NGHI THỨC CHÚC LÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
(Trích Sách Chúc lành số 404-430)
(Trích Sách Chúc lành số 404-430)
Những điều cần biết trước
404. Trong đời sống mục vụ, nên coi trọng những cuộc hành hương đến những nơi thánh, những mộ của các thánh và những đền thánh, hoặc theo như cách truyền thống, hoặc theo kiểu ngày nay, vì chúng thôi thúc các tín hữu ăn năn hối cải, nuôi dưỡng đời sống Kitô giáo và cổ vũ sáng kiến tông đồ.
405. Phải lo giữ lại điều riêng biệt của việc hành hương Kitô giáo, nghĩa là bản chất thiêng liêng của chúng, và lo trình bày cũng như chuẩn bị cách thích hợp để những người hành hương thực sự trở nên “những người lên đường đi rao giảng Chúa Kitô” (CĐ Vaticanô II: Sắc lệnh về Tông đồ giáo dân, số 14) và để họ nhận được hiệu quả dồi dào do việc hành hương này.
406. Vậy để những người hành hương dễ đạt được điều đó, thì thường rất có ích là lúc khởi đầu và kết thúc cuộc hành hương, nên tổ chức việc cử hành thích hợp để những người hành hương được nhận lãnh phép lành đặc biệt.
407. Còn vào lúc khởi đầu hay kết thúc cuộc hành hương mà muốn cử hành Thánh lễ hay một giờ Kinh phụng vụ, hoặc một cử hành phụng vụ nào khác, thì có thể kết thúc các cử hành đó bằng việc ban phép lành đặc biệt cho những người hành hương, theo Nghi thức đề nghị dưới đây.
408. Cả linh mục lẫn phó tế có thể sử dụng Nghi thức trình bày dưới đây. Cần giữ lại cấu trúc và những yếu tố quan trọng hơn, rồi có thể thích ứng theo hoàn cảnh của cuộc hành hương hay của địa phương.
I. CHÚC LÀNH LÚC BẮT ĐẦU LÊN ĐƯỜNG
Những nghi thức mở đầu
Khi đoàn người hành hương đã tụ họp lại, nên hát thánh vịnh 121 (122), hoặc ca khúc nào khác thích hợp.
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Mọi người: Amen.
Chủ sự chào những người hiện diện và nói:
Xin Thiên Chúa là Đấng cứu độ và là niềm an ủi của chúng ta, ở cùng tất cả anh chị em.
Mọi người: Và ở cùng cha (thầy).
Chủ sự dọn lòng những người hiện diện đón nhận phép lành.
Anh chị em rất thân mến, lên đường tham dự cuộc hành hương thánh, chúng ta hãy hồi tưởng lại xem tư tưởng nào đã làm cho chúng ta có quyết định thánh thiện này. Những nơi chúng ta mong được thăm viếng cho chúng thấy lòng sùng mộ của dân Thiên Chúa, dân đã đến viếng những nơi ấy, để lúc trở về được mạnh mẽ trong quyết tâm thăng tiến đời sống Kitô giáo và sẵn sàng hăng hái thi hành những việc bác ái từ thiện. Nhưng, là những khách hành hương, chúng ta cũng phải mang lại gì cho các tín hữu đang sống tại nơi hành hương: đó chính là gương sáng về đức tin, đức cậy và đức mến của chúng ta, như vậy, mọi người, cả dân địa phương, lẫn khách hành hương đều được nên phong phú nhờ việc xây dựng lẫn cho nhau.
Phụng vụ Lời Chúa
Bài trích thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Côrintô
(2Cr 5, 6b-10)
Anh em thân mến,
Chúng tôi luôn bạo dạn và chúng tôi biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là lưu lạc xa Chúa; 7vì nhờ đức tin mà chúng tôi tiến bước chớ không phải vì đã thấy. 8Vậy chúng tôi bạo dạn và rất mong ước lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. 9Vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng tôi cố gắng sống đẹp lòng Chúa. 10Bởi lẽ tất cả chúng ta đều phải ra trước tòa án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm khi còn ở trong thân xác.
Đó là Lời Chúa.
Đáp Ca
Thánh vịnh đáp ca Tv 23 (24), 1-2. 3-4b. 5-6 (Đ. x. 6)
ĐC. Lạy Chúa, đây là dòng dõi những kẻ tìm kiếm tôn nhan Ngài.
1. Trái đất và muôn loài là của Chúa,
hoàn cầu và tất cả dân cư thuộc về Ngài.
2. Vì Ngài đặt nền trái đất trên biển cả,
và làm kiên vững trên các sông ngòi. ĐC. …
3. Ai sẽ được lên núi Chúa,
ai sẽ được dừng bước nơi thánh điện Ngài?
4. Đó là người có bàn tay thanh sạch
và cõi lòng trong trắng,
không để tâm hồn theo bả phù vân. ĐC. …
5. Người đó sẽ hưởng phúc lành của Chúa,
và nên công chính nhờ Chúa ban ơn cứu độ.
6. Đây là dòng dõi những kẻ kiếm tìm Ngài,
những kẻ kiếm tìm tôn nhan Thiên Chúa nhà Giacob.
Alleluia – Alleuia: Phúc thay ai có lương tâm trong sạch. Vì họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Alleluia.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca
(Lc 24, 13-35)
Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng tên là Emmau, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường các ông nói với nhau về mọi việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói chuyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại gần cùng đi với họ; nhưng mắt họ bị cản trở nên không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các ông có chuyện gì mà vừa đi vừa trao đổi với nhau vậy”? Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một người tên là Clêôpas trả lời: “Có lẽ ông là lữ khách duy nhất tại Giêrusalem, đã không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay?” Người hỏi họ: “Việc gì thế?” Các ông thưa: “Việc liên can đến ông Giêsu Nazareth, Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và lời nói, trước mặt Thiên Chúa và toàn dân; thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị kết án tử và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính Người sẽ cứu chuộc Israel; hơn thế nữa các việc ấy đã xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Nhưng có vài phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi sợ hãi, họ đến mộ từ tảng sáng, và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người đang sống. Vài người trong chúng tôi đi ra mộ và thấy mọi sự đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp”. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo họ: “Ôi kẻ không hiểu biết và lòng trí chậm tin vào các điều tiên tri đã nói! Nào Đức Kitô đã chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới vào trong vinh quang của Người sao”? Rồi bắt đầu từ Môisen và tất cả các tiên tri, Người giải thích cho họ những gì liên quan đến Người trong toàn bộ Thánh kinh. Khi gần đến làng họ định tới, Người làm như thể còn phải đi xa hơn nữa. Nhưng họ nài ép Người: “Xin ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Vậy Người vào và ở lại với các ông. Đang khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho họ. Mắt họ mở ra và họ nhận ra Người; nhưng Người biến mất. Họ nói với nhau: “Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên trong chúng ta, khi trên đường đi Người đàm đạo và giải thích Thánh kinh cho chúng ta đó sao”? Ngay lúc ấy họ đứng dậy trở về Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn khác đang tụ họp. Những người này nói với hai ông: “Chúa đã sống lại thật, và đã hiện ra với Simon”. Còn hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và việc hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
Đó là Lời Chúa
Chủ sự có thể nói ít lời với những người hiện diện, giải thích bài đọc Kinh Thánh để họ có thể hiểu được nghĩa của việc cử hành.
Lời nguyên chung
Chủ sự: Chúng ta hãy tin tưởng nguyện cầu Thiên Chúa là nơi xuất phát và là đích điểm cho cuộc lữ hành của loài người chúng ta và nguyện rằng:
Đ. Lạy Chúa, xin thương đồng hành với chúng con.
Lạy Cha chí thánh, xưa chính Cha đã tự nguyện làm người hướng dẫn và là đường đi cho dân Cha lữ hành trong sa mạc: xin thương tình nên nơi nương tựa của chúng con khi chúng con khởi sự lên đường, để, sau khi vượt qua mọi hiểm nguy, chúng con được hân hoan trở về nhà. Đ. …
Cha đã ban Con Một Cha làm đường dẫn chúng con về với Cha, xin cho chúng con trung thành và kiên nhẫn đi theo Người. Đ. …
Cha đã ban Đức Maria trọn đời đồng trinh cho chúng con như hình ảnh và mẫu gương cuộc đời theo Chúa Kitô, xin cho chúng con biết luôn nhìn ngắm Đức Mẹ mà bước đi cách xứng đáng trong cuộc sống mới. Đ. …
Nhờ Chúa Thánh Thần, Cha đưa dẫn Hội Thánh lữ hành trần thế đi về với Cha, xin ban ơn để khi tìm kiếm Cha trên hết mọi sự, chúng con biết chạy theo đường mệnh lệnh của Cha. Đ. …
Cha kêu gọi chúng con đến với Cha qua nẻo đường công lý và bình an, xin ban ơn, để, ngày kia, chúng con được chiêm ngắm Cha trên quê hương muôn đời. Đ. …
Lời nguyện chúc lành
Chủ sự dang tay đọc tiếp:
Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa luôn tỏ lòng thương xót những ai yêu mến Chúa và, bất cứ nơi đâu, Chúa vẫn gần gũi những người tìm kiếm Chúa, xin hiện diện kề bên các tôi tớ Chúa đang hành hương với tâm hồn đạo đức và dẫn đường cho họ đi theo thánh ý Chúa, để ban ngày họ được Chúa phủ bóng chở che cho an toàn và ban đêm được ánh sáng ơn thánh Chúa soi đường, hầu, có Chúa đồng hành, họ có thể hân hoan đạt tới nơi họ muốn tới. Chúng cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Đ. Amen.
Kết thúc nghi lễ
Chủ sự kết thúc nghi thức và đọc:
Xin Thiên Chúa dẫn lối chỉ đường cho chúng ta và sắp đặt đường chúng ta đi được an toàn may mắn.
Đ. Amen.
Xin Chúa ở bên chúng ta và đoái thương đồng hành với chúng ta.
Đ. Amen.
Nhờ Chúa phù trợ, xin cho chúng ta hân hoan hoàn tất lộ trình mà giờ đây chúng ta tin tưởng khởi hành.
Đ. Amen.
Nên hát một bài thích hợp (lên đường)
II. CHÚC LÀNH TRƯỚC VÀ SAU KHI TRỞ VỀ
Khi đoàn người hành hương đã tụ họp lại, nên hát một bài thích hợp,
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Mọi người: Amen.
Chủ sự:
Xin Thiên Chúa là niềm trông cậy, ủi an của chúng ta, ban cho anh chị em được tràn đầy bình an và hoan lạc trong Chúa Thánh Thần.
Mọi người: Amen.
Chủ sự dọn lòng những người hiện diện đón nhận phép lành.
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đang hành hương đây một thời gian đặc biệt của ơn thánh. Vậy chúng ta đã tin tưởng đi đến những nơi thánh, giờ đây chúng ta được thúc đẩy từ bên trong để canh tân tâm hồn. Những đền thánh mà chúng ta đã kính viếng là dấu chỉ nhà Thiên Chúa không do tay người phàm làm ra, tức là Thân Mình Chúa Kitô, mà chúng ta là những viên đá sống động được tuyển chọn, được dựng xây trên Người là viên đá góc tường. Giờ đây trở về nhà, chúng ta hãy sống ơn gọi của chúng ta, nhờ ơn gọi này, chúng ta thực sự là dòng dõi được tuyển chọn, là tư tế hoàng vương, là dân thánh và là đoàn dân được cứu chuộc, để chúng ta loan báo quyền năng của Người là Đấng đã kêu gọi chúng ta ra khỏi nơi tối tăm để vào trong ánh sáng kỳ diệu của Người.
Phụng vụ Lời Chúa
Bài trích sách Sử biên niên (1Sb 29, 9-13.15-17)
Dân chúng vui mừng vì các lễ vật họ đã tự nguyện hiến dâng, vì họ đã dâng lên Chúa với cả tấm lòng thành; Vua Đavid cũng vui mừng khôn tả. Vua Đavid chúc tụng Chúa trước mặt toàn thể đại hội, Vua nói:
“Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, tổ phụ chúng con, chúc tụng Chúa từ muôn thuở đến muôn đời.
Lạy Chúa, Chúa cao sang, uy quyền và vinh hiển, thật rực rỡ và rất đỗi oai nghiêm, vì tất cả những gì trên trời dưới đất đều thuộc về Chúa. Lạy Chúa, vương quyền là của Chúa, Chúa được tôn vinh làm thủ lĩnh muôn loài.
Chúa là nguồn mạch mọi phú quý, vinh sang. Chính Chúa thống trị muôn loài, sức mạnh và uy quyền ở trong tay Chúa, do tay Chúa, mọi loài nên cao trọng, bền vững.
Vậy giờ đây, lạy Thiên Chúa chúng con, chúng con xưng tụng Chúa, chúng con ca ngợi danh Chúa hiển vinh.
Trước nhan Chúa chúng con chỉ là khách lữ hành, kẻ tạm cư như cha ông chúng con hết thảy; ngày đời chúng con như chiếc bóng thoáng qua trên mặt đất, và không còn gì hy vọng. Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, tất cả những gì chúng con thu góp đây để xây dựng ngôi nhà dâng kính danh thánh Chúa, đều bởi tay Chúa mà có, và tất cả là của Chúa. Lạy Thiên Chúa của con, con biết Ngài dò thấu tâm can và yêu thích điều ngay chính, vì thế với tấm lòng thành con đã hân hoan dâng lên Chúa tất cả những lễ vật này, và con vui mừng thấy dân Chúa đang hiện diện nơi đây cũng hân hoan tự nguyện dâng tiến như vậy.
Đó là Lời Chúa.
Đáp ca: Tv 121 (122), 1-2. 4-5. 6-7. 8-9
Đ. Ta vui mừng trẩy lên đền thánh Chúa.
Tôi vui mừng biết bao khi nghe nói:
“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa”.
Giờ đây, hỡi Giêrusalem
chân ta dừng bước nơi cửa thành ngươi. Đ. ...
Từng chi tộc, chi tộc của Chúa,
theo luật Israel, đều tiến về đây
để xưng tụng danh Chúa.
Vì nơi đây đặt ngai tòa xét xử,
ngai tòa của nhà Đavid. Đ. …
Hãy cầu bình an cho Giêrusalem:
chúc những ai yêu mến thành được yên vui,
tường lũy được thái bình,
tháp đài được yên ổn. Đ. …
Vì anh em và thân bằng quyến thuộc,
tôi nói rằng: “Chúc thành thánh an bình”.
Vì nhà Chúa, Thiên Chúa chúng ta,
tôi ước mong thành đô luôn hạnh phúc. Đ. …
Alleluia – Alleluia: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.Alleluia.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca
(Lc 2, 41-51)
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu vẫn lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Và khi Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, các ngài cùng lên Giêrusalem theo tục lệ để mừng lễ. Khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong đoàn hành hương, nên sau một ngày đàng, hai ông bà mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những người quen biết. Nhưng không gặp Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, lắng nghe và đặt câu hỏi cho các ông. Tất cả những ai nghe Người đều kinh ngạc về trí thông minh và những lời đối đáp của Người. Khi thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người nói với Người rằng: “Này con, sao con làm cho cha mẹ như thế? Kìa cha con và mẹ đây, đã đau khổ tìm con “. Người thưa với hai ông bà rằng: “Sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con sao?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói với mình. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nazareth, và vâng phục hai ông bà. Mẹ Người thì ghi nhớ tất cả những điều đó trong lòng. Còn Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đầy ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta.
Đó là Lời Chúa.
Chủ sự có thể giảng vắn tắt.
Lời nguyện chung
Chủ sự:
Chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Chúa là Chúa trời đất, Đấng đã muốn cho nhân tính của Đức Kitô có trọn vẹn thần tính, và nguyện rằng:
Lạy Chúa, từ đền thánh Chúa xin nhìn đến và chúc lành cho dân Chúa.
Lạy Cha chí thánh, Cha đã muốn dùng cuộc xuất hành vượt qua để hình dung cách mầu nhiệm cho dân Cha thấy trước con đường cứu độ phải đi, xin ban ơn để khi dấn bước trên những nẻo đường đời, chúng con biết mở rộng cõi lòng và tự nguyện đi theo Cha. Đ.
Cha đã đặt Giáo Hội như một đền thánh nơi trần gian để nên ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người, xin làm cho nhiều dân tộc ở khắp nơi tìm về với Hội Thánh và bước đi trên những nẻo đường của Cha. Đ.
Là Thiên Chúa, Cha đã quả quyết rằng không thành đô nào nơi trần gian có thể tồn tại, xin cho chúng con biết tin tưởng tìm kiếm thành đô thiên quốc. Đ.
Cha đã dạy phải nhận ra sự hiện diện của Cha trên mọi nẻo đường đời, xin cho chúng con được Con Cha làm bạn đồng hành lúc đi đường, và là vị đồng bàn khi bẻ bánh. Đ.
Lời nguyện chúc lành
Chủ sự dang tay và đọc tiếp:
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, từ mọi dân tộc, Chúa đã chọn cho Chúa một dân biết tôn kính Chúa và thực thi những việc tốt lành: Chính Chúa đã ban thần khí đánh động tâm hồn những người anh chị em này để họ trung thành gắn bó với Chúa và mau mắn phụng thờ Chúa hơn; chúng con nài xin Chúa đoái thương tràn đổ phúc lành xuống trên họ, để khi vui mừng trở về nhà, họ biết dùng lời nói mà ca ngợi và dùng việc làm mà công bố cho mọi người những kỳ công của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Đ. Amen.
Kết thúc nghi thức
Chủ sự kết thúc nghi thức và đọc:
Xin Thiên Chúa là Chúa trời đất, Đấng đã thương hiện diện với anh chị em trong cuộc hành hương này, luôn che chở gìn giữ anh chị em.
Đ. Amen.
Xin Thiên Chúa là Đấng đã làm cho con cái Ngài đang bị phân tán được đoàn tụ trong Đức Kitô Giêsu, cũng làm cho anh chị em được nên một lòng một ý với nhau trong Người.
Đ. Amen.
Xin Thiên Chúa là Đấng đã đoái thương gợi lên nơi anh chị em ý muốn hành hương và giúp anh chị em thực hiện ý muốn đó để làm đẹp lòng Ngài, ban phúc lành củng cố lòng đạo đức của anh chị em.
Đ. Amen.
Nên kết thúc bằng một bài hát thích hợp (tạ ơn)
TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ
Nguyễn Khắc Xuyên
ÐK. Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
1. Trời đêm vắng sao, sương về. Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê. Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó, có ai bạn đường cùng đi khỏi lo. Mẹ ơi, bóng đêm rợn rùng. Vực sâu đang gầm dưới lá rung! Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn. Ðoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn!
2. Mẹ Ma-ri-a nhân từ! Mẹ như ánh trăng chiếu bóng đêm. Bên tai con âu yếm tiếng Mẹ khuya sớm. Chúng con lo gì sầu thương vấn vương? Mẹ ơi, dẫu xa muôn trùng. Mẹ thương đến hồn rất đáng thương. Con đây là giá máu Con Mẹ yêu dấu. Vững tin ở Mẹ thương đến con nhiều.
XIN VÂNG
Mi Trầm
1. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
2. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin Vâng. Mẹ ơi! Ðường đi phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
3. Mẹ ơi! Mẹ tin nơi Chúa an bài. Mẹ nên phúc ân muôn loài, nơi Mẹ đoàn con tuôn đến nương thân. Mẹ ơi! niềm tin bên Mẹ rạng rỡ. Lòng con sao còn bỡ ngỡ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng
ÐK. Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời.
NGHI THỨC CHÚC LÀNH
VĂN PHÒNG—CỬA TIỆM—HÃNG XƯỞNG
Pt Giuse Trần Văn Nhật chuyển dịch từ cuốn "Shorter Book of Blessings" của HĐGM Hoa Kỳ
Qua sự lao động của đôi tay con người, chúng ta luôn tìm cách trở nên người quản lý các tạo vật của Thiên Chúa. Tương tự như vậy, "mọi tiến bộ trong phương tiện sản xuất và trao đổi hàng hóa cũng như dịch vụ là làm cho nền kinh tế trở nên một phương tiện hữu hiệu tuyệt hảo hơn để đáp ứng cho nhu cầu của gia đình nhân loại" (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay--Gaudium et Spes, số 63). Bởi thế thật thích hợp để chúc lành đặc biệt cho các trung tâm ngành nghề khác nhau mà qua đó chúng ta tìm cách đem lại ích lợi cho chính chúng ta và tha nhân.
Nghi thức này vừa liên quan đến tập thể là văn phòng, cửa tiệm hay hãng xưởng và vừa liên quan đến những ai sẽ làm việc hay điều khiển cơ xưởng ở đây. Do đó, nghi thức này phải được cử hành với sự hiện diện của cả hai nhóm nói trên, hoặc tối thiểu là nhóm đại diện và những người sẽ làm việc ở đây.
Nghi thức này sẽ do linh mục hoặc phó tế cử hành. Chủ sự có thể thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh của nơi chốn và người dân, trong khi vẫn duy trì các yếu tố chính của nghi thức.
Phần Mở Đầu
Khi mọi người tụ họp đầy đủ, có thể hát một bài, sau đó chủ sự bắt đầu với dấu thánh giá:
CS: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
TC: Amen.
CS: Xin Thiên Chúa, là Đấng đã ban cho chúng ta được làm chủ công trình của Người, ở cùng anh chị em.
TC: Và ở cùng cha (thầy).
CS: Trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu Kitô, Người đã cho chúng ta thấy phẩm giá của sự lao động. Khi Người nhập thể, Chúa Giêsu đã được biết đến là con của người thợ mộc và sẵn sàng làm việc với các dụng cụ ngành nghề. Khi làm việc với đôi tay mình, Người đã biến đổi sự lao nhọc, thay vì là di sản của lời nguyền vì tội lỗi nguyên tổ, đã trở thành nguồn chúc phúc.
Nếu chúng ta thi hành công việc cách tốt đẹp, dù bất cứ việc gì, và dâng công việc ấy lên Thiên Chúa thì chúng ta thanh tẩy chính mình, và qua sự lao động của đôi tay và tâm trí chúng ta xây dựng tạo vật của Thiên Chúa. Nhờ công việc, chúng ta có thể thi hành đức bác ái và giúp đỡ những người kém may mắn hơn, nhờ đó, chúng ta được kết hợp với Chúa Kitô Đấng Cứu Thế và lớn lên trong tình yêu của Người.
Vì vậy, chúng ta hãy chúc tụng Chúa và xin Người tuôn đổ hồng ân trên tất cả những ai sẽ làm việc nơi đây.
Đọc Lời Chúa
CS: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy lắng nghe bài trích sách Sáng Thế (St 1:27-31a).
"Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
Thiên Chúa phán: "Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực." Và đã xảy ra như vậy.
Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra thật tốt đẹp!"
Hoặc chọn một trong các bài sau:
Mc 6:1-3
Đức Giê-su ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.
Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường.
Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên.
Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? " Và họ vấp ngã vì Người.
Mt 25:14-29
Khi ấy Chúa Giêsu nói: "Có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi.
Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời ược hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.
Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây."
Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh.
Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"
Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây."
Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh! "
Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy! "
Ông chủ đáp: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi
vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!
Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.
Mt 6:25-34
Khi ấy Chúa Giêsu nói: "Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?
Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì?
Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Thánh Vịnh
Tùy theo hoàn cảnh cho phép, có thể đọc hay hát thánh vịnh sau đây.
TV 90
Đáp: Lạy Chúa, xin ban thành công cho công việc của chúng con.
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến
muôn đời.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo: "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi
đi! "
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.
Lạy CHÚA, xin trở lại! Ngài đợi đến bao giờ?
Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây.
Xin cho chúng con được vui hưởng
lòng nhân hậu của Chúa là Thiên Chúa chúng con.
Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố,
xin củng cố việc tay chúng con làm.
Lời Nguyện Tín Hữu
CS: Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và tràn ngập nó với biết bao quyền năng kỳ diệu của Người. Ngay từ nguyên thủy, Chúa cũng đã chúc lành cho sự lao nhọc của con người, vì thế nhờ noi gương thiện hảo của Đấng Tạo Hóa, chúng ta có thể chăm chỉ làm việc để đưa tạo vật đến sự tuyệt hảo. Trong tâm tình đó, chúng ta hãy dâng lên Chúa lời nguyện khi nói rằng:
Lạy Chúa, xin rộng lượng hướng dẫn công trình của tay Ngài.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa vì đã ra lệnh cho chúng con phải làm việc, nhờ thế, qua đôi tay và trí óc, chúng con có thể tận tụy hoàn thiện các tạo vật của Chúa.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa vì đã muốn Con Ngài nhập thể để chúng con biết yêu quý sự lao động.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì trong Đức Kitô, Ngài đã biến ách lao nhọc thành ngọt ngào và gánh nặng trở nên nhẹ nhàng.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì trong sự quan phòng Chúa muốn chúng con luôn cố gắng thi hành công việc cách tốt đẹp nhất.
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, vì đã chấp nhận sức lao công của chúng con như của lễ dâng lên Chúa và có thể trở thành của lễ đền tội, đem lại niềm vui cho anh chị em chúng con và giúp đỡ người nghèo khổ.
CS: Chúng ta hãy cầu nguyện
Lời Chúc Lành
Vừa giang tay, chủ sự đọc một trong những lời nguyện sau:
Chúc lành văn phòng
Lạy Chúa,
Trong sự quan phòng khôn ngoan của Ngài, Ngài đã vui lòng chúc lành mọi lao nhọc của con người, là công trình của đôi tay và tâm trí chúng con. Xin ban cho tất cả những ai dự định và thi hành công việc trong văn phòng này, nhờ Chúa dẫn dắt và hỗ trợ, sẽ biết quyết định đúng và thi hành cách tốt đẹp.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen
Chúc lành hãng xưởng
Lạy Chúa,
Qua công việc thợ mộc của Con Chúa, Ngài đã nâng cao phẩm giá của sức lao động con người và qua sự lao nhọc của chúng con, Ngài đã cho chúng con dự phần trong công trình cứu độ.
Xin Chúa kiên cường các tín hữu đang tìm kiếm chúc lành của Chúa. Xin ban cho những ai được thuê mướn làm việc sẽ khéo léo biến đổi những tạo vật của Chúa trở thành một ý nghĩa cho phẩm giá của họ. Xin giúp họ hài lòng tận tụy làm việc để gia đình nhân loại trở nên tốt đẹp hơn trong việc chúc tụng danh Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen
Chúc lành cửa tiệm
Lạy Thiên Chúa là người Cha đầy quan phòng của chúng con, Chúa đã giao cho chúng con việc chăm sóc trái đất và kết quả của nó, vì thế, qua sức lao động chúng con sẽ cố gắng đảm bảo rằng tất cả sẽ được chia sẻ kết quả của tạo vật. Xin Chúa chúc lành cho những ai sử dụng cửa tiệm này, dù là người mua hay người bán, sẽ tôn trọng sự công bằng và bác ái mà họ coi như góp phần vào sự thịnh vượng chung, và được tìm thấy niềm vui khi góp phần vào sự tiến bộ của thành phố.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen
Sau khi đọc lời nguyện, chủ sự rảy nước thánh trên những người hiện diện và phòng ốc.
Kết thúc
Chủ sự giang tay trên mọi người và cầu nguyện
Xin Thiên Chúa là Cha sự thiện hảo, Đấng đã ra lệnh cho chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em, chúc lành cho cơ sở mới này với sự hiện diện của Người và ân cần nhìn đến những ai sẽ ra vào cơ sở này.
Amen.
Và xin Thiên Chúa toàn năng, là Cha, và Con và Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em.
Amen.
CÁC PHÉP LÀNH TRÊN NƠI CHỐN
I. Nghi thức làm phép nhà
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
1. Các tín hữu, kể cả người ngoài. Kitô giáo, khi ước ao cho nhà ở của họ được làm phép, thì các mục tử nên chấp thuận làm phép nhà cho họ, sau khi đã khôn ngoan cân nhắc những lợi ích cần thiết cho việc làm phép nhà này (GM 474 ; GL 1170).
2. Để xin làm phép nhà, không bắt buộc phải là nhà mới xây hoàn toàn, nhưng có thể là nhà mới được sửa sang lại phần lớn cấu trúc hay nhà mới dọn đến ở mà không biết chắc chắn đã làm phép chưa (GM 474).
3. Không được làm phép nhà khi không có mặt chủ nhà hay những người sống trong nhà đó (GM 477).
4. Thừa tác viên làm phép nhà thông thường là linh mục hay phó tế, tuy nhiên khi không có linh mục hay phó tế thì một giáo dân được uỷ nhiệm cũng có thể cử hành (GM 475).
1. Nghi thức làm phép nhà
Linh mục, phó tế hay giáo dân có thề dùng chung nghi thức làm phép nhà sau đây với một số thích nghi được chỉ rõ từng chỗ.
Chủ sự : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người : Amen
Chủ sự :
Nếu là linh mục hay phó tế: Bình an cho nhà này và mọi người trong nhà.
Nếu là giáo dân: Xin Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta hợp lòng hợp tiếng tôn vinh, ban cho chúng ta biết nhờ Thánh Thần của Người mà cảm thông với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô.
Mọi người: Amen
Chủ sự: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy sốt sắng dâng lời nguyện lên Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria và ở cùng chúng ta. Xin Người đoái thương đến ở trong nhà này và hiện diện chúc phúc cho nhà này, xin Người ở đây với anh chị em, nuôi dưỡng tình bác ái và chia vui sẻ buồn với anh chị em. Còn anh chị em, hăy theo lời dạy và gương lành của Chúa Kitô: hãy làm cho nhà này thành nơi chan chứa tình bác ái, để từ đây hương thơm tốt lành của Chúa Ki tô được lan toả khắp nơi.
Chủ sự :
Tin Mưng Chúa Gièsu Kitô theo thánh Luca (Lc.24,28-31)
Khi ấy Chúa Giêsu cùng với hai môn đệ trên đường đi Emmaus, đến gần làng các ông định tới, Người làm như muốn đi xa hơn, nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng :"Mời ông ở lại với chúng tôi vì trời đã về chiều và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đó là Lời Chúa.
Chủ sự có thể giảng vẩn tắt đôi lời, kế đó ngài đọc lời cầu sau đây:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Con Thiên Chúa, là Chúa trời đất, Đấng đã trở nên xác phàm ở giữa nhân loại, và trong tâm tình tạ ơn, chúng ta đồng thanh tôn vinh:
Mọi người lặp lại sau mỗi lời cầu:
Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con.
Chủ sự
• Chúa Giêsu đã thánh hoá gia đình Nazareth khi ở với Mẹ Maria và thánh Giuse. Chúng ta cầu xin Chúa thương ngự đến trong nhà này như là Thượng khách và là Chúa của chúng ta.
• Nơi Chúa Ki tô tất cả được xây dựng thành Đền Thánh. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi người trong nhà này biết kiến tạo đời sống, đế trở nên Đền thờ Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
• Chúa đã dạy chúng ta phải xây nhà trên nền đá vững chắc. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi người trong nhà này biết xây dựng đời sống trên Lời Chúa, và biết phục vụ nhau trong tình bác ái chân thành.
• Chúa đã không có nơi gối đầu và đã chấp nhận việc đón rước của các bạn hữu. Chúng ta cầu xin Chúa cho nhừng ai đang không nơi nương tựa, tìm được nơi chúng ta sự trợ giúp tận tình, để họ có được nơi ở xứng đáng.
Kế đó chủ sự mời gọi mọi người đọc Kinh Lạy Cha, sau dó ngài đọc lời nguyện làm phép nhà như sau.
Chủ sự dang tay đọc
• Lạy Chúa Giêsu, xin đoái thương lắng nghe các tôi tớ Chúa là những người đang nài xin Chúa ban phép lành cho ngôi nhà này. Đế khi ở trong nhà này, họ cảm thấy Chúa là nơi nương tựa ; khi đi xa nhà này, họ vui mừng có Chúa là bạn đồng hành ; và khi trở về nhà này, họ được Chúa hiện diện luôn mãi, cho đến ngày họ được hạnh phúc viên mãn trong nhà Cha nơi Chúa đã dọn sẵn cho họ. Chúa là Đấng hằng sông và hiển trị đời đời.
Mọi người : Amen
Đọc Lời nguyện xong, chủ sự rảy nước thánh lên những người, tham dự. Chủ nhà dẫn chủ sự đi rảy nước thánh khắp nhà. Đang lúc đó có thể hát một bài thánh ca về sự hiện diện của Chúa.
Rảy nước thánh xong, chủ sự kết thúc như sau :
Nguyện xin bình an của Chúa Kitô cư ngụ trong lòng anh em và nguyện cho Lời của Người ở lại luôn mãi trong chúng ta, đế khi làm mọi việc chúng ta đều làm cho sáng danh Chúa.
Mọi người : Amen
Sau cùng mọi người có thể đọc ba kinh kính mừng hay một kinh nào đó dâng gia đình cho Đức Mẹ, rồi hái một bài ca kết thúc.
II. Nghi thức làm phép các phương tiện di chuyển
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
Người tín hữu xin các phép lành của Chúa xuống trên các phương tiện di chuyển, để xin Người giúp họ dùng các phương tiện này phục vụ con người và Làm thăng tiến đời sông nhân loại. Khi làm phép các phương tiện di chuyển, Giáo Hội củng xin Chúa gìn giữ và che chở người dùng các phương tiện này được bình an, và gặp mọi điều may lành trèn các nẻo đường họ di (PL 651).
2. Nghi thức làm phép phương tiện di chuyển
Linh mục hay phó tế có thể dùng chung một nghi thúc này. Nghi thức được dùng dể làm phép xe cộ, thuyền bè hay những phương tiện di chuyển khác.
Chủ sự : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa
Mọi người : Là Đấng tạo thành trời đất
Chủ sự : Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân từ nghe lời chúng con khẩn nguyện, và xin thương làm phép + xe (thuyền, phương tiện di chuyển) này. Xin cho các thiên thần Chúa hộ phù, để luôn luôn cứu thoát và gìn giữ những ai đi xe (thuyền, phương tiện) này khỏi mọi hiểm nguy. Như xưa Chúa đã dùng phó tế Philipphê đem đức tin và ơn thánh cho vị quan xứ Ethiôpi, khi ông ngồi xe đọc Sách Thánh, thì xin Chúa cũng chỉ đường cứu độ cho tôi tở Chúa, để nhờ ơn Chúa phù trợ, họ tận tâm làm việc lành, và sau khi đã qua những nẻo đường trần gian, họ đáng hưởng niềm vui muôn đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Chủ sự rảy nước thánh lên phương tiện di chuyển
VIỆC RỬA TỘI CHO TRẺ EM MỚI SINH
Tại sao phải rửa tội khi con cái chúng ta ngay khi còn bé?
Chúng không phải là con cái của Thiên Chúa sao?
Có thể để cho con cái được quyền tự do lựa chọn theo đạo của cha mẹ khi chúng tới tuổi trưởng thành hay không?
A. TRÌNH BÀY:
Ngày nay một số người chủ trương cha mẹ Công Giáo không nên cho con mới sinh chịu phép rửa tội. Theo họ: Con nít mới sinh đâu đã phạm tội gì để phải rửa tội? Còn việc cho con theo đạo thì tại sao không để con lớn lên tới tuổi trưởng thành (18 tuổi), rồi chúng sẽ hiểu biết để tự do quyết định theo đạo hay không. Lập luận đó đúng sai thế nào?
1) Về ý nghĩa và giá trị của phép rửa tội:
Có lẽ chữ Rửa Tội chưa diễn tả được đầy đủ ý nghĩa của bí tích này. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đã dùng từ Thánh Tẩy thay vì rửa tội. Qua đó cho thấy ý nghĩa và giá trị của việc lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy như sau:
Bí tích Thánh Tẩy là cửa dẫn chúng ta vào đời sống thiêng liêng và là điều kiện để được lãnh nhận các phép bí tích khác trong Hội Thánh. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi và được tái sinh làm con Thiên Chúa, trở thành chi thể của Đức Kitô, được tháp nhập vào thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô là Hội Thánh và tham phần vào sứ mạng cao cả của Hội Thánh (x. CĐ Flôrentinô); "Bí Tích thánh Tẩy là Bí Tích tái sinh chúng ta nhờ nước và trong Lời Chúa"(x. Giáo lý Rôma 2,2,5). Nhờ việc tin nhận Đức Giêsu, chúng ta sẽ trở nên con cái đích thực của Thiên Chúa như trong bài tựa của Tin Mừng Gioan đã viết: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Ngoài ra, bí tích Thánh Tẩy còn liên kết mọi con cái Thiên Chúa thành một gia đình là Hội Thánh, và được hiệp thông trong một Thân Thể mầu nhiệm có Chúa Giêsu là Đầu. Như vậy người tín hữu không thể trì hoãn việc cho con cái mình chịu bí tích Thánh Tẩy từ khi mới sinh.
2) Tại sao lại rửa tội cho trẻ nhỏ? Tại sao không để cho trẻ nhỏ lớn lên và tự nó quyết định chịu Phép Rửa hay không?
a) Lý do cần rửa tội cho trẻ nhỏ con người Công Giáo mới sinh:
- Có người cho rằng rửa tội cho trẻ nhỏ như vậy là đi ngược lại mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu độ” (Mt 16,16). Mệnh lệnh ấy theo họ hàm ý như sau: đức tin là điều kiện cần phải có để được chịu phép Thánh tẩy, mà trẻ sơ sinh chưa hiểu biết thì làm gì đã có đức tin ấy! Nên không nên cho chịu phép Rửa Tội sớm.
- Đây cũng là một đề tài đã từng gây tranh cãi trong Hội Thánh thời sơ khai.
+ Ngay từ thời sơ khai, Hội Thánh cuối cùng đã chấp thuận rửa tội cả nhà gồm người lớn và trẻ em. Sách Công Vụ đã thuật lại việc rửa tội “cho cả nhà” này như sau: Ở thành Philípphê có một bà tên là Lyđia, quê ở Thyatira, chuyên buôn bán vải điều. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa. Bà đã được Chúa mở lòng tin những lời Phaolô giảng. Sau đó bà và cả nhà đã chịu phép Rửa (x. Cv 16,14-15). Rồi sau khi hai ông Phaolô và Sila làm phép lạ trừ quỷ ám cho một người tớ gái, hai ông đã bị quan tòa tông giam vào ngục do bị các thầy bói tố cáo. Đêm hôm ấy một cuộc động đất mạnh xảy ra khiến cửa nhà tù mở toang và xiềng xích tự nhiên bung ra hết. Viên quản ngục sợ bị quy trách nhiệm đã định tự tử, nhưng khi biết được các tù nhân không bỏ trốn, ông ta đã tin vào Chúa Giêsu. Rồi “Ngay lúc đó giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ông đi, rửa các vết thương, “và ông ấy được chịu phép Rửa cùng với tất cả người nhà” (Cv 16,33).
+ Tuy nhiên đến thế kỷ III và IV, trong Hội Thánh lại xuất hiện một quan điểm dè dặt với việc rửa tội cho trẻ nhỏ mới sinh. Lý do là vì thời bấy giờ các tín hữu lỡ phạm tội nặng muốn được ơn tha thứ, phải sám hối và làm việc đền tội rất nghiêm khắc: Họ bị phạt vạ tuyệt thông trong nhiều năm, đôi khi kéo dài suốt cả đời. Đàng khác, mỗi tội trọng chỉ được Hội Thánh tha một lần trong đời, nên nhiều người tuy tin Chúa nhưng lại e ngại không dám xin chịu rửa tội sớm, vì sợ không thể sống nghiêm túc được. Nhiều người đã đợi đến khi những cơn dông bão tình dục của tuổi thanh xuân qua đi và khi đã bước sang tuổi già ổn định, họ mới dám xin gia nhập đạo.
b) Về sự tôn trọng tự do tín ngưỡng của con cái:
Ngày nay, sự chống đối việc rửa tội cho trẻ nhỏ không do sự sợ phải giữ luật sau khi chịu phép Rửa Tội, nhưng từ ý nghĩ cho rằng trẻ nhỏ không cần phải chịu phép Rửa Tội sớm mà nên để đến khi chúng đủ tuổi trưởng thành sẽ được quyền tự do chọn theo hay không theo đạo Công Giáo của cha mẹ.
c) Cả hai thái độ nói trên đều sai:
- Do hiểu lầm rằng: cho con sớm chịu phép Rửa Tội là không tôn trọng tự do tín ngưỡng của con. Tuy nhiên nếu các cha mẹ Công Giáo hiểu được bí tích Rửa tội là một hồng ân Chúa ban và là điều kiện để con cái họ được hưởng ơn cứu độ, thì bất kỳ cha mẹ nào có tình yêu thương con cái cũng sẽ mong cho con sớm được chịu phép Rửa Tội, để chúng đón nhận được ơn cứu độ và được sống trong tình yêu của Thiên Chúa (x. GLHTCG số 1250).
- Thực vậy, do ảnh hưởng của tội Nguyên Tổ, không ai có thể nên hoàn thiện bằng sức riêng của mình, nhưng phải nhờ ơn Chúa giúp (x. Cv 4,12). Hơn nữa, Đức Giêsu có lần đã nói với các môn đệ như sau: “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy. Đừng ngăn cản chúng” (Mc 10,14), thì tại sao cha mẹ lại không sớm mang con đến với Chúa ngay từ khi chúng mới ra đời, để nhờ phép Rửa Tội này, chúng sẽ được Chúa “ôm vào lòng và chúc lành” (x. Mc 10,16)? Vì thế Giáo Luật đã có qui định như sau: “Cha mẹ có bổn phận phải lo cho con cái mình được chịu phép Thánh Tẩy ngay trong những tuần lễ đầu tiên. Ngay trong thời gian sớm nhất sau ngày sinh, cha mẹ cần gặp cha sở để xin cho con được chịu phép Rửa Tội và cha mẹ cũng được học hỏi về Bí Tích này. Nếu hài nhi mới sinh mà bị nguy tử, cha mẹ không được trì hoãn mà phải lập tức rửa tội cho con” (GL 867).
- Đàng khác, có người lại cho rằng cha mẹ cần tôn trọng tự do của con cái nên phải đợi cho chúng lớn lên và chúng sẽ được tự do chọn lựa đức tin. Nhưng điều này không hợp tình hợp lý: Vì chắc không cha mẹ nào lại phải chờ cho con cái mình lớn khôn rồi mới dạy cho chúng những điều hay lẽ phải. Kinh nghiệm cho thấy: Chính nhờ sự dạy dỗ của cha mẹ chúng ta ngay từ nhỏ dại mà ngày nay chúng ta mới có đủ hành trang vào đời và mới đạt được thành công trong cuộc sống. Về phạm vi đạo đức cũng vậy. Nhờ sự giáo huấn của cha mẹ mà mỗi người chúng ta mới biết chọn sống theo những giá trị cao quí mà không mất thời giờ tìm kiếm đức tin. Rửa tội cho con cái khi chúng còn nhỏ không những không làm phương hại đến tâm hồn trong trắng của con, mà trái lại con cái chúng ta còn nhận được những ân sủng và được huấn luyện về nhân bản. Đàng khác, có lẽ ai trong chúng ta cũng biết: Nhiều cha mẹ ngoài công giáo đã tìm cách gửi con cái họ theo học những trường nội trú Công Giáo dù phải trả học phí gấp đôi gấp ba so với học tại các trường công lập. Chính vì họ tin rằng con cái họ sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt để thành công trong cuộc sống sau này nhờ hấp thụ được một nền giáo dục tốt tại những trường Công Giáo.
- Cuối cùng, việc cho con cái được chịu phép Thánh Tẩy để gia nhập đạo Công Giáo ngay từ nhỏ cũng không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của chúng, vì khi tới tuổi trưởng thành, chúng vẫn có quyền tự do sống đức tin Công Giáo hay chọn sống theo xác tín riêng của chúng.
TÓM LẠI:
Việc cho con chịu phép rửa tội để được gia nhập đạo Công Giáo vừa là quyền lợi của đứa trẻ vừa là bổn phận của cha mẹ có trách nhiệm với con cái của mình:
Là quyền lợi của con cái: Cũng như cha mẹ không cần hỏi ý kiến của con để làm giấy khai sinh cho nó mang quốc tịch của mình, đặt tên cho con theo tên Gọi và Họ của cha mẹ… vì đó là quyền lợi mà con cái họ đương nhiên được hưởng. Cũng vậy: cha mẹ Công Giáo sau khi sinh con hãy mau cho con được chịu phép rửa tội để nên con Thiên Chúa, gia nhập vào Hội Thánh với Tên Thánh do cha mẹ đặt cho mà không cần phải hỏi ý kiến của nó.
Là trách nhiệm của cha mẹ có lương tâm: Khi con nhỏ chưa thể suy nghĩ quyết định, cha mẹ sẽ quyết định thay con khi cho con ăn uống theo sự khôn ngoan của mình. Cha mẹ cũng thường răn dạy sửa phạt con ngay từ khi chúng còn bé nếu chúng làm sai, cho con đi học tại trường mà cha mẹ đánh giá tốt nhất cho con, dù lúc đó nó chưa muốn đi học... Nếu cha mẹ chiều theo ý con để cho nó ăn kẹo thay cơm, cho con bỏ học đi chơi vi-đê-ô game theo ý nó, cho con chơi với bạn xấu, tập hút thuốc lá hay chơi ma túy… mà không ngăn cản sửa phạt… chứng tỏ cha mẹ là người vô trách nhiệm và sẽ phải lãnh nhân hậu quả khôn lường khi con lớn lên trở thành những tên tội phạm xấu xa, bị xã hội trừng phạt do các tội ác chúng đã làm hại bản thân, gia đình và xã hội.
B. PHÚT HỒI TÂM
1) LỜI CHÚA: (Mc 10,13-16).
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.
Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng. Thấy vậy Người bực mình nói với các ông: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vị Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào. Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng. Đó là Lời Chúa.
2) LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho các cha mẹ Công Giáo chúng con biết quan tâm lo cho con cái mình được sớm lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội từ khi được một hai tháng tuổi, để con em chúng con được ơn tha tội tổ tông truyền và được Thánh Thần tái sinh làm con Thiên Chúa.
Xin cho các cha mẹ Công Giáo luôn ý thức trách nhiệm giáo dục đức tin cho con ngay từ tuổi lên ba đang bập bẹ nói. Xin cho những người làm cha mẹ biết nêu gương sáng mến Chúa yêu người và dạy con cái học tập noi theo trong từng việc nhỏ. Nhờ đó con em chúng con sẽ được giáo dục đức tin để nên con thảo của Thiên Chúa, nên môn đệ thực sự của Chúa qua việc thực hành giới răn yêu thương, và nên thành viên trong đại gia đinh Hội Thánh Công Giáo. Nhờ đó chúng sẽ có thể chu toàn sứ mạng làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội của mình.- Amen.
CÁC PHÉP LÀNH TRÊN SỰ VẬT
I. Nghi thức làm phép nước
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
1. Truyền thống làm phép và sử dụng nước thánh đã có từ rất lâu trong đời sống Giáo Hội. Nước được làm phép nhắc cho chúng ta chính Chúa Giểsu : Ngài là nước, hằng sống được ban cho nhân loại, Ngài thiết lập bí tích Thánh tẩy trong nước để con người được tái sinh trong đời sống mới. Ngài chính là Phép lành tối cao của Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân Loại (PL 1085)
2. Nước thảnh được dùng trong những trường hợp sau đây : người tín hữu vào nhà thờ nhúng tay vào nước thánh và làm dấu thánh giá ; nước thánh được rảy trên người tín hữu dể nhắc đến nước của bí tích thánh tẩy ,ẳ nước thánh được rảy lên nơi chốn hay các đồ vật để clií phúc lành của Thiên Chúa ÍGM 110-111).
3. Thông thường nước thánh được làm phép trong Đêm vọng Pkục sinh và khi cung hiến thánh đường mới (GM 113, 369, 892), nhưng khi cần thiết, các mục tử có thể làm phép nước trong nghi thức rảy nước thánh vào thánh lề mỗi chúa nhật (PL 1086, GM 1085). Trường hợp cần làm phép nước thánh ngoài thánh lễ, linh mục hay phó tế có thể dùng nghi thức sau đây.
2. Nghi thức làm phép nước cách thông thường
Linh mục hay phó tế có thể dùng chung một nghi thúc này
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người : Amen
Chủ sự : Xin Thiên Chúa, Đấng tái sinh chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô nhờ nưđc và Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
Mọi người : Và ở cùng cha (thày)
Chủ sự : Anh chị em thân mến, việc làm phép nước này nhắc nhđ chúng ta tđi Đức Kitô là nước hằng sông và nhớ đến bí tích Thánh tẩy đã tái sinh chúng ta trong nước và Thánh Thần. Vậy mỗi khi được rảy nước thánh này hoặc dùng nước này để làm dấu thánh giá, khi vào nhà thờ cũng như lúc ở nhà, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì muôn hồng ân Người đã ban và xin người trợ giúp, để chúng ta biết kiên trì sống bí tích mà chúng ta đã tin và lãnh nhận.
Chủ sự hoặc một thừa tác viên nào đó đọc đoạn Lời Chúa sau đây:
Tin Mừng Chúa Giêsu Ki tô theo thánh Gioan
(Ga 7,37-39)
Vào ngày cuối cùng và trọng đại của dịp lễ, Chúa Giêsu đứng lên giảng lớn tiếng rằng: "Ai khát nưức hãy đến cùng Ta và uông ; ai tin nơi Ta, thì như lời Thánh Kinh dạy: từ lòng họ nước hằng sống sè chảy ra như dòng sông". Người nói điều đó về Chúa Thánh Thần mà các kẻ tin nơi Người sê lãnh lấy, bởi chưng
Thánh Thần chưa được ban xuống, vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh. Đó là Lời Chúa.
Đọc Lời Chúa xong, mọi người thinh lặng giây lát rồi chủ sự dang tay đọc lời nguyện làm phép nước sau đây :
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, chúng con chúc tụng Chúa đã đoái thương chúc phúc và canh tân chúng con trong Đức Kitô, chính Người là Nưđc hằng sông của ơn cứu độ chúng con. Xin Chúa cho chúng con khi được rảy hay dùng nước này, được sức mạnh Thánh Thần đổi mới trong tâm hồn và tiến bước trong đời sông mớiề Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Kế đó chủ sự rảy nước thánh lên những người tham dự và mọi người làm dấu. Có thể hát một bài thánh ca kết thúc.
3. Nghi thức làm phép nước cách đơn giản
Khi thấy cần thiết, linh mục hay phó tế có thể làm phép nước cách đơn giản như sau :
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa
Mọi người: Là Đấng tạo thành trời đất
Chủ sự dang tay đọc
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Chúa là Cha chí thánh, xin đoái nhìn chúng con là những người được Con Chúa cứu chuộc và đã được tái sinh trong phép Thánh tẩy bởi nước và Thánh Thần. Xin Chúa thương cho những ai được rảy nước này, được đồi mới xác hồn và trong sạch phụng thờ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
II. Nghi thức làm phép tượng ảnh để tôn kính
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
1. Nên Làm phép các ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Maria, và các tliánh khi để cho giáo dân tôn kính. Việc tôn kính ảnh tượng thánh không nhầm gán cho các ánh tượng đó một sức mạnh thần lỉnh nào, nhưng để nhắc nhở cho các tín hữu Đấng mà các ảnh tượng thánh gợi lên, từ đó họ thêm lòng yêu mến các ngài và nhiệt tâm sống đời đức tin theo gương các ngài để lại (PL 985).
2. Nên làm phép cách long trọng nhưng ở ngoài thánh lễ cAc ảnli tượng để nơi công cộng, đặc biệt để trong nlià thờ, nơi mà các tín hữu thường xuyến đến cầu nguyện. Còn các ảnh tượng để trong gia đình hay nơi riềng tư chỉ cần Làm phép cách đơn giản mà thôi.
2. Nghi thức làm phép tượng ảnh cách đơn giản
Linh mục hay phó tế có thể dùng nghi thức này để làm phép các tượng ảnh Chúa Kitô, Đức Maria hay các thánh ở ngoài thảnh lễ.
Chủ sự : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người : Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa
Mọi người: Là Đấng tạo thành trời đất
Chủ sự dang tay đọc
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa không chê bác việc tạc vẽ tượng ảnh các thánh, để mỗi lần con mắt thề xác chiêm ngưỡng ảnh tượng đó, chúng con cũng dùng con mắt ký ức để suy niệm các hành vi và đời sống thánh thiện của các Ngài mà bắt chước. Chúng con nài xin Chúa làm phép + và thánh hoá tượng ảnh này để tôn kính và tưởng niệm đến :
(Chọn các câu phù hợp sau đây khi làm phép tượng ảnh nào?)
- Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con,
- Đức. Trình nữ Marin., Me Đức Giêsu Kitô, Chúa, chúng con,
- Thánh (tên vị thánh mà tượng ảnh gợi đến)
Xin Chúa đoái thương, để ai siêng năng tôn kính (Con Một Chúa, Đức Maria, Thánh....) trước tượng ảnh này, thì nhờ công nghiệp và sự che chở của Người, được Chúa ban ơn thánh ở đời này và vinh hiến vĩnh cửu đời sau. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Chủ sự rẩy nước thảnh lên các tượng ảnh vừa được làm phép
3. Nghi thức làm phép tượng, ảnh, chuỗi đeo
Linh mục và phó tế có thể dùng chung một nghi thức này
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa
Mọi người: Là Đấng tạo thành trời đất
Chủ sự dang tay đọc
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Chúa chúc tụng Chúa là nguồn mạch mọi phúc lành, Chúa vui sướng khi thấy lòng đạo đức của các tín hữu được vững mạnh. Chúng con nài xin Chúa ban phép lành + xuống trên những vật này, để các tín hữu khi mang trong mình các dấu chỉ đức tin và đạo đức này, biết nỗ lực biến đổi mình nên hình ảnh Con Chúa. Người hằng sông và hiển trị muôn đời. Amen
Chủ sự rẩy nước thánh lên các tượng ảnh, chuỗi đeo vừa được làm phép
Công thức làm phép tượng ảnh, chuỗi đeo ngắn gọn
Trong những trường hợp cần thiết hoặc vì lý do mục vụ đòi hỏi, linh mục hav phó tế có thể làm phép tràng hạt cách đơn giản, bằng cách đọc công thức Ba Ngôi và làm dấu thánh giá trên tượng ảnh, chuỗi đeo như sau:
Nhân danh Cha + và Con và Thánh Thần
III. Nghi thức làm phép tràng hạt mân côi
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
1. Kinh Mân côi trong truyền thống Giáo Hội được xem là lời kinh củci Tin Mừng. Khi lần hạt Mân côi, người tín hữu chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô với Mẹ Maria; đàng khác kinh Mân côi củng là việc đạo đức bình dân và đáng khích lệ nhằm diễn tả tâm tình con thảo của chúng ta đối với Mẹ Maria.
2. Có ba nghi thức làm phép tràng hạt Mân CÔI được, sách phụng vụ quy định : nghi thức long trọng, nghi thức thông thường và nghi thúc đơn giản. Các linh mục hay phó tế đểu có thể dùng một trong ba nghi thức này (PL 1185 , 1202, 1207).
2. Nghi thức làm phép tràng hạt cách long trọng
Nén cử hành nghi thức long trọng này vào các dịp lễ đặc biệt về Đức Maria. Nghi thức được cử hành ngoài thánh lễ, và sau khi làm phép tràng hạt xong, cộng đoàn cùng nhau lần hạt Mân côi.
Để bắt đầu, cộng đoàn hát một thánh ca tôn kính Mẹ Maria, kế dó chủ sự bắt đầu nghi thức sau dây:
Chứ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người : Amen
Chủ sự : Anh chị em thân mến, trong ý định quan phòng của Thiên Chúa, Người đã chọn Đức Maria làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Mẹ cũng đã cộng tác tích cực vào công trình cứu chuộc của Con mình. Mầu nhiệm cao cả này được diễn tả thật ý nghĩa trong kinh Mân côi của Giáo Hội, chính trong lời kinh này mà chúng ta cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng Chúa Kitô và dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa là Cha.
Cộng đoàn thinh lặng giây lát
Chủ sự: Tin Mừng Chúa Giêsu theo thánh Luca
(Lc. 2, 46-52)
Khi ấy Maria và Giuse tìm thây Chúa Giêsu trong Đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên và Mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao con làm cho chúng ta như thế ? Kìa cha con và mẹ đây đă đau khổ tìm con”. Người thưa với hai ông bà : "Tại sao cha mẹ tìm con ? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con sao ?", nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trỏ' về Nagiarét và vâng phục hai ông bà. Còn Maria, Mẹ Người thì ghi nhở tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng.
Đó là Lời Chúa.
Chủ sự:
Kinh Mân côi là lời kinh tuyệt hảo dẫn chủng ta đến với Chúa Kitô. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta dâng lên Chúa các lời nguyện xin:
• Chúa đã chọn Mẹ Maria cộng tác vào công trình cứu chuộc của Con Chúa, xin cho Giáo Hội trở nên chứng nhân của Tin Mừng cứu độ cho toàn thế giới.
Mọi người : Xin Chúa nhậm lời chúng con
• Chúa đã làm cho Mẹ Maria nên người môn đệ hoàn hảo của Đức Kitô, xin cho chúng ta biết lắng nghe và thi hành giáo huấn của Người.
• Chúa đã ban Thánh Thần xuông trên các Tông đồ khi các ngài cầu nguyện với Mẹ Maria, xin cho chúng ta biết hăng say cầu nguyện và tìm thánh ý Chúa như Mẹ.
Chủ tế dọc lời nguyện làm phép tràng hạt:
Lạy Thiên Chúa toàn năng, vì yêu thương chúng con, Chúa đã muốn cho Con Một Chúa là Đức Giêsu ki tô xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh nữ Maria, Người đã chịu đóng đinh và sông lại từ cõi chết để cứu chúng con khỏi quyền lực ma quỷ. Xin Chúa nhân từ làm phép + và thánh hoá (những) chuỗi Mân côi này, để khi chúng con siêng năng đọc kinh Mân côi, chúng con suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô và tôn kính Mẹ Thánh Người. Người hằng sông và hiển trị muôn đời.
Chủ sự rày nước thánh lên chuỗi Mân côi, mọi người hát một bài ca dăng kính Mẹ Maria để kết thúc.
3. Nghi thức làm phép tràng hạt cách thông thường.
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa
Mợi người: Là Đấng tạo thành trời đất
Chủ sự: Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, vì yêu thương chúng con, Chúa đã muốn cho Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người trong lòng Đức Trinh nữ Maria, Người đã chịu đóng đinh và sống lại từ cõi chết để cứu chúng con khỏi quyền lực ma quỷ. Xin Chúa nhân từ làm phép + và thánh hoá (những) chuỗi Mân côi này, đế khi chúng con chăm chỉ đọc kinh Mân côi, chúng con suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô và tôn kính Mẹ Thánh Người. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Chủ sự rảy nước thánh lên chuỗi Mân côi
4. Nghi thức làm phép tràng hạt cách đơn giản
Trong những trường hợp cần thiết hay vỉ lý do mục vụ đòi hỏi, linh mục hay phó tê có thể làm phép tràng hạt. cách đơn giản, bàng cách đọc công thức Ba Ngôi và làm dâu thánh giá trên chuỗi Mân côi như sau:
Nhân danh Cha + và Con và Thánh Thần.
IV. Nghi thức làm phép các vật dụng thông thường
1. Những lưu ý mục vụ cần biết trước
1. Các vật dụng hằng ngày của dời sống con người, củng cần dược làm phép để nói lèn tâm tình biết ơn của chúng ta đối với Thiên Chúa, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta việc sử dụng các vật dụng đó sao cho hợp ý Chúa.
2. Các vật dụng được làm phép gồm nhiều loại, từ những loại dùng trong sinh hoạt đời thường đến những loại dùng để sản xuất hay cho công việc nghiên cứu.
2. Nghi thức làm phép vật dụng thông thường
Các linh mục và phó tế có thể dùng chung một nghi thức này:
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Chủ sự: Ơn phù trợ chúng con ở nơi danh Chúa.
Mọi người: Là Đấng tạo thành trời đất.
Chúng ta hãy cầu nguyện
Lạy Chúa, lời Chúa phán ra liền thánh hoá mọi vật, xin đổ tràn ơn Chúa xuống vật này + (máy này, dụng cụ này ...), và xin thương cho nhừng ai có lòng biêt ơn mà dùng chúng hợp ý Chúa, thì nhờ lời kêu cầu danh Chúa được ban cho hồn an xác mạnh. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Chủ tế rảy nước thánh lên vật được làm phép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét