GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA
THÁNG CHÍN
2016
THƯ MỤC VỤ THÁNG 9 /2016
MÔI SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT – VÀ TÂN PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI
VẤN ĐỀ MẤT DẦN ĐA DẠNG SINH HỌC
***
Anh chị em thân mến,
Chúng tôi xin gửi đến cộng đoàn dân Chúa thư
mục vụ tháng 9 với chủ đề “Môi Sinh - Lòng Thương Xót và Tân
Phúc Âm Hóa Xã Hội – Vấn đề mất dần đa dạng sinh học”
Thông điệp “Chăn Sóc Ngôi Nhà
Chung – Laudato Si’” của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các số từ 32 đến 42
đề cập đến Đánh mất sự đa dạng sinh học. Theo đó, việc mất mát
rừng rậm và thảo mộc trên thế giới sẽ đưa đến việc làm mất các giống
loài thực vật và động vật, kể cả các cây nấm, tảo, các con sâu, côn
trùng, rắn rít và biết bao nhiêu loại vi sinh (số 32). Cũng vậy,
các đại dương, ao hồ, sông rạch, các đầm lầy ngập nước… chứa đựng nguồn phong
phú các sinh vật (số 40, 41). Tất cả chúng rất cần thiết cho hoạt động
tốt của hệ thống sinh thái (số 34). Những loài này có thể là những
nguồn quan trọng nhất, để nuôi dưỡng con người, cũng còn để chữa lành
bệnh tật và còn cho nhiều phục vụ đa dạng khác (số 32). Do sự can
thiệp của con người mả chúng bị tiêu diệt (số 34, 35). Như vậy, vì lỗi lầm
của con người, mà hàng ngàn giống loài không còn tôn vinh Thiên Chúa,
và cũng không trao lại cho chúng ta sứ điệp từ sự hiện diện của chúng
trong thế giới này (số 33). Và Đức Thánh Cha hô hào: “Cần phải đầu
tư nhiều để có thể hiểu việc gìn giữ hệ thống sinh thái tốt đẹp
hơn và phân tích hiệu quả những thay đổi quan trọng của môi trường.
Vì tất cả tạo vật đều liên kết với nhau, cần phải đánh giá chúng
với tình yêu và thán phục, và tất cả như những hữu thể mà chúng ta
đều cần đến. Mỗi mảnh đất đều có một tránh nhiệm phải chăm sóc cho
gia đình này. Vậy cần phải lo lắng để gìn giữ các giống loài mà
chúng đang cho trú ngụ, phải triển khai một chương trình và chiến
thuật để chăm sóc đặc biệt các giống loài, đang trong tình trạng bị
hũy hoại” (số 42).
Riêng tại Việt Nam, cụ thể là tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long, theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhìn chung, sự mất
mát và sự suy giảm đa dạng sinh học có thể do bởi 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau
đây: Một là sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh sống của
các sinh vật, có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng,
chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như
bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. Hai là sự khai thác quá
mức thiên nhiên. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác
quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học. Thêm nữa, một số
phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như dùng hoá chất,
dùng điện, dùng thuốc nổ để săn bắt thủy sản. Ba là sự
ô nhiễm môi trường. Một số hệ sinh thái đất ngập nước bị ô nhiễm bởi các chất
thải công nghiệp, phân bón trong nông nghiệp, chất thải đô thị….
Kết quả là sự đa dạng sinh
thái tại vùng đồng bằng sông Cửu Long bị suy giảm trầm trọng. Một vài điển hình
cụ thể:
Vùng ĐNN Đồng Tháp Mười với diện tích
khoảng 697.000 mẫu tây cách đây khoảng 300 năm là vùng đầm lầy hoang hóa mênh
mông với lau, sậy, lăn, sen, súng và tràm. Cho đến nay, vùng Đồng Tháp Mười đã
có 625.000 ha ruộng lúa. Việc tăng diện tích trồng lúa đồng thời với việc sản
xuất tăng vụ (3 vụ lúa) đã ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đển diện tích và môi
trường sinh sống của nhiều loài thủy sinh vật tự nhiên, đặc biệt là các nhóm cá
bản địa như cá lóc, cá rô đồng, cá trê, lươn, cá thát lát...
Sự kiện cháy rừng vào năm
2002 tại vườn Quốc gia U Minh Thượng khoảng 4.000 ha, rừng U Minh Hạ bị cháy
khoảng 300 ha. Tại U Minh Thượng, trước khi bị cháy rừng đã thống kê được 32
loài thú; sau khi bị cháy, ít nhất có 25 loài thú bị ảnh hưởng với các mức độ
khác nhau. Trước khi bị cháy, tại vườn Quốc gia U Minh thượng có 94 loài
chim; sau vụ cháy rừng, chỉ còn 76 loài chim.
Trong bối cảnh này, giáo phận học hỏi
nền tu đức môi sinh từ lời giáo huấn của Đức Thánh Cha trong thông điệp “Chăm
Sóc Ngôi Nhà Chung – Laudato Si’”. 3 ý tưởng chính trong nền tu đức
môi sinh này là:
1) Con
người có trách nhiệm với đồng loại, và cũng có trách nhiệm với các sinh vật
khác: “Khi anh chị em thấy lừa hay bò của người anh em mình ngã
trên đường, thì đừng bỏ mặc làm ngơ, nhưng phải giúp người anh em đỡ
chúng dậy…Nếu trên đường, anh chị em gặp một tổ chim, ở trên bất cứ
cây nào hay ở dưới đất, trong đó có chim con hoặc trứng, và chim mẹ
đang ủ chim con hay ấp trứng, thì anh chị em không được bắt cả mẹ lẫn
con” (Đnl 22,4.6) (số 68).
2) Trong
khi tham dự vào sự quan phòng của Thiên Chúa chăm sóc thiên nhiên, con người
phải tôn trọng bản chất tự nhiên của từng sinh vật. Quyển Giáo Lý nói: “Mỗi
tạo vật đều có sự thiện và toàn vẹn riêng của mình. Các thụ tạo
khác nhau phản ánh ngay trong sự hiện hữu riêng mình như Thiên Chúa
muốn, mỗi thứ một cách, ánh quang của sự khôn ngoan vô tận và sự
thiện hảo của Thiên Chúa”(số 69).
3) Mỗi
tạo vật đều là lời mời gọi con ngưởi đọc được sứ điệp của Thiên Chúa. Việc
chiêm ngắm thiên nhiên sẽ giúp chúng ta khám phá qua mỗi vật một lời
giảng dạy mà Thiên Chúa muốn trao cho chúng ta. Vì thế chúng ta có
thể nói : “Cận kề các mạc khải đích thực chứa đựng trong
Thánh Kinh, vẫn có một biểu lộ thần linh trong mặt trời chiếu sáng
cũng như lúc chiều rơi” (số 85).
Một cách cụ thể đi vào thực hành, xin được đưa
ra những đề xuất sau đây:
1) Giáo dục trong cộng đoàn để mọi người ý thức trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc
động vật, đặc biệt là gia súc. Dạy cho thiếu nhi và thanh thiếu niên tránh
những hành động dã man đối với các sinh vật.
2) Hô
hào các gia đình trồng thêm cây xanh tại vườn, ao.., và tổ chức cho cộng đoàn
trồng cây xanh hai bên đường đi và dọc kênh rạch…
3) Những
gia đình hay nhà xứ tại nông thôn, nên tổ chức theo mô hình VAC (vườn – ao –
chuồng)
4) Các
nhà xứ nên có vườn sinh thái, trồng nhiều loại cây, tạo điều kiện cho chim chóc
và các sinh vật tới trú ngụ
5) Tuân
theo luật pháp và chính sách của xã hội về bảo vệ sự đa dạng sinh học tại địa
phương.
Anh chị em thân mến,
Hiệp thông với nhau, chúng ta cùng ca
vang:
Chúc tụng Chúa đi mọi công
trình của Chúa,
Muôn ngàn đời hãy ca tụng
suy tôn
Chúc tụng Chúa đi này kinh
ngư thủy tộc
Chúc tụng Chúa đi hỡi muôn
lại chim chóc
Chúc tụng Chúa đi hỡi gia
súc lẫn thú rừng
Muôn ngàn đời hãy ca tụng
suy tôn
Nào chúc tụng Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần
Muôn ngàn đời hãy ca tụng
suy tôn (Thánh Ca Daniel)
GM +
Giuse Trần Văn Toản
GM +
Giuse Trần Xuân Tiếu
DANH
SÁCH LINH MỤC CHUYỂN ĐỔI
THÁNG
8 & 9-2106
1/ Cha Phaolô Đinh Đức Hạnh, Gx. Thức Hóa về
Gx. Hải Châu, Kinh 7b, Tân Hiệp
2/ Cha Đaminh Phạm Văn Tư
Gx. Hải Châu về Gx. Thánh Gia Kinh 7A, Tân Hiệp
3/ Cha Đaminh Đỗ Văn Thiêm
Gx. Thánh Gia về Gx. Tân Bùi Kinh 4a, Tân Hiệp
4/ Cha Đaminh Nguyễn Mạnh
Cường, Gx. Tân Bùi về Gx. Khiết Tâm Kinh D2, Vĩnh Thạnh
5/ Cha Phê-rô Nguyễn Hữu
Phước phó Gx. Khiết Tâm làm Chánh xứ Gx. Thức Hóa, Kinh 5a
Xin kính chúc quý cha hăng say với sứ vụ mới
THƯ MỤC VỤ THÁNG 8/2016
MÔI SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT – VÀ TÂN PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI
- VẤN ĐỀ NƯỚC -
***
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục học hỏi về tông huấn “Chăm
Sóc Ngôi Nhà Chung – Laudato Si’” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng
tôi gửi đến cộng đoàn dân Chúa thư mục vụ tháng 8 với chủ đề “Môi
Sinh - Lòng Thương Xót và Tân Phúc Âm Hóa Xã Hội – Vấn đề Nước”
Tông huấn “Chăn Sóc Ngôi Nhà Chung –
Laudato Si’” trong các số từ 28 đến 31 đề cập đặc biệt về nước. Trong đó,
Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng: Nước sạch là một vấn đề mang ý nghĩa
hàng đầu, vì đó là điều tất yếu cho đời sống con người . Trong thực
tế, hằng ngày có quá nhiều người chết, trong đó đại đa số là người nghèo
và trẻ em, là vì do sử dụng nước bị ô nhiễm. Và Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ lên
tiếng: “Tiếp cận nước uống được bảo đảm là quyền nền tảng và
phổ quát của con người, vì nó giúp cho con người được tồn tại và
đó là điều tất yếu cho việc thực hiện quyền con người. Thế
giới này mang một tội lớn đối với người nghèo vì không cho họ tiếp
cận nguồn nước uống, điều này có nghĩa là họ bị cướp đi quyền
sống…”
Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho đến thời
điểm hiện nay, vẫn còn đa số người dân chưa có nước sạch cho sinh hoạt hằng
ngày. Thật thế, nước ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn và tình
hình khô hạn, thiếu nước đang diễn ra gay gắt trong những năm gần đây. Nước bị
ô nhiễm từ chuồng trại gia súc, do phân và rác thải của người và gia súc, từ
các xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm. Nước cũng bị ô nhiễm của các chất
độc hóa học, sự đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, chất thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, chợ búa, từ việc sử dụng
hóa chất trừ sâu vô trách nhiệm trong nông nghiệp. Nhiều nơi trong khu vực nước
bị nhiễm phèn và nhiễm mặn không thuận lợi trong việc sử dụng, và vì thế,
người dân phải mua nước uống với giá cao. Hơn thế nữa, người nông dân đang phải
dối diện với những loại bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước, nhất là các
bệnh về đường ruột, bệnh tả, bệnh thương hàn, ung thư, bệnh ngoài da, mắt....
Từ hiện trạng trên, giáo phận Long Xuyên, dựa
vào giáo huấn của tông huấn “Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung – Laudato Si’” đưa
ra chương trình tu đức, mục vụ và truyền giáo như sau:
1/ Cùng với
Đức giáo Hoàng, chúng ta ý thức rằng: “Chúng ta
không phải là Thiên Chúa. Trái đất đã có trước chúng ta và được ban
cho chúng ta” (số 67). Áp dụng vào vấn đề nước, chúng ta, cá
nhân và cộng đoàn, có quyền sử dụng nước sạch, nhưng cũng có trách nhiệm
bảo vệ nguồn nước, và làm cho sự phong phú được tiếp tục phát triển cho
chúng ta hưởng dùng và cho thế hệ tương lai. Trong khi chúng ta hưởng dùng,
chúng ta biết đón nhận như một quà tặng đến từ lòng xót thương của Thiên
Chúa là Cha. Chúa ban tặng cho ta nguồn nước, và Ngài mời gọi ta khi sử dụng
nguồn nước, biết bước vào sự hiệp thông với Ngài trong tâm tình tạ ơn, hiệp
thông với đồng loại trong tâm tình chia sẻ, và hiệp thông với toàn thể thụ tạo
trong tinh thần trách nhiệm (số 76).
2/ Từ ý thức
trên, chúng ta được mời gọi sống tâm tình hoán cải nội tâm (số
217) về cách thức chúng ta đã làm tổn thương đến công trình sáng tạo
của Thiên Chúa (số 218), cụ thể là về nguồn nước. Với lòng hoán cải, ta quyết
tâm sống ơn gọi là người dấn thân bảo vệ cho công trình sáng tạo và quan phòng
của Thiên Chúa với tâm tình biết ơn, quảng đại và yêu thương (220). Và, cùng
với Thánh Phanxicô, khi ta sử dụng Nước, hãy hát vang: “Ngợi
Khen Chúa, lạy Thiên Chúa của con, vì Chị Nước, thật ích lợi và khiêm nhu, quý
hóa và trinh trong” (số 87).
3/ Một cách
cụ thể, cá nhân và cộng đoàn cùng thực hiện các giải pháp về
bảo đảm nguồn nước sạch đươc đề nghị:
· (1) Giữ
sạch nguồn nước: Trong tinh thần sống đạo đức môi sinh, các
giáo xứ, giáo họ, giúp nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước sạch
bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy nguồn nước sạch, biết
sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng
các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, tại các sông,
kênh, rạch, ao hồ… Cộng đoàn cũng cần có kế hoạch và chương trình giữ vệ sinh
các môi trường nước tại địa phương.
· (2) Tiết
kiệm nước sạch: Hướng dẫn cộng đoàn, đặc biệt là thiếu
nhi, để giảm lãng phí khi sử dụng nước trong các sinh hoạt như nước dội vào nhà
vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì hệ thông nước để chống
thất thoát nước; dùng lại lượng nước đã sử dụng vào những việc thích hợp như
tưới cây…
· (3) Xử
lý phân người: Vận động cộng đoàn để xây dựng các loại cầu
tiêu hợp vệ sinh, tại các tư gia, cũng như những nơi công cộng, như nhà xứ,
trung tâm hành hương…
· (4) Xử
lý phân gia súc, động vật: Tại các khu dân cư,
cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn
nước theo qui định vệ sinh…
· (5) Xử
lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần
có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ
sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
4/ Nhắm tới sứ vụ Loan
Báo Tin Mừng, nhất là tại các công đoàn chung sống với anh chị em các tôn giáo
bạn, cộng đoàn Kitô hữu, dưới sự điều hành của các cha, cần ưu tiên chọn lựa thực
hiện các mô hình cung cấp nước sạch. Đây phải được coi như là một
hình thức phục vụ “cho kẻ khát uống” trong thương người có 14
mối. Rất nên nhân rộng các mô hình cung cấp nước sạch, như đã được thực hiện
tại nhiều nơi, như khoan giếng, cung cấp bể, lu, khạp để có thể tận dụng nguốn
nước mưa, thiết lập hệ thống lọc nước tinh khiết để cung cấp nước sạch cho
người dân… Nhất là khi ta cùng cộng tác với các tâm hồn thiện chí, các tôn giáo
bạn, với chính quyền địa phương, thì đây là cách thế hữu hiệu để ta giới thiệu
tinh thần phục vụ Kitô giáo cho đồng bào.
Anh chị em thân mến,
Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa,
Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn,
Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh,
Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả.
Chúc tụng Chúa đi, nào sương đọng mưa tuôn,
Chúc tụng Chúa đi, nào băng phủ tuyết rơi,
Chúc tụng Chúa đi, hởi suối nước tràn đầy,
Chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả,
Muôn ngàn đời hãy ca tụng suy tôn
(Thánh Ca Đaniel)
+ GM.
Giuse Trần Văn Toản
+ GM. Giuse Trần Xuân Tiếu
LỊCH
CÔNG GIÁO THÁNG 09
Ý cầu
nguyện:
* Ý chung: Một xã
hội nhân đạo hơn
- Cầu cho
mỗi người biết góp phần vào lợi ích chung và xây dựng một xã hội biết đặt con
người làm trung tâm.
* Ý truyền giáo: Sứ mạng loan báo Tin Mừng của các Kitô hữu
- Cầu cho các Kitô hữu, trong khi thực
hành các bí tích và suy gẫm Kinh Thánh, luôn ý thức về sứ mạng loan báo Tin
Mừng của mình.
01 1/8 X
Thứ Năm đầu tháng.
Tuần XXII TN.
1 Cr 3: 18-23 / Lc 5: 1-11
Kỷ niệm ngày qua đời (1984)
- Cha Phaolô Nguyễn Phước Rơi (Cần Xây)
02 02 X
Thứ Sáu đầu tháng.
Tuần XXII TN.
Ngày quốc khánh.Cầu cho tổ
quốc.
1 Cr 4: 1-5/ Lc 5: 33-39
03 03 Tr
Thứ Bảy đầu tháng.
Tuần XXII TN.
Thánh Grêgôriô Cả, Ghtsht. Lễ nhớ.
1 Cr 4: 6b-15/ Lc 6: 1-5
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE VŨ TRUNG KIÊN (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ MINH THU (TĐ)
04 04 X CHÚA
NHẬT XXIII MÙA TN.
Kn 9: 13-18b / Plm 9-10. 12-17 / Lc 14: 25-33. Thánh
Vịnh Tuần 3
Chầu MTC
thay Gp:Định Mỹ, Vô Nhiễm (1a), Mong Thọ.
GIÁO LÝ CỘNG
ĐỒNG
H. Những ai thuộc về
Hội Thánh công giáo?
T. Những người đã
được rửa tội, dù hiệp thông trọn vẹn hay chưa trọn vẹn với Hội Thánh, đều thuộc
về Hội Thánh Công Giáo.
CHIA SẺ
- Những người hiệp thông trọn vẹn. Đó
là những người được tháp nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Hội Thánh; có Thần Khí
của Đức Kitô; chấp nhận cơ cấu trọn vẹn của Hội Thánh và tất cả các phương tiện
cứu độ đã được thiết lập trong Hội Thánh; được kết hợp trong cơ cấu hữu hình
của Hội Thánh với Đức Kitô, nhờ Đức Giáo Hoàng và các Giám mục, bằng việc tuyên
xưng đức tin, là các bí tích, là sự cai quản và hiệp thông trong Hội Thánh. Tuy
nhiên, một người dù đã được tháp nhập trong Hội Thánh, nhưng nếu không kiên trì
trong đức mến, thì người đó vẫn không được cứu độ. Họ chỉ ở trong lòng Hội
Thánh “bằng thân xác”, chứ không phải “bằng trái tim” (LG 14)
- Những người hiệp
thông không trọn vẹn. Đó là những người cũng đã được rửa tội theo đúng nghi
thức và mang danh là Kitô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin toàn vẹn hoặc
không duy trì sự hợp nhất, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng vì nhiều lý do. (LG
15)
- Với các Giáo Hội Chính Thống, thì sự
hiệp thông sâu đậm hơn, “chỉ còn thiếu một chút là đạt tới sự sung mãn phải
có, cho phép cử hành chung bí tích Thánh Thể của Chúa” (HN 13-18)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2003) ÔB:
TÔMA HUỲNH NGỌC NHANH (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ CẨM YÊN (TĐ)
05 05
X Thứ Hai tuần XXIII Mùa TN.
1 Cr 5: 1-8/ Lc 6: 6-11
06 06 X Thứ
Ba tuần XXIII Mùa TN.
1 Cr 6: 1-11/ Lc 6: 12-19
07 07 X
Thứ Tư tuần XXIII Mùa TN.
1 Cr 7: 25-31/ Lc 6: 20-26
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1962) ÔB:
ĐAMINH TRẦN VĂN NHU (HH)
MARIA HOÀNG THỊ MÙI (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1990):
ĐAMINH TRỊNH VĂN TĨNH (TM)
08 08
Tr Thứ Năm tuần XXIII Mùa
TN.
SINH NHẬT ĐỨC MẸ. Lễ kính.
Mi 5: 1-4a hoặc Rm 8: 28-30 /
Mt 1: 1-16. 18-23
PVGK: thánh vịnh riêng
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1998):
MARIA VŨ THỊ VÂN (TĐ)
09 09 X Thứ
Sáu tuần XXIII Mùa TN.
Thánh Phêrô
Claver, Lm
1 Cr 9: 16-19. 22b-27/ Lc 6: 39-42
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE NGUYỄN VĂN PHƯƠNG (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ HUẤN (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1961):
MICAE VŨ VIẾT MẪN (TM)
10 10
X Thứ Bảy tuần XXIII Mùa TN.
1 Cr 10: 14-22 / Lc 6: 43-49
Kỷ niệm ngày qua đời
- Cha Phêrô Phùng Việt Mỹ (1963 – Sài Gòn)
- Cha Phêrô Mai Linh Ngùy (1992 - Núi Tượng)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2011) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN ANH TUẤN (HH)
TÊRÊSA BÙI THỊ KIM LOAN (HH)
11 11 X CHÚA NHẬT XXIV MÙA TN.
Xh 32: 7-11. 13-14 / 1 Tm 1: 12-17 / Lc 15: 1-32. Thánh
Vịnh Tuần 4
Chầu MTC
thay Gp:Rạch Sỏi, Hòn Chông, Hòa Hưng
GIÁO LÝ CỘNG
ĐỒNG
H. Vì sao Hội Thánh
có liên hệ với dân Do Thái?
T. Vì dân Do Thái là
dân được Thiên Chúa tuyển chọn trước để đón nhận Lời Ngài; vì đức tin của họ là
sự đáp trả cho mạc khải của Thiên Chúa trong Giao ước cũ, và vì Hội Thánh tiếp
tục hoàn tất những gì Thiên Chúa đã khởi sự nơi dân Do Thái xưa.
CHIA SẺ
- Khác với các tôn giáo khác ngoài Kitô
giáo, đức tin Do Thái đã là lời đáp trả đối với mạc khải của TC trong Cựu Ước.
Chính dân Do Thái “đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Ngài cho thấy vinh
quang, ban tặng các giao ước, Lề luật, nền phụng tự và các lời hứa; họ là con
cháu các tổ phụ; và chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi
giống với họ” (Rm 9,4-5)
- Đáng khác, khi hướng về tương lai, cả
dân Do Thái lẫn các Kitô hữu đều hướng tới những mục tiêu tương tự, đó là mong
chờ Đấng Cứu Thế ngự đến. Nhưng đối với người Kitô hữu, chúng ta mong chờ sự
trở lại của Đấng Cứu Thế đã chết và đã sống lại, được nhận biết là Chúa và là
Con Thiên Chúa. Còn đối với dân Do Thái là mong chờ vào ngày tận thế, Đấng Cứu
Thế sẽ ngự đến, mà dung mạo của Người còn ẩn khuất. Sự mong chờ này kéo theo bi
kịch là không biết hay không nhận ra Đức Kitô Giêsu.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
PHÊRÔ HOÀNG VĂN ĐẠT (SH)
MARIA TRỊNH THỊ MƠ (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1967) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN SỬ (HH)
MARIA TRẦN THỊ PHƯỢNG (HH)
12 12
X Thứ Hai tuần XXIV Mùa TN.
Danh
thánh Đức Maria
1 Cr 11: 17-26. 33 / Lc 7: 1-10
13 13 Tr Thứ
Ba tuần XXIV Mùa TN.
Thánh Gioan
Kim Khẩu,gmtsht.
Lễ nhớ. 1 Cr 12: 12-14.
27-31/Lc 7: 11-17
Kỷ niệm ngày qua đời (1989)
- Cha Giuse Nguyễn Thanh Khiết (K. 0)
14 14
Đ Thứ Tư tuần XXIV Mùa TN.
SUY TÔN THÁNH GIÁ. Lễ kính.
Ds 21: 4b-9 / Pl 2: 6-11 / Ga 3: 13-17
PVGK: thánh vịnh riêng
PVGK: thánh vịnh riêng
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
PHAOLÔ TRẦN THẾ MINH (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾT (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2002):
MARIA NGUYỄN THỊ KÉM (SH)
15 15
Tr Thứ Năm tuần XXIV Mùa TN.
Đức Mẹ Sầu Bi. Lễ nhớ.
1 C 15: 1-11 / Ga 19: 25-27 hoặc
Lc 2: 33-35. PVGK: Thánh vịnh riêng
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1957)
- Cha Antôn Nguyễn Thanh Minh
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
ANTÔN NGUYỄN TRUNG DŨNG (HH)
MARIA ĐINH THỊ SÁNG (HH)
16 16
Đ Thứ Sáu tuần XXIV Mùa TN.
Thánh Cornêliô, Ghtđ và
Thánh Cyprianô, Gmtđ. Lễ nhớ.
1 Cr 15: 12-20/ Lc 8: 1-3
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG THANH PHONG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ QUYÊN (TM)
17 17
X Thứ Bảy tuần XXIV Mùa TN.
Thánh Robertô Bellarminô, Gmtsht (Tr).
1 Cr 15: 35-37. 42-49/ Lc 8: 4-15
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
PHANXICÔ NGUYỄN THANH PHONG (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1989):
FIOAN VŨ VĂN KIỂM (TĐ)
18 18 X CHÚA NHẬT XXV MÙA TN
Am 8: 4-7 / 1 Tm 2: 1-8 / Lc 16: 1-13
Thánh Vịnh Tuần 1
Thánh Vịnh Tuần 1
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Giuse Nguyễn Quốc Vận (2011)
Chầu MTC
thay Gp:Khánh Bình, Đông Hòa, Bình Sơn.
GIÁO LÝ CỘNG
ĐỒNG
H. Hội Thánh Công
Giáo có liên hệ với các tôn giáo ngoài Kitô giáo thế nào?
T. Hội Thánh Công
Giáo nhìn nhận những điều tốt đẹp và chân thật trong các tôn giáo khác đều phát
xuất từ Thiên Chúa và có thể chuẩn bị cho việc đón nhận Tin Mừng, thúc đẩy sự
hợp nhất nhân loại trong Hội Thánh của Đức Kitô.
CHIA SẺ
- Hội Thánh Công giáo có liên hệ với
các tôn giáo ngoài Kitô giáo, xuất phát từ chỗ tất cả nhân loại có cùng chung
một nguồn gốc và một mục đích tối hậu là Thiên Chúa Quan phòng, đầy lòng nhân
hậu, muốn cứu độ tất cả mọi người cho đến khi những người được chọn được hợp
nhất trong Thành thánh. (NA,1)
- Tiếp đến, Hội Thánh nhìn nhận nơi các
tôn giáo khác một sự tìm kiếm “trong bóng tối và trong hình ảnh” vị
Thiên Chúa chưa được biết đến, nhưng gần gũi, bởi vì chính Ngài ban cho mọi
người sự sống, hơi thở và mọi sự và bởi vì chính Ngài muốn tất cả mọi người đều
được cứu độ. Tuy nhiên, trong cách thực hành tín ngưỡng của mình, người ta cũng
biểu lộ những giới hạn và những sai lầm làm méo mó hình ảnh Thiên Chúa.
- Để quy tụ lại tất cả con cái của
Thiên Chúa đã bị tội lỗi làm tản mác và lạc lối, Chúa Cha đã muốn tập họp toàn
thể nhân loại vào Hội Thánh của Con Ngài là Hội Thánh Công giáo. Cùng với Hội
Thánh, chúng ta phải thực thi sứ mệnh cao cả này.
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1997):
MARIA TRẦN THỊ ĐÀO (TĐ)
19 19 X Thứ
Hai tuần XXV Mùa TN.
Thánh Januariô, Gmtđ (Đ)
Cn 3: 27-34/ Lc 8: 16-18
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN THANH HOÀNG (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ MỸ DUNG (HH)
20 20 Đ Thứ Ba tuần XXV Mùa TN.
T.Anrê Kim Têgon, T.Phaolô Chong Hasang và các bạn tử
đạo. Lễ nhớ
Cn 21: 1-6. 10-13/ Lc 8: 19-21
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
GIUSE TRẦN HOÀNG TRUNG (TM)
MARIA TRẦN THỊ THU THÚY (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1994) ÔB:
ĐAMINH ĐÀO NGỌC CHÂU (SH)
MARIA NGÔ THỊ THANH HỒNG (SH)
21 21 Đ Thứ Tư tuần XXV Mùa TN.
THÁNH MÁTTHÊU, TÔNG ĐỒ,
TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG. Lễ kính.
Ep 4:1-7,
11-13/Mt 9:9-13
PVGK: Thánh vịnh riêng
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
GIOAN VŨ VĂN MINH (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ THU HỒNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1967):
GIOAN HOÀNG VĂN SƠN (HH)
22 22
X Thứ Năm tuần XXV Mùa
TN.
Gv 1: 2-11 / Lc 9: 7-9
Kỷ niệm ngày qua đời (1999)
- Cha Luy Gonzaga Nguyễn Hiếu Lễ (Bò Ót)
23 23
X Thứ Sáu tuần XXV Mùa TN.
Gv3: 1-11 / Lc 9:1-6
Thánh Piô
năm dấu, Lm (Tr).
Gv 3: 1-11/ Lc 9: 18-22
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1965):
MARIA TRỊNH THỊ TRÝ (TM)
24 24
X Thứ Bảy tuần XXV Mùa TN.
Gv 11: 9 – 12: 8/ Lc 9: 43b-45
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1986):
ROSA VŨ THỊ THẢO (HH)
25 25 X CHÚA
NHẬT XXVI MÙA TN
Am 6: 1a. 4-7 / 1 Tm 6: 11-16 / Lc 16: 19-31. Thánh
Vịnh Tuần 2
Ngày Trung Thu. Cầu cho thiếu nhi.
Hc 42: 15-16; 43,1-2.6-10/Mc 10: 13-16
Chầu MTC
thay Gp:Nhà Têrêxa,Vĩnh Bình, Kinh Xáng, Bò Ót.
GIÁO LÝ CỘNG
ĐỒNG
H. “Ngoài Hội Thánh
không có ơn cứu độ” nghĩa là gì?
T. Nghĩa là những ai biết rằng Hội Thánh được Đức Kitô thiết lập và cần
thiết cho ơn cứu độ, mà không muốn gia nhập hay không kiên trì gắn bó với Hội
Thánh thì không thể được cứu độ. Tuy nhiên, những ai chân thành đi tìm Thiên
Chúa, hoặc sống theo lương tâm ngay thẳng, thì vẫn có thể đạt được ơn cứu độ
muôn đời.
CHIA SẺ
- Theo nghĩa tích cực, khẳng định này
có nghĩa là toàn bộ ơn cứu độ phát xuất từ ĐK là Đầu và nhờ Hội Thánh là Thân
Thể của Người. “Vì vậy những ai biết rằng Hội Thánh Công giáo được TC thiết
lập nhờ Chúa Giêsu Kitô như phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn
gia nhập, hoặc không muốn kiên trì sống trong Hội Thánh này, thì không thể được
cứu độ.” (LG 14)
- Lời khẳng định này không nhắm tới
những người không biết Đức Kitô và Hội Thánh của Người mà không do lỗi của họ:
“Quả vậy, đối với những ai không biết đến Tin Mừng của Đức Kitô và Hội Thánh
mà không do lỗi của họ, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động
của ân sủng,cố gắng chu toàn thánh ý của Ngài bằng các công việc theo sự hướng
dẫn của lương tâm, thì họ có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời” (LG 16)
Tuy vậy, Hội Thánh vẫn có bổn phận, và đồng thời là một quyền thánh thiêng,
phải rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người.
26 26
X Thứ Hai tuần XXVI Mùa TN.
Thánh Cosma và Thánh Đamianô, Tđ.
G 1: 6-22/ Lc 9: 46-50
27 27 Tr Thứ
Ba tuần XXVI Mùa TN.
T. Vinh Sơn Phaolô, Lm. Lễ nhớ
G 3: 1-3. 11-17. 20-23/ Lc 9: 51-56
G 3: 1-3. 11-17. 20-23/ Lc 9: 51-56
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1994) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HỮU LỄ (HH)
MARIA VƯƠNG THỊ THU YẾN (HH)
28 28 X Thứ Tư tuần XXVI Mùa TN.
T. Venceslaô, Tđ.
T. Lôrensô Ruiz và các bạn Tđ (Đ).
G 9: 1-12. 14-16 / Lc 9: 57-62
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1977)
- Cha Giuse Nguyễn Hữu Duy
- Cha Phêrô Hoàng Văn Ngần
- Cha Giuse Đỗ Anh Tuấn
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Simon Nguyễn Quang Duy (1995 - Sài Gòn)
- Cha Vincent Đặng Xuân Hải (2006 - F2)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2010):
MARIA LÊ THỊ CẬY (TM)
29 29
Tr Thứ Năm tuần XXVI Mùa TN.
TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE, GABRIE, VÀ RAPHAE. Lễ kính.
Đn
7:9-10, 13-14 / Ga 1:47-51
PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn mạng các giáo xứ:
- (LX) Bò Ót
- (VA) Vạn Đồn [B1]
- (RG) Đông Hoà
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1977):
MARIA ĐẶNG THỊ GÁI (TM)
30 30 Tr
Thứ Sáu tuần XXVI Mùa TN.
Thánh Giêrônimô, Lmtsht. Lễ nhớ.
G 38: 1. 12-21; 40: 3-5 / Lc 10: 13-16
GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA
THÁNG 09 / 2016
♥♥♥
Ngày
01/09/2016
Thứ Năm T22 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):
Lc 5, 1-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: MẺ LƯỚI ĐẦY CÁ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su đang ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét. Người thấy dân chúng chen lấn nghe
Người giảng đông đảo quá thì xuống thuyền ông Si-mon Phê-rô ngồi giảng cho họ dễ nghe. Giảng xong Người
bảo ông Phê-rô chèo thuyền ra chỗ sâu thả lưới bắt cá. Ông thưa là đã thức suốt
đêm thả lưới mà không bắt được con cá nào. Nhưng vâng lời Người, ông cũng thả
lưới. Và khi kéo lên, lưới đầy những cá, đến nỗi muốn rách.
Thấy vậy ông Phê-rô hết sức kinh
hãi, sấp mình thờ lạy Chúa phép tắc và xưng mình hèn mọn bất xứng trước mặt
Chúa. Tất cả những bạn đồng nghiệp của ông cũng đều ngạc nhiên kinh hãi như
thế. Nhưng Chúa bảo: Đừng sợ! Từ nay anh em sẽ lưới bắt người như bắt cá. Và
các ông đã bỏ hết mọi sự mà đi theo Chúa lưới người, là làm tông đồ giúp việc
giảng đạo Chúa.
Vâng Lời Chúa, tin Lời Chúa, có Chúa hiện diện, Phê-rô và các bạn đồng
nghiệp đã được một mẻ lưới đầy cá. Muốn làm mọi vịêc được kết quả dồi dào, cần
phải có Chúa, vâng nghe Lời Chúa. (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sẵn sàng từ bỏ mọi sự để phụ giúp Chúa chưa?....
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, sao mà dân chúng chen lấn theo Chúa đông đảo quá vậy? Sao mà
thánh Phê-rô thức suốt đêm mà không bắt
được con cá nào hết vậy?...
Lạy Chúa, con hiểu rồi. Vì dân chúng thấy Chúa phép tắc, đã cứu họ khỏi
bệnh tật khốn khổ, nên họ tuôn đến Chúa, để nhờ Chúa thương cứu giúp. Và sở dĩ
thánh Phê-rô vất vả suốt đêm mà không bắt được con cá nào là vì không có Chúa ở
với ông, không có Chúa quyền năng cao cả giúp sức ông.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con thấy đó mà hết lòng tin
tưởng Chúa uy quyền phép tắc, tin tưởng Chúa làm được tất cả mọi sự để cứu giúp
chúng con phần hồn cũng như phần xác. Chúng con hèn mọn yếu đuối lắm. Nếu không
có Chúa ở với chúng con, ban ơn giúp sức cho chúng con, chúng con không làm
được việc gì…
Và xin Chúa cho chúng con biết bắt chước các tông đồ đầu tiên này, sẵn sàng
bỏ mọi sự mà theo Chúa, làm tôi Chúa, giúp Chúa lưới bắt nhiều người về cho
Chúa, bằng lời cầu nguyện, bằng sự hy sinh và gương sáng đời sống chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su bảo ông Si-mon Phê-rô: Đừng sợ, từ nay anh sẽ
bắt người như bắt cá. Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo
Người.” (Lc 5, 10) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 02/09/2016
Thứ Sáu T22 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 5, 33-39
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: VẤN ĐỀ CHAY TỊNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thấy môn đệ Chúa Giê-su không ăn chay, các môn đệ Gio-an thắc mắc hỏi Chúa:
Sao chúng tôi và các môn đệ người biệt phái ăn chay, còn môn đệ ông thì ăn uống
như thường? Chúa đáp: Không ai bắt khách dự tịêc cưới ăn chay khi chàng rể đang
ở giữa họ. Lúc nào chàng rể đi rồi, họ mới ăn chay... Thời xưa ăn chay là để
mong đợi Chúa Cứu Thế. Nhưng Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế đã đến ở giữa loài
người rồi, nên môn đệ Chúa không phải chay tịnh nữa. Khi nào Người bị đem đi
đóng đinh trên Thập Giá, thì các môn đệ mới phải buồn rầu chay tịnh, để mong chờ
Người sống lại.
Chúa đã đến đem đạo mới, luật mới cho loài người. Không thể hoà hợp luật
mới của Tân Ước với luật cũ của Cựu Ước được. Nếu hoà hợp luật cũ với luật mới
sẽ làm hại cả hai, như xé áo mới vá vào áo cũ, như đổ rượu mới vào bầu da cũ:
làm như thế thì cả hai áo đều hư, cả rượu và bầu da cũng hỏng hết, tức là cả
đạo cũ và đạo mới của Chúa đều không đem lại lợi ích gì cho loài người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có lo ăn chay hãm mình để chuẩn bị đón Chúa trở lại
không?... (thinh lặng 1 lát).
Hằng ngày tôi lo đổi mới hoàn hảo hơn hay cứ mãi ù lì
trong nếp sống cũ đầy thiếu sót?...(thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, qua lời giải đáp hôm nay, Chúa muốn chúng con thấy rõ: Chúa đã
đem luật mới, luật Phúc Âm của Chúa đến cho loài người chúng con, để chúng con
tuân giữ mà được cứu rỗi. Không thể hoà hợp luật mới của Chúa với những lề thói
phàm tục của chúng con. Luật Phúc Âm, luật bác ái công bình của Chúa đòi hỏi
chúng con phải đổi mới hoàn toàn não trạng ích kỷ, tham lam, hẹp hòi của chúng
con.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa,
biết lo đổi mới cuộc sống chúng con cho phù hợp với luật Phúc Âm, hằng ngày
biết hãm dẹp thói tham lam, ích kỷ, hẹp hòi thiển cận của chúng con, biết sống
công bình bác ái với mọi người, để chúng con không làm hại, không làm xấu đạo
Chúa, mà làm sáng danh Chúa và bảo đảm cho phần rỗi chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…. (thinh lặng 1
lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá vào áo cũ, vì như vậy,
không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.” (Lc 5,
36) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
03/09/2016
Thứ Bảy T22 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 1-5
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
CON NGƯỜI LÀM CHỦ NGÀY SA BÁT
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Ngày hưu lễ(sa bát), Chúa Giê-su và các môn đệ đi ngang qua đồng lúa, và
các môn đệ thấy đói quá thì bứt lúa ăn cho đỡ đói. Nhóm biệt phái thấy vậy thì
thắc mắc hỏi Chúa: sao môn đệ ông làm việc cấm trong ngày hưu lễ? Chúa liền hỏi
lại: Các ông không biết vua Đa-vít và
thuộc hạ làm gì khi đói sao? Ông và đoàn tuỳ tùng đã vào Đền Thờ lấy bánh ăn,
thứ bánh mà chỉ có tư tế mới được phép ăn, vì khi cần thiết khẩn cấp thì khỏi
phải giữ luật nghỉ việc xác. Và Chúa nói cho họ biết: Người là chủ ngày hưu lễ,
Người là Thiên Chúa là Đấng sáng lập ra luật nghỉ việc xác vì lợi ích phần hồn
phần xác cho loài người. Người có quyền bãi bỏ luật đó; Người minh chứng các
điều thêm thắt của họ không hợp với ý muốn của Chúa.
Lề luật được lập ra vì con người, chớ không phải con người được dựng nên vì
lề luật. Chúa lập ra lề luật là để giúp chúng ta làm đúng theo ý muốn của Người
để được cứu rỗi. Nếu vì trung thành giữ luật mà làm tổn hại đến mạng sống và
phần rỗi là làm sai Thánh Ý Chúa. (thinh
lặng 1 lát).
Tôi bắt buộc kẻ khác giữ luật Chúa và Hội Thánh quá khắt
khe hẹp hòi không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi giữ luật Chúa vì muốn làm theo Thánh Ý Chúa hay để
được mọi người khen ngợi? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, người biệt phái xưa lo khắt khe giữ các luật lệ nhỏ mọn, còn
những điều quan trọng cần thiết thì họ lại coi thường. Lẽ ra họ phải tỏ lòng
yêu thương bác ái môn đệ Chúa đã phải chịu đói khát vì Chúa, họ lại phê bình
kết án đủ thứ. Trường hợp các môn đệ Chúa đói bứt lúa ăn trong ngày hưu lễ,
chẳng những lề luật không bắt tội gì, vì đây là nhu cầu khẩn thiết, nó còn nói
lên cho chúng con biết: các ông đã hy sinh chịu khó theo Chúa, giúp việc Chúa,
các ông không quản ngại đói khát nhọc nhằn làm tôi Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và những người giúp việc giảng đạo Chúa, biết bắt
chước môn đệ Chúa, hằng ngày biết chịu cực chịu khổ, làm tôi Chúa, chịu cực
chịu khó lo cho phần rỗi linh hồn đồng bào đồng loại chúng con, dù có phải hy
sinh thời giờ, sức khoẻ, tiền của, tính mạng, chúng con cũng vui lòng chịu khó
vì Chúa. Xin cho chúng con biết lo tuân giữ luật Chúa và luật Hội Thánh theo
đúng ý Chúa muốn…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Vào ngày Sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng
lúa; các môn đệ bứt lúa, vò trong tay mà ăn. (Lc 6, 1)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày
04/09/2016
Chúa Nhật T23 TN Năm C
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 14, 25-33
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem để
chịu chết chuộc tội loài người. Có rất đông người đi theo Chúa. Dịp này Người
nói cho họ biết: ai muốn theo Người, làm môn đệ Người phải có bốn điều kiện:
- Phải yêu mến Người hơn mọi người
thân thuộc.
- Phải sẵn sàng chịu gian nan khốn
khó hằng ngày.
- Phải hy sinh tất cả, kể cả mạng
sống.
- Phải suy nghĩ cẩn thận trước khi
quyết định theo Người, như kẻ sắp xây tháp hoặc sắp giao chiến, để khỏi phải
thất bại dở dang.
Như thế, chúng ta thấy theo Chúa không phải là việc dễ dàng tầm thường.
Nhưng đây là việc khó khăn và quan trọng, cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng cẩn thận
trước khi quyết định, không thể chỉ nhìn mục đích, mà còn phải suy tính, chọn
lựa phương thế để đạt đến mục đích, để khỏi dở dang thất bại. Hai dụ ngôn người
xây tháp và ông vua đi giao chiến nói lên ý nghĩa đó. (thinh lặng 1 lát).
Tôi theo Chúa hay theo ma quỷ xác thịt thế gian ?...
(thinh lặng 1 lát).
Muốn theo Chúa tôi phải làm gì?.... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con muốn theo Chúa, tôn
thờ Chúa, giúp việc Chúa, vì chỉ có Chúa mới đem lại cho con sự sống đời đời.
Còn ma quỷ xác thịt thế gian chỉ làm hại làm khổ con thôi…
Xin cho gia đình con và mọi người biết suy nghĩ như thế, để chọn theo Chúa,
làm tôi Chúa.
Xin cho chúng con kính mến Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, mọi
người, kể cả những người thân yêu của chúng con. Xin cho chúng con sẵn lòng
chịu mọi sự cực, mọi sự khổ vì Chúa, như Chúa đã vui lòng chịu chết treo trên
khổ giá vì chúng con.
Xin cho chúng con biết suy tính kỹ lưỡng trước khi quyết định theo Chúa,
cho chúng con biết lo trau dồi huấn luyện con người chúng con cho phù hợp với
trách vụ của chúng con.
Lạy Chúa, Chúa biết chúng con yếu đuối lắm. Chúng con sợ hy sinh từ bỏ lắm,
xin Chúa ban ơn giúp sức chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em,
chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không
vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” (mời
CĐ đọc lại)
Ngày
05/09/2016
Thứ Hai T23 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 6-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
NGÀY SABÁT ĐƯỢC LÀM LÀNH HAY DỮ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Một ngày hưu lễ, Chúa Giê-su vào hội đường giảng dạy dân chúng. Ở đó có
người bại tay. Các luật sĩ và biệt phái rình coi Chúa có chữa bệnh cho người đó
không, cốt ý để tố cáo Chúa. Biết thế, Chúa Giê-su gọi người bệnh vào đứng giữa
họ và hỏi: Ngày hưu lễ nên làm điều lành hay việc dữ, nên cứu sống hay giết
chết? Họ làm thinh không trả lời, vì theo họ thì ngày hưu lễ phải nghỉ hết mọi
việc, kể cả việc chăm sóc chữa trị bệnh nhân, lấy cớ để tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng theo Chúa Giê-su thì việc tôn vinh Thiên Chúa tốt nhất là thương cứu giúp
mọi người, nhất là người nghèo khổ bệnh tật, những người tội lỗi bê tha, nên
Người đã làm phép lạ chữa cho người bại tay này được khỏi, trước sự căm tức của
nhóm biệt phái và luật sĩ. Họ tự coi mình là trọn lành và trung thành với lề
luật, nhưng thực sự họ bất trung với lòng nhân lành của Chúa và tình bác ái yêu
thương đồng loại.
Ngày nay,
Chúa Giê-su cũng hỏi chúng ta: Ngày Chúa Nhật nên làm điều lành hay việc dữ,
cứu sống hay giết chết? (thinh lặng 1 lát).
Ngày Chúa Nhật tôi làm việc lành hay việc tội?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có dùng ngày Chúa Nhật để thờ phượng Chúa và cứu giúp
hồn xác anh chị em tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa qua bài Phúc Âm hôm nay, Chúa muốn dạy cho con biết: con phải giữ
luật nghỉ việc xác ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa đúng theo ý Chúa, không phải
giữ luật đó cách máy móc hình thức bề ngoài, mà vì lòng mến Chúa yêu người.
Con nghỉ việc xác để đọc kinh dâng lễ thờ phượng Chúa, để con dành thời giờ
làm việc lành, việc thiện, làm việc tông đồ bác ái giúp đỡ đồng bào đồng loại
chúng con.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết giữ luật nghỉ việc
xác ngày Chúa Nhật đúng theo ý Chúa muốn, cho chúng con tránh khỏi thói giữ luật
nghỉ việc xác theo hình thức bề ngoài, mà không làm ích gì cho chúng con và cho
anh chị em chúng con, nhưng cho chúng con biết dùng ngày Chúa Nhật để tôn vinh
Thiên Chúa, để lo cho phần rỗi chúng con và cứu giúp phần hồn phần xác mọi
người xung quanh chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su nói với họ: ‘Tôi xin hỏi các ông ngày sabát,
được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay huỷ diệt ?’” (Lc 6, 9) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
06/09/2016
Thứ Ba T23 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 12-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
CHÚA CHỌN MƯỜI HAI TÔNG ĐỒ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su lên núi, thức suốt đêm cầu nguyện với Chúa Cha, rồi chọn mười
hai người trong số các môn đệ làm tông đồ, để sai đi rao giảng Phúc Âm cho mọi
dân mọi nước. Như thế chứng tỏ Người luôn luôn hiệp thông và tuân ý Chúa Cha,
nhất là trong việc hệ trọng là chọn những kẻ làm chứng cho Người, những kẻ cộng
tác và sau này thay thế cho Người mà đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Các ông
đã được tuyển chọn cẩn thận, thế mà cũng còn có kẻ phản bội! Các tông đồ là:
Phê-rô , An-rê, Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma,
Gia-cô-bê hậu, Si-mon, Ta-đê-ô, và Giu-đa là kẻ nộp Chúa.
Rồi Chúa xuống núi cùng với các tông đồ môn đệ. Dân chúng từ khắp nơi tuôn
đến xin Người cứu chữa bệnh tật và khử trừ ma quỷ. Người đã chữa họ khỏi hết,
vì Người là Đấng Cứu Thế, luôn luôn sẵn sàng thương yêu cứu giúp mọi người.
Mỗi người đều được Chúa giao cho một sứ mạng đặc biệt đối với gia đình, xã
hội và Giáo Hội. Chúng ta có bổn phận chu toàn sứ mạng đó, không ai làm thế cho
ai được. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có lo chu toàn sứ mạng Chúa giao không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có biết cầu nguyện trong lúc gặp gian nan thử thách,
hoặc khi phải quyết định điều gì hệ trọng không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy mỗi khi Chúa sắp làm việc gì, nhất là những việc hệ
trọng như việc chọn mười hai tông đồ hôm nay. Chúa luôn tìm nơi thanh vắng cầu
nguyện với Đức Chúa Cha, để tỏ lòng tùng phục hiệp nhất với Chúa Cha, và chắc
chắn cũng để dạy con phải cầu nguyện luôn, nhất là trong những lúc con có việc
hệ trọng phải định đoạt hay thi hành, những lúc con gặp gian nan thử thách ở
đời.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia
đình Công Giáo biết siêng năng cầu nguyện hằng ngày trong giờ kinh sáng tối,
nhất là những dịp quan trọng cần thiết trong đời sống chúng con.
Xin Chúa chọn trong gia đình chúng con nhiều người dâng mình giúp việc
giảng đạo Chúa, cho chúng con biết lo chu toàn sứ mạng Chúa phú giao. Và xin
cho chúng con biết noi gương Chúa, sẵn sàng yêu thương cứu giúp mọi người phần
hồn phần xác…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và
Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn
đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là tông đồ.”(Lc 6, 12-13) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
07/09/2016
Thứ Tư T23 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 20-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HẠNH PHÚC
THẬT
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su nhìn các môn đệ và nói: bây giờ anh em nghèo khó, buồn khổ, bị
bắt bớ vì Thầy thì anh em thật có phúc vì phần thưởng đời sau của anh em rất
lớn.
Nhưng khổ cho những ai ngày nay giàu có, no đủ, vui sướng và được người ta
ca tụng, vì sau này họ sẽ phải khổ cực lầm than.
Chúa nói có vẻ nghịch lý: làm sao nghèo khổ mà có phúc, còn giàu sang mà vô
phúc. Thật sự Chúa có ý nói những kẻ nghèo khó khổ cực mà biết nghĩ đến Chúa,
cầu khẩn Chúa, trông cậy Chúa, ngày sau sẽ được Chúa thưởng hạnh phúc. Còn
người giàu có sung túc thường ỷ lại tự đắc và ham mê vui sướng thế gian mà quên
Chúa bỏ Chúa, nên ngày sau phải khốn khổ vì bị phạt đời đời.
Chúa Giê-su dạy cho chúng ta biết những gì đem lại hạnh phúc thật, hạnh
phúc bền vững. Đó là sẵn lòng hy sinh chịu khó hằng ngày và hết lòng tin tưởng
phó thác vào Chúa.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi muốn được hưởng hạnh phúc thật, hay hạnh phúc giả đời
này?... (thinh lặng 1 lát).
Muốn được hưởng hạnh phúc thật, tôi phải làm sao?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, tính tự nhiên con rất sợ nghèo đói đau khổ. Vậy mà Chúa lại bảo
nghèo khổ thì có phúc, còn giàu sang vui sướng thì phải khốn khổ. Thật con khó
mà làm theo Lời Chúa dạy nổi…
Nhưng mà lạy Chúa, con có ráng sức làm theo Lời Chúa thì con mới hưởng được
hạnh phúc thật.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết sống theo thánh ý Chúa, nếu
gặp cảnh nghèo nàn khốn khó thì vui lòng chấp nhận vì lòng mến Chúa và luôn
luôn tin tưởng phó thác vào Chúa. Còn nếu Chúa cho con giàu sang sung túc, thì
phải biết dùng của cải Chúa ban mà lo cho phần rỗi linh hồn chúng con và giúp
đỡ kẻ khác, để dù giàu sang hay nghèo khổ, chúng con cũng được Chúa thương ban
cho hạnh phúc đời này, nhất là hạnh phúc vô cùng đời sau…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ‘Phúc
cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em... nhưng
khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của
mình rồi.” (Lc 6, 20-24)
mời CĐ đọc lại)
Ngày
08/09/2016
SINH NHẬT ĐỨC MẸ
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):
Mt 1,1-16.18-23
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
TA LÀ ĐOÀN CON THIÊN CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nhờ còn giữ
được gia phả, một gia đình người Hàn Quốc đã tìm được nguồn gốc của mình là nhà
Lý ở Việt Nam. Họ hãnh diện về dòng dõi hoàng gia của họ. Thánh Kinh vẫn dùng
từ “gia phả” để chỉ tính liên đới của nhiều người thuộc nhiều thế hệ phát sinh
từ một gia đình, một nguồn cội. Khi thuật lại gia phả Đức Giêsu, Thánh Kinh
muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa loài người từ thời A-đam đến Chúa Ki-tô.
Nếu vì liên đới với A-đam và chịu hậu quả bởi tội của A-đam, thì nay, trong Đức
Ki-tô, dòng dõi con người cho đến ngày tận thế được ban phúc trở nên dòng dõi
các kẻ tin, dòng dõi được Chúa chọn. Hiểu như thế, Mẹ Ma-ri-a không khỏi vui
mừng hân hoan, vì Mẹ được thuộc về dòng dõi Đức Ki-tô. (thinh
lặng 1 lát).
Qua bí tích Thánh Tẩy, bạn thuộc về gia đình Thiên Chúa, là dòng dõi các
thánh. Có niềm hạnh phúc và tri ân nào nơi tâm hồn bạn, khiến cuộc đời bạn nhảy
mừng ngợi khen Thiên Chúa như Đức Ma-ri-a không? (thinh lặng 1 lát).
“Tôi thích nhà nguyện nhỏ nơi tôi chịu phép Rửa tội hơn là nhà thờ lớn
thành Reims, nơi tôi được phong vương”. Lời vua thánh Lu-y nhắc bạn điều gì? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Cha, con cảm tạ Cha đã tái sinh và cho con trở nên con của Cha trong bí
tích Thánh Tẩy. Xin cho con biết hãnh diện tuyên xưng Cha trọn cả cuộc đời của
con.
Xin cho con và gia đình con biết ghi nhớ ngày rửa tội, tên thánh, nhà thờ
nơi mình được rửa tội, và người đỡ đầu của mình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Như thế tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua
Đa-vít là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon là mười bốn
đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời. (Mt 1,17)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày
09/09/2016
Thứ Sáu T23 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 39-42
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: LẤY CÁI XÀ
RA TRƯỚC ĐÃ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su nói cho các môn đệ biết: mù dắt mù thì chắc chắn cả hai sẽ sa
xuống hố, nghĩa là nếu các môn đệ không thông giỏi đạo lý, không sáng suốt thì
không thể dạy dỗ chỉ bảo ai đến với Chúa được. Các ông cần phải học hỏi với
Chúa là Thầy dạy mọi sự, vì các ông không thể nào thông suốt bằng Chúa, trò
không thể hơn Thầy.
Và các ông phải lo sửa chữa lỗi lầm của mình trước, để xứng đáng sửa dạy kẻ
khác... Phận mình nhơ bẩn đầy tội lỗi và nết xấu thì làm sao mà khuyên bảo ai
được, sửa lỗi ai được? Phải lấy cái xà ra khỏi mắt mình, rồi mình mới thấy mà
lấy cọng rác ở trong mắt kẻ khác ra được. Chính mình phải nên lành nên thánh
rồi mới dạy bảo kẻ khác nên lành nên thánh được. Như Chúa Giê-su đã làm gương
trước khi giảng dạy.
Muốn tấn tới trên đàng nhân đức trọn lành, cần phải giúp đỡ nhau. Cho được
giúp đỡ nhau, phải biết mình biết người. Biết rõ điều tốt việc xấu để cải
thiện, thăng tiến. Chúa Giê-su là Ánh Sáng, là Đường soi dẫn chúng ta. Mỗi ngày
cố gắng trở nên giống Người hơn, đó là lý tưởng đời sống Ki-tô hữu.
(thinh lặng 1 lát).
Mọi người trong gia đình tôi có lo giúp nhau tấn tới trên
đường nhân đức không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có tập sống giống Chúa Ki-tô mỗi ngày một hơn không?.
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, qua Lời Chúa dạy hôm nay, Chúa muốn chúng con lo học biết Chúa
chu đáo đầy đủ, để chỉ bảo dạy dỗ con cháu chúng con, những người chúng con có
trách nhiệm dạy bảo và những người xung quanh chúng con biết Chúa tin Chúa. Và
Chúa cũng bảo chúng con phải sửa chữa lỗi lầm, chừa bỏ mọi thói hư tật xấu của
chúng con, để làm gương đạo đức thánh thiện cho mọi người, nhất là để sửa đổi
những người thân yêu trong gia đình chúng con nên người và xứng đáng làm con
Chúa.
Xin Chúa giúp gia đình chúng con làm đựơc như vậy. Xin cho chúng con luôn
luôn nhớ mình tội lỗi, dốt nát, hằng ngày biết lo sửa đổi đời sống cho tốt,
hằng ngày biết siêng năng nghe giảng dạy và học hỏi cho biết Chúa nhiều hơn;
cho chúng con biết bắt chước Chúa, biết lo làm gương lành gương sáng trước khi
dùng lời nói mà dạy bảo sửa lỗi kẻ khác…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su còn kể cho các môn đệ dụ ngôn này: ‘Mù mà lại
dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai không sa xuống hố?’”
(Lc 6, 39) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
10/09/2016
Thứ Bảy T23 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi
1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 43-49
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su dạy bảo thêm các môn đệ: các ông phải có lòng đạo đức thánh
thiện, lòng đạo đức thánh thiện này được tỏ hiện ra bên ngoài bằng những lời
nói việc làm tốt lành như cây tốt sinh trái tốt...
Muốn có lòng đạo đức thánh thiện, phải biết lắng nghe và làm theo Lời Chúa
dạy. Ai nghe và làm theo Lời Chúa dạy thì giống như người khôn xây nhà mình
trên đá vững chắc, nghĩa là sẽ sống một đời sống đạo đức thánh thiện, sống bền
vững trong ân nghĩa Chúa. Còn ai nghe Lời Chúa mà không đem ra thực hành thì
giống như người xây nhà trên đất, sẽ phải sụp đổ khi gặp bão bùng giông tố,
nghĩa là người đó thiếu lòng đạo đức, thiếu ơn Chúa, nên khi bị ma quỷ xác thịt
thế gian cám dỗ thử thách, sẽ dễ dàng sa ngã...
Giá trị đời người ở nơi việc làm tốt lành của họ. Cho được làm điều tốt
việc lành, cần thanh tẩy tâm hồn. Vì lòng đầy tràn điều tốt đẹp mới thể hiện ra
bên ngoài bằng lời nói việc làm tốt.
Lời Chúa giúp chúng ta kiên vững trong đàng lành khi
chúng ta biết đem thực hành hằng ngày trong đời sống. (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có làm theo Lời Chúa dạy chưa?...(thinh lặng 1 lát).
Đời sống đạo hạnh của tôi vững vàng kiên cố, hay khi thì
sốt sáng lúc nguội lạnh biếng lười?... (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con phải có lòng đạo đức thánh thiện, và phải tỏ
ra đạo đức thánh thiện bằng những việc làm cụ thể tốt lành, để xứng đáng làm
môn đệ Chúa, vì môn đệ đích thực của Chúa không phải chỉ có thiện chí hay chỉ
biết nói, mà điều cốt yếu là phải làm những việc lành, những việc thiện, những
việc có ích cho hồn xác kẻ khác.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo biết xây nhà linh hồn
mình trên nền đá vững chắc, là hằng ngày biết lắng nghe và làm theo Lời Chúa
dạy, để chúng con ngày càng trở nên trọn lành thánh thiện, ngày càng được thêm
ơn Chúa giúp, để dù có ma quỷ xác thịt thế gian lôi cuốn thử thách, chúng con
cũng luôn luôn sống kiên cố trong ơn nghĩa Chúa, luôn luôn siêng năng làm việc
lành phúc đức, và biết dùng lời nói việc làm hằng ngày mà làm sáng danh Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Không có cây nào tốt mà lại sinh quả sâu, cũng chẳng có
cây nào sâu mà lại sinh quả tốt. Tại sao anh em gọi Thầy: Lạy Chúa! Lạy Chúa!
Mà anh em không làm điều Thầy dạy?” (Lc 6, 43-46) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
11/09/2016
Chúa Nhật T24 TN Năm C
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 15, 1-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
CHÚA VUI MỪNG VÌ TỘI NHÂN HỐI CẢI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Bài Phúc Âm hôm nay tường thuật lại ba dụ ngôn nói lên lòng thương xót của
Thiên Chúa đối với người tội lỗi, nhất là bày tỏ nỗi vui mừng lớn lao của Ngài
khi thấy tội nhân ăn năn hối cải.
Hai dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc bị mất nói lên lòng thương yêu chăm
sóc mọi người, muốn cứu vớt hết loài người, không bỏ rơi một ai. Niềm vui của
Chúa là tìm lại được tội nhân, kẻ đã lạc mất. Người mục tử tìm được chiên thì vác
trên vai chạy về nhà, mời bạn bè chia vui; Người phụ nữ tìm được đồng quan, mời
lối xóm chung mừng. Đó là Thiên Chúa vui mừng phấn khởi vì kết quả đã đạt được:
tôi nhân sẵn lòng hối cải trở về với Thiên Chúa tình thương...
Trong dụ ngôn người con hoang đàng, chúng ta càng thấy rõ tình yêu vô biên
của Thiên Chúa đối với các kẻ có tội, và nỗi vui mừng lớn lao của Người khi
thấy họ ăn năn hối cải.
Thiên Chúa là Cha nhân hâu Ngài tôn trọng tự do của con cái là chúng ta.
Ngài không bao giờ bắt ép ai. Ngài cho chúng ta tự chọn Ngài hay lìa xa Ngài.
Nhưng Ngài luôn yêu thương, luôn trông chờ, và hết sức vui mừng đón rước chúng
ta trở về với Ngài.
Và niềm vui của Chúa còn nhân lên khi thấy đứa con lớn ghen tương mà biết
thông cảm hoà giải với em. Chúa muốn chúng ta cộng tác với Ngài, thương giúp kẻ
tội lỗi ăn năn hoán cải. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có thương xót kẻ tội lỗi, người lạc xa Chúa không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có giúp Chúa dẫn đưa họ về với Chúa không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi vui mừng khi thấy họ ăn năn hối cải, hay tôi ghen
tương chống đối ?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa thuơng xót kẻ có tội, Chúa muốn họ ăn năn hối cải để Chúa
tha thứ, chớ không bao giờ Chúa từ bỏ họ. Và Chúa luôn tìm kiếm chờ đợi họ trở
về với Chúa, để Chúa tha thứ, để Chúa vui mừng. Không có gì làm cho Chúa vui
mừng bằng thấy những kẻ lạc lầm ăn năn hoán cải…
Xin cho gia đình con và những kẻ tội lỗi thấy rõ lòng Chúa thương mà lo sớm
quay về với Chúa, lo ăn năn thống hối tội lỗi chúng con đã phạm mất lòng Chúa,
để Chúa tha thứ Chúa vui mừng.
Và xin cho chúng con luôn làm cho Chúa vi bằng cách sống trung thành với
Chúa hằng ngày, hy sinh từ bỏ mọi sự và phụ giúp Chúa dẫn đưa những anh chị em
lạc xa Chúa trở về với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con... (thinh
lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội
lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải
sám hối ăn năn”. (mời CĐ đọc lại)
Ngày
12/09/2016
Thứ Hai T24 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 7, 1-10
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
TÔI KHÔNG ĐÁNG RƯỚC NGÀI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nghe tin Chúa Giê-su vào thành Ca-phac-na-um, một sĩ quan ngoại giáo liền
cậy nhờ những người làm lớn trong dân Do Thái đến xin Chúa chữa đầy tớ yêu quý
của ông đang hấp hối. Và các ông đã đến trình cho Chúa biết lai lịch của viên
sĩ quan này. Tuy ông là người ngoại đạo, nhưng ông rất có thiện cảm với đạo
giáo. Rồi các ông nài xin Chúa đến cứu chữa đầy tớ của ông, Chúa nhận lời.
Người còn đang đi dọc đường thì viên sĩ quan nhờ bạn hữu đến thưa không dám
rước Người về nhà, chỉ xin Người phán một lời cho bệnh nhân được khỏi, như ông
sai bảo lính và đầy tớ làm gì là họ làm theo. Chúa thấy viên sĩ quan này có đức
tin mạnh mẽ và lòng khiêm nhường thật như thế thì khen ngợi, và đã làm phép lạ
cho đầy tớ ông được khỏi bệnh.
Viên sĩ quan này là hình ảnh lương dân sẽ được gọi vào đạo Chúa, vì hễ ai
có lòng tin Chúa thì chắc chắn sẽ được Chúa thương cứu vớt.
Trước mặt Chúa, viên sĩ quan này đã biết nhìn nhận thân phận hèn kém của
mình, mặc dù ông ta có quyền hành phần nào, nhưng bất lực trong việc cứu sống
đầy tớ của mình. Và ông tin Chúa làm được việc mà chính ông không thể làm được,
vì Người là Thiên Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa làm được tất cả những gì tôi không thể
làm được không? (thinh lặng 1 lát).
Tôi có xin Chúa thương cứu giúp phần hồn phần xác mọi
người trong gia đình như viên sĩ quan này chưa?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con biết chắc thế nào Chúa cũng chữa cho đầy tớ viên sĩ quan này
khỏi bệnh, vì ông ta là người ngoại đạo, là người chưa biết Chúa, mà khi nghe
danh Chúa thì đem lòng mộ mến tin tưởng, mau mắn cậy nhờ người này kẻ nọ đến
cầu khẩn Chúa, và hết lòng khiêm nhượng hạ mình xuống trước uy quyền Chúa. Thật
ông ta xứng đáng đại diện cho người ngoại giáo sau này sẽ được nhìn biết thờ
phượng Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết bắt chước ông, lo cầu
nguyện cho nhau, hết lòng tin tưởng chạy đến Chúa, hết lòng khiêm nhượng cầu
khẩn Chúa thương giúp chúng con trong mọi việc, nhất là trong những lúc chúng
con gặp gian thử thách phần hồn cũng như phần xác. Và xin Chúa cũng thuơng cho
những người lương xung quanh chúng con được nhìn biết tin tưởng Chúa như viên
sĩ quan này…
Xin Chúa nhậm lời chúng con.. (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Tôi đã không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin
Ngài cứ nói một lời thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh.” (Lc 7, 7) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
13/09/2016
Thứ Ba T24 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 7, 11-17
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: HÃY CHỖI DẬY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su cùng các môn đệ và dân chúng đến thành Na-im. Người thấy người
ta khiêng đi chôn đứa con độc nhất của một bà goá. Người thấy bà than khóc thì
chạnh lòng thương, nên làm phép lạ cho con bà sống lại. Mọi người thấy vậy thì
hết sức kinh ngạc và ngợi khen Thiên Chúa, vì Người đã đoái thương đến cứu giúp
dân Người. Và tin lạ này đồn ra khắp nơi.
Phép lạ Chúa cho người chết này sống lại báo trước ngày Chúa sẽ sống lại,
sau khi chịu chết chuộc tội loài người; đồng thời phép lạ này cũng dạy cho mọi
người biết sự chết phần xác ám chỉ sự chết của linh hồn do tội lỗi. Và Chúa
Giê-su chịu chết để tiêu diệt tội lỗi, để đem lại sự sống cho linh hồn.
Thấy người mẹ đau khổ khóc lóc, Chúa Giê-su chạnh lòng thương. Người cứu
con bà để an ủi bà. Phải chăng Người muốn dạy chúng ta phải yêu thương giúp đỡ
nhau trong cơn gian nan thử thách phần hồn phần xác? (thinh lặng 1 lát).
Tôi có thương yêu giúp đỡ anh chị em trong cơn khốn khó
phần hồn phần xác không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cần Chúa cứu sống phần linh hồn tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa không cầm lòng nổi trước sự đau khổ của bà goá này và trước
cái chết của con bà, vì Chúa rất thương yêu chúng con. Chúa không muốn cho
chúng con phải đau khổ chết chóc, nhất là chết về phần linh hồn. Và chính vì để
cứu rỗi linh hồn chúng con được sống và được hưởng phúc đời đời mà Chúa đã vui
lòng chịu chết khốn khổ trên thập giá. Xin Chúa thương ban cho con và mọi người
trong gia đình con biết lo chỗi dậy, biết lo ăn năn mỗi khi sa ngã phạm tội mất
lòng Chúa, biết lo xa lánh chừa bỏ tội lỗi, biết lo giữ mình sạch tội hằng
ngày, để linh hồn chúng con được sống và đáng được Chúa thưởng đời đời.
Xin Chúa cho chúng con biết noi
gương Chúa, thương yêu giúp đỡ phần hồn phần xác anh chị em chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su nói: Này người thanh niên, tôi bảo anh hãy
chỗi dậy! Người chết liền ngồi lên.”
(Lc 7, 14-15) (mời
CĐ đọc lại)
Ngày
14/09/2016
Suy
Tôn Thánh Giá
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):: Ga 3,13-17
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
TÌNH YÊU CHÚA QUA
THÁNH GIÁ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thập giá là một dụng cụ người Rôma dùng để hành hình
người phạm tội nặng mà không phải là công dân Rô-ma. Vậy mà Thiên Chúa đã dùng
nó làm công cụ cứu độ và diễn tả tình yêu của Ngài với con người. Vì yêu con
người, Ngài đã trao ban cho chúng ta điều quý giá nhất là chính Người Con Duy
Nhất của Ngài: Đức Giê-su. Thánh Gio-an đã khẳng định tình yêu trao ban ấy: “Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Con Một đã chịu chết trên thánh giá
theo kế hoạch yêu thương của Chúa Cha. Như thế, việc chúng ta suy tôn Thánh Giá
là cách nhìn nhận và suy tôn tình yêu của Thiên Chúa. Khi suy tôn Thánh Giá, ta
cũng sung sướng tuyên xưng như thánh Phao-lô: “Ước chi tôi chẳng hãnh
diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Gl
6,14). (thinh lặng một lát)
Thánh Giá là biểu tượng của Kitô giáo. Thánh giá nói lên
tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, được Đức Giê-su thực hiện qua cái
chết trên thánh giá. Khi suy tôn Thánh Giá là bạn suy tôn tình yêu Thiên Chúa,
bạn cũng được kêu mời sống tình yêu như Đấng đã vì yêu mà chết cho bạn. (thinh lặng một lát)
Tôi có thường xuyên nhìn lên Thánh Giá để nhớ mình được
Chúa yêu thương và dâng lời cảm tạ Ngài không?
(thinh lặng một lát).
Cầu nguyện theo Lời Chúa (Không đọc)
Lạy Chúa, hằng ngày chúng con vẫn nhìn lên Thánh Giá và
làm dấu thánh giá. Xin cho tình yêu Chúa qua thánh giá thấm sâu vào cõi lòng
chúng con, để chúng con ngày càng yêu mến Thánh Giá. Amen
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai
tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16) (mời cộng đoàn đọc
lại)
Ngày 15/09/2016
ĐỨC
MẸ SẦU BI
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 2,33-35
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Liền ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá, phụng vụ Giáo Hội mừng
lễ Đức Mẹ Sầu Bi như biểu hiện sự liên kết, gắn bó và hiệp thông của Mẹ Ma-ri-a
trong sứ mạng cứu chuộc của Đức Giê-su, con Mẹ. Thông thường, khi nhận một công
việc hay sứ mạng nào, người ta thường nghĩ đến chuyện hơn-thiệt, lợi-hại… Thế
nhưng, với Đức Ma-ri-a thì khác. Hai tiếng “Xin Vâng” trong ngày Truyền Tin đã
dẫn dắt Mẹ tới đỉnh cao của sự tận hiến cho Thiên Chúa. Nhờ đó, Mẹ được thông
phần với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-su, kết hợp những đau khổ của cuộc đời Mẹ
với cuộc Khổ Nạn của con mình, và cuối cùng, được chung hưởng vinh quang phục
sinh với Người. Học nơi Mẹ sự vui tươi, nhẫn nại, kiên trì trong đau khổ, chúng
ta sẽ có được thái độ tích cực hơn khi đứng trước những đau khổ mà Chúa gởi đến
trong cuộc đời mình.
Nhìn lại cuộc đời Đức Mẹ qua các trang sách Tin Mừng, bạn
được mời gọi hiệp thông với Mẹ trong những đau khổ nơi bản thân để thánh hóa
chính mình, và cùng kết hợp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô nhằm mưu ích cho
phần rỗi của mình và người khác. (thinh lặng một lát).
Đau khổ là
điều không ai muốn, nhưng lại không thể tránh trong cuộc đời. Vấn đề còn lại
của chúng ta là: Tôi có thái độ nào trước đau khổ? (thinh lặng một lát).
Đức Mẹ đã
đón nhận đau khổ trong sự kiên trì, nhẫn nại; nhờ đó Mẹ đã được Chúa thưởng
công vinh thắng. Noi gương Mẹ, tôi có biết đón nhận lấy những đau khổ đời mình
như một cơ hội để thanh luyện bản thân, và thông phần đau khổ với cây thập giá
của Chúa Cứu Thế không?
(thinh lặng một lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
HÁT :
Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy
con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn
đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
ÐK. Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua
hôm nay và ngày mai xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai
và suốt đời.
2. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy
con hai tiếng xin Vâng. Mẹ ơi! Ðường đi phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn
muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
3. Mẹ ơi! Mẹ
tin nơi Chúa an bài. Mẹ nên phúc ân muôn loài, nơi Mẹ đoàn con tuôn đến nương
thân. Mẹ ơi! niềm tin bên Mẹ rạng rỡ. Lòng con sao còn bỡ ngỡ, xin Mẹ dạy con
hai tiếng xin vâng. (thinh lặng một lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Còn chính Bà, một
lưỡi gươm sẽ đâm thâu tận tâm hồn Bà.” (Lc 2,35a) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 16/09/2016
Thứ Sáu T24 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 8, 1-3
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
NHỮNG NGƯỜI THEO GIÚP CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Trong ba năm đi giảng đạo, Chúa Giê-su nhờ mười hai Tông đồ và bảy mươi hai
môn đệ phụ giúp. Ngoài ra còn có nhiều người nữ cũng giúp đỡ Chúa, như bà
Ma-ri-a Mac-đa-la, bà Gio-an-na, bà Su-san-na... Các bà đã được Chúa chữa cho
khỏi bệnh tật, ma quỷ, được Chúa giải phóng khỏi quan niệm hẹp hòi khinh thường
phụ nữ của người xưa. Các bà biết ơn , nên theo giúp Chúa giảng đạo, nhất là lo
về phần vật chất cho Chúa và các tông đồ môn đệ.
Để chu toàn sứ mạng Chúa Giê-su đã đi khắp các thành thị làng mạc rao giảng
Tin Mừng Cứu độ, và cần nhiều người cộng tác, cả nam lẫn nữ. Người nam cũng như
người nữ đều được Chúa mời gọi phụ giúp Người trong công cuộc cứu rỗi đồng bào
đồng loại của mình.
Cộng tác với Chúa là sống ngày càng mật thiết gắn bó với Người, sẵn sàng hy
sinh phục vụ Người và đồng loại, như các tông đồ, môn đệ và các phụ nữ xưa....
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sống mật thiết gắn bó với Chúa không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có phụ giúp Chúa cứu rỗi linh hồn anh chị em tôi
chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, khi tạo dựng chúng con, Chúa không cần chúng con. Nhưng để cứu
rỗi chúng con, Chúa cần nhiều người giúp Chúa, người nam cũng như người nữ, như
các tông đồ, môn đệ và các phụ nữ xưa.
Xin Chúa cho mọi người trong gia đình con, cả nam lẫn nữ đều gắn bó với
Chúa, biết lo giúp việc Chúa, rao giảng đạo Chúa, làm sáng Danh Chúa, mỗi người
tuỳ theo ơn gọi, tuỳ theo khả năng và tánh tình riêng của mình mà phục vụ Chúa,
làm tôi Chúa. Tất cả mọi người nam nữ trong gia đình chúng con đều mang ơn
Chúa, đều được Chúa thương cho nhìn biết thờ phượng Chúa, đều được Chúa ban cho
nhiều ơn phần hồn phần xác. Chúng con nguyện suốt đời đem hết tài năng, sức
lực, tiền của phụng sự Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con.. (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Chúa Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc rao giảng và
loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người có Nhóm Mười Hai và mấy
người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh.” (Lc 8, 1) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 17/09/2016
Thứ Bảy T24 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 8, 4-15
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: HẠT GIỐNG LỜI CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thấy dân chúng từ khắp nơi tuôn đến đông đúc, Chúa Giê-su giảng cho họ nghe
dụ ngôn người gieo giống. Khi gieo có hạt rơi trên đường, bị người ta đạp và
chim ăn hết. Có hạt rơi trên đá, nó mọc lên nhưng vì thiếu ẩm ướt nên chết mất.
Có hạt rơi trong bụi gai, nó cũng mọc lên, nhưng bị gai góc chèn ép chết nghẹt.
Còn hạt rơi trên đất tốt thì sinh bông trái gấp trăm.
Các môn đệ nghe mà không hiểu nên xin Chúa giải nghĩa. Chúa liền giải thích
cho các ông hiểu, vì Người luôn dạy cho các ông biết mầu nhiệm Nước Trời. Người
chỉ giấu không cho kẻ kiêu ngạo biết.
Hạt giống là Lời Chúa, người gieo giống là Chúa Giê-su. Hạt rơi trên đường
chỉ hạng người nghe Lời Chúa rồi bỏ qua. Hạt rơi trên đá chỉ kẻ nghe Lời Chúa
thì chấp nhận nhưng vì không tin tưởng đủ nên khi gặp thử thách thì bỏ. Hạt rơi
trong bụi gai chỉ những người nghe Lời Chúa thì chấp nhận và thực hành nhưng vì
quá ham mê của cải giàu sang, nên Lời Chúa bị công việc trần gian lấn lướt. Hạt
rơi trên đất tốt chỉ những người thành tâm thiện chí sẵn sàng đón nhận Lời Chúa
và kiên tâm thực hành, nên sinh được nhiều bông trái là các nhân đức và phần
rỗi.
Lời Chúa không phải chỉ là chữ viết, mà là nguồn sống cho những ai đem ra
thực hành..... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có thực hành Lời Chúa không?....(thinh lặng 1 lát).
(thinh lặng 1
lát).
Tôi là mảnh đất tốt cho Lời Chúa mọc lên hay tôi là sỏi
đá? là gai góc?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con đọc dụ ngôn người gieo giống, con cảm thấy thắc mắc: sao Chúa
không chọn toàn đất tốt là những tâm hồn ngay chính mà gieo Lời Chúa cho khỏi
hoang phí.
Lạy Chúa, con hiểu rồi. Vì Chúa thương hết mọi người, Chúa muốn cứu rỗi hết
mọi người, nên Chúa giảng Lời Chúa cho toàn thể loài người chúng con. Và Chúa
tôn trọng tự do chúng con. Chúa để cho chúng con hoàn toàn tự ý tự nguyện.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo được trở nên những khu
đất màu mỡ tốt tươi, là luôn luôn biết sẵn sàng vâng nghe và làm theo Lời Chúa
dạy, hằng ngày biết dẹp bỏ mọi thứ sỏi đá, gai góc, là những đam mê dục vọng
tội lỗi cản trở không cho chúng con thực hành Lời Chúa, để Lời Chúa lúc nào
cũng sống động trong chúng con, giúp chúng con sinh được nhiều bông trái thiêng
liêng, là các việc lành phúc đức chúng con làm hằng ngày trong đời sống, và
phần rỗi linh hồn chúng con và mọi người…
Xin Chúa nhậm lời chúng con.. (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Hạt rơi trên đất tốt chỉ những người thành tâm thiện chí
sẵn sàng đón nhận Lời Chúa và kiên tâm thực hành, nên sinh được nhiều bông trái
là các nhân đức và phần rỗi.” (Lc 8, 15)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 18/09/2016
Chúa Nhật T25 TN Năm C
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 16, 1-13
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề:
NGƯỜI QUẢN LÝ BẤT LƯƠNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Một người quản gia bị tố cáo tham lam của chủ, nên chủ bảo tính sổ và cho
nghỉ việc. Anh ta khôn khéo gọi những người mắc nợ chủ đến, và bớt số nợ cho
họ, để khi thôi làm quản gia, được họ giúp đỡ.
Anh ta là một con người bất lương xảo trá, nhưng Chúa Giê-su khen tài tháo
vát khôn khéo của anh, và dạy chúng ta bắt chước tài khôn khéo đó trong việc
dùng ơn Chúa mà lo cho phần rỗi.
Nhân dịp này, Chúa Giê-su cũng dạy chúng ta cách sử dụng tiền của. Nó là
phương tiện Chúa ban, để chúng ta dùng làm ích cho hồn xác chúng ta và đồng bào
đồng loại. Nó không phải là cùng đích, là cứu cánh. Nó chỉ là vật hay hư nát,
nay còn mai mất. Nếu không dùng nó đúng mục đích, nó sẽ làm hại chẳng những
phần xác, mà cả phần hồn chúng ta nữa.
Không trung tín trong việc nhỏ là việc sử dụng của cải đời này thì Chúa
không ban cho của cải chân thật là sự sống đời đời.
Phải chọn Chúa hoặc tiền của, không thể vừa làm tôi Chúa, vừa nô lệ của
cải. Kẻ nô lệ của cải không thể làm tôi Chúa tốt được..... (thinh lặng 1 lát).
Tôi dùng của cải Chúa ban để làm lợi cho hồn xác tôi và
anh chị em tôi hay làm khổ làm hại?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi làm tôi Chúa hay của cải?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa ban cho con của cải làm phương tiện cho phần xác con và anh
chị em con được sống, cho phần hồn được cứu rỗi.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết dùng của cải Chúa ban
đúng theo ý muốn của Chúa; đặc biệt chúng con dùng nó để lo phần rỗi linh hồn
chúng con và giúp đỡ anh chị em chúng con.
Xin cho chúng con luôn nhớ nó chỉ là phương tiện, chớ chẳng phải là cùng
đích của đời sống; cho chúng con đừng ham mê nó, chạy theo nó, tìm kiếm nó, đến
nỗi trở nên nô lệ nó, mà làm mất phẩm giá và linh hồn chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi
hết tiền hết bạc, họ sẽ rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.”
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 19/09/2016
Thứ Hai T25 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 8, 16-18
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: NGỌN ĐÈN
SÁNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su lấy thí dụ cây đèn để kết thúc dụ ngôn người gieo giống. Kẻ
được nghe Lời Chúa như ngọn đèn soi sáng cho mình và cho người khác, nghĩa là
phải đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống, và giảng rao Lời Chúa cho nhiều
người nghe, để họ cũng tin thờ Chúa như mình, chớ không được bỏ qua hoặc chỉ
giữ cho riêng mình, như người đốt đèn rồi đặt trong thùng hay giấu dưới gầm
giường. Trước kia vì hoàn cảnh khó khăn, Chúa phải rao giảng cách kín đáo. Nay
môn đệ Chúa phải rao giảng rõ ràng công khai cho mọi người biết Chúa, tin Chúa.
Vì thế phải lo chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa dạy, để ngày càng hiểu biết thêm,
chớ không nên kiêu ngạo tự đắc cho mình khôn ngoan tài giỏi, mà ngày càng nên
ngu muội mất mát hết cả hoa lợi lẫn hạt giống là Lời Chúa đã gieo vãi trong tâm
hồn mình.
Cần lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Lời Chúa là ánh sáng soi đường
chỉ lối cho chúng ta vào cõi trường sinh. Không nghe Lời Chúa rồi giữ lại cho
riêng mình, mà phải phổ biến ra xung quanh. Mỗi Ki-tô hữu được kêu gọi đem Lời
Chúa đến cho người khác... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa dạy và đem ra thực hành hằng ngày trong đời
sống không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi đem Lời Chúa đến cho anh chị em tôi hay giữ riêng cho
tôi?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã đem Lời Chúa từ trời xuống dạy dỗ con, cho con trở
nên muối ướp đèn soi, cho con và mọi người khỏi hư thúi phần xácvà nhất là phần
hồn. Và xưa vì hoàn cảnh khó khăn, Chúa phải giảng dạy cách kín đáo bóng bẩy;
nay chúng con phải đem Lời Chúa nói rõ cho mọi người biết.
Xin Chúa cho con và gia đình con biết chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa dạy bảo,
biết đem Lời Chúa ra thực hành hằng ngày trong đời sống, đồng thời biết noi
gương Chúa, đem Lời Chúa đến cho đồng bào đồng loại chúng con, để mọi người
nhìn biết thờ phượng Chúa, cho khỏi phải hư mất đời này và đời sau…
Nhất là xin Chúa cho những người giúp việc giảng đạo Chúa, biết rao truyền
Lời Chúa chẳng những bằng lời nói, mà còn bằng gương sáng đời sống của mình…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Chẳng có ai đốt đèn lấy hũ che đi hoặc đặt dưới gầm
giường, nhưng đặt trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng.” (Lc
8,10) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 20/09/2016
Thứ Ba T25 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 8, 19-21
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: THÂN NHÂN CỦA CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su đang giảng dạy thì Mẹ và anh em Người đến tìm Người... Đây là
những anh em họ hàng với Chúa, chớ không phải anh em ruột của Người, vì Đức Mẹ
chỉ sinh một mình Chúa Giê-su. Nhưng vì dân chúng đông quá nên các ngài không
vào gặp Chúa được. Thấy vậy có người báo cho Chúa biết. Người liền phán: “Mẹ và
anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.
Đức Mẹ đã tin và làm theo Lời Chúa, nên được làm Mẹ Chúa. Vì thế tất cả
những ai tin và thi hành Lời Chúa thì được gia nhập vào gia đình thiêng liêng
của Chúa, được làm anh em với Chúa, và cùng có một Cha chung trên trời.
Chúng ta càng chăm chỉ lắng nghe và thực hành Lời Chúa thì càng liên kết
chặt chẽ thân mật với Chúa. Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đã nêu gương trung thành
tuân hành ý Chúa cho chúng ta...(thinh lặng 1 lát).
Tôi muốn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su không?...
(thinh lặng 1 lát).
Muốn trở nên thân nhân của Chúa, tôi phải làm gì?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, ai nghe và làm theo Lời Chúa thì được gia nhập vào gia đình
thiêng liêng của Chúa, được sống trong tình yêu thương, thân thiện với Chúa,
được đồng hưởng gia nghiệp với Chúa, như Đức Mẹ xưa đã tin và thi hành Lời Chúa
nên được làm Mẹ Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người hằng ngày biết chịu khó đọc và tìm
hiểu Lời Chúa trong Kinh Thánh, chăm chỉ nghe những kẻ thay mặt Chúa trong Hội
Thánh giảng dạy Lời Chúa, và cố gắng đem ra thực hành hằng ngày trong mọi hoàn
cảnh của đời sống chúng con, để chúng con được Chúa nhận vào gia đình thiêng
liêng của Chúa, được làm anh em thân thiện với Chúa, được làm con một Cha trên
trời, và cùng được hưởng phần gia nghiệp với Chúa muôn đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con... (thinh
lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên
Chúa và đem ra thực hành.” (Lc 8, 21)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 21/09/2016
THÁNH MATTHÊU TÔNG ĐỒ THÁNH SỬ
Mõ
cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 9,9-13
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
MÓN QUÀ CỦA LÒNG TỪ NHÂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
“Ta đến để kêu gọi người tội lỗi”
vì Ta có lòng nhân từ. Thành quả của lòng nhân từ ấy chính là kêu gọi Lêvi,
người thu thuế, người bị coi là tội lỗi trở thành tông đồ Mátthêu của Chúa. Hơn
thế nữa, thánh nhân còn được chọn để viết sách Tin Mừng thứ nhất. Hơn cả sự
mong đợi của chính Ngài, và làm cho những người có đầu óc kỳ thị, phê phán phải
sững sờ. Nếu sự gian ác làm ta phải kinh ngạc, thì lòng thương xót cũng có tác
động không kém. Lòng thương đó được biểu lộ qua sự tha thứ, yêu thương, chọn
gọi, tin tưởng giao phó những sứ mạng cao cả. Chúa làm điều này vì Ngài biết rõ
điều mình làm và có khả năng xuyên thấu tâm hồn những người Ngài chọn lựa và
hoán cải.
Đây là một kết quả có hậu của điều
Chúa đã nói: Không có gì Thiên Chúa không làm được! Kết quả đó lắm khi làm ta
không dám tin vào mắt mình. Nhưng thực sự đã xảy ra. (thinh lặng một lát)
Có lần nào tôi không chịu tin vào sự đổi đời của người mình quen biết,
người này trước đây thật “không ra gì” dưới cái nhìn của ta không? (thinh lặng một lát)
Nếu có, tôi phải nghĩ thế nào về sức
mạnh của ơn Chúa?
(thinh lặng một lát)
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, lòng nhân từ có
sức hoán cải con người. Xin cho chúng con biết sống bao dung trong cách phán
đoán, và biết thương xót như mình muốn được Chúa và anh chị em xót thương.
Lạy Chúa Giêsu, ngày nay Chúa vẫn
tiếp tục thực hiện những hành động vì lòng nhân từ của Chúa khi ban cho tội
nhân ơn hoán cải. Xin cho con cảm nghiệm được lòng nhân từ ấy, để con không
ngạc nhiên và khó chịu vì ai đó đã được đổi đời. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“…Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế... Ta đến
để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9,13) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 22/09/2016
Thứ Năm T25 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 9, 7-9
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HÊ-RÔ-ĐÊ BỐI
RỐI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nghe đồn về những việc lạ Chúa Giê-su làm, dân chúng vì chưa nhận biết
Người là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, nên hoang mang thắc mắc, tưởng đây
là Gio-an Tiền Hô đã bị chém đầu mà nay sống lại, hay đây là ngôn sứ Ê-li-a tái
hiện hoặc một ngôn sứ nào? Nhất là vua Hê-rô-đê bối rối tự hỏi: Có phải Gio-an
Tiền Hô thật không? Và ông ta lo sợ cho ngai vàng của ông sẽ bị chiếm đoạt, ông
ta sẽ không được vinh thân phì gia sung sướng nữa. Thế là ông ta tìm cách gặp
Chúa cho biết rõ Người là ai, để ông ta khỏi hoang mang thắc mắc, và nếu cần
thì tìm cách loại trừ thủ tiêu, chứ thật tình ông ta không có ý gặp Chúa để tìm
biết Chúa, nhìn nhận Chúa.
Lương tâm không cho phép kẻ làm điều ác điều xấu yên ổn. Hê-rô-đê đã ra
lệnh chém đầu Gio-an Tẩy Giả là sứ giả của Thiên Chúa, vì thánh nhân đã can
gián ông ta lấy vợ của người anh. Một con người vô tội đã bị giết. Tội ác đó
đang giày vò lương tâm của Hê-rô-đê...(thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm theo tiếng nói của lương tâm không?...
(thinh lặng 1 lát).
Lương tâm có dày vò cắn rứt tôi điều gì không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con thường thấy những người làm ác làm tội luôn hoang mang lo sợ,
vì lương tâm dày vò cảnh cáo họ, vì tội ác ngày đêm ám ảnh họ, nhất là khi có
việc xảy ra liên quan đến kẻ mà họ âm mưu hãm hại như trường hợp của Hê-rô-đê
hôm nay. Ông đã cho chém đầu người vô tội là thánh Gio-an Tiền Hô, vì mê theo
xác thịt tội lỗi, nên khi nghe nói đến những việc lạ Chúa làm thì ông ta bối
rối sợ sệt, tưởng là thánh Gio-an đã bị ông chặt đầu chết rồi mà nay sống lại…
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người biết lo làm mọi việc theo tiếng nói
của lương tâm, ăn ngay ở lành, không làm gì xấu xa độc ác, để chúng con được
sống bình an, và đứng vững trong ngày Chúa phán xét chúng con.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra
thì phân vân lắm! Ông ta nói: Ông Gio-an, ta đã cho chém đầu rồi. Vậy thì ông
này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” (mời
CĐ đọc lại)
Ngày 23/09/2016
Thứ Sáu T25 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 9, 18-22
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THẦY LÀ ĐẤNG KI-TÔ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su cầu nguyện rồi hỏi các môn đệ: Người ta bảo Người là ai? Các
ông thưa: kẻ thì bảo Thầy là Gio-an, người thì cho Thầy là một ngôn sứ nào đó
đã sống lại, vì thật sự họ chưa biết rõ Thầy là ai! Chúa liền hỏi các ông: còn
các con, các con bảo Thầy là ai? Thánh Phê-rô
tuyên xưng Người là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa. Chúa thấy các ông
mặc dầu đã tin nhận Người là Đấng Thiên Sai, nhưng lòng tin của các ông còn
lệch lạc mơ hồ, nên nghiêm cấm các ông không được rêu rao cho ai biết, đồng
thời Người cũng báo trước cho các ông biết Người phải trải qua cái chết đau
khổ, và sau ba ngày mới được sống lại vinh quang, để chu toàn chức vụ Thiên Sai
của Người.
Chúa Giê-su chỉ kiến tạo được nước Người sau khi chết và sống lại. Chúng ta
cũng chỉ xây dựng được hạnh phúc Nước Trời, khi đi theo con đường khổ nạn Người
đã trải qua, và noi gương Người, vác thập giá hằng ngày, chết cho tội lỗi xác
thịt, hy sinh chịu khó làm việc phúc đức, để được sống lại vinh hiển với Người.
... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có đi theo đường thương khó và tử nạn của Chúa Giê-su
chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tuyên xưng cho mọi người nhận biết Chúa Giê-su là
Đấng Cứu Thế không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy Chúa cầu nguyện, con biết chắc Chúa sẽ làm một việc quan
trọng. Vì con thấy khi Chúa định làm việc gì, thì Chúa luôn cầu nguyện trước.
Mà thật đúng như thế, Chúa thấy dân chúng chưa biết Chúa hoặc biết Chúa cách
sai lạc, chỉ nhận Chúa như vị cứu tinh giải phóng họ khỏi nô lệ phần xác, khỏi
ách đô hộ của đế quốc La-mã, nên Chúa muốn thử các môn đệ coi các ông có nhận
biết Chúa rõ chưa. Và thánh Phê-rô đã
thay mặt các ông mà tuyên xưng Chúa là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người nhìn biết tin kính Chúa là Đấng Chúa
Cha sai đến để chịu chết chuộc tội chúng con, ban ơn cứu rỗi chúng con. Xin
Chúa cũng cho chúng con biết noi gương Chúa, siêng năng cầu nguyện và chết cho
tội lỗi xác thịt, để được sống lại vinh hiển với Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Và Người hỏi các ông
rằng: ‘Anh em bảo Thầy là ai?’ Ông Phê-rô
thưa : ‘Thầy là Đấng Ki-tô của
Thiên Chúa.’” (Lc 9, 18. 20)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 24/09/2016
Thứ Bảy T25 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 9, 43b-45
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CON NGƯỜI SẼ BỊ NỘP...
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Đang lúc dân chúng thán phục quyền năng cao cả, Chúa báo cho các môn đệ
biết cuộc khổ nạn của Người. Người sẽ bị nộp, sẽ bị giết chết để cứu chuộc loài
người, đó là sứ mệnh Người đã nhận lãnh nơi Chúa Cha. Nhưng các môn đệ không
hiểu Lời Người nói, vì tâm trí các ông còn hẹp hòi không thể chấp nhận một Đấng
Thiên sai uy nghi cao cả mà phải chịu chết đau khổ. Hơn nữa, các ông ước mơ
Người làm lớn để các ông được vinh thân. Nhưng không ai trong các ông dám hỏi
Chúa về ý nghĩa của lời đó, vì các ông sợ cũng bị quở như lần thánh Phê-rô cản
ngăn Người chịu chết.
Các phép lạ Chúa Giê-su làm gây kinh ngạc cho mọi người. Nhưng cuộc tử nạn
và phục sinh của Người mới là phép lạ lớn nhất mà chúng ta phải chiêm ngưỡng
thán phục và quý mến. Muốn được sống lại với Người, phải cùng chịu chết với
Người, vác thập giá theo Người: chết cho tội lỗi và mọi thói hư tật xấu, sẵn
sàng hy sinh chịu khó phụng sự Chúa và phục vụ mọi người.... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có muốn được sống lại với Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Muốn được sống lại tôi phải làm gì?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, đây là lần thứ hai Chúa bảo cho các môn đệ biết sứ mạng cứu rỗi
loài người chúng con bằng con đường đau khổ chết chóc của Chúa. Chúa phải chịu
chết để đem lại sự sống cho chúng con. Chúa phải chịu khốn khó để đem lại hạnh
phúc cho chúng con. Nhưng các môn đệ không hiểu Lời Chúa nói, vì tâm trí của
các ông còn thiển cận, và lòng dạ các ông còn ham mê địa vị chức quyền.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người hiểu được Lời Chúa, cho chúng con
ghi lòng tạc dạ rằng: chúng con có chịu đau khổ với Chúa, vì Chúa, chúng con
mới được cứu rỗi; chúng con có chịu chết cho tội lỗi, xác thịt, thế gian chúng
con mới đựơc sống lại vinh hiển với Chúa. Xin Chúa đừng để chúng con ham mê
chức quyền danh vọng sang giàu vui sướng ở đời, mà cho chúng con hằng ngày biết
chịu cực chịu khổ, vác Thánh giá theo Chúa, để chúng con cứu được linh hồn
chúng con và linh hồn anh chị em đồng bào đồng loại chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Con Người sắp bị nộp vào tay người đời. Nhưng các ông
không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bị che khuất, đến nỗi các ông
không nhận ra ý nghĩa.” (Lc 9, 44-45)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 25/09/2016
Chúa Nhật T26 TN Năm C
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 16, 19-31
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
LA-DA-RÔ NGHÈO VÀ NGƯỜI GIÀU CÓ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Một người giàu có ăn sướng mặc đẹp. Trong khi đó trước cửa nhà y có người
nghèo đói bệnh hoạn mà y không thương giúp. Và cả hai đều chết.
Số phận họ hoàn toàn đổi ngược, kẻ giàu có sung sướng lúc sống bây giờ phải
khốn khó đau khổ, còn La-da-rô khi sống nghèo đói khổ cực, nay được hạnh phúc
vui sướng.
Tại sao có sự đổi ngược như thế?
Tại vì người giàu này không biết dùng của cải Chúa ban. Thay vì sử dụng
tiền của để lo cho phần rỗi linh hồn và giúp đỡ tha nhân, y đã dùng nó để thoả
mãn xác thịt, sống ích kỷ xa hoa. Còn La-da-rô nghèo khổ đã sẵn sàng chấp nhận
như một thử thách Chúa trao, và hết lòng tin tưởng phó thác vào Chúa. Đúng là
sung sướng ích kỷ ở đời này, đời sau sẽ phải khốn khổ, xấu hổ. Biết chịu khó
chịu cực vì Chúa ở đời này, ngày sau sẽ được hạnh phúc vinh hiển...
Và người giàu có khốn khổ này lo lắng cho số phận của mấy anh em còn sống,
sợ họ cũng phải chết khổ cực như y, nên xin Ap-ra-ham cho La-da-rô về kêu gọi
họ ăn năn hoán cải. Nhưng vô ích, vì nếu họ đã không tin nghe lời những kẻ thay
mặt Chúa, thì lời một người ở đâu về nói với họ cũng chẳng ăn thua gì... (thinh lặng 1 lát).
Làm sao dù giàu hay nghèo cũng được Chúa thưởng?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có nghe lời những người thay mặt Chúa không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con hết lòng cám ơn Chúa, vì Chúa đã thương dạy cho con biết cách
làm, để dù giàu hay nghèo cũng được Chúa thưởng.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người biết lo dùng phương cách Chúa chỉ
dạy.
Nếu chúng con nghèo khó, túng thiếu,
bệnh tật, chúng con sẵn lòng chấp nhận vì lòng kính mến Chúa, luôn tin cậy phó
thác nơi Chúa.
Trái lại, nếu Chúa cho chúng con giàu có, sung túc, mạnh khoẻ, chúng con
biết dùng sức khoẻ và của cải Chúa ban mà lo thờ phượng Chúa, giúp việc Chúa,
và giúp đỡ anh chị em chúng con, nhất là những người nghèo khó đau ốm.
Xin cho chúng con biết nghe lời những kẻ thay mặt Chúa nhắc bảo, luôn làm
đúng theo cách Chúa chỉ dạy như thế, để ngày sau được Chúa thưởng đời đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi, còn
La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ La-da-rô được an ủi nơi
đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.”
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 26/09/2016
Thứ Hai T26 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 9, 46-50
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT?
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Các môn đệ suy tính coi ai sẽ làm lớn hơn hết trong các ông. Thật không thể
hiểu nổi các ông, các ông vừa nghe Chúa Giê-su loan báo về cái chết đau khổ của
Người, vậy mà các ông lại suy tính với nhau về chức tước địa vị! Chúa Giê-su
biết thế nên đem một trẻ nhỏ đến cạnh Người và nói: ai tiếp trẻ nhỏ này vì danh
Thầy là tiếp nhận Thầy. Và ai tiếp nhận Thầy là tiếp nhận chính Cha Thầy. Và ai
nhỏ nhất trong các con sẽ làm người lớn nhất... Chúa có ý dạy các môn đệ phải
trở nên giống trẻ nhỏ, sống đơn sơ khiêm tốn, không phô trương, không ham danh
vọng chức quyền.
Và thánh Gio-an vì nghe Chúa nói ‘Ai tiếp trẻ nhỏ vì danh Thầy’ thì nhớ có
người nhân danh Chúa mà trừ quỷ, mà người đó không phải là môn đệ Chúa, nên ông
ngăn cấm và mách với Chúa. Nhưng Chúa bảo không nên ngăn cấm người ta làm điều
lành việc thiện, vì kẻ nào không phản đối Chúa là cộng tác với Chúa. Chẳng
những không nên ngăn cấm, mà còn cần mời gọi nhiều người nhân danh Chúa mà cải
tạo gia đình, xã hội, để giải phóng con người khỏi lầm than đau khổ. Đó là điều
Chúa muốn mọi người cùng thực hiện với Người... (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có nhân danh Chúa mà trừ khử ma quỷ, xác thịt và mọi
sự dữ không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi sống đơn sơ khiêm tốn hay tham danh vọng chức
quyền?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy các tông đồ môn đệ đã được Chúa dạy dỗ chỉ bảo rất
nhiều. Vậy mà các ông vẫn còn hiểu sai lạc về sứ mệnh của Chúa. Các ông cứ mơ
tưởng Chúa sẽ thống trị thế giới, sẽ có quyền cao chức trọng, ăn trên ngồi
trước thiên hạ, nên các ông lo tranh giành chức tước địa vị với nhau, trong lúc
Chúa đang lo nghĩ đến cái chết đau khổ của Chúa, để cứu chuộc chúng con. Rồi
thánh Gio-an lại tranh giành đặc quyền đặc lợi, không muốn cho ai được tham dự
vào quyền hành của mình!
Lạy Chúa, các tông đồ môn đệ Chúa mà còn hèn kém như thế, thì con và mọi
người trong gia đình con còn kém hèn bậc nào nữa! Chúng con ích kỷ, tham lam,
ham mê giàu sang chức tước, rồi hằng ngày cứ cắm đầu lo làm giàu, lo làm sang
mà không lo sống đơn sơ khiêm tốn, không lo phục vụ giúp đỡ mọi người, không lo
cộng tác với người thiện chí mà làm việc lành việc thiện, không lo làm tôi
Chúa, giúp việc Chúa!
Xin Chúa thương tha cho chúng con hèn mọn yếu đuối. Xin Chúa thương thay
lòng đổi dạ chúng con, cho chúng con sống đúng, làm đúng theo ý Chúa muốn.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Các ông chợt suy nghĩ tự hỏi xem ai là người lớn nhất
trong các ông. Đức Giê-su biết điều các ông suy nghĩ trong lòng. Người liền đem
một em nhỏ đặt bên cạnh mình và nói với các ông: ‘Ai là người nhỏ nhất trong
tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất’.” (Lc 9, 46) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
27/09/2016
Thứ Ba T26 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn TM:) Lc 9, 51-56
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
DÂN LÀNG
SA-MA-RI TỪ KHƯỚC CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Bài Phúc Âm hôm nay
mở đầu giai đoạn cuối cùng của Chúa Giê-su. Người lên Giê-ru-sa-lem chịu chết
để chuộc tội loài người. Người không đi vòng ngả sông Gio-đan, mà muốn đi tắt
ngang qua sứ Sa-ma-ri, nên sai hai ông Gia-cô-bê và Gio-an đi trước dọn chỗ cho
Người. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì họ nghịch với dân Do Thái, mà
Chúa Giê-su lại là người Do Thái. Sở dĩ họ
nghịch với nhau là vì người Do Thái khinh dể người Sa-ma-ri, họ cho người
Sa-ma-ri là hèn hạ vì lai với nhiều dân khác, và vì niềm tin của họ có nhiều
điều khác biệt. Thấy vậy, hai ông Gia-cô-bê và Gio-an tức giận, tự ái, muốn trả
thù, nên xin Chúa cho lửa từ trời xuống thiêu sống họ. Nhưng Chúa quở trách
tính hung hãn, ưa báo thù của hai ông, vì Người đến không phải để giết chết mà
để cứu sống, không phải để gây chia rẽ mà để tạo sự đoàn kết yêu thương.
Chúa Giê-su luôn nhớ
đến sứ mạng của Người đã lãnh nhận nơi Chúa Cha: hiến thân chịu chết chuộc tội
loài người, Người đem tình thương, đem ơn cứu rỗi đến cho chúng ta. Người nhất
quyết lên Giê-ru-sa-lem để thi hành sứ mạng đó, mặc dầu Người biết phải chịu
nhiều hy sinh khổ nhục... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có hy sinh chịu khó thi hành sứ mạng Chúa phú giao, với gia đình, xã
hội và Giáo Hội không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi sống trong thù hận ghen ghét hay sống bác ái yêu thương?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa nhất
quyết lên Giê-ru-sa-lem để chịu chết chuộc tội chúng con, dân sứ Sa-ma-ri chẳng
những không chịu giúp Chúa mà còn từ chối đón tiếp Chúa. Và các Tông Đồ đến giờ
phút này cũng chưa thấm nhuần được tinh thần từ bi cứu vớt của Chúa; các ông
còn tự phụ, tự ái, còn thù hận oán ghét đủ thứ.
Lạy Chúa, chúng con
ngày nay cũng không khá gì hơn, Chúa đã chịu chết chuộc tội chúng con gần hai
ngàn năm rồi, mà nhiều người cũng chưa nhìn nhận ơn cứu rỗi của Chúa, từ chối
lòng thương xót của Chúa. Chúng con chia rẽ nhau, thù ghét nhau, cắn xé nhau,
vì tự phụ tự ái, và ích kỷ kiêu ngạo.
Xin Chúa cho gia
đình con và mọi người biết lo lãnh nhận ơn cứu rỗi của Chúa, nhìn biết thờ
phượng Chúa, cho chúng con biết học hỏi được tinh thần từ bi cứu độ của Chúa,
đoàn kết yêu thương cứu giúp mọi người, kể
cả những kẻ thù nghịch với chúng con.
Xin Chúa nhậm lời
chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.
Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: ‘Thưa
Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?’ (mời CĐ đọc lại)
Ngày
28/09/2016
Thứ
Tư T26 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc đoạn
TM:) Lc 9, 57-62
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ
đề:) ĐI THEO CHÚA...
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Vì danh tiếng Chúa
vang dội khắp nơi, nên trên đường lên Giê-ru-sa-lem, nhiều người đến xin theo
Chúa. Chúa nói rõ cho người thứ nhất biết: muốn theo Chúa, phải sống khó nghèo,
và chấp nhận nếp sống bấp bênh rày đây mai đó. Vì “con chồn có hang, chim trời
có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”. Đối với người thứ hai và thứ ba
còn bận bịu gia đình, Chúa bảo phải từ bỏ gia đình, phải hy sinh mọi tình cảm
thân thuộc, phải dứt khoát và hoàn toàn tận hiến vì Nước Chúa. Nếu theo Chúa mà
còn nhìn lại sau lưng, còn luyến tiếc gia đình thế sự thì không xứng đáng là
môn đệ Chúa, cũng không thể làm tôi Chúa bền vững được, vì thiếu lòng nhiệt
thành hy sinh, như Lời Chúa đã phán: không ai có thể làm tôi hai chủ được.
Đi theo Chúa, làm
môn đệ Chúa phải sống khó nghèo như Chúa, phải sống khắng khít với Người hơn
hết. Và cần phải dứt khoát không thể bắt cá hai tay, không được làm tôi hai
chủ, không thể vừa theo Thiên Chúa vừa tìm của cải danh vọng, vừa giúp Chúa vừa
bận bịu gia đình... (thinh lặng một lát).
Tôi có phải là môn đệ Chúa không?...
(thinh lặng một lát).
Tôi sống nghèo khó và khắng khít với Chúa chưa?...
(thinh lặng một lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con muốn
theo Chúa, con muốn làm môn đệ Chúa, nhưng con còn ham mê giàu sang vui sướng
thế gian quá. Con còn sợ khổ cực quá. Con còn mang nặng tình cảm gia đình thân
nhân quá. Con chưa dứt khoát nổi. Mà như thế thì con không thể làm tôi Chúa
được, con không xứng đáng làm môn đệ Chúa. Vì Chúa đã phán: “Ai muốn theo Ta,
phải bỏ mình, phải vác Thánh Giá mình hằng ngày mà theo Ta”.
Xin Chúa giúp con và
mọi người trong gia đình con can đảm hy sinh mọi sự vì Chúa, cho chúng con biết
chọn Chúa hơn là giàu sang vui sướng thế gian, hơn mọi tình cảm ở đời, cho
chúng con sẵn lòng chịu cực chịu khó hằng ngày, cho chúng con sống khó nghèo
siêu thoát, “tiên vàn lo kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính, còn các sự khác
Chúa sẽ ban cho chúng con”.
Xin Chúa nhậm lời
chúng con… (thinh lặng một lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ gối đầu...
Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau thì không thích hợp với Nước
Thiên Chúa.”
(Lc 9,58-62) (mời
CĐ đọc lại)
Ngày
29/09/2016
TỔNG LÃNH TT MICAEN, GÁPRIEL và RAPHAEL
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng
đoạn TM): Ga 1,47-51
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: NHẬN RA THIÊN CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Giáo huấn của Giáo Hội dạy rằng có một thế giới thần
thiêng trong đó gồm có thần lành thần dữ là thiên thần và ma quỷ ảnh hưởng đến
thế giới chúng ta. Thiên thần là sứ giả, là những thần linh phục vụ Thiên Chúa.
Thánh Kinh chỉ nêu tên ba vị Tổng lãnh thiên thần là Mi-ca-en, Gáp-ri-en và
Ra-pha-en với ý nghĩa:
– Mi-ca-en là “Ai bằng Thiên Chúa”.
– Gáp-ri-en là “Uy lực của Thiên Chúa”
– Ra-pha-en là “ Thiên Chúa cứu giúp”
Mi-ca-en là Đấng bảo trợ đặc biệt Hội Thánh, Gáp-ri-en là
sứ giả được sai đến với Đức Maria và Ra-pha-en là vị tổng lãnh hầu cận Thiên
Chúa.
Mi-ca-en giục chúng ta lòng tin Thiên Chúa là Chúa duy
nhất để nhờ đó chúng ta biết quy hướng mọi sự về Chúa. Ga-bri-en giục chúng ta
có lòng trông cậy vào Thiên Chúa quyền năng để nhờ đó chúng ta biết lệ thuộc
vào Chúa trong mọi sự. Ra-pha-en giục chúng ta có lòng mến Chúa nhờ đó chúng ta
gắn bó với Chúa trong mọi việc. (thinh lặng một lát).
Theo gương
và lời chỉ dẫn của các vị tổng lãnh thiên thần, tôi có tin vào một mình Thiên
Chúa vì không ai bằng Ngài không? (thinh lặng một lát).
Tôi có luôn
cậy trông vào Chúa, dù khó khăn thử thách đến đâu cũng không ngã lòng vì Chúa
có uy lực vô biên có thể giúp tôi vượt qua bất cứ mọi khó khăn không?
(thinh
lặng một lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con và mọi người trong gia đình
con biết theo gương và lời chỉ dẫn của
các vị Tổng Lãnh Thiên Thần, chỉ tin vào
một mình Thiên Chúa mà thôi vì không ai bằng Ngài.
Xin cho chúng con luôn cậy trông vào Chúa, dù khó khăn
thử thách đến đâu cũng không ngã lòng vì Chúa có uy lực vô biên có thể giúp
chúng con vượt qua bất cứ mọi khó khăn
nào.
Lạy Chúa, Chúa không bao giờ thất vọng về chúng con, vì
thế xin cho chúng con cũng không bao giờ thất vọng về chính mình, nhưng luôn
tin tưởng vào tình yêu của Chúa. Amen.
Xin Chúa nhậm lời
chúng con… (thinh lặng một lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thật, tôi
bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên
Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.” (Ga 1,51) (mời CĐ đọc lại)
Ngày
30/09/2016
Thứ Sáu T26 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người xướng TM:) Lc 10,13-16
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
CHẤP NHẬN HAY TỪ KHƯỚC CHÚA ?
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giê-su than trách các thành Khô-ra-din, Bét-sai-đa và Ca-phac-na-um,
vì Người đã rao giảng Tin Mừng, đã làm nhiều phép lạ cho họ, mà họ không chịu
tin, không chịu ăn năn trở lại với Chúa. Nếu Người làm các phép lạ này tại
thành Tia và Xi-đon, thì chắc chắn họ đã ăn năn sám hối. Vì thế đến ngày phán xét,
dân thành Tia và Xi-đon sẽ được xét xử khoan hồng, còn dân thành Kho-ra-din,
Bét-sai-đa, Ca-phac-na-um sẽ bị xét xử nặng hơn, vì họ đã được Chúa thương
nhiều mà không biết đền đáp, đã được dạy bảo nhiều mà ngoan cố không chịu tin
theo.
Ki-tô hữu là người sẵn sàng đón nhận Lời Chúa, sẵn sàng tiếp đón những kẻ
Chúa sai đến dạy bảo. Tội nặng nhất là đóng kín cửa tâm hồn, không chấp nhận ơn
cứu rỗi Chúa mang đến...
Và kẻ nào
càng nhận ơn Chúa nhiều, thì càng phải làm cho nó sinh hoa kết quả nhiều, bằng
không thì phải trả lẽ nặng nề...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có đóng kín cửa lòng, không đón nhận ơn cứu rỗi của
Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Đến ngày phán xét, tôi sẽ được Chúa xét xử khoan dung hay
sẽ bị kết án nặng nề?...(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, nghe Chúa than trách dân các thành Khô-ra-din, Bét-sai-đa và
Ca-phác-na-um mà con phát run sợ cho thân phận con và nhiều người trong gia
đình con. Chúng con còn được Chúa thương nhiều hơn dân các thành đó nữa. Chúng
con đã được Chúa thương nhìn biết Chúa, được Chúa dạy dỗ qua các vị đại diện
Chúa trong Hội Thánh, được Chúa ban ơn trợ giúp nhờ các Bí Tích Chúa lập. Vậy
mà chúng con có hết lòng ăn năn thống hối tội lỗi, hết lòng tin kính Chúa đâu.
Ngày nào chúng con cũng phạm tội mất lòng Chúa. Chúng con chạy theo ma quỷ xác
thịt thế gian. Chúng con cậy dựa vào thế lực tiền của hơn là tin cậy Chúa.
Xin Chúa thương tha thứ cho chúng con. Xin Chúa cho chúng con hết lòng ăn
năn trở lại với Chúa, tin kính thờ phượng Chúa suốt đời chúng con, để đến ngày
phán xét, chẳng những chúng con được Chúa xét xử khoan dung mà còn được Chúa
thưởng cho chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Khốn cho ngươi, hỡi Khô-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi
Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và
Xi-đon, thì từ lâu họ đã mặc áo vải thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối rồi.”
(Lc 10,13) (mời CĐ đọc lại)
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
NGÀY QUỐC KHÁNH CẦU CHO TỔ QUỐC
Chủ
tế : Anh chị em thân mến,
trong ngày mừng lễ Quốc Khánh chúng ta cùng nhau cầu xin Thiên Chúa ban bình an
cho mọi người, bình an tâm hồn lẫn thể xác. Chúng ta cùng cảm tạ và dâng lời
cầu xin:
1.
“Chúa ban Con của Người cho chúng ta” / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho các vị lãnh đạo dân Chúa,/ biết nhìn ra những con chiên
của mình là hình ảnh của Đức Kitô,/ để các ngài luôn yêu mến và dẫn dắt họ tiến
về thành Giêrusalem trên trời.
2.
“Chúa phán bảo về sự bình an cho dân Người” / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín
hữu luôn biết lắng nghe tiếng Chúa qua sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần,/ để họ
đáng được hưởng sự bình an nội tâm của con cái Chúa.
3.
“Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các nhà lãnh đạo Quốc Gia
biết yêu chuộng hòa bình,/ để họ đừng gây nên hận thù chia rẽ,/ nhưng là lo cho
dân nước được an cư lạc nghiệp.
4.
“Thầy để lại bình an cho các con”. / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng
ta,/ khi mừng lễ Quốc Khánh cũng biết kiến tạo hòa bình trong gia đình,/ để tổ
ấm của chúng ta là hình ảnh của Hội Thánh thu nhỏ được thể hiện cách tốt đẹp.
Chủ
tế: Lạy Chúa, Đất Nước chúng con được hiện diện trên thế
giới, là công khó nhọc của các bậc tiền bối chúng con. Xin Chúa nhận nơi chúng
con lòng thành vừa dâng lên Chúa, để chúng con sống xứng đáng là con rồng cháu
tiên, là con dân của Nước Trời. Chúng co cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
LỄ SINH NHẬT ĐỨC MARIA
Chủ
tế : Anh chị em thân mến,
hiệp thông với niềm vui chung của Hội Thánh mừng sinh nhật của Đức Maria hôm
nay, chúng ta xin Mẹ chuyển cầu lên Chúa những tâm tình ước nguyện sau đây:
1.
“Người sẽ đứng vững và chăn dắt trong sức mạnh của Chúa”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Thánh luôn biết tin tưởng,/ phó thác vào
sự hướng dẫn,/ che chở của Mẹ trên đường tiến về Thiên Quốc,/ nhất là biết bắt
chước những nhân đức của Mẹ.
2.
“Tôi sẽ hớn hở vui mừng trong Chúa”./ Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho mọi người biết nghe theo lời Mẹ răn bảo,/ biết sám hối và
canh tân cuộc sống,/ để đem lại hòa bình cho thế giới và niềm vui cho tâm hồn.
3.
“Mẹ đã sinh ra trong cảnh đơn sơ khó nghèo”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người nghèo khổ biết
theo gương Mẹ,/ sống tinh thần nghèo khó của Nước Trời,/ hầu xứng đáng chia sẻ
sự giàu sang của Thiên Chúa trên nơi vĩnh phúc mai sau.
4. “Vì
Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bạn trẻ trong giáo xứ
chúng ta,/ siêng năng dự lễ và rước lễ để đem Chúa vào môi trường sống của
mình.
Chủ
tế: Lạy Cha nhân ái, việc Đức Maria chào đời như rạng đông
báo hiệu mặt trời Công Chính là Đức
Giêsu Kitô. Xin nhận lời chúng con khẩn nguyện, để cùng Mẹ, chúng con luôn là
những chứng nhân giới thiệu Cha cho mọi người, Cha là Đấng Hằng Sống và hiển
trị muôn đời.
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Chủ
tế : Anh chị em thân mến,
thập giá là nơi Thiên Chúa biểu lộ tình thương tột đỉnh của Người đối với nhân
loại, và cũng là dấu chỉ vinh quang của người Kitô hữu. Chúng ta cùng cảm tạ
Chúa và dâng lời cầu xin:
1.
Từ hơn hai ngàn năm nay / Hội Thánh không ngừng rao giảng một Đức Kitô bị đóng
đinh trên thập giá để cứu độ loài người / Chúng ta
hiệp lời cầu xin chúa cho lời rao giảng của Hội Thánh / được nhiều người thành
tâm đón nhận.
2.
Trên thế giới ngày nay / nhiều người không còn muốn nghe đến việc vác thập giá
/ chấp nhận hy sinh gian khổ nữa / vì người ta thích đời sống an nhàn hưởng thụ
hơn / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa / thay đổi suy nghĩ của con người thời nay.
3.
Đức Kitô đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang / mặc lấy thân nô lệ / trở nên giống
phàm nhân / sống như người trần thế / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các Kitô hữu / biết noi gương khiêm tốn của Người.
4.
Làm dấu Thánh Giá / Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần / là
tuyên xưng ba mầu nhiệm chính trong đạo / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta
/ biết luôn làm dấu Thánh Giá một cách cung kính để biểu lộ niềm tin của mình.
Chủ
tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến thập giá một hình cụ ô nhục
nên dấu chỉ cứu độ. Xin cho chúng con luôn yêu mến và can đảm vác thập giá theo
chân Chúa đến cùng. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI
Chủ
tế : Anh chị em thân mến,
Mẹ Maria đã hiệp thông mật thiết vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô, nên Mẹ đã được
đặc cách tham dự vào cuộc khổ nạn Phục Sinh vinh hiển của Chúa. Nhờ công nghiệp
của Mẹ, chúng ta dâng lời nguyện xin.
1.
“Đây trẻ này được đặt lên khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay
được đứng dậy”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Thánh
luôn trung kiên bước theo Chúa Kitô dù gặp phải gian nan và bị bách hại,/ vì
chính Người cũng đã từng bị bách hại và bị giết chết.
2.
“Người đã học vâng phục và đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi Kitô hữu học gương Chúa Giêsu Kitô mà
sống và làm việc,/ hầu đem lại ơn cứu độ cho bản thân và mọi người.
3.
“Đức Trinh Nữ Maria là người có phúc, bà xứng đáng lãnh nhận ngành lá tử đạo”./
Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho những bà mẹ đang gặp đau khổ trăm chiều,/ được Chúa nâng
đỡ và xin cho họ biết nhìn mẫu gương tuyệt vời là Đức Maria,/ để họ kiên vững
trong niềm tin, cậy, mến.
4.
“Đứng gần Thập Giá Đức Giêsu có Mẹ Người”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa,/ được Đức Maria thúc giục nhiều người yêu thương đùm bọc,/ để
các em có điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá con người.
Chủ
tế: Lạy Chúa, Chúa đã đón nhận những đau khổ của Đức Maria và
cho Ngài được vinh phúc trên trời. Xin Chúa cũng thương nhận những ước nguyện
của chúng con, để chúng con cảm thấy được nâng đỡ ủi an trên con đường tiến về
quê hương vĩnh cửu. Chúng con cầu xin….
LỄ CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAEL, GABRIEL, RAPHAEL
Chủ
tế : Anh chị em thân mến,
các Tổng Lãnh Thiên Thần là những Đấng phục vụ Thiên Chúa. Các Ngài là những Sứ
Giả được Thiên Chúa sai đến với những người cần được cứu giúp. Hiệp cùng các Vị,
chúng ta dâng lời chúc tụng và nguyện xin.
1.
“Micael nghĩa là ai bằng Thiên Chúa”./ Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho Hội Thánh luôn vững vàng trong niềm tin vào Thiên Chúa duy
nhất,/ để nhờ đó biết quy hướng mọi sự về Chúa.
2.
“Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel là sứ giả của Thiên Chúa, đem Tin Mừng cứu độ đến
cho nhân loại”./ Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho ngày càng có nhiều dân tộc trên thế giới,/ nhận biết Tin Mừng cứu
độ để họ được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.
3.
“Raphael nghĩa là Thiên Chúa cứu giúp”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người đau yếu,/ bệnh
tật được nhiều người quan tâm giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất,/ để cuộc
sống của họ trở nên thanh thản và nhẹ nhàng hơn.
4.
“Các Tổng Lãnh Thiên Thần đều có phận vụ riêng và các Ngài chu toàn phận vụ của
mình cách hoàn hảo”./ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các thành phần dân Chúa
trong giáo phận, giáo xứ,/ biết hăng say cộng tác vào việc tông đồ với tinh
thần trách nhiệm và nhiệt thành.
Chủ
tế: Lạy Chúa, Chúa đã sai các Tổng Lãnh Thiên Thần đến cứu
giúp chúng con, thì xin Chúa cũng thương nhận những ước nguyện chúng con dâng
lên để niềm tin, cậy. mến của chúng con đượccủng cố trên đường lữ hành.
Chúng con cầu xin.
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN C
Chủ
tế : Anh chị em thân mến, lý tưởng người Kitô Hữu cần đạt
được trong cuộc sống trần gian là mỗi ngày một nên giống Chúa Giêsu hơn. Luôn
tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :
1.
Chúa Giêsu nói : / Anh em hãy học với tôi / vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm
nhường / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn noi gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu, Vị Mục tử
nhân hậu.
2.
Con người vốn có rất nhiều tham vọng : / muốn được giàu sang / đam mê quyền lực
/ thích được địa vị cao trong xã hội / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho mọi người / nhận thấy được tính mau qua của mọi thực tại
trần gian.
3.
Chúa ghét kẻ kiêu căng và thương người khiêm tốn / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu hiểu được chân lý này / để cố
gắng khiêm tốn và hiền lành trong cung cách xử sự của mình.
4.
Đức bác ái buộc người tín hữu phải tôn trọng nhân phẩm / và chia sẻ cơm áo cho
người nghèo khổ / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống bác ái như Chúa đã
dạy.
Chủ
tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa mời gọi chúng con hãy nên trọn
lành như Cha trên trời, mà một trong những phương thế hữu hiệu giúp người Kitô
Hữu đạt được mục tiêu này chính là sống theo Lời Chúa dạy trong Tin Mừng. Xin
cho chúng con ý thức được tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống đức tin
thường ngày. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN C
Chủ
tế : Anh chị em thân mến, có người nào biết được ý định
của Thiên Chúa? Ai hiểu được Chúa muốn gì? Với ước mong được Chúa ban Đức Khôn
ngoan và Thánh thần để giúp ta hiểu được thánh ý Người, chúng ta cùng dâng lời
cầu xin :
1.
Hội thánh luôn bênh vực những người thấp cổ bé miệng / bảo vệ những ai cô thế
cô thân / giúp đỡ những kẻ đói rách bần cùng / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa nâng đỡ các công cuộc từ thiện của Hội Thánh
trên khắp hoàn cầu.
2.
Ngày nay / tuy chế độ nô lệ không còn nữa / nhưng nhiều hình thức nô lệ khác
tinh vi hơn vẫn tồn tại và phát triển / làm mất hết tự do và phẩm giá của con
người / như việc buôn bán phụ nữ còn đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những nhà lãnh đạo các
quốc gia / sớm tìm được phương thế thích hợp / để tiêu diệt tội ác đáng kinh
tởm này.
3.
Trách nhiệm của người Kitô hữu / là cộng tác với hết thảy mọi người thành tâm
thiện chí / để xây dựng trái đất này ngày càng xinh đẹp và hữu ích hơn / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai tin Chúa / biết cố gắng thực hiện
trọn vẹn bổn phận cao quý này.
4.
Chúa Giêsu nói : / Ai không vác thập giá mình mà theo tôi / thì không thể làm
môn đệ tôi được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng
đoàn giáo xứ chúng ta / luôn can đảm đón nhận mọi thử thách / và trung kiên
bước theo Chúa mãi đến cùng.
Chủ tế : Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương và mời gọi chúng con
làm con cái Chúa. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống xứng danh người Kitô hữu,
để những anh chị em chưa nhận biết Chúa, nhìn vào đời sống của chúng con mà
nhận ra Chúa chính là tình yêu. Chúng con cầu xin
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN C
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương
xót. Người sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người có tội thật lòng ăn năn thống
hối. Tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa, chúng ta cùng khẩn khoản nài
xin:
1.
Hội thánh là dấu chỉ tình thương của Chúa / Chúng ta hiệp lời
cầu xin Chúa Thánh thần / tuôn đổ đầy trành tình yêu của Người vào tâm hồn mọi
thành phần Dân Chúa / để ai nấy đều trở nên sứ giả đem tình thương của Chúa đến
cho hết thảy mọi người.
2.
Hiện nay / có biết bao thanh thiếu niên bỏ nhà đi bụi đời vì rất nhiều nguyên
nhân khác nhau / trong số đó nổi bật nhất là do thiếu tình thương / và sự quan
tâm chăm sóc của cha mẹ / hoặc cha mẹ bất hòa hay ly dị / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình luôn là tổ ấm
tình thương / là nơi nương tựa cho mọi thành viên của mình.
3.
Thử thách gian truân nhiều khi làm cho con người lâm vào cảnh bế tắc / mất hết
niềm hy vọng để vui sống / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết chạy đến cùng Chúa khi gặp buồn phiền
đau khổ / để được Người nâng đỡ ủi an.
4.
Chúa yêu thương tất cả mọi người / không kỳ thị thiên tư / không phân biệt đối
xử với bất cứ ai / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng
đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn noi gương Người trong cách cư xử của mình.
Chủ
tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con phải tha thứ
cho nhau không chỉ bảy lần, mà đến bảy mươi lần bảy. Xin ban ơn giúp sức để
chúng con có thể sống trọn vẹn lời Chúa dạy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn
đời.
CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN C
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Đấng yêu thương và
muốn cứu độ hết thảy mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu
xin :
1.
Hội thánh là dấu chỉ ơn cứu độ cho muôn dân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần trong Hội thánh / biết luôn
quan tâm đến việc rao giảng Tin mừng cho mọi nước mọi dân.
2.
Hiện nay / vẫn còn có biết bao người không nhà không cửa / nghèo khổ cùng cực / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho việc xóa đói giảm nghèo /
mang lại hiệu quả thiết thực cho những người bất hạnh trong xã hội.
3.
Tiền bạc là một người đầy tớ tốt / nhưng luôn luôn là một ông chủ xấu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu / biết sử
dụng của cải Chúa ban theo đúng tinh thần nghèo khó của Tin mừng.
4.
Giúp mọi người sống xứng với nhân phẩm của mình / là bổn phận cao quý của người
Kitô hữu / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết rộng rãi giúp đỡ những ai thật sự
khó nghèo / để họ có thể sống xứng với thân phận con người.
Chủ
tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con: Anh em không thể vừa làm tôi Thiên
Chúa, vừa làm tôi tiền của được. Xin cho chúng con chỉ biết tôn thờ một mình Thiên
Chúa, và chỉ sử dụng tiền của như một phương tiện Chúa ban để nuôi sống bản
thân và gia đình, đóng góp vào việc công ích và chia sẻ cho những người nghèo
khổ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN C
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, chúng ta cùng hướng lòng lên Thiên
Chúa là "Cha của người nghèo" và dâng lên Người những lời nguyện xin
tha thiết của chúng ta:
1.
Hội thánh luôn bênh vực những người nghèo khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn quan tâm giúp đỡ những
ai túng thiếu nghèo nàn.
2.
Hằng năm vẫn còn biết bao người lớn cũng như trẻ em / chết đói ở nhiều nơi trên
thế giới / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các dân tộc được phát
triển / để hết thảy mọi người thoát được cảnh đói nghèo.
3.
Đức bác ái đòi buộc người Kitô hữu phải chia sẻ tình thương và cơm áo / cho
những người nghèo khổ bất hạnh / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các tín hữu / biết rộng rãi giúp đỡ những ai đói rách bần cùng.
4.
Vui với người vui và khóc cùng người khóc / là bổn phận của những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng
sống theo lời nhắn nhủ của thánh Phaolô tông đồ.
Chủ
tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói: Phúc thay ai xót thương
người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết hết lòng yêu
thương tha nhân như chính Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa hằng
sống và hiển trị muôn đời.
Thiên
sứ của Lòng Chúa thương xót
Chúa Nhật 4-9-2016,
Giáo hội Công giáo hân hoan kính chà ơo một vị thánh mới: Mẹ Têrêsa Calcutta
(TP Kolkata, Ấn Độ, 1910-1997).
Mẹ Teresa được mệnh
danh là “Thiên Sứ của Thiên Chúa”. Cả cuộc đời Mẹ đấu tranh cho giá trị nhân
phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các
khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé
nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói:“Ngay cả những
người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về
mình”.
Cha mẹ của bà là
người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa
Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes
Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người
con.
Lúc bà 7 tuổi, cha
của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên
của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới
sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo.
Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo
dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng
Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh
Têrêsa Hài Đồng Giêsu).
Đến năm 1950, nữ tu
Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái (Dòng Thừa sai Bác ái, Missionaries of
Charity). Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna (भारत रत्न, nghĩa là “Viên Ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người
dân) năm 1980. Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma
Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như
Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu biết Quốc tế năm 1972.
Trong thời kỳ Ấn Độ
bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là
người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số
giáo viên vẫn là các nữ tu gốc Ai-len. Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử
Loreto nữa nhưng thi thoảng bà vẫn về thăm. Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3
năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ”. Theo các nữ
sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các nữ tu Dòng
Loreto.
Hình ảnh nữ tu
Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống
vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường. Bà
luôn có một hoặc hai nữ tu choàng sari đi theo. Bà là con người kỳ lạ của thế
kỷ XX. Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy nữ tu nào choàng sari như
vậy. Nhưng đó là thói quen của nữ tu Têrêsa vùng Calcutta, bà “quên” mình là
người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.
Chính phủ đã “ầm ĩ”
chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các nữ tu truyền giáo.
Đầu thập niên 1950,
các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong
việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi. Bà đang cứu vớt chúng để
“dụ” đưa chúng vào đạo Công giáo? Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để
vận động phụ nữ không phá thai và bảo vệ sự sống.
Dự định của Mẹ
Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat
để được chết gần “thánh địa”. Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ,
nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời. Mẹ
Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan
niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.
Mẹ Têrêsa lập một
trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta ,
trên khu đất do chính phủ cấp. Bà là người lý tưởng hóa hơn là người lập dị.
Người phong cùi bị coi thường không chỉ ở Calcutta
mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ. Ai cũng sợ bị
lây nhiễm. Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.
Từ năm 1970, Mẹ
Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu
giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng
nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God”
(Điều Tốt Đẹp Dành Cho Chúa) của Malcome Muggeridge.
Bà không chỉ là nhà
truyền giáo, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi. Cách
dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta ,
chính các nữ tu Dòng Loreto cũng trở lại tìm bà.
Dân Calcutta rất quý
mến Mẹ Têrêsa. Các chị em ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các
bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định
của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong. Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng
những phụ nữ tốt nghiệp trường Loreto.
Số phận những người
vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy
tiện của các chiến dịch. Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại
cảnh nghèo khổ của dân Calcutta .
Mẹ Têrêsa luôn phải phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt
động của bà không suy giảm. Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những
người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà. Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi
nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.
Mẹ Têrêsa
nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là
bệnh-phong-của-Tây-phương. Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng
tôi tại Calcutta .
Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù chỉ một”.
Năm 1950, cũng là
năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái, ĐGH Piô XII đã phê chuẩn dòng này.
Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam ,
chính Gx Thanh Đa (giáo hạt Gia Định, Saigon )
đã được vinh dự đón tiếp Mẹ.
Vì tuổi cao sức yếu,
Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng
đinh trong xã hội trong đức ái của Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa được ĐGH Gioan Phaolô
II tôn phong chân phước ngày 19-10-2003.
Mẹ Teresa là nhân
chứng sống động của Lòng Chúa Thương Xót. Thật tuyệt vời và phấn khởi, nhưng
cũng thực sự mắc cở, khi nhớ lại lời nhận xét của Mẹ: “Người nghèo KHÔNG
CẦN chúng ta THƯƠNG HẠI, họ cần TÌNH YÊU và CẢM THÔNG. Họ cho chúng ta nhiều
hơn chúng ta cho họ. Trong thời gian khó khăn của Ấn Độ, chúng tôi xin một số
người tình nguyện từ khắp nơi đến giúp. Nhiều ngàn người đã đến, và khi họ ra
về, họ có chung nhận xét là họ đã đem về nhiều hơn là đem cho. Có một lần ờ Calcutta , chúng tôi nhặt
được năm người đang hấp hối, trong đó có một người phụ nữ bệnh quá nặng. Tôi
muốn ngồi với chị trong giờ phút cuối cùng. Tôi đặt tay tôi lên tay chị. Chợt
chị tỉnh ra, nhìn tôi, không than đói, không than khát, nhưng cười và nói lời
cảm ơn trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời”.
Lạy Mẹ Têrêsa, xin
ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người,
nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược
đãi,… Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ giàu
lòng thương xót của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét