Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

5 PHÚT LỜI CHÚA MỖI NGÀY THÁNG 11.2013

5 PHÚT LỜI CHÚA MỖI NGÀY   THÁNG 11.2013  (tiếp theo)                                                                                                                                                                                                              


Ngày 14 tháng 11 / 2013
Thứ 5 T32 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   Lc 17,20-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  NƯỚC THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nhóm biệt phái hỏi Chúa Giê-su : bao giờ Nước Chúa mới đến, Người đáp Nước Chúa đã đến giữa họ rồi, mà họ không nhận biết vì không chịu tin Người. Thật sự Nước Chúa đã đến từ ngày Chúa Giê-su bắt đầu rao giảng công khai, khi Người tuyên bố: “Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến”. (Mc 1, 16)
Nhưng Nước Thiên Chúa không như một hiện tượng tự nhiên mà các giác quan có thể quan sát được, nước Chúa thuộc phạm vi đức tin, chỉ cần đón nhận và tin theo Chúa Giê-su là tìm thấy Nước Chúa. Và Nước này sẽ hoàn tất vào ngày Chúa xét xử thế gian trong ngày tận thế. Ngày ấy sẽ đến bất ngờ, không ai biết được. Vì thế mọi người phải lo tỉnh thức, phải lo tin theo Chúa Giê-su và ăn năn sám hối tội lỗi.
Con người đòi hỏi những việc đại sự phi thường, nhưng Chúa Giê-su chỉ xây dựng Nước Người âm thầm kín đáo trong tâm hồn mỗi ngưới. Người sẽ tỏ hiện vinh quang của Người trên thập giá và trong ngày tận thế. Muốn được vinh hiển với Người, phải cùng chết với Người, tin tưởng Người.                                                                        
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa đã đến cứu rỗi tôi chưa?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi phải làm sao để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa?...  (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Nước Chúa đã đến giữa chúng con rồi, vì Chúa đã đến đem ơn cứu rỗi cho chúng con: “Ngôi Lời ở giữa thế gian … nhưng thế gian không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà không chịu đón nhận”.
(Ga 1,10-11)
Chúa đã đến cứu chuộc chúng con, nhưng cũng như dân Do Thái xưa, chúng con không chịu tiếp nhận Chúa, không chịu tin theo Chúa. Chúng con cứ cắm đầu chạy theo giàu sang danh vọng, cứ mơ ước những cao vọng hão huyền ở đời mà khinh thường Chúa, từ chối Chúa…
Xin Chúa thương tha cho chúng con khờ dại lầm lạc, xin cho gia đình con và các gia đình biết lo tin theo Chúa, thờ phượng kính mến Chúa, thương yêu giúp đỡ mọi người như chính mình, và hằng ngày chịu cực chịu khó làm tôi Chúa, để ngày giờ nào Chúa đến xét xử chúng con, chúng con được Chúa thương cứu rỗi chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: ‘Ở đây này! Hay ở kia kìa!’ vì này triều đại đang ở giữa các ông.” (Lc 17,20-21)
(mời CĐ đọc lại)


Ngày 15 tháng 11 / 2013
Thứ 6 T32 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   Lc 17,26-37
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)     NGÀY CỦA CON NGƯỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Ngày Chúa Giê-su đến xét xử thế gian rất bất ngờ, không ai biết trước được, như đại hồng thuỷ chụp xuống thình lình thời ông Nô-ê, như lửa từ trời bất ngờ đổ xuống thiêu huỷ thành Xơ-đom thời ông Lót, đang lúc mọi người dửng dưng ăn chơi truỵ lạc!
Vì thế mọi người cần phải lo chuẩn bị sẵn sàng, phải gấp rút làm lành lánh tội, vì Chúa sẽ xét xử tuỳ theo tội phúc mỗi người. Ngày đó có người được đem đi, được cứu rỗi, vì đã biết lo chuẩn bị sẵn sàng; có người bị bỏ lại, bị phạt khốn khổ vì mải mê sa đà lầm lạc. Về nơi chốn và thời gian của ngày đó thì không ai biết được, chỉ có một điều chắc chắn là ngày đó sẽ đến và không ai trốn thoát.
Không ai thoát khỏi ngày phán xét, điều đó nhắc bảo mỗi người phải lo trách nhiệm của mình, phải lo cho phần rỗi. Mỗi người đảm nhiệm phần rỗi của mình, không ai thay thế cho ai được, vì Chúa xét xử và thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm, theo cách họ sống. Ai sống lành sống thánh thì được cứu thoát. Cũng như hai người đàn ông cùng ở ngoài đồng, mà một người được đem đi một người bị bỏ lại, là vì một người thì sống tốt, người kia thì sống sa đoạ. (thinh lặng 1 lát).

Tôi sống lành sống tốt hay bê bối sa đoạ?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có chuẩn bị sẵn sàng để chịu phán xét chưa?...
(thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con hết lòng cám ơn Chúa, vì Chúa thương con, Chúa sợ con thờ ơ lãnh đạm không lo chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sau hết của đời con mà phải khốn khổ đời đời, nên Chúa dạy cho con biết: chắc chắn sẽ có ngày tận thế, chắc chắn sẽ có ngày Chúa phán xét con. Ngày đó Chúa sẽ tùy tội phúc của con mà thưởng phạt con. Và Chúa nói rõ cho con biết: ngày đó sẽ đến thình lình, sẽ đến vào lúc con không ngờ, vào giờ mà con không biết, nên lúc nào con cũng phải lo tỉnh thức chuẩn bị sẵn sàng.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa, hằng ngày biết lo làm lành lánh tội và sốt sắng thờ phượng Chúa, để bất cứ ngày giờ nào Chúa đến xét xử chúng con, chuùng con cũng được Chúa thưởng chúng con, chúng con khỏi bị Chúa phạt như dân chúng thời ông Nô-ê và ông Lót xưa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Và cũng như thời ông Nôê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của con người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu, và nạn hồng thuỷ ập tới, tiêu diệt tất cả.”
(Lc 17, 26-27) (mời CĐ đọc lại)



Ngày 16 tháng 11 / 2013
Thứ 7 T32 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   Lc 18,1-8
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  QUAN ÁN BẤT LƯƠNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi cảnh tỉnh các môn đệ về ngày tận thế sẽ đến cách bất ngờ kinh khủng, Chúa Giê-su sợ các ông lo lắng sợ hãi, nên kể cho các ông dụ ngôn “Bà goá quấy rầy”, để dạy các ông kiên trì cầu nguyện, hầu được Chúa Cha cứu khỏi mọi âu lo sợ sệt. Số là có một bà goá bị ức hiếp, nhiều lần bà đến xin quan bênh đỡ, mà ông này bất lương không chịu giúp bà. Bà ta cứ đến kêu xin mãi, nên buộc lòng ông ta phải giải quyết cho bà để khỏi bị bà quấy rầy. Một quan toà bất lương mà cuối cùng cũng phải chịu minh oan xét xử, huống chi Chúa là Cha nhân lành lại không mau mắn ban ơn cứu giúp những kẻ bền lòng tin cậy cầu khẩn Chúa sao?
Nhiều lần chúng ta cầu nguyện mà không được Chúa nhậm lời, tại vì chúng ta thiếu kiên nhẫn bền chí. Chúa Giê-su dạy chúng ta kiên trì bền đỗ khi cầu nguyện. Chính Người đã làm gương cho chúng ta: Người cầu nguyện lâu giờ trong vườn Giết-sê-ma-ni; Người cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn Mười Hai Tông Đồ.
Cầu nguyện bền đỗ là biểu hiện của niềm tin, Chúa Giê-su lo âu về niềm tin của con người. Chúng ta hãy nêu gương mẫu đức tin cho mọi người xung quanh chúng ta... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa mạnh mẽ chưa?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có kiên trì bền đỗ cầu nguyện không?...  (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, một lần nữa con được thấy rõ lòng Chúa thương con. Chúa sợ con kinh hãi bối rối về ngày tận thế, rồi ngã lòng trông cậy Chúa, nên Chúa dạy con cầu nguyện và cầu nguyện bền đỗ hằng ngày, để Chúa ban ơn giúp sức duy trì đức tin con và mối tương quan giữa con với Chúa, hầu cho con được bền lòng vững chí tin Chúa theo Chúa đến cùng.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người biết vâng nghe Lời Chúa, biết noi gương Chúa, hằng ngày biết siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhất là trong các giờ kinh sáng tối ở gia đình, cho chúng con chẳng những kiên trì cầu nguyện mà còn cầu nguyện với lòng tin cậy chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời, để Chúa giúp chúng con khỏi âu lo nản lòng, cho chúng con được vững lòng tin kính Chúa bền đỗ đến ngày Chúa xét xử chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Mụ già này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài làm ta nhức đầu nhức óc... Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người.” (Lc 18,5-7) (mời CĐ đọc lại)


Ngày 17 tháng 11 / 2013

Chúa nhật T33 TN (Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   
Mt 10,17-22
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  
GIAN LAO THỬ THÁCH
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su loan báo trước cho những kẻ theo Người biết: họ sẽ bị chống đối bách hại, do vua quan ngoài đời mà có khi do cả những người thân yêu trong gia đình.
Những lúc đó họ chớ sợ hãi lo lắng chi, vì có Chúa Thánh Thần ở với họ, phù giúp họ. Điều cần thiết là họ phải cố gắng trung thành bền đỗ, vì ai trung thành bền đỗ đến cùng thì được cứu rỗi, được sống đời đời...
Chúa không miễn chuẩn cho kẻ theo Người khỏi gian lao thử thách, trái lại họ sẽ gặp nhiều khốn khó, bách hại. Tất cả những khó khăn thử thách đó đều mang lại hiệu quả cứu độ, như Chúa Giê- su nhờ chịu chết trên thập giá mà cứu chuộc loài người.
Các thánh tử đạo Việt Nam đã can đảm chịu khổ hình, chịu chết đổ máu ra làm chứng cho  Chúa, và nên hạt giống sinh ra nhiều người có đạo. Nhờ cái chết đau khổ của các ngài mà Hội Thánh Chúa ngày càng phát triển mạnh mẽ trên quê hương thân yêu của chúng ta.
Các ngài nêu cao gương đức tin anh dũng bất khuất, gương hy sinh tất cả vì Chúa cho chúng ta... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có hy sinh chịu khó làm tôi Chúa giúp việc Chúa chưa?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có can đảm làm chứng cho Chúa bằng lời nói việc làm và đời sống không?...  (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con không hiểu sao những người theo Chúa tin Chúa phải đau khổ chết chóc thê thảm quá vậy? Như thế thì ai dám theo Chúa, thờ Chúa?!...
Nhưng lạy Chúa, con hiểu rồi, vì Chúa đã phán: Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, phải vác thánh giá hằng ngày mà theo Ta.
Con theo Chúa, con từ bỏ tất cả, kể cả mạng sống con. Con theo Chúa, con hy sinh chịu gian lao thử thách. Đó là điều kiên để cứu linh hồn con và anh chị em con, như Chúa đã hy sinh chịu chết treo trên khổ giá để cứu chuộc loài người.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hiểu rõ điểu đó, nên đã can đảm chịu khổ hình chịu chết vì Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và đồng bào con biết noi gương các ngài, hy sinh từ bỏ tất cả vì Chúa, hằng ngày can đảm làm chứng cho Chúa, sẵn lòng chịu khó chịu cực giúp việc Chúa và phục vụ anh chị em, để ngày sau được cùng các thánh tử đạo hưởng phúc đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.”(mời CĐ đọc lại)
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

LỄ CÁC THÁNH  TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Chuû teá
Anh chị em thân mến, Các Thánh tử đạo Việt Nam là những đấng hết lòng tin tưởng và yêu mến Chúa, trung thành với Giáo Hội, sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận. Với tâm tình cảm phục và mến yêu các bậc anh hùng tiền bối trong đời sống đức tin, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.

1- Hội Thánh luôn tha thiết mời gọi các Kitô hữu / làm chứng nhân cho Chúa trên chính quê hương đất nước của mình / bằng cách chu toàn mọi bổn phận của người công dân tốt và người tín hữu tốt / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết sống trọn vẹn ơn gọi Kitô hữu trên chính quê hương của mình.

2- Trên thế giới ngày nay / nhiều Kitô hữu / đặc biệt là các Kitô hữu trẻ / bị mất đức tin vì hiểu biết giáo lý không đủ / và hầu như không biết đến quyển Kinh Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết thảy mọi tín hữu hiểu rằng / để có thể giữ vững niềm tin / cũng như để có thể dấn thân theo Chúa đến cùng / cần phải học hỏi sâu rộng giáo lý của Chúa / nhất là sống theo Lời Chúa dạy trong Tin Mừng.

3- Các Thánh tử đạo Việt Nam cũng là những con người mỏng dòn yếu đuối như chúng ta / nhưng đã can đảm bước theo Đức Kitô trên con đường thập giá / và đã anh dũng hiến dâng mạng sống để nói lên lòng mến Chúa của mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu biết luôn cố gắng noi gương các ngài / mà bước trọn con đường Chúa đã đi qua.

4- Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn gắn bó và tin yêu Chúa giữa muôn vàn thử thách của cuộc đời.


Chuû teá: Lạy Chúa, Ông bà tổ tiên chúng con đã không ngần ngại hy sinh mạng sống để tuyên xưng đức tin, để nói lên lòng mến của các ngài đối với Chúa. Xin Chúa thương trợ giúp, để chúng con có thể luôn hiên ngang sống đức tin đã lãnh nhận. Nhờ đó, mai sau chúng con cùng được chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc. Chúng con cầu xin…

TU ĐỨC VÀ SỨ VỤ NĂM 2014



GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
 GIÁO  XỨ THÁNH GIA

www.giaoxuthanhgiak1.tk


CHƯƠNG TRÌNH 

TU ĐỨC VÀ SỨ VỤ NĂM 2014
***


I. ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ CỦA HĐGMVN

2014-2016: TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN KITÔ GIÁO

2014: TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

2015: TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ VÀ CỘNG ĐOÀN

2016: TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

MỤC TIÊU CỦA PHÚC ÂM HÓA: là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ thân tình với 
Thiên Chúa Ba Ngôi, nhờ đó, đời sống được biến đổi theo tinh thần phúc âm.

Trước hết đời sống bản thân được thấm nhuần tinh thần phúc âm.
Rồi thông truyền đức tin cho anh chị em đồng đạo để họ tái khám phá giá trị Tin Mừng.
Và trở thành muối là men và là ánh sáng cho xã hội thấm nhuần giá trị của Tám (8) Mối 
Phúc Thật.

TÂN PHÚC ÂM HÓA: là rao giảng Tin Mừng Đức Kitô cách mới mẻ, (*) mới về lòng 
nhiệt thành, (*) mới trong phương pháp, (*) mới trong cách diễn tả. Như vậy, công cuộc 
tân Phúc Âm hóa đòi duyệt lại toàn bộ các sinh hoạt mục vụ ở tất cả mọi bình diện, nghĩa 
là phải thực hiện cuôc hoán cải từ trong tâm thức đến định hướng và phương pháp khi làm 
mục vụ.


II. ĐƯỜNG HƯỚNG TU ĐỨC VÀ SỨ VỤ CỦA GIÁO PHẬN NĂM 2014

PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
VÀ THÚC ĐẨY GIA ĐÌNH THAM GIA TÍCH CỰC
VÀO SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG.

ĐIỂM NHẤN TU ĐỨC VÀ SỨ VỤ CHO CÁC GIA ĐÌNH

1. Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện: Đền Thờ tại gia.

Khuyến khích việc đọc kinh chung trong gia đình và đưa Lời Chúa vào giờ kinh gia đình.
Siêng năng lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là tham dự Thánh Lễ và năng lãnh nhận Bí Tích 
Hòa Giải.
Quan tâm đến Bàn Thờ tại Gia Đình

2. Gia đình là cộng đoàn yêu thương: Tổ ấm yêu thương

Loại bỏ mọi thứ bạo hành trong gia đình.
Tạo bầu khí yêu thương và phục vụ trong các sinh hoạt của gia đình, cụ thể là bữa cơm 
chung trong gia đình.

Tổ chức các ngày kỷ niệm của các thành viên trong gia đình (kỷ niệm lễ cưới của cha mẹ, 
ngàysinh nhật, ngày lễ bổn mạng, ngày giỗ của ông bà nội ngoại...)
Thiết lập Bàn Tôn Kính Tổ Tiên

3. Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống

Tôn trọng sự sống ngay từ lúc th?ï thai.
Cha mẹ biết quan tâm giáo dục con cái cả về thể dục, trí dục, đức dục và đức tin. Gia đình 
là lớp học mà các phụ huynh là các giáo viên giáo dục không chỉ bằng lời răn dạy mà còn 
bằng đời chứng nhân.
Vợ chồng chân thành xây dựng nhau và quảng đại tha thứ cho nhau.
Thế hệ con cháu biểu lộ sự hiếu thảo đối với bậc sinh thành, nhất là khi cha mẹ trọng tuổi, 
già yếu, liệt lào...

4. Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-Âm-Hóa
Góp phần cầu nguyện và vật chất cho công cuộc truyền giáo.
Góp công và của vào cáùc công cuộc từ thiện bác ái, tại địa phương (công trình phúc lợi..) 
cũng như cả nước (thiên tai, hoạn nạn...)
Tham gia tích cực vào sinh hoạt của giáo xứ giáo họ.
Vun trồng ơn Thiên Triệu Linh Mục Tu Sĩ.
Thực hiện chiến dịch kết thân với một gia đình khác tôn giáo.

ĐIỂM NHẤN TU ĐỨC VÀ SỨ VỤ TẠI GIÁO XỨ.


ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH
TRONG CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH:

1. Các giáo xứ giáo họ cần:
Tổ chức các giới liên hệ đến gia đình: đó là các giới gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi và 
giới trẻ với những sinh hoạt định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng năm...) tại giáo xứ (như 
Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, tĩnh tâm xưng tội...)

Thực hiện các chương trình thường huấn: cổ vũ và tổ chức cho các thành phần trong 
gia đình cụ thể là gia trưởng, hiền mẫu chương trình học hỏi Kinh Thánh, chia sẻ Lời Chúa, 
cầu nguyện với Lời Chúa để họ có thể tổ chức truyền thông cho con cái họ.

Cổ vũ sự góp phần của các hội đoàn: khuyến khích các hội đoàn đạo đức tham gia 
vào chương trình mục vụ gia đình của giáo xứ (như thăm viếng, hòa giải những bất hòa 
trong gia đình, an ủi các hôn nhân ly tán...)

2. Tháp tùng giới trẻ bước vào đời sống hôn nhân gia đình: Tổ chức các khóa giáo lý 
Vào Đời, giáo lý Hôn Nhân, để giúp các bạn trẻ chuẩn bị xa, chẩn bị gần, chuẩn bị trực tiếp 
cho đời sống hôn nhân, và tiếp tục nâng đỡ các gia đình trẻ mới thành hôn, nhất là khi gặp 
thời  khủng hoảng  của thời kỳ mới cưới nhau. Các Linh Mục, Tu Sĩ nên là tháp tùng viên.

3. Tháp tùng các đôi hôn nhân gặp khó khăn:
Với các đôi hôn nhân đổ vỡ và gia đình ly tán: giúp họ sống trong tin tưởng và hy vọng.
Với các đôi hôn nhân rối rắm có thể gỡ được, hay xin chuẩn miễn khác đạo: giúp họ sớm 
được sống hiệp thông cộng đoàn, cụ thể là có thể lãnh nhận các bí tích.
Đối với các đôi hôn nhân rối rắm không thể gỡ được theo giáo luật: giúp cho họ đừng 
đánh mất đức tin và lòng cậy trông, và nhất là giúp họ cảm thấy họ không bị Giáo Hội bỏ 
rơi, loại trừ hay kết án.

4. Thăm viếng mục vụ các gia đình: các Linh Mục, Chủng Sinh, Tu Sĩ cần có chương 
trình thường xuyên và lần lượt thăm viếng mục vụ tất cả các gia đình trong cộng đoàn giáo 
xứ hay giáo họ của mình, kể cả các gia đình của anh chị em tôn giáo bạn đang sống trên 
phần đất thuộc trách nhiệm của mình.


GIÁO HẠT VÀ CÁC ỦY BAN hỗ trợ cho chương trình mục vụ gia đình tại các cộng 
đoàn giáo xứ và giáo họ:
Tổ chức các cuộc thường huấn có chất lượng và có hiệu quả cho các giới có liên hệ trong 
gia đình (gia trưởng, hiền mẫu, thiếu nhi, giới trẻ...)
Hỗ trợ nhân sự cho các Cha phụ trách các giáo xứ giáo họ khi được yêu cầu để tổ chức các 
cuộc họp mặt mang tính thường huấn cho các giới liên hệ đến gia đình ngay tại giáo xứ hay 
liên xứ.
Đặc biệt UB và Ban sau đây:

UB gia đình cho giới gia trưởng và hiền mẫu.
Ban Mục Vụ giới trẻ và sinh viên cho sinh viên và giới trẻ.
Ban mục vụ thiếu nhi cho thiếu nhi.
UB di dân cho thành phần di dân trong Giáo Phận.
UB phượng tự cho thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ.
UB giáo lý đức tin cho Giáo Lý hôn nhân và gia đình
UB truyền thông xã hội cho nội dung của tập tĩnh tâm và trang web của Giáo Phận.
Nhóm chăm sóc bệnh nhân cho các người già cả yếu đau.

GIÁO PHẬN (Đức Cha, ban tư vấn Hội Đồng Linh Mục)
Thư mục vụ hàng tháng của Đức Cha xoay quanh chủ đề phúc âm hóa gia đình.
Tổ chức thường huấn cho các Linh Mục về mục vụ gia đình.
Có chương trình đào tạo Linh Mục, Chủng Sinh và giáo dân để có nhân sự chuyên trách về 
mục vụ gia đình.


NHỮNG NGÀY LỄ được nhấn mạnh trong năm như cơ hội đặc biệt nhắm phúc âm 
hóa đời sống gia đình.
Lễ Thánh Gia Chúa Nhật 29/12 cho cả gia đình  (Giáo Xứ, Giáo Họ)
LÅ‑ Thánh Giuse 19/3 cho gia trưởng (Giáo Xứ, Giáo Họ)
Lễ Chúa Chiên Lành 4/5 cho Dự Tu và phụ huynh (Giáo Hạt)
Lễ Thánh Monica 27/8 cho hiền mẫu (Giáo Xứ, Giáo Họ)
Tết Trung Thu rằm tháng tám 8/9 cho thiếu nhi (Giáo Xứ, Giáo Họ)
Chúa Nhật Truyền Giáo 19/10 Gia Đình Truyền Giáo (Giáo Phận)
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 16/11 cho giới trẻ và sinh viên (Giáo Phận)

Kinh cầu cho việc thánh hóa các gia đình
(trong thư của HĐGMVN)

Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, là con thảo của Cha trên trời,  là chứng nhân anh dũng của Đức Kitô, là thành phần trung kiên của Hội Thánh, xin giúp chúng con biết trân trọng gia sản đức tin mà các ngài đã truyền lại cho chúng con bằng máu và nước mắt, xin cho chúng con mạnh dạn sống đức tin trong gia đình cũng như xã hội, theo tấm gương sáng lạn của Thánh Gia Thất, để chiếu tỏa ánh sáng đức tin khắp nơi nơi; nhờ đó chúng con có thể tích cực góp phần thi hành sứ mệnh truyền giáo, đem lại hoa quả dồi dào trên quê hương Việt Nam thân yêu. Amen.



TÂN PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH : GĐ SỐNG LỜI CHÚA

HIỆP THÔNG


HIỆP: chung nhau; THÔNG: cùng nhau hòa hợp. Hiệp Thông: các bên hòa hợp với nhau.
Sự hiệp thông có gốc tiếng Hy Lạp (Koinonia – Tình anh em bằng hữu, chia sẻ, dự phần vào).
Sự hiệp thông là các Kitô hữu sống trong tương quan mật thiết với Chúa Kitô và với nhau (x.1Ga 1,3-7; Cr 1,9).
Sự hiệp thông này phát xuất và được đặt nền tảng trên sự hiệp thông thần linh của chính Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Từ nguyên thủy, Thiên Chúa không ngừng mời gọi con người kết hiệp với Ngài (x. GLHTCG 27). Tội phá vỡ sự hiệp thông đó. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho Con của Ngài là Đức Kitô, Đấng hiến mạng sống mình để xóa tội trần gian. Nhờ vậy, Thiên Chúa đã giao hòa con người với Ngài (x. GLHTCG 613-14).
Sự hiệp thông làm nền tảng cho tính duy nhất hữu hình của Hội Thánh. Mặt khác, Hội Thánh còn là dấu chỉ hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người (x. GLHTCG 775), nhờ kinh nguyện, cử hành Phụng Vụ và các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể (x. Cr 10, 16-17).
Sự hiệp thông còn là mối dây liên kết tất cả các Kitô hữu (còn sống cũng như đã qua đời) với nhau: “Tôi tin...các thánh thông công”. Họ cũng là những kẻ lữ hành trên dương thế, những người quá cố đang được thanh luyện và các thánh trên trời (x. GLHTCG 962). (x. Ba Ngôi  Thiên Chúa; Các Thánh Thông Công)

HIỆP THÔNG


Trong ngôn ngữ Kitô Giáo, đây là từ ngữ linh thiêng nhất dùng để chỉ sự kết hợp dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiệp thông giữa Thiên Chúa và linh hồn chúng ta. Hiệp thông giữa Đức Kitô và người tiếp nhận Thánh Thể khi rước lễ. Hiệp thông giữa những người thuộc về Nhiệm Thể trong mầu nhiệm các thánh thông công: người ở trên trời, người ở trong luyện ngục và người ở dưới đất. Hiệp thông giữa những người thuộc về Hội Thánh Công Giáo làm thành cộng đoàn các tín hữu (lt. communoo, cùng hiệp nhất, cùng liên kết, tham gia)















GIA ĐÌNH SỐNG LỜI  CHÚA : 5 PHÚT LỜI  CHÚA  MỖI  NGÀY

Ngày 12 tháng 11 / 2013
Thứ 3 T32 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   Lc 17,7-10
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  PHỤC VỤ VÔ VỊ LỢI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Đầy tớ phải phục vụ chủ. Đó là việc bình thường theo thói tục của xã hôi thời Chúa Giê-su và thời đại này. Thế nên Chúa Giê-su bảo đầy tớ đi làm ngoài đồng về, còn phải dọn cơm hầu bàn cho chủ ăn uống. Đó là bổn phận họ phải làm, nên không có quyền đòi hỏi ông chủ gì hết...
Đối với Chúa, chúng ta chỉ là tạo vật hư vô thấp hèn. Chúng ta mà được làm đầy tớ phục vụ Chúa là diễm phúc lắm rồi. Chúng ta có bổn phận phải làm tôi Chúa giúp việc Chúa, vì Chúa đã dựng nên chúng ta, Chúa là chủ tể chúng ta, chúng ta có bổn phận phải phục vụ Người. Và khi chúng ta chu toàn bổn phận như thế, chúng ta không có quyền đòi hỏi công phúc gì, vì đó là phận sự chúng ta phải làm, vì chúng ta là đầy tớ vô dụng của Chúa, chúng ta không bao giờ làm đủ hết bổn phận chúng ta đối với Chúa.
Chúng ta phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em cách vô vị lợi, đó là biểu hiện của tình thương. Thương thì sẵn sàng tất cả, chấp nhận tất cả, hy sinh tất cả, như Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, đã hiến mình làm giá cứu chuộc chúng ta...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em tôi không?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi mong được đáp trả hay làm vì tình thương?...
(thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, trước mặt Chúa, con chỉ là tạo vật hèn mọn tội lỗi. Con làm đầy tớ Chúa thì con cũng chỉ là một đầy tớ bất tài vô dụng, chẳng mong làm được gì cho Chúa. Nhưng mà lạy Chúa, tánh tự nhiên của con người lại kiêu căng tự đắc, làm được chút gì cho Chúa hoặc cho anh chị em thì khoe khoang rùm beng lên, cho mọi người khen ngợi tưởng thưởng, lại còn kể công kể nghĩa với Chúa, đòi hỏi Chúa ban cho ơn này ơn nọ đủ thứ. Xin Chúa thương tha cho con.
Xin cho con và mọi người trong gia đình con luôn luôn nhớ mình là đầy tớ vô dụng bất tài bất xứng. Chúng con có bổn phận phải làm tôi Chúa, giúp việc Chúa, chúng con chỉ xin Chúa ban ơn giúp sức cho chúng con làm tròn bổn phận hằng ngày, vì chúng con biết chắc chúng con không bao giờ làm xong bổn phận đối với Chúa và với anh chị em chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm. Thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.” (Lc 17, 10)
(mời CĐ đọc lại)






Ngày 13 tháng 11 / 2013
Thứ 4 T32 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:)   Lc 17,11-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  MƯỜI NGƯỜI PHONG HỦI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su tiếp tục lên Giê-ru-sa-lem để thi hành sứ mạng cứu rỗi của Người. Dọc đường, mười người phong cùi thấy Chúa thì đứng đàng xa kêu xin Người cứu chữa, vì lề luật cấm họ đến gần người khác, sợ lây nhiễm, và nhất là vì họ bị kể vào hàng tội lỗi xấu xa. Chúa thương cứu chữa họ và bảo đến trình diện với các tư tế theo luật quy định, để chứng tỏ đã khỏi bệnh... Và sau đó, chỉ có một người ngoại giáo trong bọn họ trở lại cảm tạ ngợi khen Chúa, mà người đó lại là người Sa-ma-ri, là người mà dân Do Thái khinh dể, nên Chúa khen người ngoại giáo này và quở chín người kia được Chúa cứu chữa mà vô ơn bạc nghĩa!...
Những người ngoại đạo, những người chưa biết Chúa cũng được Chúa thương giúp, chớ chẳng riêng gì chúng ta là những kẻ tin kính Người, vì Người thương cứu rỗi toàn thể nhân loại.
Và chính những người ngoại giáo lại nên gương mẫu cho chúng ta về nhiều phương diện, họ thương giúp người (Lc 10, 30), họ biết tôn vinh cảm tạ Thiên Chúa, như người phong cùi ngoại giáo này. (thinh lặng 1 lát).
Tôi làm gương mẫu cho người ngoại đạo, hay người ngoại đạo nêu gương cho tôi?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cảm tạ tôn vinh Chúa hằng ngày, vì những ơn lành hồn xác Chúa đã ban không? (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết chuộc tội chúng con, vì thương chúng con. Và khi nghe mười người phong cùi đau khổ kêu xin, Chúa liền thương cứu chữa, vì họ là hình ảnh của loài người khốn khổ phần hồn cũng như phần xác.
Nhưng lạy Chúa, trong mười người khốn khổ được Chúa thương cứu giúp, chỉ có một người biết ơn Chúa, biết trở lại ngợi khen cảm tạ Chúa, mà người này lại là người ngoại giáo, là hạng người bị những kẻ có đạo khinh dể. Còn chín người kia là những kẻ đã biết Chúa và cũng được Chúa cứu chữa mà không biết ơn Chúa, không trở lại cảm tạ ngợi khen Chúa!...
Lạy Chúa, chính gia đình con và nhiều người ngày nay cũng vô ơn bạc nghĩa với Chúa như thế. Chúng con đã được Chúa thương cho biết Chúa, tin Chúa. Chúng con được lãnh biết bao ơn lành phần hồn phần xác của Chúa mà chúng con không biết cám ơn Chúa, không biết cao rao ngợi khen lòng từ bi nhân hậu của Chúa, để mọi người nhìn biết tin kính Chúa. Xin Chúa thương tha cho chúng con. Xin Chúa cho chúng con hằng ngày biết cảm tạ ngợi khen Chúa, vì mọi ơn lành hồn xác Chúa đã ban cho chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?” (Lc 17,17-18)(mời CĐ đọc lại)