

Chính Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Sứ điệp lần thứ 60 này, đã nhắc lại rằng: “Tiếng gọi của Chúa là một ân sủng, một hồng ân nhưng không, và đồng thời đó cũng là một sự dấn thân ra đi, đi ra để mang lại Tin Mừng”.“trọng tâm” của ơn gọi Kitô hữu: “Noi gương Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ”.

Từ “ơn gọi” (vocation) phát xuất từ tiếng Latinh (vocatio) có nghĩa là “được kêu gọi”. Nó chỉ lối sống mà một Kitô hữu chọn lựa: hôn nhân, thiên chức linh mục, tu sĩ, đời sống đan tu….Nhưng ơn gọi là phần của tất cả các Kitô hữu ở mọi thời điểm trong cuộc sống của họ. Trong Sứ điệp lần thứ 60, Đức Phanxicô cũng nhắc nhớ rằng ơn gọi Kitô hữu là một ơn gọi “Trao hiến chính mình trong tình yêu, chung cho mọi người”, được biểu lộ trong đời sống hôn nhân gia đình, trong đời sống linh mục, tu sĩ…. Cũng trong Sứ điệp lần thứ 59 (năm 2022), ngài đã cho thấy rằng Ngày Thế giới cầu nguyện cho các ơn gọi là một lời mời gọi “các linh mục, các tu sĩ và các giáo dân, chúng ta hãy bước đi và làm việc cùng nhau, để làm chứng rằng một đại gia đình nhân loại hiệp nhất trong tình yêu…”. Đặc biệt, Sứ điệp lần thứ 61 (năm 2024), Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ hơn nữa về ý nghĩa của Ngày này: “Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi mời gọi chúng ta hãy suy nghĩ về món quà quý giá là lời kêu gọi mà Chúa ngỏ với mỗi người chúng ta, dân tộc trung tín đang lữ hành của Người, để chúng ta có thể tham gia vào kế hoạch yêu thương của Người và thể hiện vẻ đẹp của Tin Mừng trong những bậc sống khác nhau […] Ngày Thế giới Cầu nguyện cho các Ơn gọi mang dấu ấn của tính hiệp hành: có nhiều đặc sủng và chúng ta được mời gọi lắng nghe nhau và cùng nhau bước đi để khám phá chúng và để phân định điều gì Chúa Thánh Thần kêu gọi chúng ta vì lợi ích của tất cả mọi người”.

Một Kitô hữu luôn được Chúa Giêsu kêu gọi bước theo và noi gương Ngài. Chúa Nhật IV Phục Sinh là ngày Giáo hội đặc biệt cầu nguyện để mỗi người khám phá ra con đường của mình. Vào năm 2018, nhân Ngày Thế giới cầu nguyện lần thứ 55, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Chúng ta không bị chìm trong sự ngẫu nhiên, cũng không bị lôi cuốn bởi một loạt các biến cố lộn xộn, nhưng ngược lại, cuộc sống và sự hiện diện của chúng ta trên thế giới là hoa trái của một ơn gọi từ Thiên Chúa!”

Tại Pháp, vào năm 2024 này, một tuần cửu nhật cầu nguyện cho các ơn gọi với các ý hướng sau đây: cầu xin các ơn gọi trong đời sống tu trì nam, cầu xin các ơn gọi trong đời sống tu trì nữ, cầu xin các ơn gọi trong đời sống đan tu, trong đời sống trinh nữ thánh hiến, trong đời sống phó tế vĩnh viễn, trong đời sống hôn nhân gia đình, ơn gọi giáo dân truyền giáo và ơn gọi linh mục.

Tý Linh