Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

DẪN Ý NGHĨA TUẦN THÁNH

Ý NGHĨA  TUẦN THÁNH

Ý NGHĨA  TUẦN THÁNH
Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa “nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời; trong mầu nhiệm Vượt Qua này, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (HCPV.5). “Vì thế, Hội Thánh mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã Phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật(ngày của Chúa), và lại còn họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh, một năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (số 102)



ĐÊM CANH THỨC PHỤC SINH

Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu đã bắt đầu mừng lễ Vượt qua của giao ước mới bằng cách thêm một ý nghĩa Kitô giáo vào lễ Vượt qua của đạo Do Thái:
Đức Giêsu đã chịu hiến tế
làm Chiên Vượt qua của chúng ta.
Vì thế ta hãy lấy bánh không men,
tượng trưng cho lòng chân thật tinh tuyền,
mà ăn mừng đại lễ(1Cr 5, 8).
Người Do Thái họp mừng lễ Vượt qua trong một đêm canh  thức để kính Chúa (Xh 12, 42). Vì thế, người Kitô hữu thời xưa, sau khi ăn chay suốt ngày thứ bảy và có khi ngay từ chiều thứ năm cũng họp nhau lại trong đêm thứ bảy sáng chúa nhật Phục Sinh để canh thức mừng Chúa Kitô. trong buổi canh thức này, họ mừng kính toàn thể mầu nhiệm cứu chuộc do Chúa Giêsu thực hiện, Người đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại  cho chúng ta được nên công chính. Như vậy, cùng với nhiệm tích thánh tẩy nhờ đó ta được gia nhập dân Thiên Chúa, và với thánh lễ tạ ơn ngày chúa nhật, lễ họp mặt Vượt qua hằng năm cũng là căn bản của việc thờ phượng trong Kitô giáo.


TAM NHẬT VƯỢT QUA

Từ thời rất xa xưa, toàn thể Giáo Hội  phương đông cũng như phương tây đều kỷ niệm ba ngày thánh, bắt đầu từ thánh lễ chiều thứ năm cho đến chiều chúa nhật Phục sinh. Trong tam nhật Vượt qua này, các tín hữu đem lòng tôn kính và mến yêu mà tưởng nhớ những gì mà Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ cho đến lần hiện ra với các ông chiều ngày Phục sinh.


TUẦN THÁNH

Những ngày, những giờ mà Chúa Giêsu đã thực hiện ơn cứu độ loài người quả là điểm cao nhất trong năm phụng vụ. Vì thế tất cả tuần lễ bắt đầu từ việc Người khải hoàn vào thành Giêrusalem cũng như đó mà có tính cách long trọng đặc biệt: đó là tuần thánh. Trong những ngày này, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ  chuẩn bị chịu Phép Rửa, còn toàn thể cộng đồng Kitô hữu sống tuần lễ sau cùng của Mùa Chay trong tinh thần sám hối sâu đậm hơn.
Nhờ tham dự phụng vụ, người Kitô hữu sẽ ý thức rõ ràng hơn rằng “Việc họp mừng mầu nhiệm chính yếu của việc thờ phượng trong Kitô giáo” và “Tam nhật Vượt qua kính nhớ Chúa chịu nạn và sống lại là điểm cao chói lọi của năm phụng vụ” (sách lễ Rôma).






CHÚA NHẬT LỄ LÁ TƯỞNG NIỆM
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
Ý nghĩa:  Trong tam nhật Vượt qua, vào thứ sáu tuần thánh, chúng ta sẽ nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Nhưng Giáo Hội cho đọc bài tường thuật Thương khó ngay từ Chúa nhật hôm nay, để thập giá Chúa Kitô nổi bật trong tất cả tuần thánh. Như vậy, tuần thánh bắt đầu vào Chúa nhật Lễ Lá và kết thúc vào Chúa nhật Phục sinh. Tuy nhiên ta không quên rằng, khổ nạn và Phục sinh là hai giai đoạn của một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Kitô, cứu ta khỏi tội lỗi và cho ta được tình nghĩa với Thiên Chúa.
Trong thánh lễ, có cuộc rước lá, hay ít nhất là một nghi thức đơn giản gợi lại việc Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, như sách Dacaria 9, 9-10 đã tiên báo. Người đã muốn làm như thế trước khi chịu nạn, để chiếu rọi vào cuộc khổ nạn một ánh sáng báo trước cuộc toàn thắng của Người. Khi lặp lại những tiếng hoan hô của dân Do Thái ngày xưa, cộng đồng Kitô hữu tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô. Theo sau cây thập giá và linh mục, dân Thiên Chúa lonh trọng tiến vào nhà thờ, nơi họ sẽ dâng lại lễ tế giao hoà với Thiên Chúa (lời nguyện tiến lễ). Nhưng khi đi rước, họ còn nói lên niềm hy vọng, vì biết rằng khi lên trời, Chúa Giêsu sẽ mở cửa thành Giêrusalem thiên quốc cho họ, và giờ đây họ đang tiến về nơi đó.
Phụng vụ hôm nay tung hô Chúa Giêsu khải hoàn, tiếp đó lại mời gọi ta theo Người trên con đường khổ nhục. Phụng vụ Đêm Phục sinh sẽ ca ngợi Chúa Giêsu đã tự hạ đến cùng để bước vào vinh quang, đã sống lại để chiến thắng thần chết. Ta phải được ánh sáng của Chúa Giêsu thu hút mới có thể theo Người trong cuộc khổ nạn mà không chùn bước; ta phải thông hiệp với thập giá của người, mới được chia sẻ sự sống của Người. Tất cả tuần thánh đều tóm tắt trong hai hướng đi đó. Tất cả đời sống Giáo Hội, tất cả đời sống Kitô hữu cũng vậy.



TAM NHẬT VƯỢT QUA

Ý nghĩa:
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn dân Thiên Chúa cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ lễ Vượt qua hằng năm, những gì đã xảy ra trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ bữa tối Người ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết  cho đến lần Người hiện ra với  các môn đệ đó ngày Chúa nhật kế tiếp. Tất cả những gì Người đã làm, nhất  là việc Người chịu chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người đã nói đều là lời cứu độ.
Giáo hội xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành ba ngày trọng đại nhất “Trong đó Chúa Kitô sẽ chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh”. Tam nhật Vượt qua bắt đầu bằng Thánh Lễ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào ngày Phục sinh, và sau khi đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi canh thức Đêm Thánh, gồm tóm tắt tất cả việc cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô.
Tam nhật Vượt qua liên quan đến đời sống thâm sâu nhất của mỗi cộng đồng Kitô hữu, vì toàn thể dân Thiên Chúa đều cùng với Chúa Kitô thực hiện cuộc Vượt qua để về với Chúa Cha. Đêm Vượt qua là đêm thanh tẩy long trọng nhất trong năm, và các tín hữu cầu nguyện cách khẩn thiết hơn trong hai ngày mà các anh chị em dự tòng trực tiếp sửa soạn để được cùng chết và sống lại với Chúa Kitô. Cũng trong chiều hướng ấy, người có tội chuẩn bị hai ngày ăn chay, tức là ngày thứ sáu, và nếu được,  cả ngày thứ bảy nữa, để được làm hoà với Thiên Chúa và với anh chị em, nếu chưa lãnh nhận bí tích hoà giải trong những ngày cuối mùa Chay. Ngoài việc liên đới nói trên các người dự tòng và những người sắp được ngồi lại vào bàn ăn của Chúa, tất cả các Kitô hữu cũng mừng lễ Phục sinh khi họ lặp lại các lời đã cam kết khi chịu thanh tẩy, và khi họ tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Vì thế, ta có thể áp dụng cho cả Tam Nhật Vượt Qua chỉ thị mà một trong những tài liệu cổ nhất về phụng vụ đã đưa ra về Đêm Thánh: “Toàn thể dân phải ở trong ánh sáng”.



THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY
Ý nghĩa:
Mỗi năm, dân Do Thái ăn lễ Vượt qua để tưởng niệm việc họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách áp bức, và giao ước với họ. Chúa Giêsu đã khai mạc cuộc Thương Khó khi cùng các môn đệ dùng bữa ăn Vượt qua đó. Nhưng Người đã muốn cho bữa ăn này trở thành bữa tiệc của giao ước mới, giao ước Người lập khi đổ máu hy sinh trên thập giá. Vì thế, khi trao cho các môn đệ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn thức uống đã trở nên Mình và Máu của Người. Người đã thiết lập nghi thức tưởng niệm lễ tế mà hôm sau Người sẽ dâng trên thập giá.
Mỗi lần cử hành thánh lễ, chúng ta tái diễn bữa tiệc của Chúa để nhớ đến Người, để tưởng niệm Người đã chịu chết, mừng vui vì người hiện diện, và trông mong Người trở lại. Nhưng chúng ta tưởng niệm cách sốt sắng hơn cả, trong thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh. Thánh lễ này cử hành vào buổi chiều, và đông đủ giáo dân tham dự sau một ngày làm việc, và với tất cả các linh mục trong giáo xứ đồng tế để cho thấy rằng chức tư tế chỉ là một, sau bài diễn giảng vị chủ tế làm lại cử chỉ của Chúa Giêsu và rửa chân cho mười hai đại diện cộng đoàn tín hữu. Trong khung cảnh đặc biệt của buổi lễ, không bài giảng nào nói rõ hơn rằng chức linh mục là để phục vụ, cho bằng việc chủ tế quì gối xuống trước mặt người anh em như thế.
Lễ xong, mỗi người có thể yên lặng chầu Thánh Thể để suy gẫm những lời tâm sự cuối cùng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi vào vườn Ghếtsêmani, nhất là lời trối long trọng nhất:
“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”.



THỨ SÁU TUẦN THÁNH
NGÀY CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ
Ý nghĩa:
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các Kitô hữu trên hoàn cầu đều ăn chay: Đây là ngày Chay Vượt qua để kỉ niệm Chúa đã chịu Thương Khó, và Giáo Hội khuyên chúng ta giữ tiếp tục cho tới Đêm Thánh.
Vào buổi chiều hoặc tối hôm nay, có nghi thức về cuộc Thương Khó của Chúa. Bắt đầu là phụng vụ lời Chúa. Với bài Thương Khó theo thánh Gioan. Sau bài diễn giải những lời cầu đặc biệt long trọng cho toàn thể Giáo Hội  và thế giới, cho hết mọi hạng người, vì ơn cứu độ do Đấng Cứu Thế đã đổ máu ra để thực hiện, cần phải đạt tới khắp nơi trên mặt đất. Sau đó linh mục đưa thánh giá ra cho cộng đoàn tôn kính, rồi mọi người thông hiệp với Mình Máu Chúa Kitô.
Trong buổi họp mừng này, điều nổi bật hơn cả không phải là các đau khổ nhục nhằn của cuộc Thương Khó, nhưng là vinh quang của thánh giá, vì mỗi lần Giáo Hội tưởng niệm Chúa đã chịu chết thì đồng thời cũng tuyên xưng Người Phục sinh. Vì thế, các bài ca hôm nay đầy lời tung hô Chúa Kitô hiển thắng: “Lạy Thiên Chúa chí thánh! Lạy Thiên Chúa oai hùng! Lạy Thiên Chúa muôn đời hằng hữu! Xin thương xót chúng con” (Dân Ta hỡi). “Lạy Chúa, chúng con tôn thờ thánh giá Chúa hát mừng Ngài sống lại hiển vinh, ấy chính vì bởi cây thập giá, niềm hân hoan tràn ngập địa cầu” .



THỨ BẢY TUẦN THÁNH
Ý nghĩa:
Ngày thứ bảy tuần thánh không có lễ, cũng không có phụng vụ Lời Chúa, mà chi có các giờ kinh phụng vụ. Tuy hôm nay không chỉ là ngày chờ mong đại lễ. Chúng ta không chỉ hội họp nhau mà chi hồi tâm nhớ đến Chúa Kitô chôn trong mồ, nhưng chúng ta cũng đặt niềm tin vào một mầu nhiệm như tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô xuống ngục tổ tông”.
Mầu nhiệm Chúa Kitô xuống ngục tổ tông (hoặc âm phủ, nơi ở người chết) ở trung tâm mầu nhiệm Vượt qua. Việc Chúa đi xuống tiếp nối việc Người tự hạ khi chết trên thập giá, và cho ta thấy rõ Người thực sự đã chết: Linh hồn Người đã thực sự lìa khỏi xác và đến với linh hồn các người công chính khác. Nhưng việc Chúa xuống âm phủ cũng thể hiện tính cách lớn lao của cuộc chiến thắng của Người. Người đã từ đáy vực thẳm bước lên sự sống. Đồng thời mầu nhiệm này cũng khai mào cho cuộc chiến thắng ấy: Chúa Kitô xuống với những kẻ đang mong đợi Người đến báo tin họ sắp được giải phóng. Việc xuống âm phủ là khởi điểm của cuộc đi lên, sẽ đưa Chúa Kitô đến vinh quang phục sinh và thăng thiên: “Đấng đã xuống cũng là Đấng đã lên cao, vượt mọi tầng trời”.
Trong các giờ kinh phục vụ ngày hôm nay, chúng ta cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Con Một Chúa đã chịu chôn vùi trong lòng đất, nhưng đã chiến thắng tử thần và khải hoàn chỗi dậy. Vậy tất cả chúng con là những tín hữu đã cùng được mai táng với Người khi lãnh nhận phép rửa, xin cũng nhờ ơn Người phục sinh mà đạt tới nguồn sống muôn đời”.


NGHI THỨC : THỨ SÁU TUẦN THÁNH

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

19-04-2019
Lưu ý :
1) Nhà tạm, bàn thờ hoàn toàn để trống : không chân đèn, không trải khăn.
2) Chuẩn bị Thánh Giá để hôn kính. Đặt Thánh Giá có phủ khăn trên bàn nhỏ ở cuối nhà thờ.
3) Nơi đặt Thánh Giá sau các Lễ Nghi.
4) Nơi đặt Mình Thánh Chúa (nhà tạm) : đặt thêm khăn choàng và hai cái đèn để Kiệu MÌNH             THÁNH  CHÚA cho giáo dân rước lễ.
5) Chuẩn bị chỗ cho Cha Chủ Sự phủ phục lúc khởi đầu Lễ Nghi.
    Lễ phục Đỏ.

LỄ NGHI :

- Phụng Vụ Lời Chúa
- Kính thờ Thánh Giá
- Rước Lễ

1.      Nguyện kinh : Hát K.CTT –  Tin – Cậy – Mến – Hát :  Hát K. Ăn Năn Tội
2.      Tập Hát. Đọc Ý NGHĨA
3.      Lễ Nghi.

v Linh mục tiến ra bàn thờ, cúi chào rồi phủ phục.Tất cả mọi người quỳ, thinh lặng cầu nguyện.

v Linh mục đến ghế, quay về phía giáo dân đọc LỜI NGUYỆN. (Các Vị đọc sách đứng sẵn sàng)

r PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

v Hai Bài Đọc.    BĐ.1   : ÔC.LÝ    ĐC :    ÔT.ĐẠI    BĐ.2   : ÔT.KHUÊ
                       
+  Bài Thương Khó : BTK1: CX + BTK2: A.TUẤN+BTK3: A.TÚ
    CHIA SẺ.

v Các Lời Cầu Nguyện : Cho Hội Thánh – Cho Đức Thánh Cha – Cho Hàng Giáo Sĩ và Giáo dân – Cho Dự tòng – Cho mọi tín hữu được hiệp nhất – Cho người Do Thái – Cho người ngoài Kitô giáo – Cho người vô thần – Cho những nhà lãnh đạo quốc gia – Cho những người đau khổ.

r KÍNH THỜ THÁNH GIÁ

v Linh mục xuống cuối nhà thờ, nhận Thánh Giá, bỏ khăn phủ.

v Rước Thánh Giá về Bàn thờ. Tại ba nơi Linh mục nâng cao Thánh Giá và hát: 
   “Đây là cây Thánh Giá …..”.(Đàn lấy cung Em, chỉ đánh 5 nốt rời “ĐÂY LÀ CÂY THÁNH GIÁ”   dứt ngay không đợi đàn, không bấm hợp âm. Sau mỗi lần tăng một cung) Sau mỗi lần, giáo    dân đáp: “Chúng ta hãy đến thờ lạy” và quỳ gối kính thờ.

v Linh mục đặt Thánh Giá trên bàn thờ, hôn kính. Sau đó một số người đại diện cùng lên  
     hôn kính.

v Trong khi đó hát: "Dân Ta Ơi".  
     Kết thúc phần Kính Thờ Thánh Giá bằng bài "Thập Giá Ngất Cao"
  
r RƯỚC LỄ :  YÊU NHƯ CHÚA YÊU

v Linh mục trải khăn bàn thờ và khăn thánh, đặt Sách Lễ lên rồi đi rước Mình Thánh Chúa   
     từ bàn thờ phụ về (có giúp lễ cầm đèn cháy sáng đi cùng).

v Đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ. Linh mục đọc : “Vâng lệnh Chúa Cứu Thế ……”.

v Sau khi trao Mình Thánh Chúa cho Giáo dân rước lễ xong. Linh mục đặt Mình Thánh  
    Chúa vào nhà tạm và đọc Lời Nguyện Hiệp Lễ với Lời Nguyện Chúc Lành trên dân Chúa.  
     Sau đó thinh lặng ra về.

v Linh mục lột khăn bàn thờ.

Giáo Xứ Quần Liêu 2018

BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN (THỨ SÁU TT)

BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH GIOAN

(Ga 18, 1 – 19, 42)

S: Xướng Viên 1
C: Xướng Viên 2
T: Xướng Viên 3

       G: LM (vai Chúa Giêsu)

S  Sự thương khó Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta theo Thánh Gioan.

S Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ sang bên kia suối Cédron, ở đấy có một khu vườn, Người vào đó với các môn đệ. Giuđa, tên phản bội, đã biết rõ nơi ấy, vì Chúa Giêsu thường đưa các môn đệ tới đó hội họp. Vậy Giuđa dẫn đội binh và lính gác do các Thượng Tế và Biệt Phái cấp cho, chúng đến đây  mang theo đèn đuốc và võ khí.  Chúa Giêsu đã biết rõ mọi việc sẽ xảy đến, Người tiến ra và hỏi chúng rằng:
G  Các ngươi tìm ai? 
S Chúng thưa rằng:
C Tìm Giêsu Nazareth.
S  Người bảo chúng rằng:
G  Chính là Ta đây.
S  Giuđa, tên phản bội cũng đứng đấy với chúng. Người vừa nói “Chính là Ta đây”, thì chúng lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi chúng một lần nữa rằng:
G  Các ngươi tìm ai? 
S  Chúng thưa rằng:
C Tìm Giêsu Nazareth.
S  Người liền đáp lại rằng:
G  Ta đã bảo các ngươi rằng: Chính là Ta đây. Vậy nếu các ngươi tìm Ta thì hãy để những người này đi.
S  Như thế là trọn lời đã nói: Trong những kẻ Cha đã uỷ cho Con, Con không làm mất người nào. Bấy giờ Simon Phêrô sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị Thượng Tế, và chém đứt một bên tai phải. Đầy tớ ấy tên là Mancô. Nhưng Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng: 
G  Hãy xỏ gươm vào vỏ. Ta không muốn chén Cha Ta đã ban cho Ta sao?
S  Bấy giờ đội binh, viên quan chức và lính gác của người Do Thái bắt trói Người, và trước hết điệu Người đến nhà Anna, vì ông này là nhạc phụ ông Caipha làm Thượng Tế năm ấy. Chính Caipha đã giúp ý kiến này cho người Do Thái: Một người chết cho cả dân được nhờ. Nhưng Simon Phêrô và môn đệ khác vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ này quen biết vị Thượng Tế, nên cùng với Chúa Giêsu vào trong sân vị Thượng Tế, còn Phêrô thì ở lại gần cửa. Môn đệ khác vì quen biết vị Thượng Tế, nên ra nói với đứa giữ cửa, và dẫn Phêrô vào. Đứa tớ gái giữ cửa liền bảo Phêrô rằng: 
T  Chính Ông, Ông có phải là môn đệ người này không?
S  Phêrô đáp rằng:
T  Không phải đâu!
S  Bọn đầy tớ và lính gác đã nhóm một đống lửa, họ đứng đấy mà sưởi vì trời lạnh. Phêrô cũng ở đấy sưởi với họ. Vị Thượng Tế hỏi Chúa Giêsu về các môn đệ và giáo lý của Người. Người đáp lại rằng: 
G  Tôi đã giảng giải công khai cho mọi người. Tôi đã luôn luôn giảng trong các hội quán và đền thờ, nơi mọi người Do Thái họp nhau. Tôi không nói gì bí mật cả, sao lại hỏi Tôi? Hãy hỏi những kẻ nghe Tôi nói, họ biết Tôi nói những gì.
S  Nghe nói thế, một tên lính gác đứng ở đó vả Người một cái, nói rằng: 
T  Ngươi dám trả lời vị Thượng Tế như vậy sao?
S  Người  liền đáp lại rằng: 
G  Nếu Tôi nói sai, thì hãy tỏ ra sai ở chỗ nào? Nếu Tôi nói phải thì sao lại đánh Tôi?
S  Bấy giờ Anna để Người bị trói mà dẫn tới Thượng Tế Caipha. Phêrô vẫn ở đấy sưởi. Có người hỏi Phêrô rằng: 
T  Cả ông nữa, có phải ông cũng là môn đệ Giêsu?
S  Phêrô chối rằng:
T  Không phải đâu.
S  Một tên đầy tớ vị Thượng Tế, có họ với người đầy tớ bị Phêrô chém đứt tai, bảo Phêrô rằng: 
T  Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn với ông ấy sao?
S  Một lần nữa Phêrô lại chối và tức thì gà gáy. Bấy giờ họ điệu Người từ nhà Cai pha đến công đường. Trời  đã sáng, người Do Thái không vào công đường vì sợ nhơ bẩn, và không thể ăn mừng lễ  Vượt Qua được. Vậy Philatô phải ra ngoài đón họ và hỏi rằng:
T  Các ngươi tố cáo người này về tội chi?
S  Chúng đáp lại rằng:
C Nếu nó chẳng phải là tên gian phi thì chúng tôi chẳng nộp cho ngài.
S  Philatô bảo chúng rằng: 
T Các ngươi cứ đem đi mà xử theo hiến pháp của các ngươi.
S  Dân Do Thái đáp lại rằng:
C Chúng tôi không có phép lên án xử tử ai.
S  Như thế là ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói Người sẽ phải chết cách nào. Philatô liền vào trong công đường, gọi Chúa Giêsu và hỏi Người rằng:
T  Ông có phải là Vua dân Do Thái không?
S  Chúa Giêsu đáp rằng:
G  Tự ý quan nói điều ấy, hay là quan đã nghe ai nói về tôi?
S  Philatô trả lời rằng:
T  Tôi có phải là người Do Thái đâu. Những người trong nước ông, và các vị Thượng Tế đã nộp ông cho tôi, ông đã làm chi?
S  Chúa Giêsu đáp rằng:
G  Nước Tôi chẳng thuộc về thế gian này, vì như nước tôi thuộc về thế gian này, thì quân đội của Tôi đã chiến đấu để tôi thoát khỏi tay người Do Thái. Nhưng không, nước Tôi không thuộc về thế gian này.
S  Bấy giờ Philatô hỏi Người rằng: 
T  Ông là Vua sao?
S  Chúa Giêsu đáp lại rằng: 
G  Phải, Tôi là Vua, vì thế Tôi đã sinh ra, và đã xuống thế gian là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì nghe Tôi.
S  Philatô lại hỏi rằng: 
T  Sự thật là chi?
S  Nói thế rồi, Philatô lại ra bảo dân Do Thái rằng:
T  Ta không thấy người này  có điều gì đáng lên án. Nhưng dịp lễ Vượt Qua, vẫn có lệ tha một người. Vậy các ngươi có muốn ta tha Vua dân Do Thái cho các ngươi không?
S  Bấy giờ chúng kêu lên rằng:
C Không, nhưng xin tha Baraba.
S  Baraba là một tên trộm cướp. Philatô lại truyền điệu Chúa Giêsu đến và cho hành hạ Người. Bọn lính bện một vòng gai đặt trên đầu Người, và khoác cho Người một áo đỏ. Chúng đến gần Người nói rằng: 
C Tâu Vua Do Thái.
S  Rồi chúng vả mặt Người. Philatô trở lại và bảo dân rằng: 
T  Các ngươi hãy coi, ta dẫn người này ra ngòai để các ngươi biết, ta không thấy nơi người này một lý do nào để lên án.
S  Vậy Chúa Giêsu đi ra, đầu còn đội vòng gai và mình còn khoác áo đỏ. Philatô bảo rằng: 
T Này là Người .
S  Các Thượng Tế và lính gác thấy Người, liền kêu lên rằng: 
C Hãy đóng đinh vào thập giá, hãy đóng đinh vào thập giá.
S  Philatô bảo chúng rằng: 
T  Các ngươi đem đi mà đóng đinh. Còn ta, ta không thấy người này có tội gì mà lên án. 
S  Dân Do Thái trả lời rằng:
C Chúng tôi có luật và cứ theo luật ấy thì nó phải chết, vì nó đã tự xưng là Con Thiên Chúa.
S Nghe vậy, Philatô càng thêm sợ hãi. Ông lại vào công đường hỏi Chúa Giêsu rằng :
T  Quê ông ở đâu? 
S  Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại lời nào. Bấy giờ Philatô bảo Người rằng:
T  Ông không trả lời cho tôi hay sao? Ông không biết tôi có quyền tha, và cũng có quyền đóng đinh Ông trên thập giá?
S  Chúa Giêsu đáp lại rằng:
G  Nếu từ trên chẳng ban cho ông, thì ông chẳng có quyền  gì đối với Tôi. Vì thế, kẻ nộp Tôi cho ông thì nặng tội hơn ông.
S  Từ đó Philatô tìm cách tha Chúa Giêsu. Nhưng dân Do Thái lại kêu lên rằng:
C  Nếu ông tha nó, thì ông không phải là kẻ nghĩa thiết của Hoàng Đế. Ai tự xưng là Vua tức là kẻ thù của Vua.
S  Nghe lời ấy, Philatô truyền đưa Chúa Giêsu ra ngoài. Ông ngồi trên tòa cao, gọi là Li-thos-tro-tos, tiếng Do Thái gọi là Gab-ba-tha. Hôm đó là ngày áp lễ Vượt Qua, vào khoảng mười hai giờ trưa, Philatô bảo dân Do Thái rằng: 
T  Đây là Vua các ngươi
S  Chúng đáp lại rằng:
C  Đem đi, đem đi, đóng đinh nó vào thập giá.
S  Philatô trả lời rằng:
T  Giết Vua các ngươi sao?
S  Các Thượng Tế đáp lại rằng:
C  Chúng tôi chỉ có một Hoàng Đế là Césaré.
S  Rồi Philatô trao Người cho chúng đem đi đóng đinh. Chúng điệu Người đi, Người phải vác lấy thập giá, tiến về một nơi gọi là Núi Sọ, tiếng Do Thái gọi là Gol-go-tha. Ở đó, chúng đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác, mỗi người một bên, Chúa Giêsu ở giữa. Philatô thảo một bản án, và truyền đóng trên thập giá. Bản án ấy ghi rằng : “Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái”. Có nhiều người Do Thái đọc bản án ấy, vì nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh ở gần thành. Bản án ấy lại được viết bằng tiếng Hi-bá, tiếng Latinh và tiếng Hi-lạp. Vậy các Thượng Tế DoThái đến thưa Philatô rằng:
C  Xin đừng viết: Vua dân Do Thái, nhưng nên viết: Người này đã xưng mình là Vua Do Thái. 
S Philatô đáp lại rằng:
T Điều ta đã viết là viết
S Đóng đinh Chúa Giêsu rồi, chúng lấy áo Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần. Chúng lấy cả áo lót, nhưng áo lót không có đường may, và là tấm nguyên từ trên xuống dưới. Chúng liền bảo nhau rằng:
C Đừng xé ra, nhưng đem rút thăm xem ai được.
S Như thế là trọn lời Kinh Thánh rằng: Chúng đã chia nhau áo, và rút thăm áo lót. Và quân lính đã làm như vậy. Đứng gần Thập Giá Chúa Giêsu thì có Mẹ Người, bà Maria Clêôpha là chị em với Mẹ Người, và Maria Mađalêna. Thấy Mẹ Người, và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa Mẹ rằng:
G Thưa Bà, này là con Bà.
S Rồi Người bảo môn đệ rằng:
G Đây là Mẹ con.
S Và từ lúc đó môn đệ đưa Mẹ Người về nhà mình. Chúa Giêsu biết từ nay mọi sự sẽ hoàn tất, và để trọn lời Sách Thánh, Người nói rằng:
G Ta khát.
S Ở đấy có một bình đầy giấm, người ta liền lấy miếng bọt bể thấm giấm chua, rồi buộc vào lưỡi đòng mà đưa lên cho Người. Nếm một chút giấm, đoạn Chúa Giêsu nói rằng:
G Mọi sự đã hoàn tất.
S Rồi Người gục đầu xuống tắt thở.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

S Là ngày áp lễ, và không muốn để xác trên thập giá trong ngày sabat vì là ngày đại lễ, người DoThái xin Philatô cho đánh dập ống chân những người bị tử hình, và tháo xác xuống. Bọn lính liền đến đánh dập ống chân người thứ nhất, rồi người thứ hai, cả hai cùng bị đóng đinh với Người. Đến gần Chúa Giêsu, thấy Người đã chết, chúng không đánh dập ống chân Người nữa, nhưng có một tên lính lấy ngọn mác mà đâm vào cạnh sườn, tức thì nước và máu chảy ra. Kẻ đã xem thấy việc này đã làm chứng, và chứng của người thì thật, và người ấy biết rằng mình đã nói thật để anh em cùng tin. Các việc đó xảy ra để trọn lời Kinh Thánh rằng: Người ta chẳng đánh dập cái xương nào của Người, và lời này rằng: Chúng nhìn xem người chúng đã đâm. Kế đó Giuse Arimathia, một môn đệ của Chúa Giêsu, nhưng là môn đệ trong bóng tối vì sợ người DoThái, đến xin Philatô cho tháo xác Chúa Giêsu xuống. Philatô cho phép, ông liền đến và cất xác Người. Nicôđêmô cũng đến, ông này trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông mang một bình trộn dầu và thuốc thơm độ trăm quan. Họ hạ xác Chúa Giêsu xuống, xức thuốc thơm và liệm trong khăn theo cách thức người DoThái thường làm. Ở chỗ Chúa Giêsu chịu đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn ấy có một ngôi mộ còn mới chưa chôn cất người nào. Vì là ngày dọn lễ của người Do Thái và vì ngôi mộ ấy rất gần nên họ an táng Người ở đó.


S Đó là Lời Chúa.