Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019
ĂN TRÁI CÂY KHI BỤNG RỖNG...
ĂN TRÁI CÂY KHI BỤNG RỖNG...
Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi
trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải
chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không.
Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị
truyền thống
Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế gia hộ.
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng ?
Không ăn trái cây sau bữa ăn.
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất❗
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.
Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v...
Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.
Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.
Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.
Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
️Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!
🥝Quả KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu O.
Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.
Cam :
Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp
cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ
ung thư ruột già.
Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư.
Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).
Ổi & Ðu đủ đặc biệt là Gấc : hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Gấc có nhiều chất beta -carotene tốt cho mắt, ngoài ra Gấc còn là loại quả chứa hàm lượng cực cao Lycopene ( cao gấp 70 lần cà chua ) có tác dụng chống ung thư cực mạnh.
🥤Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột.. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn
(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm ).
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được bài viết này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
Bác sĩ Stephen Mak
Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, giờ đến phiên bạn !
[Hải Phạm]
Nguồn: Lối Sống Khoẻ
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng ?
Không ăn trái cây sau bữa ăn.
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất❗
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.
Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v...
Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.
Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.
Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.
Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
️Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!
🥝Quả KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu O.
Dâu tây: là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.
Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư.
Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).
Ổi & Ðu đủ đặc biệt là Gấc : hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Gấc có nhiều chất beta -carotene tốt cho mắt, ngoài ra Gấc còn là loại quả chứa hàm lượng cực cao Lycopene ( cao gấp 70 lần cà chua ) có tác dụng chống ung thư cực mạnh.
🥤Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột.. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn
(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm ).
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được bài viết này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
Bác sĩ Stephen Mak
Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, giờ đến phiên bạn !
[Hải Phạm]
Nguồn: Lối Sống Khoẻ
CÁC BIỂU TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA THIÊNG LIÊNG CỦA MÙA VỌNG
Các biểu tượng và ý nghĩa thiêng liêng
của Mùa Vọng
Cây nến màu tím đầu tiên được thắp sáng lên vào ngày Chúa
Nhật I Mùa Vọng. Màu tím tượng trưng cho thời gian chuẩn bị, ăn năn
hối cải, tỉnh thức. Cây nến thứ nhất chiếu ánh sáng Hoà bình cho những tâm hồn
có lòng khoan dung nhân ái.
Mùa Vọng có nhiều biểu tượng. Tại Âu Châu có tập tục văn
hóa, vào Mùa Vọng họ bện đan một vòng tròn bằng cành lá cây thông
còn tươi xanh, chung quanh có bốn cây nến hoặc mầu trắng hoặc mầu đỏ hoặc mầu tím tùy nơi, dựng treo trên cung thánh hay tại phòng
khách ở nhà riêng. Vòng hoa cũng như những ngọn nến có những ý nghĩa thiêng
liêng.
1. Vòng Hoa
Từ thời xa xưa, vòng hoa tượng trưng cho sự chiến thắng.
Hình tròn của vòng hoa nhắc nhở cho biết về tình yêu thương bất tận của Thiên
Chúa dành cho nhân loại.
Những cành lá thông nhỏ được đan bện liền vào nhau nói lên ý
nghĩa cùng chung hợp gắn bó lại làm nên một vòng tròn. Ý týởng này gợi nhớ lời
suy niệm của Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn
Thuận: “Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu
phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Ðường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Ðời hy vọng do mỗi phút
hy vọng.” (Ð.Hy Vọng số 978)
2. Màu Xanh của Vòng Hoa
Vòng tròn bện bằng những cành lá thông màu xanh nói lên ý
nghĩa sự sống và niềm hy vọng Thiên Chúa mang đến cho trần gian.
Màu xanh lá cây chính là màu chỉ năm phụng vụ, diễn tả niềm
hy vọng trong tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Quanh năm, những cành lá
cây thông luôn xanh tươi. Những cành lá xanh tươi cùng đan kết
lại với nhau hình thành nên một vòng hoa với ý nghĩa: Thiên Chúa và Lời Mạc
Khải không bao giờ thay đổi “Trời đất qua đi, nhưng những Lời Thầy nói sẽ chẳng
qua đâu” (Lc 21, 33).
3. Các Ngọn Nến
Có 4 cây nến thắp lên trong thời gian của Mùa Vọng. Mỗi cây
nến tượng trưng cho một ngàn năm suốt dọc dài lịch sử đợi chờ Ðấng Cứu Thế.
Bốn Cây Nến Mùa Vọng loan báo sứ mạng của Chúa Giêsu xuống
trần gian làm người ở giữa với loài người và cho con người.
Cây nến màu tím
đầu tiên được thắp sáng lên vào ngày Chúa
Nhật I Mùa Vọng. Màu tím tượng trưng cho thời gian chuẩn bị, ăn năn hối cải,
tỉnh thức. Cây nến thứ nhất chiếu ánh sáng Hoà bình cho những tâm hồn có lòng
khoan dung nhân ái.
Cây nến màu tím
thứ hai được thắp sáng lên vào Chúa Nhật II
Mùa Vọng. Ánh sáng thêm lên, giống nhý lòng mong chờ dâng cao ngày Đấng Cứu Thế
hạ sinh nơi lòng người. Cây nến thứ hai mang ánh sáng Niềm Tin
cho những tâm hồn khao khát tìm về với Chúa là cội nguồn của đời sống.
Chúa Nhật III Mùa Vọng. Cây nến màu hồng được
thắp sáng lên cùng với hai cây nến màu tím. Màu hồng tượng trưng cho niềm vui hân hoan đợi chờ Chúa đến.
Cây nến thứ ba chiếu toả hõi ấm Tình Yêu cho những tâm hồn tìm sống tình
liên đới với người khác.
Chúa Nhật IV Mùa Vọng. Cây nến thứ tư mang niềm Hy Vọng cho những tâm hồn cần niềm vui phấn khởi.
Cây nến màu trắng (thêm vào) được thắp sáng lên trong Ngày Giáng Sinh và
trong suốt Mùa Giáng Sinh nhằm nhắc nhở cho chúng ta biết và ý thức hơn về ánh sáng vẹn toàn và nguyên thủy của Chúa Kitô.Trong tư cách là những người Kitô hữu, chúng ta đón
nhận và đem ánh sáng đích thực của Chúa Kitô
vào trong thế giới, để cùng sẻ chia
những niềm vui và ơn phúc mà chúng ta đã lãnh
nhận được từ chính Ngài.
Mùa Vọng chính là mùa của Sự Đợi Chờ cùng với
niềm Hy Vọng về Ánh Sáng của Chúa Kitô.
Bốn cây nến được lần lượt thắp sáng trong bốn tuần lễ muốn
nói lên ý nghĩa: Nước Thiên Chúa cũng triển nở lần lượt như bốn cây nến được thắp lên cho tới
ngày lễ Chúa Giêsu giáng sinh, Ðấng là ánh sáng trần gian. Ánh sáng bốn cây nến
toả ra bốn phương trời đất trong công trình sáng tạo của Thiên
Chúa.
Cây nến là hình ảnh Chúa Giêsu, ánh sáng trần gian (Gioan
8,12).
Khi cây nến được đốt lên cũng cắt nghĩa về hình ảnh Chúa
Giêsu. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh thân xác con người của Chúa Giêsu. Thân xác con người được Thiên Chúa dựng nên có khởi đầu, có phát triển, có những yếu đuối bệnh tật giới hạn và
sau cùng có ngày cùng tận. Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, sống cuộc sống hy sinh của con người như chất sáp bị cháy hao mòn
thiêu huỷ.
Còn ngọn lửa đốt sáng cây nến là hình ảnh bản tính Thiên
Chúa của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa và cũng là người, nên ngài có hai bản tính: Thiên Chúa và con người. Ngọn lửa đốt cháy
chất sáp và tỏa ra ánh sáng hơi ấm tình yêu cho mọi người.
Lm
Giuse Nguyễn Hữu An, sưu tầm
Ý NGHĨA LOGO NĂM GIỚI TRẺ 2020
Ý NGHĨA LOGO
NĂM GIỚI TRẺ 2020
Nguồn mạch: Lc 24, 13-35.
Thượng Hội Đồng Giám Mục 15 đã nhìn
nhận hành trình Emmau (Lc 24,13-35) như là một văn bản kiểu mẫu để hiểu sứ vụ của
Hội thánh trong tương quan với các thế hệ trẻ và giúp tái hiện lại cuộc đối thoại
của Đức Giêsu với người trẻ hôm nay. Kiểu mẫu này mong muốn gửi đến người trẻ
bài học về sự trưởng thành đức tin thông qua tiến trình 3 bước theo diễn biến
tâm lý của hai môn đệ trên hành trình Emmau đó là:
1.
Để Chúa Giêsu bước vào trong đêm tối của cuộc đời. (Tông huấn Chúa
Kitô đang sống, số 237).
2.
Khi lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra;
3.
Khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra.
4. Chính họ chọn đi trở lại ngay lập tức con đường vừa đi, để về với
cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục sinh
Logo tròn: là khối
hình ưu tiên trong việc phát triển hầu hết các mẫu thiết kế logo vì tính đối xứng,
biểu trưng hài hoà và mang ý nghĩa trong sự thể hiện trọn vẹn về niềm tin, hay
sự thống nhất về mặt biểu tượng. Logo tròn tạo thành từ 3 khối chữ và số, thể
hiện đầy đủ và tái hiện lại tiến trình 3 bước “ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI TRẺ HƯỚNG
ĐẾN SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN”, “Lc 24, 13-35”, kết hợp với khối “MỤC VỤ
GIỚI TRẺ 2020” tạo thành khối tròn cách điệu hình ảnh địa cầu mang ý nghĩa
quy hướng về khối “Ba hình ảnh người” nổi bật ở trung tâm khối.
- Trích dẫn“Lc 24,13-35” thể hiện trên logo nhắc nhớ người trẻ
về đoạn Tin mừng diễn tả cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường
Emmau. Trích dẫn đơn giản đó cũng nhắc nhở người trẻ về việc sử dụng Kinh Thánh
- như kim chỉ nam cho người trẻ để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời mình
“Như hai người trẻ trên dường Emmau, các con hãy đến với Chúa Giêsu, tâm sự với Người
trong cầu nguyện, lắng nghe lời Người trong Sách thảnh, đón nhận sức sống của Người trong
Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng
hành với các con.”
(HĐGMVN,Thư Chung 2019)
- Cụm từ “ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI TRẺ HƯỚNG
ĐẾN SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN” là chủ đề được HĐGM VN chọn để hướng đến,
đồng hành và cầu nguyện
cách riêng cho người trẻ theo tài liệu làm việc của Thượng HĐGM thế giới về người
trẻ đưa ra. Chủ đề như một lời mời gọi, một xác nhận về sứ vụ mà Hội Thánh mong
muốn đồng hành với người trẻ, để “Giáo Hội trở thành chỗ dựa vững chắc giúp người
trẻ tin đó là nơi họ được thuộc về” (văn bản tiền HĐGM về Người trẻ
(Vatican-tháng 11/2018)).
“Như hai người trẻ trên dường Emmau, các
con hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi các con đang sinh sống, học hành, làm
việc. Đức tin Kitô giáo luôn mang chiều kích cộng đoàn. Các con không sống đức
tin một minh, nhưng với
cộng đoàn và trong cộng đoàn. Hãy tích cực tham gia các sinh hoạt của giáo xứ,
hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, nhờ đó các con cảm nhận được sự nâng đỡ
trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.”
( HĐGMVN,Thư Chung 2019)
-Cụm từ “MỤC VỤ GIỚI TRẺ 2020”,
tên chủ đề chính trong chuỗi 3 năm đồng hành với người trẻ trong các thánh lễ,
các hoạt động, để hướng người trẻ về với ý nghĩa lớn nhất của mục vụ là Bí Tích
Thánh Thể - sức mạnh và là ân sủng giúp người trẻ tìm lại niềm hạnh phúc thật,
kín múc ơn bình an, và sức mạnh để bước tiếp chặng đường sứ mạng cuộc đời Chúa
trao cho mỗi người trẻ.
“Như
hai người trẻ trên đường Emmau, các con hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ
khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt
lành của các con. Hơn ai hết, chính các con phải là tông đồ cho người trẻ,
những người cùng trang lứa, sống trong cùng một thời đại và môi trường với các
con. Được như thế, các con sẽ trở thành những sứ giả loan báo Tin mừng của Chúa Kitô Phục sinh cho mọi người, đồng thời góp
phần dựng xây quê hương và dân tộc Việt Nam thịnh vượng, công bằng và hạnh
phúc.”
( HĐGMVN,Thư Chung 2019)
Ý nghĩa hình ảnh
- Khối ba hình ảnh con người:
*Hình người chính giữa: là
hình ảnh cách điệu Chúa Giêsu Phục Sinh trong trang phục áo thụng dài với mảnh
vải hình chữ S vắt qua vai. Mảnh vải vừa thể hiện rõ nét và làm sống động hình ảnh
Chúa Phục Sinh; vừa vẽ nên hình ảnh con đường khúc khuỷu - đường Emmau mà Ngài
đang bước đi cùng hai môn đệ, hay nhắc nhớ cho chúng ta về đoạn Tin Mừng Ga 14,1-6
rằng “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với
Chúa Cha mà không qua Thầy”. Nén trong dải vải lụa cách điệu hình chữ S, đó
còn là biểu tượng đặc trưng mang bản sắc dân tộc Việt, thể hiện khao khát cách
riêng của người trẻ Việt muốn ghi dấu niềm tin vào Chúa, cùng theo Chúa bước
trên con đường Emmau, được Chúa đồng hành, chăm sóc và vác trên vai như con
chiên lạc.
*Hình người hai bên phải trái:
tượng trưng cho hai môn đệ trên đường Emmau. Cánh tay vươn lên cao
như cách thể hiện sự vui mừng, hoan hỷ của hai môn đệ vì được Chúa Giêsu nắm giữ
và đồng hành với họ trên đường Emmau. Nó cũng diễn tả sự vươn lên và trưởng
thành về Đức tin của hai môn đệ sau khi được gặp gỡ Chúa.
- Sự liền mạch của kết cấu 3 người trong logo qua
cánh tay muốn diễn tả và truyền đi thông điệp về ước mong của người trẻ
trong sự gắn kết với sự sống của Đức Kitô và cùng Ngài sống lại và sống
mãi. Người trẻ khao khát mình được sống lại như hai môn đệ xưa kia, được
Chúa đồng hành, thêm sức, ủi an để vượt qua và đứng vững trước mọi thách đố
trong đời; những trở ngại phải trải qua được ví như những con đường quanh
co, núi đồi trắc trở. Điều đó cũng diễn tả hành trình mà người trẻ mong muốn
được Chúa hướng dẫn để được trưởng thành toàn diện trong đời sống đức tin
cũng như trong đời sống thường nhật.
- Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ
cũng diễn tả sự quan tâm, quan phòng của Chúa luôn đoái nhìn mỗi người chúng
ta. Cuộc đối thoại đó cũng nhắc nhớ người trẻ về ước mong được trò chuyện
với Chúa mỗi ngày, và khao khát đón nhận sự đồng hành của Giáo hội trong
cuộc sống đời thường.
- Phía trước họ là con đường khúc khuỷu - diễn tả hành
trình Emmau mà họ đang đi. Và con đường đó dẫn về Thánh Giá (được đặt
cao nhất trong khối logo tròn) như nhắc mỗi người chúng ta cùng bước trên
con đường Ngài đã đi qua, dám dấn thân, tin tưởng vào Ánh Sáng Phục Sinh
đang lan tỏa và hướng chúng ta về quê trời.
- Những tia sáng và thánh giá đi ra khỏi đường
tròn của logo thể hiện tính siêu việt và phá vỡ những giới hạn mà sự Phục
Sinh của Chúa mang đến cho người trẻ. Điều đó mang lại hy vọng rằng những
giới hạn của bản thân sẽ được phá vỡ khi chúng ta tin vào Ánh Sáng Phục
Sinh, tin vào sự đồng hành của Chúa trên tiến trình thăng tiến của mỗi người
cách riêng là người trẻ. Sự phát triển toàn diện nhằm hướng người trẻ và mời
gọi người trẻ chia sẻ khả năng, sử dụng nén vàng Chúa trao để can đảm dấn
thân loan báo Tin mừng như hai môn đệ.
- Màu sắc của logo được sử dụng
dựa trên 5 màu chủ đạo mang màu sắc trẻ trung, tươi vui, diễn tả ý
nghĩa niềm hy vọng của mầu nhiệm Phục Sinh.
*Sắc Cam của lửa - biểu tượng
nguồn ơn Chúa Thánh Thần, của nhiệt huyết, được chọn tô cho hình ảnh Chúa Giêsu,
như muốn tập trung nguồn ơn sức mạnh mà người trẻ cần tìm kiếm cho cuộc đời
mình chính là Chúa Giêsu.
*Sắc Xanh Dương diễn tả
sắc xanh của hy vọng, sự mong chờ niềm vui của ơn cứu độ.
*Sắc Xanh Lá mang sức sống
tinh thần của người trẻ, màu sắc của sự tươi mát và tinh thần sống xanh nhắc nhớ
người trẻ trong việc chung tay bảo vệ ngôi nhà chung.
*Sự hoà quyện của 3 sắc màu trên hướng
tới Thánh Giá màu Đỏ- biểu tượng của tình yêu, nhắc nhớ về sự hy sinh của
Chúa trên Thập Giá, về Bí tích Tình Yêu và con đường Trắng diễn tả sự Phục
Sinh - con đường hướng người trẻ về quê trời trong hân hoan và vững tin vào mầu
nhiệm sống lại của Chúa Giêsu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)