Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA HUYNH TRƯỞNG VÀ CƠ CẤU BAN ĐIỀU HÀNH GIỮA GLV VÀ HT HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CAO

ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA HUYNH TRƯỞNG

 

“Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Chí Thánh đã kêu gọi anh em”

 (1Pr 1, 15)

I. SỰ CẦN THIẾT

Cho bản thân: Đã là Kitô hữu, ai cũng được mời gọi nên thánh: “Anh em hãy nên trọn lành, như Cha anh em trên Trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48).

Cho ơn gọi Huynh Trưởng: “Ơn gọi làm tông đồ phát xuất từ Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thêm Sức” (TĐGD. Số 3). Nếu các Tu sĩ nam nữ được trao ban sứ mệnh tông đồ nơi ơn gọi tận hiến, thì Huynh trưởng lại được tặng ban sứ mệnh cao cả đó qua ơn gọi giữa đời. Cụ thể, các Trưởng phải nên khuôn mẫu đạo đức cho các em thiếu nhi noi theo. Và đã là khuôn mẫu thì BUỘC phải chuẩn.

Một danh ngôn mang tính quy tắc: “Không ai có thể cho người khác cái mình không có”. Muốn giúp cho các Đoàn sinh đạt được mục đích mà Phong Trào đã đề ra, Huynh Trưởng cần phải nên thánh, phải có đời sống đạo đức thánh thiện. Nếu không thì như Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Mù mà lại dẫn mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Lc 6, 39).

Người đời còn nói: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Nói hay, chuyên môn giỏi thì chưa đủ để trở nên một Huynh Trưởng của Phong trào TNTT, mà các Trưởng cần phải làm gương, trở thành một “cái khuôn” về đời sống đạo đức cho các Đoàn Sinh. Trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã một lần nữa quả quyết: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy, và người ta có nghe theo thầy dạy vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Evangelii Nuntiandi-41). Các Trưởng hãy học và để tâm lời nhắn nhủ này!

 

II. ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC ĐÍCH THỰC

Đời sống đạo đức ngoài xã hội là nếp sống tốt trong quan hệ giữa người với người. Còn đạo đức của người Công Giáo là vừa sống tốt trong quan hệ giữa người với người, đồng thời, vừa sống tốt trong quan hệ giữa con người với Thiên Chúa… Đức Giêsu - vị Huynh Trưởng Tối Cao của Phong Trào - chính là khuôn mẫu về đời sống đạo đức mà Huynh Trưởng cần noi theo.

Tại môi trường học đường, để nâng cao kiến thức, các em được học Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vi tính…. Vậy khi các em thiếu nhi đến với Huynh Trưởng thì các em học hỏi được điều gì? Thưa trên hết tất cả, Huynh Trưởng phải hướng dẫn các em hiểu biết về Chúa, và chỉ cho các em cách sống nối kết với Chúa Giêsu - vị Huynh Trưởng Tối Cao của Phong Trào TNTT.

 

III. THỂ HIỆN LÒNG ĐẠO ĐỨC.

Chúa dạy:  “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời” (Mt 5, 16). Đời sống nối kết với Chúa Giêsu sẽ hình thành và là nền tảng đời sống đạo đức của Huynh Trưởng, do đó các Trưởng cần phải:

1. Không ngừng học hỏi Lời Chúa

Chúa Giêsu Phục Sinh luôn dùng Kinh Thánh để củng cố đời sống đạo đức cho các Tông Đồ. Người cũng luôn dành cho các Trưởng sự ưu ái đó, để đời sống các môn đệ của Người luôn được Lời Chúa “sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành” (2 Tm 3, 16-17).

2. Nêu cao tinh thần Giáo Hội

Để có thể đào tạo nơi giới trẻ một tinh thần Giáo Hội (Đ.7- NQ Pt.Tntt), nhất thiết Huynh Trưởng phải là người luôn yêu mến, tin tưởng, vâng phục Giáo Hội qua các vị Lãnh Đạo của Phong Trào. Vâng phục một cách tuyệt đối như các Tông Đồ bên bờ hồ Giênêgiareth ngày xưa (Lc 5,1-11).

3. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể

“Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6, 57b). Noi theo Vị Huynh Trưởng Tối Cao của Phong Trào, các Trưởng hãy để Chúa Giêsu sống và hoạt động nơi cuộc đời của mình; để sự hiền lành và khiêm nhường của người thấm nhập vào trái tim và nhịp sống của Trưởng. Ước mong sao, với tất cả lòng khiêm tốn từ thẩm sâu cõi lòng, các Trưởng đều có thể nói như thánh Phaolô: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô” (I Cr 11,1).

Cách cụ thể, các Trưởng phải ý thức sống Ngày Thánh Thể cách trọn vẹn. Đặc biệt, các Trưởng hãy cố gắng sắp xếp lịch sống để rước Thánh Thể hằng ngày, hiện diện cùng các em mỗi khi có giờ chầu Thánh Thể, tập thói quen viếng Thánh Thể Chúa như nhu cầu hằng ngày của mình.

4. Siêng năng cầu nguyện.

Cầu nguyện là cách thế thiêng liêng giúp cho các Trưởng liên kết thường xuyên với Chúa Giêsu; giúp Trưởng không chùn bước trước những khó khăn, vượt qua những cơn cám dỗ, và không bị “lạc đề” trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống, nhưng luôn đứng vững trong sứ mệnh của mình.

Đời sống thấm nhuần cầu nguyện nói lên lòng tin yêu, khiêm tốn trước Thiên Chúa. Sứ mệnh càng nặng nề, bận rộn, khó khăn, vất vả, Trưởng càng cần phải cầu nguyện với Chúa nhiều hơn. Lòng đạo đức của Trưởng được xác định bởi đời sống cầu nguyện. Muốn biết một Huynh Trưởng có đời sống đạo đức đích thực hay không, thì hãy nhìn xem Huynh Trưởng đó có thói quen cầu nguyện hay không. Hơn ai hết, Huynh Trưởng của PT TNTT phải nêu gương “làm cho đời sống hóa nên lời cầu”.

 

IV. NHẬN ĐỊNH.

Muốn liên kết với Chúa Giêsu để có được một đời sống đạo đức vững bền, Huynh Trưởng cần hội đủ bốn yếu tố nêu trên. Giống như hai người muốn liên lạc với nhau bằng phương tiện điện thoại, thì cũng cần hội đủ bốn điều kiện:



KINH HUYNH TRƯỞNG

Lạy Chúa Giêsu Huynh trưởng tối cao.

Xin dạy con biết hy sinh, cao thượng, phụng sự Chúa và giúp ích mọi người.

Xin dạy con biết hy sinh không cần báo đáp, luôn xông pha không ngại bão táp.

Đẹp ý Cha trên trời trong tình thương yêu hết mọi người.

 



BAN ĐIỀU HÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH(….. )SẮP TỚI.

 Như nhiều giáo xứ đã áp dụng và thành công, sự kết hợp thống nhất giữa việc dạy giáo lý và các sinh hoạt hàng đội là cần thiết cho tổ chức điều hành của một giáo xứ. Nói cách khác, sự hiệp nhất giữa các thầy cô GLV và các bạn HT-DT, sẽ là cách thế hiệu quả cho việc giáo dục toàn diện của đức tin Kitô giáo. Một mặt, khi có được sự thống nhất và phối hợp giữa việc dạy giáo lý và sinh hoạt hàng đội, chúng ta sẽ dễ dàng lên chương trình và chia sẻ công việc cách chu toàn theo trách vụ và bổn phận. Mặt khác, khi có được sự thống nhất, việc giáo dục hướng dẫn các em thiếu nhi sẽ hạn chế được những nguy cơ của ganh đua, cục bộ, gương mù gương xấu ảnh hưởng đức tin. Đặc biệt, khi có được sự thống nhất, chúng ta sẽ có được sức mạnh của Chúa Thánh Thần – Đấng ban ơn Hiệp Nhất và Bình An, sức làm nên “hòn núi cao”, sức bền chắc như “bó đũa”.

Ngoài ra, khi có sự kết hợp giữa các thầy cô GLV và các bạn HT-DT, thì sẽ tạo nên một thế hệ kế thừa việc giảng huấn đức tin. Cụ thể, các bạn HT-DT sẽ phụ đứng lớp với quí thầy cô GLV trong việc khảo kinh, khảo giáo lý, giữ bầu khí lớp nghiêm túc, vừa học việc vừa làm công tác tông đồ của một HT-DT.

Có nên chăng có sự kết hợp thống nhất cho tổ chức điều hành?

Chúng ta sẽ có 1 vị trưởng điều hành chung,

1 trưởng ban sinh hoạt hàng đội,

1 trưởng ban giáo lí giảng huấn.

Về ngày mừng bổn mạng của GLV và HT-DT vẫn có thể giữ vì không gì nằm ngoài hồng ân của Thiên Chúa Quan Phòng; Hoặc có thể thống nhất chọn một ngày mừng chung.

Hình thức bầu:

a) Ban điều hành hiện tại sẽ phụ trách phân phát và kiểm tra phiếu bầu.

b) Phiếu bầu được phát cho từng thành viên có mặt trong cuộc họp bầu.

c) Từng thành viên điền tên 2 vị được đề cử vào chức vụ điều hành Hội đoàn Giáo Lí Viên - Huynh Trưởng.

d) Vòng bầu kín lần 1 sẽ lấy 3 vị có số phiếu bầu cao nhất. Nếu trong lần bầu kín đầu tiên này, 1 vị có số phiếu quá bán (tức hơn phân nửa của tổng số thành viên bầu), thì vị ấy đắc cử; sẽ không cần bầu vòng 2.

e) Vòng bầu kín lần 2 sẽ lấy 1 vị có số phiếu bầu cao nhất.

 

3. Lên kế hoạch cho năm giáo lý 2023-2024.

Ban điều hành mới sẽ có 3 tuần để lên kế hoạch và phương án cho năm giảng huấn tới, và có 1 tuần để triển khai đến tất cả thành viên trong Hội Đoàn.