MỘT VÀI NÉT
VỀ NGUỒN GỐC THÁNG HOA VÀ VIỆC DÂNG HOA
Vào những
thế kỷ đầu, Hoa được coi là Nữ thần của mùa Xuân. Vì thế, tháng Năm, tháng khởi
đầu Mùa Xuân, người Rôma có tập tục tổ chức ngày lễ tôn kính Hoa cũng là tôn
kính Nữ thần mùa Xuân.
1/ Một vài nét về
nguồn gốc tháng hoa và việc dâng hoa:
Vào những
thế kỷ đầu, Hoa được coi là Nữ thần của mùa Xuân. Vì thế, tháng Năm, tháng khởi
đầu Mùa Xuân, người Rôma có tập tục tổ chức ngày lễ tôn kính Hoa cũng là tôn
kính Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công
giáo đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu
nguyện cho mùa màng phong phú.
Từ thế kỷ
XIII, vào tháng Năm, một vài xứ đạo ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tổ chức
những cuộc rước hoa đem đến dâng kính Đức Mẹ. Nhiều văn nghệ sĩ đã sáng tác các
bài ca dùng màu sắc và hương hoa để diễn tả tâm tình con thảo ca tụng các nhân
đức cao quý của Đức Mẹ.
Các linh mục
dòng Tên tại Roma đã tổ chức tháng hoa kính Đức Mẹ tại lưu xá các sinh viên của
Hội Dòng. Khi trở về, các sinh viên này đã đem truyền bá việc tổ chức Tháng Hoa
tại quê hương của họ. Vì thế, tập tục này được phát triển tại nhiều nơi.
Đến thế kỷ
14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ
những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.
Thánh
Philipe Nêri, vào ngày 1 tháng 5, đã quy tụ các trẻ em chung quanh bàn thờ Đức
Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Người dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn
náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.
Đầu thế kỷ
17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng
Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi buổi chiều đều có chầu Mình
Thánh Chúa và hát mừng Đức Mẹ. Từ đó, việc tổ chức các hoạt động phượng tự đặc
biệt trong tháng Đức Mẹ được nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.
Năm 1654,
cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi
năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.
Đầu thế kỷ
19, tất cả các giáo xứ trong Giáo Hội đều tổ chức long trọng việc mừng kính Đức
Mẹ trong tháng Năm, tháng kính Đức Mẹ. Các nhà thờ có các linh mục giảng thuyết
về lòng sùng kính Đức Mẹ. Cha Chardon đã có nhiều công trong việc này. Không
những Người làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước
Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.
2/ Giáo huấn của Hội
Thánh về việc tôn sùng Đức Mẹ:
Năm 1815,
Đức Thánh Cha Piô VII đã khuyến khích việc tôn sùng Đức Maria trong tháng Năm.
Năm 1889,
Đức Thánh Cha Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc đạo đức tôn
kính Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha
Piô XII, trong Thông điệp “Đấng Trung gian Thiên Chúa”, nhấn mạnh “việc tôn
kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ,
được Giáo hội công nhận và cổ võ”.
Năm 1965,
Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Tông huấn đề cao lòng tôn sùng Đức Mẹ Maria
trong tháng 5. Qua đó, Người cũng nêu lên những giá trị cao quý của việc tôn
kính Đức Mẹ trong tháng Năm: “Tháng Năm là tháng mà lòng đạo đức của giáo dân
đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để bày tỏ niềm tin và lòng kính mến
mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên
đàng. Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư
gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt
sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa
nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất dồi dào của Đức Mẹ” (Tông
huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số I).
Đức Thánh
Cha mở đầu tông huấn bằng những lời diễn tả tâm tình Tháng kính Đức Mẹ thật đáng
để chúng ta ghi nhớ:
2. “Tôi lấy
làm vui mừng và an ủi bởi thói quen đạo đức liên kết với Tháng Năm,
là tháng dành dâng kính Đức Trinh Nữ và mang lại nhiều lợi ích cho
dân Kitô giáo. Bởi vì một cách đúng đắn, Đức Maria được xem như một
con đường mà qua đó chúng ta được dẫn tới Chúa Kitô, người nào gặp
gỡ Đức Maria thì không thể không gặp gỡ Đức Kitô như vậy. Vì lý do
nào khác mà chúng ta lại không tiếp tục trở về với Đức Maria để tìm
kiếm Đức Kitô trong cánh tay của Mẹ, tìm gặp Đấng Cứu Độ chúng ta
trong, qua và với Mẹ? Con người cần phải trở về với Đức Kitô trong
thế giới đầy lo âu và nguy hiểm, thôi thúc bởi trách nhiệm và nhu
cầu cấp bách của trái tim con người hầu tìm thấy một nơi ẩn trú an
toàn và một mạch nước sự sống siêu việt”.
Đức Thánh
Cha Phaolô VI cũng đã đặt lại chỗ đứng của việc tôn kính Đức Mẹ Maria, nghĩa là
việc tôn kính Mẹ Maria phải được đặt vào trong tương quan của mầu nhiệm ơn cứu
rỗi, việc tôn kính Đức Mẹ phải được đi đôi với những mầu nhiệm trong cuộc đời
của Đức Kitô. Việc tôn kính Mẹ Maria trong tháng Năm là một truyền thống tốt
đẹp, nhưng nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa, cùng đích của mọi việc tôn thờ là
chính Chúa. Trong niềm hiếu thảo đối với Mẹ Maria, người Kitô hữu luôn được mời
gọi để không ngừng kết hiệp với Chúa. Người Kitô hữu không nhìn lên Mẹ Maria
như một Nữ Thần, mà là một tín hữu mẫu mực, một người tín hữu đã tiên phong
trong cuộc hành trình đức tin.
Việc sùng kính
Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với Người và trong
Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh
Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải dẫn đến việc
tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
3/ Giáo huấn của Hội
Thánh về việc đạo đức bình dân:
Ðức Thánh
Cha Bênêđictô XVI đề cao tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân nhưng Người
nói lòng đạo đức bình dân luôn luôn phải được thanh tẩy.
Trong buổi
tiếp kiến sáng ngày 8 tháng 4 năm 2011, dành cho Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la
tinh, Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đề cao lòng đạo đức bình dân như một yếu tố
quan trọng trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng tại đại lục này.
Ngỏ lời với
gần 50 Hồng Y, Giám Mục và các Linh Mục chuyên gia, Ðức Thánh Cha khẳng định
rằng lòng đạo đức bình dân là một môi trường gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô và là
một hình thức biểu lộ đức tin của Giáo Hội. Vì thế, “không thể coi yếu tố này
như một cái gì phụ thuộc trong đời sống Kitô, vì nếu làm như thế có nghĩa là quên
mất tầm quan trọng tối thượng hoạt động của Chúa Thánh Linh và sáng kiến nhưng
không của tình yêu Chúa”.
Trong bài
diễn từ, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc đạo đức bình dân như “một nơi chốn gặp
gỡ Chúa Giêsu Kitô, và một cách để bầy tỏ đức tin của Giáo Hội.” Đối với Đức
Thánh Cha Bênêđictô XVI, nếu việc đạo đức này được “quy hướng cẩn thận và được
kèm theo đầy đủ” bằng các lối diễn tả khác của lòng mộ đạo bình dân “sẽ cho
phép có một cuộc gặp gỡ có kết quả tốt với Thiên Chúa, một sự tôn thờ Thánh
Thể, một lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.” Điều này cũng cho phép trau dồi
một “lòng ái mộ người kế vị Thánh Phêrô và một ý thức mình thuộc về Giáo Hội.”
Tất cả những điều ấy cũng giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng, thông truyền
đức tin, để đưa các tín hữu đến gần các bí tích, củng cố những liên hệ bằng
hữu, đoàn kết gia đình và cộng đoàn, cũng như gia tăng tình liên đới và thực
thi bác ái”.
Ðức Thánh
Cha cũng nhắc nhở rằng “cần làm sao để đức tin là nguồn mạch chính của lòng đạo
đức bình dân, để những việc đạo đức này không phải chỉ là một biểu lộ văn hóa
của một miền nào đó. Hơn nữa, lòng đạo đức bình dân cần ở trong quan hệ chặt
chẽ với Phụng vụ thánh, phụng vụ này không thể bị thay thế bằng một biểu hiện
tôn giáo nào khác.”
Ðức Thánh
Cha không quên ghi nhận “có một số hình thức sai trái của lòng đạo đức bình
dân, chúng không cổ võ sự tham gia tích cực trong Giáo Hội, chúng tạo nên sự
xáo trộn và có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo đức hoàn toàn bề ngoài mà
không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động”. Trong một bức thư gửi cho các
chủng sinh, Người viết: “Lòng đạo đức bình dân có thể đi tới thái độ vô lý và
chỉ hời hợt bề ngoài. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân
thì thật là điều sai lầm. Qua lòng đạo đức này, đức tin đi vào tâm hồn con
người, trở nên thành phần tình cảm, phong phục và cảm thức sống chung của họ.
Vì thế, lòng đạo lức bình dân luôn luôn là một gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng
chắc chắn cũng luôn phải thanh tẩy lòng đạo đức này…”
4/ Việc dâng hoa tại
Việt Nam :
Để bày tỏ lòng
tôn kính đối với Đức Mẹ, người tín hữu Việt Nam thực hành nhiều việc đạo đức
bình dân như: rước kiệu Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi, dâng hoa…
4.1) Ý nghĩa
của việc dâng Hoa kính Mẹ.
Để bày tỏ
lòng yêu mến, kính trọng hoặc biết ơn, người ta thường tặng hoa cho nhau. Cũng
vậy, người công giáo cũng dâng hoa để tỏ lòng yêu mến, tôn kính và biết ơn đối
với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh…
4.2) Ý nghĩa
các mầu hoa:
Các màu hoa
vừa tượng trưng cho các nhân đức của Đức Mẹ vừa diễn tả các tâm tình, các ước
nguyện của con cái muốn dâng lên Mẹ.
– HOA TRẮNG:
+ Ý nghĩa: biểu trưng sự trong sạch khiết trinh
nơi Mẹ.
+ Tâm tình:
Xin Mẹ giúp ta gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, sạch tội.
– HOA HỒNG:
+ Ý nghĩa: diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành
cho Chúa.
+ Tâm tình:
Xin Mẹ dạy ta biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em như Chúa đã yêu ta.
– HOA VÀNG:
+ Ý nghĩa: tượng trưng niềm tin sắt đá của Mẹ.
+ Tâm tình:
Xin Mẹ dạy chúng ta sống phó thác, tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng
của Chúa như Mẹ.
– HOA XANH:
+ Ý nghĩa: tượng trưng cho niềm cậy trông và hy
vọng.
+ Tâm tình:
Xin đừng để ta thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch cảnh nào của
cuộc sống.
– HOA TÍM:
+ Ý nghĩa: tượng trưng những đau thương, bệnh
tật, tang tóc, cô đơn.
+ Tâm tình:
Xin Mẹ dạy ta biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để trung thành
bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ.
5/ Cấu trúc một buổi
dâng hoa truyền thống:
Nghiên cứu
lại vãn Hoa Đức Mẹ ngày xưa, ta thấy bố cục của buổi dâng hoa rất rõ ràng.
Thông thường cấu trúc một buổi dâng hoa gồm 3 phần.
Phần I: Sau khi cộng
đoàn rước tượng Đức Mẹ vào nhà thờ (hoặc lễ đài – nếu cử hành thánh lễ ngoài trời), đặt
tượng lên toà thì bắt đầu cất tiếng hát.
+ Bái vịnh:
Ngũ bái thờ lạy Ba ngôi Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ, Thiên thần và các Thánh.
Phần II: Gồm:
+ Ca ngợi
các nhân đức của Đức Mẹ.
+ Tiến hoa
ngũ sắc: Từng đôi con hoa đỏ, trắng, vàng, tím, xanh.
+ Dâng 7
loài hoa quí (quì, sen, lê, cúc, mai, mẫu đơn, lan) để ca tụng Đức Mẹ.
Phần III: Cảm tạ –
Tạ ơn Chúa. Tạ ơn và cầu khẩn với Đức Mẹ
6/ Một mẫu Vãn Hoa
Dâng Kính Đức Mẹ
(Trích Sách Toàn niên Kinh nguyện, Bùi chu 248- 259)
(Trích nguồn “Ca Mừng Đức Mẹ Mân
Côi” của GP Bắc Ninh)
(Nguồn : gxdaminh.net)
Sau khi rước kiệu và khi đã đặt tượng Đức Mẹ lên tòa, đội dâng hoa sẽ để
hoa xuống hai bên nơi đã dọn sẵn, chắp tay lại và đọc những lời sau:
I. KHAI HOA
Lạy ơn Đức
Mẹ Chúa Dêu (Deus),
Chúng tôi
trông cậy cùng kêu van Bà.
Xin hằng bầu
cử trước toà,
Tỏ ra lòng
Mẹ rất là yêu con.
Trong nơi
khổ ải chon von,
Cách xa mặt
Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa
xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ
kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu
khổ chịu hình,
Vì loài
người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương
cũng hợp một lòng,
Vâng theo ý
Chúa thông công như vầy.
Con xin Mẹ
rất nhân thay,
Chớ bao
ngoảnh mặt làm khuây chẳng nhìn.
Xin hằng dạy
dỗ con liên,
Cùng hằng
yên ủi giữ gìn thương yêu.
Con trông Mẹ
có phép nhiều,
Muôn vàn
thần thánh cũng đều ngửa trông
Chúng con
còn chốn long đong
Như người
vượt bể mênh mông giữa vời.
Mẹ như sao
ngự giữa trời,
Chính bên
phương bắc các ngôi sao chầu.
Xin soi dẫn
để con theo,
Kẻo con lạc
lối sa vào trầm luân.
Đến sau qua
khỏi cõi trần,
Con trông
cậy Mẹ rộng phần lòng thương.
Liền đem vào
cửa thiên đàng,
Được xem
thấy Chúa cực sang cực lành.
Cùng xem
thấy Mẹ đồng trinh
Hưởng muôn
muôn phúc thần hình thảnh thơi.
Gồm đầy mọi
sự tốt vui,
Chẳng cùng
chẳng hết đời đời. Amen.
II. NGŨ BÁI
Chúng con
mọn mạy phàm hèn,
Dám đâu ghé
mắt trông lên bàn thờ.
(Cúi đầu xuống)
Ngửa xin
tràn xuống ơn thừa,
Rộng ban
giãi tấm lòng thơ trước toà.
(Dẫn: Năm câu “Chúng con lạy”phải
bái quì năm lần).
1. Chúng con
lạy Chúa Cha nhân thứ
Đã giữ lời
phán hứa rủ thương.
Dựng nên rất
thánh Nữ vương,
Gây nền mọi
phúc treo gương muôn đời.
2. Chúng con
lạy Ngôi Hai xuống thế,
Cứu loài
người chẳng để cho hư.
Lại thương
trối Mẹ nhân từ,
Để loài con
mọn được nhờ mọi ơn.
3. Chúng con
lạy Thánh Thần Chúa cả.
Cho Đức Bà
phúc lạ ơn đầy,
Cùng lòng
rộng rãi nhân thay.
Để con mọn
được ăn mày phần thương.
4. Chúng con
lạy Nữ vương Thánh mẫu,
Chúa Ba Ngôi
yêu dấu cách riêng.
Trên trời
dưới đất cầm quyền,
Mọi loài
đáng phải không khen bội phần.
5. Chúng con
lạy Thiên thần các thánh
Đang vui
mừng trong tính Chúa Dêu.
Đẹp lòng Đức
Mẹ thương yêu
Vốn hằng
chầu chực xin điều ngợi khen.
III. DÂNG HOA
III.1 Ngợi ca các
nhân đức Đức Mẹ
Chúng con bồ
liễu phận hèn,
Ơn thương đã
được bước lên lạy mừng. (Bái xuống)
Đoá hoa khóm
nóm tay bưng. (Cầm lấy hoa)
Tấc niềm cần
bộc xin từng tỏ ra. (Quỳ)
Quì trước í
a dâng hoa
Đền vàng quỳ
trước dâng hoa
Trông lên
tháp báu thấy tòa Ba Ngôi (Đứng lên)
Nhân đức í a
gương soi,
Mười hai
nhân đức gương soi,
Kính dâng
Đức Mẹ đời đời ngửa trông. (Bái xuống)
Vì xưa Thiên
Chúa dủ lòng, (bái)
Chọn làm
Thánh Mẫu bởi dòng thánh quân
Ngành vàng
lá ngọc khác trần,
Sinh Ngôi
Thánh tử đồng thân trọn đời. (Bái xuống)
Giúp công
cứu chuộc đền bồi,
Ơn trên
thông xuống cho loài sinh linh.
Tràng châu
mở cảnh tràng sinh,
Trồng cây
cực tốt cực lành Rosa.
Đượm nhuần
vũ lộ thi-a, (gratia)
Bốn mùa hoa
nở rum ra lạ lùng.
III.2 Năm Sắc Hoa
Nhiệm thay
hoa đỏ hồng hồng,
Nhuộm thêm
Máu thánh thơm chung lòng người.
Vì thương
Con gánh tội đời,
Chịu như dao
sắc thâu nơi lòng mình.
Xinh thay
hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân
đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền
hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong
hơn tuyết cùng là hơn gương.
Quí thay này
sắc hoa vàng
Sánh nhân
đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin
kính nhơn nhơn,
Vững vàng
cậy mến trong cơn vui sầu,
Dịu thay hoa
tím càng màu.
Ý trên bà
những cúi đâu vâng theo.
Bằng lòng
chịu khó trăm chiều,
Khiêm những
nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
Lạ thay là
sắc hoa xanh.
Mừng Bà nhân
đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau
trước một màu,
Quản chi
sương nắng dãi đầu ngày đêm.
Hoa năm sắc
đã giãi niềm,
Lại trưng cổ
điển dâng thêm kinh đề.
III.3 Bảy Loại Hoa
Đức Bà thờ
Chúa một bề,
Hoa quì chăm
chắm hướng về thái dương.
Tội Nguyên
không nhiễm khác thường.
Hoa sen trên
nước chẳng vương bùn lầy.
Lòng đầy
thánh sủng giáng lâm,
Hoa lê tuyết
đượm mầu thơm khác vời.
Tuổi cao
phúc đức càng đầy,
Lạ lùng hoa
cúc nở ngày vãn thâu.
Toà cao thần
thánh kính chầu,
Hoa mai đỉnh
núi nở đầu trăm hoa.
Muôn loài
cám mến âu ca,
Hoa đơn phú
quý gần xa vui vầy.
Các ơn Chúa
phó trong tay,
Hoa lan
vương giả hương bay ngạt ngào.
III.4 Diễn ý hoa đã
dâng
Bảy hoa mượn
chỉ nghĩa mầu,
Hình dong ơn
phúc kính tâu ngợi mừng.
Hợp cùng năm
sắc điều dâng,
Dường mười
hai ngọc kết tầng triều thiên.
Còn muôn
phúc cả ơn riêng,
Trăm hoa
khôn khá sánh khen được nào.
Chúng con
đang chốn phong đào,
Mong gieo
hạt giống e vào bụi gai.
Cậy trông
Đức Mẹ nhân thay, (Bái xuống)
Rủ thương vì
chúc tụng này cùng hoa.
Lòng thốn
thảo, đóa linh pha,
Xin điều
dâng tiến trước toà Ba Ngôi.
Diện tiền
cầu khẩn thay lời,
Đằm đằm mưa
móc trên trời tưới liên.
Thêm ơn vun
xới cách riêng,
Ruộng thiêng
sạch cỏ mọc lên chốn lành.
Hoa nhân
trái phúc đủ ngành,
Đời này dùng
đủ lại dành đời sau.
IV. CẢM TẠ VÀ KẾT
HOA
Tấc thành đã
được giãi tâu,
Dám xin hợp
ý khấu đầu tạ ơn. (Cúi đầu xuống)
Đội ơn Chúa
rất khoan nhân, (bái)
Đã cho con
mọn kính dâng hoa này.
Đội ơn Thánh
tử ngôi Hai, (bái)
Đã cho con
mọn được thay thảo thờ.
Đội ơn Đức
Mẹ nhân từ (bái)
Đã cho con
mọn ngây thơ ngợi mừng
Tấm lòng xin
với hoa dâng,
Giãi niềm
thảo kính vốn từng thần hôn.
Chúng con
dâng cả xác hồn,
Xin thương
chịu lấy chúng con đừng từ
Ban ơn cho
chúng con nhờ,
Được lòng
sốt sắng phượng thờ cho liên.
Đời này được
sự bằng yên,
Đời sau lại
được ngợi khen hát mừng.
Amen.
Ghi chú : Có một
vài từ được phiên âm thay vì phiên dịch
– Chúa Dêu : Deus
tiếng la tinh là Thiên Chúa.
–
Mở đóa “Thi-a” : Gratia theo tiếng la tinh là ân sủng
7/ Buổi dâng hoa của
Giáo xứ vùng Tây Nguyên nói chung, và của Giáo xứ Kon Rơbang nói riêng.
Mọi người ngồi tại
nhà thờ tham dự từ đầu chí cuối, và trong khi
tham dự, họ cùng hát những bài ca quen thuộc bằng tiếng dân tộc hòa theo
tiếng cồng chiêng rất sốt sắng. Cuối giờ dâng hoa, mỗi người đem một cành hoa
lên dâng trước tòa Mẹ.
Sau phần
khai mạc của linh mục, toàn thể cộng đoàn cùng rước kiệu Mẹ từ sân nhà các Yă
(các nữ tu dân tộc) vào nhà thờ cách nhau khoảng 300 mét. Tiếp đến, lần lượt 10
nhóm dâng hoa, khởi đầu là các em ấu nhi, rồi đến thiếu nhi, các thiếu nữ, các
bà mẹ mới lập gia đình rồi đến các cụ bà. Mỗi nhóm một loại đồng phục khác
nhau, hấu hết là mang mầu sắc dân tộc nhưng cũng có nhóm giới trẻ đang đi học
cấp ba, lại thướt tha trong bộ áo trắng dài của người kinh. Mỗi người cầm một
bó hoa trong tay mà họ hái từ trong vườn hoặc cũng có đi mua chút đỉnh. Tất cả
cùng tràn ngập niềm vui dâng lên Mẹ những điệu múa hát, những nhánh hoa tươi
thắm, những ngọn nến lung linh.
Sau mỗi nhóm
dâng hoa khoảng chừng năm đến bảy phút, họ cùng quỳ lần hạt Mân côi chung.
Trước khi kết thúc, hầu hết mọi người tham dự xếp hàng lần lượt lên bàn thờ
đích thân dâng một hoặc vài nhánh hoa lên Mẹ, tỏ lòng thảo kính của người con
đối với Mẹ hiền kính yêu.
Việc dâng
hoa của của người dân tộc không cầu kỳ hay phức tạp, cũng chẳng cần đầu tư
luyện tập quá công phu. Nhưng nhờ có sẵn hồn âm nhạc và khả năng tập luyện ca
múa rất nhanh, dân làng hoà nhịp theo tiếng đàn, tiếng cồng chiêng với những
bước chân nhún nhảy nhẹ nhàng, những cử điệu múa rất đơn sơ và giản dị như
chính cuộc sống của người Tây nguyên. Tất cả như muốn bày tỏ một tâm tình:
“Con đến
dâng Mẹ đoá hoa lòng
Này lạy Mẹ
đoàn con dâng tiến.
Xin Mẹ, xin
Mẹ thánh hiến
Ôi lạy Mẹ ấp
ủ con liên” (An Di)
8/ Một vài ghi
nhận:
Có thể nói việc dâng hoa kính Đức Mẹ đã
có nhiều thay đổi. Ta tạm gọi là dâng hoa theo truyền thống và dâng hoa cách
tân. Có nhiều ý kiến trái chiều về cả hai cách này. Xin ghi lại đây một vài ý
kiến tiêu biểu.
a/ Dâng hoa theo
truyền thống:
+ Ý kiến thuận:
– Nghiêm trang hơn, có bầu khí cầu
nguyện hơn, có tính cộng đoàn hơn khi mọi người đều có thể hát chung với nhau.
+ Ý kiến nghịch:
– Đơn điệu, nhàm chán, không hấp dẫn,
không còn phù hợp với thời đại hôm nay nữa.
b/ Dâng hoa “cách
tân”:
+ Ý kiến thuận:
– Đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của
con người thời đại hôm nay (?) vì sử dụng những kỹ xảo, các phương tiện kỹ
thuật, trang phục hiện đại và những vũ điệu mang tính nghệ thuật cao và vì thế
thu hút hơn.
+ Ý kiến nghịch:
– Không đúng với bài bản nguyên thủy
của việc dâng hoa.
– Ngày nay người ta “múa hoa” hơn là
“dâng hoa” theo nghĩa là nhiều đội hoa chạy theo trào lưu ca múa của thời đại.
Có thể nói một cuộc “dâng hoa” như thế trông rất đẹp mắt, hoàng tráng, nhưng
nặng phần trình diễn bên ngoài: Trình diễn về âm nhạc, về trang phục, về cử
điệu màu mè…
– Thiếu tâm tình cầu nguyện và dâng
tiến bên trong. Nó mang diện mạo của một tụ điểm sân khấu để mua vui thôi.
– Không đúng với ý nghĩa của việc đạo
đức mà chỉ là những shows diễn sân khấu hoặc truyền hình khi sử dụng “các liên
khúc dâng hoa”, một sự chắp nối ngẫu hứng tùy tiện, nhạt nhẽo, lai căng, vô
cảm, vô hồn.
– Thiếu tính cộng đoàn. Cộng đoàn chỉ
như những khán giả ngồi xem một màn trình diễn chứ không thể tham dự cách tích
cực vào việc đạo đức này. Họ “xem dâng hoa” hơn là “dâng hoa”.
– Nhiều nơi tổ chức những buổi “Hội
Hoa” nghĩa là có hai, ba, bốn, năm… đội dâng hoa. Nếu tổ chức như một buổi giao
lưu, học hỏi thì có thể chấp nhận được. Nếu tổ chức trong một buổi đạo đức thì
việc này chỉ mang tính thi đua chứ không giúp gì cho việc cầu nguyện. Những
người có mặt chỉ đóng vai giám khảo, bình luận, khen chê: đội này quần áo đẹp,
đội kia nhiều hoa đắt tiền, đội khác chọn bài hát hơi dài nhưng mới lạ, đội kia
nữa thì đông mà khá đều…
– Nhiều đội hoa chỉ làm động tác theo
một bài hát trong CD do một ca sĩ, hay một ca đoàn hát. Không phải người dâng
hoa hát, cộng đoàn thì hầu như không ai thuộc được chữ nào, câu nào. Việc sử
dụng nhạc ghi âm trong buổi dâng hoa hoàn toàn đi ngược lại kỷ luật về thánh
nhạc.
Tài liệu hướng dẫn
Mục Vụ Thánh Nhạc đã quy định:
Số 88) Nhạc ghi âm thiếu đi tính xác
thực mà cộng đoàn phụng vụ sống động được quy tụ cần phải có khi cử hành Phụng
vụ thánh. Trong khi nhạc ghi âm có thể được sử dụng có nhiều lợi ích hơn ngoài
phụng vụ như là sự trợ giúp cho việc giảng dạy những bản nhạc mới. Còn theo
nguyên tắc chung không được phép sử dụng nhạc ghi âm trong phụng vụ.
Số 99) Cần ghi nhận một số trường hợp
ngoại lệ về việc sử dụng nhạc ghi âm. Nhạc ghi âm có thể được phép sử dụng kèm
với bài hát của cộng đoàn khi đang đi rước ngoài thánh lễ, được dùng một cách
cẩn trọng khi cử hành thánh lễ dành cho trẻ em. Đôi lúc được dùng để giúp cầu
nguyện, thí dụ trong thời gian thinh lặng dài khi cử hành bí tích hòa giải
chung. Tuy nhiên, nhạc ghi âm không khi nào được thay thế việc ca hát của cộng
đoàn.
Thay lời kết:
Xin được
nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “có một số hình thức sai
trái của lòng đạo đức bình dân,chúng không cổ võ sự tham gia tích cực trong
Giáo Hội, chúng tạo nên sự xáo trộn và có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo
đức hoàn toàn bề ngoài mà không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động”… “Lòng
đạo đức bình dân có thể đi tới thái độ vô lý và chỉ hời hợt bề ngoài. Tuy
nhiên, nếu hoàn toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân thì thật là điều sai lầm.
Qua lòng đạo đức này, đức tin đi vào tâm hồn con người, trở nên thành phần tình
cảm, phong phục và cảm thức sống chung của họ. Vì thế, lòng đạo đức bình dân
luôn luôn là một gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng chắc chắn cũng luôn phải thanh
tẩy lòng đạo đức này…”
Thanh tẩy
như thế nào là điều cần suy nghĩ. Điều này chắc không thể phó mặc cho những
người phụ trách các đội hoa nơi các giáo xứ. Nó cần đến sự quan tâm của các
Đấng Bản Quyền và của những người có trách nhiệm trực tiếp trong lãnh vực Phụng
tự sao cho việc dâng hoa không bị biến chất, không bị tục hóa bởi những “sáng
kiến” nặng phần trình diễn hơn là xây dựng bầu khí cầu nguyện cho bản thân
người dâng hoa và cho cả cộng đoàn.
Lm.
Phạm Minh Tâm
THÁNG NĂM / 2018
THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ
“Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng
chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự
dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng
ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy
tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ” (GH
67).
Ý chỉ truyền giáo: Việc
tông đồ giáo dân
Cầu cho các tín hữu giáo dân biết chu toàn sứ
mạng đặc biệt của mình, trong khi đưa ra những sáng kiến trước những thách đố
của thế giới hôm nay.
CHẦU
MTC THAY GIÁO PHẬN
23/ CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH (06-05-2018): Gh.
Bình An.
24/ CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH – LỄ THĂNG THIÊN
(13-05-2018):
Cồn Phước, Châu Đốc.
25/ CN CTT HIỆN XUỐNG (20-05-2018): Kiên
Lương, Núi Sam, Bình Tây,
Trung Thành(K.8), Thánh Linh (D1)
26/ CN VIII TN: LỄ CHÚA BA NGÔI:
(27-05-2018): Phú An, Tân Phước(4a), Núi Tượng.
01 16/03
Tr Thứ Ba tuần V Mùa Phục Sinh.
Cv
14:19-28; Ga 14:27-31a
Lễ thánh
Giuse thợ.
Cl
3:14-15.17.23-24; Mt 13:54-58
Bổn mạng
các các giáo xứ và giáo họ:
- (CĐ)
Cái Dầu
- (CM) Hội An
- (VA) Thánh Giuse [Sáu Bọng]
- (VT) Thạnh An, Gh. Ba Khu [C2]
- (TH) Đông Hòa [Rivera], Gh. An Bình
- (TT) Thánh Giuse [2B]
- (HT) Mỹ Hiệp Sơn, Bình Sơn
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
GIUSE NGUYỄN VĂN THÁI (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HƯỜNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1994):
MARIA NGUYỄN THỊ THẮM (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1995):
MARIA NGUYỄN THỊ THANH (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2008):
GIOAN B TRẦN ĐỨC TÚY (TM)
02 17
Tr Thứ Tư tuần V Mùa Phục Sinh.
Cv 15:1-6; Ga 15: 1-8; Mt 10:22-25a
Thánh Athanasiô, Gmtsht. Lễ nhớ
1Ga 5:1-5; Mt 10:22-25a
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1989) ÔB:
ĐAMINH TRỊNH ĐÌNH THANH(TM)
MARIA TRẦN THỊ ĐÀO (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1973):
ĐAMINH NGUYỄN HỮU (SH)
03 18
Đ Thứ Năm đầu
tháng tuần V M Phục Sinh
THÁNH PHILIPPHÊ
VÀ THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
1Cr 15: 1-8; Ga 14: 6-14
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2000) ÔB:
GIOAN HÀ MINH QUANG (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM THANH (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2000):
GIUSE TRIỆU VĂN CHÍNH (TĐ)
04 19
Tr Thứ Sáu đầu tháng tuần
V M Phục Sinh.
Cv
15:22-31; Ga 15:12-17
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989)
- Cha Giuse Bùi Đình Chư
- Cha Giuse Đặng Văn Rao
05 20
Tr Thứ Bảy đầu tháng tuần V M
Phục Sinh.
Cv
16:1-10; Ga 15:18-21
Kỷ niệm ngày qua đời (1981)
- Cha Phêrô Hồ Đắc Khấn (Cù
Lao Tây)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2002):
MARIA NGUYỄN THỊ CÚC (TĐ)
06 21 Tr
CHÚA NHẬT VI MÙA PHỤC SINH.
Cv 10:25-26. 34-35. 44-48; 1Ga 4:7-1; Ga 15: 9-17. Thánh
Vịnh tuần 2
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể thế nào?
T. Khi tự nguyện nộp
mình chịu khổ hình, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn
đệ mà nói: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì này là Mình Thầy, sẽ bị
nộp vì các con”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Ngài cầm lấy chén
rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ mà nói: “Tất cả các con hãy nhận lấy
mà uống, vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra
cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến
Thầy” (Kinh nguyện Thánh Thể II).
CHIA SẺ
Thánh Phaolô kể lại như sau: "Thật vậy, điều tôi đã
lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em, trong đêm bị nộp, Chúa
Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em
cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm như Thầy vừa
làm để tưởng nhớ đến Thầy". Cũng thế, cuối bữa ăn, Ngài nâng chén và nói,
"Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới. Mỗi khi uống, anh em
hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy" (1Cr 11, 23- 25), (x.
GLHTCG, số 1337-1340, 1365, 1406).
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (2011) ÔB:
GIUSE TRẦN QUỐC KHANH (TĐ)
ANNA PHÂM THỊ QUÝ NHANH
(TĐ)
07 22 Tr
Thứ Hai tuần VI Mùa Phục Sinh
Cv 16:11-15; Ga 15:26-16:4a
08 23 Tr
Thứ Ba tuần VI Mùa Phục Sinh.
Cv 16:22-34; Ga 16:5-11
09 24 Tr
Thứ Tư tuần VI Mùa Phục Sinh.
Cv
17:15. 22 - 18:1; Ga 16:12-15
10 25 Tr
Thứ Năm tuần VI Mùa Phục Sinh.
Cv 18: 1-8; Ga 16: 16-20
Lễ
THĂNG THIÊN. Lễ trọng
Cv
1,1-11; Ep 1:17-23; Mc 16: 15-20.
Ngày của Mẹ.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
GIUSE HOÀNG PHƯỚC ĐẠI (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM ANH (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1974) ÔB:
GIUSE TRIỆU VĂN THẮNG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ HOA (TM)
11 26
Tr Thứ Sáu tuần VI Mùa Phục Sinh
Cv 18:9-18; Ga
16:20-23a
12 27
Tr Thứ Bảy tuần VI Mùa Phục Sinh.
T hánh Nêrêô, thánh Akilêô và thánh
Pancratiô, Tđ (Đ)
Cv 18:23-28; Ga
16:23b-28
Kỷ niệm ngày thụ phong linh
mục
Cha Phêrô Dương Đình Tảo
(1975)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1967) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN VĨNH (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ THANH MAI (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
ĐAMINH VŨ VĂN CƯỜNG (TĐ)
TÊRÊSA TRẦN THỊ THO (TĐ)
13 28
Tr CHÚA NHẬT VII MÙA PHỤC SINH.
Cv
1:15-17.20a.20c-26; 1Ga 4:13-16;
Ga 17:11b-19
CHÚA THĂNG
THIÊN. Lễ trọng.
Lễ cầu cho giáo
dân.
Cv 1,1-11; Ep
1:17-23; Mc 16: 15-20.
PVGK: thánh vịnh
riêng
Ngày Quốc tế Truyền
thông xã hội.
GIÁO LÝ CỘNG
ĐỒNG
H. Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống Kitô
giáo?
T. Bí tích Thánh Thể là
“Nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo” (x. LG, 11), chứa đựng
tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua
của chúng ta .
CHIA SẺ
Nhờ Bí tích Thánh Thể, sự hiệp nhất của dân Chúa được
biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất. Vì thế,
các Bí Tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Hội Thánh đều quy hướng về, và
liên kết chặt chẽ với Bí Tích Thánh Thể (x. Giáo Luật, điều 897). Thật vậy, mỗi
lần Hy tế Thánh giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó "Chúa Kitô, Chiên
Vượt Qua của chúng ta chịu hiến tế (x. 1Cr 5,7), thì công cuộc cứu chuộc chúng
ta được thực hiện" (x. LG, số 3).
Như thế, tham dự và cử hành Bí tích Thánh Thể trong khuôn
khổ Thánh lễ, là việc vô cùng quan trọng trong đời sống của Hội Thánh và của
mọi Kitô hữu, vì đây chính là "Nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống
Kitô giáo" (x. LG, số 11) như Hội Thánh dạy (x. GLHTCG, số 1324-1327, 1407).
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn
(1964) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN HUẤN (TM)
MARIA TRẦN THỊ ĐÀN (TM)
14 29
Tr Thứ Hai tuần VII Mùa Phục Sinh
Cv 19: 1-8; Ga 16: 29-33
Thánh MATTHIAS tông đồ - Lễ kính
Cv 1:15-17.20-26; Ga 15:9-17
Thánh vịnh tuần 3
Kỷ
niệm ngày thụ phong linh mục (1968)
- Cha Giuse Bùi Trung Châu
- Cha Phaolô Võ Ngọc Tỏ
- Cha Phêrô Nguyễn Văn Vũ
Kỷ niệm ngày qua đời (2004)
- Cha Bonaventura Trần Văn
Mân (Cù Lao Giêng)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN PHƯƠNG (TĐ)
ANNA TRẦN THỊ ĐIỂM (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2005) ÔB:
GIUSE ĐỖ DUY NGỌC (SH)
MARIA TRƯƠNG MỸ LINH(SH)
15 01/04
Tr Thứ Ba tuần VII Mùa Phục Sinh.
Cv 20: 17-27; Ga 17: 1-11a
Tước hiệu nhà thờ và tu viện: Rạch Sâu, Thánh
Linh (D1)
Tỉnh
Dòng CQP/LX.
Kỷ niệm
ngày qua đời (1989)
- Cha Phêrô Bùi Minh Chúc (Cần Xây)
16 02
Tr Thứ Tư tuần VII Mùa Phục Sinh.
Cv 20: 28-38; Ga 17: 11b-19
Kỷ niệm ngày qua đời (1983)
- Cha Gioan Baotixita
Nguyễn Đình Phê (Cần Xây)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1991) ÔB:
GIUSE NGUYỄN THANH NHỜ (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM LOAN (SH)
17 03
Tr Thứ Năm tuần VII Mùa PS.
Kỷ niệm ngày qua đời
(1998):
- Cha Giuse Nguyễn Toàn Thư (8a)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (…):
GIOAN B TRẦN NHƯ LẠC (TĐ)
18 04
Tr Thứ Sáu tuần VII Mùa Phục Sinh.
Cv 24:27.25:13b-21;
Ga 21:15-19
Thánh Gioan I, Ghtđ
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
VINHSƠN TRẦN ĐỨC HIỆP (HH)
MARIA PHẠM THỊ THANH THÚY(HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1985):
GIOAN MARTIN TRẦN VĂN THỦNG (HH)
19 05
Tr Thứ Bảy tuần VII Mùa Phục Sinh.
Cv28:16-20,30-31;Ga21:20-25
Chiều: LỄ VỌNG CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (Đ).
Chiều: LỄ VỌNG CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG (Đ).
Xh 19:3-8a, 16-20b; Rm 8:22-27;
Ga 7:37-39
Kỷ niệm ngày qua đời (2012)
- Cha Giuse Đinh Công Thi
(C1)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1994) ÔB:
GIOAN B VŨ VĂN TÁ (TĐ)
MARIA HOÀNG THỊ DIỄM (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN ĐOAN (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ QUẤT (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1978):
MARIA PHẠM THỊ TUYẾT (HH)
20 06
Đ LỄ CHÚA TT HIỆN
XUỐNG.
Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Cv 2:1-11; 1Cor 12:3b-7.12-13
Ga
20,19-23
PVGK:
thánh vịnh riêng
Tước hiệu nhà thờ và tu viện: Rạch Sâu,
Tỉnh Dòng CQP/LX. Thánh Linh D1
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Trong Cựu Ước, Bí tích Thánh Thể được báo trước bằng
hình ảnh nào?
T. Trong Cựu Ước, Bí
tích Thánh Thể được báo trước bằng bữa tiệc Vượt qua, mà người Do Thái cử hành
hàng năm với bánh không men, để ghi nhớ cuộc giải thoát khỏi Ai Cập.
CHIA SẺ
Trong Cựu Ước, Bí tích Thánh Thể được báo trước bằng hình
ảnh bữa tiệc Vượt qua, mà người Do Thái cử hành hàng năm với bánh không men, để
ghi nhớ ngày ra đi vội vã và được giải thoát khỏi đất Ai Cập (x. Xh 12). Chúa
Giêsu đã báo trước về Bí tích này trong giáo huấn của Ngài (x. Ga 6), và Ngài
đã thiết lập Bí tích này khi cử hành Bữa Tiệc Ly với các Tông đồ, trong khung
cảnh bữa tiệc Vượt qua (x. Lc 22,7-20). Trung thành với lệnh truyền của Chúa:
"Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1Cr 11, 24), Hội Thánh
luôn cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là vào ngày Chúa Nhật, ngày Phục Sinh của
Chúa Giêsu (x. GLHTCG, số 1333-1344).
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1967) ÔB:
GIUSE PHẠM VĂN TÁ (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ DẦN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
GIOAN NGUYỄN VĂN CẢNH (HH)
MARIA TRẦN THỊ KIM OANH (HH)
MÙA
THƯỜNG NIÊN
(Sau Chúa nhật CTT Hiện Xuống)
21
07 X
Thứ Hai tuần VII Mùa Thường Niên
Gc 3:13-18; Mc 9:14-29
Thánh Vịnh tuần 3
Kỷ niệm ngày qua đời (1965)
- Cha Giuse Ngô Chính Trực
(2b)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (…):
MARIA TRẦN THỊ KIM LIÊN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (…):
MARIA ĐỖ THỊ TIN (SH)
22
08 X
Thứ Ba tuần VII Mùa Thường Niên
Gc 4:1-10; Mc 9:30-37
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (…):
MARIA TRẦN THỊ SÂM (TĐ)
23 09
X
Thứ Tư tuần VII Mùa Thường Niên
Gc 4:13-17; Mc 9:38-40
24 10
X Thứ Năm tuần VII Mùa Thường Niên
Gc 5:1-6; Mc 9:41-50
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2006) ÔB:
GIOAN NGUYỄN THUẤN (HH)
MARIA HUỲNH ANH ĐÀO (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2013) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN XUÂN HUY (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT (TĐ)
25 11 X
Thứ Sáu tuần VII Mùa Thường Niên
Gc 5:9-12; Mc 10:1-12
Thánh
Bê-đa khả kính, Lmtsht
Thánh Grêgôriô VII, Gh
Thánh nữ Maria Mađalêna Patdi, Đt
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1964) ÔB:
GIOAN B PHẠM VĂN KHOAN (TĐ)
MARIA PHẠM THỊ LÊ (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1977):
GIOAN B HOÀNG VĂN THIỆT (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (…):
GIUSE VŨ VĂN DAO (TĐ)
26 12
Tr Thứ Bảy tuần VII Mùa Thường Niên
Gc
5:13-20; Mc 10:13-16
Thánh
Philipphê Nêri, Lm. Lễ nhớ.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1981)
- Cha Giuse Bùi Văn Đang
- Cha Phêrô Phan Đình Sơn
- Cha Hiêrônimô Vũ Văn Tác
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1994) ÔB:
GIOAN B PHẠM CÔNG HẢO (TĐ)
MARIA NGUYỄN THỊ THANH (TĐ)
27 13
Tr CHÚA NHẬT VIII M THƯỜN
NIÊN
LỄ CHÚA BA NGÔI. Lễ trọng.
Đnl 4:32-34.39-40; Rm 8:14-17;
Mt 28:16-20.
Tước hiệu
nhà thờ: Ba Hòn (Ba Ngôi)
Thánh
Vịnh tuần 4
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã làm cho bữa
tiệc Vượt qua của người Do Thái nên trọn thế nào?
T. Trong bữa tiệc Vượt
qua của người Do Thái, Chúa Giêsu cử hành cuộc Vượt Qua của Ngài, bằng cách
hiện diện trong Bí tích, để trở nên Mình và Máu Ngài, làm của ăn thức uống nuôi
sống chúng ta, và cho chúng ta tham dự vào cuộc Vượt Qua của Ngài.
CHIA SẺ
Xưa trong Cựu Ước, dân Do Thái từng cử hành
bữa ăn Vượt qua, để kỷ niệm cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập: "Ðức
Chúa sẽ rảo khắp Ai Cập để đánh phạt, và khi thấy máu trên khung cửa, Ðức Chúa
sẽ vượt qua trước cửa; và không để cho thần tru diệt vào nhà anh em mà đánh
phạt" (Xh 12,23). Máu bôi trên khung cửa, chính là máu của Chiên Vượt
Qua.
Nay trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu là Chiên
của lễ Vượt Qua mới. Sự chết và sự phục sinh của Ngài là cách thức mới và hoàn
hảo; theo đó Thiên Chúa cứu mọi người khỏi ách nô lệ. Nói theo Công Ðồng
Vatican II: "Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, trong bữa tiệc sau cùng đêm Ngài bị
trao nộp, đã thiết lập hy tế Thánh Thể bằng Mình và Máu Ngài, để lưu truyền hy
tế thập giá suốt dòng thế kỷ cho đến khi Ngài tới, và để trao cho Hội Thánh,
hiền thê yêu dấu của Ngài, cuộc tưởng niệm sự chết và phục sinh của Ngài. Ðó là
Bí Tích Tình Yêu, dấu chỉ hiệp nhất, dây liên kết đức ái, bữa tiệc Vượt Qua,
trong đó ta lãnh nhận Ðức Kitô làm lương thực nuôi dưỡng, lãnh nhận tràn đầy ơn
thánh trong tâm hồn và lãnh bảo chứng vinh quang tương lai" (SC, 47), (x.
GLHTCG, số 1382-1384; 1391-1396).
Kỷ niệm ngày qua đời (2010)
- Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn
Thành Long (Cần Xây)
28 14
X Thứ Hai tuần VIII
Mùa Thường Niên
1Pr 1:3-9; Mc 10:17-27
29 15
X Thứ Ba
tuần VIII Mùa Thường Niên
1Pr
1:10-16; Mc 10:28-31
Kỷ niệm ngày Đức Cha Giuse
Trần Văn Toản thụ phong Giám Mục (2014)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1966) ÔB:
GIUSE NGUYỄN QUANG TRUNG (HH)
ROSAMARIA VŨ THỊ VẢI (HH)
30 16
X
Thứ Tư tuần VIII Mùa Thường Niên
1Pr 1:18-25; Mc 10:32-45
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1966) ÔB:
GIUSE NGUYỄN QUANG TRUNG (HH)
ROSAMARIA VŨ THỊ VẢI (HH)
31 17
Tr Thứ
Năm tuần VIII M .THƯỜNG NIÊN
ĐỨC MẸ
THĂM VIẾNG BÀ ISAVE.
Lễ
kính.
Xp 3:
14-18a hoặc Rm 12: 9-16; Lc 1: 39-
56. Bổn
mạnggiáo xứ: Bình Thái [F1]
Bổn mạng giáo xứ: Bình Thái [F1]
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục
- Cha Đôminicô Đinh Trung Thành (1966)
- Cha Đôminicô Nguyễn Văn Thược (1975)
- Cha Hiêrônimô Đỗ Văn Hiến (1990)
- Cha Phêrô Lê Trọng Hải (1991)
- Cha Đôminicô Đỗ Văn Thiêm (1991)
- Cha Phêrô Mai Đức Vượng (1991)
- Cha Giuse Đinh Công Oánh (1999)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1992) ÔB:
PHÊRÔ NGUYỄN VĂN THU (SH)
MARIA VÕ THỊ THU PHƯỢNG (SH)
Kỷ Niệm
Ngày Thành Hôn (1988) ÔB:
MICAE VŨ HẢI HÀ (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ VÓC (TĐ)
Ngày 01/ 05 / 2018
THÁNH GIUSE THỢ
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):
Mt 13,54-58
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: LAO ĐỘNG VÌ
YÊU THƯƠNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
“Hãy yêu thích lao động không phải vì lợi nhuận hay phần thưởng; tuy vậy
Thiên Chúa đã quyết định rằng lợi lộc lớn lao sẽ là hoa trái cho mọi lao động
do yêu thương” (E. White). Thánh Giuse nhiệt tình trong công việc hằng ngày của
nghề thợ mộc, không chỉ vì “tay làm hàm nhai,” nhưng còn vì Ngài đặt vào đó
trọn tình thương dành cho Đức Maria và Chúa Giêsu mà ngài có nhiệm vụ chăm sóc.
Ngài trở thành mẫu gương cho mọi người lao động muốn sử dụng công ăn việc làm
như món quà yêu thương đối với những người thân yêu của mình. Thánh Giuse làm
nghề thợ mộc, một nghề thủ công bình thường, tiêu biểu cho sự đóng góp của đám
đông công nhân vô danh cho cho sự phát triển của nhân loại, cho ấm no hạnh phúc
của con người.
(thinh lặng 1 lát).
Bên cạnh
những tên tuổi tầm cỡ có ảnh hưởng đến thế giới, vẫn có đám đông khổng lồ đang
âm thầm cộng tác cho việc nâng cao điều kiện sống an vui của xã hội. Thánh
Giuse là quan thầy của những con người vô danh ấy, trong số đó có bạn. Ngài ở
bên cạnh bạn, nâng đỡ niềm hãnh diện khiêm tốn của bạn trong tư thế người lao
động.
Tôi xác tín công việc lao động có giá trị hay không tùy theo ý hướng tôi
làm vì ai và tôi đã có những đức tính nào khi làm công việc ấy. Ý hướng của tôi
từ nay sẽ là vì Chúa, vì những người thân yêu, vì người nghèo… (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Thánh
Giuse, cảm tạ ngài đã nêu gương lao động miệt mài vì muốn bày tỏ tình thương
mến dành cho Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Xin cho chúng con ngày hôm nay cũng biết sử
dụng công việc lao động như món quà quý giá cho người thân yêu. Amen.
Sống Lời Chúa dạy:
Ý hướng lao
động của tôi từ nay sẽ là vì Chúa, vì những người thân yêu, vì người nghèo…
(mời
CĐ đọc lại)
Thứ Ba T5PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1
người đọc hoặc xướng đoạn TM):Ga 14, 27-31a
(Mõ NGỒI rồi đọc
chậm chủ đề:
THẦY BAN BÌNH AN CỦA THẦY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Càng gần ngày về cùng Chúa Cha, Chúa Giêsu càng tha thiết
với các môn đệ. Nguời nói: Thầy đi, Thầy
để lại bình an cho các con. Thầy ban bình an thật, hạnh phúc thật là ơn cứu rỗi
linh hồn, nên các con đừng lo lắng bối rối. Thầy đi, nhưng Thầy sẽ trở lại với
các con. Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ vui mừng vì Thầy trở về cùng Cha,
vì Cha trọng hơn Thầy, các con sẽ vui mừng nơi Cha. Thầy nói cho các con biết
trước, để khi việc đó xảy ra, các con sẽ tin Thầy. Thầy sẽ không nói với các
con nhiều nữa, vì đã đến lúc quyền lực thế gian là ma quỷ hoành hành. Tuy nó
không làm gì được Thầy, nhưng để mọi người biết Thầy yêu mến và làm theo Lời Cha Thầy.
Chúa Giêsu đem bình an và hânh phúc đến cho chúng ta. Chỉ
có Nguời mới giải thoát chúng ta khỏi mọi âu lo khổ cực phần hồn phần xác.
Bình an Chúa ban khác với bình an thế gian, vì nó đâm rễ
sâu trong tâm hồn. Đó là sự an nhàn thư thái trong cõi lòng.
Và hôm nay Chúa làm xong xứ mạng cứu rỗi nên trở về với
Chúa Cha. Đó là niềm vui mừng cho chúng ta, vì chúng ta đã được Người cứu vớt.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi sống bình yên hạnh phúc hay âu lo
khốn khổ ?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có vui mừng vì được Chúa thương cứu
rỗi không ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa biết đời chúng con gặp gian nan thử thách,
nào là nghèo đói bệnh tật, nào là đam mê tội lỗi, nào là hận thù ganh ghét !...
Tất cả những gánh nặng, là những đe doạ chồng chất lên chúng con.
Xin Chúa thương ban bình an của Chúa cho chúng con, sự
bình an thật trong tâm hồn là sống kết hợp với Chúa, để chúng con an lòng an
trí mà thờ phượng Chúa, làm tôi Chúa.
Và như Lời Chúa hứa: Chúa đi nhưng Chúa sẽ trở lại... Xin
Chúa trở lại với chúng con. Xin Chúa ở với gia đình chúng con, che chở phù hộ
chúng con, ban ơn giúp sức chúng con lướt thắng mọi cơn gian nan thử thách hằng
ngày trong đời sống, để chúng con bền chí, vững lòng tin theo Chúa đến cùng...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh
lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình
an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng
xao xuyến cũng đừng sợ hãi”.
(Ga 14, 27) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 02/ 05 / 2018
Thứ Tư T5PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng
đoạn TM): Ga 15, 1-8
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
CÂY NHO VÀ CÀNH NHO
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu là cây nho Chúa Cha trồng xuống thế gian để
quy tựu mọi người trong sự hiệp nhất của tình yêu.
Phần chúng ta, chúng ta là những cành nho của cây nho
này, và chúng ta phải sinh bông trái là các việc lành phúc đức chúng ta làm
hằng ngày trong đời sống. Muốn sinh bông trái, chúng ta phải sống kết hợp mất
thiết với Chúa, như cành nho dính liền với cây nho. Nếu chúng ta sinh được bông
trái, Chúa Cha sẽ chăm sóc, sẽ ban ơn giúp sức cho chúng ta sinh nhiều bông
trái hơn. Trái lại, nếu chúng ta không sinh bông trái, nghĩa là không làm lành
lánh tội, không lo phụng sự Chúa phục vụ anh em thì sẽ bị chặt đi là sẽ bị
phạt.
Điều chúng ta phải luôn ghi nhớ là nếu không có Chúa,
chúng ta không làm gì được, không thể sinh bông kết trái. Có Người ở với chúng
ta, chúng ta sẽ làm được tất cả.
Và Chúa Cha chỉ được vinh hiển khi chúng ta sinh bông trái.
Ngài muốn chúng ta sinh bông trái ngày càng nhiều hơn. Vì thế, Ngài chịu khó
chăm sóc chúng ta. Ngài cắt tỉa. Ngài làm cho chúng ta nên thanh sạch nhờ giáo
huấn của Chúa Giêsu.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có phải là cành nho dính liền với
cây nho không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sinh bông trái chưa?... (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là cây nho của Chúa Cha. Chúng con
là cành. Chúa được Chúa Cha trồng xuống thế gian, để kết hợp chúng con nên một
với Chúa, cho cành gắn liền với cây để được sinh bông trái, cho chúng con làm
việc lành phước đức hằng ngày.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con luôn
sống kết hiệp mật thiết với Chúa, luôn luôn tin tưởng phó thác vào Chúa, cho
chúng con được sinh bông trái, để khỏi bị Chúa Cha chặt đi, mà được Ngài cắt
tỉa chăm sóc, ban ơn giúp sức cho chúng con ngày càng sinh bông kết trái nhiều
hơn, phụng sự Chúa sốt sắng hơn, phục vụ mọi người đắc lực hơn...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh
lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và
Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, và không có Thầy,
anh em chẳng làm gì đuợc”. (mời CĐ đọc lại)
Ngày 03/ 05 / 2018
T. PHILIPPHÊ VÀ T.GIACÔBÊ,
TÔNG ĐỒ.
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng
đoạn TM): Ga 14,6-14
Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ
đề: SỰ THẬT – SỰ SỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Ngài, chắc chắn chúng ta
sẽ tới nguồn sự thật và nguồn sự sống. Vì thế ta nên phó thác đời mình cho Ngài
dẫn dắt: “Chúa là mục tử… Ngài dẫn tôi tới đồng cỏ xanh, bóng mát, nước trong…”
“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”: mong ước của Thánh
Philipphê cũng là mong ước của mọi người tin thờ Thiên Chúa. Đã tin thờ Đấng
nào thì dĩ nhiên người ta muốn thấy Đấng ấy.
Chúa Giêsu hiểu được mong ước ấy và đáp ứng mong ước ấy:
“Ai thấy Thầy là Thấy Chúa Cha”. Chúa Giêsu là mặc khải trọn vẹn về
Thiên Chúa. Muốn biết Thiên Chúa là ai, muốn hiểu Thiên Chúa là thế nào, ta hãy
nhìn vào Chúa Giêsu, hãy suy gẫm những đoạn Tin Mừng viết về Ngài, hãy chiêm
ngưỡng Ngài…
(thinh lặng 1 lát).
Lạy Chúa, khủng hoảng
trầm trọng nhất của xã hội ngày nay phải chăng là cuộc khủng hoảng về ý nghĩa
của cuộc sống?
Con người sinh ra để làm gì? (thinh lặng 1 lát).
Con người sẽ đi về đâu? (thinh lặng 1 lát).
Đâu là ý nghĩa và
giá trị của cuộc sống? (thinh lặng 1 lát).
Đó là những vấn nạn mà con người thường hay tự
mình đặt ra khi gặp những đau khổ, những mâu thuẫn trong cuộc sống.
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, xin Chúa thương
nhậm lời hai thánh Tông đồ Philiphê và Giacôbê cầu thay nguyện giúp, mà cho
chúng con biết thông phần vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Giêsu, để được
chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa muôn đời. Xin cho chúng con luôn hiểu và cảm
nghiệm được Chúa chính là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của chúng con.
Chúng con cầu xin nhờ đức Kitô Chúa chúng con. Amen. Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế
là chúng con mãn nguyện”.- “Philipphê, Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,
8-9) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 04/ 05 / 2018
Thứ Sáu T5PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 15, 12-17
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN HỮU
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu bảo các môn đệ: Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu
thương các con. Thầy đã hiến dâng mạng sống Thầy cho các con thì các con hãy hy
sinh cho nhau. Không có tình yêu nào lớn hơn tình người hiến mạng cho bạn hữu.
Thầy gọi các con là bạn hữu chớ không còn gọi các con là tôi tớ nữa, vì
Thầy đã cho các con biết hết những gì Thầy đã nghe thấy nơi Cha Thầy, chính
Thầy đã chọn các con và sai các con đi làm việc của Cha Thầy, để chúng con thu
được nhiều kết qủa bền bỉ, và để các con nhân danh Thầy mà xin điều gì thì Chúa
Cha sẽ ban cho các con.
Chúa Giêsu nhắc lại điều răn trọng nhất Người đã truyền cho chúng ta: Yêu
người như Chúa yêu. Điều cốt yếu của giới răn này là thương anh em thì phải làm
mọi việc cho họ như Chúa đã làm: Người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của
Người, nếu chúng ta yêu thương nhau, hy sinh phục vụ nhau, chúng ta được Người
nhận làm bạn hữu, chúng ta sẽ sinh được bông trái thiêng liêng là việc lành
phúc đức, và sẽ được Chúa Cha nhậm lời chúng ta cầu xin. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có yêu người như Chúa yêu chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có sinh được bông trái thiêng liêng chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con không biết nói lời nào để cám ơn Chúa cho xứng với lòng Chúa thương
con. Chúa thương con, Chúa hiến mạng sống vì con! Chúa thương con, Chúa cho con
được nhìn biết thờ phượng Chúa. Chúa thương con, Chúa chọn con làm môn đệ
Chúa... con hèn mọn tội lỗi không đáng làm đầy tớ Chúa, mà Chúa lại thương con
cho con làm bạn với Chúa, để rồi Chúa sai con đi vào thế gian làm chứng cho
Chúa. Chúa còn giúp con hoàn thành sứ mạng Chúa giao, để con đem lại nhiều linh
hồn cho Chúa.
Lạy Chúa, gia đình con dốc hết sức lo chu toàn sứ mạng Chúa giao, để tỏ
lòng chúng con biết ơn Chúa, nhất là chúng con hết sức cố gắng giữ lệnh Chúa
truyền: hằng ngày biết lo thương mến anh chị em chúng con như Chúa yêu thương
chúng con. Chúng con “sẵn lòng
hy sinh chịu khó ” giúp đỡ anh chị em chúng con phần hồn cũng như phần
xác...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhay như
Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15, 12) (mời
CĐ đọc lại)
Ngày 05/ 05 / 2018
Thứ Bảy T5PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 15, 18-21
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HỌ GHÉT THẦY TRUỚC
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Sở dĩ thế gian ghét các con là vì họ ghét
Thầy, và vì Thầy đã chọn và tách các con ra khỏi thế gian. Các con hãy nhớ Lời
Thầy nói : Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ tuân giữ Lời Thầy, thì họ cũng
tuân giữ lời các con. Nếu họ bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con, vì họ
không biết Chúa Cha đã sai Thầy, họ không tin Thầy là Đấng Thiên Sai, là Con
Thiên Chúa.
Vâng lời Chúa Cha, Chúa Giêsu đến thế gian, rao giảng Tin Mừng cứu độ.
Người đã bị thế gian chống đối vì họ không tin Người là Đấng Thiên Sai.
Số phận của các môn đệ cũng chẳng khác. Môn đệ phải bị thử thách chống đối,
vì họ sống khác làm khác với thế gian. Họ không thể chạy theo những điều xấu ác
của thế gian. Muốn đứng vững, họ phải cậy dựa vào Chúa Giêsu. Và như Chúa
Giêsu, họ cần phải làm chứng cho tình yêu vô cùng của Chúa Cha cho mọi người.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sống khác và làm khác với thế gian chưa ?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sẵn sàng chịu thử thách chống đối vì Chúa
Giêsu chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, quả thật tôi tớ không trọng hơn chủ. Chúa đã bị người đời chống
đối, bắt bớ giết chết, thì chúng con là môn đệ Chúa làm sao chúng con chạy
khỏi. Sở dĩ người đời ghét chúng con là chúng con đã theo Chúa, sống khác làm
khác họ. Chúng con không thể ích kỷ, tham lam oán thù như họ. Nếu chúng con
sống và làm như họ, thì chúng con đâu còn phải là môn đệ Chúa nữa. Xin Chúa cho
gia đình con và các gia đình luôn sống trung thành theo giáo huấn của Chúa và
nếu có bị người đời ganh ghét bách hại, xin Chúa giúp chúng con vững lòng chịu
khổ chịu cực vì Chúa, để làm sáng danh Chúa và để cứu linh hồn chúng con, như
Chúa đã chịu chết trên Thập Giá mà cứu chuộc chúng con và làm sáng danh Chúa
Cha...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Hãy nhớ Lời Thầy đã nói với anh em: Tôi tớ không lớn hơn
chủ nhà. Nếu họ bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ Lời
Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ Lời anh em”. (Ga 15, 20) (mời
CĐ đọc lại)
Ngày 06/ 05 / 2018
Chúa Nhật 6PS Năm B
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 15, 9-17
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
THƯƠNG NHAU NHƯ CHÚA THƯƠNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết: Người thương chúng ta như Chúa Cha thương
Người, và kêu gọi chúng ta hãy ở lại trong tình thương của Người, bằng cách
tuân giữ giới răn của Người như Người đã vâng lời Cha Người.
Giới răn của Người là yêu thương nhau như Người thương hy sinh mạng sống vì
chúng ta.
Có thuơng yêu nhau như thế, chúng ta mới xứng đáng làm bạn hữu của Người,
mới sinh được bông trái thiêng liêng, mới được Chúa Cha nhậm lời chúng ta cầu
khẩn.
Giới răn không phải chỉ là lề luật Người truyền, mà còn là lời trối của
Người trước khi lìa bỏ các môn đệ về cùng Chúa Cha. Trong thời gian vắng Người,
Người muốn chúng ta sống như Người, yêu thương phục vụ anh chị em như Người đã
yêu thương phục vụ cho đến chết và chết treo trên khổ giá.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có hy
sinh phục vụ anh chị em như Chúa Giêsu chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có sinh
được bông trái thiêng liêng chưa ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện
theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vâng lời Chúa Cha đến nỗi hy sinh chịu chết treo
trên khổ giá chuộc tội chúng con, nên Chúa được Chúa Cha yêu thương trìu mến.
Chúa nêu gương cho chúng con, dạy chúng con yêu thương anh chị em chúng con như
Chúa, để chúng con trở nên bạn hữu Chúa, để chúng con sinh được nhiều bông trái
thiêng liêng, và để chúng con được Chúa Cha nhậm lời chúng con cầu nguyện. Xin
Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa, vâng nghe Lời
Chúa, hết lòng giúp đỡ anh chị em phần hồn phần xác. Dù gian nan cực khổ, dù
phải hy sinh sức khoẻ tài năng tiền của tính mạng, chúng con cũng sẵn lòng hy
sinh cống hiến cho đồng bào đồng loại chúng con, được hạnh phúc ở đời này, và
được phần thưởng muôn đời ngày sau...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời
Chúa dạy:
“Anh em hãy thương yêu nhay như Thầy đã yêu thương anh
em. Không có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình
cho bạn hữu”. (mời
CĐ đọc lại)
Ngày 07/ 05 / 2018
Thứ Hai T6PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 15, 26-16,4
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: LÀM CHỨNG
CHO THẦY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu dặn bảo các môn đệ: Lúc Đấng Phù Trợ là Thần Chân Lý đến, Người
sẽ làm chứng cho Thầy, và các con nữa, các con cũng hãy làm chứng cho Thầy, vì
các con đã ở với Thầy, đã được Thầy dạy dỗ từ đầu. Thầy bảo trước cho các con
biết: Các con sẽ bị người đời bắt bớ vì Thầy.họ tưởng thế là họ phụng thờ Thiên
Chúa, nhưng thực ra là họ không biết Chúa Cha và cũng không biết Thầy.
Các tông đồ đã được Chúa Giêsu huấn luyện trong suốt thời gian ba năm.
Trong lúc các ông còn kém tin chậm hiểu, còn nhát đảm sợ sệt, nhưng từ ngày các
ông chứng kiến Chúa sống lại, các ông can đảm phụng sự Chúa cho đến chết. Đó là
nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Người làm cho các ông nên chứng nhân. Những ai muốn làm
môn đệ Chúa, làm chứng cho Chúa cũng phải nhờ Chúa Thánh Thần ban ơn giúp sức.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm chứng cho mọi người tin Chúa sống lại
không?.... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cầu xin
Chúa Thánh Thần ban ơn giúp sức tôi chưa?.... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy rõ Chúa chưa an lòng mà về cùng Chúa Cha, Chúa đã căn
dặn các tông đồ và chúng con đủ điều, nhưng Chúa biết chúng con yếu đuối, sợ
gặp gian nan thử thách, chúng con nản lòng bỏ Chúa, nên Chúa báo cho chúng con
biết trước những khốn khó mà chúng con phải gặp trong cuộc sống chúng con, và
ban Chúa Thánh Thần là Đấng phù trợ chúng con, để chúng con vững lòng bền chí
mà làm chứng cho Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết lo dùng lời nói, việc
làm, gương sáng hằng ngày mà làm chứng cho mọi người nhìn biết thờ phượng Chúa.
Dù có bị bắt bớ, bách hại, dù có phải gian nan khốn khổ, chúng con cũng gắng
sức hy sinh chịu khổ vì Chúa, vì chúng con tin chắc có Chúa và Chúa Thánh Thần
hằng ngày ban ơn giúp sức chúng con....
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi Đấng Bảo Trợ
đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em
từ nơi Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm
chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu”. (Ga 15, 26-27) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 08/ 05 / 2018
Thứ Ba T6PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 16, 5-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
THẦY ĐI THÌ CÓ LỢI CHO ANH EM
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu tiếp tục tâm sự với các môn đệ: Các con đã biết rõ Thầy sắp về
cùng Cha là Đấng đã sai Thầy, nên các con không thắc mắc hỏi Thầy đi đâu nữa.
Nhưng vì Thầy thấy các con buồn phiền, nên Thầy nói thật cho các con biết: Thầy
đi thì có lợi cho các con, vì Đấng Phù Trợ là Thánh Thần sẽ đến với các con.
Nếu Thầy không đi, Người sẽ không đến với các con. Khi Người đến, Người sẽ tố
cáo thế gian về tội không tin Thầy, mặc dù họ đã thấy bao nhiêu phép lạ Thầy
làm. Người sẽ minh chứng sự công chính của Thầy, vì Thầy về trời ngự bên hữu
Chúa Cha. Và Người cũng sẽ luận phạt thế gian vì họ lên án giết Thầy.
Việc Chúa Giêsu về trời đem lại lợi ích lớn lao cho chúng ta, vì Chúa Thánh
Thần sẽ đến an ủi dạy dỗ chúng ta làm theo Lời Chúa dạy, để được hưởng nhờ ơn cứu
rỗi. Ngày chúng ta lãnh Bí Tích Rửa Tội và Thêm sức, Chúa Thánh Thần đã đến và
ở với chúng ta.
Ngoài việc dạy bảo chúng ta làm việc lành, làm chứng cho Chúa Giêsu, Chúa
Thánh Thần còn soi sáng cho mọi người nhận biết lầm lỗi sai trái của họ, để ăn
năn trở về với Chúa, sống công chính thánh thiện. Chúng ta cần cộng tác với
Chúa Thánh Thần, chống lại mọi sự dữ, mọi sự ác trên thế gian, để dọn đường cho
ngày Chúa trở lại phán xét mọi người... (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có cộng tác với Chúa Thánh Thần, chống lại mọi sự dữ
trên thế gan không ?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cầu xin Chúa Thánh Thần giúp tôi tuân giữ Lời Chúa
Giêsu dạy không ?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa về trời bỏ lại chúng con ở lại thế gian thì chúng con phải
buồn phải lo! nhưng theo Lời Chúa nói hôm nay thì chúng con không còn lo buồn
gì nữa, vì Chúa sẽ ban cho Thánh Thần đến ở với chúng con, để che chở phù hộ
chúng con đến ngày tận thế. Nhất là Chúa Thánh Thần sẽ kết án thế gian về tội
không tin Chúa, và làm chứng Chúa là Đấng công chính, là Con yêu quý của Chúa
Cha. Người sẽ thay thế Chúa mà hiện diện giữa chúng con, và đổi mới bộ mặt thế
giới.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình luôn luôn sống gắn bó với Chúa
Thánh Thần, hằng ngày biết kêu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ phù hộ, để chúng con
mạnh dạn làm chứng cho mọi người nhìn biết Chúa là Thiên Chúa thật, và hết lòng
thờ phượng tin kính Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
““Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi là có lợi cho anh
em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng
Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai
Đấng ấy đến với anh em”. (Ga 16, 7) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 09 / 05 / 2018
Thứ Tư T6PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 16, 12-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THẦN KHÍ SỰ THẬT ĐẾN…
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu còn nói thêm với các môn đệ: Thầy còn nhiều điều cần nói cho các
con biết. Nhưng vì Thầy thấy các con không hiểu nổi, nên Thầy chưa nói. Khi
Thần Chân Lý đến, Người không tự mình mà nói điều gì mới lạ, nhưng Người sẽ
nhắc nhở giải thích cho các con hiểu biết những gì Thầy đã nói với các con. Đặc
biệt Người sẽ cho các con biết việc tương lai. Và Người sẽ làm vinh danh Thầy,
vì Người sẽ cho các con biết rõ về thân thế và sự nghiệp của Thầy. Thật ra,
những điều đó cũng không phải của Thầy mà của Cha Thầy, vì những gì của Cha là
của Thầy. Nhờ đó, các con thấy rõ sự hiệp thông hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần.
Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết sự
thật toàn vẹn, nhưng chúng ta không thể lĩnh hội một lần, mà phải từ từ, và cần
nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng giúp đỡ.
Chúa Thánh Thần chẳng những dạy dỗ chúng ta biết sự thật, mà còn tôn vinh
Chúa Giêsu bằng cách cho chúng ta thấy rõ thân thế sự nghiệp của Người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cầu xin
Chúa Thánh Thần soi lòng mở trí cho tôi biết sự thật toàn vẹn về Chúa không
?... (thinh lặng 1 lát).
Ai sẽ cho tôi biết thân thế sự nghiệp của Chúa Giêsu ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa còn nhiều điều dạy bảo chúng con hiểu biết Chúa hơn, cho
chúng con tin thờ Chúa và làm chứng cho Chúa nhiệt thành hữu hiệu hơn. Nhưng
trí óc chúng con nông cạn không thể nào hiểu biết hết các chân lý của Chúa một
lúc được, nên chúng con cần phải chịu khó tiếp tục học hỏi giáo huấn Chúa thêm
hằng ngày trong Kinh Thánh và Thánh Truyền, nhất là nhờ Chúa Thánh Thần nhắc
nhở giải thích cho chúng con.
Xin Chúa cho mọi người trong gia đình con luôn luôn biết chịu học hỏi thêm
giáo lý của Chúa, biết lo chạy đến Chúa Thánh Thần, cầu xin Chúa Thánh Thần soi
lòng mở trí cho được hiểu biết những gì Chúa Cha truyền dạy chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ
anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến. Người sẽ dẫn anh em
tới sự thật toàn vẹn”. (Ga 16, 12-13)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 10 / 05 / 2018
Thứ Năm T6PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 16, 15-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề):
HÃY ĐI KHẮP BỐN PHƯƠNG THIÊN HẠ
Tìm hiểu Lời Chúa:
Trước khi về trời,
Chúa Giêsu hiện đến với các tông đồ, sai các ông đi khắp nơi “loan báo Tin Mừng
cho mọi loài thọ tạo”. Ai tin thì được cứu rỗi, được làm nhiều việc lạ nhờ
quyền năng Chúa sống lại.
Sau đó Chúa Giêsu về trời, còn các tông đồ ở lại, đi khắp nơi rao giảng Tin
Mừng cứu rỗi. Chúa cho các ông làm được nhiều dấu lạ để xác nhận lời các ông
giảng.
Như các tông đồ, chúng ta cũng được Chúa kêu gọi cộng tác với Nguời, rao
giảng Tin Mừng cho anh chị em đồng bào đồng loại, như công đồng Va-ti-can II đã
khắng định: Ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Chính
Chúa Giêsu sẽ hỗ trợ việc tông đồ của chúng ta. Người không để cho chúng ta làm
một mình, Người cùng hoạt động với chúng ta, chúng ta chỉ là dụng cụ của Người.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có rao giảng đạo Chúa chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa cùng hoạt động tông đồ với tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chu toàn sứ
mạng cứu rỗi chúng con. Hôm nay, Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha trong
vinh quang. Chúa muốn chúng con ở lại thế gian tiếp nối công cuộc cứu rỗi của
Chúa, Chúa kêu gọi chúng con cộng tác với Chúa, đem ơn cứu rỗi của Chúa đến cho
hết mọi người đồng bào đồng loại chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo biết nghe Lời Chúa mời
gọi, nhiệt thành rao giảng đạo Chúa bằng lời nói việc lành, lời cầu nguyện và
gương sáng đời sống chúng con.
Chúng con tin chắc: nếu chúng con sẵn sàng cộng tác với Chúa, Chúa sẽ nâng
đỡ chúng con, Chúa sẽ ban ơn cho việc làm của chúng con được kết quả như ý Chúa
muốn...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời
Chúa dạy:
“Các tông đồ đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt
động với các ông, và dùng những phép lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao
giảng”. (mời CĐ đọc lại)
Ngày 11 / 05 / 2018
Thứ Sáu T6 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 16, 20-23
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): NIỀM VUI VỮNG BỀN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu còn nói thêm với các môn đệ: Các con sẽ đau khổ vì xa Thầy, còn
thế gian thì vui mừng vì tưởng đã giết được Thầy rồi!... Nhưng nỗi buồn các con
sẽ biến thành niềm vui, khi các con thấy Thầy sống lại và cho các con sống mãi
với Thầy. Cũng như người phụ nữ sắp sinh con thì lo buồn, nhưng khi đã sinh rồi
thì mừng rỡ, vì đã sinh được một người sống trên đời. Các con cũng thế, các con
sẽ vui mừng, và sự vui mừng của các con không ai lấy mất được, vì Thầy không
chết nữa, nhất là vì nhiều người đã được ơn phần rỗi, được sống đời đời.
Người môn đệ Chúa phải chịu đau khổ thử thách. Nhưng đó không phải là thứ
đau khổ đưa đến sự chết, mà dẫn đến sự sống. Như Chúa Giêsu phải trải qua tử
nạn để sống lại vinh quang. Như người mẹ trước khi sinh con sẽ vui mừng vì một
người con đã sinh ra thế gian.
Đó là điều Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta hôm nay.
Vui lòng chấp nhận đau khổ với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cứu sống linh hồn
mình và linh hồn mọi người. Niềm vui đó sẽ bền vững, không ai lấy mất được. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có vui lòng chịu đau khổ thử thách, để cứu sống linh
hồn tôi và linh hồn mọi người trong gia đình tôi chưa ?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin đau khổ thử thách đưa đến sự sống không ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa phải trải qua đau khổ, chết chóc, để được sống lại vinh
hiển, để đem ơn cứu rỗi, đem lại sự sống cho chúng con. Như thế cuộc khổ nạn
của Chúa không đưa đến sự chết, sự buồn phiền khốn khó mà đưa đến sự sống, sự
vui mừng hoan lạc cho chúng con.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học quý giá
này của Chúa: Đau khổ là nguồn mạch sự sống, là nguồn hoan lạc cho chúng con,
xin cho chúng con hằng ngày biết “chịu khổ chịu cực” thờ
phượng Chúa, “chịu khổ chịu cực” làm tôi Chúa, để ngày sau được
sống lại hưởng phúc vui vẻ với Chúa muôn đời...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thật, Thầy bảo thật anh em: Anh em sẽ khóc lóc than van,
còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở
thành niềm vui”. (Ga 16, 20)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 12 / 05 / 2018
Thứ Bảy T6 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 16, 23-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): THẦY VỀ CÙNG CHA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: Các con hãy nhân danh Thầy mà cầu xin Chúa
Cha, Người sẽ ban cho các con, để niềm vui của các con được trọn vẹn. Cho đến
nay, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Trước giờ Thầy dùng dụ ngôn mà
dạy dỗ các con, nay Thầy nói thẳng cho các con biết Chúa Cha. Các con hãy nhân
danh Thầy mà cầu xin Chúa Cha. Người sẽ ban ơn cho các con, vì Người thương yêu
các con, bởi các con thương yêu Thầyvà tin Thầy từ Người mà đến. Thật, Thầy từ Cha mà đến thế gian, nhưng giờ đây Thầy bỏ
thế gian mà về cùng Cha.
Chúa Giêsu dạy chúng ta biết: Cầu nguyện với niềm tin và lòng mến thì sẽ
được Chúa Cha nhận lời. Chúng ta hết lòng tin kính Chúa, yêu mến Chúa, trông
cậy Chúa, chẳng lẽ Chúa làm ngơ, chẳng lẽ Chúa lại từ chối lòng thành của chúng
ta?...
Và Chúa cũng nói cho chúng ta biết: Cầu nguyện là nguồn phát sinh niềm vui,
vì tin chắc rằng, có Chúa đang lắng nghe, có Chúa ở gần kề, có Chúa luôn sẵn
sàng mở rộng nguồn suối tình thương. (thinh lặng 1
lát).
Tôi có cầu nguyện với niềm tin mến hay không ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu nguyện là niềm vui hay là nỗi khổ của tôi ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, vì Chúa còn ở với các môn đệ, nên các ông chưa nhân danh Chúa mà
kêu xin Chúa Cha điều gì. Nay Chúa sắp lìa các ông, nên Chúa dạy các ông nhân
danh Chúa mà cầu xin Chúa Cha, để nhờ Chúa mà Người ban ơn cho các ông, vì
Người thương các ông, và vì các ông thương Chúa và tin Chúa. Như vậy điều kiện
để được Chúa nhậm lời là chúng con phải tin kính Chúa, yêu mến Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, gia đình con và các gia đình Công Giáo đã tin kính Chúa và yêu mến Chúa, xin
cho chúng con biết nhân danh Chúa mà kêu xin Chúa Cha, để nhờ Chúa cầu bầu,
Người sẽ nhậm lời chúng con, sẽ ban cho chúng con nhiều ơn lành phần hồn phần
xác, hầu cho chúng con được vui mừng trọn vẹn đời này và đời sau...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Cho đến nay, anh em chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin
đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn”. (Ga 16, 24) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 13 / 05 / 2018
CHÚA NHẬT THĂNG THIÊN B
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 16, 15-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề):
HÃY ĐI KHẮP BỐN PHƯƠNG THIÊN HẠ
Tìm hiểu Lời Chúa:
Trước khi về trời, Chúa Giêsu hiện đến với các tông đồ, sai các ông đi khắp
nơi “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. Ai tin thì được cứu rỗi, được làm
nhiều việc lạ nhờ quyền năng Chúa sống lại.
Sau đó Chúa Giêsu về trời, còn các tông đồ ở lại, đi khắp nơi rao giảng Tin
Mừng cứu rỗi. Chúa cho các ông làm được nhiều dấu lạ để xác nhận lời các ông
giảng.
Như các tông đồ, chúng ta cũng được Chúa kêu gọi cộng tác với Nguời, rao
giảng Tin Mừng cho anh chị em đồng bào đồng loại, như công đồng Va-ti-can II đã
khắng định: Ơn gọi làm Kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Chính
Chúa Giêsu sẽ hỗ trợ việc tông đồ của chúng ta. Người không để cho chúng ta làm
một mình, Người cùng hoạt động với chúng ta, chúng ta chỉ là dụng cụ của Người.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có rao giảng đạo Chúa chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa cùng hoạt động tông đồ với tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chu toàn sứ
mạng cứu rỗi chúng con. Hôm nay, Chúa về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha trong
vinh quang. Chúa muốn chúng con ở lại thế gian tiếp nối công cuộc cứu rỗi của
Chúa, Chúa kêu gọi chúng con cộng tác với Chúa, đem ơn cứu rỗi của Chúa đến cho
hết mọi người đồng bào đồng loại chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo biết nghe Lời Chúa mời
gọi, nhiệt thành rao giảng đạo Chúa bằng lời nói việc lành, lời cầu nguyện và
gương sáng đời sống chúng con.
Chúng con tin chắc: nếu chúng con sẵn sàng cộng tác với Chúa, Chúa sẽ nâng
đỡ chúng con, Chúa sẽ ban ơn cho việc làm của chúng con được kết quả như ý Chúa
muốn...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời
Chúa dạy:
“Các tông đồ đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt
động với các ông, và dùng những phép lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao
giảng”. (mời
CĐ đọc lại)
Ngày 14 / 05 / 2018
Thứ Hai T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 16, 29-33
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THẦY ĐÃ THẮNG THẾ GIAN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Các tông đồ môn đệ nghe Chúa nói rõ cho biết Chúa Cha, nên các ông nhận
biết và tin Người là Con Thiên Chúa. Chúa liền bảo cho các ông biết: Đã đến lúc
các ông bị thử thách, và các ông sẽ bỏ Người, nhưng Người không phải cô độc vì
có Chúa Cha ở với Người. Người có ý nói cho các ông biết trước, để khi sự việc
xảy đến, các ông khỏi bối rối sợ sệt. Và Người bảo các ông đừng sợ, một hãy can
đảm tin tưởng, Người đã thắng thế gian. Người cũng sẽ giúp các ông chiến thắng
như Người.
Đức tin lớn mạnh từ từ qua những khó khăn thử thách, qua cả những lần chúng
ta yếu đuối vấp ngã...
Cái chết của Chúa Giêsu thử thách các tông đồ. Nhưng cuộc phục sinh của
Người đã củng cố niềm tin cho các ông, làm cho các ông vững vàng trước mọi gian
khổ và sự chết. Gian lao thử thách trong cuộc sống hằng ngày sẽ củng cố niềm
tin cho chúng ta như thế.
Là môn đệ Chúa, chúng ta sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng chúng ta hãy nghe
Chúa luôn nói với chúng ta: “Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian”. (thinh lặng 1 lát).
Tôi tin Chúa thắng thế gian chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Làm sao cho đức tin tôi được vững mạnh?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa đã chiến thắng sự chết, Chúa đã chiến thắng thế gian vì Chúa
là Thiên Chúa, và vì Chúa Cha luôn ở với Chúa. Chúa biết các tông đồ mặc dù tin
Chúa, nhưng vẫn còn yếu đuối, có thể khi gặp gian nan thử thách thì bỏ Chúa! Mà
sự thực đã xảy ra đúng như thế: Giuđa bán Chúa! Phêrô chối Chúa!
Lạy Chúa, các tông đồ mà còn sa ngã yếu đuối thì con còn hy vọng gì đứng
vững được? Chắc chắn con sẽ sa ngã nặng nề hơn nữa.
Xin Chúa đừng bỏ con và gia đình con. Xin Chúa ở với chúng con. Xin cho
chúng con luôn bám sát vào Chúa, tin tưởng Chúa, cầu xin Chúa, để nhờ ơn Chúa
giúp, chúng con lướt thắng mọi cơn gian nan thử thách mà trung thành bền đỗ
theo Chúa đến cùng, để đức tin chúng con ngày thêm kiên cố vững vàng...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Anh em sẽ phải gian nan khốn khổ. Nhưng can đảm lên!
Thầy đã thắng thế gian”. (Ga 16, 33) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 15 / 05 / 2018
Thứ Ba T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 17, 1-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: XIN CHA TÔN VINH CON CHA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Sứ mạng của Chúa Giêsu là làm cho loài người được sống đời đời. Để thực
hiện điều đó, Người đã hiến mạng sống Người cho chúng ta. Khi Người trải qua
thương khó và cái chết trên khổ giá, Người làm cho nhân tính Người được thông
phần vào vinh hiển của Thiên Chúa. Tôn vinh Thiên Chúa là nhận biết công trình
của Chúa Giêsu đã hoàn thành; trong Người, toàn thể nhân loại được tôn vinh.
Sứ mạng của Chúa Giêsu cũng là mạc khải cho con người biết Thiên Chúa là
Cha đầy tình thương. Đó là Tin Mừng Người thông ban cho các môn đệ, và truyền
qua chúng ta nhờ lòng tin.
Chúa Giêsu không ngừng cầu cùng Chúa Cha cho chúng ta và cho tất cả mọi
người. Đặc biệt Người xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ, để họ hiệp nhất nên một,
như Người với Chúa Cha là một (thinh lặng 1 lát).
Tôi có biết đau khổ thử thách là đường đưa đến vinh quang
không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân từ đầy lòng
thương yêu tôi không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lãnh sứ mạng đem sự sống đời đời cho loài người
chúng con. Để thực hiện sứ mạng đó, Chúa đã phải hy sinh trọn đời của Chúa.
Chúa phải sống 33 năm nghèo khó, và sau cùng chịu đánh đòn, vác thập giá, chịu
chết treo trên khổ giá vì chúng con. Nhưng nhờ đó mà Chúa đã sống lại vinh hiển
và cũng nhờ đó mà Chúa tôn vinh Chúa Cha.
Gia đình chúng con xin cám ơn Chúa đã thương chịu chết để chúng con được
sống.
Chúng con cũng cám ơn Chúa, vì Chúa đã thương dạy chúng con biết Chúa Cha
là Đấng giàu lòng nhân từ và quảng đại, và vì Chúa đã cầu nguyện cho chúng con.
Xin cho hết thảy các tín hữu được Chúa hợp nhất trong Chúa, để chỉ còn một
ràn chiên và một chủ chiên như ý Chúa muốn..
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Lạy Cha, giờ đã đến, xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha
tôn vinh Cha theo quyền năng Cha đã ban cho Người trên mọi phàm nhân, để Người
ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người”. (mời CĐ đọc lại)
Ngày 16 / 05 / 2018
Thứ Tư T7 PS (Lấy ở CN Tuần 7 Phục Sinh năm B)
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 17, 11-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): THÁNH HIẾN
TRONG SỰ THẬT
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho các môn đệ Người còn ở thế gian hiệp nhất, như
Người đã gìn giữ các ông khỏi hư mất lúc Người còn ở giữa các ông.
Nguời biết thế gian ghét các ông, vì các ông đã tin theo lời Chúa Cha dạy,
sống khác làm khác với họ, nên Người xin Chúa Cha gìn giữ che chở các ông.
Đặc biệt Người xin Chúa thánh hiến các ông trong sự thật của Ngài, làm cho các ông thuộc trọn vẹn về Ngài, và
sai các ông đi vào thế gian để làm chứng cho Ngài.
Chúa Giêsu luôn mong muốn chúng ta hiệp nhất trong một đức tin, một cuộc
sống. Hơn lúc nào hết, Hội Thánh ngày nay cần thực hiện ý muốn đó của Chúa. Mỗi
người Kitô hữu đều có bổn phận tham gia vào công cuộc hợp nhất này.
Và chúng ta là môn đệ Chúa còn đang sống giữa thế gian, chúng ta có sứ mạng
làm chứng cho mọi người nhìn biết Chúa. Chúng ta phải đương đầu với bao nhiêu
thử thách, chúng ta cần phải bám sát vào Chúa là chân lý và là tình yêu..(thinh lặng 1 lát).
Tôi có bám sát vào Chúa để lướt thắng mọi gian lao thử
thách ở đời không?.. (thinh lặng 1 lát).
Tôi làm chứng cho mọi người nhìn biết Chúa chưa?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi sống hiệp nhất với mọi người hay chia rẽ? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết chúng con phàm hèn yếu đuối, còn nhiều lỗi lầm
khuyết điểm, còn nhiều tham lam ích kỷ, khó lòng mà sống hiệp nhất với nhau,
nên Chúa đã xin Chúa Cha cho chúng con được hiệp nhất nên một như Chúa với Chúa
Cha là một.
Và vì Chúa đã thánh hiến chúng con trong sự thật, đã làm cho chúng con
thuộc trọn về Chúa, sống khác làm khác với thế gian, nên thế gian ghét chúng
con. Do đó, Chúa xin Chúa Cha gìn giữ che chở chúng con.
Gia đình con hết lòng cám ơn Chúa đã thương cầu bầu cùng Chúa Cha cho chúng
con...
Xin Chúa cho con dẹp bỏ thói tham lam ích kỷ hẹp hòi của chúng con, sống
hiệp nhất với mọi người con cái Chúa.
Xin cho chúng con bám sát vào Chúa, để được Chúa ban ơn giúp sức lướt thắng
mọi khó khăn thử thách ở đời, kiên trì mạnh mẽ làm chứng cho mọi người nhìn biết Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con đây không thuộc
về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ”.
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 17 / 05 / 2018
Thứ Năm T7PS (Lấy ở CN Tuần 7 Phục Sinh năm C)
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 17, 20-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
XIN CHO HỌ HOÀN TOÀN NÊN MỘT
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu cầu nguyện cho tất cả các tín hữu ở khắp nơi và mọi thời. Đặc
biệt Người cầu xin Chúa Cha ban cho họ hiệp nhất làm một như Người với Cha là
một, để họ cũng ở trong Người như Người ở trong Chúa Cha.
Người luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa Cha, nhờ đó mà Người đã chu
toàn sứ mạng Chúa Cha trao phó. Người cũng muốn những kẻ tin theo Người hiệp
nhất với nhau và sống kết hợp làm một với Người như thế, để họ sinh hoa kết quả dồi dào.
Nhưng chúng ta phải đau lòng nhận thực những người Kitô hữu ngày nay đang
chia rẽ nhau, vì thiếu tinh thần hy sinh, xả kỷ, thiếu thông cảm tha thứ, thiếu
cả tình bác ái huynh đệ !... Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận thức khuyết
điểm này và kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, thông cảm tha thứ nhau, hiệp nhất
với nhau trong Chúa Kitô.
Chính vì sự hiệp nhất các tín hữu mà Chúa Giêsu đã chịu chết đổ máu trên
khổ giá, và do cái chết này mà Người được vinh hiển. Người muốn thông phần sự
vinh hiển này cho những kẻ tin theo Người.
Nhưng muốn được vinh hiển với Người, muốn Người ở đâu thì kẻ tin Người cũng
ở đó, người tín hữu phải đi con đường Người đã đi, phải chấp nhận hạ mình xuống
để được nâng lên, chấp nhận tử nạn để được phục sinh. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có chấp nhận chịu tử nạn để được phục sinh không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi sống hiệp nhất với mọi người chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa tha thiết cầu xin Chúa Cha hiệp nhất chúng con nên một
trong Chúa, cho chúng con sống kết hợp với Chúa, để chúng con cùng nhau xây
dựng ràn chiên là Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Chúa biết hiện giờ chúng con chia rẽ nhau, không chịu thông cảm tha thứ cho
nhau, xoá bỏ mọi hiềm khích với nhau!
Xin Chúa thương tha thứ lỗi lầm cho chúng con.
Xin cho gia đình con và các gia đình Công Giáo sống hoà thuận yêu thương
nhau, thông cảm tha thứ cho nhau mỗi khi lầm lỗi.
Xin cho hết thảy mọi người tin theo
Chúa được hiệp nhất nên một trong Chúa, để chỉ còn một ràn chiên và một chủ
chiên theo ý Chúa muốn...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,nhưng còn
cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con; để tất cả nên một, như lạy Cha, Cha ở
trong Con và Con ở trong Cha ”.
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 18 / 05 / 2018
Thứ Sàu T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 21, 15-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
HÃY CHĂN DẮT CHIÊN CỦA THẦY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô: Con có mến Thầy không? Cả ba lần Chúa hỏi ông
đều thưa: Lạy Thầy! Thầy biết con biết con mến Thầy. Và Chúa giao quyền cho ông
chăm sóc đoàn chiên của Người là Giáo Hội Người sáng lập. Người nói với ông:
Con hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy. Và Người nói thêm cho ông biết: sau này
ông sẽ dang tay chịu đóng đinh như Người, để làm sáng danh Thiên Chúa.
Điều kiện để Chúa chọn chăm sóc đoàn chiên Chúa là yêu mến Chúa. Có yêu mến
Chúa, mới tận hiến với đoàn chiên Chúa.
Yêu mến Chúa là sẵn sàng phục vụ đoàn chiên của Người, hết lòng lo giúp đỡ
người khác. Sống với Chúa là sẵn sàng
lãnh nhận sứ mạng Người trao phó.
Tình yêu chân thật không có điều kiện, không có ranh giới. Chính Chúa Giêsu
đã yêu thương chúng ta như thế. Chúng ta là môn đệ Chúa, chúng ta noi gương
Người, chúng ta tận hiến phục vụ mọi người, nhất là những người trong gia đình
mà Chúa đã trao phó cho chúng ta... (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có kính mến Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự
chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi hy sinh mạng sống tôi vì Chúa, vì Hội Thánh, vì gia
đình, vì đồng loại tôi chưa ?... (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con không hiểu sao Chúa lại chọn thánh Phêrô thay thế Chúa điều
khiển Giáo Hội?
Theo sự hiểu biết hèn kém của con thì Thánh Gioan là môn đệ Chúa yêu dấu
hơn hết, thế mà khi chọn người thay thế thì Chúa lại chọn thánh Phêrô kẻ đã
chối Chúa ba lần...
Lạy Chúa, chắc là vì Chúa thương kẻ tội lỗi biết ăn năn hối cải hơn, hay vì
Chúa biết thánh Phêrô tuy chối Chúa nhưng rât nhiệt tình với Chúa. Và theo ba
lần Chúa hỏi thánh Phêrô, con hiểu điều kiện để làm “Mục Tử” Chúa là Tình Yêu!
Yêu Chúa và yêu mọi người. Có yêu Chúa thì mới hy sinh cho Chúa, có yêu mọi
người thì mới tận tuỵ với mọi người.
Xin Chúa cho con hết lòng yêu mến Chúa và mọi người trong gia đình, để con
tận tình lo cho gia đình con phần hồn
phần xác.
Xin cho gia đình con nhất là các vị chủ chăn tận tình yêu mến Chúa và
thương yêu đoàn chiên Chúa phú giao, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đoàn chiên,
để mọi người nhìn biết tình yêu cao cả của Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: ‘Này anh Simon con ông
Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?...’ Ông đáp: ‘Thưa Thầy có.
Thầy biết con yêu mến Thầy’. Đức Giêsu nói với ông: ‘Hãy chăm sóc chiên con của
Thầy’”.
(Ga 21,15) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 19 / 05 / 2018
Thứ Bảy T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 21, 20-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: PHẦN ANH, HÃY THEO THẦY.
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi lãnh trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên Chúa, thánh Phêrô thấy Gioan
thì hỏi Chúa: Thưa Thầy, còn anh này thì sao? Chúa đáp: Nếu Thầy cho nó ở lại
mãi cho tới khi Thầy đến thì can hệ chi đến con. Từ đó có tin đồn là ông Gioan
không phải chết. Nhưng Chúa không nói ông sẽ không chết, mà bảo ông Phêrô hãy
lo bổn phận mình, còn số phận Gioan ra sao thì ông khỏi phải lo. Chính ông
Gioan làm chứng cho các việc đó và viết thành sách cho chúng ta xem đây. Và
chúng ta biết chắc chứng của ông là thật...
Câu Chúa Giêsu trả lời thánh Phêrô cho chúng ta biết: mỗi người được Chúa
trao cho bổn phận đặc biệt. Điều cần thiết là mỗi người phải lo chu toàn bổn
phận mình.
Sự khác biệt về ơn gọi làm thành sức sống và sự lớn mạnh của Giáo Hội. Tất
cả mọi ơn gọi đều để phụng sự Chúa và phục vụ đồng loại. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm tròn bổn phận của tôi chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cộng tác với mọi người để phụng sự Chúa và phục vụ
đồng loại chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa mỗi người có một bổn phận riêng. Phêrô làm đầu Hội Thánh thì lo
điều khiển, giảng dạy và thánh hoá những kẻ tin thờ Chúa: còn thánh Gioan hiểu
rõ các mầu nhiệm Chúa, nên Chúa chọn ông viết Phúc Âm và sách Khải Huyền, để
dạy chúng con biết Chúa là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa và là Tình yêu
Chúa Cha ban cho loài người chúng con.
Xin cho gia đình con và các gia đình, mỗi người phải biết lo làm tròm bổn
phận của mình đối với Chúa với gia đình và xã hội, cho chúng con biết nhận
chứng của thánh Gioan, hết lòng tin kính Chúa là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên
Chúa và là Tình Yêu của Chúa Cha...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi thấy người đó, ông Phêrô nói với Đức Giêsu: ‘Thưa
Thầy còn anh này thì sao?’ Đức Giêsu đáp: ‘Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại
cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy”. (Ga 21,21-22)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 20 / 05 / 2018
CN CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 20, 19-23
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HÃY NHẬN LẤY
THÁNH THẦN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi Chúa Giêsu chịu chết, các môn đệ sợ rồi đây sẽ tới các ông, bị bắt
bị giết như thế nên ẩn trốn trong nhà...
Chúng ta thấy các môn đệ đã từng theo Chúa, đã từng được Chúa huấn luyện,
chứng kiến bao nhiêu phép lạ Người làm mà vẫn còn nhát đảm như thế, huống gì là
chúng ta...
Chúa Giêsu sống lại đem bình an, niềm tin và nhất là Thánh Thần đến cho các
ông. Chúa Thánh Thần làm cho các ông trở nên mạnh mẽ can đảm, vượt thắng mọi sợ
hãi thử thách, dù chết cũng không sợ. Chúng ta cũng cầu Chúa Thánh Thần đến với
chúng ta, ban sức mạnh cho chúng ta chiến thắng ma quỷ xác thịt thế gian.
Trong khi ban Thánh Thần cho các môn đệ, Chúa Giêsu cũng sai các ông đi rao
giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, đặc biệt mang ơn tha tội cho mọi người.
Chúng ta lãnh Bí Tích Rửa Tội nhất là Bí Tích Thêm Sức, Chúa đã lãnh nhận Chúa
Thánh Thần và bảy ơn của Người, chúng ta cũng được Chúa sai đến với gia đình
chúng ta, anh chị em chúng ta, làm chứng cho lòng từ bi nhân hậu và ơn tha thứ của Thiên Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có được Chúa Thánh Thần ban ơn giúp sức, lướt thắng
mọi gian lao thử thách, và mọi chước ma quỷ xác thịt thế gian chưa ?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm chứng cho tình yêu tha thứ của Chúa không ?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ban Thánh Thần Chúa cho các môn đệ, làm cho các ông
từ những con người nhát đảm sợ sệt, trở nên những con người mạnh mẽ can đảm
lướt thắng mọi âu lo thử thách, và nhiệt thành làm chứng cho lòng nhân hậu của
Chúa.
Xin Chúa cũng thương ban Chúa Thánh Thần và bảy ơn của Người trên những
người trong gia đình con, để chúng con đủ sức chiến đấu với ma quỷ xác thịt thế
gian, để chúng con vượt qua mọi nỗi khổ cực ở đời, nhất là để chúng con can đảm
làm chứng cho Chúa là Đấng đầy lòng từ bi tha thứ, dù có gặp khó khăn gian lao
thử thách, chúng con cũng bền tâm vững dạ phụng sự Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người
ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.”
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 21 / 05 / 2018
Thứ Hai T7TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 9,14-29
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CẦU NGUYỆN
VÀ LÒNG TIN
Tìm
hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Thấy môn đệ
và nhóm biệt phái tranh luận với nhau, Chúa Giêsu liền hỏi họ tranh luận điều
gì. Một người trong đám họ thưa: Tôi đem đứa con trai bị quỷ ám tới xin cứu
chữa, nhưng các môn đệ ông không trừ nổi. Chúa liền quở trách họ, vì Nguời đã ở
giữa họ lâu rồi đã giảng dạy và làm bao nhiêu phép lạ cho họ, mà họ vẫn cứng
lòng chưa chịu tin… Nhưng rồi Nguời cũng bảo đem đứa trẻ đến. Quỷ liền vật đứa
trẻ xuống đất, sùi bọt mồm bọt miếng ra. Chúa hỏi nó bị như thế bao lâu rồi,
thì cha nó thưa là đã bị từ lúc nhỏ, và ông nài xin Chúa cứu chữa nó. Chúa nói
nếu ông không chịu tin thì cái gì cũng được. Ông liền la to lên: Tôi tin, Xin
Ngài giúp cho lòng tin yếu kém của tôi. Chúa thấy vậy thì đuổi quỷ ra khỏi đứa
trẻ, nhưng lại vật đứa trẻ như chết. Chúa liền cầm tay kéo nó, nó liền đứng
dậy.
Khi về đến nhà các môn đệ hỏi Chúa: Sao các
ông không trừ được thứ quỷ đó. Chúa bảo: Muốn trừ được thứ quỷ đó thì phải cầu
nguyện.
Chúa quở
trách các môn đệ vì các ông kém lòng tin, va vì kém lòng tin nên các ông không
trừ quỷ được. Ngoài lòng tin, Chúa còn đưa ra một điều kiện khác để trừ khử ma
quỷ đó là cầu nguyện. Có cầu nguyện mới có đủ sức mạnh thiêng liêng chiến thắng
ma quỷ xác thịt thế gian. (Thinh lặng 1 lát).
Tôi có thắng
được các chước cám dỗ của ma quỷ, xác thịt, thế gian không?... (Thinh lặng 1 lát).
Tại sao tôi
không thắng nổi?... Phải chăng tôi kém lòng tin, thiếu cầu nguyện?... (Thinh lặng 1 lát).
Cầu
Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa,
con hiểu rồi: sở dĩ các môn đệ Chúa không trừ được quỷ cho đứa trẻ là vì các
ông chưa cầu nguyện kêu xin Chúa, nhất là vì cha đứa trẻ chưa có lòng tin, vì
lời cầu nguyện và đức tin là chìa khoá vạn năng mở được hết kho tàng ơn Chúa,
kêu xin Chúa thì được Chúa cho con ông khỏi quỷ ám và khỏi chết.
Xin Chúa cho
gia đình con, nhất là các người làm mẹ trong gia đình có lòng tin Chúa mạnh mẽ,
siêng năng sốt sáng cầu nguyện với Chúa, để được Chúa thương cứu chữa chúng con
và con cháu chúng con khỏi mọi sự khốn khổ phần hồn phần xác…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Cái gì cũng
có thể đối với con người có lòng tin. Lập tức cha đứa bé kêu lên: Tôi tin,
nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi.”(Mc 3, 23-24) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 22 / 05 / 2018
Thứ Ba T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 9,30-37
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: AI LÀM LỚN?
Tìm
hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu
và các môn đệ đi ngang qua xứ Galilê. Nguời vừa đi vừa thông báo cho các ông
biết sứ mạng của Nguời. Nguời phải bị nộp bị giết, nhưing ngày thứ ba Nguời sẽ
sống lại để cứu rỗi loài người. Nhưng các ông không hiểu nổi Lời Chúa nói, vì
các ông còn kém cỏi, hẹp hòi ích kỷ, không lo tìm hiểu ý Chúa mà cứ tranh cãi
coi ai sẽ làm lớn. Thế nên khi về đến nhà, Chúa hỏi các ông tranh cãi gì với
nhau. Các ông không dám trả lời, nhưng Chúa biết rõ tâm ý thấp hèn của các ông nên
Nguời dạy: “Ai muốn làm lớn, phải làm đầy tớ mọi người.” Rồi Chúa dẫn một trẻ
nhỏ đến giữa các ông và phán: ai đón nhận trẻ nhỏ như trẻ này vì danh Thầy và
sống đơn sơ không tham vọng như nó là đón tiếp chính Thầy, và ai tiếp nhận Thầy
là tiếp nhận Chúa Cha là Đấng đã sai
Thầy.
Chúa Giêsu
luôn nhắc bảo chúng ta sống tự khiêm tự hạ, sẵn sàng hy sinh phục vụ mọi người.
Và Nguời đã nêu gương đó cho chúng ta:
Nguời đã rửa chân cho các tông đồ, Nguời là đầ tớ đau khổ…
Nguời cũng
kêu gọi chúng ta trở nên trẻ nhỏ để được vào Nước Trời, sống đơn sơ, phó thác, cậy trông, tin
tưởng….
(Thinh lặng 1 lát).
Tôi hy vọng
phục vụ cho mọi người hay tôi bắt mọi người phục vụ tôi?... (Thinh lặng 1 lát).
Tôi trở nên
trẻ nhỏ chưa?... (Thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa,
Chúa muốn từ từ dạy bảo các môn đệ biết sứ mạng cứu rỗi của Chúa, qua cuộc khổ
nạn và sự sống lại của Chúa, để các ông noi gương Chúa mà sẵn sàng hy sinh
phụng sự Chúa và phục vụ các linh hồn, nhưng các ông còn quá kém cỏi, ích kỷ,
tham vọng theo thói đời, các ông còn ham làm lớn, còn ham danh vọng chức quyền.
Xin Chúa cho
gia đình con và mọi người Công Giáo học được tinh thần hy sinh phục vụ của
Chúa, biết từ bỏ mọi tham vọng giàu sang danh vọng ở đời, sẵn sàng chịu cực
chịu khổ giúp đỡ mọi người phần hồn phần xác, và cứu rỗi linh hồn chúng con, vì
chỉ có con đường ngang qua cái chết mới đưa tới cõi sống.
Xin Chúa
cũng giúp chúng con sống đơn sơ tin tưởng phó thác như trẻ nhỏ, để được Chúa
cho vào Nước Chúa hưởng phước muôn đời….
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Ai muốn làm
người đứng đầu thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ cho mọi người.”(Mời CĐ đọc lại)
Ngày 23 / 05 / 2018
Thứ Tư T7TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 9, 38-40
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: NHÂN DANH
CHÚA GIÊS U
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Thánh Gioan
thưa Chúa Giêsu: có người không theo Chúa mà nhân danh Chúa trừ quỷ, nên ông ta
cấm họ. Nhưng Chúa bảo không nên cấm người ta, vì không thể có người náo nhân
danh Chúa làm việc lành việc tốt mà trở lại phản Chúa, kẻ nào không chống đối
Chúa là theo Chúa vậy.
Nhân danh
Chúa mà làm việc chính đáng là tự nhận mình lệ thuộc vào Nguời. Không ai có thể
nhân danh Nguời làm một việc lành rồi trở lại từ chối Nguời, chống đối Nguời.
Trong hoạt
động tông đồ, người ham danh háo thắng dành đaộc quyền đặc lợi cho mình, không
muốn cộng tác với ai, cũng là hạng người kiêu ngạo tự đắc, tự cho mình là tài
đức hơn người. Chỉ mình mới giảng đạo được, chỉ mình mới dạy giáo lý hay, chỉ
mình mới cứu được linh hồn người ta… (Thinh lặng 1 lát).
Tôi có ham danh háo thắng, dành độc quyền đặc lợi cho
riêng tôi trong việc giúp Chúa không?... (Thinh
lặng 1 lát).
Tôi có ganh tức khi thấy người khác giúp việc Chúa đắc
lực kết quả hơn tôi không?...(Thinh lặng 1 lát).
Cầu
Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa,
con thấy rõ các môn đệ Chúa lúc đó vẫn còn ích kỷ tham vọng thật, chỉ muốn giữ
đặc quyền đặc lợi cho mình mà không biết chia sẻ quyền lợi cho người khác, để
mọi người cùng cộng tác giúp Chúa.
Lạy Chúa,
con nghĩ đây là bài học Chúa muốn dạy gia đình con và những người giúp việc
Chúa hôm nay: chúng con phải noi gương
Chúa, phải có tinh thần rộng rãi, cởi mở sẵn sàng đón nhận cộng tác với mọi
người thiện tâm thiện chí xung quanh chúng con, dù họ là người đạo nào, miễn là
họ có lòng kính Chúa yêu người, thật lòng lo làm lợi ích cho con người, và làm
sáng danh Chúa thì chúng conn sẵn sàng hợp tác, mà còn mời gọi nhiều người ủng
hộ việc làm của họ nữa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu
bảo: Đừng ngân cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ,
rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng
ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9, 39-40) (Mời CĐ đọc lại)
Ngày 24 / 05 / 2018
Thứ Năm T7PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 9, 41-50
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề: GƯƠNG XẤU
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu
nói với các môn đệ: ai làm cho các ông mộ vật nhỏ như ly nước lã vì biết các
ông là môn đệ Chúa thì cũng được thưởng công bội hậu. Còn ai làm gương xấu cho
một trẻ nhỏ có lòng tin Chúa thì đáng phạt nặng, đáng cột cối đá to vào cổ nó
mà xô xuống biển. Nếu tay chân hay mắt mũi nó làm làm cớ cho các ông phạm tội,
thì thà thí bỏ nó đi còn hơn là đủ chân tay mắt mũi mà phải sa hoả ngục khốn
khổ, vì ở đó các ông sẽ bị giòi bọ đục khoét và bị muối bằng lữa. Muối là vật
để giữ cho khoi hư hỏng, nhưng nếu nó đã lạt đi rồi, thì lấy gì mà ướp nó lại
được, nên các ông phải lo muối mình, nghĩa là phải lo sống trung thành với Chúa
và hoà thuận yêu thương nhau.
Chúa Giêsu
nhắc bảo các môn đệ phải sống đúng với các đòi hỏi của Tin Mừng: Phải có lòng
bác ái, phải tránh gương xấu, phải từ bỏ tất cả những gì làm cớ cho mình bị
phạt, dù cho đó là một phần thân thể cần thiết cũng phải can đảm dứt bỏ nó, vì
phải coi phần rỗi là trọng hơn hết. (Thinh lặng 1 lát).
Tôi có coi
trọng phần rỗi linh hồn của tôi không?...
(Thinh lặng 1 lát).
Tôi có là
gương xấu cho kẻ khác không?... (thinh
lặng 1 lát).Tôi cần dứt bỏ điều gì?... (Thinh lặng 1 lát).
Cầu
Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa,
hôm nay Chúa cho thánh Mác-cô tập họp lại các lời khuyên bảo các môn đệ để dạy
chúng con về nếp sống huynh đệ với nhau.
Xin Chúa cho
gia đình con và các gia đình Công Giáo biết lo làm theo Lời Chúa dạy: Biết
thương yêu giúp đỡ nhau từng ly từng tí để được Chúa thưởng, biết tránh làm
gương xấu cho nhau để khỏi bị Chúa phạt, biết can đản dứt bỏ mọi căn cớ làm cho
chúng con phạm tội để khỏi phải sa hoả ngục khốn khó, biết hy sinh chịu khó
trong mọi cơn cám dỗ thử thách để trung thành với Chúa, và biết sống hoà thuận
yêu thương nhau để xứng đáng làm môn đệ Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Ai làm cớ
cho một trong những kẻ bé mọn đã tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn
vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã thì anh
chặt nó đi, thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn có đủ hai tay mà phải
sa hoả ngục.” (Mc 9, 42-43)
(Mời CĐ đọc lại)
Ngày 25 / 05 / 2018
Thứ Sáu T7TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 10, 1-12
(Mõ NGỒI
rồi đọc chậm chủ đề:
LOÀI NGƯỜI
KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Chúa Giêsu
đến xứ Galilê. Dân chúng tấp nập kéo đến nghe Nguời giảng. Và nhóm biệt phái
đến hỏi thử Nguời: Chồng có được phép bỏ
vợ không? Chúa Giêsu hỏi họ: Ông Môsê dạy họ làm sao? Họ thưa: Môsê cho phép họ
bỏ vợ. Chúa liền bảo cho họ biết: Tại vì họ cứng lòng ngoan cố nên ông Môsê
buộc lòng cho phép họ làm như thế, chứ thực ra ngay từ đầu Thiên Chúa đã dựng
nên người nam người nữ và kết hợp họ nên một. Đó là điểuThiên Chúa đã kết hợp
thì loài người không được phân ly.
Khi về đến
nhà, các môn đệ hỏi Chúa về điều đó thì Nguời bảo: Vợ chồng có bổn phận tình
yêu với nhau, nên nếu bỏ nhau thì họ phạm tội ngoại tình.
Để trả lời
thắc mắc của nhóm biết phái, Chúa Giêsu đã trở lại từ đầu công cuộc tạo
dựng. Thiên Chúa tạo dựng con người có
nam có nữ và Ngài đã phối hợp họ thành một xương một thịt, đó là việc làm của Đấng Tạo Hoá là Thiên Chúa, không ai có quyền phá
vỡ. (Thinh lặng 1 lát).
Gia đình tôi
có giữ luật một vợ một chồng không?...
(Thinh lặng 1 lát).
Muốn khỏi ly
dị vợ chồng phải làm sao?... (Thinh lặng 1 lát).
Cầu
Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa,
thời nay vợ chồng bỏ nhau là việc rất thường, khi họ không còn thích nhau, khi
họ cảm thấy khó khăn cực khổ là họ đưa ra toà ly dị và pháp luật chứng nhận cho
họ!...
Thật loài
người chúng con ngày nay không còn kể gì luật Chúa, không còn kể gì đến giao ước
tình yêu. Họ chỉ buông thả theo thói ích kỷ đê hèn của họ, họ không nghĩ đến
hậu quả tai hại họ gây ra cho gia đình, cho con cái, cho xã hội. Gia đình tan
vỡ, con cái lầm than, xã hội điêu tàn!...
Xin Chúa cho
gia đinh con và hết các gia đình Công Giáo biết lo giữ luật Chúa, cho vợ chồng
luôn luôn trung thành yêu thương nhau đến chết để giáo dục con cái nên người và
xứng đáng làm con cái Chúa, nhất là để giúp cho Giáo Hội Chúa được tiến triển
bền vững, cho xã hội loài người được thăng tiến.
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Vậy sự gì
Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly.” (Mc 10, 9) (Mời CĐ đọc lại)
Ngày 26 / 05 / 2018
Thứ Bảy T7 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hay xướng đoạn TM): Mc 10, 13-16
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CÁC TRẺ EM
Tìm
hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Người ta đem
các trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu chúc lành, nhưng các môn đệ sợ chúng quấy rầy
nên đuổi đi. Chúa không bằng lòng nên quở trách các ông, và bảo hãy để yên cho
chúng đến với Nguời, vì Nước Chúa là của những ai sống đơn sơ, vâng lời và hoàn
toàn phó thác giống như chúng. Rồi Chúa ẵm vào lòng và ban phước lành cho
chúng.
Trong Phúc
Âm, nhiều lần Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta trở nên trẻ thơ để được vào Nước
Trời.
Tại sao trở
nên trẻ thơ lại được vào Nước Chúa?
Vì trẻ thơ
đơn sơ, trong trắng, luôn tin tưởng phó thác nơi người lớn. Trở nên trẻ thơ là
sống đơn sơ, trong sáng và hoàn toàn tin tưởng phó thác. Tin tưởng Chúa, phó
thác trong tay Chúa, chắc chắn sẽ được Chúa bao bọc, che chở, cứu thoát…
(Thinh lặng 1 lát).
Tôi sống như
trẻ thơ chưa?... (Thinh lặng 1 lát).
Tại sao sống
như trẻ thơ thì được vào Nuớc Trời?...
(Thinh lặng 1 lát).
Cầu
Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa,
con hết lòng cảm ơn Chúa, vì hôm nay Chúa đã dạy cho con biết cách con phải làm
để được vào Nước Chúa.
Xin Chúa cho
con và hết mọi người trong gia đình con biết lo lắng làm theo Lời Chúa dạy,
biết sống đơn sơ vâng lời, phó thác và hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa, như trẻ
thơ luôn sẵn sàng nép mình vào vòng tay âu yếm của cha mẹ, và tuyệt đối tín
thác vào cha mẹ, vì nó không thể sống được nếu không có cha mẹ yêu thương che
chở. Xin cho chúng con cũng bắt chước sống như thế đối với Chúa, vì chúng con
không thể sống được nếu không có Chúa thương yêu che chở…
Xin Chúa nhậm
lời chúng con… (Thinh lặng 1 lát).
Sống
Lời Chúa dạy:
“Thầy bảo
thật anh em: ‘Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em thì chẳng được
vào.” (Mc 10, 15)
(Mời CĐ đọc lại)
LỄ CHÚA BA NGÔI NĂM B
Chúa nhật thứ nhất sau lễ Hiện Xuống
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người
đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 28, 16-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
NHÂN DANH
CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN
Tìm
hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Sau khi sống
lại, Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ. Người củng cố niềm tin cho các ông để
sai các ông đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin thì làm phép rửa cho họ,
nhân danh Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng thời dạy họ tuân giữ các
Lời Người đã truyền cho các ông. Muốn làm Tông Đồ, phải có lòng tin mạnh mẽ vào
Chúa Giêsu Phục Sinh, tin Người là Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Tông Đồ là
người được Thiên Chúa sai đi, luôn luôn phải trung thành với sứ mạng đã được
trao phó, và đặt hết hy vọng vào Chúa Giêsu, vì Người đã hứa ở cùng chúng ta
mọi ngày cho đến tận thế, nhất là vì Người đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Chúng ta
lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, đã được gia nhập vào gia đình Thiên Chúa, mỗi người
chúng ta có bổn phận làm chứng Chúa Ba Ngôi là Đấng mọi người phải thờ phượng,
vì Ngài là Đấng Tạo Hoá, là Đấng vô cùng cao cả… Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, không
phải chỉ cử hành những nghi lễ bề ngoài, nhưng là ý thức mình đã được liên kết
chặt chẽ với Ba Ngôi Thiên Chúa.
(thinh lặng một lát)
Tôi có ý
thức sống trong Ba Ngôi Thiên Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có làm
chứng cho mọi người tin nhận Chúa Ba Ngôi chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu
nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Chúa là Thiên Chúa và là chủ tể duy nhất, duy nhất không phải trong một ngôi cô
độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể. Chúng con chúc tụng ngợi khen Chúa là
Đấng tạo dựng chúng con, là Đấng yêu thương cứu vớt chúng con. Chúng con tin
thờ Chúa Ba Ngôi riêng biệt, một bản thể duy nhất và một uy quyền như nhau.
Xin cho gia
đình chúng con ý thức chúng con đã được liên kết với Chúa, ngày chúng con lãnh
nhận Bí Tích Rửa Tội, để chúng con luôn sống xứng đáng làm con cái Chúa, làm
mọi việc đẹp lòng Chúa, nhất là nhiệt thành làm chứng cho mọi người nhìn biết
tin kính Chúa là Thiên Chúa tình thương và giàu lòng từ bi nhân ái.
Xin cho hết
thảy những ai đang đi tìm chân lý được gặp Chúa, được gia nhập hàng ngũ con cái
Chúa ở đời này, hầu ngày sau được xum họp trong nhà Chúa muôn đời…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống
Lời Chúa dạy:
“Anh em cứ đi và làm
cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần”. (Mời cộng đoàn đọc lại)
Ngày 28 / 05 / 2018
Thứ Hai T8 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 10, 17-27
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: MUỐN SỐNG
ĐỜI ĐỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu đang ở Galilê. Người sắp đi nơi khác thì một thanh niên giàu có
hối hả chạy đến quỳ lạy Người và xin Người dạy cho biết phải làm gì để được
sống đời đời. Chúa bảo: Muốn sống đời đời thì hãy giữ các giới răn. Anh ta
thưa: Con đã giữ các điều đó từ lúc nhỏ rồi. Chúa liền âu yếm nhìn anh ta và
bảo: Con hãy về bán hết gia tài phân phát cho người nghèo thì con sẽ được kho
báu trên trời, rồi con hãy đến theo Ta…. Nghe vậy, anh ta buồn bã bỏ đi, vì anh
có rất nhiều của cải mà không thể bỏ nổi!...
Thấy vậy, Chúa nhìn các môn đệ và nói cho các ông biết: người có của mà ham
mê nó thì khó được vào Nước Chúa lắm! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn.
Các ông lấy làm lạ hỏi Chúa: Nếu vậy thì ai được vào Nuớc Thiên Chúa? Người
bảo: Điều đó chỉ khó với loài người, nhất là hạng người tham lam ham hố của
cải.
Sở dĩ người thanh niên này không được “kho tàng trên trời” là vì anh ta ham
mê của cải, không lánh xa được những ham mê xác thịt thế gian, không thể làm
môn đệ của Chúa, không được sống đời đời. Và chỉ có Chúa mới đáng chúng ta từ
bỏ hy sinh đó. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có ham mê của cải, chạy theo vui sướng xác thịt, giàu
sang thế gian không?... (thinh lặng 1 lát).
Muốn được sống đời đời, tôi phải làm gì?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy người thanh niên này rất có thiện chí, chắc chắn anh
muốn được sống đời đời, nên sau khi đã
cố gắng giữ các điều răn ngay từ nhỏ, anh còn muốn biết phải làm gì thêm nữa,
vì anh chỉ tuân giữ lề luật thì chưa đủ trở thành môn đệ Chúa, để được sống đời
đời. Và anh đã chạy tìm Chúa!
Con thấy sau khi anh ta thưa đã cẩn thận tuân giữ các giới răn thì Chúa âu
yếm nhìn anh, tỏ ra Chúa bằng lòng, Chúa yêu thương, Chúa quý mến anh, vì anh
là người tốt, là người rất đáng khen ngợi. Nhưng khi Chúa bảo anh bán hết gia
tài phân phát cho kẻ nghèo thì anh ta buồn rầu rút lui, vì anh còn ham mê của
cải thế gian, của cải thế gian làm cớ cho anh mất sự sống đời đời. Thế nên Chúa
mới bảo là con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học quý giá
Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, là hết lòng tuân giữ các giới răn Chúa, sẵn
lòng từ bỏ mọi sự vì Chúa, và tận tình thương yêu giúp đỡ mọi người, để xứng
đáng là môn đệ Chúa và được sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào
Nước Thiên Chúa.” (Mc 10,25) (mời CĐ đọc lại)
Ngày 29 / 05 / 2018
Thứ Ba T8 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 10, 28-39
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
PHẦN THƯỞNG CHO CÁC MÔN ĐỆ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con
sẽ được gì? Chúa đáp: Thầy bảo thật, ai bỏ cửa nhà, cha mẹ, con cái, ruộng vườn
vì Thầy và vì Phúc Âm, thì ngay ở đời này sẽ được lại gấp trăm cùng với các cơn
bắt bớ, và ngày sau được sống đời đời, vì ai theo Thầy sẽ lật ngược được mọi
giá trị ở đời; Ai bỏ đi thì sẽ được lại, ai ở sau thì sẽ nên truớc.
Theo Lời Chúa nói, ai từ bỏ mọi sự mà theo Chúa làm tôi Chúa, chẳng phải
chỉ được hạnh phúc vô cùng đời sau mà thôi, mà còn được ban gấp trăm ở đời này,
tức là được Chúa ban cho nhiều ơn phúc hơn những gì chúng ta hy sinh từ bỏ.
Dù vậy, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách ở đời, do
thế gian, do ma quỷ xác thịt gây ra hằng ngày. Vì trò không thể hơn Thầy, không
thể đi con đường nào khác hơn đường thương khó Thầy đã đi. (thinh lặng 1 lát).
Tôi bỏ mọi sự theo Chúa, làm tôi Chúa chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có sẵn sàng vác Thánh Giá với Chúa không?...
thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, Chúa nói rất đúng. Ai theo Chúa, thì được Chúa ban cho quyền đảo
ngược tất cả mọi giá trị ở đời. Ai bỏ mọi sự, ai hy sinh chịu khó làm tôi Chúa,
thì ngay lúc còn sống ở đời này đã được Chúa ban cho gấp trăm hơn những gì đã
từ bỏ hy sinh, và nhất là ngày sau sẽ được Chúa thuởng đời đời.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo thấy được lợi ích vô
cùng đó mà hết lòng hy sinh từ bỏ mọi sự ở đời này vì Chúa. Chúng con hy sinh
từ bỏ mọi sự không phải vì khinh chê chán ghét, nhưng vì chúng con muốn chọn
Chúa làm gia nghiệp. Và nhờ đó, chúng con có được tất cả, cả sự giàu sang hạnh
phúc ở đời này và sự sống vô cùng vinh hiển đời sau.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em,
chị em, cha mẹ con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ ngay ờ
đời này lại không nhận được nhà cửa, anh em chị em, mẹ con hay ruộng đất gấp
trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau.” (Mc 10,32)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 30 / 05 / 2018
Thứ Tư T8 TN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG
rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 10, 32-45
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: NGƯỜI ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu dẫn các môn đệ lên Giêrusalem. Các ông sửng sốt kinh hoàng vì
đây là lần đâu tiên các ông đến Thành Thánh. Dọc đường, Chúa kêu riêng mười hai
tông đồ và nói cho các ông biết: Ở Giêrusalem, Nguời sẽ bị nộp và giết chết,
nhưng sau ba ngày sẽ sống lại.
Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu báo trước cho các ông về cuộc khổ nạn của
Người. Nhưng ông Giacôbê và Gioan không để ý đến chuyện đó, nên đến xin Chúa
cho ngồi bên tả bên hữu Chúa, lúc Chúa được lên ngôi vinh hiển.
Mười tông đồ kia nghe hai ông xin Chúa điều đó thì tức giận, vì các ông
cũng mong muốn như thế. Chúa thấy vậy thì bảo: Người làm lớn ở thế gian thì lấy
quyền hành mà cai trị đàn áp. Phần các con, ai làm lớn phải làm đầy tớ phục vụ,
như Thầy đến để phục vụ và hiến mình làm giá chuộc mọi người.
Môn đệ là kẻ sẵn sàng hy sinh phục vụ như Thầy mình đã phục vụ hy sinh cho
đến chết… (thinh lặng 1 lát).
Tôi phục vụ mọi người hay bắt mọi người phục vụ tôi?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sẵn lòng vác Thánh Giá theo Chúa không?...
(thinh lặng 1
lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không
đọc)
Lạy Chúa, con thấy đến giờ phút này các tông đồ môn đệ Chúa vẫn chưa hiểu
gì về sứ mạng cứu rỗi của Chúa. Các ông đã từng được Chúa dạy bảo, đã từng xem
thấy phép lạ Chúa làm, đã được Chúa loan báo cả ba lần về cái chết đau khổ của
Chúa để cứu chuộc loài người. Vậy mà các ông vẫn cứ khư khư đòi hỏi chức quyền,
danh vọng. Các ông chỉ nghĩ đến các thế lực trần gian và bắt buộc Chúa phải
chiều theo ý các ông.
Nhưng Lạy Chúa, nhờ đó mà con thấy được thái độ quả cảm, tinh thần cương
quyết tự nguyện hy sinh chịu khổ của Chúa, vì vâng ý Đức Chúa Cha, và nhất là
vì thương loài người hèn mọn tội lỗi chúng con…
Xin Chúa cho con và các gia đình Công Giáo hiểu được con đường đưa con đến
vinh quang, đến cõi sống hạnh phúc đời đời, là con đường thương khó Chúa đã đi,
cho con hằng ngày biết chịu khó hy sinh phục vụ Chúa và anh em đồng loại chúng
con, để ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Chén Thầy uống anh em cũng sẽ uống; phép tửa Thầy chịu
anh em cũng sẽ chịu.” “Con Người đến
không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng
sống làm giá cứu chuộc muôn người.” (Mc 39,54)
(mời CĐ đọc lại)
Ngày 31 / 05 / 2018
ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ ISAVE
(Mõ cho CĐ
ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 1,39-56
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): CẢ HAI ĐỀU CÓ PHÚC
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không
đọc)
Cả bà
Êlisabét và Đức Maria đều được Thiên Chúa chúc phúc, được mời tham gia vào
chương trình cứu độ của Ngài:
- Êlisabét
cưu mang và sinh ra Gioan, là vị Tiền hô của Đấng Cứu Thế.
- Maria, cưu
mang sinh hạ Đấng Cứu Thế cứu chuộc loài người.
Với lời “Xin
Vâng”, Maria không quản ngại đường sá xa xôi, đến với người chị họ để giúp đỡ,
chăm sóc trong thời gian sắp sinh nở. Sự hiện diện của Mẹ và Đấng Mẹ cưu mang
là Giêsu đã làm cho Êlisabét và thai nhi trong lòng đầy sự vui mừng.
Bạn có thể
đóng vai trò của Êlisabét bằng đời sống chứng tá để loan báo về hồng ân Thiên
Chúa ban cho bạn, cho chính những người mà bạn đang tiếp xúc.
Và bạn cũng có thể đóng vai trò của Mẹ Maria, sẵn sàng vâng theo ý Chúa
trong mọi hoàn cảnh: bác ái bằng việc phục vụ cụ thể cho chính những người
thân. (Thinh lặng 1 lát).
Bạn có thể đem tinh thần của cuộc thăm viếng này vào các
mối quan hệ giao tiếp của bạn không? (Thinh lặng 1 lát).
Bạn có làm một việc bác ái để đem niềm vui của Chúa cho
một người nào đó mà trong công việc hằng ngày bạn vẫn thường xuyên gặp gỡ
không? (Thinh lặng 1 lát).
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Mẹ
Maria, nhờ sức mạnh của tình yêu Giêsu, Mẹ không quản ngại đường xá xa xôi, đến
giúp đỡ người chị họ. Xin Mẹ dạy con biết quan tâm đến người khác và sẵn sàng
đem Chúa đến cho mọi người, dầu có đòi hỏi con phải hy sinh nhiều.
Xin Chúa nhậm lời chúng con. (Thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Bà Maria lên
đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà
ông Gia-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét… Bà Maria ở lại với bà Ê-li-sa-bét
độ ba tháng, rồi trở về nhà. (Lc
1,39-40.56) (Mời CĐ đọc lại)
CẢNH BÁO TÀ
ĐẠO HỘI THÁNH ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI
Kính thưa
quý cha,
Thời gian
gần đây, có một số đông người đi truyền tà đạo hội thánh đức mẹ chúa trời và họ
đã thu hút được rất nhiều người trẻ đi theo. Số người tham gia chủ yếu là phụ
nữ, người già và học sinh, sinh viên, gây mâu thuẫn gia đình (không sinh hoạt
vợ chồng), xung đột văn hóa (gỡ bỏ bàn thờ tổ tiên), và trục lợi (trích nguồn
thu 10% để đóng góp cho tổ chức), tuyên truyền mê tín dị đoan (thế giới tận
thế, sớm về thiên đường để hưởng sung sướng). Họ dùng thủ thuật để thôi miên
người nghe và đặc biệt là khi đã uống thứ nước màu đỏ đó thì coi như đã là
người của họ, họ bảo gì nghe nấy, họ bảo đi đâu là đi luôn. Hiện nay, nhóm người
này đã về tới An Giang.
Chúng con
viết thông tin này đến quý cha. Xin quý cha thông báo đến anh chị em giáo dân
để họ cảnh giác.
Cám ơn quý
cha,
Con Kiệt
Gần đây báo
chí bắt đầu đăng tải nhiều thông tin về giáo phái "Hội Thánh Đức Chúa
Trời", có khi viết là "Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ",
tiếng Anh là "World Mission Society Church of God", chỗ thêm
"the Mother", chỗ không có. Chính cái tên của họ cũng tạo ra
lầm lẫn, ngô nhận nhiều. Có người tưởng họ thuộc Tin Lành và chuyên
làm từ thiện. Các phái Tin Lành đã phải lên tiếng đính chính họ
không thuôc về Tin Lành. Họ không đủ điều kiện để được gọi là Tin Lành hay
thuộc bất cứ hệ nào của Kitô giáo. Mộtt số hiệp hội Tin Lành còn
coi đây là tà giáo.
Giáo phái có
1 số đặc điểm:
Dùng Kinh
Thánh của Tin Lành
Thờ phượng
ngày thứ 7 (sabat) thay vì Chúa Nhật
Giữ 1 số
ngày lễ của Do Thái như Lễ Lều, Lễ Vượt Qua
Dâng cúng
10% thu nhập
Tin rằng
Chúa Giêsu đã tái sinh vào 1 người đàn ông Hàn Quốc tên là An Xang Hồng. Đây
chính là "chúa cha" còn "chúa mẹ" là vợ của ông ta
tên là Zahng Gil-Jah (hay còn gọi là “Mẹ Thiên Thượng”). "Chúa
cha" đã qua đời năm 1985, "chúa mẹ" thì vẫn còn sống và đang
điều hành hội thánh này.
Toà thánh
đặt ở Sungnam, Kyunggi, khá gần Seoul.
Họ có hơn
2000 nhà thờ trên 150 quốc gia theo như họ tuyên bố, còn không được
kiểm chứng công khai vì họ bị xem là tà giáo.
Cách truyền
đạo của họ là đi thành nhóm 2-3 người, tới các địa điểm công cộng như công
viên, vườn hoa, trường đại học.
Đối tượng
nhắm tới là các bạn sinh viên, các phụ nữ trẻ, những người đang đau khổ và cô
đơn.
Họ thích
nhắm tới sinh viên hơn cả. Ban đầu họ sẽ tiếp cận đối tượng bằng cách rủ đi
học kỹ năng mềm, tiếp cận đối tượng phụ nữ trẻ bằng cách làm thân, rồi an ủi
chia sẻ. Làm cho con mồi mụ mị rồi sẽ từ từ đưa vào tròng. Họ được đào đạo bài
bản chỉ để đi truyền đạo, tìm thêm tín đồ mới.
Có thể nói,
họ truyên giáo giống với thương mại đa cấp.
Các công ty
đa cấp thường lôi các mức hoa hồng hậu hĩnh ra để nhử, thì giáo phái này lôi
tận thế ra để hù người ta.
Nơi các
tín đồ sống gọi là Sion.
Họ hay
chửi bới Công giáo, cũng như Tin lành và gọi đây chúng ta là tôn giáo
của ma quỷ.
Họ luôn tự
hào mình là Issac, "con của lời hứa", "con của lẽ thật",
"được cha An Xang Hồng và mẹ Giêrusalem" vinh hiển chở che.
Họ giải
thích Thánh Kinh theo kiểu chủ nghĩa cơ yếu, nghĩa đen. Chẳng hạn như
câu sau đây trong Thánh Kinh được họ
đưa ra để cho thấy chúng ta sai trái: “Khi Đa-vít khởi trị vì, tuổi đã được
ba mươi; người cai trị bốn mươi năm” (2Sam 5,4). Và nhiều câu khác đại
loại.
Họ tin
tưởng có Chúa Cha thì có Chúa Mẹ. Thí dụ Khải huyền 22,17: 17 nói
rằng "Thần Khí và Tân Nương nói : Xin Ngài ngự đến ! Ai nghe, hãy nói :
"Xin Ngài ngự đến !" ..." thì họ hiều đó là nói tới vợ
Chúa Cha, nghĩa là Chúa Mẹ.
Và điểm
quan trọng làm người ta sợ hại là nhấn mạnh rất nhiều về tận thế,
về án phạt hoả ngục.
Con tóm sơ
sơ như thế.
Nguyễn Đức Thắng
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
LỄ THÁNH GIUSE THỢ
Chủ Tế: Anh chị em thân mến, suốt cuộc đời của
thánh Giuse là sống âm thầm trong vâng phục, cầu nguyện và lao động, để
thực thi ý Chúa, thánh hóa bản thân và nuôi sống gia đình. Quyết tâm thánh hóa
gia đình, chúng ta theo gương thánh Giuse.
1. “Lao động là góp phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa”. / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
những người lao động chân tay và trí óc, luôn tích cực đóng góp tài năng và sức
lực của mình, để xã hội thêm phồn vinh và gia đình thêm ấm no, hạnh phúc.
2. "Ngài là con bác thợ mộc" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
các chủ doanh nghiệp biết tôn trọng phẩm giá của giới công nhân, thợ thuyền,
luôn đối xử công bằng, yêu thương, để môi trường làm việc cũng là căn nhà tình
thương liên đới.
3. “Trẻ em là tương lai của Hội Thánh" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các trẻ em đang bị bóc lột sức lao động,
được những người có trách nhiệm quan tâm tạo điều kiện học hành, khai mở cho
các em một tương lai tươi sáng hơn.
4. “Thánh Giuse chuyên cần cầu nguyện và lao động" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
các gia trưởng biết noi gương thánh Giuse, thánh hóa bản thân bằng sống đời cầu
nguyện và lao động, để nuôi dưỡng gia đình vừa no cơm ấm áo, vừa đầy tràn ơn
Chúa.
Chủ Tế: Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Giuse được phục vụ Chúa Cứu Thế bằng chính
sức lao động của mình. Xin cho chúng con cũng biết thánh hóa đời sống lao động
hằng ngày, để góp phần xây dựng nước Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa
chúng con.
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
B
CT : Anh chị em thân mến, di chúc của Đức Giêsu gồm
tóm trong một câu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
Với quyết tâm sống Lời Chúa dạy, chúng ta cùng sâng lời cầu xin:
1.
Chúa đã đón nhận niềm tin yêu của thánh Phêrô / và trao cho người nhiệm vụ dẫn
dắt đoàn chiên Chúa / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho Đấng kế vị người / cũng được lòng tin yêu như vậy.
2.
Chúa đã cho các môn đệ trúng một mẻ cá lạ lùng / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho sự hy sinh của các nhà
truyền giáo / cũng đạt được kết quả tốt đẹp.
3.
Chúa đã dọn bánh và cá cho các môn đệ trên bờ biển / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các Kitô hữu / cũng tìm thấy niềm vui khi sẻ cơm áo cho những ai
đói rách bần cùng.
4.
Đức Giêsu đã nói: / Nguời ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy
/ là anh em yêu thương nhau / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn chân thành yêu thương nhau / nhờ
đó có thể giới thiệu Chúa cho biết bao người chưa nhận biết Chúa.
CT : Lạy Chúa Giêsu, xin dùng chúng con như khí cụ
tình thương của Chúa, để chúng con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha
vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, và đem chân lý vào chốn lỗi
lầm. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
CHÚA THĂNG THIÊN B
CT : Anh chị em thân mến, tuy mắt
chúng ta không thể thấy được, nhưng Đức Giêsu đang hiện diện giữa cộng đoàn
chúng ta. Chúng ta hãy tung hô Nguời và dâng lời cầu nguyện:
1.
Chúa đã quy tụ mọi người nhờ phép rửa duy nhất trong Thánh Thần / để họ được
mang danh Đức Kitô / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa nâng đỡ Hội Thánh / trong việc dưỡng nuôi
và bảo vệ đoàn chiên của Nguời.
2.
Chúa đã chọn các Kitô làm môn đệ / và sai đi rao giảng Tin Mừng cứu độ /
Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho các vị ấy / luôn gặp nhiều may mắn và
bình an / trong khi thi hành sứ vụ của mình.
3.
Hội Thánh muốn dành thiên niên kỷ thứ 3 để đem Tin Mừng cho châu Á / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu trên toàn thế
giới / cách riêng ở châu Á / biết sẵn sàng dấn thân cho công cuộc trọng đại
này.
4.
Lời nói lung lay /gương bày lôi kéo / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết noi gương
Chúa Giêsu chinh phục người khác bằng đời sống bác ái yêu thương / và phục vụ
khiêm tốn hết thảy mọi người.
CT : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lên
trời ngự bên hữu Chúa Cha, xin làm cho chúng con trở nên những nhân chứng sống
động về sự hiện diện của Chúa giữa loài người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn
đời.
CN CHÚA
THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG B
THÁNH
LỄ VỌNG
CT : Anh chị em thân mến, năm mươi ngày sau lễ Vượt
Qua, Chúa đã cho Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ. Chúng ta hãy vui
sướng dâng lời chúc tụng và sốt sắng cầu xin:
1.
Chúa đã muốn quy tụ mọi người nhờ phép rửa duy nhất trong Thánh Thần / để họ
được mang danh Đức Kitô / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong đại gia đình Hội Thánh / được luôn
đồng tâm nhất trí với nhau.
2.
Chúa đã muốn cho toàn thể địa cầu được đầy tràn Thần Khí / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho mọi người biết chân thành cộng tác với nhau / để xây dựng một thế
giới hòa bình.
3.
Chúa đã canh tân mọi sự nhờ Thánh Thần / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa chữa lành những kẻ đau yếu / an ủi những ai sầu khổ / và
canh tân lòng trí chúng con.
4.
Xin cho tất cả nên một / Người Kitô hữu có thể khác nhau về nhiều mặt / như
tính tình / trình độ văn hóa / địa vị xã hội / quan niệm sống / nhưng giống
nhau trong niềm tin cậy mến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng
ta / biết noi gương các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai / luôn hiệp nhất với
nhau.
CT : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sai các môn đệ đi rao
giảng Tin Mừng khắp thế gian, xin cho chúng con là những sứ giả của Tin Mừng
cứu độ, cũng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn bảo ban. Chúa hằng sống và hiển trị
muôn đời.
CN CHÚA THÁNH
THẦN HIỆN XUỐNG B
CT : Anh chị em thân mến, Đức Kitô đã ban Thánh
Thần để quy tụ chúng ta thành Hội Thánh. Vậy ta hãy tin tưởng cầu xin:
1.
Chúa đã thông ban sinh khí cho Ađam / Chúng ta hiệp lời cầu xin Nguời cử
Thánh Thần đến / mang sinh lực dồi dào và tinh thần tươi trẻ cho Hội Thánh / để
Hội Thánh chia sẻ sự sống của Chúa cho loài người.
2.
Thế giới hôm nay vẫn đang sống giữa bóng đêm và hận thù / Chúng ta hiệp lời
cầu xin Chúa cử Thánh Thần đến / thanh tẩy và soi sáng tâm hồn con người / để họ
biết đem yêu thương vào nơi oán thù / đem niềm vui cho người đau khổ / và đem
hoà bình cho những vùng còn khói lửa chiến tranh.
3.
Chúa Thánh Thần là ngọn lửa tình yêu của Chúa / Chúng ta hiệp lời
cầu xin Chúa cử Thánh Thần đến / sưởi ấm tâm hồn các Kitô hữu / để mỗi người
biết nhiệt tình công bố sứ điệp yêu thương của Chúa.
4.
Chúa Thánh Thần là Đấng kiến tạo sự hiệp nhất / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa cử Thánh Thần đến / để Nguời loại trừ mọi bất hoà / ghen
ghét chia rẽ trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta.
CT : Lạy Chúa là Cha nhân hậu, trong cuộc lữ hành
trần thế, chúng con gặp biết bao là thử thách gian truân. Vì thế, xin Chúa gửi
Thánh Thần là nguồn bổ dưỡng cho những ai vất vả lầm than, để những tâm hồn đau
khổ mệt mỏi được an ủi vỗ về. Chúng con cầu xin…
CHÚA BA NGÔI
B
CT : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là tình yêu.
Tin tưởng vào tình thương vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta cùng dâng lời cầu
xin:
1.
Chúa là Đấng nhẫn nại và hay an ủi / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi
thành viên trong đại gia đình Hội Thánh / hằng ngày biết đối xử với nhau theo
tinh thần bác ái của Đức Kitô.
2.
Hiện nay / có biết bao người đang sống cô đơn / bị áp bức / bị
loại trừ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những anh chị em ấy / được nhiều người
nâng đỡ và tìm được niềm hy vọng để sống.
3.
Giới trẻ là những người chủ tương lai của đất nước / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các Kitô hữu trẻ / biết tận dụng thời giờ Chúa ban để trau dồi đức
hạnh / để đào sâu kiến thức / hầu sau này có thể trở nên những người hữu ích
cho đất nước và Giáo Hội.
4.
Không gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn kết
hiệp mật thiết với Chúa / để không cơn thử thách hay cảnh gian nguy nào / có
thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.
CT : Lạy Chúa ,
xin lắng nghe lời chúng con khẩn nguyện, xin cho chúng con xác tín rằng Chúa
luôn hiện để nâng đỡ và an ủi chúng con trong mọi tình huống của cuộc sống
thường ngày. Chúng con cầu xin…
ĐẰNG SAU THẢM HỌA GIÁO DỤC LÀ
TÍNH HIẾU DANH VÀ GIẢ DỐI?
TTO - Một
loạt sự việc không thể nói khác hai từ "thảm họa" trong ngành giáo
dục gần đây khiến ai ai cũng phải đau xót.
Dù là mục
đích phòng chống ma túy nhưng liệu có nên ghép "pháo đài" cho gia
đình, nhà trường?
Đau lòng vô
cùng khi chứng kiến những chuyện không thể tưởng tượng nổi: từ cô giáo - học
trò bị bắt quỳ qua quỳ lại, cô giáo mấy tháng lên lớp "tịnh khẩu" với
học trò, cô bắt học trò uống nước giẻ lau bảng đến học trò đâm thầy vì thầy
nhắc nhở hình xăm của mình; học trò bóp cổ cô, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi
vì tát học trò...
Rồi giáo viên tố hiệu trưởng ép phá thai để
giữ thành tích trường; rồi áp lực học khiến chỉ trong vài ngày, một nam sinh
Cao Thắng nhảy lầu, một học sinh giỏi tự tử...
Dù chỉ một số trường hợp nhưng không thể nói
đây chỉ là hiện tượng cá biệt. Bởi những thầy đánh trò, trò đánh thầy, bảo mẫu
hành hạ các bé, học sinh tự tử vì áp lực học... cũng đã xảy ra nhiều lần, chỉ
có điều thời gian này nó nở rộ thôi...
Ngành giáo dục phản ứng ra sao? Có hiệu trưởng
bị cho nghỉ, có phụ huynh bị khai trừ Đảng, một số cô giáo bị kiểm điểm, cảnh
cáo, đình chỉ hoặc thôi việc...
Còn ở cấp cao nhất, làm việc với Tổ công tác
của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: Sẽ
chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhà trường, cả với thầy lẫn trò
bằng quy tắc đạo đức.
Rồi ngày 5-4, Bộ trưởng Nhạ gửi công văn đề
nghị chủ tịch các tỉnh, thành tăng cường đảm bảo an ninh trường học.
Toàn những chủ trương, quy định không mới và
có lẽ ít ai tin hiệu quả của nó. Trong khi đó, tại hội thảo "Giải pháp
nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường ĐH Việt Nam" do Bộ
Giáo dục và đào tạo phối hợp ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 11-4, Bộ trưởng
Phùng Xuân Nhạ đã quyết tâm đưa giáo dục ĐH Việt Nam vào "cuộc chơi toàn
cầu" của các bảng xếp hạng uy tín với "nhiệm vụ trọng tâm" là
xếp hạng ĐH.
Trước đó, chỉ sau khi Thủ tướng yêu cầu, rà
soát một lần và chắc chắn chưa hết, chỉ tính năm 2017, ngành giáo dục lòi ra
vài chục ông bà giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn.
Hiện tượng tranh đoạt thành tích, chức danh
tràn lan trong ngành, từ cấp cao nhất cho đến tận các trường tiểu học, mầm non
như vậy bảo sao môi trường giáo dục không "sôi sục" được.
"Kẻ nào hiếu danh, việc làm thường giả dối" (Lã
Khôn). Sống trong môi trường có nhiều hành vi giả dối, tranh giành như vậy, có
lẽ những thảm họa là một tất yếu, không hôm nay thì ngày mai.
Chúng ta không phủ nhận những tác động của bên
ngoài, xã hội và gia đình, nhưng môi trường mô phạm, tức khuôn mẫu cho học trò
xưa nay phải là khuôn mẫu về nhân cách, trình độ của người thầy - dù cho bên
ngoài thế nào chăng nữa.
Trong đó, nhân cách lớn nhất mà nhà trường,
ngành giáo dục cần phải xem là nhiệm vụ trọng tâm: đó phải là nơi truyền giảng
yêu thương, là môi trường thật sự của yêu thương giữa các thành viên trong đó:
thầy với trò, trò với thầy, trò với trò, thầy với thầy...
Khi có thầy trò vẫn còn ít nhiều mất niềm tin
và chỗ dựa trong cuộc sống, gia đình thì trường lớp phải là tổ ấm cuối cùng,
chứ không phải là "pháo đài" như vô số băng rôn trên đường phố, trước
cổng trường, trong sân trường lâu nay.
Chiến tranh đã qua từ lâu trên đất nước ta.
Xin đừng mải miết dùng từ ngữ khơi gợi ký ức đau buồn ấy trở lại, nhất là trong
môi trường giáo dục. Nhà trường hôm nay hãy là tổ ấm, đừng là pháo đài chiến
đấu.
Thầy trò là để dạy và học, yêu thương nhau,
không phải để đánh đấm! Càng không phải để khoe danh, giành chức, đoạt quyền...
C.M.C (tuoitreonline)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét