Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG MƯỜI MỘT CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI


LỊCH PHỤNG VỤ  THÁNG MƯỜI MỘT
CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2 Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

 Ý CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG:
Cầu cho vùng Cận Đông, nơi có những cộng đồng tôn giáo khác nhau nhưng cùng chia sẻ một một môi trường sống, biết làm phát sinh tinh thấn đối thoại, gặp gỡ và hòa giải.

01        05        Tr         Thứ Sáu đầu tháng tuần 30 TN
                                    LỄ CÁC THÁNH.
                                    Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Kh 7:2-4.9-14; 1Ga 3:1-3; Mt 5:1-12a
PVGK: thánh vịnh riêng
Lưu ý về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa:
1. Từ trưa ngày hôm nay cho đến hết ngày mai, ai viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, với những điều kiện: xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, thì được một ơn toàn xá dành cho các linh hồn trong luyện ngục. (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29, §1, 2°)
2. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11 này, ai thành tâm đi viếng nghĩa địa, với những điều kiện: xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, thì được một ơn toàn xá, dành cho các linh hồn trong luyện ngục. (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29, §1, 1°)
3. Vào các ngày khác trong năm, ai đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn xá từng phần (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29, §2, 1°).
  Kỷ niệm ngày qua đời (2012):
- Cha Micae Nguyễn Hữu Tiến (Rạch Sâu)

02        06        Tm       Thứ Bảy đầu tháng tuần 30 TN.
CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.
Lễ nhất: Rm 6,3-9; Ga 6,51-59
Lễ nhì: Kn 3,1-9; Lc 23,33.39-43
Lễ ba: Rm 5,4-11; Ga 17,24-26
PVGK: thánh vịnh riêng
Lưu ý:
       1. Theo Tông Hiến ngày 10-08-1915, hôm nay mọi linh mục được phép cử hành hoặc đồng tế ba thánh lễ: có thể chỉ một ý lễ cho bất cứ ai và nhận bổng lễ, một lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng (không có bổng lễ đối với 2 lễ sau).
        2. Hôm nay không được cử hành thánh lễ nào khác, ngoại trừ thánh lễ an táng.
 Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1993):
- Cha Phêrô Lã Văn Cường
- Cha Phêrô Trần Hoà
- Cha Giuse Bùi Ngọc Lịch
- Cha Giuse Nguyễn Hùng Sơn
- Cha Đôminiô Đặng Văn Trung
- Cha Gioan B Nguyễn Công Từ

Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2016)
MARIA NGUYỄN THỊ THÚY NGA ™

03        07        X         CHÚA NHẬT 31 M THƯỜNG NIÊN
Kn 11:22-12:2; 2Tx 1:11-2:2; Lc 19:1-10
Thánh Vịnh tuần 3
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Ngoài Phụng vụ, đời sống Kitô hữu còn được nuôi dưỡng bằng những hình thức đạo đức bình dân nào?
T. Ngoài Phụng vụ, đời sống Kitô hữu còn được nuôi dưỡng bằng những hình thức đạo đức bình dân, như việc tôn kính các di tích thánh, viếng nhà thờ, hành hương, rước kiệu, chặng đàng Thánh giá, lần chuỗi Mân côi… (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 365).

CHIA SẺ
Ngoài phụng vụ các Bí tích và các Á Bí tích, việc dạy giáo lý còn phải lưu tâm đến những hình thức đạo đức của các tín hữu, gọi là lòng đạo đức bình dân. Ở mọi thời, bên cạnh đời sống Bí tích của Hội Thánh, cảm thức tôn giáo của dân Kitô giáo còn được biểu lộ bằng nhiều hình thức khác nhau, do lòng đạo đức đã bén rễ sâu trong các nền văn hoá. Chẳng hạn: việc tôn kính các thánh tích, đi viếng các đền thánh, đi hành hương, đi kiệu, đi đàng Thánh Giá, các vũ điệu tôn giáo, lần hạt Mân côi, các ảnh tượng thánh, v.v…  (x. GLHTCG, số 1674).
 Những hình thức đạo đức này tuy rất quý, nhưng cũng chỉ là sự tiếp nối, chứ không thể thay thế cho đời sống Phụng vụ của Hội Thánh. Vì tự bản chất, Phụng vụ luôn có tính ưu việt hơn các việc đạo đức (x. GLHTCG, số 1675).

04        08        Tr         Thứ Hai tuần 31 TN

Rm 11:29-36; Lc 14:12-14

Kỷ niệm ngày qua đời (2003):
- Cha Piô Nguyễn Hữu Mỹ (Long Xuyên)
05        09        X         Thứ Ba tuần 31 TN
Rm 12:5-16b; Lc 14: 15-24
Kỷ niệm ngày qua đời (1992):
- Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Khải Tiệp (Sài Gòn)

06       10         X         Thứ Tư tuần 31 TN.
                        Rm 13:8-10; Lc 14:25-33
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2000) ÔB:
VINHSƠN TRẦN XUÂN ĐỨC (TĐ)
TÊRÊSA PHẠM THÚY NGA (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
GIUSE HOÀNG TRỌNG HẢI (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÂM  (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
ĐAMINH TRỊNH ANH QUỲNH (TM)
MARIA HOÀNG THỊ BÍCH TRÂM (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2010)
MARIA PHẠM THỊ NGỌT

07       11         X         Thứ Năm đầu tháng tuần 31 TN.
                        Rm 14:7-12; Lc 15:1-10

08       12         X         Thứ Sáu tuần 31 TN.
Rm 15:14-21; Lc 16:1-8

09       13         Tr         Thứ Bảy tuần 31 TN.

Is 56:1.6-7 hoặc 1Cr 3:9c-11.16-17;

Lc 19:1-10
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (2000):
- Cha Giuse Vũ Hoàng Anh
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2011) ÔB:
GIUSE TRẦN CÔNG TOÁN (SH)
MARIA PHẠM THÚY HẰNG (SH)
10       14         X         CHÚA NHẬT 32 M. THƯỜNG NIÊN
            1Mcb 7:1-2.9-14;2Tx 2:16-3:5;Lc 20:27-38
      Không nhớ thánh Lêô Cả, Ghtsht.

Thánh Vịnh tuần 4

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Hội Thánh có thái độ nào đối với những việc đạo đức bình dân?
T. Hội Thánh cổ võ những việc đạo đức bình dân phù hợp với Tin mừng và sự khôn ngoan của con người; đồng thời góp phần làm cho đời sống Kitô hữu được phong phú (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 366).

CHIA SẺ
Các mục tử cần phải phân định, để nâng đỡ và ủng hộ lòng đạo đức bình dân. Và nếu cần, để thanh luyện và điều chỉnh cảm thức tôn giáo tiềm ẩn dưới những việc sùng kính này, để liệu sao cho người tín hữu tiến triển trong việc nhận biết mầu nhiệm của Đức Kitô. Việc thực hành những hình thức đạo đức này, là theo sự chăm sóc và xét đoán của các Giám mục, và theo những quy định chung của Hội Thánh (x. GLHTCG, số 1676).
 Vì thế, tuy vẫn lo soi sáng các hình thức đạo đức này bằng ánh sáng đức tin, Hội Thánh cũng luôn tán trợ các hình thức đạo đức bình dân, vì chúng nói lên một bản năng Phúc Âm và một sự khôn ngoan nhân bản. Hơn nữa, những hình thức đạo đức bình dân còn làm cho đời sống Kitô giáo được thêm phong phú (x. GLHTCG, số 1679).
 Kỷ niệm ngày qua đời (1997):
- Cha Antôn Nguyễn Tâm (Chợ Mới)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1984:
GIUSE NGUYỄN THANH MINH (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ VẢI (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1987) ÔB:
PHÊRÔ NGUYỄN QUÝ THÔNG (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ ƠN (SH)

11       15         Tr         Thứ Hai tuần 32 TN.
Thánh Martinô, Gm. Lễ nhớ.

Kn 1:1-7; Lc 17:1-6

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
ĐAMINH ĐỖ VĂN TIẾN (HH)
TÊRÊSA TRẦN THỊ NGỌC THÚY (HH)

12       16         Đ         Thứ Ba tuần 32 TN.
Thánh Josaphat, Gmtđ. Lễ nhớ
Kn 2:23-3.9; Lc 17:7-10
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1981):
GIOAN B PHẠM VĂN TỐ

13       17         X         Thứ Tư tuần 32 TN.
                        Kn 6:1-11; Lc 17:11-19
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1984) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HÙNG CƯỜNG (SH)
MARIA VŨ THỊ HẰNG (SH)

14       18         X         Thứ Năm tuần 32 TN.
                        Kn 7:22b-8:1; Lc 17:20-25

15        19        Tr         Thứ Sáu tuần 32 TN.
Thánh Albertô Cả, Gmtsht. Lễ nhớ.
Kn 13:1-9; Lc 17:26-37

16        20        X         Thứ Bảy tuần 32 TN.
                        Thánh Magarita Tô Cách Lan.
                        Thánh Gertruđê, Đt (Tr).
                        Kn 18:14-16.19:6-9; Lc 18:1-8
Kỷ niệm ngày qua đời (2004):
- Cha Phêrô Trần Văn Năng (Phú An)


17        21        X         CHÚA NHẬT XXXIII MÙA TN.
Ml 3:19-20a; 2Tx 3:7-12; Lc 21:5-19.
Được kính trọng thể CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM (Đ)
(Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khóa họp tháng 04-1991).
Phụng vụ Lời Chúa: chọn trong số lễ chung kính các thánh tử đạo.
Thánh Vịnh tuần 1
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Lễ nghi an táng Kitô giáo có ý nghĩa và mục đích nào?
T. Lễ nghi an táng Kitô giáo làm nổi bật đặc tính vượt qua của cái chết trong niềm hy vọng sống lại, cũng như sự hiệp thông trong lời cầu nguyện với người đã qua đời (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 367).

CHIA SẺ
Ý nghĩa lễ nghi an táng Kitô giáo: Cái chết trong Kitô giáo được mạc khải dưới ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua, là sự Chết và sự Sống Lại của Đức Kitô, là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Vì thế Kitô hữu chết trong Chúa Kitô, là lìa bỏ thân xác này để được ở bên Chúa (x. GLHTCG, số 1681).

Mục đích lễ nghi an táng Kitô giáo: Khi nghi thức an táng được cử hành trong nhà thờ, thì Bí tích Thánh Thể là tâm điểm của sự Vượt Qua cái chết theo Kitô giáo. Lúc đó, Hội Thánh bày tỏ sự hiệp thông hữu hiệu của mình với người quá cố: Khi dâng lên Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần, hy lễ là sự Chết và sự Sống Lại của Đức Kitô, Hội Thánh khẩn cầu cho người con của mình được thanh luyện khỏi mọi tội lỗi và các hậu quả của tội, và được đón nhận vào sự viên mãn của cuộc Vượt Qua nơi bàn tiệc Nước Trời (x. GLHTCG, số 1689).

 Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2002) ÔB:
GIUSE LÊ THÀNH THIỆN (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ BÍCH PHƯỢNG (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1986) ÔB:
GIUSE ĐẶNG VĂN CHƯƠNG (TM)
MARIA TRẦN THỊ TUYẾT (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1989) ÔB:
GIUSE HOÀNG THANH HẢI (SH)
MARIA TRẦN THỊ NGỌC LAN (SH)

18        22       X          Thứ Hai tuần 33 TN.
1 Mcb 1:10-15.41-43.57.62-64; Lc 18:35-43
Cung hiến thánh đường thánh Phêrô
và thánh Phaolô.
Cv 28:11-16.30-31; Mt 14:22-23

19        23       X          Thứ Ba tuần 33 TN.
2 Mcb 6:18-31; Lc 19:1-10
Kỷ niệm ngày qu đời (1965):
- Cha Đaminh Đỗ Văn Toàn (Rivera)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
GIUSE HUỲNH MINH TIỀN (TĐ)
MARIA HOÀNG THỊ BÍCH NGUYỆT(TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN KHOA (TĐ)
MARIA PHẠM THỊ LUYẾN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1992) ÔB:
ANTÔN VŨ VĂN TIẾN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN (SH)

20        24       X          Thứ Tư tuần 33 TN.
2 Mcb 7:1.20-31; Lc 19:11-28

21        25       Tr          Thứ Năm tuần 33 TN.
Lễ nhớ. 1 Mcb 2:15-29; Lc 19:41-44
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (2001):
- Cha Luy Gonzaga Phạm Thế Nhung
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE PHẠM QUANG THIỀU (TM)
MARIA ĐOÀN PHẠM THẢO PHƯƠNG  (TM)

22        26       Đ          Thứ Sáu tuần 33 TN.
                        1 Mcb 4:36-37.52-59; Lc 19:45-48

23        27       X          Thứ Bảy tuần 33 TN.
                        Thánh Clêmentê I, Ghtđ.
                        Thánh Columbanô, viện phụ.
                    1 Mcb 6:1-13; Lc 20:27-40
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2000) ÔB:
PHAOLÔ NGUYỄN THANH PHONG (HH)
MARIA TRẦN THỊ THANH NGA (HH)


24        28       Tr          CHÚA NHẬT 34 M. THƯỜNG NIÊN
CHÚA GIÊSU KITÔ, VUA VŨ TRỤ.
Lễ trọng.
2Sm 5:1-3; 1Cl 1:12-20; Lc 23:35-43
Thánh Vịnh riêng.
Tước hiệu các nhà thờ:
- Kitô Vua (1b), Hưng Văn, Hà Tiên, Kinh Tràm
Không nhớ Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo tại Việt Nam.
24.11.1960 NGÀY THÀNH LẬP GIÁO PHẬN LONG XUYÊN.
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Những giai đoạn chính của lễ nghi an táng là gì?
T. Lễ nghi an táng thường có bốn phần chính: (1) Cộng đoàn tiếp đón quan tài, (2) Phần Phụng vụ Lời Chúa, (3) Phần Hy tế Thánh Thể, (4) Nghi thức từ biệt (x. Bản Toát yếu GLHTCG, c 356).
 CHIA SẺ
Sách Lễ Nghi An Táng của Phụng vụ Rôma đề ra 3 mẫu cử hành, tương ứng với ba địa điểm (tại nhà tang, nhà thờ và nghĩa trang), và để tùy theo tâm tình của gia đình, theo các phong tục địa phương, theo văn hóa và lòng đạo đức. Tuy nhiên, tất cả các truyền thống phụng vụ đều có chung diễn tiến, gồm bốn phần chính:
 Phần đón Tiếp. Vị chủ sự đón tiếp thân nhân người quá cố bằng một lời chào đầy lòng tin tưởng và an ủi. Cộng đoàn tập họp để cầu nguyện, chờ đợi "những lời ban phúc trường sinh" (x. Ga 6,68).
 Phần Phụng vụ Lời Chúa cần được chuẩn bị chu đáo, vì cộng đoàn hiện diện có thể gồm thân hữu của người quá cố không phải Kitô hữu. Ðặc biệt, bài giảng "không được theo hình thức điếu văn", và phải trình bày mầu nhiệm sự chết dưới ánh sáng Ðức Kitô Phục Sinh (x. Sách Lễ Nghi An Táng, số 41).
 Phần Phụng vụ Thánh Thể khi lễ nghi được cử hành trong nhà thờ. Trong Thánh lễ, Hội Thánh bày tỏ sự hiệp thông hữu hiệu của mình với người quá cố (x. Sách Lễ Nghi An Táng, số 57).
 Nghi thức từ biệt người quá cố lần cuối cùng là lời Hội Thánh "phó dâng người này cho Chúa". "Cộng đoàn Kitô hữu chào từ biệt lần cuối cùng một chi thể của mình, trước khi thân xác người đó được mai táng" (x. Sách Lễ Nghi An Táng, số10), (x. GLHTCG, số 1686-1690).
 Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1980) ÔB:
ANTÔN NGUYỄN ĐỨC LÂN (SH)
MARIA TRẦN THỊ LAN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG TIẾN NGHĨA (HH)
MARIA ĐẶNG THỊ HUỆ (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1997) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN BẢO QUỐC (SH)
MARIA LẠI THỊ NGỌC DUNG (SH)

25        29         X        Thứ Hai tuần 34 TN.
Đn 1:1-6.8-203; Lc 21:1-4
Thánh Vịnh tuần 2

26        01/11    X      Thứ Ba tuần 34 TN.
Đn 2:31-45; Lc 21:5-11
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
GIOAN B PHẠM CÔNG KHẢM (TĐ)
CECILIA PHÙNG THỊ THÚY HẰNG (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HOÀNG ANH (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ MAI TRANG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
MICAE NGUYỄN HỒNG PHÚC (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ THANH TÂM (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1979) ÔB:
GIUSE NGUYỄN VĂN MẪU (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ NHÃN (HH)

27        02        X         Thứ Tư tuần 34 TN.
Đn 5:1-6.13-14.16-17.23-28; Lc 21:12-19
Kỷ niệm ngày qua đời (1993):
- Cha Augustinô Phan Xuân Trọng (An Châu)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
GIUSE PHẠM XUÂN TÚY (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ THU THỦY (SH)

28        03        X         Thứ Năm tuần 34 TN.
Đn 6:12-28; Lc 21:20-28
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1970):
- Cha Giuse Nguyễn Trọng Khanh
- Cha Gioan Baotixita Trần Hữu Thịnh
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1995) ÔB:
GIOAN TRẦN HOÀNG VŨ (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ HẠNH (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1987) ÔB:
GIUSE TRẦN NGỌC ANH (TM)
MARIA TRẦN THỊ CHÍNH (TM)

29        04        X         Thứ Sáu tuần 34 TN
Đn 7:2-14; Lc 21:29-33
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1979):
- Cha Gioan Hồ Ngọc Trứ
- Cha Giuse Đoàn Hữu Xuân
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Giuse Vũ Văn Toàn (1978 –Sài Gòn)
- Cha Antôniô Dương Hữu Soạn (1992 -RG)
- Cha Giuse Vũ Phi Phượng (2010 -Sài Gòn)

30        05        Đ         Thứ Bảy tuần 34 TN.

Rm 10:9-18; Mt 4:18-22.

THÁNH  ANDRÊ,  TÔNG  ĐỒ.  Lễ kính.
Rm 10:9-18; Mt 4:18-22.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE TRỊNH MINH TUẾ (HH)

MARIA LẠI THỊ LỆ  THỦY (HH)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét