HÀNH
HƯƠNG * THAM QUAN
ĐỨC MẸ TÀ PAO BÌNH THUẬN – VŨNG TÀU
Ca
Đoàn Têrêsa Gx Thánh Gia K1b
ÂN XÁ
Theo Giáo
Luật khoản 992 hay theo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 1471, Ân Xá được
định nghĩa: "Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã
được tha. Muốn được hưởng nhờ Ân Xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và
thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn
cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của
Đức Kitô và các thánh.
Tùy việc tha
vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là Tiểu Xá hay Đại
Xá."(1)
Điều kiện hưởng Ân
Toàn Xá Fatima
Linh địa
quốc tế Fatima đã ra thông báo cho hay rằng tất cả các tín hữu muốn được hưởng
Ân Toàn Xá trong năm kỷ niệm 100 năm biến cố lịch sử Đức Mẹ hiện ra tại Fatima,
thì:
• Trước hết,
nhất thiết phải chu toàn các điều kiện thông thường, đó là: Xưng tội, rước lễ
và cầu nguyện chỉ theo ý Đức Giáo Hoàng.
• Tiếp đến,
phải thực hiện một trong ba hình thức tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima sau đây:
1) Hình
thức thứ nhất: "Các tín hữu đích thân đi hành hương Linh địa Fatima ở
Bồ Đào Nha và tham dự Thánh Lễ hay một trong những giờ cầu nguyện trọng thể và
công khai nhằm tôn kính Đức Trinh Nữ Maria." Ngoài ra, các tín hữu còn
phải đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cũng như lời khẩn nguyện dâng lên Mẹ
Thiên Chúa.
2) Hình
thức thứ hai: Người tín hữu phải kính viếng và tham dự Thánh Lễ, Giờ Chầu
hay một buổi cầu nguyện công khai và trọng thể trước một bức tượng hay một bức
ảnh Đức Mẹ Fatima ở bất cứ một nhà thờ, nhà nguyện hay ở một nơi tôn nghiêm nào
đó trong các ngày Đức Mẹ hiện ra trong Năm Kỷ Niệm này, (tức vào các ngày 13
hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017) để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria.
Trong trường hợp này, người ta cũng phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cũng
như kêu cầu Đức Mẹ Fatima.
3) Hình
thức thứ ba: Các tín hữu vì do già yếu, bệnh tật hay vì một lý do quan
trọng bất khả kháng nào đó mà không thể đích thân tham dự vào cuộc hành hương
Linh địa Fatima hay vào Thánh Lễ, Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện công khai và
trọng thể với các tín hữu khác trước các tượng ảnh Đức Mẹ Fatima để tỏ lòng
sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, thì họ cũng có thể cầu nguyện trước một bức tượng
hay ảnh Đức Mẹ Fatima và phải hợp ý tham dự cách thiêng liêng với các tín hữu
khác trong các Thánh Lễ, các Giờ Chầu hay các giờ cầu nguyện trong các ngày Đức
Mẹ hiện ra, (tức vào các ngày 13 hàng tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. 2017.)
Và tất nhiên, trong những trường hợp này, người tín hữu cần phải "hết
lòng tin tưởng phó thác vào sự chuyển cầu của Mẹ Maria mà dâng lên Thiên Chúa
từ nhân các kinh nguyện, các khổ đau và các hy sinh đời mình làm hy lễ đẹp lòng
Người."
Lạy Đức Mẹ
Fatima, xin cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử! Amen.
Lm. Nguyễn Hữu Thy
Kinh Tận
hiến cho Trái Tim Vẹn sạch Mẹ Maria
(Dành cho Tu sĩ và Giáo dân)
Lạy Đức Nữ
Đồng Trinh Fatima, Mẹ Thương Xót, Nữ Vương Trời Đất, Nơi ẩn Náu của tội nhân,
Là những
người thuộc về Phong Trào của Mẹ, chúng con xin dâng mình cho Trái Tim Vẹn Sạch
Mẹ cách riêng.
Bằng việc
dâng mình này, chúng con chủ ý sống với Mẹ và nhờ Mẹ, tất cả những bổn phận
chúng con đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa Tội.
Chúng con
thề hứa sẽ thực hiện việc trở lại nội tâm mà Phúc âm cấp bách đòi hỏi. Việc trở
lại này sẽ giải thoát chúng con khỏi những dính bén vào bản thân, những hòa
giải dễ dãi với trần thế, để như Mẹ, chúng con có thể luôn luôn thực hành Thánh
ý Chúa Cha.
Ôi Mẹ rất
dịu dàng thương xót, khi phó dâng đời sống và ơn gọi người Kitô hữu cho Mẹ, để
sống theo chương trình phần rỗi của Mẹ trong giờ quyết liệt của thế giới này,
chúng con thề hứa sẽ sống theo ý Mẹ, nhất là tinh thần cầu nguyện và đền tạ
mới, sốt sắng tham dự Thánh Lễ và tham gia việc tông đồ, hàng ngày đọc Kinh Mân
Côi, sống đời nhiệm nhặt theo Phúc âm, nêu gương tốt cho mọi người về việc tuân
giữ Luật Chúa và thực hành các nhân đức, nhất là nhân đức trong sạch.
Chúng con
thề hứa sẽ hiệp nhất với Đức Thánh Cha, với Hàng Giáo Phẩm và các Linh Mục, để
thiết lập hàng rào ngăn chặn sự đối đầu đang lớn mạnh chống lại Quyền Giáo Huấn
của Giáo Hội, đe dọa chính nền tảng của Giáo hội.
Dưới sự che
chở của Mẹ, chúng con muốn trở nên các tông đồ hiệp nhất, cầu nguyện, và yêu
mến Đức Thánh Cha, hiện rất cần thiết. Chúng con nài xin Mẹ che chở Ngài cách
riêng.
Sau hết,
chúng con thề hứa sẽ hết sức dẫn đưa các linh hồn mà chúng con tiếp xúc về việc
sùng kính Mẹ.
Vì ý thức
rằng nạn vô thần đã gây nên đổ vỡ đức tin cho nhiều người, tội phạm thánh đã
xâm nhập vào Đền thánh Chúa, sự dữ và tội lỗi đang càng ngày càng tràn lan khắp
thế giới.
Với đầy lòng
tin tưởng, chúng con cả dám nhìn lên Mẹ, nài xin và trông mong Mẹ ban ơn phần
rỗi cho mọi người.
Lạy Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ khoan
nhân, thương xót và từ ái. Amen.
CHÚC LÀNH LÚC BẮT ĐẦU LÊN ĐƯỜNG
Những nghi thức mở
đầu
Khi đoàn người hành hương đã tụ họp lại, nên hát thánh
vịnh 121 (122), hoặc ca khúc nào khác thích hợp.
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Mọi
người: Amen.
Chủ sự chào những người hiện diện và nói:
Xin Thiên
Chúa là Đấng cứu độ và là niềm an ủi của chúng ta, ở cùng tất cả anh chị em.
Mọi
người: Và ở cùng cha (thầy).
Chủ sự dọn lòng những người hiện diện đón nhận phép lành.
Anh chị em
rất thân mến, lên đường tham dự cuộc hành hương thánh, chúng ta hãy hồi tưởng
lại xem tư tưởng nào đã làm cho chúng ta có quyết định thánh thiện này. Những
nơi chúng ta mong được thăm viếng cho chúng thấy lòng sùng mộ của dân Thiên
Chúa, dân đã đến viếng những nơi ấy, để lúc trở về được mạnh mẽ trong quyết tâm
thăng tiến đời sống Kitô giáo và sẵn sàng hăng hái thi hành những việc bác ái
từ thiện. Nhưng, là những khách hành hương, chúng ta cũng phải mang lại gì cho
các tín hữu đang sống tại nơi hành hương: đó chính là gương sáng về đức tin,
đức cậy và đức mến của chúng ta, như vậy, mọi người, cả dân địa phương, lẫn
khách hành hương đều được nên phong phú nhờ việc xây dựng lẫn cho nhau.
Phụng vụ Lời Chúa
Bài trích
thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Côrintô (2Cr 5,
6b-10)
Anh em thân
mến,
Chúng tôi
luôn bạo dạn và chúng tôi biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là lưu lạc
xa Chúa; vì nhờ đức tin mà chúng tôi tiến bước chớ không phải vì đã thấy. Vậy
chúng tôi bạo dạn và rất mong ước lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. Vì thế, dù ở
trong xác hay ra khỏi xác, chúng tôi cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Bởi lẽ tất cả
chúng ta đều phải ra trước tòa án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy những gì
tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm khi còn ở trong thân xác.
Đó là Lời Chúa.
Đáp Ca
Thánh vịnh
đáp ca Tv 23 (24), 1-2. 3-4b. 5-6 (Đ. x. 6)
ĐC. Lạy
Chúa, đây là dòng dõi những kẻ tìm kiếm tôn nhan Ngài.
1. Trái đất và muôn loài là của Chúa,
hoàn cầu và tất cả dân cư thuộc về
Ngài. ĐC. …
2. Vì Ngài đặt nền trái đất trên biển
cả,
và làm kiên vững trên các sông
ngòi. ĐC. …
3. Ai sẽ được lên núi Chúa,
ai sẽ được dừng bước nơi thánh điện
Ngài?
4. Đó là người có bàn tay thanh sạch
và cõi lòng trong trắng,
không để tâm hồn theo bả phù vân. ĐC. …
5. Người đó sẽ hưởng phúc lành của
Chúa,
và nên công chính nhờ Chúa ban ơn cứu
độ.
6. Đây là dòng dõi những kẻ kiếm tìm
Ngài,
những kẻ kiếm tìm tôn nhan Thiên Chúa
nhà Giacob. ĐC. …
Alleluia – Alleuia: Phúc thay ai có
lương tâm trong sạch
Vì họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Alleluia.
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 24, 13-35)
Cùng ngày
thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng tên là
Emmau, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường các ông nói với nhau về mọi
việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói chuyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính
Chúa Giêsu tiến lại gần cùng đi với họ; nhưng mắt họ bị cản trở nên không nhận
ra Người. Người hỏi họ: “Các ông có chuyện gì mà vừa đi vừa trao đổi với nhau
vậy”? Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một người tên là Clêôpas trả lời: “Có lẽ
ông là lữ khách duy nhất tại Giêrusalem, đã không hay biết những sự việc vừa
xảy ra trong thành mấy ngày nay?” Người hỏi họ: “Việc gì thế?” Các ông thưa:
“Việc liên can đến ông Giêsu Nazareth, Người là một vị tiên tri có quyền lực
trong hành động và lời nói, trước mặt Thiên Chúa và toàn dân; thế mà các thượng
tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị kết án tử và đã đóng đinh
Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính Người sẽ
cứu chuộc Israel ;
hơn thế nữa các việc ấy đã xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Nhưng có vài phụ
nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi sợ hãi, họ đến mộ từ tảng sáng, và
không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người
đang sống. Vài người trong chúng tôi đi ra mộ và thấy mọi sự đúng như lời các
phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp”. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo họ: “Ôi kẻ
không hiểu biết và lòng trí chậm tin vào các điều tiên tri đã nói! Nào Đức Kitô
đã chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới vào trong vinh quang của Người sao”?
Rồi bắt đầu từ Môisen và tất cả các tiên tri, Người giải thích cho họ những gì
liên quan đến Người trong toàn bộ Thánh kinh. Khi gần đến làng họ định tới,
Người làm như thể còn phải đi xa hơn nữa. Nhưng họ nài ép Người: “Xin ông ở lại
với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Vậy Người vào và ở lại
với các ông. Đang khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng,
rồi bẻ ra và trao cho họ. Mắt họ mở ra và họ nhận ra Người; nhưng Người biến
mất. Họ nói với nhau: “Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên trong chúng ta, khi
trên đường đi Người đàm đạo và giải thích Thánh kinh cho chúng ta đó sao”? Ngay
lúc ấy họ đứng dậy trở về Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn khác đang tụ
họp. Những người này nói với hai ông: “Chúa đã sống lại thật, và đã hiện ra với
Simon”. Còn hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và việc hai ông
đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.
Đó là Lời
Chúa
Chủ sự có thể nói ít lời với những người hiện diện, giải thích bài đọc Kinh
Thánh để họ có thể hiểu được nghĩa của việc cử hành.
Lời nguyên chung
Chủ sự: Chúng ta
hãy tin tưởng nguyện cầu Thiên Chúa là nơi xuất phát và là đích điểm cho cuộc
lữ hành của loài người chúng ta và nguyện rằng:
Đ. Lạy
Chúa, xin thương đồng hành với chúng con.
Lạy Cha chí
thánh, xưa chính Cha đã tự nguyện làm người hướng dẫn và là đường đi cho dân
Cha lữ hành trong sa mạc: xin thương tình nên nơi nương tựa của chúng con khi
chúng con khởi sự lên đường, để, sau khi vượt qua mọi hiểm nguy, chúng con được
hân hoan trở về nhà. Đ. …
Cha đã ban
Con Một Cha làm đường dẫn chúng con về với Cha, xin cho chúng con trung thành
và kiên nhẫn đi theo Người. Đ. …
Cha đã ban
Đức Maria trọn đời đồng trinh cho chúng con như hình ảnh và mẫu gương cuộc đời
theo Chúa Kitô, xin cho chúng con biết luôn nhìn ngắm Đức Mẹ mà bước đi cách
xứng đáng trong cuộc sống mới. Đ. …
Nhờ Chúa
Thánh Thần, Cha đưa dẫn Hội Thánh lữ hành trần thế đi về với Cha, xin ban ơn để
khi tìm kiếm Cha trên hết mọi sự, chúng con biết chạy theo đường mệnh lệnh của
Cha. Đ. …
Cha kêu gọi
chúng con đến với Cha qua nẻo đường công lý và bình an, xin ban ơn, để, ngày
kia, chúng con được chiêm ngắm Cha trên quê hương muôn đời. Đ. …
Lời nguyện chúc lành
Chủ sự dang tay đọc tiếp:
Lạy Thiên
Chúa toàn năng, Chúa luôn tỏ lòng thương xót những ai yêu mến Chúa và, bất cứ
nơi đâu, Chúa vẫn gần gũi những người tìm kiếm Chúa, xin hiện diện kề bên các
tôi tớ Chúa đang hành hương với tâm hồn đạo đức và dẫn đường cho họ đi theo
thánh ý Chúa, để ban ngày họ được Chúa phủ bóng chở che cho an toàn và ban đêm
được ánh sáng ơn thánh Chúa soi đường, hầu, có Chúa đồng hành, họ có thể hân
hoan đạt tới nơi họ muốn tới. Chúng cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Đ.
Amen.
Kết thúc nghi lễ
Chủ sự kết thúc nghi thức và đọc:
Xin Thiên Chúa dẫn lối chỉ đường cho
chúng ta và sắp đặt đường chúng ta đi được an toàn may mắn.
Đ. Amen.
Xin Chúa ở bên chúng ta và đoái thương
đồng hành với chúng ta.
Đ. Amen.
Nhờ Chúa phù trợ, xin cho chúng ta hân
hoan hoàn tất lộ trình mà giờ đây chúng ta tin tưởng khởi hành.
Đ. Amen.
Nên
hát một bài thích hợp (lên đường)
THÁNH LỄ (25/09/2017)
CA NHẬP LỄ:
VỀ NƠI ĐÂY
ĐK: Chúng con
về nơi đây dâng ngàn tiếng ca. Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa. Qua
bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ, được cùng nhau bên Chúa thỏa
lòng con ước mơ.
1.Với tiếng hát rạo rực niềm tin, với
ánh mắt đọng lời nguyện xin, chúng con dâng muôn ngàn ý tình. Từng lời kinh hay
từng cuộc sống, cùng hòa chung trong tình hiệp nhất, nguyện dâng lên Thiên Chúa
tình thương.
BÀI ĐỌC I:
Esd 1, 1-6
"Ai thuộc dân Chúa, hãy lên Giêrusalem và xây cất nhà Chúa".
Khởi đầu
sách Esdra.
Năm thứ nhất
triều đại Kyrô vua nước Ba-tư, để ứng nghiệm lời Chúa đã phán bởi miệng
Giêrêmia, Chúa giục lòng Kyrô vua nước Ba-tư, và ông truyền công bố bằng lời
rao và sắc chỉ trong khắp nước rằng: "Đây là lệnh của Kyrô vua nước Ba-tư:
Chúa là Chúa Trời đã ban cho ta mọi nước trên mặt đất, chính Người truyền dạy
ta phải xây cất cho Người một đền thờ ở Giêrusalem trong nước Giuđêa. Ai trong
các ngươi thuộc về dân Người? Xin Thiên Chúa của nó ở cùng nó. Nó hãy lên
Giêrusalem trong xứ Giuđêa, và xây cất nhà của Chúa là Thiên Chúa Israel , chính
Người là Thiên Chúa ngự ở Giêrusalem. Và tất cả những người khác đang cư ngụ
bất kỳ nơi nào, thì từ nơi mình ở, hãy giúp họ bằng vàng bạc, của cải và súc
vật, đừng kể những gì tình nguyện dâng cho đền thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem.
Các trưởng
tộc thuộc chi họ Giuđa, Bêngiamin, các tư tế, các thầy Lêvi và mọi người được
Chúa thúc giục trong lòng, đều vùng dậy tiến lên, để xây cất đền thờ Chúa ở
Giêrusalem. Toàn thể dân chúng sống trong vùng lân cận cũng tiếp tay giúp họ
vàng bạc, của cải, súc vật, những đồ quý, không kể những gì họ tự ý dâng cúng.
Đó là lời
Chúa.
ĐÁP CA: Tv 125,
1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt
trở về, chúng tôi dường như người đang mơ; bấy giờ miệng chúng tôi vui cười,
lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.
Chúa đã đối
xử đại lượng với chúng tôi (c. 3a).
2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau
rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng
tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của
con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân
hoan.
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang
thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.
ALLELUIA:
Gc 1, 21
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy khiêm
nhu nhận lãnh lời giao ước trong lòng; lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em.
- Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 8, 16-18
"Đặt đèn trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy sự sáng".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa
Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay
đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh
sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà
không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế
nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ
bị lấy đi".
Đó là lời
Chúa.
DÂNG LỄ: CON XIN TIẾN DÂNG
ĐK. Con xin
tiến dâng lên này rượu nho cùng bánh miến: Hương kinh ngát bay triền miên, tung
hô Chúa bao dịu hiền.
1. Bánh miến này tinh trắng, và đây tấm linh hồn con. Thắm thiết niềm
tin yêu dâng về Thiên Chúa uy quyền.
2. Chén cứu độ nhân thế này con tiến dâng thành tâm. Tiếng khấn nguyện
bay cao như trầm hương trước Thiên tòa.
CA HIỆP LỄ:
Chúa đã ban bố các huấn lệnh, để chúng con được tuân giữ hết sức ân cần.
Nguyện cho đường nẻo con vững chắc, để tuân giữ thánh chỉ của Chúa.
LỬA HỒNG
NGÀN ĐỜI
ÐK: Hãy chiếu
sáng tâm hồn con ngọn lửa hồng từ ngàn đời là tình yêu Chúa vượt qua đêm tối và
chiếu sáng trên trần gian ngọn lửa hồng tự ngàn đời để tình yêu Chúa cháy lên
đốt lòng mọi người.
1. Xin cho con một tình yêu Chúa (như)
ánh sao đêm soi dẫn nẻo về vượt tăm tối qua miền ánh sáng dẫn đưa con thoát
khỏi bến mê.
2.
Xin cho con một đời như Chúa biết hy sinh quên chính phận mình ngày xưa Chúa
giáng trần cứu thế thắp yêu thưong sáng hồn thế nhân.
3. Xin cho con niềm tin sắt đá lúc an
vui hay lúc khổ sầu dù nguy khó trăm chiều chi sá Chúa thương con vững dạ trước
sau.
KẾT LỄ: XIN VÂNG
1. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ,
lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi! Ðường đi
trăm ngàn nguy khó, hiểm nguy dâng tràn đây dó. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin
vâng.
ÐK: Xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng
xin vâng. Hôm qua hôm nay và ngày mai xin vâng. Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng.
Hôm nay tương lai và suốt đời.
2. Mẹ ơi! Ðời con dõi bước theo Mẹ,
lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin Vâng. Mẹ ơi! Ðường đi
phủ đầy bóng tối, bẫy chông giăng tràn muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin
vâng.
CA NHẬP LỄ:
CHUNG LỜI
CẢM TẠ
ĐK. Trong hân hoan chúng con về đây
mang tin yêu mơ ước nồng say cùng hợp tiếng ca tạ ơn Chúa lời thiết tha
1. Bao năm tháng con hằng ước mơ về bên
Chúa hát khúc tạ ơn ôi giây phút chan hòa Thánh ân trong cõi lòng dâng trào ý
thơ.
2. Như nai khát mong nguồn nước trong
hồn con khát chính Chúa tình thương con vui sướng trở về Thánh cung, cho cõi
lòng vuông tròn ước mong.
BÀI ĐỌC
I: Esd 6, 7-8. 12b. 14-20
"Họ hoàn tất việc xây cất nhà Chúa và mừng lễ Vượt Qua".
Bài tích
sách Esdra.
Trong những
ngày ấy, (Vua Đariô viết thư cho các vị tư lệnh vùng ở bên kia sông Euphrate mà
nói rằng:) "Hãy để cho vị thủ lãnh người Do-thái và các kỳ lão của họ xây
cất đền thờ của Thiên Chúa, để đền thờ của Thiên Chúa được xây cất chính nơi
cũ. Ta cũng ra lệnh về việc các ngươi phải làm với các bậc Kỳ cựu Do-thái, để
tái thiết nhà Thiên Chúa: là phải lấy của trong kho nhà vua, nghĩa là tiền nộp thuế
của miền bên kia sông Euphrate, và cẩn thận phân phát cho những người ấy, để
công việc không bị trì hoãn. Ta là Đariô ra sắc chỉ này, ta muốn mọi người ân
cần tuân giữ".
Các kỳ lão người Do-thái xây cất đền thờ và
công việc tiến hành nhanh chóng, nhờ lời sấm của tiên tri Khác-gai và tiên tri
Dacaria, con ông Ađđô: họ xây cất và hoàn thành theo lệnh Chúa Israel truyền
dạy, và theo lệnh các vua nước Ba-tư là Kyrô, Đariô và Artaxerxê. Họ hoàn tất
việc xây cất nhà Thiên Chúa ngày mồng ba tháng Ađar, năm thứ sáu triều vua
Đariô. Vậy con cháu Israel, các tư tế, các thầy Lêvi, và những người lưu đày
còn sống sót, đều vui mừng hiến thánh nhà Thiên Chúa. Trong lễ cung hiến nhà
Thiên Chúa, họ dâng một trăm con bò, hai trăm con cừu, bốn trăm con chiên, và
để làm lễ đền tội cho cả dân Israel, họ cũng dâng mười hai con dê theo số các
chi tộc Israel. Rồi họ cắt đặt các thầy tư tế theo phẩm trật và các thầy Lêvi
theo cấp bậc, để giúp việc đền thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem, như đã chép trong
sách của Môsê.
Những con
cái Israel lưu đày về mừng lễ Vượt Qua ngày mười bốn tháng thứ nhất. Các thầy
tư tế và Lêvi, tất cả như một, đều được thanh tẩy, tất cả đều trong sạch, để
sát tế mừng lễ Vượt Qua cho toàn thể dân lưu đày và cho anh em tư tế của họ và
chính mình họ.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
1)
Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà
Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.
Tôi vui mừng
khi người ta nói với tôi:"Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).
2)
Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể.
Nơi đây các bộ lạc của Chúa tiến lên.
3)
Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm
phán, ngai toà của nhà Đavit.
ALLELUIA: Tv 118, 18
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và
để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 8, 19-21
"Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực
hành".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, mẹ và anh em Chúa Giêsu đến tìm Người,
nhưng vì đám đông, nên không thể đến gần Người được. Người ta báo tin cho Người
rằng: "Có mẹ và anh em Thầy đứng ở ngoài muốn gặp Thầy". Người trả
lời với họ rằng: "Mẹ và anh em Ta là những người nghe lời Thiên Chúa và
đem ra thực hành".
Đó là lời Chúa.
CA DÂNG LỄ: DÂNG LÊN CHÚA
1. Xin dâng lên Chúa nhân lành này hiến
lễ tình thương. Xin dâng Cha trọn cuộc đời cùng với lễ hiến dâng.
ÐK: Chúc tụng Thiên Chúa, chúc tụng
Thiên Chúa chí tôn. Chúc tụng Chúa Trời, chúc tụng muôn muôn ngàn đời.
2. Xin dâng lên trước thiên tòa này
bánh miến rượu thơm. Bao đau thương trong cuộc đời hợp với lễ hiến dâng.
CA HIỆP LỄ:
Chúa đã ban bố các huấn lệnh, để chúng con được tuân giữ hết sức ân cần.
Nguyện cho đường nẻo con vững chắc, để tuân giữ thánh chỉ của Chúa.
LẮNG NGHE
LỜI CHÚA
1. Xin cho
con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong đêm tối Xin cho con biết lắng nghe
lời Ngài dạy con lúc lẻ loi . Xin cho con cất tíêng lên trả lời vừa khi con
nghe Chúa Xin cho con biết thân thưa Lạy Ngài Ngài muốn con làm chi.
ĐK: Lời Ngài
là sức sống của con Lời Ngài là ánh sáng đời con Lời Ngài làm chứa chan hy vọng
là đường để con hằng dõi bước. Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui trọn vẹn ngàn
tiếng hát đầy vơi Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời Lời Ngài hạnh phúc cho trần ai.
2. Xin cho
con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong cuộc sống Xin cho con biết lắng nghe
lời Ngài từng theo bước đời con Xin cho con biết sẳn sàng chờ đợi và vâng nghe
theo Chúa Xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban.
3.Xin cho
con vững bước đi vào đời truyền rao cho Chân lý Xin cho con biết say mê cuộc
đời làm nhân chứng Tình Yêu, Cho môi con thấm nét cười Lời Ngài được đem cho
thé giới cho đôi tay sáng ơn Trời trọn vẹn hành lý cho ngày mai.
4. Xin cho
con đến với Người bằng một tình yêu không gỉa dối Xin cho con đến trong đời tìm
lại nguồn hạnh phúc mà thôi. Cho con khi đã lắng nghe lời Ngài dạy con ngôi cao
quý xin cho con trái tim si ngàn đời tình mến không nhạt phai.
KẾT LỄ:
LỜI MẸ NHẮN
NHỦ
1.Năm xưa
trên cây sồi làng Fatima xa xôi, Có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói,
Mẹ nhắn nhủ người đời hãy ăn năn đền tội Hãy tôn sùng Mẫu Tâm,hãy năng lần hạt
Mân Côi.
ĐK: Mẹ Maria
ơi, Mẹ Maria ời! Con vâng nghe lời Mẹ rồi,sớm chiều từ nay thống hối.Mẹ Maria
ơi,xin mẹ đoái thương nhận lời,cho nước Việt sinh tươi Đức tin sáng ngời.
2.Đôi môi
như hoa cười Mẹ Maria vui tươi Có biết bao lớp người gần xa đưa nhau bước tới
Lòng trút khỏi ngậm ngùi mắt khô đôi suối lệ đời Ngước trông về Mẫu Tâm sống
bên tình Mẹ yên vui.
LỊCH SỬ ĐỨC
MẸ TÀ PAO
Điểm Hành
Hương Thánh tượng Đức Mẹ Tà Pao thuộc địa bàn Giáo Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan
Thiết.(Xã Đồng kho, Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận).
Trước năm
1975, do hoàn cảnh chiến tranh, giáo dân tại đây phải đi sơ tán khắp nơi, nên
Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao không được chăm sóc, bảo quản. Sau biến cố 1975, vào
khoảng tháng 10-1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân
và xã Huy Khiêm, cùng giáo dân xứ Nghị Đức đã tìm lại được Thánh Tượng, nhưng
trong tình trạng đầu-tay-chân bị bể nát.
Cuối tháng
6-1991, được sự cho phép của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Đức Giám Mục Phan
Thiết lúc bấy giờ và sự động viên của Linh mục FX Đinh Tân Thời - quản xứ Duy
Cần, giáo dân tại đây đã nhờ điêu khắc gia Lê Phát (giáo xứ Ngũ Phúc, Xuân Lộc)
sửa chữa, làm mới lại Tượng Mẹ.
Ngày
01.8.1991. Thánh Tượng Mẹ Tà Pao chính thức ngự trị trên ngọn núi Tà Pao.
Về hiện
tượng Đức Mẹ Tà Pao: Sự việc bắt đầu bằng câu chuyện ba em học sinh Phương Lâm
thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 29.9.1999, lễ kính các
Tổng Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, rồi sau đó
các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, Sài Gòn…tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa
Phương Lâm và Tánh Linh với ước mơ được nhìn thấy Mẹ.
Khoảng đầu
năm 2000, sau thời gian tìm kiếm và được biết ở Tà Pao thuộc huyện Tánh Linh,
Tỉnh Bình thuận có tượng đài Đức Mẹ trên núi Tà Pao, nhiều người đã đổ xô về
Đức Mẹ Tà Pao để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu
chuyện lạ và ơn lành được tường thuật lại như những chứng từ ân sủng của Thiên
Chúa ban, qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Tàpao. Hằng ngày, có rất đông giáo
dân và khách hành hương từ Bắc chí Nam đến thăm viếng và cầu nguyện tại đây.
Chưa thấy
một tiếng nói chính thức nào của Mẹ được ban ra tại đây, nhưng “thông điệp” đã
loan đi khắp cùng mọi nơi mọi chốn, với mọi tầng lớp người kể cả các anh em
khác tôn giáo. Đã một lần đến với Mẹ là người hành hương lại muốn đến lần thứ
hai. Mẹ không hẹn hò với ai, nhưng ai cũng thấy gần gũi với Mẹ như lòng bên
lòng, đã tạo nên điểm hẹn.
Đến với Mẹ:
người xa cách Chúa như thấy một sức lôi cuốn không cưỡng lại được, nhờ đó nhiều
người bỏ đức tin đã lần lượt trở về, đã thay đổi cuộc sống và sống cách phong
phú niềm tin vừa được phục hồi.
Đến với Mẹ:
những người đau khổ vì gánh nặng đường đời đã khám phá ra tình Mẹ thật bao la.
Gia đình ly tán nay hợp lại. Anh em giận nhau nay làm hoà. Con cái hoang đàng
nay thành người con thảo.Chồng con rượu chè khiếp khủng nay lại trở thành người
chồng dễ thương. Biết bao người bệnh tật được đầy ủi an tại chỗ, có khi lại
được chữa lành cách lạ lùng về sau.
Đến với Mẹ:
nhiều anh em khác lại nhận ra tình Mẹ gần gũi như người Mẹ hiền yêu qúi. Họ bỡ
ngỡ ban đầu, nhưng sau đó tin tưởng xin Mẹ ơn này ơn khác. Và cuối cùng lại đi
tạ ơn Mẹ như mọi người tín hữu vẫn quen làm.
Đến với Mẹ:
niềm tin được phát sinh, và từ là người xa lạ, nhiều anh chị em lương, sau một
vài lần hành hương chung với người Công giáo, đã xin được làm con Chúa.”
(Phaolô - Nguyễn Thanh Hoan - Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết)
Ngày
13.8.2006, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết và 50 Linh mục
đã cử hành Thánh Lễ đặt Viên đá đầu tiên xây dựng Công trình Đức Mẹ Tà Pao.
Lễ đài được
xây dựng hướng về Mẹ Tàpao trên núi, gần sông La Ngà.
Theo Trung
Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tà Pao thì chương trình hành hương hàng tháng như sau:
-19g00 ngày
12: Lần chuỗi mân côi, chầu và kiệu Thánh Thể trọng thể do Đức Giám Mục Phan
Thiết chủ sự.
- 6g30 ngày
13: Giờ khấn Đức Mẹ Tàpao - 7g00 ngày 13: Thánh Lễ trọng thể Mừng kính Đức Mẹ
Maria do Đức Giám Mục Phan Thiết chủ sự.
"Đến
với Mẹ Tà Pao, hãy tin tưởng và noi gương Mẹ, sống bác ái yêu thương."Một
số hình ảnh:
Tượng Đức Mẹ
Tàpao trong thời kì chiến tranh
Đức Giám Mục
GP Nha Trang Marcel Piquet (Lợi) làm phép Thánh tượng Mẹ Tàpao
Người dân nô
nức tuôn về tham dự Đại lễ Khánh thành và Làm phép
Quang cảnh
Đại lễ Khánh thành và Làm phép Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao 8.12.1959
Linh Đài Đức Mẹ Tàpao
Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu
Đức Mẹ Bãi
Dâu là tên gọi một tổ hợp công trình đền thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria, tọa
lạc trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi thường
diễn ra các cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Năm 1926,
trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê
Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, đăng ký sở hữu với chính quyền vào
ngày 9/4. Sau đó, ngày 14/4, ông Lương lại sang nhượng cho ông bà Nguyễn Hồng
Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp. Cũng trong năm này, ông bà Vệ Ân xây một
nhà nguyện nhỏ bằng đá, bên cạnh “kim tĩnh”, mong sau này được chôn cất tại đó
(sau này hai ông bà chuyển đến Bà Rịa và qua đời ở đây).
Ngày 1/12/1927,
ông bà Vệ Ân lại dâng nhà nguyện và đất đai cho Hội Thừa Sai Paris. Vũng Mây
vốn là rừng rậm, ít người lui tới, nên các linh mục thừa sai cho phá rừng,
trồng dâu nuôi tằm, tạo việc làm cho giáo dân, nên vùng này có tên là Bãi Dâu
từ đó.
Trải qua bao
thăng trầm, ngày nay Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu đã trở thành một nơi tham quan
thắng cảnh thiên nhiên, nghỉ ngơi an dưỡng và cầu nguyện của du khách trong và
ngoài nước.
Thánh Đường
dâng kính Đức Mẹ Thiên Chúa tọa lạc trên sườn núi phía bên trái Tượng đài Đức
Mẹ, với độ cao khoảng 28m so với mặt biển và hướng ra biển. Đền thánh được xây
dựng lại vào ngày 19/3/1994 có chiều dài 49m, rộng 38m, với hình dáng của một
con thuyền buồm đang căng gió, ngọn tháp cao 27,5m như là một cột buồm nhẹ
nhàng nhưng vững chắc để hứng gió đưa con thuyền lướt sóng về bến bình an.
Ngoài ra còn
có những công trình khác như: nhà truyền thống dâng kính các thánh tử đạo,
đường suy niệm mầu nhiệm mân côi, nhà hành hương… Tất cả đã tạo nên một tổng
thể hài hoà, đẹp mắt và đầy tính thánh thiêng của trung tâm hành hương này.
Ở khuôn viên
nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu không chỉ có tượng đài Đức Mẹ và Đền thánh mà còn cả một
cụm kiến trúc tôn giáo khá kỳ vĩ.
Đến kính
ngưỡng tượng đài Đức Mẹ khá đơn giản vì tượng đài không ở vị trí cao lắm, nhưng
muốn đến kính ngưỡng Thánh giá bạn cần có sức khỏe hoặc một lòng tin sâu sắc,
vì Thánh giá ở tận trên đỉnh núi cao, đường đi lên dốc đứng.
Ở Vũng Tàu,
hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng
(núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).
LINH ĐỊA MẸ
THIÊN CHÚA
(Đền Thánh
Đức Mẹ Bãi Dâu)
Đây là một
địa chỉ, một điểm hẹn của người theo đạo Công Giáo
1. Chặng Đàng Thánh
giá:
Các tượng 14
chặng Đàng Thánh Giá, do nhà điêu khắc Văn Nhân thực hiện từ những năm đầu thập
niên 60. Những bậc đá thênh thang, có nơi rộng đến 4-5 m tạo nên những khúc uốn
quanh rất đẹp, với những chiếc cầu bằng bê tông cốt sắt, giả gỗ ván, những
thành cầu và đường mang dáng dấp của những cành cây thô kệch làm tăng thêm vẻ sơn
giã của những chặng đường thương khó mà Đấng Cứu Thế đã đi qua để lên núi Sọ,
chịu chết vì nhân loại.
2. Tượng Đài Mẹ
Thiên Chúa:
Hình ảnh
trắng tinh của Người Trinh Nữ, nổi bật giữa cảnh núi đồi hay trên nền trời xanh
đã trở nên quen thuộc đối với Bãi Dâu, hài hòa với cảnh núi Lớn (hay còn gọi
núi Tương Kỳ ) cao 269 mét.
Từ Thành phố
Vũng Tàu đi qua con đường ven biển qua Bạch Dinh hướng về Bãi Dâu, ngay ở đường
quanh theo triền núi, người ta vẫn có thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ.
Dưới chân
tượng là phòng hài cốt nơi an nghỉ của những người con đã từng sống dưới cặp
mắt từ ái của Mẹ và khi lìa đời, vẫn mong được Mẹ đùm bọc, che chở.
3. Nhà Thờ Bãi Dâu:
Kiến trúc
nhà thờ gợi lên một chiếc thuyền, dưới sự che chở, hướng dẫn của Đức Maria, với
cột buồm là tháp chuông cao 29 mét đưa cao Thánh Giá.
Với bề rộng
26 mét, dài 46 mét, nhà thờ Bãi Dâu có đủ cho cho 1000 người ngồi. Tiền đường
nhà thờ là nơi có thể làm cung thánh cho những buổi lễ quan trọng với sự tham
dự của cả mấy trăm linh mục đồng tế.
Nhà thờ Bãi
Dâu là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bao la, tận hưởng
gió biển sau những ngày làm việc mệt nhọc.
4. Nhà An Dưỡng:
Nhằm đáp ứng nhu cầu cho các linh mục, tu sĩ
và giáo dân muốn có thời gian để nghỉ ngơi bồi dưỡng tinh thần và thể xác. Công
trình nằm giữa nhà thờ và nhà hành hương với chiều dài 62 mét, rộng 17 mét gồm
phòng họp, hội trường, phòng khách và gần 50 phòng cá nhân.
5. Chặng Đàng Mân
Côi:
Đàng Mân Côi
đã có từ lâu với những đường mòn trên núi đưa bước chân cầu nguyện của khách
hành hương vào với thiên nhiên lớn lao núi rừng
và mây nước. Khi tu sửa lại tượng đài, con đường chuyên chở vật tư trở
thành Đàng Mân Côi, được hoàn thành vào cuối năm 1995, gồm 15 màu nhiệm mâm
côi: Vui , Thương, Mừng.
Phải nói
rằng Đàng Mân Côi là một công trình tuyệt đẹp của linh địa Mẹ Thiên Chúa, với
những bậc đá dẫn đi từ mầu nhiệm Truyền Tin, phía trên nhà thờ, len lỏi qua các
tảng đá, lùm cây thơ mộng và mát mẻ, lên cao gần tượng đài với mầu nhiệm Đức Mẹ
vinh quang trên trời.
Các tượng
cao 2m50, diễn tả sống động những chặng đường dương thế của chúa Giêsu từ lúc
truyền tin, thời thơ ấu, qua những giai đoạn thống khổ của cuộc tử nạn hồng
phúc và kết thúc trong vinh quang toàn thắng sự chết lên trời.
6. Khuôn
viên Bãi Dâu:
Bãi Dâu từ
sân, đến quanh nhà thờ và đài Đức Mẹ đã được trang rí đẹp đẽ, tạo sự thoải mái
cho khách hành hương.
Cổng vào khu
tượng đài và nhà thờ đã được xây mới, để khách hành hương tiến theo con đường
chính qua công viên với cây cỏ xanh tươi, linh địa Mẹ có bộ mặt đón mời khách
hành hương. Du khách vẫn về đây hàng ngày để viếng Đài, để nguyện và bước theo
những con đường, những bậc thang mà mỗi chặng đều nhắc nhở mọi người nhớ đến
hồng ân cứu chuộc.
Phía bên
trái từ cổng vào là nhà vãng lai, với nơi ăn chốn ở và các điều kiện tự nhiên,
để các đoàn hành hương về Bãi Dâu viếng tượng đài có thể tạm trú khi nắng mưa.
Địa chỉ liên
hệ:
140A đường Trần Phú, P. 5, Tp. Vũng Tàu
Điện thoại: 0643838540 - Nguyễn Văn Bộ
- Cha Chánh Xứ.
Đồi Cát Vàng
Tại Mũi Né Phan Thiết
Đồi Cát Vàng
còn gọi là Đồi Cát Bay nằm ở khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.
Nơi đây là một thắng cảnh vô cùng tuyệt đẹp làm biết bao thi nhân, họa sỉ và
các nhiếp ảnh gia nổi tiếng mê mệt. Đây là một địa điểm du lịch Mũi Né không
thể bỏ qua khi đến Phan Thiết.
Tại sao gọi
là Đồi Cát Vàng?
Cái tên Đồi
Cát Vàng được đặt theo màu sắc của nó, vì đồi cát sở hữu một màu vàng khá đặt
trưng. Lý do mà cát có màu vàng là được nghe nói nơi đây là một mỏ sắt lâu năm
tồn tại rất lâu đã kiến tạo nên màu sắt của cát nên cát có màu vàng, chính vì
thế người ta gọi là Đồi Cát Vàng.
Tại sao gọi
là Đồi Cát Bay?
Bởi vì đồi
cát không chỉ có một hình dạng nhất định mà nó thay đổi hình dạng theo giờ theo
ngày hoặc theo tháng, sự thay đổi do gió hoặc bảo cát làm bay đi từng lớp cát
trên mặt theo chiều gió, tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau, khác hẳn hình
dạng ban đầu. Đó chính là sự kì diệu mà mỗi ngày con người luôn muốn khám phá
vẻ đẹp của đồi cát mà không biết chán. Chính vì thế mà người dân nơi đây thường
gọi là Đồi Cát Bay.
Màu sắc ở
Đồi Cát Vàng:
Đồi Cát Vàng
có nhiều màu như : màu đỏ, màu trắng, màu hồng, màu trắng xám, màu đỏ đen trong
đó màu đỏ chiếm phần trăm nhiều nhất, các màu khác chỉ là những phần ít. Mỗi
màu cát nằm các khu vực khác nhau chứ không xen lẫn vào nhau nên rất dể phân
biệt.
- Màu đỏ:đa phần nên các bạn rất để
thấy hầu hết ở trên đồi cát này.
- Màu trắng:nó nằm trên bãi biển và pha
lẫn cát tạp chất.
- Màu hồng: thấy nhiều bên cạnh Suối
Tiên.
- Màu trắng xám:nằm tập trung ranh giới
của Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Màu:cát pha bùn, cứng và khô tập
trung ở Bồng Lai Tiên Cảnh.
Chính vì tại
đây cát có nhiều màu sắt mà đã hình thành một loại hình nghệ thuật cực kì độc
đáo đó là Tranh Cát, Tranh Cát sử dụng cát tự nhiên không pha màu, cát được lấy
từ nhiều vùng cát khác nhau nhưng được lấy từ Đồi Cát Vàng là nhiều nhất vì nơi
đây cát có nhiều màu. Loại hình nghệ thuật này được các giới nước ngoài đánh
giá rất cao.
Chơi gì ở
Đồi Cát Vàng :
- Trượt cát:
đây là một một giải trí tại đồi cát, trượt cát rất thú vị đem lại cho bạn một
cảm giác rất đã. Trướt cát thu hút rất nhiều du khách, khu trướt cát tập trung
ở Đồi Hồng, vì nơi đây gần đường lên đồi cát nên không mất nhiều thời gian.
Trướt cát rất đã nhưng chỉ chán khi lên đồi bị mỏi chân, vì phải leo lên đồi cát
khá xa, đồi càng cao trượt càng đã.
Kinh nghiệm
khi thuê miếng ván trượt: ở đây có rất nhiều trẻ em cho thuê ván trướt một miếng
20k, tuy nhiên bạn có thể trả giá chúng 1 miếng 10k, trượt chừng nào chán thì
trả lại.
- Chạy mô tô
trên cát: thuê một chiếc mô tô địa hình 4 bánh tại đây, chạy trên những đồi cát
chụp hình ngắm cảnh không còn gì bằng. Cảm giác cưỡi mô tô trên cát rất đã và
thú vị. Giá cho thuê là 350k/20 phút/chiếc 2 người, 450k/30 phút/chiếc 2 người.
- Chụp hình:
đây là nơi lý tưởng để bạn trở thành một nhiếp ảnh gia, nơi hội tụ của Cát,
Gió, Nắng, Mây, Biển là một để tài muôn thở của các nhiếp ảnh gia.
Ăn uống gì
tại Đồi Cát Vàng :
Tại đây chỉ
bán những gánh hàng rong như : tàu hủ nóng 5k/chén, các loại bánh đặc sản Phan
Thiết, mực 1 nắng và các loại khô,..được bán dưới chân đồi.
Nước ngọt:
từ 10k đến 15k, trái dừa tươi 25k/trái khá mắc vì hiếm.
Trượt cát
mệt xuống làm một chén tàu hủ nóng còn gì bằng cùng với một trái dừa giải khát.
Đến Đồi Cát
Vàng lúc nào là vui nhất :
Mùng 4 tết Âm Lịch hàng năm thường có
cuộc thi trượt cát của các thanh niên tại đây, đông như lễ hội rất nhộn nhịp,
đây chính là thời điểm vui nhất tại Đồi Cát Vàng nếu bạn thích nhộn nhịp.
HÀNH TRANG TUỔI TRẺ
ÐK: Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời. Lạy Chúa
chúng con về từ khắp thôn làng. Cùng với lớp sóng người hành hương về nhà Chúa
đi, về nhà Chúa đi.
1. Hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới.
Hành trang con mang theo trào căm hờn của dân nghèo. Về đây xin dâng Cha trong
lo âu. Ðưa hai tay muốn chung xây thế giới mới.
2. Hành trang con mang theo là Tin Mừng cho thế giới.
Hành trang con mang theo là khắc khoải của tâm hồn. Về đây xin dâng Cha bao
hăng say, Ðưa hai tay muốn tung gieo ánh sáng mới.
3. Hành trang con mang theo cuộc nổi loạn của người trẻ. Hành trang
con mang theo niềm lo sợ của lớp già. Về đây xin dâng Cha trong lo âu. Ðưa hai
tay muốn chung xây thế giới mới.
4. Hành trang con mang theo này tâm hồn đòi chia sẻ. Hành
trang con mang theo này sức mạnh tìm gắn hàn. Về đây xin dâng Cha trong lo âu.
Ðưa hai tay muốn chung xây thế giới mới.
5. Hành trang con mang theo này khát vọng tìm chân lý.
Hành trang con mang theo mọi xây dựng tìm công bằng. Về đây xin dâng Cha trong
lo âu. Ðưa hai tay muốn chung xây thế giới mới.
CHÚA SỐNG TRONG TÔI
ĐK. Cuộc sống tôi hôm nay và mãi mãi, tôi không còn tìm
sống cho chính mình, nhưng chính là tìm Chúa sống trong tôi, nhưng chính là tìm
Chúa sống trong tôi.
1. Kiếp sống tôi đang sống trong cuộc đời, nơi thân xác
mong manh của con người, nhưng chính là tôi sống trong niềm tin, tin nơi Ngài
là Con một Thiên Chúa.
2. Dẫu sướng vui hay lúc tôi u hoài, tôi tin Chúa bên tôi
cùng song hành, và có Ngài đau khổ không còn nữa, nhưng chỉ còn niềm vui và sức
sống.
3. Chúa giúp tôi biết sống trong cuộc đời, theo gương
Chúa tôi luôn tìm yêu người. Vì chính Ngài đã đến trong trần gian, để đem lại
tình thương và hạnh phúc.
4. Mỗi tiếng ca tôi hát cho con người, luôn chan chứa yêu
thương Lời Tin Mừng. Như chính Ngài đã đến trong trần gian đem an bình và gieo
nguồn chân lý.
5. Những ước mong tôi sống cho mọi người khi tôi biết
chung tay dựng xây đời, luôn sẵn sàng đem Chúa đến mọi nơi để danh Ngài được
muôn người tin mến.
TÌNH CHÚA CAO VỜI
ĐK. Tình yêu Chúa cao vời biết bao, Nào con biết đáp đền
thế nào, Để cho cân xứng Chúa ơi, Để cho cân xứng Chúa ơi.
1. Ôi tình yêu thương Chúa cao vời Tình yêu thương Chúa
muôn đời Người yêu con từ ngàn xưa. Từ khi chưa có đồi non Từ khi chưa có trời
cao Chưa có vầng trăng với ngàn sao Gọi con giữa muôn muôn người Tìm con giữa
nơi bùn nhơ.
2. Ôi vì con nên Chúa quên mình, Vì yêu nên hiến thân
mình Gọi con nên bạn tình Cha. Dù bao sóng gió hiểm nguy Dìu con đi giữa trần
gian ơn Chúa ngày đêm ấp ủ con. Vì con Chúa quên thân mình Đời con mơ gì hơn.
3. Con thành tâm dâng hiến trọn đời Thành tâm dâng hiến
xác hồn Để nên tông đồ của Cha và nên nhân chứng của Cha Truyền rao chân lý của
Cha reo rắc lời Cha khắp gần xa. Rồi con sẽ đi khắp miền làm nhân chứng cho
tình yêu.
TRÊN CON
ĐƯỜNG VỀ QUÊ
ÐK. Trên con
đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? Trên con
đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
1. Trời đêm vắng sao, sương về. Ðường
xa thăm thẳm khuất bóng quê. Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó, có ai bạn
đường cùng đi khỏi lo. Mẹ ơi, bóng đêm rợn rùng. Vực sâu đang gầm dưới lá rung!
Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn. Ðoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí
Tôn!
2. Mẹ Ma-ri-a nhân từ! Mẹ như ánh trăng
chiếu bóng đêm. Bên tai con âu yếm tiếng Mẹ khuya sớm. Chúng con lo gì sầu
thương vấn vương? Mẹ ơi, dẫu xa muôn trùng. Mẹ thương đến hồn rất đáng thương.
Con đây là giá máu Con Mẹ yêu dấu. Vững tin ở Mẹ thương đến con nhiều.
CÙNG MẸ RA KHƠI
1. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi loan báo Tin Mừng,
Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi rắc gieo bình an. Lòng trào tin yêu hy vọng,dạt
dào yêu thương vô cùng Có Mẹ vững tâm tay chèo. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi
nhân chứng nước trời, Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi sống cho tình yêu Rạng
ngời danh cha trên trời, hòa bình dưới thế cho người Khắp nơi chan hoà yên vui.
ĐK. Ra khơi với Mẹ
La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam . Dù bão tố, dù dông ba hãi chi. Ra khơi với
Mẹ La Vang. Ra khơi với Mẹ Việt Nam. Ngàn năm mới một tương lai sáng ngời.
2. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi vui sống Tin Mừng,
Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi chứng nhân niềm tin. Một lòng tin yêu chân
thành cùng Mẹ gắn bó hy sinh, Thánh Linh dẫn lối đưa đường.
Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi nguy
khó không sờn, Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi nối kết tình thương. Mọi người
anh em xa gần đượm tình bác ái Phúc Âm Với Mẹ con cùng ra khơi.
CHÚT TÌNH CON THƠ
1. Mẹ ơi, trên trần gian con chưa thấy ai, đến nhờ Mẹ mà
Mẹ không thương giúp. Mẹ ơi, con biết rằng tình Mẹ rất bao la, luôn dõi nhìn
từng nhịp bước con thơ.
ÐK. Mẹ nguồn cậy trông cho người thất vọng. Mẹ là niềm
tin cho người lữ thứ. Mẹ là niềm vui cho người buồn đau. Mẹ là nghỉ ngơi cho
người đơn côi.
2. Mẹ ơi, trong cuộc trần vương theo gót chân, những bụi
mờ lòng nặng bao nhung nhớ. Mẹ ơi. trên nước trời tình Mẹ rất bao dung, con lỗi
lầm Mẹ hằng thứ tha luôn.
3. Mẹ ơi, như hạt lệ đã vỡ tan, những ngọc nhằn là lời
kinh dâng tiến. Mẹ ơi. cho dẫu đời còn nặng gánh bon chen, nhưng có Mẹ đời nhẹ
nỗi truân chuyên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét