THƯ MỤC VỤ ĐGM GP T. 8/2019
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN XIN ƠN THÁNH HÓA CÁC LINH MỤC
Anh chị em thân mến!
Trong lịch sử gần 60 năm của giáo phận Long Xuyên, một trong những ân huệ quý giá Chúa ban cho giáo phận là các linh mục. Sau lễ truyền chức linh mục ngày 11/7 vừa qua, linh mục đoàn của giáo phận là 325, bao gồm 3 giám mục, 278 linh mục triều, và 44 linh mục dòng. Và để mừng lễ thánh Gioan Maria Vianney (ngày 4/8), Thánh Bổn Mạng của các linh mục, thư mục vụ tháng 8 có chủ đề là Giáo Phận Long Xuyên Xin Ơn Thánh Hóa Các Linh Mục.
Trước hết, chúng ta dùng Lời Chúa về Bữa Tiệc Ly trong Tin Mừng, với 3 thuật trình chính, để chiếu dọi vào chủ đề của thư mục vụ:
• Thuật trình thứ nhất, là trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu rửa chân cho các tông đồ (Ga 13, 1-15): Ơn gọi linh mục là để phục vụ tha nhân cách khiêm tốn. “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (c. 14-15). Như vậy, linh mục sẽ nên thánh bằng tinh thần phục vụ của Đức Kitô, Vị Mục Tử Tốt Lành.
• Thuật trình thứ hai, là trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể và chức linh mục (Mt 26, 26-29). Đời sống và tác vụ linh mục là hiến vật dâng tiến lên Thiên Chúa và trao tặng cho anh chị em mình. "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy… Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (c 26-28). Như vậy, linh mục sẽ nên thánh bằng hy tế đời mình để đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Hy Tế Thánh Thể.
• Thuật trình thứ ba, là trong bữa tiệc ly, Chúa tâm sự với các tông đồ (Ga 14-16). “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (c.5). Và kết thúc lời tâm sự, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các ông (Ga 17). “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con” (c 24). Như vậy, con đường nên thánh của linh mục là cuộc hành trình đi vào mối tương quan thân tình với Chúa Kitô Linh Mục Thượng Phẩm.
Linh mục Long Xuyên đang thực hiện cuộc hành trình nên thánh giữa thế gian (Ga 17, 15-16). Ở đây, thư mục vụ nhắc tới tình trạng tục hóa đang lớn mạnh và vì thế, nhiều người đánh mất cảm thức về sự thánh thiêng và huyền nhiệm của cuộc sống. Một cách cụ thể đối với chức linh mục, lý tưởng linh mục được coi như một trong những giai cấp được trọng vọng trong xã hội, sứ vụ linh mục được coi như một trong những nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận và bổng lộc. Cũng trong bối cảnh này, cách sống của linh mục dễ bị lôi kéo đến những thỏa hiệp với những cám dỗ về tiền, quyền, và thụ hưởng, nên cũng dễ dàng bị biến chất. Kết quả là hình ảnh linh mục nơi tâm trí nhiều người dân trở nên khác lạ với khuôn mặt của Đức Kitô.
Trong bối cảnh này, linh mục Long Xuyên được mời gọi chiêm ngắm Thánh Bổn Mạng Gioan Maria Vianney là gương mẫu trong ơn gọi nên thánh, và trong sứ vụ thánh hóa tha nhân.
Điểm nhấn mục vụ mà nhờ đó Cha Sở Ars thi hành sứ vụ linh mục, và cũng nhờ đó Ngài sống ơn gọi nên thánh của mình là Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể và Giáo lý.
Quả thật, Ngài đã tận lực thi hành tác vụ giải tội một cách không mệt mỏi. Trong chương trình sống, Cha sở Ars đã khởi đầu một ngày bằng ngồi tòa giải tội cho giáo dân. Ngài thường dành 10 giờ mỗi ngày, đôi khi là 15 giờ hay hơn nữa cho việc ngồi tòa. Đối với Ngài, đây là sự khổ chế trong tác vụ linh mục như một hình thức tử đạo của đời linh mục để kết hợp với hy lễ của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ cho con người.
Thứ đến, cuộc đời linh mục và tác vụ linh mục của Cha sở Ars là sự tập trung vào Chúa Giêsu Thánh Thể, là cử hành thánh lễ, sống hiệp thông Thánh Thể, và tôn thờ Thánh Thể. “Mọi công việc tốt lành cũng không có giá trị bằng hy tế của Thánh Lễ. Vì các việc lành là của con người, còn Thánh Lễ là công trình của Thiên Chúa”. Vì thế, mặc dù bị vây quanh bởi các hối nhân muốn xưng tội, luôn luôn ngài dành 15 phút trong thinh lặng để chuẩn bị dâng lễ. Ngài cũng dành thời gian, thường là trong đêm khuya, để một mình thay mặt cho dân, hiện diện trước Nhà Tạm.
Điểm nhấn mục vụ thứ ba của Cha sở họ Ars là huấn giáo, cụ thể là Giảng lễ và Dạy giáo lý. Chăm chỉ dọn giảng lễ ngày Chúa, dạy giáo lý cho mọi người, đặc biệt là cho trẻ em, đã trở thành một sinh hoạt mục vụ không thể thiếu trong chương trình sống hằng ngày của Ngài. Ngoài ra, Ngài cũng can đảm dùng Lời Chúa để khuyên răn, dạy bảo và trừ khử những điều xấu và tội lỗi trong cộng đoàn.
Anh chị em thân mến,
Xin đề xuất một số các sinh hoạt cụ thể để giáo phận góp phần mình vào lời cầu nguyện xin ơn Thánh Hóa các linh mục:
1) Mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt là những người già cả, yếu đau, bệnh tật trong cộng đoàn, được mời gọi cầu nguyện và hy sinh cho các linh mục. Như đã được đề nghị, là các cộng đoàn trong giáo phận sẽ đọc “kinh cầu cho các linh mục” vào các ngày thứ Sáu trong tuần.
2) Người giáo dân, đặc biệt là thân bằng quyến thuộc của các linh mục, có trách nhiệm bảo vệ sự thánh thiện của các linh mục, bằng những lời động viên, khích lệ các linh mục trung thành với những lời cam kết của bí tích truyền chức.
3) Các cộng đoàn Kitô Hữu trong giáo phận, đặc biệt là các đoàn hội đạo đức trong cộng đoàn giáo xứ giáo họ, sẽ cùng các linh mục xây dựng cộng đoàn thánh thiện nhờ vào Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải và các việc tôn sùng của lòng đạo đức bình dân trong cộng đoàn.
4) Các tông đồ giáo dân trong cộng đoàn, đặc biệt là Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, sẽ “tham gia - hiệp thông - đồng trách nhiệm” với các linh mục trong sứ vụ hướng dẫn cộng đoàn trên con đường nên thánh.
5) Các Kitô hữu sẽ không nói xấu hàng giáo sĩ, nhưng hãy yêu thương chấp nhận những khác biệt, những giới hạn và yếu đuối của các linh mục. Hơn nữa, hãy can đảm và khiêm tốn xây dựng các linh mục theo lời dạy của Chúa Kitô (x.Mt 18,15).
Anh chị em thân mến,
Giáo phận Long Xuyên hãy thiết tha cầu nguyện và góp phần tích cực để xin Chúa thực hiện lời hứa của Chúa là “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước, chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” ( Gr 3, 15 ).
Giuse Trần Văn Toản
GM GP Long Xuyên
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG TÁM / 2019
Ý CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG:
Cầu cho các gia đình, qua đời sống cầu nguyện và thương yêu, biết luôn trở nên “trường học nhân bản” hơn.
01 01/07 Tr Thứ Năm đầu tháng tuần 17 TN.
Thánh Anphongxô Maria Ligôri. Gmtsht. Lễ nhớ.
Xh 40:16-21.34-38; Mt 13:47-53
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
PHÊRÔ VŨ VĂN NHI (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HƠN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2005):
ANTÔN NGUYỄN VĂN KHOÁT (SH)
02 02 X Thứ Sáu đầu tháng tuần 17 TN.
Thánh Eusêbiô Vercellêsi
Lv 23:1.4-11.15-16.27.34b-37; Mt 13:54- 58
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
ĐAMINH VŨ ĐỨC HIỆP (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ HOA (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1968):
ĐAMINH NGUYỄN VĂN MINH (HH)
03 03 X Thứ Bảy đầu tháng tuần 17 TN.
Lv 25:1.8-17; Mt 14:1-12
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1979) ÔB:
GIUSE NGUYỄN ĐỨC LIỆU (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ THƠM (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2013) ÔB:
PHAOLÔ TRẦN TRUNG TRỰC (SH)
MARIA CAO THỊ NGUYỆT ÁNH DƯƠNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1988) ÔB:
PHANXICÔ NGUYỄN VĂN KHÁNH (HH)
MARIA BÙI THỊ NGỌC ANH (HH)
04 04 X CHÚA NHẬT 18 M.THƯỜNG NIÊN.
Gv 1:2.2:21-23; Cl 3:1-5.9-11; Lc 12:13-21
Không nhớ thánh Gioan Maria Vianney.
Thánh Vịnh tuần 2
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Khi nào Hội Thánh chấp nhận việc vợ chồng ly thân?
T. Hội Thánh chỉ chấp nhận việc vợ chồng ly thân khi có những lý do nghiêm trọng, khiến họ không thể sống chung với nhau được. Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn mong muốn họ hòa giải với nhau. (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 354).
CHIA SẺ
Có những hoàn cảnh thực tế, khiến hai vợ chồng không thể tiếp tục sống chung với nhau được, vì nhiều lý do khác nhau. Trong những trường hợp này, Hội Thánh chấp nhận để họ ly thân và không sống chung nữa. Tuy nhiên, họ vẫn là vợ chồng của nhau trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, họ không được tự do để kết hôn với người khác, bao lâu người phối ngẫu còn sống; trừ khi hôn phối của họ là không thành sự và được thẩm quyền Hội Thánh tuyên bố điều đó (x. GLHTCG, số 1629, 1649).
Trong những hoàn cảnh khó khăn, thì giải pháp tốt nhất, nếu có thể, là hòa giải với nhau. Cộng đoàn tín hữu được mời gọi giúp họ sống đời Kitô hữu trong hoàn cảnh ấy, để họ có thể trung thành với dây liên kết hôn nhân không thể tháo gỡ (x. Tông Huấn Gia Ðình, số 83; Giáo luật, điều 1151-1155).
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1976):
GIUSE PHẠM VĂN RỤ (TĐ)
05 05 X Thứ Hai tuần 18 TN
Cung hiến thánh đường Đức Maria.
Ds 11:4b-15; Mt 14:13-21
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Augustinô Nguyễn Đức Chỉnh (1995 -K.C)
- Cha Giuse Chu Văn Nghi (2001)(Úc Châu)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
GIUSE NGUYỄN QUANG TOÀN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HIỀN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2004):
GIUSE NGUYỄN VĂN BẢO (HH)
06 06 Tr Thứ Ba tuần 18 TN
CHÚA HIỂN DUNG. Lễ kính.
Đn 7:9-10.13-14; 2Pr 1:16-19; Lc 9:28b-
36
PVGK: thánh vịnh riêng
07 07 X Thứ Tư tuần 18 TN
Thánh Sixtô II, Gh và các bạn, tử đạo (Đ)
Thánh Cajêtanô, Lm (Tr)
Ds 13:1-2.25-14:1.26-29.34-35; Mt 15:21-28
08 08 Tr Thứ Năm tuần 18 TN
Thánh Đaminh, Lm. Lễ nhớ.
Ds 20:1-13; Mt 16:13-23
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2000):
GIUSE VŨ CÔNG TÀI (TĐ)
09 09 X Thứ Sáu tuần 18 TN
Đnl 4:32-40; Mt 16:24-28
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Giuse Vũ Đăng Trình (1997 - 2b)
- Cha Antôn Nguyễn Tiến Dũng (2005– Sài Gòn)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1987) ÔB:
GIOAN B VŨ VĂN THIỀU (TM)
MARIA VŨ THỊ LÁI (TM)
10 10 Đ Thứ Bảy tuần 18 TN
THÁNH LAURENSÔ PHÓ TẾ TỬ ĐẠO Lễ kính.
2Cr 9:6-10; Ga 12:24-26
Bổn mạng giáo xứ: Châu Đốc
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1980) ÔB:
PHAOLÔ NGUYỄN QUANG CƯỜNG (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HUỆ (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2003):
GIOAN VŨ VĂN THƯ (TM)
11 11 X CHÚA NHẬT 19 M.THƯỜNG NIÊN
Không nhớ thánh Clara.
Kn 18:6-9; Dt 11:1-2.8-19; Lc 12:32-48
Thánh Vịnh tuần 3
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Hội Thánh có thái độ nào đối với những người đã ly dị tái hôn?
T. Hội Thánh không thể công nhận hôn nhân của những người đã ly dị tái hôn, nhưng Hội Thánh vẫn ân cần chăm sóc họ, mời gọi họ duy trì đời sống đức tin, cầu nguyện, thực hành các việc bác ái và chăm lo giáo dục con cái theo Kitô giáo. Bao lâu tình trạng này còn kéo dài, thì bấy lâu họ không thể xưng tội, rước lễ, và đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 355).
CHIA SẺ
Trung thành với Chúa, Hội Thánh không thể công nhận hôn nhân của những người đã ly dị lại kết hôn theo luật dân sự. Vì “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10.11-12).
Nếu hôn nhân lần đầu của họ đã thành sự, thì Hội Thánh không thể công nhận liên kết mới là thành sự. Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được rước lễ. Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh. Chỉ những người hối hận vì mình đã vi phạm đến dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Ðức Kitô, và cam kết sống tiết dục trọn vẹn, thì mới được giao hòa nhờ Bí tích Thống Hối (x. GLHTCG, số 1650,1651).
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1975):
- Cha Martinô Trần Văn Chệ
- Cha Giuse Nguyễn Đức Triêm
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
GIUSE VŨ ĐÌNH ROÃN (SH)
12 12 X Thứ Hai tuần 19 TN.
Đnl 10:12-22; Mt 17:22-27
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1980):
Cha Giuse Đinh Trọng Luân
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
GIUSE TRỊNH MINH TUẾ (HH)
MARIA PHẠM THỊ THU CÚC (HH)
13 13 X Thứ Ba tuần 19 TN.
Thánh Pontianô, Ghtđ (Đ); và Thánh Hippolytô, Lmtđ (Đ)
Đnl 31:1-8; Mt 18: 1-5.10.12-14-20
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
VINHSƠN TRƯƠNG HOÀNG TUẤN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ NGA (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1973):
ĐAMINH NGUYỄN ĐỒNG TÂM (HH)
14 14 Đ Thứ Tư tuần 19 TN.
Thánh Maximilianô Kolbê, Lmtđ.
Lễ nhớ. Đnl 34:1-12; Mt 18: 15-20
Chiều: LỄ VỌNG ĐỨC MẸ HỒN XÁC
LÊN TRỜI. (Tr).
1Sb 15:3-4.15-16.16,1-2; 1Cr 15:54b-57; Lc 11:27- 28
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1975):
Cha Phaolô Phạm MinhTrý
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1974):
GIUSE NGUYỄN VĂN THỈNH (TĐ)
15 15 Tr Thứ Năm tuần 19 TN.
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI.
Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Kh 11:19a. 12:1-6a.10b; 1Cr 15:20-27a
Lc 1:39-56. PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn mạng các giáo xứ và giáo họ:
- (LX) Núi Tượng, Cần Xây
- (CĐ) Chi Lăng, Phú Vĩnh
- (CM) Cồn Én, Chợ Mới
- (VA) Gh. Châu Thái [F1], Kim Hoà [G1],
Gh. Thánh Mẫu [F2]
- (VT) Kim Long [D2], Thánh Linh (D1), Đức
Mẹ La Vang (B2)
- (TH) Hiệp Hoà
- (TT) Mông Triệu (2A)
- (RG) Ong Dèo
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1970) ÔB:
GIUSE VŨ VĂN THỤY (TD9)
MARIA NGUYỄN THỊ THẮM (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1983) ÔB:
GIUSE HOÀNG VĂN THẢO (TM)
MARIA VŨ THỊ LỤA (TM)
16 16 X Thứ Sáu tuần 19 TN.
Thánh Stêphanô Hungari.
Gs 24:1-13; Mt 19:3-12
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989):
- Cha Đôminicô Nguyễn Văn Lượng
- Cha Phêrô Bùi Duy Tân
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
GIOAN B TRẦN THANH SƠN (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ NGUYỆT (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1978):
MARIA PHẠM THỊ TUYẾT MAI (TĐ
17 17 X Thứ Bảy tuần 19 TN.
Gs 24:14-29; Mt 19:13-15
Kỷ niệm ngày qua đời Cha (2012):
- Cha Giuse Vũ Ngọc Nội (RạchGiá)
18 18 X CHÚA NHẬT 20 M.THƯỜNG NIÊN.
Gr 38:4-6.8-10; Dt 12:1-4; Lc 12:49-53
Thánh Vịnh tuần 4
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Vì sao gia đình Công giáo được gọi là Hội Thánh tại gia?
T. Vì gia đình Công giáo biểu lộ bản chất của Hội Thánh là gia đình của Thiên Chúa; và vì gia đình Công giáo vừa là cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, trường dạy các đức tính nhân bản Kitô giáo, vừa là nơi đầu tiên đức tin được loan truyền cho con cái (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 356).
CHIA SẺ
Gia đình Công Giáo được gọi là Hội Thánh tại gia, vì gia đình biểu lộ và sống bản chất “hiệp thông và gia đình” của Hội Thánh như gia đình của Thiên Chúa. Mọi thành viên trong gia đình, tùy theo vai trò riêng của mình, thực thi chức tư tế được lãnh nhận từ Bí tích Rửa Tội, góp phần xây dựng gia đình thành một cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, một trường dạy các đức tính nhân bản và Kitô giáo, là nơi đầu tiên đức tin được loan truyền cho con cái.
Ước gì cha mẹ là những người đầu tiên biết dùng gương lành và lời nói, để truyền dạy đức tin cho con cái, cũng như cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con. Chính trong gia đình, người ta học biết làm việc với sự nhẫn nại và niềm vui, yêu thương huynh đệ, luôn quảng đại tha thứ, nhất là phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ đời sống (x. GLHTCG, số 1655-1658, 1666).
19 19 X Thứ Hai tuần 20 TN.
Thánh Gioan Êuđê, Lm
Tl 2:11-19; Mt 19:16-22.
20 20 Tr Thứ Ba tuần 20 TN.
Thánh Bernađô, viện phụ, Tsht. Lễ nhớ
Bổn mạng Tu viện Phanxicô CLG
Tl 6:11-24a; Mt 19:23-30
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1989) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN NAM (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM DUNG (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1991) ÔB:
GIUSE VŨ VĂN QUẬN (HH)
ROSA PHẠM THỊ MINH (HH)
21 21 Tr Thứ Tư tuần 20 Mùa TN.
Thánh Piô X, Gh. Lễ nhớ.
Tl 9:6-15; Mt 20:1-16
Kỷ niệm ngày qua đời (1991):
Cha Phêrô Võ Thành Trinh (Cái Đôi)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
MICAE VŨ MINH TIẾN (TM)
MARIA ĐỒNG THỊ TUYẾT MAI (TM)
22 22 Tr Thứ Năm tuần 20 TN.
Đức Maria Nữ Vương. Lễ nhớ.
Bổn mạng nhà thờ: Chánh Toà
Tl 11:29-39a; Mt 22:1-14
23 23 X Thứ Sáu tuần 20 TN.
Thánh Rosa Lima, Đt.
R 1:1.3-6.14b-16.22; Mt 22:34-40
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2001):
ĐAMINH TRỊNH VĂN THÀNH (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
VINHSƠN NGUYỄN VĂN HÙNG (HH)
24 24 Đ Thứ Bảy tuần 20 TN.
THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ.
Lễ kính. Kh 21:9b-14; Ga 1:45-51
Thánh Vịnh riêng
Kỷ niệm ngày qua đời:
- Cha Giuse Vũ Ngọc Bân (1985 - 4a)
- Cha Giuse Nguyễn Ngọc Tuyến (2010- Hoà Giang)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HỒNG PHÚC (TĐ)
MARIA NGUYỄN HẢI YẾN (TĐ)
25 25 X CHÚA NHẬT 21 M.THƯỜNG NIÊN
Is 66:18-21; Dt 12:5-7.11-13; Lc 13:22-30
Thánh Vịnh tuần 1
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Ơn gọi đời sống thánh hiến là gì?
T. Ơn gọi đời sống thánh hiến là lời Thiên Chúa ngỏ với một số người, để mời gọi họ sống đời tận hiến trong bậc tu trì hay giáo sĩ (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 357).
CHIA SẺ
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu (Perfectæ Caritatis, số 1) đã giải thích: “Ngay từ thời sơ khai của Hội Thánh, đã có những người nam, người nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, đã quyết tự nguyện theo Chúa Kitô với một tinh thần tự do thanh thoát hơn, bắt chước Ngài cách trung thành hơn; và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa”.
Điều đó cho thấy đời sống thánh hiến là một trong những cách thức sống đạo, để được thánh hiến “sâu xa hơn”, bắt nguồn từ Bí tích Rửa Tội và việc tận hiến cho Thiên Chúa. Trong đời sống thánh hiến, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, các Kitô hữu sẵn sàng “vâng nghe Lời Người Con Yêu Dấu” (Mc 9, 7), tự hiến cho Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu. Đồng thời theo đuổi đức ái hoàn hảo, để phục vụ Nước Trời, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo đến tận cùng trái đất (x. GLHTCG, số 915, 916).
Kỷ Niệm Ngày về nhà Cha (1987):
VINHSƠN TRƯƠNG HOÀNG LINH (SH)
26 26 X Thứ Hai tuần 21 TN.
1Tx 1:1-5.8b-10; Mt 23:13-22
27 27 Tr Thứ Ba tuần 21 TN.
Thánh Monica. Lễ nhớ
Bổn mạng giới Hiền mẫu.
1Tx 2:1-8; Mt 23:23-26
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1999):
MARIA VŨ THỊ NỤ (TM)
28 28 Tr Thứ Tư tuần 21 TN.
Thánh Augustinô, Gmtsht. Lễ nhớ.
1Tx 2:9-13; Mt 23:27-32
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
MARIA TRẦN THỊ THÌN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
VINHSƠN NGUYỄNN VĂN HÙNG (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
MARIA HOÀNG THỊ HUYỀN (HH)
29 29 Đ Thứ Năm tuần 21 TN.
Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết.
Lễ nhớ. 1Tx 3:7-13 hoặc Gr 1:4-5.17-19; Mc 6:17-29
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2009):
ROSA ĐÀO THỊ MŨN (SH)
30 01/08 X Thứ Sáu tuần 21 TN.
1 Tx 4:1-8; Mt 25:1-13
31 02 X Thứ Bảy tuần 21 TN.
1 Tx 4:9-11; Mt 25:14-30
Kỷ niệm ngày qua đời (2010):
- Cha Giuse Nguyễn Hưng (Thầy Ký)
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
VỀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Anh Chị Em thân mến,
Trong Hội nghị thường niên kỳ I-2019 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi đã nhận được những thông tin, thắc mắc, kể cả những lời than phiền và phê phán về một số sự việc liên quan đến cử hành Phụng vụ và các thực hành đạo đức tại nơi này, nơi khác. Nay, với trách nhiệm mục tử, chúng tôi gửi thư này đến anh chị em, để đồng hành và giúp anh chị em sống đức tin một cách đúng đắn theo giáo huấn của Hội Thánh.
1. Nhìn chung, có thể nói, sinh hoạt đạo đức của người Công giáo Việt Nam rất phong phú, được thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Chuyên tâm tham dự các cử hành Phụng vụ, tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Lòng Chúa thương xót, sùng kính Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh, đặc biệt Thánh Cả Giuse và các Thánh Tử đạo Việt Nam. Cùng với tâm tình yêu mến Chúa, người tín hữu Việt Nam cũng thể hiện lòng hiếu thảo với các bậc tiền nhân, qua việc cầu nguyện cho người đã qua đời, chăm sóc mộ phần và tưởng nhớ trong các ngày giỗ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy hiện nay đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng những hiện tượng và những cách thực hành đạo đức không xứng hợp, cụ thể là: tin dị đoan, ma thuật, bói toán; phổ biến những tư tưởng lệch lạc như Sứ điệp từ trời, Lòng Mẹ thương xót...; lạm dụng một số cử hành đạo đức của Hội Thánh như Lòng Chúa thươngxót, đặc sủng chữa lành bệnh nhân, đặt tay cầu nguyện...
Trước tình hình trên, dựa trên giáo huấn của Hội Thánh, nhất là hai văn kiện “Hướng dẫn về lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ” của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích (Tháng 12-2001), và “Hướng dẫn việc cầu nguyện xin ơn chữa lành” của Bộ Giáo lý Đức tin (Tháng 9-2000), chúng tôi muốn đưa ra những định hướng mục vụ sau đây.
Về Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân:
2. Phụng vụ là việc thờ phượng chính thức của Hội Thánh, do các thừa tác viên hợp pháp cử hành nhân danh Hội Thánh, nhằm tôn vinh Thiên Chúa, xây dựng Hội Thánh và thánh hoá con người. Cử hành Phụng vụ gồm Bảy Bí tích,Phụng vụ Các giờ kinh và các Á bí tích.
Lòng đạo đức bình dân thường bị hiểu sai là “thứ yếu”, là “tầm thường”, nhưng thật ra, đây là cảm thức đức tin của Dân Chúa, được Chúa Thánh Thần soi dẫn, biểu hiện qua các hình thức đạo đức đa dạng, tiếp nhận những tinh hoa của các nền văn hoá. Các việc đạo đức bình dân cũng thường gắn kết với Năm Phụng vụ, qua việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, sùng kính Đức Maria và các Thánh, cầu nguyện cho người đã qua đời, hành hương đến các nơi thánh...
Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau. Phụng vụ là nguồn mạch và chóp đỉnh của lòng đạo đức bình dân. Vì thế, lòng đạo đức bình dân phải hoà hợp với Phụng vụ, bắt nguồn từ Phụng vụ và dẫn người tín hữu đến với Chúa.
3. Trong thực tế, tại một số địa phương, kỷ luật Phụng vụ chưa được tôn trọng đúng mực. Những thực hành đạo đức bình dân cũng có những lạm dụng tùy tiện, gây hoang mang nơi người tín hữu và xáo trộn nơi các cộng đoàn đức tin. Vì thế, để chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc và cổ võ lòng đạo đức bình dân chân chính, chúng tôi xin anh chị em lưu ý những điểm sau đây:
- Phải tránh những thực hành mê tín dị đoan, bói toán, lợi dụng lòng tin đơn thành của người tín hữu để trục lợi.
- Đừng quá coi trọng những hình thức đạo đức bình dân mà coi nhẹ cử hành Phụng vụ.
- Không được sử dụng, phổ biến các tài liệu có nội dung nghịch với đức tin Kitô giáo.
- Phải tôn trọng kỷ luật của Hội Thánh và quy định của Đấng Bản quyền liên quan đến Phụng vụ và việc đạo đức bình dân. Những kinh nguyện được sử dụng công khai và thường xuyên phải được Bản quyền địa phương cho phép.
- Cần hòa hợp những biểu hiện bên ngoài của lòng đạo đức bình dân với tình cảm chân thật trong tâm hồn, tránh những thực hành theo thói quen, trống rỗng.
Về đặc sủng chữa lành:
4. Bệnh tật luôn là một sự dữ. Vì thế, việc chữa lành bệnh tật là dấu chỉ sứ vụ giải thoát của Đấng Cứu thế và là biểu tượng của sự chữa lành con người toàn diện, gồm thân xác và linh hồn. Trong cuộc sống trần thế, Đức Kitô đã chữa lành nhiều người khỏi nhiều thứ bệnh tật, thế nhưng ơn giải thoát cuối cùng lại được thực hiện bằng chính sự đau khổ tự nguyện của Chúa trong cuộc tử nạn và phục sinh. Như vậy, Ngài mang đến cho bệnh tật và đau khổ của con người một ý nghĩa và giá trị cứu độ: Mọi người đều có thể hiệp thông vào sự đau khổ sinh ơn cứu độ của Ngài bằng việc chấp nhận những bệnh tật và đau khổ của bản thân mình.
Theo ý hướng đó, Hội Thánh luôn cầu nguyện xin ơn sức khoẻ cho các bệnh nhân, đặc biệt qua Thánh lễ, Kinh nguyện và Bí tích Xức dầu Bệnh nhân. Chúa cũng ban cho Hội Thánh đặc sủng chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên đặc sủng này được trao ban không phải vì vinh quang và trục lợi cá nhân, nhưng để xác nhận và củng cố sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Cũng thế, việc cầu nguyện không loại trừ việc sử dụng những phương pháp y học để phục hồi sức khỏe và gìn giữ sự sống cho bệnh nhân.
5. Hiện nay, tại một số nơi đang có những hình thức cầu nguyện và đặt tay xin ơn chữa lành. Về vấn đề này, chúng tôi xin anh chị em lưu ý mấy điểm sau đây:
- Mọi tín hữu đều được tự do cầu nguyện xin ơn chữa lành. Tuy nhiên, khi việc cầu nguyện xin ơn chữa lành có tính cách cộng đồng, nhất là trong nhà thờ, thì cần được các thừa tác viên có chức thánh hướng dẫn.
- Các Kinh nguyện Phụng vụ xin ơn chữa lành phải được cử hành theo đúng Sách Nghi Thức Rôma. Trong giáo phận, mọi cử hành Phụng vụ xin ơn chữa lành đều phải có phép rõ ràng của Bản quyền Giáo phận. Giám mục giáo phận có quyền ban hành các quy luật cho những cử hành Phụng vụ xin ơn chữa lành, cũng như từ chối những cử hành này vì lý do chính đáng.
- Không được phép đưa các nghi thức chữa lành vào Thánh lễ và các cử hành Phụng vụ. Không được lẫn lộn các buổi cầu nguyện không thuộc Phụng vụ với những cử hành Phụng vụ. Phải tránh các hình thức mang tính cuồng loạn, chứng nhân giả, diễn kịch hoặc kích động cảm xúc.
- Việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là trực tuyến, trong các cử hành xin ơn chữa lành, thuộc Phụng vụ hoặc không thuộc Phụng vụ, đều phải được Giám mục giáo phận cho phép.
- Trong các cử hành xin ơn chữa lành, nếu ơn được chữa lành xảy ra cho người tham dự, thì phải giữ sự thận trọng cần thiết và tường trình sự việc cho thẩm quyền Hội Thánh.
- Giám mục giáo phận có bổn phận giám sát việc thực hành các buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành; đồng thời có quyền can thiệp khi có những lạm dụng gây tai tiếng cho cộng đoàn tín hữu.
Anh chị em thân mến,
Lòng đạo bình dân được nhìn nhận là “kho tàng vô giá của Hội Thánh” (Đức Bênêđictô XVI). Tuy nhiên, vì lòng đạo bình dân nghiêng về cảm nhận hơn là suy lý, quan tâm đến biểu tượng hơn là lô-gích, nên cũng dễ bị lệch lạc, kể cả bị khai thác vì chủ ý trục lợi. Đồng thời, tại một số nơi, những hình thức cầu nguyện và đặt tay xin ơn chữa lành chưa thể hiện ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm cứu độ trong Đức Kitô và sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Chính vì thế, Hội Thánh đưa ra những chỉ dẫn được trình bày tóm tắt trong thư này. Xin anh chị em vui lòng đón nhận, suy nghĩ và chia sẻ cho nhau những chỉ dẫn trên, để các thực hành đạo đức của chúng ta thật sự “diễn tả niềm khao khát Thiên Chúa”, đem lại an bình trong tâm hồn, duy trì sự hiệp nhất trong Hội Thánh, và là khí cụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.
Chúng ta cùng nhìn lên Đức Maria, Mẹ Hội Thánh, xin Mẹ dẫn dắt chúng ta sống đức tin tông truyền và nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em.
Làm tại trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Lễ kính Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Hội Thánh, ngày 10 tháng 06 năm 2019.
Đã ký Đã ký và đóng dấu
Giám Mục Gioan Đỗ Văn Ngân
Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin
Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
01/08/2019
THỨ NĂM TUẦN 17 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 13,47-52
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) DỤ NGÔN CHIẾC LƯỚI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nước Chúa giống như chiếc lưới thả xuống biển, khi kéo lên có đủ thứ cá. Cá tốt thì cho vào giỏ, cá xấu thì bỏ đi. Ngày tận thế cũng vậy. Các thiên thần lựa kẻ dữ bỏ vào lò lửa khốn khổ, còn người lành thì cho vào “kho hạnh phúc thiên đàng”.
Chúa Giêsu giảng dụ ngôn đó xong thì hỏi các môn đệ có hiểu không? Các ông thưa hiểu. Chúa nói: Vậy các con hãy giảng dạy về Nước Trời. Các con hãy khôn ngoan như chủ nhà kia biết dùng hết đồ mới đồ cũ trong kho của mình, nghĩa là phải dùng cả Tân Ước và Cựu Ước mà giảng dạy cho mọi người nhìn biết Chúa, tin thờ Chúa.
Chiếc lưới là Giáo Hội. Biển là thế gian. Cá tốt là người lành, cá xấu là kẻ dữ. Trong Hội Thánh có kẻ lành người dữ sống chung với nhau. Nhưng đến ngày phán xét, Chúa sẽ tách biệt ra: người lành thì được thưởng ở thiên đàng, còn kẻ dữ thì bị phạt trong hỏa ngục.
Chúa Giêsu đến không phải để luận phạt chúng ta, nhưng để cứu rỗi. Muốn được Chúa cứu rỗi, chúng ta phải vâng nghe Lời Người, hằng ngày lo hoán cải tâm hồn, cải thiện đời sống.
(thinh lặng một lát)
Hiện tôi là kẻ dữ hay người lành?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cần ăn năn sám hối để được cứu rỗi không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa lập Hội Thánh như chiếc lưới Chúa thả xuống trần gian. Chúa cho mọi người tự do vào Hội Thánh, lẫn lộn kẻ lành người dữ. Chúa nhẫn nại chờ đợi kẻ dữ ăn năn hối cải cho đến thời hạn cuối cùng là ngày tận thế. Hễ ai chịu vâng nghe Lời Chúa mà lo ăn năn chừa bỏ tội lỗi, sống đạo đức thánh thiện thì được Chúa cho vào cõi phước, còn ai cứng đầu cứng cổ không chịu ăn năn hỗi lỗi thì phải loại ra chốn khổ hình !
Xin Chúa thương ban ơn giúp sức con và gia đình con, cho chúng con biết sớm lo ăn năn cải thiện đời sống chúng con. Xin đừng để chúng con đợi tới giờ chót là ngày chết mới lo làm lành lánh tội thì đã muộn rồi, chúng con sẽ không kịp lo cho phần rỗi linh hồn mà phải bị phạt khốn khổ đời đời !
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
"Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài". (Mt 13,47-48) (Mời cộng đoàn đọc lại)
02/08/2019
THỨ SÁU TUẦN 17 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 13, 54-58
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) HỌ VẤP NGÃ VÌ NGUỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu về quê Nadaret. Người vào giảng dạy trong Hội Đường. Dân chúng nghe Người giảng cao siêu thì lấy làm lạ kháo láo với nhau: Ông này là con của bác thợ mộc Giuse và bà Maria nghèo khó trong xóm mình, mà sao ông ta giảng dạy khôn ngoan và làm được nhiều phép lạ như thế?!… Chúa liền nói cho họ biết: Tiên tri luôn luôn bị người đồng hương xem thường, họ chỉ thấy bề ngoài mà không chịu để ý nghe giáo huấn cao siêu.
Chúa có ý nói: Sở dĩ không nhận được Người là Đấng Thiên Sai, là con Thiên Chúa, vì họ chỉ mong mỏi một Đấng Thiên Sai cao cả quyền uy, còn Người thì đề cao một cuộc sống bình dân, nghèo nàn, đơn sơ, khiêm tốn… Và hôm đó Người không làm phép lạ cho họ, vì họ không tin Người.
Chướng ngại lớn nhất khiến con người không tin nhận Chúa là thói tự kiêu tự mãn. Họ cho rằng họ biết hết, rồi khép kín, không chịu học hỏi tìm hiểu chi nữa.
Phần khác là họ chỉ mong chờ vào một Đấng Thiên Sai quyền uy kỳ diệu. Họ không thể tin nhận một Thiên Chúa trong vẻ giản đơn khiêm tốn. (thinh lặng một lát)
Tôi có tự kiêu tự mãn không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có chấp nhận một Thiên Chúa giản đơn khiêm tốn không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, đời người bao giờ cũng trọng giàu khinh nghèo, thấy ai nghèo khó thì khinh dể mạt sát, còn ai giàu có thì nịnh bợ tâng bốc.
Sở dĩ những người đồng hương với Chúa không chịu tin Chúa, mà còn khinh thường Chúa, là vì họ chỉ xem vẻ bên ngoài nghèo khó của Chúa. Họ đòi vị Thiên Sai phải giàu có sang trọng theo tham vọng thấp hèn của họ!…
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết tôn trọng hết mọi người, không phân biệt người giàu kẻ nghèo. Nhất là xin Chúa cho chúng con biết nhìn nhận Chúa, tin tưởng Chúa qua vẻ bên ngoài đơn sơ nghèo khó của Chúa. Chúa cứu chuộc chúng con không bằng quyền uy thế lực, mà bằng tình thương, bằng sự hy sinh đau khổ của Chúa, hầu Chúa dạy chúng con hy sinh chịu khó hằng ngày mà theo Chúa, làm tôi Chúa, để được sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc sao?… Và họ vấp phạm vì Người.” (Mt 13,54-57) (Mời cộng đoàn đọc lại)
03/08/2019
THỨ BẢY TUẦN 17 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 14, 1-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) GIOAN TẨY GIẢ SỐNG LẠI?
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Vua Hêrôđê nghe danh Chúa Giêsu thì tưởng là Gioan Tẩy Giả đã chết mà nay sống lại. Chính Gioan là người trước kia đã cấm không cho vua cuớp vợ của anh là bà Hêrôđia. Bà này bực tức nên xúi giục nhà vua nhốt Gioan vào ngục… Và ngày nọ nhân dịp nhà vua ăn tiệc mừng ngày sinh nhật, con gái bà ta nhảy múa làm cho nhà vua vui thích, nên vua hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó muốn. Nghe tin đó, bà Hêrôđia muốn trả thù, nên xúi nó xin cái đầu của Gioan. Nhà vua nghe con bà xin như thế thì rất lấy làm buồn, vì ông ta kính nể Gioan, nhưng đã trót hứa nên phải sai người đi chém đầu ông mà giao cho nó.
Sở dĩ thánh Gioan bị giết là vì ngài dám nói lên sự thật, đã can đảm ngăn cản nhà vua phạm tội mất lòng Chúa. Ngài nêu tấm gương anh dũng cho tất cả những ai có trách nhiệm làm chứng cho Chúa, làm chứng cho sự thật. (thinh lặng một lát)
Tôi có can đảm chống lại mọi sự dữ mọi sự ác không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có dám làm chứng cho Chúa, cho sự thật không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thánh Gioan bị giết chỉ vì tội dám nói lên sự thật, dám ngăn cản nhà vua phạm tội, dám chống lại sự dữ sự ác…
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết bắt chước thánh Gioan, luôn luôn nói thật, làm theo sự thật, dầu có phải khốn khổ chết chóc, chúng con cũng sẵn sàng làm chứng cho Chúa là Đấng Chân Thật…
Xin cho chúng con biết lo tìm đủ mọi cách ngăn ngừa gia đình con và mọi người thân yêu của chúng con, cho khỏi phạm tội làm mất lòng Chúa…
Nhất là xin Chúa thương gìn giữ những người làm lớn trong đạo ngoài đời, khỏi mắc phải mưu mô xảo quyệt của những kẻ độc ác xấu xa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Số là vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì bà Hêrôđia là vợ ông Philipphê. Ông Gioan có nói với vua: Ông không được phép lấy bà ấy.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
04/08/2019
CHÚA NHẬT TUẦN 18 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 12, 13-21
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGƯỜI GIÀU CÓ NGU NGỐC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Một người đến nhờ Chúa Giêsu can thiệp vào việc chia gia tài, Người từ chối, vì Người không đến để lo việc trần thế. Và Người dùng dịp này để dạy chúng ta chớ tham lam của cải ở đời này: nó không đảm bảo được cho mạng sống chúng ta.
Dụ ngôn người giàu có ngu xuẩn nói lên ý nghĩa đó. Anh ta có của cải dư thừa, đến nỗi phải xây kho lẫm lớn hơn để chứa, và anh ta cậy dựa vào nó mà không nghĩ rằng mình phải chết bất thần mà không mang theo được gì hết.
Đúng là sự giàu có của cải vật chất khiến con người quên mình phải chết; nhưng nó chẳng đảm bảo được hạnh phúc bền vững.
Sự tham lam của cải làm cho con người coi hạnh phúc đời này là đấy đủ vững bền, làm cho họ không còn khao khao khát tìm kiếm hạnh phúc thật, hạnh phúc vĩnh viễn. Nhưng sự thật hoàn toàn khác hẳn. Ngày họ nhắm mắt lìa đời, của cải chẳng còn mà hạnh phúc vĩnh viễn cũng không có!
Thế nên ai lo thu tích của cải đời này mà không lo làm giàu trước mặt Chúa thì thật ngu dại.
Tôi lo thu tích của cải đời này hay đời sau?... (thinh lặng một lát)
Tôi muốn hạnh phúc đời này hay đời sau?... (thinh lặng một lát)
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, của cải đời này nay còn mai mất, và nó không đảm bảo cho con được hạnh phúc đời sau. Con biết thế, nhưng con vẫn chạy theo nó, tìm kiếm nó, làm tôi nó. Con coi nó như chúa tể, con coi trọng nó hơn danh dự của con, phẩm giá của con, phần rỗi của con!... Con xem Chúa chẳng ra gì. Con kể Thiên Đàng cũng bằng không!...
Xin Chúa thương tha lỗi lầm của con…
Xin cho con và mọi người trong gia đình con biết rằng: những gì chúng con có là do Chúa ban, để chúng con dùng mà lo tích trữ kho tàng ở trên trời, là hằng ngày lo làm lành lánh dữ, lo phụng sự Chúa nhiệt thành và phục vụ mọi người tận tâm tận lực, để đời này con được Chúa thương, ngày sau được Chúa thưởng trên trời đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi đã sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ay kẻ nào thu tích của cải cho mình mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa thì số phận cũng như thế đó.” (mời CĐ đọc lại)
05/08/2019
THỨ HAI TUẦN 18 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 14, 13-21
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nghe tin Gioan bị giết, Chúa Giêsu và các môn đệ lánh sang nơi hoang vắng, vì chưa đến giờ Người phải chịu chết, nhất là vì Người muốn sống gần gũi thân mật với các môn đệ.
Dân chúng đi bộ theo Người, và nhịn đói nhịn khát ở lại nghe Người giảng dạy đến chiều. Muốn theo Chúa, phải hy sinh chịu khó như thế.
Chúa thấy họ chịu cực khổ với Người thì đông lòng thương, vì Người không muốn cho chúng ta khổ cực, Người luôn muốn cho chúng ta sống hạnh phúc.
Người bảo các môn đệ lo cho họ ăn. Người muốn môn đệ phải lo nghĩ đến các nhu cầu của con người. Và với năm cái bánh và hai con cá của các ông, Người đã làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho hơn năm ngàn người ăn no nê mà còn dư cả mười hai giỏ đầy. Theo Chúa thì được đầy đủ dư dật, và các môn đệ chỉ đóng góp một phần nhỏ mọn, để Chúa nhân lên nhiều. Người muốn dạy chúng ta góp phần nhỏ bé vào công trình cứu rỗi lớn lao của Người, vào việc nuôi sống hồn xác anh chị em chúng ta.
Trong phép lạ này, Chúa Giêsu cũng làm những cử chỉ như trong Bữa Tiệc Ly, khi Người lập Bí Tích Thánh Thể. Thế nên việc hoá bánh ra nhiều để nuôi phần xác dân chúng, ám chỉ Mình Máu Thánh Chúa ban cho chúng ta, nuôi linh hồn chúng ta được sống… (thinh lặng một lát)
Tôi có góp phần nhỏ mọn vào việc cứu sống phần hồn phần xác anh chị em tôi chưa?…(thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn lòng chịu khó chịu cực theo Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa không muốn đương đầu với nguy hiểm khó khăn, khi Chúa chưa hoàn thành công cuộc cứu rỗi chúng con. Và Chúa luôn yêu thương chăm sóc chúng con nếu, chúng con biết chịu khó chịu cực theo Chúa, làm tôi Chúa.
Hôm nay sở dĩ Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no nê dư dật, là vì họ đi bộ theo Chúa, chịu đói chịu khát nghe Chúa giảng dạy.
Và khi làm phép lạ này, Chúa đã dùng năm cái bánh và hai con cá của các môn đệ, rồi lại giao cho các ông phân phát cho dân chúng. Chúa muốn chúng con cộng tác với Chúa trong việc cứu sống phần hồn phần xác anh chị em chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình công giáo biết lo cộng tác với Chúa, đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người, chia cơm sẻ bánh cho anh chị em. Xin cho chúng con sẵn lòng chịu khó chịu cực theo Chúa, để được Chúa ban ơn đầy đủ dư dật phần hồn phần xác…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người bảo: Đem lại đây cho Thầy… Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
06/08/2019
CHÚA HIỂN DUNG
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 9: 28b-36
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CHÂN DUNG ĐẤNG VÔ HÌNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thiên Chúa, Đấng vô hình, trở nên hữu hình nơi dung mạo con người của Đức Kitô, để rồi, theo qui trình ngược lại, dung mạo con người nơi Đức Kitô “đổi khác”: trở nên vinh quang, giống hình ảnh của Thiên Chúa. Muốn phục hồi dung mạo con người thành “hình ảnh của Thiên Chúa”, Chúa Kitô trải qua “quá trình xử lý ảnh” của thập giá: từ một bé thơ yếu ớt nơi hang bò lừa đến hình ảnh “con chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”, và cuối cùng xuất hiện thật khốn cùng dưới hình hài của một tội nhân “không còn hình tượng người ta nữa”, một người bị bỏ rơi trên thập giá, trái tim bị đâm thâu. Phải trải qua tất cả những giai đoạn đó, chân dung con người nơi Đức Ki-tô mới được “hiển dung” với trọn vẹn vinh quang của Con Thiên Chúa.
Chỉ khi nào ta biết chiêm ngắm chân dung Đức Kitô đau khổ trên thập giá, lúc đó ta mới có thể thấy được gương mặt vinh hiển của Đức Kitô phục sinh. Và cũng bằng cách kết hợp với Đức Kitô thập giá, ta mới được “hiển dung” với Ngài và trong Ngài. (thinh lặng 1 lát).
Trong giờ cầu nguyện, tôi có cầm chắc lấy cây thập giá, hay tấm chân dung Đức Giê-su chịu khổ nạn, tôi có nhìn ngắm với tất cả niềm say mê, trìu mến và cầu nguyện tha thiết với Chúa không? (thinh lặng 1 lát).
Nhờ xác tín giá trị của thập giá Đức Ki-tô, tôi có vui lòng đón nhận những hy sinh, thiệt thòi khi sống những đòi hỏi của người môn đệ Chúa mỗi ngày không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giê-su, Chúa ban cho con sự sống mới, con xin cảm tạ Chúa. Xin cho con biết kết hiệp với Chúa trong mọi sự, để con trở nên hình ảnh sinh động của Đấng Phục Sinh trong con.
Lạy Chúa Giêsu đáng mến, con say mê chân dung Chúa. Xin Chúa dùng thập giá biến đổi con mỗi ngày một nên giống Chúa hơn. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. (Lc 9,29-31)
(mời CĐ đọc lại)
07/08/2019
THỨ TƯ TUẦN 18 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 15, 21-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LÒNG TIN CỦA BÀ MẠNH THẬT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đến miền Tia là vùng dân ngoại. Có một bà đến van xin Người cứu con gái bà đang bị quỷ ám. Chúa làm thinh… nhưng bà ta cứ van lơn mãi, nên Chúa nói: Ta chỉ được sai đến để cứu dân Israel thôi. Nhưng bà ta cứ nài nỉ, nên Chúa đáp: Bánh để dành cho con cái, không nên cho chó con ăn (thời đó người ta coi người ngoại như chó). Chúa có ý nói Người có sứ mạng lo cho Israel là dân riêng của Người trước. Nhưng bà ta khiêm tốn nài xin Chúa cứu thêm con bà thuộc dân ngoại hèn mọn. Bà thưa: Xin cho chó con được ăn bánh vụn trên bàn rơi xuống!…
Đứng trước lòng tin mạnh mẽ, đầy khiêm tốn và kiên vững này, Chúa chẳng những không thể cầm lòng được, mà còn khen ngợi: Đức tin của bà thật mạnh. Bà muốn sao thì Ta cho được vậy. Và con bà liền được khỏi…
Lòng tin mạnh mẽ, lời cầu nguyện khiêm tốn bền vững là yếu tố cốt yếu để được Chúa thương cứu giúp. Và thử thách đức tin, thử thách khi cầu nguyện càng làm tăng trưởng niềm tin cậy của chúng ta. (thinh lặng một lát)
Tôi có lòng tin Chúa mạnh mẽ không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có vững lòng trông cậy Chúa không?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con biết chắc Chúa không sao cầm lòng nổi trước lòng tin mạnh mẽ bền vững của người mẹ đau khổ này! Mặc dầu Chúa đã từ chối và nói rõ sứ mạng cứu rỗi của Chúa chỉ giới hạn cho dân Israel, nhưng bà ta vẫn tin tưởng, khiêm tốn nài xin, nên Chúa đã cứu con bà khỏi bị quỷ ám…
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con có lòng tin Chúa mạnh mẽ như bà, cho chúng con biết bền đỗ cầu xin khẩn nguyện với Chúa như bà, nhất là trong những lúc chúng con gặp gian nan khốn khó, những lần chúng con bị cám dỗ phản nghịch cùng Chúa, để chúng con cũng được Chúa thương ban ơn cứu giúp phần hồn phần xác…
Và xin cho chúng con hằng ngày biết cám ơn Chúa, vì Chúa đã thương cho chúng con ăn bánh của con cái Chúa, được nhìn biết thờ phượng Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.” (Mt 15, 28) (Mời cộng đoàn đọc lại)
08/08/2019
THỨ NĂM TUẦN 18 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 16, 13-23
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: Người ta bảo Thầy là ai? Các ông thưa: Người thì bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả, kẻ nói Thầy là Êlia… Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Phêrô liền tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa. Chúa khen ông đã được Chúa Cha cho biết điều đó và Người gọi tên ông là Đá. Người sẽ xây Giáo Hội trên đá này. Và Giáo Hội Người lập sẽ vững mạnh muôn đời. Người cũng ban cho ông quyền tha tội. Rồi Người tỏ cho các môn đệ biết: sứ mạng Thiên Sai của Người là chịu khổ hình chịu chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại. Phêrô vì nhiệt tình với Chúa và phần nào vì mơ ước một Đấng Thiên Sai oai hùng như đồng bào ông, nên can Người đừng chịu chết. Nhưng Người quở ông nặng nề, vì ông cản trở chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa.
Lòng tin nơi Chúa Giêsu không phải bởi sức tự nhiên mà có, nhưng là ân ban của Chúa Cha. Hằng ngày chúng ta phải cám ơn Chúa, vì Người đã thương ban đức tin cho chúng ta.
Là môn đệ Chúa Kitô, chúng ta phải nhận thức đúng Người là Đấng Cứu Thế, để giới thiệu cho mọi người nhìn biết tin kính.
Phêrô vừa tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô rồi trở lại cản trở Người không cho Người chịu chết, là vì ông chưa biết Người là Đầy Tớ Đau Khổ. Người phải chịu chết để cứu sống muôn người. (thinh lặng một lát)
Tôi có cám ơn Chúa vì Người đã thương ban đức tin cho tôi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin đau khổ là đường đưa đến cõi sống không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, để khơi dậy niềm tin cho các Tông Đồ, Chúa đã bảo các ông cho biết Chúa là ai. Và Thánh Phêrô đã thay mặt anh em mà tuyên xưng Chúa là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa.
Xin Chúa cho con và gia đình con hằng ngày biết tuyên xưng Chúa là Chúa chúng con, là Đấng Chúa Cha sai đến để cứu chuộc chúng con.
Xin cho chúng con biết dùng lời nói việc làm hằng ngày làm chứng cho mọi người tin Chúa thờ Chúa…
Xin cho chúng con noi gương Chúa, dùng thập giá là những đau khổ trong đời sống chúng con, làm phương thế cứu rỗi linh hồn chúng con và mọi người…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16, 15-16) (Mời cộng đoàn đọc lại)
09/08/2019
THỨ SÁU TUẦN 18 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 16, 24-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) MUỐN THEO CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa nói với các môn đệ: Nếu ai muốn theo Thầy, phải bỏ mình, vác thập giá mà theo, nghĩa là phải từ bỏ hết mọi tiện nghi lợi lộc ở đời và chấp nhận hy sinh chịu khó hằng ngày để phục vụ Chúa và đồng loại. Ai chỉ lo cho mạng sống ở đời này thì có ngày phải chết mất. Còn ai hy sinh tánh mạng vì Thầy sẽ được sống đời đời. Nếu được lợi lộc cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì, và làm sao cứu linh hồn lại được? Đến ngày tân thế, Thầy sẽ thưởng phạt mọi người tuỳ theo việc lành dữ họ làm lúc còn sống.
Chúa cho chúng ta tự do. Muốn theo Chúa hay không tuỳ ý. Một khi theo Chúa thì phải dứt khoát triệt để: Người không chấp nhận thái độ nửa chừng.
Theo Chúa, từ bỏ mình, vác khổ giá hằng ngày, không phải là một số khổ hình, một sự huỷ diệt. Nó là điều kiện cho một cuộc sống viên mãn, một hạnh phúc trường tồn. (thinh lặng một lát)
Tôi triệt để theo Chúa, hay nửa theo Chúa nửa theo thế gian?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin khổ giá là đường đưa đến cõi sống hạnh phúc không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con, Chúa đã đến cứu chuộc con, Chúa không bắt ép, mà Chúa cho con hoàn toàn tự do theo Chúa hay không theo, tin Chúa hay không tin. Nhưng một khi đã quyết định tin theo Chúa, con phải dứt bỏ tất cả những gì cản trở con, và con phải noi gương Chúa chịu cực chịu khó hằng ngày lo cho linh hồn con và mọi người, để đến ngày phán xét Chúa sẽ thưởng con, Chúa cho con được sống đời đời…
Con và mọi người trong gia đình con quyết lòng tin theo Chúa, làm tôi Chúa. Nhưng chúng con yếu đuối hèn kém quá, sợ cực sợ khổ, ngại từ bỏ của cải vui sướng quá! Xin Chúa thương ban ơn giúp sức chúng con, cho chúng con trung thành bền đỗ vác thánh giá theo Chúa đến cùng.
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai muốn theo Thầy, phải bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16, 24) (Mời cộng đoàn đọc lại)
10/08/2019
THÁNH LÔRENXÔ PHÓ TẾ TỬ ĐẠO
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 nguời đọc hoặc xuớng đoạn TM): Ga 12,24-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: DÁM ĐÁNH ĐỔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Ba giáo sư thuộc đại học Oxford [Ốc-pho] bên nuớc Anh đã quyết định bỏ ra số tiền không hề nhỏ, khoảng từ 50.000 USD, để ướp đông xác của họ sau khi chết, với hy vọng khoảng 100 năm sau, khoa học tiến bộ sẽ đủ trình độ để cho họ sống lại (theo báo Tuổi Trẻ, 13/6/2013). Cuộc sống con người quá vắn vỏi, vỏn vẹn bất quá một trăm năm rồi chết; thế là hết. Vì thế người ta tìm đủ mọi cách để kéo dài nó dù chỉ với hy vọng mong manh. Nhưng đức tin cho biết, ngoài sự sống ở đời tạm này, còn có một cuộc sống mới vinh quang và vĩnh cửu đời sau. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải dám đánh đổi cái tạm thời là cuộc sống đời này để đạt được vĩnh cửu là cuộc sống đời sau. (thinh lặng 1 lát).
“Ai coi thuờng mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được cho sự sống đời đời” là một định luật đuợc chứng minh qua sự hy sinh của thánh Lôrenxô, phó tế, tử đạo. Vẫn biết mạng sống đời này là quý, nhưng cái quý hơn chính là sự sống đời đời, mà không có sự sống nào có thể so sánh, nên thánh nhân đã vui mừng đánh đổi: Hạt lúa có chịu vùi lấp và chết đi thì mới mọc lên và sinh nhiều bông hạt. Chọn lựa của thánh Lôrenxô là mẫu gương và là lời khích lệ cho những ai muốn chọn sống đời đời bên Thầy Giêsu. (thinh lặng 1 lát).
“Đi Đàng Thánh Giá” là một việc làm đạo đức giúp suy niệm mầu nhiệm thập giá Chúa Ki-tô. Tôi đã thực hành việc đó bao lâu một lần? (thinh lặng 1 lát).
Tôi có dám chết đi cho con người cũ bằng cách chừa bỏ hẳn một thói xấu lưu cữu nơi tôi nhiều năm qua không?
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vạch ra con đường sự sống thật và thánh Lôrenxô đã đi tới đích. Xin cho con và mọi người trong gia đình con dám can đảm noi gương thánh nhân thí mạng sống mình ở đời này, để giữ được sự sống đời đời. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được cho sự sống đời đời.” (Ga 12,25) (mời CĐ đọc lại)
11/08/2019
CHÚA NHẬT TUẦN 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 12, 32-48
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) TIN TƯỞNG VÀ TỈNH THỨC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu sánh nhóm môn đệ của Người như “đoàn chiên nhỏ bé”, trước muôn vàn khó khăn thử thách. Nhưng Người trấn an các ông, vì Chúa Cha đã ban Nước Trời cho các ông. Nước Trời là kho báu cao quý hơn hết, nên phải hy sinh từ bỏ của cải thế gian là thứ dễ hư nát mất mát, để được hưởng Nước Trời đời đời.
Muốn đạt hưởng Nước Trời, cần phải có tinh thần siêu thoát, đồng thời cũng phải trung thành phụng sự Chúa và phục vụ anh em đồng loại.
Người môn đệ cần phải trung tín với Chúa, sẵn sàng phụng sự Chúa, sẵn sàng chờ đợi Chúa, như người đầy tớ trung thành giúp việc và chờ đợi chủ. Người sẽ trở lại vinh quang và sẽ cho môn đệ được hưởng vinh quang với Người.
Với dụ ngôn người quản lý trung tín, cung cấp lương thực cho gia nhân theo đúng ý chủ, Chúa Giêsu dạy môn đệ phải tận tình phục vụ anh em. Có như thế mới thực hành trọn luật Nước Trời và xứng hưởng Nước đó. (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng chờ đợi Chúa, phụng sự Chúa không?...
(thinh lặng một lát)
Tôi có tận tâm phục vụ anh chị em tôi chưa?... (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con là môn đệ Chúa. Chúa thương con, Chúa biết con phải gặp nhiều gian nan thử thách ở đời. Chúa sợ con ngã lòng bại cuộc, nên Chúa báo cho con biết: nếu con sẵn sàng từ bỏ của cải thế gian, sẵn sàng chờ đợi Chúa, phụng sự Chúa, và tận tâm phục vụ anh chị em con, con sẽ được hưởng Nước Trời, con sẽ được hưởng vinh quang với Chúa trong ngày Chúa trở lại.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết bắt chước người đầy tớ và người quản lý trung tín khôn ngoan Chúa nói hôm nay, luôn tỉnh thức chờ đợi Chúa bằng cách nhiệt thành phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em chúng con, để ngày Chúa trở lại vinh quang, con sẽ được thông phần vinh hiển trong Nước Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai là người quản lý trung tín khôn ngoan, mà ông chủ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy thì thật là có phúc cho anh ta”. (Mời cộng đoàn đọc lại)
12/08/2019
THỨ HAI TUẦN 19 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 17, 21-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHẾT ĐỂ SỐNG LẠI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết: Người sẽ bị nộp, bị giết nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại… Các môn đệ nghe Chúa nói vậy thì buồn lắm, nhưng không dám nói gì, vì sợ Chúa quở như đã quở thánh Phêrô!…
Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết: Người sẽ chịu chết và sống lại để chuộc tội loài người. Người luôn nghĩ đến sứ mạng của Người. Và mỗi lần báo trước cuộc tử nạn, Người luôn nói đến cuộc Phục Sinh của Người, vì đó là tột điểm của đời Người và bảo đảm cho sự sống của chúng ta.
Và nhân việc nộp thuế cho Đền Thờ, Chúa Giêsu đã minh chứng Người là Con Thiên Chúa làm người. Là con Thiên Chúa, Người khỏi phải nộp thuế; nhưng vì Người đã làm người, Người muốn sống như mọi người.
Là Kitô hữu chúng ta không đòi cho được đặc quyền đặc lợi, nhưng cần phải sống nên người hơn, để trở nên muối cho đời, ánh sáng cho trần gian. (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng chịu chết để được sống lại với Chúa không?…(thinh lặng một lát)
Tôi có đòi được đặc quyền đặc lợi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, đây là lần thứ hai Chúa nói cho chúng con biết rõ sứ mạng cứu rỗi của Chúa. Để cứu rỗi loài người hèn hạ tội lỗi chúng con, Chúa phải chịu khổ hình, phải chịu vác thập giá, phải chịu chết đóng đinh!… Nhưng rồi Chúa sẽ sống lại, để cho chúng con cùng được sống với Chúa.
Vào lúc Chúa còn sống giữa chúng con, Chúa luôn nêu gương vâng lời Chúa Cha và tuân giữ lề luật cho chúng con. Mặc dầu Chúa đã tuyên bố Chúa và các môn đệ được miễn thuế, vì Chúa là Thiên Chúa, là chủ của đền thờ. Nhưng rồi Chúa cũng bảo Thánh Phêrô nộp thuế cho phần của Chúa và của ông, để nêu gương cho chúng con.
Xin Chúa cho con và gia đình con biết noi gương Chúa, chết cho tội lỗi xác thịt để được sống lại với Chúa, và hằng ngày biết lo vâng theo Thánh Ý Chúa, biết lo tuân giữ lề luật Chúa và Hội Thánh…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy… Anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh”. (Mt 17, 23. 27) (Mời cộng đoàn đọc lại)
13/08/2019
THỨ BA TUẦN 19 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 18, 1-5.10-14
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGƯỜI LỚN NHẤT NƯỚC TRỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các môn đệ xúm lại hỏi Chúa: Ai là người lớn nhất trong Nước Trời? Chúa không trả lời ngay. Người gọi một trẻ nhỏ vào đứng trước mặt các ông và nói: Ai không trở nên như trẻ nhỏ, không sống đơn sơ, thật thà, khiêm tốn như trẻ nhỏ thì không được vào Nước Trời. Và ai trở nên giống trẻ nhỏ: đơn sơ, hoàn toàn lệ thuộc phó thác, thì sẽ làm lớn hơn hết trên Nước Trời. Ai tiếp một trẻ nhỏ vì Thầy là tiếp chính Thầy… Các con chớ khinh dể trẻ nào, vì chúng nó có Cha Thầy chăm nom săn sóc.
Các con biết sứ mạng của Thầy là cứu rỗi những kẻ đơn sơ bé nhỏ và tội lỗi. Và các con nghĩ sao: Nếu một người có trăm con chiên, rủi lạc mất một con, người đó không đi tìm nó sao? Và nếu tìm được người đó vui mừng hơn cả chín mươi chín con không bị lạc. Cha của Thầy cũng thế, Người không muốn cho một trẻ nào phải hư mất.
Chúa Giêsu luôn luôn quý chuộng kẻ bé mọn, người tội lỗi. Chính vì họ mà Người đã hiến mạng sống!…
Và điều kiện để được cứu rỗi, được vào Nước Trời là phải trở nên trẻ nhỏ, sống đơn sơ, khiêm tốn, hoàn toàn tin tưởng phó thác. (thinh lặng một lát)
Tôi có muốn được vào Nước Trời không?…(thinh lặng một lát)
Muốn được vào Nước Trời, tôi phải làm sao?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy Chúa luôn dạy khác làm khác con: Con muốn được làm lớn để được kẻ hầu người hạ, thì Chúa lại bảo con hãy nên như trẻ nhỏ, sống đơn sơ, hoàn toàn lệ thuộc phó thác vào Chúa, và phải trở nên đầy tớ phục vụ hầu hạ mọi người.
Con trọng sang khinh hèn, thì Chúa lại bảo phải trọng hèn khinh sang. Con thích người hiền lương đạo đức, thì Chúa lại bảo phải thương yêu tìm kiếm kẻ bất lương tội lỗi…
Xin Chúa giúp con và gia đình con luôn luôn làm đúng Lời Chúa dạy: cho chúng con sống khiêm tốn bé mọn, hết lòng tin tưởng phó thác vào Chúa, hết lòng tôn trọng mọi người, như trẻ thơ lúc nào cũng kính nể và cần sự che chở của người lớn. Nhất là xin Chúa cho chúng con biết lo giúp Chúa, hằng ngày lo tìm kiếm giúp đỡ những người lầm lạc tội lỗi trở về cùng Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời… Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?” (Mt 18,3.12) (Mời cộng đoàn đọc lại)
14/08/2019
THỨ TƯ TUẦN 19 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 18, 15-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) SỬA LỖI CHO NHAU
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa bảo các môn đệ: Nếu anh em con có lỗi phạm điều gì, con hãy đến gặp riêng kẻ ấy, lấy tình huynh đệ mà khuyên lơn sửa bảo, để tránh gương xấu và chạm lòng tự ái anh em. Nếu kẻ ấy không nghe con, hãy đem thêm một vài người nữa để làm chứng cho anh em con chịu nhận lỗi. Nếu kẻ ấy cũng không chịu nghe thì con hãy đem cả giáo đoàn đến, nghĩa là phải trình lên các vị thẩm quyền trong đạo để khuyến cáo họ. Người đó mà không chịu nghe cả giáo đoàn nữa thì kể như đã ngoan cố bất lương. Và điều gì các con kết án hay tha thứ dưới đất thì trên trời cũng vậy…
Và Thầy bảo thật: nếu có hai người hợp nhau cầu xin điều gì thì Cha Thầy sẽ ban cho, vì ở đâu có hai ba người hợp nhau, thì có Thầy ở đó…
Người tội lỗi không phải là kẻ đáng chê đáng bỏ mà đáng thương đáng cứu giúp. Chính Chúa đã nêu gương thương giúp như thế.
Và để sửa lỗi anh em, chính chúng ta phải đi bước trước, không đợi họ đến với chúng ta.
Ngoài ra việc sửa lỗi cho nhau, Chúa còn dạy chúng ta chung cùng cầu nguyện, để Chúa luôn luôn hiện diện giữa chúng ta.
(thinh lặng một lát)
Tôi thường giúp kẻ có tội hay tôi khinh dể bỏ bê?…
(thinh lặng một lát)
Gia đình tôi tối sáng đọc kinh chung hay mạnh ai nấy đọc, mạnh ai nấy bỏ?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa không muốn phạt kẻ có tội mà muốn cho họ ăn năn để Chúa tha thứ. Và Chúa bảo con phải lo giúp họ trở về với Chúa, bằng lời khuyên bảo theo tinh thần bác ái yêu thương, và bằng lời cầu nguyện.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa, luôn luôn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho nhau. Xin Chúa cho chúng con biết yêu thương giúp đỡ nhau trở về với Chúa, mỗi khi chúng con lầm lỗi phạm tội mất lòng Chúa.
Và xin Chúa cho chúng con biết họp nhau cầu nguyện, đọc kinh tối sáng chung mỗi ngày, để được Chúa ngự giữa chúng con, ban ơn cứu giúp chúng con.
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó… Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”. (Mt 18,15-17) (Mời cộng đoàn đọc lại)
15/08/2019
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 1,39-56
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LÒNG MẸ VẪN CHƯA YÊN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa đưa Đức Maria về trời cả hồn và xác, không chỉ vì muốn thưởng công Mẹ, không chỉ là đặc ân dành riêng cho Mẹ, nhưng còn vì Mẹ là người đầu tiên xứng đáng lãnh nhận tròn đầy hiệu quả tất yếu của Ơn Cứu Độ. Về trời “đoàn tụ” với Chúa Giêsu Con Mẹ, nhưng lòng Mẹ vẫn chưa yên, vì dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã sinh ra Hội Thánh khi nhận Thánh Gioan làm con. Đoàn con này vẫn còn đang trên đường lữ hành, không ngừng réo gọi Mẹ. Càng hưởng vinh quang hạnh phúc cõi trời bên cạnh Chúa Giêsu, Mẹ càng nôn nao thao thức kêu gọi con cái kẻo chúng lạc đường. Đây phải chăng là mục đích của những lần Mẹ hiện ra đây đó, để thức tỉnh đoàn con. Muốn theo gót Mẹ về quê trời, chúng ta phải tiếp bước Mẹ trên đường dương thế. Bước đi khiêm tốn đầy tâm tình tạ ơn.
Khi ta tiếp tay làm đẹp thế giới này, đừng bao giờ quên rằng Thiên Chúa còn chuẩn bị cho ta một chỗ đẹp hơn. Hãy tỏ ra xứng đáng với Ơn Ngài... (thinh lặng một lát)
Trên đường lữ hành, bạn có biết: Mình đang đi về đâu?…
(thinh lặng một lát)
Ai là bạn đồng hành? Ai là người hướng đạo?… (thinh lặng một lát)
Bạn đang ở vị trí nào và có đi đúng hướng không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Cuộc sống này có thật đẹp, thật vui, cũng là để chuẩn bị cho một thế giới đẹp hơn mà chúng ta đang hướng về. Xin Mẹ cùng đồng hành.
Lạy Mẹ vinh quang, đầy tình Mẫu Tử Thần Thiêng, xin dẫn dắt chúng con trên con đường Mẹ đã đi qua, để chúng con cũng đạt tới cõi vĩnh hằng cùng với Mẹ, để ca tụng vinh quang Thiên Chúa cho đến muôn thuở muôn đời.…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả… Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.” (Lc 1,49.52)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
16/08/2019
THỨ SÁU TUẦN 19 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 19, 3-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) HÔN NHÂN VÀ ĐỘC THÂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Người biệt phái đến hỏi thử Chúa: có được phép bỏ vợ không? Chúa đáp: Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, và Người đã cho phép họ kết hợp với nhau thành một. Vậy điều gì Thiên Chúa kết hợp không ai được chia rẽ. Họ liền hỏi: Vậy tại sao ông Môsê cho làm tờ bỏ vợ? Chúa đáp: Tại vì các ông cứng lòng… Các môn đệ liền thưa: như vậy thì đừng lấy vợ còn hơn. Chúa bảo: Thật ra có người bẩm sinh không kết bạn được vì họ bất lực, có người khác vì bị người ta hoạn mà không kết bạn được. Nhưng cũng có người không muốn kết bạn để phục vụ Nước Trời; đó là những người tự nguyện hy sinh dâng mình giúp việc Chúa.
Chúa Giêsu trưng dẫn Kinh Thánh, để nhắc lại ý định của Thiên Chúa ngay từ đầu về đặc tính bất khả phân ly của hôn nhân. Họ đã trở nên một xương một thịt thì không phân rẽ được nữa. Ý nghĩa cao đẹp nhất của tình yêu hôn nhân là một ân huệ Thiên Chúa ban.
Ngoài ra cũng có những người sống độc thân. Và trường hợp độc thân cao đẹp nhất là dấn thân trọn vẹn vì Nước Trời…
(thinh lặng một lát)
Tôi có chấp nhận tính bất khả phân ly của hôn nhân không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có muốn sống độc thân vì Nước Trời không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, nhiều gia đình ngày nay không giữ luật một vợ một chồng, và trung thành với nhau cho đến chết theo luật Chúa dạy. Họ sống năm thê bảy thiếp, họ thương nhau rồi bỏ nhau dễ dàng, làm cho xã hội suy tàn, nhiều người đau khổ, nhất là các trẻ thơ phải thiếu tình thương yêu, đùm bọc, dạy dỗ của cha mẹ mà phải hư thân mất nết!…
Xin Chúa thương cứu vớt các gia đình.
Xin cho các đôi bạn giữ vững tình yêu chung thuỷ suốt đời, để giữ đúng luật Chúa và đem lại an toàn hạnh phúc cho mọi người trong xã hội.
Còn những kẻ không lập gia đình, xin Chúa cho họ biết hy sinh xả kỷ, sẵn sàng phục vụ anh em đồng loại và làm tôi Chúa nhiệt thành…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. (Mt 19,6) (Mời cộng đoàn đọc lại)
17/08/2019
THỨ BẢY TUẦN 19 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 19, 13-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHÚA GIÊSU VỚI TRẺ NHỎ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Người ta dẫn trẻ em đến xin Chúa đặt tay cầu nguyện cho chúng. Các môn đệ thấy vậy thì la rầy ngăn cản họ. Có lẽ vì các ông sợ Chúa mệt nhọc, và nhất là thời đó người ta rất khinh thường trẻ em, họ cho chúng là lũ nhóc bẩn thỉu, hèn hạ, không đáng đến gần Chúa là Đấng thánh thiện cao cả. Nhưng Chúa bảo hãy để các trẻ đến với Chúa, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng, đơn sơ trong sạch, phó thác như chúng.
Chúa Giêsu luôn tỏ ra âu yếm trẻ thơ. Dù còn nhỏ, chúng cũng đáng kể, đáng trọng, vì là một con người, và nhất là vì chúng có những đức tính xứng hợp với Nước Trời: đơn sơ, tin tưởng, phó thác…
Trẻ thơ chính là mẫu gương cho những ai muốn vào Nước Trời. (thinh lặng một lát)
Tôi giống trẻ thơ chưa?…(thinh lặng một lát)
Muốn vào Nước Trời, tôi phải bắt chước trẻ thơ những điểm nào?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa yêu mến trẻ thơ. Chúa thích sống gần trẻ thơ, vì chúng đơn sơ, trong sạch và hết lòng trông cậy phó thác vào Chúa. Và Chúa đã nói rõ: Ai giống trẻ thơ mới được vào Nước Chúa…
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con noi gương Chúa, yêu mến gần gũi trẻ thơ, để hướng dẫn chúng nên người và nên con Chúa.
Xin cho chúng con biết sống đơn sơ, trong sạch và hoàn toàn phó thác vào Chúa như trẻ thơ, để chúng con được Chúa đưa vào Nước Chúa hưởng phúc đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Cứ để trẻ thơ đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng”. (Mt 19,14)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
18/08/2019
CHÚA NHẬT TUẦN 20 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 12, 49-53
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LỬA MẾN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đem tình yêu cho thế gian, cho hết mọi tâm hồn, và Nguời mong mỏi cho tình yêu đó biến đổi mọi nguời, cho mỗi nguời biết thuơng yêu nhau và kính yêu Thiên Chúa là Đấng tạo thành mình. Đó chính là lửa Người đem đến cho thế gian và mong cho nó bừng cháy lên.
Người chỉ hoàn tất sứ vụ tình yêu này bằng cuộc thuơng khó và cái chết sầu khổ trên Thập Giá. Người phải chịu phép rửa tử nạn!... Là con nguời, ai cũng sợ đau khổ, tử nạn. Chúa Giêsu cũng là con nguời, Người cũng cảm thấy bồn chồn xao xuyến truớc cái chết thê thảm mà Người sắp chịu. Nhưng đó là ý muốn của Chúa Cha, đó là phương thế cứu độ loài nguời, nên Người đã sẵn lòng hy sinh chấp nhận.
Sự hy sinh vì tình yêu của Người đem lại cho loài nguời sự bình an. Nhưng nó sẽ va chạm đến một số nguời chống đối. Ngay cả trong gia đình cũng có sự chống đối chia rẽ nhau, vì có nguời theo, kẻ không theo Nguời. (thinh lặng một lát)
Gia đình tôi có chia rẽ niềm tin Chúa không?... (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn lòng chịu gian lao khốn khó, để cứu linh hồn tôi và gia đình không?... (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa đem lại tình yêu từ trời xuống cho chúng con. Chúa muốn cho tình yêu này bừng cháy lên, Chúa muốn cho chúng con tận tình yêu thuơng nhau và kính mến Chúa hết lòng để đuợc cứu rỗi. Và để hoàn tất sứ vụ tình yêu cứu rỗinày, Chúa sẵn lòng hy sinh chịu khổ hình, chịu chết treo trên thánh giá!...
Nhưng phần đông loài nguời chúng con thờ ơ lãnh đạm đối với lửa tình yêu của Chúa. Ngay cả trong gia đình chúng con cũng có kẻ theo người không theo Chúa, phản lại tình yêu cứu rỗi của Chúa, khiến cho gia đình chúng con chia rẽ bất hoà, bất thuận…
Xin Chúa thuơng cứu vớt gia đình chúng con. Xin cho hết mọi nguời trong gia đình chúng con đều tin theo Chúa, không còn ai cứng lòng chẳng chịu tin theo Chúa, hoặc nguội lạnh trễ nải trong việc thờ phuợng Chúa, để cả gia đình chúng con đuợc hợp nhất bình an trong Chúa.
Xin cho chúng con biết tận tình yêu thuơng nhau và hết lòng kính mến Chúa, để đuợc huởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!...”
(Mời cộng đoàn đọc lại)
19/08/2019
THỨ HAI TUẦN 20 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 19, 16-22
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGƯỜI THANH NIÊN GIÀU CÓ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Một thanh niên đến hỏi Chúa phải làm gì để được sống đời đời. Chúa bảo phải giữ luật Chúa. Anh ta thưa: Con đã giữ trọn luật Chúa, con còn phải làm gì nữa không? Chúa bảo: Con hãy về bán hết tài sản, phân phát cho người nghèo rồi đến theo Ta. Nghe lời đó anh buồn bã, bỏ đi vì anh có nhiều của cải mà anh không thể từ bỏ nổi.
Người thanh niên này rất có thiện chí, đã sống đúng theo luật Chúa, và muốn trở nên trọn lành. Nhưng lòng ham mê của cải đã làm cớ cho anh phải bỏ Chúa, phải mất sự sống đời đời!…
Của cải như thế đó. Nó bắt chúng ta chạy theo nó, tìm kiếm nó, làm nô lệ cho nó. Nó làm cho chúng ta say mê nó, đến nỗi bán rẻ lương tâm, nhân phẩm và cả linh hồn chúng ta!…
Muốn nên trọn lành để được sống đời đời, cần phải dứt khoát với của cải, với mọi đam mê vật chất.(thinh lặng một lát)
Tôi có muốn được sống đời đời không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có ham mê của cải mà bán rẻ lương tâm và linh hồn không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con xin thú thật với Chúa, con cũng giống thanh niên đó! Con muốn được Chúa thưởng, con muốn được sống đời đời, nhưng của cải lại ám ảnh con, rủ quên con…
Con thấy người này kẻ nọ có xe hơi nhà lầu, con cũng muốn được như người ta. Con ráng lo làm cho có nhiều tiền, rồi lần hồi con bỏ Chúa, con bỏ Nhà Thờ, vì của cải đời này đã làm chủ con. Nó bắt con làm nô lệ cho nó. Mà một khi con đã làm theo ý nó thì con không thể làm theo ý Chúa được nữa, đúng như Lời Chúa đã phán: Không ai có thể vừa làm tôi Chúa vừa làm tôi tiền của được.
Xin Chúa thương giúp con, xin Chúa nhắc con và mọi người trong gia đình con luôn luôn ghi nhớ Lời Chúa nói: “Lời lãi cả thế gian, mất linh hồn nào có ích gì?”
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Đức Giêsu đáp: “Nếu anh muốn hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy theo tôi.” Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
(Mt 19, 21-22) (Mời cộng đoàn đọc lại)
20/08/2019
THỨ BA TUẦN 20 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 19, 23-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHẦN THƯỞNG CHO KẺ THEO CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa nói với các môn đệ: người giàu có khó vào được Nước Chúa. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Thiên Đàng, vì của cải thế gian thường làm cớ cho loài người truỵ lạc tội lỗi. Nghe vậy, các ông thắc mắc: vậy thì ai mà vào được? Nhưng Chúa bảo điều đó chỉ khó đối với loài người yếu hèn thôi. Bấy giờ Thánh Phêrô hỏi Chúa: còn phần chúng con, chúng con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì? Chúa đáp: Các con là những kẻ bỏ hết mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gấp bội ở đời này và sẽ được sống đời đời.
Chúa báo cho chúng ta biết của cải rất nguy hiểm, nó thường làm cớ cho chúng ta mất sự sống đời đời… Cần phải cảnh giác; dùng của cải làm phương tiện cứu rỗi và thực thi bác ái đối với mọi người, nhất là những người nghèo khổ xung quanh chúng ta.
Và phần thưởng cho kẻ sẵn lòng từ bỏ mọi sự theo Chúa là một tương lai đầy tràn hy vọng, đầy tràn vui vẻ hạnh phúc. Đó là một cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc đời này và đời sau. (thinh lặng một lát)
Tôi có dùng tiền của để lo cho phần rỗi tôi và giúp đỡ mọi người không?…(thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng theo Chúa để được hưởng hạnh phúc đời này và đời sau không?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con nghĩ không phải hễ ai giàu thì sa hoả ngục hết, nhưng chỉ những kẻ giàu sang mà bất công, ích kỷ, kiêu ngạo thì chắc chắn không thể vào Nước Chúa được…
Con không dám xin Chúa cho con bỏ hết mọi sự mà theo Chúa, vì con hèn kém quá. Nhưng ít ra xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con thấy rõ nguy cơ của tiền của: nó thường làm cớ cho chúng con mất linh hồn!
Xin Chúa cho chúng con biết dùng của cải Chúa ban mà giúp đỡ anh chị em nghèo khó, mà lo làm sáng danh Chúa, và lo cho phần rỗi linh hồn chúng con, để của cải đời này không làm cớ cho chúng con phạm tội làm mất lòng Chúa, mà nó còn giúp chúng con trong việc thờ phượng Chúa và cứu rỗi linh hồn chúng con.
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì Danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. (Mt 19, 29) (Mời cộng đoàn đọc lại)
21/08/2019
THỨ TƯ TUẦN 20 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 20, 1-16
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ÔNG CHỦ VƯỜN NHO
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nuớc Trời giống như chủ nhà kia sáng sớm đi mướn người làm vuờn nho cho mình. Ông định cho họ mỗi ngày một đồng. Và họ vào làm. Đến chín giờ và đến trưa ông thấy còn có người ở không, nên ông cũng gọi họ vào làm. Chiều đến, ông phát lương cho họ: mấy người vào làm sau hết được lãnh mỗi người một đồng. Thấy vậy, những người vào làm trước tưởng mình sẽ được lãnh nhiều hơn, nhưng rốt cuộc họ cũng chỉ được lãnh một đồng, nên họ phàn nàn trách móc ông chủ bất công. Ông liền nói với họ: Các anh đã chịu giá mỗi ngày một đồng, tôi đã trả đủ cho các anh. Còn những người vào làm sau, tôi cũng cho bằng các anh là tuỳ lòng tốt của tôi.
Người chủ đây chính là Chúa, Người gọi chúng ta vào đạo của Người, giúp việc cho Người, lần lượt kẻ trước người sau đều được trả công một Thiên Đàng, vì phần thưởng Chúa ban không phải dựa theo công trạng chúng ta lập được, mà do lòng quảng đại nhân lành của Chúa.
Chúa không ngừng gởi người vào làm vườn nho của Người. Người muốn cho tất cả mọi người gia nhập Hội Thánh để được cứu rỗi. Mỗi người đều có phần việc phải làm trong vườn nho Chúa, không ai thay thế ai được…
Sở dĩ những người đến làm trước phàn nàn là vì họ chỉ theo cái nhìn thiển cận, ích kỷ, hẹp hòi của con người, họ không hiểu nổi lòng nhân hậu từ bi bao la và không tính toán của Thiên Chúa. (thinh lặng một lát)
Tôi có phàn nàn trách móc Chúa, vì Người thương đồng bào đồng loại tôi không?…(thinh lặng một lát)
Tôi có lo chu toàn phần việc Chúa giao cho tôi trong gia đình, trong Hội Thánh của Người chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con nghĩ chỉ có Chúa mới có lòng quảng đại nhân hậu như vậy, chớ người phàm như con không sao làm được.
Chúa thương loài người chúng con, Chúa kêu gọi chúng con vào đạo Chúa, gia nhập Giáo Họi Chúa, phụ giúp Chúa giảng đạo, để Chúa ban ơn cứu rỗi chúng con. Kẻ vào trước người nhập sau, Chúa đều thưởng cho chúng con hạnh phúc Thiên Đàng.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người biết nghe theo tiếng Chúa gọi gia nhập đạo Chúa, giúp việc giảng đạo Chúa: cho chúng con hằng ngày lo làm tròn bổn phận đối với gia đình, đối với Chúa, mà không phân bì ganh tương nhau, tranh giành quyền lợi, địa vị với nhau, chỉ lo trông cậy vào lòng nhân từ quảng đại của Chúa, vì ơn cứu độ Chúa ban cho chúng con là hoàn toàn nhưng không, do lòng thương xót của Chúa, chớ không phải do công nghiệp hèn mọn của chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”.(Mt 20, 11) (Mời cộng đoàn đọc lại)
22/08/2019
ĐỨC MARIA TRINH NỮ VƯƠNG
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 1,26-38
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ĐỨC KHIẾT TỊNH LÊN NGÔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nhờ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Ma-ri-a đã được Chúa ban vô vàn ơn phúc, từ ơn vô nhiễm nguyên tội ngay từ lúc đầu thai đến ơn hồn xác lên trời sau khi hoàn thành cuộc sống dương thế. Thế nhưng triều thiên dành cho Mẹ trong vinh quang thiên quốc lại là danh hiệu “Trinh Nữ Vương”, vị nữ hoàng của đức khiết tịnh, nhân đức mà Mẹ vẫn chăm chú giữ gìn trong suốt cuộc đời mình. Quả vậy, khi được sứ thần truyền tin mình sẽ sinh hạ Đấng Cứu Thế, Mẹ đã thưa: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Khi Mẹ “xin vâng” như lời sứ thần truyền, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Con Thiên Chúa đầu thai và sinh ra từ nơi cung lòng Mẹ; điều đó không làm mất đi mà trái lại còn thánh hiến sự khiết tịnh của Mẹ như ánh sáng xuyên thấu thuỷ tinh càng làm cho thuỷ tinh thêm rạng rỡ (Hiến Chế GH 57; GLCG 499). Khi tung hô Đức Ma-ri-a là Trinh Nữ Vương, Giáo hội tuyên xưng rằng, nơi Mẹ, đức Khiết Tịnh đã lên ngôi. (thinh lặng 1 lát).
Trong xã hội hôm nay, cuộc khủng hoảng hưởng thụ tính dục đã lôi kéo nhiều người sống buông thả, cách riêng là những bạn trẻ. Vậy, đức khiết tịnh có còn giá trị hay không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, nhờ mẫu gương của Mẹ, chúng con nhận thức được rằng một đời sống khiết tịnh không chỉ dành riêng cho những người tu trì, mà còn cho cả những người sống trong bậc gia đình sẽ làm cho tâm hồn chúng ta triển nở, vui tươi và bình an.
Chúng con kiên quyết loại trừ mọi ý nghĩ hành vi nghịch với đức khiết tịnh trong các mối quan hệ với tha nhân…
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà.” (Lc 1,28) (mời CĐ đọc lại)
23/08/2019
THỨ SÁU TUẦN 20 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 22, 34-40
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) GIỚI RĂN TRỌNG NHẤT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thấy Chúa Giêsu trả lời thông suốt vấn nạn về kẻ chết sống lại cho nhóm người theo phái Sa-đốc là những người không tin có sự sống lại, một người thông luật hỏi Chúa Giêsu: Điều luật nào trọng nhất? Có ý gài bẫy Chúa. Chúa biết rõ thâm ý của họ, nhưng Người cũng trả lời cho họ biết. Người nói: Điều luật trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; và điều luật thứ hai cũng trọng như thế là thương người như mình. Đó là tất cả lề luật của Thiên Chúa ban cho loài người.
Sống đạo là mến Chúa yêu người, không mến Chúa yêu người không phải là môn đệ Chúa. Đó là tất cả đạo lý của Chúa; đó cũng là điều kiện để được cứu rỗi.
Và mến Chúa đòi phải yêu người. Hai điều răn này liên kết chặt chẽ với nhau, giống nhau, quan trọng như nhau. Ai mến Chúa mà không thương người là nói láo. Thánh Gioan đã khẳng định như thế! Vì con người mình thấy trước mắt mà không thương, thì làm sao mến Chúa là Đấng mình không thấy?
(thinh lặng một lát)
Tôi mến Chúa yêu người, hay tôi chỉ mến Chúa mà không thương yêu giúp đỡ anh chị em?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Đạo Chúa chỉ gồm tóm trong hai điều luật trọng nhất là “mến Chúa yêu người”. Ai ai trong chúng ta cũng biết rành như vậy. Nhưng mà lạy Chúa, chúng con có kính mến Chúa hết lòng đâu? Chúng con còn mến nhiều thứ khác nữa; nào là tiền của, nào là danh vọng, nào là thú vui… Có khi chúng con mê những thứ đó hơn Chúa nữa!…
Còn yêu người thì thú thật với Chúa: chúng con yêu mình hơn yêu người: chúng con ích kỷ, chúng con tham lam, chúng con keo kiệt! Chúng con chỉ thương lo cho chúng con, còn ai đói, ai khổ, ai lầm lạc, ai mất linh hồn mặc ai! Chúng con không bao giờ nghĩ tới chứ đừng nói chi đến việc thương yêu giúp đỡ họ!… Xin Chúa thương “sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con”, cho chúng con hằng ngày hết lòng mến Chúa yêu người, cho chúng con thờ phượng kính mến Chúa trên hết và thương yêu giúp đỡ mọi người như thương yêu lo lắng cho chính chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống như điều răn ấy: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. (Mt 22, 37-39) (Mời cộng đoàn đọc lại)
24/08/2019
THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 1,45-51
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ƯỚC MƠ BAY CAO
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Người Việt Nam dùng hình ảnh cây trúc để làm biểu tượng cho người quân tử, hoa sen để biểu trưng cho sự thanh cao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Còn đối với người Do Thái, cây vả tượng trưng cho sự an bình. Cây vả có nhiều cành lá um tùm nên người ta thường ngồi dưới bóng của nó để trầm tư mặc niệm. Hình ảnh Nathanaen hay còn gọi là Batôlômêô ngồi “dưới cây vả” nói lên rằng ông là một con người của suy niệm những mầu nhiệm cao siêu. Đức Giêsu nói cho ông biết rằng chẳng những Ngài nhìn thấu suốt tâm hồn con người, Ngài còn là chiếc thang đưa dẫn con người lên trời. Ông đã giật mình kinh ngạc và thán phục Đấng đọc được những suy nghĩ, những ước mơ đang ngự trị nơi sâu thẳm nhất của trái tim ông. Được Chúa Giêsu thu phục và hứa cho thấy những sự cao cả hơn nữa, ông dành cho Ngài trọn quyền làm chủ vận mạng đời ông. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có quan tâm cầu nguyện cho một người bạn lương dân của bạn, và tìm dịp thuận tiện dẫn đưa người ấy đến với Đức Giêsu là con đường, là chiếc thang dẫn lên trời không?
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, dâng lên Chúa những ước mơ, những khao khát của con, và Chúa thấu suốt những ước mơ, khao khát ấy. Ước mơ lớn nhất, khát khao nóng bỏng nhất phải là đi theo Đức Giêsu để một ngày kia được cùng Ngài lên trời. Lạy Chúa Giêsu, chúng con thường chỉ có những ước mơ tốt đẹp cho mình, mà quên cho người khác. Xin Chúa cho tất cả chúng con biết hằng ngày bước theo Chúa trên con đường về quê trời. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Đức Giêsu nói: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.” (Ga 1,50) (mời CĐ đọc lại)
25/08/2019
CHÚA NHẬT TUẦN 21 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 13, 22 - 30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CỬA HẸP
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu lên Giêrusalem để chịu chết chuộc tội loài nguời, để đem lại phần rỗi cho mọi nguời. Muốn đuợc huởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa, phải chịu khó qua cửa hẹp, nghĩa là phải tin Người là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa cho kịp thời đúng lúc. Người là cửa dẫn đưa vào cõi sống đời đời. Tuy là cửa hẹp, nhưng là cửa mở, sẵn sàng chờ đợi mọi nguời vào. Nhưng cửa này chỉ mở trong một thời gian nhất định, sẽ có ngày đóng lại, đó là ngày tận thế.
Nếu trong thời gian cửa mở là chưa đến ngày tận thế mà không lo vào, không chịu tin nhận CG, thì đến ngày cửa đóng lại là ngày tận thế, ai muốn vào cũng không vào đuợc nữa.
Cái khổ của nguời không đuợc vào là phải đứng ở ngoài, thấy bên trong có những kẻ đang đuợc huởng phúc, còn mình thì bị xua đuổi và chịu khốn khổ !...
Tin nhận Chúa Giêsu là điều kiện tối cần để đuợc cứu rỗi. Người là cửa hẹp độc nhất dẫn đưa vào cõi sống đời đời.
(thinh lặng một lát)
Tôi có công nhận Chúa Giêsu là cửa độc nhất dẫn đưa vào cõi sống đời đời không?... (thinh lặng một lát)
Tôi tin theo Người chưa? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay Chúa lên Giêrusalem để chịu chết chuộc tội con, để ban ơn cứu rỗi cho con. Chúa là cứu Chúa độc nhất của con và mọi nguời. Chính Chúa là cửa độc nhất dẫn đưa chúng con vào cõi truờng sinh. Ai muốn đuợc vào Nuớc Trời huởng phúc, phải tin nhận Chúa là Thiên Chúa, và phải tin cho kịp thời đúng lúc, phải chịu khó vào cửa hẹp lúc cửa còn mở.
Xin Chúa cho con và mọi nguời trong gia đình con, ngay từ hôm nay, hết lòng tin tuởng Chúa, thờ phuợng Chúa, để Chúa dẫn đưa chúng con vào cõi truờng sinh.
Và xin Chúa cũng thuơng cho những nguời chưa biết Chúa được nhìn biết tin kính Chúa cho kịp thời đúng lúc, để khỏi án phạt đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào... Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khóa cửa lại mà anh em còn đứng bên ở ngoài, bắt đầu gõ cửa... Ông sẽ đáp với anh em: Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt Ta” (Mời cộng đoàn đọc lại)
26/08/2019
THỨ HAI TUẦN 21 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 23, 13 - 22
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
KHỐN CHO KẺ DẪN ĐUỜNG MÙ QUÁNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu than trách nhóm kinh sư và biệt phái giả hình. Họ quá nghiêm khắc, họ cho cái gì cũng tội, nên họ cản trở nhiều người vào Nước Chúa… Họ bóc lột nguời nghèo khổ mà làm bộ đọc kinh lâu giờ, để che đậy tội ác của họ… Họ bôn ba lo giảng đạo, nhưng có ai vào đạo thì họ làm gương mù gương xấu cho nguời ta phạm tội mà sa hoả ngục… Họ dẫn đuờng mù quáng cho dân chúng, họ tìm đủ cách nói quanh quẩn để chữa mình, để khỏi giữ những lời họ đã thề hứa.
Chúa Giêsu buồn phiền phẫn nộ với nhóm biệt phái giả hình: họ làm cớ cho nhiều nguời mất Nuớc Trời vì những luật lệ khắt khe họ đặt ra, họ phạm phép công bình, họ quyến rũ kẻ khác theo bè phái lầm lạc của họ, họ giải nghĩa lời thề theo ý muốn vụ lợi của họ…
Môn đệ là nguời dẫn dắt kẻ khác đến với Chúa, cần phải sống công bình bác ái, trung thực để nêu gương sáng cho mọi nguời. (thinh lặng một lát)
Tôi có giả hình như nguời biệt phái không?…(thinh lặng một lát)
Tôi sống đạo thật trong lòng hay hình thức bề ngoài?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa than trách nhóm kinh sư và biệt phái, con cứ nghĩ là Chúa than trách chính con, vì con cũng có những tật xấu như họ: con khắt khe bắt buộc nguời khác phải tuân giữ mọi thứ luật, còn con thì không lo tuân giữ mà luôn luôn lỗi phạm; con dạy nguời ta làm lành lánh dữ, mà chính con lại làm tội ác, làm gương xấu cho họ, con bảo nguời ta phải lo giữ đúng lời khấn nguyện với Chúa, còn chính con thì luôn lỗi lời thề, lời hứa với Chúa… Con còn lỗi đức bác ái, phạm phép công bình hằng ngày!… Xin Chúa thương tha cho con.
Xin cho con và gia đình con biết sống hiền hoà, chân chính, khoan dung với người mà khắt khe với mình… Việc làm luôn luôn đúng theo lời nói, lời hứa của chúng con với Chúa và mọi người, để chúng con nên gương sáng dẫn đưa mọi nguời về cùng Chúa thay vì làm cớ cho họ xa Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và Pharisêu giả hình! Các ngươi khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để họ vào.” (Mt 23, 13) (Mời cộng đoàn đọc lại)
27/08/2019
THỨ BA TUẦN 21 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 23, 33 - 36
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) KHỐN CHO KẺ GIẢ HÌNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu tiếp tục than trách các kinh sư và biệt phái : họ lo nộp thuế thập phân đầy đủ chín chắn, còn những điều luật quan trọng như công bình,bác ái, thành tín thì họ không tuân giữ… Họ lại rửa sạch chén đĩa, còn lòng họ thì đầy dẫy thói gian tham, cướp bóc… Đúng thật là họ giả hình. Họ chỉ lo sạch sẽ bên ngoài, mà không lo sạch tội bên trong; họ lo giữ mọi thứ luật nhỏ nhặt, mà lại bỏ các luật quan trọng chính yếu…
Chúa Giêsu không kết án ước muốn hoàn thiện của nhóm biệt phái. Người không huỷ bỏ lề luật, nhưng Người kiện toàn. Người muốn chúng ta giữ lề luật theo tinh thần hơn là hình thức bên ngoài, biết phân biệt điều nào thiết yếu điều nào phụ thuộc, và lo thực hành điều quan trọng hơn là lo tuân giữ những chi tiết nhỏ nhặt tầm thuờng…. (thinh lặng một lát)
Tôi tuân giữ luật Chúa và luật Hội Thánh với tinh thần mến Chúa yêu nguời thật sự, hay theo hình thức bề ngoài?…
(thinh lặng một lát)
Tôi lo thực hành những điều chính yếu hay chỉ tuân giữ những điều nhỏ nhặt tầm thuờng?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Chúa ơi! Con cũng không khá gì hơn những kẻ Chúa than trách đó. Con lo giữ giờ kinh giờ lễ; giờ kinh giờ lễ con không dám đi trễ về sớm, không dám lo ra ngủ gục. Con lo ăn mặc sạch sẽ kín đáo mỗi khi đến Nhà Thờ, vì sợ ăn mặc lôi thôi thì kém vẻ lịch sự và thiếu lòng ton kính Chúa.
Nhưng lạy Chúa, trong khi con lo sạch sẽ bề ngoài thì con lại lôi thôi không lo giữ linh hồn con sạch tội; trong khi con giữ giờ kinh giờ lễ mà khi thấy nguời nghèo hơn con không giúp đỡ, con chì chiết từng đồng từng cắc với nguời giúp việc, con tìm đủ mánh lấn đất chiếm của nguời ta; của con thì bo bo còn của nguời thì con lấy mo mà hốt. Lời con khấn nguyền với Chúa cũng như lời con hứa với kẻ khác con không lo tuân giữ!…
Xin Chúa thương tha cho con. Xin Chúa biến đổi lòng con nên công bình, bác ái và thành tín như ý Chúa muốn…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong lề luật là công bình, lòng nhân và thành tín. Phải làm các điều này mà không được bỏ các điều kia” (Mt 23, 23)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
28/08/2019
THỨ TƯ TUẦN 21 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) 23, 27-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) Ồ MẢ TÔ VÔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa còn than trách các kinh sư và biệt phái về thói giả hình của họ: bên ngoài thì họ cố làm ra vẻ đạo đức trong trắng như những nấm mồ tô vôi, nhưng trong lòng họ thì thúi tha gian ác đen tối!…vì tội lỗi và tính hư thói xấu của họ. Và họ lo xây mồ đắp mả cho các ngôn sứ và tỏ ra hối tiếc lỗi lầm cha ông họ đã giết các vị ấy. Nhưng thực ra thì cha nào con ấy. Cha ông họ chỉ giết các ngôn sứ của Chúa còn họ thì đang mưu toan giết Chúa Giêsu!…
Chúa Giêsu không xét theo bề ngoài, Người nhìn thấu tận cõi lòng. Người kêu gọi chúng ta sống chân thật: Bề ngoài lo giữ mình sạch sẽ thì cũng phải trau dồi tâm hồn đẹp đẽ trong sáng.
Tội của nhóm biệt phái là họ ngoan cố không chịu ăn năn hoán cải. Họ đã nhận biết lỗi lầm của cha ông họ; nhưng chính họ lại lỗi phạm nặng hơn. (thinh lặng một lát)
Tôi có thấy lỗi lầm của người khác mà lo sửa mình lánh tội không?.. (thinh lặng một lát)
Tôi có lo giữ linh hồn trong trắng như lo gìn giữ bề ngoài đẹp đẽ không?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con xét thấy con cũng là cái mả tô vôi. Lòng trí con thì chứa đủ điều xấu xa, mơ ước đủ thứ gian tà, nhưng bên ngoài con làm ra vẻ hiền lương đức hạnh để được nguời ta ca tụng… nhất là con tìm cách phê bình nguời này, đả kích lỗi lầm nguời kia, để che đậy thói hư tật xấu của con.
Xin Chúa thương tha cho con. Xin Chúa giúp con và gia đình con cải thiện đời sống, cho chúng con sống hoàn toàn trung thực: bề ngoài sao thì bề trong cũng vậy; bề ngoài chúng con biết lo sửa soạn cho đẹp đẽ sáng sủa thì bề trong chúng con cũng lo trang hoàng linh hồn chúng con cho trong sáng thánh thiện.
Và khi chúng con thấy lỗi lầm của nguời khác, chúng con biết tránh xa tội lỗi cho chính chúng con, như nguời đời thuờng nói: Xe trước ngả, xe sau lo tránh.
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính truớc mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình gian ác!”
(Mt 23, 28) (Mời cộng đoàn đọc lại)
29/08/2019
THÁNH GIOAN TẩY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 6,17-29
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: PHÚC THAY NGƯỜI “CHỊU KHỐN NẠN VÌ ĐẠO NGAY”
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Dù không bị bắt phải bước qua thập giá hay phải chối bỏ đức tin như các vị thánh tử đạo, thánh Gio-an Tẩy giả bị chết tức tưởi chỉ vì một lời nói ngay, bênh vực cho đạo lý: “Nhà vua không được lấy vợ của anh mình.” Dùng lời nói, cuộc sống và cuối cùng dùng cả cái chết của mình để rao giảng cho chính đạo như thế, Gio-an Tẩy Giả xứng danh là một vị tử đạo đầy đủ ý nghĩa, đúng như Lời Chúa nói trong Tám Mối Phúc Thật: “Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay ấy là phúc thật” – nói theo ngôn ngữ hiện đại là “ai vì bênh vực cho công lý, cho lẽ phải mà phải chịu thiệt thân” người ấy được hưởng hạnh phúc giống như những người dám liều thân làm chứng cho Đức Ki-tô vậy. (thinh lặng 1 lát).
Lời Tertulianô, một văn sĩ công giáo cổ thời, vẫn còn giá trị: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm trổ sinh các tín hữu.” Để có thể dám chết vì chính đạo, ta phải dám sống vì chính đạo trước đã. Chính cái chết từng ngày qua việc từ bỏ tính ích kỷ, từ bỏ những đam mê dục vọng, những việc làm bất chính sẽ dẫn đưa chúng ta đến cõi sống muôn đời và là những hạt giống âm thầm được vùi trong cuộc sống để làm trổ sinh các tín hữu mới.
Sống đạo là “sống-tử-đạo”. Để sống-tử-đạo bạn cần từ bỏ những gì? (thinh lặng 1 lát).
Tôi có thực hành sống-tử-đạo mỗi ngày bằng cách làm một hy sinh nhỏ không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, xin giúp con biết từ khước những thói hư tật xấu, chết cho ý riêng con mỗi ngày để luôn sống trong tình yêu của Thiên Chúa.
Sống Lời Chúa dạy:
“Lập tức, vua sai thị vệ đi …. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông Gio-an Tẩy giả ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ.” (Mc 6,27-28)
(mời CĐ đọc lại)
30/08/2019
THỨ SÁU TUẦN 21 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 25, 1 - 13
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) MƯỜI TRINH NỮ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nuớc Trời như mười trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể, năm cô khờ, năm cô khôn. Năm cô khờ đem đèn mà không đem dầu theo, còn năm cô khôn thì mang đủ dầu đèn. Vì chàng rể đến chậm nên các cô ngủ hết. Nửa đêm chàng rể đến, các cô lật đật thắp đèn đi đón chàng rể. Nhưng mấy cô khờ không có dầu, hỏi mượn dầu của các cô khôn không được, nên phải đi mua dầu. Trong khi đó thì các cô khôn có sẵn dầu đèn liền đi vào phòng cưới với chàng rể, và đóng cửa lại. Đến lúc các cô khờ đi mua dầu về kêu cửa, thì chủ nhà không mở… Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết ngày giờ nào Chúa sẽ đến xét xử. Mỗi nguời phải lo sắm sẵn dầu đèn là tin cậy Chúa, là mến Chúa yêu nguời, là lòng trong sạch thánh thiện…
Sự giúp đỡ nhau về phần thiêng liêng có giới hạn: không ai có thể lo cho phần rỗi kẻ khác được, nếu chính họ chẳng chịu lo cho chính mình. Chúng ta có thể khuyên bảo, cầu nguyện, nêu gương sáng cho những nguời xung quanh, nhưng chính họ phải lo làm lành lánh dữ, phải lo tin Chúa thờ Chúa thì mới đuợc cứu rỗi. (thinh lặng một lát)
Tôi có sắm sẵn dầu đèn để đón rước Chúa chưa?…
(thinh lặng một lát)
Tôi tự lo cho phần rỗi linh hồn tôi, hay tôi nhờ người khác lo dùm?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, năm cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể mà không đem dầu theo thì thật là buồn cười, người đâu mà khờ khạo quá! Như vậy chủ không mở cửa cho vào thì thật đáng kiếp!…
Nhưng chính con và nhiều người trong gia đình con, trong xứ đạo con cũng vậy Chúa ơi!… Chúng con biết thế nào Chúa cũng đến xét xử chúng con, thế nào chúng con cũng phải chết, thế nào cũng có ngày tận thế, vậy mà chúng con có lo lắng chuẩn bị dầu đèn là sống đạo siêng năng sốt sắng, là mến Chúa yêu người gì đâu?!.. Chúng con cứ sống phây phây thoải mái như không có ngày chết, không có ngày phán xét…
Xin Chúa thương giúp chúng con, cho chúng con biết lo sắm sửa “đèn dầu đạo hạnh” hằng ngày, để bất cứ ngày giờ nào Chúa đến xét xử chúng con, chúng con khỏi bị Chúa đóng cửa bỏ chúng con ở ngoài, nhưng chúng con đuợc Chúa cho vào Thiên Đàng huởng phúc đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng đuợc đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi nguời ta đóng cửa lại” (Mt 25, 10) (Mời cộng đoàn đọc lại)
31/08/2019
THỨ BẢY TUẦN 21 TN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM ) Mt 25, 14 - 30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ) NHỮNG NÉN BẠC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nước trời cũng giống như chủ nhà sắp đi xa, gọi đầy tớ đến giao cho nguời năm nén, người hai nén, người một nén vàng để làm ăn sinh lợi. Những người lãnh năm nén và hai nén thì biết lo làm lợi, còn anh lãnh một nén thì không lo làm ăn mà đào lỗ đem chôn… Sau một thời gian, chủ về gọi đầy tớ tính sổ: Người làm lợi đuợc năm nén và hai nén đều đuợc chủ khen thưởng. Còn người lãnh một nén không làm lợi được gì thì bị chủ lấy lại trao cho nguời biết làm lợi và bị chủ phạt.
Người chủ đây chính là Chúa. Chúa ban cho mỗi nguời những ơn cần thiết để làm lợi phần xác cũng như phần hồn của mình. Thời gian làm lợi là suốt đời sống của mỗi nguời. Ngày ông chủ về tính sổ là ngày Chúa phán xét vào ngày chết và ngày tận thế. Nếu ai biết dùng ơn Chúa ban mà làm lành lánh dữ thì được Chúa thưởng; còn ai làm ngược lại thì bị Chúa phạt.
Chúa ban cho chúng ta mỗi người đủ ơn cần thiết, chớ không bao giờ thiếu, và ai nấy phải lo làm lợi cho phần hồn phần xác của mình, cũng như cho anh chị em đồng bào đồng loại.
(thinh lặng một lát)
Tôi có lo dùng ơn Chúa ban để lo cho phần rỗi linh hồn tôi và linh hồn anh chị em tôi chưa?…(thinh lặng một lát)
Tôi có nhớ rằng tôi phải trả lẽ về các ơn lành Chúa ban không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa dựng nên con và ban cho con những nén bạc là ơn Chúa để con làm lợi: làm cho Danh Chúa cả sáng, làm cho con đuợc ơn phần rỗi, làm cho mọi người đuợc thăng tiến…
Nhưng lạy Chúa, con dại dột quá! Con bê bối quá! Con giống như nguời đầy tớ bất trung kia… con không biết lo dùng ơn Chúa mà làm lợi gì hết, mà có khi con còn dùng ơn Chúa mà làm tội, làm hại cho Chúa và cho kẻ khác nữa!
Xin Chúa thương tha cho con. Xin Chúa cho con và mọi nguời trong gia đình con biết dùng ơn Chúa cho nên; cho chúng con biết dùng ơn Chúa để làm sáng Danh Chúa, để lo phần hồn phần xác chúng con, để giúp ích đồng bào đồng loại chúng con, cho chúng con đáng đuợc Chúa thưởng ngày sau trên Thiên Đàng…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Trong việc ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ đặt anh lên coi việc nhiều” (Mt 25, 21) (Mời cộng đoàn đọc lại)
Thư mục vụ dưới đây của Đức Cha Giám Quản Giuse và Đức Cha Louis, dựa trên thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhằm thông tin cho Dân Chúa trong Tổng giáo phận những nguy hại cho đức tin từ những sự kiện cụ thể, để hướng dẫn đời sống đức tin cho mọi thành phần Dân Chúa.
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐT: (84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com
Số: 246_190722_01
Ngày 22 tháng 07 năm 2019
Kính gởi: Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Chủng Sinh
và toàn thể Anh Chị Em Giáo Dân
trong đại gia đình Tổng Giáo Phận
Anh Chị Em rất thân mến,
1. Trong “Thư gửi cộng đồng dân Chúa về một số lưu ý trong đời sống đức tin” ngày 10/06/2019 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cảnh báo rằng: “Chúng tôi thấy hiện nay đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng những hiện tượng và những cách thực hành đạo đức không xứng hợp, cụ thể là: tin dị đoan, ma thuật, bói toán; phổ biến những tư tưởng lệch lạc như Sứ điệp từ trời, Lòng Mẹ thương xót...; lạm dụng một số cử hành đạo đức của Hội Thánh như Lòng Chúa thương xót, đặc sủng chữa lành bệnh nhân, đặt tay cầu nguyện...” (số 1).
Chúng tôi nhận thấy Tổng giáo phận của chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi một số hiện tượng và thực hành đạo đức không xứng hợp, cụ thể như:
- Sự kiện “Lòng Mẹ Thương Xót” phổ biến những tư tưởng lệch lạc nguy hại cho đời sống đức tin do ông Tôma Maria Nguyễn Thanh Việt;
- Sự kiện “Giáo Điểm Tin Mừng” với những lạm dụng trong cử hành tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, đặt tay cầu nguyện, chứng từ chữa lành bệnh nhân.
Vì thế, với trách nhiệm chủ chăn, dựa vào giáo huấn của Hội Thánh, chúng tôi gởi đến anh chị em thư mục vụ này nhằm hướng dẫn đời sống đức tin cho mọi thành phần dân Chúa.
2. Trước hết, xin được nhắc lại những chỉ dẫn tại các số 3 và 5 trong lá thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:
- Phải tránh những thực hành mê tín dị đoan, bói toán, lợi dụng lòng tin đơn thành của người tín hữu để trục lợi;
- Không được sử dụng, phổ biến các tài liệu có nội dung nghịch với đức tin Kitô giáo;
- Phải tôn trọng kỷ luật của Hội Thánh và quy định của Đấng Bản quyền liên quan đến Phụng vụ và việc đạo đức bình dân;
- Mọi tín hữu đều được tự do cầu nguyện xin ơn chữa lành;
- Trong giáo phận, mọi cử hành xin ơn chữa lành đều phải có phép rõ ràng của Bản quyền Giáo phận;
- Không được phép đưa các nghi thức chữa lành vào Thánh Lễ và các cử hành Phụng Vụ. Phải tránh các hình thức mang tính cuồng loạn, chứng nhân giả, diễn kịch hoặc kích động cảm xúc;
- Việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là trực tuyến, trong các cử hành xin ơn chữa lành, phải được Giám mục giáo phận cho phép.
- Trong các cử hành xin ơn chữa lành, nếu ơn được chữa lành xảy ra cho người tham dự, thì phải giữ sự thận trọng cần thiết và tường trình sự việc cho thẩm quyền Hội Thánh.
3. Riêng trong Tổng giáo phận của chúng ta:
a) Xin quý cha cùng với anh chị em đào sâu giáo lý của Hội Thánh Công Giáo và thực hành những hướng dẫn sống đức tin do Hội đồng Giám mục và Giám mục Giáo phận phổ biến.
b) Thể hiện tâm tình thờ phượng xứng hợp:
- Tham dự tích cực và sốt sắng vào các buổi cử hành Phụng vụ (Thánh Lễ, chầu Thánh Thể, các Bí tích, Phụng vụ Các giờ kinh) và thực hành lòng đạo đức bình dân (đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi, lần chuỗi Lòng Chúa thương xót...);
- Tránh những hình thức thờ phượng không đúng với hướng dẫn của Hội Thánh, cũng không xuất phát từ lòng đạo đức chân thật, và có nguy cơ làm sai lạc bản chất của việc thờ phượng như: lạm dụng việc rảy nước thánh; lạm dụng việc cầu nguyện đặt tay nhằm mục đích chữa lành bệnh tật, trừ tà…
c) Theo gương Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi:
- Thi hành Thánh Ý Chúa qua việc chu toàn bổn phận (đối với gia đình, cộng đoàn, xã hội) và đón nhận những biến cố của đời sống thường ngày (vui, buồn, khó khăn, bệnh tật, đau khổ…).
- Sống điều răn Chúa dạy qua:
+ Việc mến Chúa: được biểu lộ trong những cử hành Phụng vụ và thực hành lòng đạo đức bình dân, với ý thức về sự khác biệt và trổi vượt của Phụng vụ;
+ Việc yêu người: tích cực xây dựng cộng đoàn yêu thương hợp nhất trong gia đình, giáo xứ, dòng tu; đồng thời mở ra cho thế giới qua các hoạt động từ thiện bác ái.
Với những lưu ý trên, trong tinh thần yêu thương, chúng tôi mong rằng mọi sinh hoạt cá nhân hay cộng đoàn tại Tổng giáo phận của chúng ta luôn diễn tả một đức tin tinh tuyền, sống động; đồng thời góp phần loan báo Tin Mừng và xây dựng sự hợp nhất trong toàn giáo phận.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho ước nguyện và những cố gắng của tất cả chúng ta.
(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám quản Tông tòa
+ Louis Nguyễn Anh Tuấn
Giám mục Phụ tá
Ghi chú: Ngoài việc niêm yết tại nhà thờ, đề nghị quý cha đọc Thư Mục Vụ này trong tất cả các Thánh Lễ Chúa nhật 17 Thường niên, ngày 28/07/2019.
LỜI NGUYỆN TH
LỄ CHÚA HIỂN DUNG
6-8 (CN II MÙA CHAY A)
CHỦ TẾ: Anh chị em thân mến, hôm nay Đấng Cứu độ chúng ta tỏ vinh quang của Người cho ba môn đệ được thấy. Chúng ta hãy tôn vinh Người và tin tưởng cầu xin:
1. Trước khi chịu khổ hình Thập Giá / Đức Kitô đã tỏ vinh quang cho các môn đệ được thấy / Chúng ta dâng lời cầu nguyện cho Hội Thánh đang trên đường lữ thứ trần gian / được nhìn thấy vinh quang trong Thánh Giá / và tin thật Chúa đã chiến thắng khải hoàn.
2. Mỗi ngày qua màn ảnh truyền hình / qua báo chí / chúng ta chứng kiến biết bao đau khổ trong cuộc sống / đau khổ vì thiên tai / vì chiến tranh / vì sự độc ác của người khác / đau khổ do bệnh tật / do quá nghèo túng / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho những anh chị em đang gặp thử thách / một niềm tin yêu và hy vọng để vui sống.
3. Ước mơ tha thiết của con người ở mọi thời đại / là được sống hạnh phúc / mà thái độ của Thánh Phêrô trong bài Tin Mừng hôm nay là một ví dụ điển hình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho tất cả mọi người / đều tìm được hạnh phúc trong đời sống riêng tư của mình.
4. Thiên Chúa là Cha nhân từ / đã cho ba môn đễ được nhìn ngắm vinh quang của Đức Giêsu Kitô / và được nghe tiếng Chúa phán dạy phải vâng nghe lời Người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / cũng biết mãi mãi vâng phục Người.
CHỦ TẾ: Lạy Chúa, Đức Giêsu Kitô Con Chúa, đã chuẩn bị cho các tông đồ khỏi hoang mang trước mầu nhiệm Thập Giá, nhưng luôn vững tin vào sự tất thắng của Người. Xin cũng ban cho chúng con một niềm tin sắt đá, để chúng con có thể đứng vững trước mọi giông tố phũ phàng của cuộc đời. Chúng con cầu xin…
THÁNH ĐAMINH
Chủ Tế : Anh chị em thân mến, Hiệp cùng Hội Thánh, chúng ta mừng kính Thánh Phụ Đaminh trong tinh thần biết ơn và noi gương sáng của ngài. Xin ngài chuyển lời cầu của chúng ta lên Thiên Chúa:
1- “Đẹp thay chân người rao tin trên núi, người rao tin thái bình, người rao tin mừng, người rao tin cứu độ”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử được lòng nhiệt thành rao giảng Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh, đem tình thương và ơn cứu độ cho thế giới hôm nay.
2- “Thánh Đaminh đã nêu gương sáng về đời sống cầu nguyện”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu, nhất là anh chị em trong các huynh đoàn giáo dân Đaminh, và các nhóm anh em nhận Thánh Đaminh làm Bổn Mạng, biết yêu mến việc cầu nguyện, vì đó là sức mạnh để con người có thể lướt thắng mọi thử thách trong cuộc đời.
3- “Cảm tạ ơn Chúa đã ban cho Cha giữ được chiếc áo trắng Thánh Tẩy tinh tuyền”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người đã hiến thân trong đời sống thánh hiến, biết noi gương sáng của thánh nhân, để cố gắng sống trinh khiết và thánh thiện.
4- “Hãy chia sẻ cho tha nhân những gì mình chiêm nhiệm”. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người trong giáo xứ chúng ta biết chia sẻ cho nhau những gì mình có, về tinh thần cũng như vật chất, để mọi người trở thành anh chị em con cùng Cha trên trời.
Chủ Tế : Lạy Chúa, nhờ thánh phụ Đaminh chuyển cầu, xin cho chúng con, đang tuyên xưng Thánh Danh Chúa và Lời Chân Lý, được dồi dào ân sủng và nghị lực, để không ai nản chí sờn lòng, khi phải đau khổ, gian nan trong việc loan báo Tin Mừng. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.
LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
CHIỀU 14-8 * THÁNH LỄ VỌNG
CHỦ TẾ: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã thương chọn Đức Trinh Nữ Maria làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người, đồng thời còn ban cho Người vinh phúc tột cùng là lên trời cả hồn lẫn xác. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:
1. Hội Thánh luôn kêu gọi các Kitô hữu / suy niệm về các đặc ân Chúa ban cách riêng cho Đức Maria / đó là được Làm Mẹ Chúa Trời / Vô Nhiễm Nguyên Tội / Trọn Đời Đồng Trinh / và Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết nhìn lên Mẹ như là một mẫu gương tuyệt vời cho đời sống đức tin của mình.
2. Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho thế giới được hòa bình thật sự / nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ.
3. Một trong những phương thế bày tỏ lòng tôn sùng Đức Mẹ cụ thể nhất / là cố gắng thực hiện sứ điệp Mẹ dạy khi hiện ra với loài người / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu luôn cố gắng sám hối tội lỗi / đổi mới đời sống / và siêng năng lần chuỗi Mân Côi như Đức Mẹ đã dạy.
4. Đức Mẹ luôn gắn bó với Chúa / và dấn thân theo Người đến cùng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết luôn cố gắng sống như Mẹ / là gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu và mãi mãi dấn thân theo Người.
CHỦ TẾ: Lạy Chúa, Đức Mẹ đã đem hết tình yêu mến mà cộng tác với Chúa Con trong công trình cứu chuộc loài người, xin cho hết thảy chúng con cũng biết noi gương Người: hoàn toàn vâng theo ý Chúa và đem hết khả năng mà cộng tác vào công trình cứu độ. Chúng ta cầu xin …
LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
15-8 * THÁNH LỄ CHÍNH NGÀY
CHỦ TẾ: Anh chị em thân mến, hôm nay Đức Trinh Nữ Maria được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Người là niềm an ủi và là nguồn hy vọng cho hết thảy các Kitô Hữu trong cuộc lữ hành trần thế. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và tha thiết nguyện xin:
1. Hội Thánh luôn coi Đức Mẹ là mẫu mực của mình / về đời sống tin cậy mến và hiệp nhất hoàn hảo với Đức Kitô / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần trong đại gia đình Hội Thánh / luôn học hỏi đời sống của Đức Mẹ / và cố gắng sống như Người.
2. Trên thế giới ngày nay / người ta thường đề cao vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội / nhưng thực tế cho thấy / địa vị của người phụ nữ vẫn chưa được nâng cao đúng mức / phẩm giá vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / cho người phụ nữ được đối xử tốt ở khắp mọi nơi.
3. Chúa đã đặt Đức Maria làm hiền mẫu của nhân loại / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho tất cả những ai đang gặp cảnh gian truân / cảm nghiệm được tình mẫu tử và sự nâng đỡ của Người.
4. Chúa đã chọn Đức Maria làm thân mẫu Đức Giêsu / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các bà mẹ trong giáo xứ chúng ta / biết xây dựng tinh thần bác ái và đời sống thánh thiện trong gia đình.
CHỦ TẾ: Lạy Chúa, Đức Maria là người có phúc nhất trong các phụ nữ, vì Người đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Chúa đã nói với Người. Xin Chúa cho chúng con cũng biết noi gương Người, mà luôn tin tưởng vào quyền năng, tình thương và sự quan phòng của Chúa. Chúng ta cầu xin …
LỄ HAI THÁNH TỬ ĐẠO PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÍ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến, hai thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng là những đấng đã hết lòng tin tưởng và yêu mến Chúa và Giáo Hội, sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận. Với tâm tình cảm phục và mến yêu hai bậc anh hùng tiền bối trong đời sống đức tin, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện:
1. Hội Thánh có sứ mệnh làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người/ Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tuôn tràn sức mạnh trên Hội Thánh/ để Hội Thánh luôn chu toàn sứ mệnh Chúa giao.
2. Đức Thánh Cha thay mặt Chúa lãnh đạo dân Chúa ở trần gian/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Đức Thánh Cha và các vị mục tử trong Hội Thánh/ được tràn đầy ơn khôn ngoan và sức mạnh Chúa Thánh Thần/ để các ngài có thể nhiệt tâm chu toàn trách nhiệm Chúa trao.
3. Hai thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng đã can đảm bước theo chúa Kitô trên con đường thập giá và đã anh dũng hiến dâng mạng sống để nói lên lòng yêu mến Chúa của mình/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu biết luôn cố gắng noi gương các ngài mà bước trọn con đường Chúa đã đi qua/ tích cực giới thiệu Chúa cho chính đồng bào của mình.
4. Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ luôn gắn bó và tin yêu Chúa giữa muôn vàn thử thách của cuộc đời / biết noi gương hai thánh bổn mạng Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng/ hầu xây dựng một Hội Thánh tham gia và hiệp thông vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm.
5. Trước tiên anh em hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người/ còn mọi thứ khác Người sẽ thêm cho/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những quí chức đã tận tâm phục vụ trong Hội đồng mục vụ giáo xứ qua các nhiệm kỳ/ bản thân cũng như gia đình/ được nhiều sức khỏe và ơn lành/ Xin Thiên Chúa thưởng công bội hậu cho quí chức còn sống cũng như đã qua đời.
Chủ Tế: Lạy Chúa, Thánh Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng đã không ngần ngại hy sinh mạng sống để tuyên xưng đức tin, nói lên lòng mến của các ngài đối với Chúa; xin Chúa thương trợ giúp để chúng con có thể luôn hiên ngang sống đức tin đã lãnh nhận. Nhờ đó mai sau chúng con cùng được chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
KINH CẦU NGUYỆN KÍNH HAI THÁNH
PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG
Kính lạy hai thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng / là những chứng nhân anh dũng /đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng của Chúa.
Các Thánh đã chỉ cho thế gian con đường về Trời/ xin hãy tỏ cho chúng con con đường yêu thương và sự sống của Chúa Cha/ Xin hãy giúp chúng con nếm cảm hạnh phúc khi nhận biết Đức Giêsu Kitô/ khi yêu mến Chúa và làm cho Chúa được yêu mến./ Giống như các Thánh/ chớ gì chúng con khám phá ra niềm vui được sống trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần/ để bước theo Đức Giêsu Kitô với đức tin son sắt và niềm cậy trông vững bền.
Xin dạy chúng con yêu mến/ luôn sống bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể một cách sâu đậm hơn./ Chính ở đó/ chúng con sẽ gặp gỡ Chúa trong chân lý/ hầu được thánh hóa trọn vẹn./ Chớ gì sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể lôi cuốn chúng con,/ làm cho chúng con được no thỏa/ và là nguồn an ủi cho mỗi người chúng con.
Xin hãy giúp chúng con khám phá ra rằng/ Lời Chúa là ánh sáng cho thời đại hôm nay/ và là kim chỉ nam/ để yêu mến và phục vụ anh em trong niềm vui,/ cách đặc biệt nơi những anh em nghèo khổ và bé mọn chung quanh./ Xin hãy dạy chúng con biết làm chứng nhân của Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống đời thường,/ bằng cách yêu thương/ chia sẻ/ hy sinh và tha thứ/ cùng chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm hằng ngày/ qua những việc làm cụ thể/ thiết thực và hiệu quả/ để đem lại sự nâng đỡ/ niềm an ủi cho mọi người./ Nhờ đó/ chúng con được sống hạnh phúc viên mãn trong nước Chúa/ cùng Các Thánh muôn đời. Amen.
CÂU GIÁO LÝ -LỜI CHÚA -LỜI NGUYỆN
CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN - NĂM C (04.08.2019)
CGL 29: H./ Đức tin có mâu thuẫn với khoa học không?
T./ Đức tin không mâu thuẫn với khoa học,/ vì cả hai đều có một cội nguồn là Thiên Chúa./ Chính Ngài ban cho con người ánh sáng lý trí và ánh sáng đức tin [29].
Lc 12, 15: Chúa Giê-su bảo họ rằng:/ “CÁC NGƯỜI HÃY COI CHỪNG GIỮ MÌNH TRÁNH MỌI THỨ THAM LAM:/ VÌ CHẲNG PHẢI SUNG TÚC/ MÀ ĐỜI SỐNG ĐƯỢC CỦA CẢI BẢO ĐẢM CHO ĐÂU”.
Lạy Chúa Giê-su,/ trong khi tìm kiếm và sử dụng của cải chóng qua đời này,/ xin cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp,/ vì chỉ có Chúa mới là hạnh phúc đích thực/ và vĩnh cửu của gia đình chúng con./ Amen.
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN - NĂM C (11.08.2019)
CGL 30: H./ Vì sao đức tin vừa là hành vi cá nhân,/ vừa là hành vi của Hội Thánh?
T./ Đức tin vừa là hành vi cá nhân,/ vì mỗi người tự do đáp lại lời của Thiên Chúa,/ vừa là hành vi của Hội Thánh,/ vì đức tin của mỗi người được Hội Thánh sinh ra và nuôi dưỡng [30].
Lc 12, 40: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC CON HÃY SẴN SÀNG:/ VÌ GIỜ NÀO CÁC CON KHÔNG NGỜ,/ THÌ CON NGƯỜI SẼ ĐẾN”.
Lạy Chúa Giê-su,/ khi hưởng dùng các tiện nghi vật chất ngày nay,/ xin cho chúng con nhận thức được giá trị thật/ và kho tàng quý giá là phải tìm kiếm chính Chúa,/ là hạnh phúc đời đời./ Amen.
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN - NĂM C (18.08.2019)
CGL 31: H./ Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh nào?
T./ Những điều chúng ta tin được Hội Thánh tóm tắt trong kinh Tin Kính [33].
Lc 12, 51: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC CON TƯỞNG THẦY ĐẾN ĐỂ ĐEM SỰ BÌNH AN XUỐNG THẾ GIAN Ư?/ THẦY BẢO THẬT CÁC CON:/ KHÔNG PHẢI THẾ, NHƯNG THẦY ĐẾN ĐỂ ĐEM SỰ CHIA RẼ”.
Lạy Chúa Giê-su,/ khi đón nhận chân lý của Chúa,/ xin giúp gia đình chúng con biết an vui chấp nhận gian khổ và chống đối trong cuộc chiến nội tâm,/ tuy âm thầm mà liên lỉ hằng ngày./ Amen.
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN - NĂM C (25.08.2019)
CGL 32: H./ Trong lịch sử Hội Thánh, có mấy kinh Tin Kính?
T./ Trong lịch sử Hội Thánh, có nhiều kinh Tin Kính,/ nhưng quan trọng và phổ biến nhất, đó là kinh Tin Kính Các Thánh Tông đồ/ và kinh Tin Kính Công đồng Ni-xê-a Công-tăng-ti-nô-pô-li [35].
Lc 13, 24: Chúa Giê-su phán cùng họ rằng: “CÁC NGƯƠI HÃY CỐ GẮNG VÀO QUA CỬA HẸP,/ VÌ TA BẢO CÁC NGƯƠI BIẾT:/ NHIỀU NGƯỜI SẼ TÌM VÀO MÀ KHÔNG VÀO ĐƯỢC”.
Lạy Chúa Giê-su,/ xin giúp chúng con biết không ngừng chiến đấu với chính mình,/ biết hy sinh, nhịn nhục để đi qua con đường hẹp/ mà tiến về quê trời vĩnh cửu./ Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét