THƯ MỤC VỤ ĐGM GIÁO PHẬN THÁNG GIÊNG NĂM 2020
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
60 NĂM THÀNH LẬP
1960 – 2020
Thế là giáo
phận bước vào năm kỷ niệm 60 năm thành lập 1960-2020. Đây phải là năm Tạ Ơn –
Tạ Tội –và Dấn Thân.
Lời Chúa
được chọn trong logo của giáo phận là ‘Anh Em là Muối Cho Đời” (Mt 5,
13). Nhưng trước hết, chính Chúa Kitô là muối của Thiên Chúa Cha cho nhân loại,
Ngài đã đến trở thành Emmanuel hiện diện trong lịch sử nhân loại, để hoạt động
phục vụ con người, để biểu lộ tình yêu cao độ nhất của Thiên Chúa cho con
người, và trở thành ơn giải thoát con người khỏi vòng nô lệ của Satan, khỏi tội
lỗi, đau khổ và sự chết. Với lời “Anh em là muối cho đời”, Chúa Kitô mời
gọi các môn đệ tiếp tục sứ vụ của Ngài trên trần gian cho đến ngày Chúa đến;
nghĩa là, các Kitô hữu trở thành hiện thân của Chúa Kitô là muối cho đời
Theo William
Barcley, muối có 3 phẩm tính đặc biệt. Trước hết, muối được liên kết với sự
thánh thiện vì nó xuất phát từ hai nguồn tinh khiết nhất: mặt trời và biển cả.
Là muối thế gian, người Kitô hữu phải phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô là sự
tinh sạch thánh thiêng. Kế đến, Muối là chất thông dụng nhất để bảo tồn thực
phẩm khỏi hư thối. Là muối thế gian, người Kitô hữu hiện diện với Chúa Kitô để
bảo tồn và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, và làm cho người khác trở nên tốt hơn.
Và thứ ba, muối cho thêm hương vị. Là muối thế gian, Kitô giáo phải tăng thêm
hương vị cho đời từ Tin Mừng của Chúa Kitô, đó là bình an, niềm vui, và hy
vọng.
Với những
suy tư trên, toàn thể cộng đoàn dân Chúa được mời gọi sống tâm tình tạ ơn
vì giáo phận được hưởng những phẩm tính của Muối từ chính Chúa Kitô, trong Lời
Chúa, trong Bí Tích, và trong Tình yêu quan phòng của Ngài trong lịch sử 60 năm
của giáo phận. Giáo phận cũng tạ ơn các vị tiền bối đã là hiện thân của Chúa
Kitô là muối cho giáo phận. Các ngài là giám mục, là tu sĩ, là giáo dân. Trong
tâm tình tạ ơn, chúng ta cũng hướng về những con người địa phương với nền văn
hóa Miệt Vườn, với niềm tin đa dạng và phong phú, và với lòng hiếu khách của
những người miền Tây Nam Bộ đã cho giáo phận được cùng đồng hành trong 60 năm
qua. Chúng ta cũng không thể không tri ân đối với thiên nhiên tươi đẹp và phì
nhiêu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, và từ thiên nhiên này, chúng ta được
đón nhận, được nuôi sống, có môi trường hoạt động và thể hiện niềm tin của
mình. Quả thật, trong 60 năm qua, Giáo phận được hưởng những phẩm chất của
muối, có những tâm hồn tinh trong là gương mẫu sống, giáo phận được bảo tồn
trong các tiêu chuẩn đạo đức của nhiều lương tâm ngay thẳng, giáo phận được
hưởng hương vị của bình an, niềm vui, và niềm hy vọng từ nhiều cuộc đời dấn
thân. Để tạ ơn Chúa, tạ ơn con người, Giáo phận cùng thực hiện lời Chúa dạy: “Con
hãy về với thân quyến con và tường thuật cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm
cho con và xót thương con” (Mc 5, 19).
Cùng với tâm
tình tạ ơn, giáo phận cũng sống tâm tình tạ tội và sám hối, vì đã
mất chất muối trong đời Kitô hữu. “Nếu muối đã lạt, thì người ta lầy gì mà
ướp cho mặn lại được” (Mt 5, 13). Trong cuộc
sống, trong tác vụ, và trong vai trò của mình trong hội thánh và trong thế
giới, không phải không có những lần chúng ta, là giám mục, linh mục, tu sĩ và
giáo dân, đã để mình bị cướp mất chất mặn của muối. Đó là lúc chúng ta làm cho
khuôn mặt của Đức Kitô bị lem nhọ trong cái nhìn của tha nhân, nghĩa là người
Kitô hữu không còn biểu hiện cho sự tinh sạch, không còn tác dụng làm cho đời
trở nên tốt hơn, không còn đem lại bình an, niềm vui và hy vọng. Trong năm kỷ
niệm này, giáo phận bày tỏ sự sám hối và canh tân, để được Muối Chúa Kitô ướp
măn lại, kẻo “nó chỉ còn quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5, 13).
Để bày tỏ
tâm tình tạ ơn và tạ tội, giáo phận được mời gọi quyết tâm dấn thân
tiếp tục là muối cho đời, cụ thể trong năm 2020 này.
Trước hết,
từ 3 khẩu hiệu của 3 giám mục tiên khởi của giáo phận Long xuyên, Chúa Kitô
trong anh chị em - Christus in Vobis, Giới răn mới – Mandatum Novum
– Xin cho chúng nên một - Ut Unum Sint, giáo phận đi vào ba định hướng
cho cuộc hành trình đức tin: (*) Sống màu nhiệm Chúa Kitô – (*) Xây dựng gia
đình Thiên Chúa – và (*) Phục vụ con người
Kế tiếp, từ
kinh nghiệm lịch sử 60 năm hiện diện trên phần đất miền đồng bằng sông Cửu
Long, giáo phận đề ra 5 điểm nhấn mục vụ: (*) Đào tạo và thường huấn hàng giáo
sĩ và tu sĩ; (*) Đào tạo và thường huấn người giáo dân tông đồ; (*) Thi hành Sứ
Vụ Loan báo Tin Mừng; (*) Thực hiện công cuộc bác ái; (*) Dấn thân vào lãnh vực
giáo dục giới trẻ ngày nay.
Và, một cách
cụ thể, năm 2020 giáo phận “tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm” trong
sứ vụ kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận với những sinh hoạt điển hình sau đây:
1. Đào sâu
đức tin – Học hỏi về giáo phân để yêu mến Chúa Kitô và giáo hội
của người tại địa phương Long Xuyên trong sự hiệp nhất với giáo hội hoàn vũ
trong Thiên Chúa Ba Ngôi, như cành nho gắn liền vào thân nho (Ga 15, 5)
2. Cử hành
đức tin – Thực hiện Lòng
đạo đức bình dân theo hướng dẫn của giáo phận để hướng về phụng vụ nhờ đó
tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý (Ga
4,24)
3. Sống đức tin – Bằng các hành động Bác ái, cụ thể là thực
hiện lòng thương người, thương xác bảy mối thương linh hồn bảy mối. nhờ đó,
chúng ta đang phục vụ Chúa trong anh chị em, và phục vụ anh chị em là hình ảnh
của Chúa Kitô (Mt 25, 35-36)
4. Xây dựng
cộng đoàn Đức tin – Nỗ lực tổ chức công đoàn giáo phận, giáo xứ, giáo họ,
công đoàn tu sĩ…thành gia đình của Thiên Chúa theo mô hình hiệp thông giáo hội
sơ khai (Cv 2,42-47).
5. Loan
truyền Đức tin – Cộng tác với nhau trong các cộng đoàn và với toàn thể
giáo phận “vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ
nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho
người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một
năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19)
Chúng ta phó
thác năm kỷ niệm thành lập giáo phận cho Chúa, để qua lời bầu cử của Đức Mẹ Nữ
Vương Hòa Bình, của hai thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn
Phụng, và của các vị tiền bối của giáo phận ở trên trời chúc lành cho giáo phận
chúng ta.
Chúng ta sẽ
gặp nhau trong ngày lễ Bổn Mạng Giáo phận, Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình tại
Trung Tâm Hành Hương Hòn Chông để lãnh ơn toàn xá đầu năm Dương Lịch 1/1/2020.
Giuse Trần Văn Toản
Giám mục GP. Long Xuyên
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG GIÊNG 2020
Ý CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG:
Cầu cho các Kitô hữu, những người thuộc các tôn
giáo khác, và tất cả những ai thiện chí biết cổ vũ hòa bình và công lý trên thế
giới.
01 07-12 Tr
Thứ Tư. NGÀY THỨ 8 TRONG TUẦN
BÁT
NHẬT GIÁNG SINH.
ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
Lễ trọng. Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21
Ngày thế giới cầu cho hoà bình.
Ngày bổn mạng của giáo phận.
PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn
mạng các giáo xứ:
- (LX) Cản Đá
- (CM) Cần Thay, Ông Chưởng, Nhơn Mỹ
- (VT) Long Thạnh, Trinh Vương [Bờ Bao]
- (RG) Giáo họ Thạnh Hòa, Hòn Chông
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
ĐAMINH
NGUYỄN ĐỒNG TỤ (HH)
MONICA
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÂM (HH)
02 08 Tr
Thứ Năm đầu tháng trước lễ Hiển
Linh.
Thánh Basiliô Cả và Thánh
Grêgôriô Nazianzênô, Gmtsht. Lễ nhớ.
1 Ga 2,22-28; Ga 1,19-28
Thánh vịnh tuần 1
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1992):
-
Cha Vincent Ph. Phạm Thế Hoà
-
Cha Micae Lê Xuân Tân
03 09 Tr
Thứ Sáu đầu
tháng trước lễ Hiển Linh
1 Ga 2,29-3,6; Ga 1,29-34
Danh
Thánh Chúa Giêsu
Cv 4,8-12; Lc 2,16-21
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
-GIUSE
CAO ĐOÀN ĐƯƠNG (SH)
-MARIA
LÊ THỊ THIÊN (SH)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1969):
-GIUSE TRẦN VĂN KHẢI (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
-GIUSE VŨ VĂN THIỆU (SH)
04 10 Tr
Thứ Bảy đầu tháng trước lễ Hiển
Linh.
1 Ga 3,7-10;
Ga 1,35-42
Chiều: LỄ
VỌNG HIỂN LINH
Gl 4,1-7; Mt 2,19-23
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1992):
-
Cha Giuse Trần Đình Thuỵ
Kỷ
niệm ngày qua đời (2011):
-Cha
Đôminicô Nguyễn Quang Thản (Rạch Giá)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (2013) ÔB:
-PHANXICÔ
NGUYỄN QUỐC CÔNG (HH)
-MARIA
NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
-ANTÔN
NGUYỄN TRUNG HIẾU (HH)
-MARIA
TRẦN THỊ KHUYÊN (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1988) ÔB:
-GIOAN
VŨ THANH PHONG (SH)
05 11 Tr
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH.
Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Thánh vịnh riêng
Thánh Gioan
Neumann, Gm.
1 Ga 3,11-21; Ga 1,43-51
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Hạnh phúc đời đời là gì?
T. Hạnh phúc đời đời là được chiêm ngưỡng Thiên
Chúa trong đời sống vĩnh cửu, được thông phần trọn vẹn bản tính của Ngài (x. 2
Pr 1,4), được tham dự vinh quang của Đức Kitô và được chung hưởng niềm vui của
Ba Ngôi Thiên Chúa (GLHT,375).
CHIA SẺ
Hạnh phúc đời đời vượt quá khả năng con người. Đó
là một hồng ân siêu nhiên Thiên Chúa ban: được nhìn thấy Thiên Chúa: “Phúc cho
ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8); được
thông phần bản tính Thiên Chúa; được hưởng niềm vui của Chúa và được vào chốn
yên nghỉ của Thiên Chúa.
Hạnh phúc ấy mời gọi chúng ta thanh luyện trái tim
khỏi những bản năng xấu xa và tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Đồng thời dạy cho chúng ta biết rằng hạnh phúc thật chỉ ở nơi Thiên Chúa là
nguồn mạch mọi điều thiện hảo và mọi tình yêu.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh
mục (1989):
- Cha Giuse Phạm Hồng Nhật.
Kỷ niệm ngày về nhà Cha (1990):
-Cha Antôn Nguyễn Bá Lộc (K1a)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
GIUSE NGUYỄN VĂN THÁI (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HƯỜNG (SH)
06 12
Tr Thứ Hai sau lễ Hiển Linh.
1 Ga 3,22-4,6; Mt 4,12-17.23-25
Thánh vịnh tuần 2
07 13
Tr Thứ Ba sau lễ Hiển Linh
Thánh Raymundo, Lm.
1 Ga 4,7-10; Mc 6,34-44
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1970):
GIUSE
NGUYỄN VĂN NHÂM (SH)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1974):
GIUSE
TRẦN VĂN LÃ (TĐ
08 14
Tr Thứ Tư sau Lễ Hiển Linh
1 Ga 4,11-18; Mc 6,45-52
09 15
Tr Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh
1 Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1992):
-
Cha Antôn Phạm Đình Chiến
-
Cha Giuse Hoàng Văn Luyện
-
Giuse Phạm Văn Tính
Kỷ
niệm ngày qua đời (1989):
Cha
Phêrô Phan Văn Khả (Năng Gù)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN VĂN HIỀN (HH)
-MARIA
NGUYỄN THỊ TƯƠI (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1993) ÔB:
-GIUSE VŨ VĂN HIỀN (TM)
-MARIA NGUYỄN THỊ TƯƠI (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
-ĐAMINH PHẠM HỮ HIỆU (TĐ)
-TÊRÊSA NGUYỄN THỊ LINH HƯƠNG (TĐ)
10 16
Tr Thứ Sáu sau Lễ Hiển Linh
1 Ga 5,5-13; Lc 5,12-16
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1991):
-Cha
Giuse Hà Trung Hoàng
11 17
Tr Thứ Bảy sau Lễ Hiển
Linh
1 Ga 5,14-21; Ga 3,22-30
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1960):
-
Cha Antôn Phạm Trung Kiên
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (2012):
MARIA
PHẠM THỊ DUY (SH)
12 18
Tr CN LỄ C.GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.
Lễ kính. Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38;
Mt 3,13-17. Thánh vịnh tuần 1
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Tự do là gì?
T. Tự do là khả năng Thiên Chúa ban cho con người,
để họ có thể cân nhắc, chọn lựa, quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi
của mình. (GLHT,376)
CHIA SẺ
Tự do là khả năng bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có
thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hay việc khác một cách
có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình.
Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo khi được quy hướng về Thiên Chúa là hạnh phúc của
chúng ta. Tự do là điểm quy chiếu để đánh giá việc ca tụng hay bị khiển trách,
công trạng hoặc tội trạng.
Ai càng làm điều tốt, người đó càng trở nên tự do.
Không có tự do đích thực nếu không phục vụ điều thiện và chân lý. Chọn sự bất
tuân và điều xấu là lạm dụng tự do và sự lựa chọn này đưa chúng ta vào vòng nô
lệ tội lỗi.
Kỷ Niệm Ngày qua đời:
-
Cha Đôminicô Đỗ Minh Chuẩn (1971- Thị
Nghè)
-
Cha Fx. Nguyễn Thượng Uyển (2014 - Trung
Thành)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1991) ÔB:
-GIUSE
PHẠM XUÂN TUYẾN (HH)
-MARIA
NGUYỄN THỊ KIM OANH (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
-VINHSƠN
TRẦN LỘC (TĐ)
-MARIA
TRẦN THỊ THU DUNG (TĐ)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1995) ÔB:
-GIOAN
B NGUYỄN ĐỨC LẬP (TĐ)
-MARIA
PHẠM THỊ KIỀU TRANG (TĐ)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1984):
-GIOAN
TRẦN VĂN RƯ (TM)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (2001):
-MARIA NGUYỄN THỊ VUI (TM)
MÙA THƯỜNG NIÊN
(trước Mùa Chay)
“Ngoài những Mùa có đặc tính riêng biệt, còn lại ba
mươi ba hoặc ba mươi bốn tuần trong chu kỳ năm phụng vụ. Trong các tuần lễ này,
không có cử hành một khía cạnh nào đặc biệt về mầu nhiệm Chúa Kitô; nhưng lại
tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ, nhất là trong các ngày Chúa
nhật, thời gian này gọi là Mùa Thường Niên (AC 43).”
Bài đọc I các ngày trong tuần: NĂM CHẴN (NĂM II)
13 19 X
Thứ Hai tuần 1 Mùa TN
1 Sm 1,1-8; Mc 1,14-20
Thánh Hilariô, Gmtsht (Tr).
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
-GIUSE NGUYỄN MINH DƯƠNG (HH)
-MARIA NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
-ĐAMINH NGUYỄN VĂN THUẬN (HH)
-ROSA PHẠM THỊ TUYẾT THU (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1998) ÔB:
-VINHSƠN TRƯƠNG HOÀNG PHÁT (SH)
-MARIA NGUYỄN THỊ ÁNH (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
-MICAE TRẦN ĐÌNH ĐẠI (TM)
-ROSA VŨ THỊ PHƯỢNG (TM)
14 20 X
Thứ Ba tuần 1 Mùa TN
1 Sm 1,9-20; Mc 1,21-28
15 21
X Thứ Tư tuần 1 Mùa TN
1 Sm 3,1-10.19-20; Mc 1,29-39.
Kỷ niệm ngày về nhà Cha (1978)
-ĐAMINH NGUYỄN CHU (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2001) ÔB:
-VINHSƠN
HOÀNG MINH HIỂU (HH)
-MARIA BÙI THỊ TUYẾT MAI (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
-VINHSƠN
NGUYỄN THANH BÌNH (SH)
-MARIA
PHẠM THỊ NGUYỆT (SH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
-VINHSƠN
ĐỖ DUY ĐIỆP (SH)
-MARIA
TRẦN THỊ KIM NHUNG (SH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
-GIUSE
PHẠM XUÂN PHÚ (TĐ)
-MARIA
ĐOÀN THỊ BÍCH (TĐ)
16 22
X Thứ Năm tuần 1 Mùa TN
1
Sm 4,1c-11; Mc 1,40-45
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
-MARIA
ĐẶNG THỊ LAN (TM)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1986):
-MARIA
VŨ THỊ TẦM (HH)
17 23 Tr
Thứ Sáu tuần 1 Mùa TN
1
Sm 8,4-7.10-22a; Mc 2,1-12
Thánh Antôn, viện phụ. Lễ nhớ.
Dt
6,10-20; Mt 19,16-26
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2003) ÔB:
-VINHSƠN TRẦN VĂN ĐOÁN (TĐ)
-TÊRÊSA TRỊNH THỊ TUYẾT NHUNG (TĐ)
18 24 X
Thứ Bảy tuần 1 Mùa TN
1 Sm 9,1-4.17-19.10,1; Mc 2,13-17
Kỷ niệm ngày qua đời (1963):
-Cha
Phêrô Trần Linh Mầu (Phú An)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (2002) ÔB:
-PHÊRÔ
LÊ THANH PHƯỚC (HH)
-MARIA
TRỊNH THỊ THANH NGUYỆT (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1992) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG (TĐ)
-MARIA TRẦN THỊ HẠNH (TĐ)
Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
19 25
X CHÚA NHẬT 2 MÙA TN.
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1- 3; Ga 1,29-34.
Thánh vịnh tuần 2
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Vì sao con người phải chịu trách nhiệm về
các việc mình làm?
T. Vì con người có tự do, nên phải chịu trách nhiệm
về các việc mình làm, tùy theo mức độ hiểu biết và ước muốn của mình (GLHT,379).
CHIA SẺ
Vì có tự do, nên con người phải chịu trách nhiệm về
các hành vi mình chủ ý làm. Hành động chủ ý thuộc về chính người làm.
Việc quy tội và trách nhiệm của một hành động nào
đó có thể được giảm thiểu và thậm chí được loại bỏ vì lý do không biết, không
chú ý, do bị ép buộc, do sợ hãi, do thói quen, do quá gắn bó và do các nguyên
nhân khác về tâm thần hoặc xã hội.
Một hành vi có thể là chủ ý cách gián tiếp khi
chểnh mảng đối với điều phải biết hay phải làm, thí dụ gây ra một tai nạn vì
không biết luật giao thông.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1957) ÔB:
-GIUSE ĐÀO NGỌC THUẬN (SH)
-MARIA ĐOÀN THỊ YẾN (SH)
20 26
X Thứ Hai tuần 2 Mùa TN
1 Sm 15,16-23; Mc 2,18-22
Thánh Fabianô, Ghtđ (Đ);
Thánh Sêbastianô, Tđ (Đ).
Kỷ niệm ngày qua đời
(2001):
- Cha Giuse Nguyễn VănThuận
(Lạng Sơn, 3a)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn
(2011) ÔB:
-GIOAN B VŨ THANH PHƯƠNG
(SH)
-MARIA NGUYỄN THỊ VÂN THÚY
(SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn
(1992) ÔB:
-PHÊRÔ NGUYỄN THÀNH ĐỘ (TM)
-MARIA NGUYỄN THỊ THƠM (TM)
21 27
Đ Thứ Ba tuần 2 Mùa
TN
Thánh Anê, Đttđ. Lễ nhớ.
1 Sm 16,1-13; Mc 2,23-28
Kỷ niệm ngày qua đời
(2005):
-Cha
Phaolô Nguyễn Ngọc Thử (Năng Gù)
Kỷ Niệm
Ngày Thành Hôn (1999) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN ĐIỀM (HH)
-MARIA
TRỊNH THỊ THÚY HẰNG (HH)
Kỷ Niệm
Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
-GIOAN BŨ
VĂN LÂM (TĐ)
-MARIA VŨ
THỊ GẤM (TĐ)
Kỷ Niệm
Ngày Về Nhà Cha (2004):
MARIA TRẦN THỊ NỤ (HH)
22 28
X Thứ Tư tuần 2 Mùa TN
1 Sm 17,32-33.37.40-51; Mc 3,1-6
Thánh Vinh Sơn, Phó tế, Tđ (Đ).
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2005) ÔB:
-VINHSƠN
TRẦN NGỌC ĐIỆP (HH)
-MARIA
NGUYỄN THỊ NGUYỆT (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1987) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN PHÚC HẢI (TM)
-MARIA
TRẦN THỊ HUỆ (TM)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (2008):
-MARIA
NGUYỄN THỊ THẾ (SH)
23 29
X Thứ Năm tuần 2 Mùa TN
1 Sm 18,6-9.19,1-7;
Mc 3,7-12
Kỷ niệm ngày qua
đời (1981):
-Cha Gioan Baotixita Trần Quang Hướng (1a)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
-PHÊRÔ TRẦN QUỐC KHÁNH (TM)
-MARIA LÊ THỊ CẨM VÂN (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1997) ÔB:
-VINHSƠN ĐÒN MINH
ĐỊNH (TĐ)
-ANNA BÙI THỊ MINH TÂM (TĐ)
24 30
Tr Thứ Sáu tuần 2 Mùa TN.
1 Sm 24,3-21; Mc 3,13-19
Thánh Phanxicô Salêsiô, Gmtsht.
Lễ nhớ. Dt 10,1-10; Mc 3,31-35
Lưu ý đặc biệt: Hôm nay là ngày cuối
năm Kỷ Hợi, buổi chiều và tối có thể cử hành:
Lễ Tất Niên: 1Cr 1,3-9; Lc 17,11-19
Lễ Giao Thừa: Ds
6,22-27; 1Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10.
NĂM ÂM LỊCH CANH TÝ
25
01/01 Tr Thứ Bảy
tuần 2 Mùa TN.
MỒNG MỘT TẾT. CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Lễ Tân Niên: St 1,14-18; Pl 4,4-8;
Mt 6,25-34
T. PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI.
Lễ kính. Cv 22,3-16; Mc 16,15-18
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1997) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG (TĐ)
-MARIA
TRỊNH THỊ THU NGUYỆT (TĐ)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1996) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN THÁI HIỀN (TĐ)
-MARIA
TRẦN THỊ THƠM (TĐ)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (2003):
-MARIA
HOÀNG THỊ LO (TM)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (2003):
-MARIA
NGUYỄN THỊ HOA (TĐ)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1990):
-MARIA LƯU THỊ CẬN (HH)
Kết thúc tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.
26 02/01 X/Tr CHÚA
NHẬT 3 MÙA TN.
Is 8,23-9,3;1 Cr 1,10-13.17; Mt 4,12-23
MỒNG HAI TẾT.
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.
Hc 44,1.10-15; Ep 6,1-4.18-23; Lc 1,67-75
Không nhớ thánh Timôthêô và thánh Titô.
Thánh vịnh tuần 3
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Chúng ta dựa vào đâu mà biết được một hành
vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ?
T. Chúng ta dựa vào ba điểm này: một là điều chúng
ta chọn tốt hay xấu; hai là mục đích chúng ta nhắm tốt hay xấu; ba là hoàn cảnh
làm cho hành vi thành tốt hay xấu, nặng hay nhẹ hơn (GLHT,383).
CHIA
SẺ
Đối tượng được chọn, nghĩa là một điều thiện
đích thực hay có vẻ như thế. Ví dụ giúp đỡ người khác là tốt, vì đối tượng tôi
yêu là người khác.
Còn tôi hành động vì mục đích gì? Mục
đích tốt nếu tôi giúp người ta vì thấy người ta đói khổ. Trái lại, một mục đích
tốt như việc bố thí lại trở thành xấu khi tôi muốn được mọi người biết đến (tìm
hư danh).
Hoàn cảnh, gồm cả những hậu quả cũng góp phần làm
gia tăng hay giảm thiểu tính chất tốt hay xấu về mặt luân lý trong các hành vi
nhân linh. Ví dụ số lượng ăn cắp nhiều hay ít; hành động sai trái vì sợ chết.
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2010):
-MARIA
ĐOÀN THỊ QUY (SH)
27 03/01 Tr
Thứ Hai tuần 3 Mùa TN.
MỒNG BA TẾT. THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM.
(Tr) St 2,4b-9.15; Cv 20,32-35; Ga 5,16-20.
Thánh Angêla Merici, Đt (Tr).
2 Sm 5,1-7.10; Mc 3,22-30
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1971) ÔB:
-VINHSƠN
NGUYỄN ĐÀO (SH)
-MARIA
PHẠM THỊ HƠN (SH)
Kỷ
Niệm Ngày Về Nhà Cha (1969):
-PHÊRÔ
NGUYỄN VĂN TRỮ (SH)
28 04 Tr
Thứ Ba tuần 3 Mùa TN,
Thánh Tôma Aquinô, Lmtsht. Lễ nhớ.
2 Sm 6,12b-15.17-19; Mc 3,31-35,
Tước hiệu Nhà
Nguyện Tòa Giám Mục
Kỷ niệm ngày qua đời(1970):
Cha Giuse Phạm Hữu Đoàn (Long Xuyên)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2004):
MARIA TRỊNH THỊ LAN ™
29 05 X
Thứ Tư tuần 3 Mùa TN.
2 Sm 7,4-17; Mc 4,1-20
30 06
X Thứ Năm tuần
3 Mùa TN.
2 Sm 7,18-19.24-29;
Mc 4,21-25
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1992):
-
Cha Vincent Lê Văn Bằng
-
Cha Phêrô Phan Thanh Điềm
-
Cha Bênêđictô Bùi Đức Hiền
-
Cha Phêrô Trương Phú Thịnh
-
Cha Antôn Nguyễn Văn Triển
31 07 Tr
Thứ Sáu tuần 3 Mùa TN.
Thánh Gioan Bosco,
Lm. Lễ nhớ.
2 Sm 11,1-4a.5-10a.13-17; Mc 4,26-34
Ngày quốc tế những người bệnh phong.
Kỷ
niệm ngày qua đời (1990):
-Cha
Antôn Mai Xuân Khoa (K.A2)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (1997) ÔB:
-GIUSE
ĐINH DUY DứC (HH)
-MARIA
TRẦN THỊ THANH THỦY (HH)
Kỷ
Niệm Ngày Thành Hôn (2002) ÔB:
-GIUSE
NGUYỄN HUY HOÀNG (TĐ)
-ROSA TRẦN THỊ LAN ANH (TĐ)
Thứ Tư. NT 8 TRONG TUẦN BÁT NHẬT LỄ GIÁNG SINH
01/01/2020
NGÀY 1 THÁNG 1
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn
TM:) Lc 2, 16-21
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ĐỨC MARIA MẸ THIÊN
CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nghe Thiên
Thần báo, các mục đồng đều gọi nhau kéo đến Bêlem. Đến nơi, họ thấy Đức Mẹ và
Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ đúng như lời Thiên Thần bảo. Họ thờ lạy Chúa
rồi chạy về làng báo cho mọi người biết những gì họ đã nghe thấy. Ai nấy đều
ngạc nhiên về những điều họ thuật lại. Còn Đức Mẹ thì ghi nhớ và suy niệm những
kỷ niệm đó trong lòng. Và khi Hài Nhi đã đủ tám ngày thì người ta làm phép cắt
bì và đặt tên là Giêsu nghĩa là Chúa Cứu Thế.
Thật là một
khung cảnh tuyệt vời: Các mục đồng cùng với Mẹ Maria Thánh Giuse chầu quanh
Chúa Hài Nhi trong thầm lặng, trong tin yêu…Tin một Hài Nhi là Thiên Chúa, tin
một trẻ sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ là Đấng cứu chuộc loài người!
Phần Đức Mẹ
và Thánh Giuse đã trung thành tuân giữ luật cắt bì cho con, và đặt tên là Giêsu
đúng như lời sứ thần Chúa truyền. Ông bà chấp nhận sứ mệnh cứu thế của con mình
và sẵn sàng cộng tác với con.
Tiếp nhận
Chúa làm người chính là sẵn sàng cộng tác với người trong sứ mệnh cứu nhân độ
thế. (thinh lặng một lát)
Tôi có cộng
tác với Chúa Giêsu trong việc cứu rỗi tôi và gia đình tôi không?… Bằng cách
nào? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
những người đầu tiên được phước đến thấy Chúa sinh ra là các mục đồng nghèo nàn
chất phác, vì Chúa thương những người như thế.
Khi nghe
Thiên Thần báo, họ đã vội vã chạy đến hang đá Bêlem, và họ đã thấy một gia đình
gồm có Mẹ Maria Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Họ đã thấy một
hình ảnh người Mẹ trầm ngâm âu yếm con mình. Ôi tình mẫu tử của Mẹ thật đậm đà
sâu thẳm …
Xin Chúa cho
những người mẹ trong gia đình hết lòng thương yêu đùm bọc, hết lòng bảo vệ sự
sống phần hồn cũng như phần xác cho con cái, nhất là hết lòng lo dạy dỗ chúng
nên người và nên con Chúa theo gương Mẹ Maria mà chúng con mừng lễ hôm nay.
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Còn bà
Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
Thứ Năm Đầu Tháng trước lễ Hiển Linh
02/01/2020
NGÀY 2 THÁNG 1
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 1,19-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGƯỜI Ở GIỮA CÁC ÔNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thánh Gioan
đang làm phép rửa ở sông Giođan thì có mấy tư tế đến hỏi ông là ai. Ông trả
lời: Tôi không phải là Đấng Kitô. Họ lại hỏi ông có phải là Êlia, để họ về trả
lời cho những người Biệt Phái đã sai họ đi. Gioan đáp: Tôi là người dọn đường
cho Đấng Cứu Thế đến như tiên tri Êlia đã báo trước. Họ lại hạch sách: Sao ông
làm phép rửa? Gioan cho họ biết: Ông chỉ làm phép rửa bằng nước không quan hệ
gì. Nhưng có một Đấng cao trọng ở giữa họ mà họ không biết. Đấng đó có trước
ông và ông không đáng xách dép cho Đấng ấy.
Khi các tư
tế hỏi Gioan có phải là Đấng Cứu Thế không. Ông đã thẳng thắn trả lời không.
Ông chỉ là kẻ dọn đường. Muốn dẫn đưa mọi người đến với Chúa, chúng ta cần dọn
đường cho Chúa, bằng lời cầu nguyện sự hy sinh và gương sáng.
Thánh Gioan
đã làm chứng cho Chúa Giêsu bằng đời sống khắc khổ hy sinh. (thinh lặng một lát)
Chúng ta làm
chứng cho mọi người đến với Chúa bằng cách nào? (thinh lặng một lát)
Và thánh
nhân báo cho chúng ta biết: Chúa Giêsu đang hiện diện ở giữa chúng ta mà chúng
ta không nhận biết. Tại sao? (thinh
lặng một lát)
Phải chăng
vì của cải thế gian ám ảnh chúng ta? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
ngày nay có rất nhiều người giống như hạng tư tế và Biệt Phái đó. Hễ họ nghe ở
đâu có người nhiều bùa phép có thể nháy mắt cho họ nhiều vàng bạc của cải thì
họ chạy theo những người đó. Còn Chúa thì họ nghe ngàn lần, họ cũng chẳng màng
gì tới, trong số đó có gia đình con!
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con hằng ngày nhớ Chúa đang ở giữa chúng con,
cho chúng con biết lo tìm đến Chúa, chạy tới Chúa, cầu khẩn Chúa. Vì có Chúa
thì có tất cả, chẳng những có được những của cải ở đời này mà còn được huởng
hạnh phúc vô cùng đời sau…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nhưng có
một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người đến sau tôi và tôi
không đáng cởi quai dép cho Người.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
Thứ Sáu Đầu Tháng trước lễ Hiển Linh
03/01/2020
NGÀY 3 THÁNG 1
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 1, 29-34
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) ĐÂY LÀ CHIÊN
THIÊN CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Khi thánh
Gioan thấy Chúa Giêsu, thì giới thiệu cho mọi nguời biết: Đây là Chiên Thiên
Chúa, là Đấng Cứu Thế, Đấng xoá tội trần gian, Đấng mà tôi loan báo sẽ đến sau
tôi nhưng cao trọng hơn tôi, vì Người là con Thiên Chúa. Tôi đã thấy Thánh Thần
lấy hình chim câu ngự xuống trên Người nên tôi nhận biết Người là con Thiên
Chúa. Tôi chỉ làm phép rửa bằng nước để dọn lòng anh em đón tiếp Người. Còn
Nguời đã được đầy tràn Chúa Thánh Thần thì sẽ làm phép rửa cho anh em trong
Thánh Thần.
Chúa Giêsu
là Chiên Thiên Chúa, đã gánh hết tội lỗi chúng ta. Người đã phải chịu sát tế để
đền bù, để xoá tan tội lỗi trần gian.
Chính tội
lỗi chúng ta đã đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá!
(thinh lặng một lát)
Chúng ta còn
phạm tội nữa không? (thinh lặng một lát)
Chúng ta đành
để cho mọi người trong gia đình chúng ta phạm tội sao? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
con thấy thánh Gioan luôn luôn tìm cách giới thiệu Chúa cho mọi người biết Chúa
là Đấng Cứu Thế, là Đấng từ trời sinh xuống làm người để chịu chết chuộc tội
chúng con, chính tội lỗi của con và gia đình con đã làm cớ cho Chúa phải chết
treo trên khổ giá.
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con hết lòng xa lánh tội lỗi, chừa bỏ tội lỗi,
luôn lo tuân giữ luật Chúa và luật Hội Thánh đầy đủ chín chắn.
Xin Chúa
cũng cho con biết bắt chước thánh Gioan, hằng ngày loan truyền giới thiệu Chúa
cho mọi người, nhất là mời gọi kẻ tội lỗi ăn năn sám hối trở về với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời
chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ông Gioan
thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: ‘Đây là Chiên Thiên Chúa,Đấng xoá
bỏ tội trần gian’.”
(Mời cộng đoàn đọc lại)
Thứ Bảy Đầu Tháng trước lễ Hiển Linh
04/01/2020
NGÀY 4 THÁNG 1
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM: ) Ga 1, 35-42
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) GIỚI THIỆU CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thánh Gioan
đang ở với hai môn đệ thì thấy Chúa Giêsu. Ông liền chỉ cho họ và giới thiệu:
Đây là Con Thiên Chúa. Hai môn đệ liền đi theo Chúa. Và một trong hai môn đệ
tên là Anrê đã đi gặp em là Simon và khoe: Tôi đã thấy Đấng Thiên sai là Chúa
Kitô, rồi dẫn em đến gặp Chúa. Chúa liền gọi giúp việc Người và đổi tên là
Phêrô, nghĩa là “Đá”.
Muốn đến với
Chúa, rất cần người thân đã biết Chúa giới thiệu, nhất là những bà con quen
thuộc. Hai môn đệ nhờ thánh Gioan hướng dẫn đến sống với Chúa, và Anrê là một
trong hai người đó đã giúp em mình là Simon đến với Chúa, đi theo Chúa.
Là Kitô Hữu,
chúng ta có bổn phận đưa dẫn mọi người đến với Chúa. Chúa đang cần nhiều người
giới thiệu làm chứng…
(thinh lặng một lát)
Tôi có giới
thiệu Chúa cho những người trong gia đình, trong bà con thân tộc, trong xóm
làng biết không?… (thinh lặng một lát). Bằng cách nào?
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
lúc Chúa dựng nên con, Chúa không cần con, nhưng khi cứu chuộc con và mọi
người, Chúa cần con phụ giúp Chúa, nên hôm nay Chúa kêu gọi Anrê, Gioan và
Simon đi theo.
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con biết hy sinh quảng đại, sẵn sàng cộng tác
với Chúa, hằng ngày biết lo dùng sự hãm mình chịu khó, biết lo cầu nguyện làm
gương sáng cho nhiều người nhìn biết Chúa.
Xin Chúa cho
gia đình con biết lo động viên thêm nhiều người trong gia đình, trong bà con
thân thuộc với chúng con phụ giúp Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
Ông Gioan
lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang
qua, ông lên tiếng nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói,
liền đi theo Đức Giêsu. (Mời cộng đoàn đọc lại)
05/01/2020
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 2, 1-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: NGÔI SAO LẠ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thấy ngôi
sao lạ hiện ra, ba nhà chiêm tinh ở Phương Đông biết có Đấng Cứu Thế ra đời. Họ
liền đến Giêrusalem hỏi thăm vua Hê-rô-đê. Nhà vua nghe hỏi thì bối rối, vì sợ
trẻ này sau sẽ chiếm đoạt ngôi vua của ông ta. Ông triệu tập các giáo trưởng và
luật sỹ đến hỏi nơi Chúa Giêsu sinh ra. Họ cho biết theo lời các tiên tri thì
Nguời sinh ra tại Bê-lem. Nhà vua liền báo cho các nhà chiêm tinh biết và
dặn khi nào gặp được Hài Nhi thì cho ông
ta biết, để ông cũng đến thờ lạy, nhưng thật sự là để ông ta giết Chúa. Thế là
họ tiếp tục lên đường. Và ngôi sao lạ lại hiện ra dẫn họ đến chỗ Hài Nhi ở. Họ
vào nhà, thấy Con Trẻ và Mẹ Nguời thì tin tưởng thờ lạy và dâng lễ vật.
Các nhà
chiêm tinh tin tưởng có Đấng Cứu Thế xuất hiện, nên khi thấy ngôi sao lạ thì
lên đường tìm kiếm thờ lạy.
Tin là chú ý
đến các dấu chỉ thời đại, để nhận biết Chúa hiện diện, tin là bắt đầu tìm kiếm
Đấng mình tin và nhờ người khác giúp đỡ. (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có nhận
biết Chúa qua các dấu chỉ thời đại không?
(thinh lặng 1 lát).
Tôi bắt đầu
tìm kiếm Chúa chưa? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa sinh xuống thế gian để cứu chuộc hết mọi người ở khắp bốn
phương thiên hạ, như các nhà chiêm tinh ở Phương Đông đây đã minh chứng. Thế mà
Chúa cũng thương soi lòng mở trí cho họ tìm đến Chúa, tin tưởng Chúa, thờ lạy
Chúa.
Nhưng lạy Chúa, Chúa sinh ra gần hai ngàn năm rồi mà mới có một phần ba
loài người biết Chúa tin Chúa. Xin Chúa thương ban cho hai phần ba còn lại cũng
được Chúa thương soi sáng hướng dẫn, và chịu khó tìm kiếm Chúa như các nhà
chiêm tinh này, để nhìn biết thờ phượng Chúa, để mọi người được hưởng nhờ ơn
cứu rỗi của Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh
lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền
sấp mình bái lạy Nguời. (mời CĐ đọc lại)
06/01/2020
THỨ HAI SAU LỂ
HIỂN LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 4, 12-17.23-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): CHÚA GIÊSU Ở GALILÊ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Nghe tin
Gioan bị bắt, Chúa Giêsu lánh về Ga-li-lê để tránh sự thù hằn của nhóm biệt
phái và luật sĩ, đúng như lời tiên tri I-sai-a đã nói: Dân ngồi trong bóng tối
sự chết đã nhìn thấy ánh sáng của Chúa. Vì ở đó, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng
Tin Mừng, kêu gọi mọi nguời thống hối và chữa lành các bệnh tật. Tiếng tăm
Nguời đồn khắp xứ Xy-ri-a, nên dân chúng
từ khắp nơi tuôn theo Nguời.
Chúa Giêsu
không bao giờ ngưng rao giảng Phúc Âm và chữa lành các bệnh tật. Lời Nguời là
ánh sáng cho người nghe. Ai muốn ra khỏi chốn tối tăm lầm lạc, phải nghe Lời
Nguời dạy dỗ chỉ bảo. Nguời kêu gọi chúng ta sám hối tội lỗi để dến với Nguời,
lãnh lấy ơn cứu độ của Nguời.
Những ai
không tự mình đến với Nguời được thì nhờ kẻ khác dẫn đưa. Mọi người cần dìu dắt
dẫn đưa nhau đến với Chúa.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có nghe
lời Chúa kêu gọi mà ăn năn thống hối tội lỗi không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có biết
nhờ Hội Thánh dìu dắt tôi đến với Chúa không? (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, ngay những ngày đầu công khai rao giảng Tin Mừng cứu rỗi, Chúa đã tìm đến với những người
bất hạnh khốn khổ, những người chưa biết Chúa, những người đang ở trong bóng
tối sự chết.
Tại sao họ lại được ưu tiên như vậy? Lạy Chúa, con hiểu rồi, vì họ cần Chúa
hơn, vì họ lầm than cực khổ hơn.
Xin cho gia đình chúng con luôn biết ưu tiên lo cho những người nghèo khó
bệnh tật phần hồn phần xác. Xin cho các vị lãnh đạo trong Giáo Hội Chúa biết
noi gương Chúa, chăm lo săn sóc những người khốn khổ, những người tội lỗi,
những người chưa biết Chúa nhiều hơn…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Đoàn dân
đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi
trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (mời CĐ đọc lại)
07/01/2020
THỨ BA SAU LỂ HIỂN
LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 6, 34-44
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: BÁNH HOÁ NHIỀU
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thấy dân
chúng kéo theo đông đảo, Chúa Giêsu cảm động. Nguời thương họ vì thấy không có
ai lo lắng dạy bảo họ!
Và mãi đến
chiều tối mà họ vẫn ở nghe Chúa giảng dạy. Thấy vậy, các môn đệ xin Chúa cho họ
đi mua thức ăn. Chúa bảo các ông hãy lo cho họ ăn, nhưng các ông không thể lo
nổi vì các ông chỉ còn có năm cái bánh và hai con cá. Nguời bảo các ông cho họ
ngồi từng nhóm rồi cầm lấy năm cái bánh với hai con cá ngước mắt lên trời cầu
nguyện với Chúa Cha, rồi trao cho các môn đệ phân phát cho dân chúng ăn. Mọi
người đều ăn no nê mà còn dư cả mười hai thúng đầy.
Chúa thương
những ai biết chạy đến Nguời, vì Nguời sinh xuống thế gian để cứu vớt họ, và
Nguời cần nhiều người cộng tác.
Trong phép
lạ hoá bánh ra nhiều hôm nay , chúng ta thấy Chúa ra lệnh cho các môn đệ lo cho
dân chúng ăn, và Nguời đã dùng bánh với cá của các ông, sau khi đã hoá ra
nhiều, Nguời còn giao cho các ông phân phát.
Người môn đệ
là kẻ cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu rỗi của Nguời.
Phép lạ này
chỉ Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu ban Mình Máu Nguời làm của ăn nuôi dưỡng nhân
loại. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cộng
tác với Chúa, đem ơn cứu rỗi đến cho đồng bào đồng loại tôi không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có chia
sẻ cơm bánh cho anh chị em tôi không?
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, xưa Chúa cho bánh man na từ trời xuống nuôi dân Do Thái về tới
đất Chúa hứa. Nay Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi dưỡng những người
theo Chúa.
Phần chúng con còn đặc biệt hơn nữa: Chúa lấy chính Thịt Máu Thánh Chúa
nuôi chúng con trên đường về nước Chúa. Lạy Chúa, làm sao chúng con hiểu nổi
lòng Chúa yêu thương lo lắng cho chúng con!
Xin Chúa cho gia đình chúng con hết lòng mến mộ Bí Tích Tình Yêu của Chúa
và cho chúng con noi gương Chúa, cộng tác với Chúa, hằng ngày biết chia cơm sẻ
áo, biết mang ơn cứu rỗi của Chúa đến cho các gia đình khác, nhất là các gia
đình nghèo khổ phần hồn phần xác chung quanh chúng con…
Xin Chúa nhậm lời
chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Nguời cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên
trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra trao cho các môn đệ để các ông dọn ra
cho dân chúng. (mời CĐ đọc lại)
08/01/2020
THỨ TƯ SAU LỂ HIỂN
LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 6, 45-52
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Với phép lạ
hoá bánh ra nhiều, năm ngàn người đã ăn no nê. Thấy vậy họ muốn tôn Chúa làm
vua, nên Chúa bảo các môn đệ xuống thuyền lánh đi trước, còn Nguời ở lại giải
tán dân chúng và lên núi cầu nguyện.
Đang khi
Nguời cầu nguyện, thuyền các môn đệ bị sóng gió đánh tạt ra gữa biển… mãi đến
canh tư (3 giờ sáng), Nguời nhìn thấy các môn đệ chèo chống vất vả nên đi trên
mặt nước đến với các ông. Các ông thấy bóng Nguời thì tưởng là ma nên kêu la
inh ỏi. Nguời liền lên tiếng bảo: “Thầy đây, đừng sợ!” Rồi Nguời lên thuyền,
sóng gió liền yên lặng. Còn các môn đệ vẫn kinh khiếp sợ hãi vì các ông chưa
tin Nguời là Thiên Chúa.
Vắng mặt
Chúa, sóng gió nổi lên, có Chúa đến với các tông đồ, biển yên gió lặng. Đời
sống chúng ta thiếu vắng Chúa sẽ ra sao?
Chắc chắn sóng gió ma quỷ xác thịt thế gian sẽ nổi lên vùi dập chúng ta.
Cần có Chúa ở với chúng ta luôn, để Nguời ban ơn, che chở, cứu giúp chúng ta.
Chúa Giêsu
lên núi cầu nguyện. Nguời luôn liên lạc, kết hợp với Chúa Cha. Phải chăng Nguời
dạy chúng ta kết hợp với Nguời bằng lời cầu nguyện, bằng năng lãnh nhận các bí
tích, nhất là bí tích Thánh Thể. (thinh lặng 1 lát).
Làm sao có
Chúa ở với tôi, với gia đình tôi luôn?
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, các môn đệ đã thấy tận mắt ba
phép lạ Chúa làm: Hoá bánh ra nhiều, đi trên mặt biển, dẹp yên sóng gió, vậy mà
các ông vẫn chưa tin Chúa nổi!...
Điều đó không có gì lạ, Chúa ơi! Chính con và nhiều người trong gia đình
con hiện giờ vẫn còn cứng lòng tin không kém gì các môn đệ Chúa. Chúng con đã
thấy bao kỳ công Chúa làm trong vũ trụ, bao dấu lạ trong trời đất, thế mà chúng
con vẫn chưa hết lòng tin tưởng Chúa. Chúng con còn chạy theo thế tục tiền của
hơn là chạy theo Chúa. Xin Chúa thương tha cho chúng con. Xin Chúa cho chúng
con hết lòng tin tưởng Chúa, chạy đến Chúa, cầu khẩn Chúa, nhất là trong những
lúc gặp gian nan thử thách phần hồn phần xác…Xin Chúa nhậm lời chúng con …
(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
‘Người bảo
các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ.” Người lên thuyền với các ông,
và gió lặng.’ (mời CĐ đọc lại)
09/01/2020
THỨ NĂM SAU LỂ HIỂN
LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 6, 14-22a
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HÔM NAY ĐÃ ỨNG NGHIỆM
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu
trở về Ga-li-lê, lòng tràn Thánh Thần và danh tiếng Nguời vang dội… Nguời đến
Na-da-ret là nơi sinh trưởng. Ngày hưu lễ, Nguời vào hội đường đọc Sách Thánh.
Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho
người nghèo khó, công bố ân xá cho kẻ tù đày, cho người mù được thấy, kẻ áp bức
được giải oan và loan báo một năm hồng ân của Chúa. Nguời xếp sách lại và tuyên
bố: chính Nguời đã được Thiên Chúa sai đến để thực hiện các việc đó…
Chúa Giêsu
là Đấng Cứu Thế, Nguời đến để thực hiện
các lời ngôn sứ I-sai-a đã báo truớc. Nguời giải phóng chúng ta khỏi đau khổ lầm
than phần hồn phần xác.
Là môn đệ
Chúa, chúng ta có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công trình cứu độ, trong việc
đem Tin Mừng đến người nghèo khó, giải phóng những kẻ đang bị ma quỷ xác thịt
thế gian áp bức. (thinh lặng 1 lát).
Tôi và gia
đình tôi có cộng tác với Chúa: đem Tin Mừng cho người nghèo khó, giải phóng kẻ
áp bức chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, hôm nay Chúa công khai tuyên bố cho mọi người biết sứ mạng Thiên
Sai của Chúa: sứ mạng cứu độ, sứ mạng giải phóng, sứ mạng thi ân giáng phúc…
Xin Chúa cho gia đình chúng con và những người được Chúa chọn tiếp tục sứ
mạng của Chúa, luôn luôn biết noi gương Chúa, thương yêu giúp đỡ mọi người,
nhất là những người đang gặp khó khăn, nghèo khổ, tội lỗi, những người chưa
biết Chúa hoặc biết Chúa mà đã bỏ Chúa, vì họ đang cần được Chúa cứu độ.
Xin cho chúng con biết dùng lời cầu nguyện, việc hãm mình và gương sáng đời
sống để giúp Chúa cứu vớt họ… Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong
tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo hèn.”
(mời CĐ đọc lại)
10/01/2020
THỨ SÁU SAU LỂ
HIỂN LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 5, 12-16
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CHỮA NGƯỜI PHONG CÙI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu
đang ở trong thành thì có người phong cùi đến sấp mình van xin Nguời cứu chữa.
Nguời liền giơ tay sờ anh ta, tức thì anh ta được lành sạch. Nguời dặn anh ta
đừng nói cho ai biết, nhưng hãy đi trình diện với tư tế để làm chứng mình khỏi
bệnh. Nhưng đi tới đâu anh ta cũng thuật lại phép lạ Chúa đã làm cho anh, nên
dân chúng khắp nơi kéo nhau theo nghe Chúa giảng và xin Nguời cưú chữa bệnh
tật.
Phong cùi
phần xác ám chỉ tính hư tật xấu và tội lỗi xấu xa phần hồn. Nguời bệnh này đã
biết chạy đến kêu xin Chúa Giêsu và đã được Nguời thương chữa lành bệnh cùi
phần xác. Tại sao chúng ta không biết chạy đến Chúa, kêu xin Chúa chữa lành
bệnh phong cùi phần hồn của chúng ta? Chính Chúa Giêsu đến để chữa lành bệnh
cùi phần hồn của chúng ta đó. (thinh lặng 1 lát).
Tôi và gia
đình tôi có biết chạy đến Chúa, kêu xin Chúa chữa lành bệnh phong cùi phần hồn
của mình chưa? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, phép lạ Chúa chữa người cùi hôm nay minh chứng một lần nữa sứ
mạng cứu độ của Chúa. Chúa không thể cầm lòng nổi khi thấy chúng con nghèo khổ,
bệnh tật, khổ sở phần hồn cũng như phần xác. Các phép lạ Chúa làm, các Bí Tích
Chúa lập, cuộc thương khó và cái chết đau khổ của Chúa trên thập giá đều là
những phương dược Chúa dùng để cứu chữa hồn xác chúng con.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết hưởng dùng những
phương dược thiêng liêng đó của Chúa, để được Chúa chữa khỏi bệnh phong cùi ghê
tởm của linh hồn chúng con, là các thói hư tật xấu và tội lỗi của chúng con, để
chúng con được Chúa ban ơn lành ở đời này và được hạnh phúc vĩnh viễn đời sau.
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Nguời giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch
đi”. Lập tức chứng phong cùi biến khỏi anh. (mời CĐ đọc lại)
11/01/2020
THỨ BẢY SAU LỂ
HIỂN LINH
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 3, 22-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: NGUỜI PHẢI LỚN LÊN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu
cùng với môn đệ đến Ga-li-lê. Nguời làm phép rửa tại đó. Thánh Gioan cũng làm
phép rửa gần bên. Nhưng dân chúng kéo theo Chúa đông hơn, nên các môn đệ Gioan
ghen tức. Họ phàn nàn với ông: “Thưa Thầy, Nguời Thầy ca tụng đang làm phép rửa
bên kia và dân chúng kéo theo ông ta…” Thánh Gioan liền trấn an họ và nói cho
họ biết: Đó chính là Chúa Giêsu, là Đấng Thiên Sai… Tôi chỉ là người được sai
đi trước để dọn đường cho Nguời. Một khi tôi đã làm xong sứ mạng đó thì tôi
phải rút lui để cho Nguời đuợc tôn vinh.
Gioan Tẩy
Giả luôn sống đúng vai trò của mình là kẻ dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Một khi sứ
mạng đã xong, ông sẵn lòng rút lui, để cho Chúa được mọi người nhìn biết tôn
kính.
Môn đệ chân
chính của Chúa Giêsu là kẻ biết tự nhỏ lại để cho Chúa lớn lên, để nhường cho
Chúa hành động. Tất cả chúng ta chỉ là những dụng cụ, Chúa mới là Đấng cứu rỗi.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có nhỏ
lại để cho Chúa lớn lên không? (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có nhận
mình là dụng cụ thấp hèn vô dụng của Chúa không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con phục Thánh Gioan sát đất. Thánh nhân đã lãnh sứ mạng dọn
đường cho Chúa thì suốt đời lo làm hết sức chu đáo: nào là lo sống khắc khổ, lo
lặn lội khắp nơi rao giảng thống hối và làm phép rửa… Và một khi đã chuẩn bị
đâu đó đầy đủ cho Chúa rồi thì vui vẻ rút lui, để nhường phần vinh hiển cao
sang lại cho Chúa.
Xin cho gia đình con và các gia đình biết bắt chước Thánh Gioan, hằng ngày
lo dọn đường cho Chúa, lo dùng lời nói, gương lành và lời cầu nguyện dẫn đưa
mọi người đến cùng Chúa, để họ thờ phượng tôn vinh Chúa.
Xin Chúa cho chúng con luôn nhớ chúng con là dụng cụ của Chúa, chỉ lo dọn đường cho Chúa, còn Chúa mới chính
là Đấng Cứu Rỗi mọi người…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Đó là niềm vui của Thầy, niềm vui ấy bây giờ trọn vẹn.
Nguời phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi.” (mời CĐ đọc lại)
MÙA THƯỜNG NIÊN
MÙA THƯỜNG NIÊN LÀ GÌ?
Mùa thường
niên hay mùa quanh năm là thời gian gồm 33 hay 34 tuần lễ. Hội Thánh kính mầu
nhiệm Chúa Kitô trong toàn thể, chớ không cử hành một mầu nhiệm đặc biệt nào
của Người.
Trong mùa
này, chúng ta sẽ lần lượt đọc và tìm hiểu Lời Chúa qua Phúc Âm thánh Gioan và
nhiều nhất là theo ba Phúc Âm nhất lãm (Ba sách PÂ này chép nhiều điều giống
nhau, theo một dàn bài tương tự nhau) của Thánh Matthêu, Thánh Matcô và Thánh
Luca theo thứ tự dưới đây:
* Từ tuần 01
đến hết tuần 09, chúng ta đọc, tìm hiểu và cầu nguyện theo Phúc Âm Thánh Matcô.
* Từ tuần 10
đến hết tuần 21, chúng ta đọc, tìm hiểu và cầu nguyện theo Phúc Âm Thánh
Matthêu.
* Từ tuần 22
đến hết tuần 34, chúng ta đọc, tìm hiểu và cầu nguyện theo Phúc Âm Thánh Luca.
CHÚNG TA LÀM GÌ TRONG MÙA THƯỜNG NIÊN?
Trong suốt
mùa thường niên, chúng ta xin Chúa cho chúng ta siêng năng đọc Lời Chúa trong
giờ kinh gia đình, để chúng ta hiểu biết Chúa hơn, cầu nguyện với Chúa sốt sắng
hơn, làm đúng theo ý muốn Chúa hơn, được Chúa ban cho gia đình chúng ta nhiều
ơn phần hồn phần xác hơn.
12/01/2020
CHÚA NHẬT
TUẦN 1 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn
TM:) Mt 3,13-17
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) CHÚA GIÊSU
CHỊU PHÉP RỬA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
đến xin thánh Gioan làm phép rửa cho Người như ông đã làm phép rửa thống hối
cho bao nhiêu người đồng hương.
Thánh nhân
từ chối, vì đáng lý ra chính ông phải làm phép rửa cho ông. Nhưng Chúa bảo phải
làm theo thánh ý Chúa Cha, nên Gioan đã vâng lời làm phép cho Người.
Và vừa rửa
xong thì trời mở ra, Chúa Thánh Thần tấn phong Chúa Giêsu làm Đấng Cứu Thế và
Chúa Cha công nhận Người là Con Yêu Dấu…
Nhờ đâu mà
Chúa Giêsu được Chúa Cha công nhận là Con Yêu Dấu? Nhờ Người luôn vâng lời và
làm theo ý Chúa Cha.
Muốn được
Chúa Cha nhận làm con yêu dấu chúng ta phải noi gương Chúa Giêsu, luôn vâng lời
Chúa, tuân giữ lề luật Chúa, làm theo Lời Chúa dạy.
Chúa Giêsu
chịu phép rửa để bắt đầu cuộc đời mới, cuộc đời công khai truyền giáo…Chúng ta
đã lãnh phép Rửa Tội, chúng ta có sống đời sống mới, sống nên người mới chưa?
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa chịu thánh Gioan làm phép rửa, để Chúa làm đúng theo thánh ý Chúa
Cha, Chúa bắt đầu cuộc sống mới, cuộc sống truyền giáo cho muôn dân.
Con và mọi
người trong gia đình con đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Xin Chúa cũng cho
chúng con sống đời sống mới, trở nên người mới hoàn hảo và thánh thiện nhiệt
thành rao giảng đạo Chúa. Nhất là xin cho chúng con biết sống như Chúa giống
Chúa, luôn luôn vâng lời Đức Chúa Cha, làm theo Lời Chúa dạy, để chúng con xứng
đáng làm con yêu dấu, con hiếu thảo ở đời này, hầu đời sau được huởng phần gia
nghiệp muôn đời…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…
Sống Lời Chúa dạy:
“Đây là Con
yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”
(Mời cộng đoàn đọc lại)
13/01/2020
THỨ HAI TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn
TM:) Mc 1, 6-8
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) CHÚA MỜI GỌI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nghe tin
Gioan bị bắt, Chúa Giêsu trở về Galilê và giảng cho mọi người biết: Nước Chúa
đã đến. Hãy ăn năn và tin theo Người… Và khi đi rao giảng dọc bờ biển, Người
gặp ông Simon và anh là Anrê đang thả lưới. Người gôi hai ông theo Người để
“Lưới người ta”. Và Người cũng gặp ông Giacôbê và em là Gioan đang vá lưới.
Người cũng gọi hai ông. Hai ông liền bỏ chài lưới và cha là Dêbêđê mà theo giúp
Người.
Nghe tin
Gioan Tẩy Giả bị nộp cho vua Hêrôđê, Chúa Giêsu lánh sang Galilê, rao giảng kêu
gọi mọi người ăn năn sám hối, để lãnh nhận ơn cứu rỗi của Người.
Muốn được cứu rỗi cần phải sửa đổi đời sống, hoán cải tâm
hồn. Tôi có làm như thế chưa?
Chúa Giêsu cần nhiều người cộng tác để đem ơn cứu rỗi đến
cho mọi người. Người kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Các ông đã vui lòng bỏ tất cả
mà đi theo giúp Ngài. Còn tôi có sẵn sàng bỏ mọi sự vì Chúa, theo Chúa, giúp
Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa đã nhờ các tiên tri và thánh Gioan tiền hô dọn đường cho Chúa, và
sau cùng Chúa đã đến đem Tin Mừng Cứu Rỗi cho loài người chúng con.
Để thực hiện
điều đó, Chúa đã kêu gọi mọi người cộng tác với Chúa, vì khi dựng nên chúng
con, Chúa không cần chúng con, nhưng để cứu rỗi chúng con, Chúa cần chúng con
giúp Chúa…
Xin Chúa
thương chọn con và nhiều người trong các gia đình Công Giáo giúp việc giảng đạo
Chúa, cho chúng con sẵn sàng nghe tiếng Chúa gọi, sẵn sàng từ bỏ mọi sự mà theo
Chúa, để phụ giúp dọn đường cho Chúa, đem Tin Mừng Cứu rỗi đến cho những người
sống chung quanh chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Các anh hãy
theo tôi, tôi sẽ cho các anh thành những kẻ luới người như lưới cá.” (Mc 1, 17)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
14/01/2020
THỨ BA TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 1, 21-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) ĐẤNG CÓ THẨM
QUYỀN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
và các môn đệ đến Caphácnaum nhằm ngày hưu lễ. Người vào hội đường giảng dạy,
dân chúng hết sức ngạc nhiên về giáo lý và uy quyền của Người, còn ma quỷ đang
ám hại người ta thì hoảng sợ tuyên xưng Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Và Người truyền cho nó ra khỏi kẻ nó ám. Nó liền vật ngã người ấy và xuất ra…
Mọi người
thấy ma quỷ phải vâng phục Người như vậy thì càng bỡ ngỡ hơn. Và danh tiếng
Người đồn ra khắp xứ Galilê.
Chúa giảng
dạy như một “Đấng có thầm quyền”; Người truyền lệnh cho ma quỷ và chúng phải
tuân theo. Nhờ đâu?… Vì Người là Con Thiên Chúa. Mọi lời Người dạy đều là chân
lý; mọi việc Người làm đều là cứu rỗi. Chúng ta cần tin nghe Người, vì chúng ta
cần Người cứu vớt. Người không đến để làm chúng ta hư mất, nhưng cho chúng ta
được phần rỗi. Người là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, Người không ngừng thánh
hoá chúng ta.
Tôi có tin
nhận quyền phép cao cả của Chúa Giêsu không? Tin rằng Người làm được tất cả cho
tôi và gia đình tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, mới ngày đầu Chúa rao giảng với bốn môn đệ mà nhiều người đã suy phục uy
quyền Chúa và ma quỷ đã phải quy hàng Chúa. Vậy mà đến nay đã hơn 2000 năm rồi
mới có phần ít loài người tin thờ Chúa!…
Phải chăng
vì thiếu người phụ giúp rao giảng đạo Chúa? Hay vì loài người chúng con mê theo
giàu sang, vui sướng thế gian mà thờ ơ lãnh đạm với Chúa? Ngay chính trong gia
đình con, họ đạo của con cũng có nhiều người đã tin theo Chúa nay lại bỏ Chúa!…
Xin Chúa
thương cứu vớt chúng con. Xin cho gia đình con và các gia đình Công giáo đặt
hết niềm tin nơi Chúa là Đấng toàn năng., là Đấng ban cho chúng con tất cả ơn
lành phần hồn cũng như phần xác…
Xin soi lòng
mở trí và ban ơn giúp sức cho hết mọi người tin kính thờ phuợng Chúa là Đấng
quyền năng cao cả…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(Mời cộng đoàn đọc lại)
Sống Lời Chúa dạy:
“Mọi người đều kinh ngạc, đến nỗi họ bàn tán với nhau:
Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có thẩm quyền. Ông ấy ra
lệnh cho thần ô uế và chúng phải tuân lệnh.”(Mc 1, 27) (Mời cộng đoàn đọc lại)
15/01/2020
THỨ TƯ TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 1, 29-39
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
TRỪ QUỶ,
CHỮA BỆNH, CẦU NGUYỆN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa đến nhà
ông Phêrô và Anrê. Người ta trình cho Chúa biết mẹ vợ ông Phêrô đau nặng. Chúa
đến cầm tay bà, bà liên khỏi bệnh và lo tiếp đãi Chúa.
Chiều đến,
dân chúng đem các người bệnh và quỷ ám đến, Chúa chữa họ khỏi hết.
Sáng sớm hôm
sau, Người đến nơi thanh vắng cầu nguyện, các môn đệ đi tìm và báo cho Người
biết dân chúng đang tìm Người, nhưng Người bảo hãy đi nơi khác mà giảng đạo. Vì
Người có sứ mạng phải giảng dạy cho muôn dâ.và Người đã đi khắp xứ Galilê,
giảng dạy trong các hội đường và khử trừ ma quỷ.
Chúa Giêsu
rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Chúa Giêsu
chữa bệnh trừ quỷ cho mọi người.
Chúa Giêsu
cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Đó là chương
trình sống của Chúa Cứu Thế.
Và Chúa
Giêsu không đến để cứu vớt một số người, mà Người đến để cứu rỗi toàn thể nhân
loại. Người kêu gọi chúng ta phụ giúp Người. Chương trình sống của tôi như thế
nào?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có rao
giảng Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có giúp
những người đau khổ không?… (thinh
lặng một lát)
Tôi có đọc
kinh cầu nguyện không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo
Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, con thấy trong ba năm đi giảng đạo, Chúa luôn luôn làm ba việc: Giảng
dạy Lời Chúa, chữa khỏi bệnh tật ma quỷ, và cầu nguyện với Chúa Cha…
Xin cho gia
đình con và các nhà truyền giáo biết noi gương Chúa hằng ngày lo giảng dạy Lời
Chúa bằng cả lời nói việc làm và gương sáng đời sống chúng con, lo cứu giúp
nhưng người đau khổ bệnh tật phần hồn phần xác bằng các việc từ thiện bác ái
của chúng con, nhất là biết lo siêng năng sốt sáng cầu nguyện, để mọi việc
chúng con làm được kết quả tốt đẹp, vì nếu không có Chúa giúp thì chúng con
không làm được việc gì…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Sáng sớm
lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó…
rồi Người đi khắp miền Galilê rao giảng trong các hội đường của họ và trừ
quỷ.”(Mc 1, 35-39) (Mời cộng đoàn đọc lại)
16/01/2020
THỨ NĂM TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 1, 40-45
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) ĐỘNG LÒNG
THƯƠNG XÓT!…
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Một người
cùi đến quỳ gối xin Chúa cứu chữa. Chúa động lòng thương sờ vào người đó, tức
thì anh được khỏi bệnh. Chúa cấm anh không được nói cho ai biết Người đã chữa
cho anh, vì sợ dân chúng nghĩ sai lệch về Người. Họ chỉ nghĩ Chúa đến để giái
phóng họ khỏi ách đô hộ La Mã thôi. Người bảo anh đi dâng lễ, trình diện với Tư
Tế để chứng minh anh đã lành bệnh, nhưng vừa đi ra, anh ta liền cao rao cho mọi
người biết tin đó, nên Chúa không thể vào thành nào được, mà phải ở nơi vắng vẻ
ngoài thành. Dù vậy dân chúng cũng từ khắp nơi tuôn đến với Người.
Thiên Chúa
là tình yêu! Thiên Chúa là thương xót! Chúa Giêsu chính là trái tim của Chúa
Cha. Người không thể không thương giúp những ai đau khổ lầm than phần hồn phần
xác.
Mỗi lần
chúng ta gặp gian nan khốn khó, gặp thử thách cám dỗ, Người sẵn sàng ban ơn cứu
giúp chúng ta, miễn là chúng ta tin tưởng Người, chạy đến sấp mình dưới chân
Người như người phong cùi hôm nay.
Người cùi
được Chúa cứu chữa liền cao rao cho mọi người biết Chúa. Mỗi khi chúng ta được
Chúa ban ơn phần hồn phần xác, chúng ta có công bố cho anh chị em đồng bào đồng
loại chúng ta, để họ nhìn biết tin kính Chúa không?.. (thinh lặng một lát)
Tôi có nhận
biết tình thương vô biên của Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có biết
chạy đến Chúa mỗi khi nguy khó không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
thời xưa người mắc bệnh cùi bị đuổi ra khỏi xã hội vì sợ truyền nhiễm, và nhất
là vì mọi người đều cho bệnh đó là hình phạt do tội lỗi họ đã phạm. Nhưng phần
Chúa, Chúa không bao giờ từ bỏ những ai khốn khổ tội lỗi. Chúa muốn gần gũi họ,
chạm đến họ, cứu giúp họ, vì Chúa thương mọi người nhất là những người lầm than
đau khổ…
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa, biết thương yêu giúp
đỡ mọi ngườim nhất là những người đau khổ bệnh tật phần hồn phần xác. Và xin
Chúa cho chúng con biết bắt chước người bệnh này, hằng ngày cao rao Danh Chúa
cho những ai chưa biết Chúa, để mọi người nhin biết tin thờ Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người chạnh lòng thương, đưa tay đụng vào anh và bảo:
‘Tôi muốn, anh sạch đi…’ và anh đã bắt đầu rao tuyền và tung tin ấy khắp
nơi.”(Mc 1, 11-45) (Mời cộng đoàn đọc lại)
17/01/2020
THỨ SÁU TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 2, 1-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) ÔNG TA NÓI
PHẠM THUỢNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không
đọc)
Nghe tin
Chúa về Caphácnaum, dân chúng khắp nơi tuôn đến chật trong nhà ngoài sân, và
Chúa giảng dạy cho ho. Bỗng có bốn người khiêng người bại liệt đến, nhưng vì
dân chúng đông quá, họ phải dỡ mái nhà thòng giường và người bệnh xuống truớc
mặt Chúa. Chúa thấy họ có lòng tin như thế thì nói với người bệnh: Tội con đã
được tha. Các luật sĩ nghe vậy thì nghĩ là Chúa nói phạm thượng vì họ không tin
Người là Thiên Chúa, nên không có quyền tha tội, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền
đó. Chúa biết họ nghĩ thế, Người muốn tỏ cho họ biết Người là Thiên Chúa có
quyền tha tội, nên nói với người bất toại: Hãy chỗi dậy vác giường mà về. Người
đó liền chỗi dậy vác giường đi về trước sự kinh ngạc của mọi người.
Người bất
toại có lòng tin Chúa nên đã nhờ kẻ khác khiêng mình tới Chúa. Và chính những
người này cũng tin Chúa nên đã chịu khó leo lên mái nhà, dỡ ngói ra thòng người
bệnh xuống trước mặt Chúa!
Muốn gặp
Chúa phải có lòng tin, phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại, và có khi phải cần
kẻ khác giúp đỡ, và chính mình cũng phải giúp kẻ khác. (thinh
lặng một lát)
Tôi có lòng
tin Chúa như người đó không?… (thinh lặng một
lát)
Tôi có ra
sức lướt thắng mọi trở ngại để đến với Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có nhờ
người khác hoặc sẵn sàng giúp kẻ khác đến với Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, đi
tới đâu Chúa cũng lo giảng dạy, và nơi nào người ta có lòng tin thì Chúa luôn
sẵn sàng cứu chữa họ khỏi bệnh hoạn tật nguyền cũng như tha thứ tội lỗi như
trường hợp của người bất toại hôm nay.
Xin Chúa cho
gia đình con và mọi người hết lòng tin Chúa là Thiên Chúa chúng con, để được
Chúa thương cứu chúng con khỏi những khổ cực đời này và nhất là được Chúa tha
thứ tội lỗi, cho chúng con khỏi án phạt đời sau.
Xin Chúa cho
chúng con biết cậy nhờ kẻ khác dẫn đưa chúng con đến với Chúa, mỗi khi chúng
con lầm lạc, tội lỗi, khốn khó, và chính chúng con, chúng con cũng sẵn sàng
giúp đỡ những ai muốn đến với Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thấy họ có
lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: ‘Này con, con đã được tha tội
rồi’.” (Mc 2,5) (Mời cộng đoàn đọc lại)
18/01/2020
THỨ BẢY TUẦN 1 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 2, 13-17
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) CHÚA GỌI LÊVI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
đi dọc bờ biển giảng dạy dân chúng, Người thấy ông Mátthêu (Lêvi) đang ngồi thu
thuế. Người gọi ông, ông liền theo Người, và dọn tiệc thiết đãi Người với các
kẻ thu thuế và nhiều người tội lỗi. Thấy vậy, nhóm luật sĩ và biệt phái hỏi mọn
đệ Chúa: Sao Thầy các ông ăn uống với phường thu thuế và kẻ tội lỗi? Chúa nghe
vậy thì đáp: Thầy thuốc không cần cho người khoẻ mạnh mà chỉ cần cho kẻ đau
yếu. Cũng thế, Ta không đến để kêu gọi người lành mà đến để kêu gọi kẻ tội lỗi
ăn năn thống hối.
Lêvi là
người làm nghề thu thuế, là kẻ bị xã hội khinh dễ và kết án là phường tội lỗi.
Chúa Giêsu
biết rõ thế, nhưng Người đã kêu gọi ông, ngồi ăn uống với ông và bạn hữu ông.
Rõ ràng là Chúa thương kẻ có tội, muốn cứu vớt tha thứ chứ không bao giờ muốn
luận phạt. Người muốn dạy chúng ta noi gương Người, không bao giờ xét đoán kết
án ai, một thương lo giúp đỡ họ, cầu nguyện khuyên bảo họ ăn năn để được Người
tha thứ. (thinh
lặng một lát)
Tôi có tội
chăng?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cần
được Chúa thương cứu rỗi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có
thương giúp kẻ có tội ăn năn trở lại với Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
con thấy rõ nhóm luật sĩ và Biệt Phái là những người kiêu căng, lúc nào cũng
cho mình là khoẻ mạnh công chính không cần nhờ Chúa cứu chữa. Hơn nữa, họ luôn
khắt khe kết án và xa lánh kẻ có tội. Còn Chúa thì lúc nào cũng khoan dung, gần
gũi, kêu gọi người có tội ăn năn thống hối, để chẳng những được Chúa tha thứ mà
còn được Chúa chọn làm môn đệ Chúa nữa. Ôi! Tình Chúa thương chúng con thật lạ
lùng!…
Xin Chúa cho
gia đình con và các gia đình biết vâng nghe Lời Chúa, biết lo sám hối tội lỗi
trở về với Chúa, để được Chúa tha thứ, và được Chúa chọn rao giảng lòng quảng
đại vô cùng và ơn cứu rỗi cao cả của Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người khoẻ
mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người
công chính mà để kêu gọi người tội lỗi.”(Mc 2, 17) (Mời
cộng đoàn đọc lại)
19/01/2020
CHÚA NHẬT TUẦN 2 MÙA
THƯỜNG NIÊN NĂM A
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 1,29-34
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thánh Gioan
Tầy Giả thấy Chúa Giêsu thì giới thiệu: Đây là Chiên Thiên Chúa, là Đấng Cứu
Thế mà muôn dân từ lâu mong đợi. Tôi không biết Người, nhưng Chúa Cha sai tôi
đến dọn đường cho Người đã bảo tôi: Khi thấy Thánh Thần ngự trên ai thì người
đó là Đấng Thiên Sai là Con Thiên Chúa đến cứu độ nhân loại. Chính tôi đã thấy
Thánh Thần ngự xuống trên Người, nên tôi chứng Người là Con Thiên Chúa.
Chúa Giêsu
được Thánh Thần tấn phong làm Đấng Cứu Thế. Người khai mở triều đại cứu độ này,
Người chịu Gioan làm phép rửa tại sông Giođan. Người dạy cho chúng ta biết Chúa
Cha. Người làm cho chúng ta nên con Thiên Chúa. Người giải thoát chúng ta khỏi
lầm than đau khổ. Người xoá bỏ tội lỗi chúng ta bằng cuộc tử nạn của Người trên
thập tự giá… (thinh
lặng một lát)
Thánh Gioan
đã giới thiệu, đã làm chứng Chúa Giêsu. Tôi có giới thiệu Chúa cho gia đình tôi
không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có làm
chứng cho mọi người nhìn biết Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có cầu
xin Chúa xóa bỏ tội lỗi thế gian không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa cho mọi người cùng nhìn biết, đã
làm chứng là Con Thiên Chúa, là Đấng Chúa Cha sai đến để xoá bỏ tội lỗi chúng
con, giải thoát chúng con khỏi lầm than khốn khổ.
Xin Chúa cho
gia đình con và hết thảy các gia đình hết lòng tin kính Chúa là Đấng cứu độ
chúng con, cho chúng con biết chạy đến Chúa, đề Chúa xoá bỏ tội lỗi chúng con,
cứu chúng con khỏi đau khổ chết chóc.
Xin cho
chúng con biết noi gương thánh Gioan, hằng ngày biết giới thiệu Chúa cho người
khác, biết làm chứng Chúa là Đấng cứu độ trần gian, bằng lời nói việc làm và
lời cầu nguyện của chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ông Gioan
thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: ‘Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng
xoá tội trần gian’”
(Mời cộng đoàn đọc lại)
20/01/2020
THỨ HAI TUẦN 2 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 2, 18-22
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LUẬT MỚI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Có người đến
hỏi Chúa Giêsu: Sao môn đệ ông Gioan và các biệt phái ăn chay, còn môn đệ Ngài
không ăn chay? Chúa đáp: Các bạn hữu của chàng rể không thể ăn chay trong lúc
chàng rể còn ở với họ. Kho nào chàng rể đi rồi, họ mới phải ăn chay.
Chúa sánh
mình như chàng rể, ngày chàng rể đi là ngày Chúa đi chịu chết, bấy giờ các “bạn
hữu là môn đệ Người mới buồn sầu chay tịnh.
Không ai lấy
vải mới vá vào áo cũ, vì làm như vậy thì cả hai đều phải hư. Vì Chúa Giêsu đem
đạo tân Ước, đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho mọi người, không thể để lẫn lộn đạo
lý mới của Ngài với đạo lý cũ của đạo Do-thái. Vải mới, bầu da mới chỉ Tin Mừng
Cứu Rỗi của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu
đến để đổi mới tất cả, chỉ những ai chịu thay cũ đổi mới, chịu thay đổi đời
sống, hoán cải tâm hồn mới có thể chấp nhận Người, đạo lý mới của Người, ơn cứu
rỗi của Người. Trái lại kẻ nào không canh tâm sẽ hư hỏng đổ vỡ…
Chúng ta có
trách nhiệm cộng tác với Chúa trong công cuộc canh tân này bằng cách sống trung
thành với Tin Mừng của Người. (thinh lặng một lát)
Tôi có sửa đổi đời sống tôi cho đúng với Giáo Lý Phúc Âm
của Chúa chưa? (thinh lặng một lát)
Tôi có cộng tác với Chúa trong công cuộc đổi mới gia đình
xã hội theo tinh thần Phúc Âm chưa? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
Chúa bỏ trời xuống thế để kết ước với loài người chúng con, để đem Tin Mừng Cứu
Rỗi là đạo thánh Chúa cho chúng con.
Xin Chúa
đừng để chúng con giống như nhóm Biệt Phái xưa, cứ khư khư theo những tục lệ cũ
là những tính hư tật xấu và tội lỗi của chúng con…
Xin cho
chúng con luôn luôn đổi mới, biết tu sửa cách ăn thói ở của chúng con đúng Giáo
Lý mới của Chúa, đúng theo tinh thần khiêm nhựng, cọng bình, bác ái của Chúa,
để chúng con đáng được lãnh phần rỗi Chúa đem đến cho chúng con…
Xin cho
chúng con biết cộng tác với Chúa đem tinh thần Phúc Am vào gia đình và xã hội
của chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy rượu sẽ
làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải bầu
mới.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
21/01/2020
THỨ BA TUẦN 2 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn
TM:) Mc 2, 23-28
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGÀY HƯU LỄ VÌ CON NGUỜI
Tìm hiểu Lời
Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
đi ngang đồng lúa với các môn đệ. Các ông đói nên bứt lúa ăn. Nhóm biệt phái
thấy vậy thì trách các ông làm việc cấm trong ngày hưu lễ. Chúa hỏi họ: các ông
có biết vua Đavit và bạn hữu vua làm gì khi đói không? Vua đã vào đền thờ lấy
bánh ăn, thứ bánh mà không ai đuôc ăn chỉ trừ các tư tế. Ngày hưu lễ được lập
ra vì loài người, chứ không phải loài người được dựng nên vì ngày hưu lễ. Và
chính tôi là chủ của ngày hưu lễ. Tôi có quyền trên ngày hưu lễ.
Các biệt
phái luôn chống đối với Chúa Giêsu về vấn đề lề luật. Họ quá khắt khe, nhưng
chỉ theo hình thức bên ngoài. Còn Chúa thì coi trọng hơn hình thức và muốn cho
leề luật giúp ích chớ không làm khổ con người.
Chính Người là đường là sự thật và là
sự sống cho chúng ta. Chúng ta tin theo Người, làm theo lời Người là chu toàn
mọi luật lệ. (thinh lặng một lát)
Tôi có giữ
luật Chúa và luật Giáo Hội theo hình thức bên ngoài không?… (thinh lặng một lát)
Tôi noi
gương Chúa Giêsu và làm theo lời Người dạy, hay sống theo thời theo đời?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
con thấy rõ nhóm Biệt Phái luôn luôn theo dõi rình rập Chúa và các môn đệ, để
tìm cách bắt bẻ chống đối Chúa. Họ thực sự làm nô lệ cho luật, còn Chúa
thì dùng lề luật như phương tiện giúp con sống xứng đáng làm người và làm con
Chúa.
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con hiểu rõ: Chúa và Hội Thánh ra lề luật là vì
lợi ích cho chúng con, cho chúng con hạnh phúc đời này và được rỗi linh hồn đời
sau, để chúng con lo tuân giữ luật Chúa và luật Hội Thánh đầy đủ chín chắn hơn…
Nhất là xin
cho chúng con nhìn ngắm Chúa, sống như Chúa, thực hành lời Chúa hằng ngày, vì
Chúa là đường là sự thật là sự sống của chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh
lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ngày Sabat
(hưu lễ) được làm ra vì con người chú không phải con người vì ngày Sabat. Bởi
đó, con người làm chủ luôn cả ngày Sabat.” (Mc 2,27) (Mời cộng đoàn đọc lại)
22/01/2020
THỨ TƯ TUẦN 2 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 3, 1-6
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHỮA BỆNH NGÀY SABAT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Ngày hưu lễ,
Chúa Giêsu vào hội đường. Ơ đó có người bị bại một cánh tay. Nhóm Biệt Phái
theo rình mò coi Chúa có chữa cho người bệnh này không. Biết thế, Chúa gọi
người bệnh ra đứng giữa và hỏi họ: Ngày hưu lễ nên làm lành hay làm ác, cứu
sống hay giết chết? Họ không trả lời; vì họ ngoan cố không muốn biết sự thật mà
chỉ tìm cách tố cáo thôi. Chúa nhìn họ vừa buồn vừa giận vì thái độ ngoan cố
của họ. Rồi Chúa bảo người bệnh: hãy đưa tay lên. Tức thì người ấy khỏi bệnh.
Thấy vậy, nhóm Biệt Phái tìm cách giết Chúa.
Chúa Giêsu
thấu rõ ác tâm của nhóm Biệt Phái, nhưng Người không chống đối bằng lời nói mà
lấy việc làm, cứu giúp chữa lành bệnh tật để sửa dạy họ.
Người nêu gương cho chúng ta. Thay vì
ra mặt công khai chống đối kẻ tội lỗi người lạc đạo, chúng ta lấy việc lành,
lời cầu nguyện, sự hy sinh của chúng ta để dẫn đưa họ về nẻo chánh đường ngay. (thinh lặng một lát)
Tôi làm theo
gương Chúa hay tôi khinh dể, mạt sát kết án kẻ tội lỗi, người lầm lạc?… (thinh lặng một lát)
Riêng đối
với những kẻ nghịch với tôi, với gia đình tôi, tôi đối xử thế nào?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
nhóm Biệt Phái tìm cách giết Chúa, vì họ thấy Chúa luôn luôn làm nghịch ý họ,
mà hễ thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ! Chúa dạy lề luật lập
ra vì lợi ích cho con người, thì họ chủ trương con người phải làm nô lệ cho lề
luật. Họ cứ khư khư đóng kín, tự kiêu, tự mãn, không chịu cởi mở tâm hồn cho
ánh sáng giáo lý Chúa chiếu soi.
Xin Chúa cho
mọi người trong gia đình con và các gia đình biết cỏi mở tâm hồn đón nhận ánh
sáng chân lý của Chúa, để ánh sáng chân lý Chúa giải thoát chúng con khỏi lầm
lạc tội lỗi, đồng thời cho chúng con biết noi gương Chúa, không bao giờ chống
đối ai, một lấy việc lành, gương sáng đời sống, lời cầu nguyện, việc bác ái của
chúng con mà dẫn đưa kẻ tội lỗi, người lầm lạc trở về với Chúa…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ngày Sabat
(hưu lễ) được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?”
(Mc 3,4)
(Mời cộng đoàn đọc
lại)
23/01/2020
THỨ NĂM TUẦN 2 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 3, 7-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) ĐÁM ĐÔNG
CHEN LẤN CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
và các môn đệ đi ra bờ biển. Dân chúng từ khắp nơi theo Chúa rất đông, nên
Người phải xuống thuyền giảng dạy để khỏi bị chen lấn. Và Người chữa lành nhiều
người bệnh nên hết thảy những kẻ đau ốm đều tuôn đến Người. Còn ma quỷ mỗi khi
thấy Người thì sụp lạy tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa… Nhưng Người cấm
không cho chúng tiết lộ điều đó, để tránh sự dòm ngó theo dõi của nhà cầm
quyền, nhất là vì quần chúng còn hiểu lầm vì sứ mạng của Người…
Việc chữa bệnh trừ quỷ, việc làm ơn làm
phúc của Chúa đã lôi kéo đông đảo dân chúng đến với Người, và danh tiếng Người
vang dội khắp nơi. Việc Người làm đáp ứng như cầu của mọi người. Con người đau
khổ, con người đang lầm than đang mong đợi ơn cứu độ của Người. (thinh lặng một lát)
Con người
ngày nay có như cầu như người thời xưa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi và gia
đình tôi có cần Chúa cứu giúp không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
con thấy Chúa lánh đi đâu, dân chúng cũng kéo theo Chúa đến đấy, vì họ thấy
Chúa luôn luôn sẵn sàng cứu giúp họ khỏi sự dữ dưới mọi hình thức: bệnh tật,
đói nghèo, tội lỗi…
Xin Chúa cho
con gia đình con, nhất là các nhà truyền giáo biết lo cộng tác với Chúa, nâng
đỡ những người sầu khổ, giúp đỡ những kẻ túng thiếu, cứu vớt những kẻ lầm lạc
tội lỗi hiện còn đầy dẫy trong xã hỗi chúng con…
Gia đình
chúng con, xã hội và con người thời đại chúng con lầm than đau khổ nhiều hơn
thời Chúa nữa. Xin Chúa thương đến với chúng con. Xin Chúa cứu giúp chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người đã
chữa nhiều bệnh nhân, khiến ai ai có bệnh cũng đổ xô đến sờ vào Người.” (Mc
3,10) (Mời cộng đoàn đọc lại)
24/01/2020
THỨ SÁU TUẦN 2 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 3, 13-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NHÓM MƯỜI HAI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa lên
núi, Người gọi những kẻ Người chọn đến và chỉ định mười hai người làm Tông Đồ,
để ở với Người và sai đi giảng đạo. Người ban cho các ông quyền chữa các bệnh
tật và trừ khử ma quỷ. Các Tông Đồ là: Phêrô, Giacôbê, Gioan, Anrê, Philipphê,
Batôlômêô, Mátthêu, Tôma, Giacôbê hậu, Tađêô, Simon và Giuđa kẻ sẽ nộp Chúa.
Mười hai
Tông Đồ được Chúa chọn cũng như tất cả chúng ta được Chúa gọi vào đạo thánh
Chúa là do lòng thương của Chúa, chứ chúng ta chẳng xứng đáng gì, không có công
nghiệp chi…
Tất cả đều
là hồng ân Chúa ban, chúng ta có bổn phận phải cám ơn Chúa hằng ngày, bằng đời
sống trung thành phụng sự Chúa đã phục vụ mỗi người.
Để được làm
Tông Đồ, nhóm mười hai đã sống với Chúa. Muốn giúp Chúa giảng đạo, chúng ta
cũng phải sống kết hợp với Người bằng lời cầu nguyện, bằng năng lãnh nhận các
Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. (thinh lặng một lát)
Tôi có lo
cám ơn Chúa hằng ngày, vì Chúa đã thương cho tôi nhìn biết Chúa, giúp việc Chúa
không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có sống
kết hợp với Chúa không?… (thinh
lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
Chúa lên núi là nơi thuận tiện cho Chúa cầu nguyện, để quyết định việc hệ trọng
là chọn mười hai người làm Tông Đồ giúp Chúa. Chúa cho các Ngài sống gần kề với
Chúa, tập các Ngài suy nghĩ hành động như Chúa, rồi sai đi giảng rao đạo Chúa,
trao cho quyền chữa bệnh và trừ quỷ để cứu giúp mọi người.
Xin Chúa
cũng thương cho gia đình con, nhất là các người giúp việc giảng đạo Chúa biết
lo sống gần Chúa hơn, biết tập sống và hành động như Chúa, để giúp Chúa loan
truyền Tin Mừng Cứu Rỗi cho mọi người, dẹp tan mọi sự dữ, mọi sự khốn khổ trên
trần gian, bằng các việc từ thiện bác ái hằng ngày của chúng con…
Xin cho
chúng con suốt đời trung thành phụng sự Chúa và phục vụ mọi người, để tỏ lòng
biết ơn Chúa, vì Chúa đã thương chọn chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người lập
Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng với
quyền trừ quỷ.” (Mc 3,14) (Mời cộng đoàn đọc lại)
25/01/2020
THỨ BẢY TUẦN 2 MTN
NĂM ÂM LỊCH KỶ HỢI
05/02/2019
MỒNG MỘT
TẾT: CẦU BÌNH AN NĂM MỚI
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 6,25-34
(M õ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ĐIỀU CẦN TÌM KIẾM
Tìm hiểu Lời
Chúa: (Không đọc)
Ngày Tết trẻ
em vui vẻ tung tăng trong bộ đồ mới, nhưng không biết bao nhiêu người lớn lại
lo lắng tự hỏi: Tôi phải làm gì để sang năm mới tôi và gia đình tôi được hơn
năm cũ? Kinh tế càng suy thoái, người ta càng lo lắng. “Lo lắng,” căn bệnh
thường đi đôi với phận người, lo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ vật chất cho
tới tinh thần, lo cả những chuyện không đâu: “Một mình lo bảy lo ba; lo cau
trổ muộn, lo già hết duyên.” Quanh năm suốt tháng lắng lo đủ chuyện, chẳng
mấy khi thấy được niềm vui và bình an thư thái trong cuộc đời. Giáo Hội
Việt Nam dành
ngày Mồng Một Tết để cầu bình an cho năm mới. Bình an thật cao quý, bởi thế
trong ngày Tết người ta thường chúc cho nhau nhiều điều tốt lành, và cũng ko
quên cầu chúc cho nhau được bình an.
“Lo liệu”
thì nên, “lo lắng” thì đừng. Người giàu tinh thần phó thác sẽ biết khôn ngoan
lo liệu, mà chẳng bận tâm lo lắng. Chúa Giêsu dùng hình ảnh những chú chim tung
bay trên trời, những đoá hoa xinh tươi ngoài đồng để nhắc chúng ta nhớ rằng
Thiên Chúa vẫn yêu thương chăm sóc chúng ta là thụ tạo được tạo dựng giống hình
ảnh Ngài. Thế nên chúng ta hãy bình tâm tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết, còn
những sự khác Ngài sẽ ban cho. (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có biết
tạ ơn Chúa về mỗi ngày không? (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có
biết xin cho được ơn bình an không? (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện
theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, thời gian là ân huệ của Chúa. Xin cho chúng con
biết sử dụng thời gian trong năm mới này để xây dựng sự bình an và tìm kiếm
Nước Thiên Chúa cùng sự công chính của Ngài.
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời
Chúa dạy:
“Trước hết hãy tìm
kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia
Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,33) (mời
CĐ đọc lại)
26/01/2020
MỒNG
HAI TẾT: KÍNH NHỚ TỔ TIÊN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 15,1-6
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: GIỮ LẤY ĐẠO HIẾU
Tìm hiểu Lời
Chúa: (Không đọc)
Những chuyến xe chở đầy khách về quê ăn Tết, những bữa
họp mặt đông đủ cả nhà vào cuối năm, những lần mừng tuổi, chúc Tết cha mẹ, ông
bà, những nén hương nghi ngút tưởng nhớ tổ tiên… Tất cả cảnh tượng rộn ràng này
cho thấy ngày Tết, ngày vui gia đình, ngày lễ hội của đạo hiếu. Niềm vui thiêng
liêng của ngày Tết sẽ vơi đi nhiều nếu người ta không tìm lại được khung cảnh
đầm ấm của gia đình.
Gia đình, hai tiếng gợi lên trong ta bao nhiêu hình ảnh,
bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp thân thương nhất. Xã hội gọi gia đình là nền tảng, là
hạt nhân của mình; Giáo Hội gọi đó là Hội Thánh tại gia. Nhưng căn nhà gia đình
đang chao đảo vì những sóng gió từ bên ngoài, những xói mòn từ bên trong. Các
vị mục tử cổ võ việc duy trì, canh tân giờ kinh nguyện gia đình để chấn hưng
đời sống đạo tại gia. Cả cha mẹ, con cái đều có bổn phận làm đẹp căn nhà gia
đình của mình, một phận sự mà không ai có thể thay thế được. Hãy là người bảo
vệ phẩm giá hôn nhân và gia đình bắt đầu từ chính gia đình mình. (thinh lặng 1 lát).
Trong ngày Mồng Hai
Tết, tôi có kính nhớ tổ tiên, toàn gia đình viếng mộ người thân trong gia tộc,
thắp hương, cầu nguyện cho các vị tiền nhân không? (thinh lặng 1 lát).
Và đồng thời tôi
có kiểm điểm về việc giữ đạo hiếu trong nhà trong năm qua không? (thinh lặng 1 lát).
Tôi có hoà giải với
nhau nếu có những bất hoà và đề ra những quyết tâm sửa đổi cụ thể không? (thinh
lặng 1 lát).
Cầu Nguyện
theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa là Cha chúng con, chúng con tin thật Chúa là
Đấng dựng nên mọi sự và hằng thương yêu săn sóc mọi loài. Xin Chúa nhận lời gia
đình chúng con cầu nguyện. Chúa đã muốn chúng con làm thành một gia đình Công
Giáo, một cộng đoàn yêu thương, để làm bằng chứng tình thương của Chúa đối với
mọi gia đình. Xin Chúa cho mọi người trong gia đình chúng con sốt sắng thờ
phượng kính mến Chúa và hết lòng hoà thuận thương yêu nhau. Xin Chúa cho chúng
con nhiệt thành sống Đức Tin, hôm sớm cầu nguyện chung với nhau, làm cho gia
đình trở thành đền thờ sống động của Chúa, siêng năng tham dự Phụng Vụ của Hội
Thánh, chuyên cần học hỏi lời Chúa và đem ra thực hành.
Trong khi mọi người chúng con vất vả làm việc, cũng như
lúc gia đình gặp vui mừng hoặc gặp thử thách, xin Chúa cho chúng con biết luôn
luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng. Đối với mọi gia đình chung quanh, xin Chúa
cho chúng con biết thật tình yêu mến, sẵn sàng chia sẻ vật chất cũng như tinh
thần, nhất là chia sẻ Tin Mừng tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, chúng con xin dâng gia đình chúng con cho Chúa.
Chúng con nguyện sống theo gương Thánh Gia Thất mỗi ngày. Xin Chúa chúc lành
cho mọi người trong gia đình chúng con, có mặt cũng như vắng mặt, còn sống hay
đã qua đời. Hầu bây giờ chúng con trở nên ánh sáng tình thương của Chúa, và ngày
sau được phúc sum họp với Chúa muôn đời. Amen.
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời
Chúa dạy:
“Còn các
ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của
Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào
nguyền rủa cha mẹ, thì phải xử tử.” (Mt 15,3-4) (mời CĐ đọc lại)
CHÚA NHẬT
TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người
đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 4,12-17
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)
KÊU GỌI SÁM
HỐI VÀ CHỌN MÔN ĐỆ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Gioan Tẩy
Giả là người chánh trực. Ông đã năn cản Vua Hêrôđê lấy người chị dâu, nên bị
nhà Vua tống ngục…
Nghe tin đó,
Chúa Giêsu lánh sang miền Galilê để tiếp tục sứ mạng của Người. Đấy là vùng dân
ngoại, họ được Chúa đến cứu độ, đúng như lời ngôn sứ Isaia đã bảo truớc. Người
kêu gọi họ ăn năn sám hối để được tha tội, được ơn cứu rỗi. Vì không ai được
vào Nuớc Trời nếu họ không cải thiện đời sống hoán cải tâm hồn.
Khi đi dọc
biển hồ Galilê, Người gặp những người làm nghề đánh cá. Người kêu gọi họ, và họ
đã vui lòng bỏ mọi sự mà đi theo Người, đó là bốn môn đệ đầu tiên: Simon,
Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan.
Các môn đệ
này đã mau mắn nghe tiếng Chúa gọi và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì Chúa. Chúng ta
có đáp lại tiếng Chúa mời gọi mà ăn năn thống hối tội lỗi, cải tiện đời sống,
theo Chúa giúp việc Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa luôn lo thi hành sứ mạng cứu rỗi Chúa Cha giao phó. Nơi này khó
khăn thì Chúa lánh đi chỗ khác, để tiếp tục việc cứu rỗi con người. Hôm nay
Chúa đến với những người ngoại giáo, kêu gọi họ ăn năn sám hối, để lãnh nhận ơn
cứu độ của Chúa. Và để phụ giúp Chúa, Chúa gọi bốn môn đệ đầu tiên đi theo
Chúa.
Xin Chúa
thương ban ơn giúp sức chúng con và mọi người trong gia đình con, lo ăn năn
thống hối tội lỗi, để được huởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa.
Xin Chúa
cũng thương cho chúng con phụ giúp Chúa, đem ơn cứu rỗi của Chúa cho những
người xung quanh chúng con, nhất là những người chưa biết Chúa, và những người
biết Chúa mà đã bỏ Chúa, bằng lời mời gọi khuyên bảo, bằng gương sáng đời sống,
bằng việc từ thiện bác ái bằng lời cầu nguyện hằng ngày của chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Anh em hãy
theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ luới người như luới cá” (Mời cộng đoàn đọc lại)
27/01/2020
THỨ HAI TUẦN 3 MTN
MỒNG BA
TẾT: THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM
(Mõ
cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mt 25,14-30
(Mõ
NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: GIÁ TRỊ CỦA
LAO ĐỘNG
Tìm hiểu Lời
Chúa: (Không đọc)
Thiên Chúa
ban cho mỗi người trí khôn và khả năng khác nhau. Tin Mừng ví những thứ đó như
những nén bạc Chúa ban làm vốn liếng, người thì năm nén, người hai nén, người
một nén. Ít nhiều không quan trọng. Điều thiết yếu là mỗi người đều ra sức dùng
chúng để sinh lời cho của Thiên Chúa. Được giao nhiều thì phải sinh lời nhiều;
giao ít, sinh lời ít. Ý thức như thế, người Kitô hữu lao động không như người
tù khổ sai, nhưng như người được Thiên Chúa tuyển chọn để xây dựng Nước Trời.
Trong công trình của Chúa, không có việc nào là hèn kém, chỉ có những tâm hồn
cao thượng hay hèn kém khi lao động cho Thiên Chúa mà thôi. (thinh
lặng 1 lát).
Đừng để bạn
rơi vào hai cạm bẫy làm quá sức hoặc làm chưa đủ. Vì làm quá, công việc dìm
ngập bạn, bóp nghẹt tâm hồn bạn. Còn nếu làm chưa đủ, nghĩa là làm tồi bổn
phận, thì hãy nghe Lời Chúa nhắc nhở: “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như
thể làm cho Chúa”(Cl 3,23). (thinh lặng 1 lát).
Phần thưởng
của việc lao động không phải là lợi nhuận nó đem lại, mà ở chỗ chúng giúp chúng
ta trở nên người lao độngcủa Thiên Chúa, người tiếp nối công trình của Thiên
Chúa. Tôi có nghĩ như vậy không? (thinh
lặng 1 lát).
Tôi có làm
việc liên lỉ như Chúa Cha hằng làm việc không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời
Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, chúng con thường nghĩ rằng lao động là ‘hình
phạt’ do tội, nhưng hôm nay chúng con biết rằng, lao động là cộng tác vào công
trình của Chúa. Vì thế, xin Chúa thánh hóa những công việc con làm trong năm
mới này để tìm ý Chúa và tạ ơn Chúa sau khi kết thúc mỗi việc. Amen.
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Ông đưa cho người
này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng riêng
mỗi người.”
(Mt 25,15) (mời CĐ đọc lại)
28/01/2020
THỨ BA TUẦN 3 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 3,31-35
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) AI LÀ MẸ TÔI?
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Đang lúc
Chúa Giêsu giảng dạy, Đức Mẹ và thân nhân đến tìm gặp Người. Thấy vậy, có người
thưa với Chúa: Mẹ và anh em Thầy myốn gặp Thầy ngoài kia. Chúa liền hỏi ai là
Mẹ Ta? Ai là anh em Ta? Rồi Người nhìn mọi người và nói: Ai nghe và làm theo ý
muốn của Chúa Cha, người đó chính là anh chị em Ta, là mẹ Ta, vì người đó được
thâu nhận vào gia đình thiêng liêng của Cha Ta trên trời.
Không phải
Chúa Giêsu khước từ Mẹ Người và thân nhân Người, nhưng Người mở rộng tình thân
ái đề cao chức vị làm Mẹ của Đức Maria.
Đức Maria đã
thưa “Xin Vâng” với Chúa nên được làm Mẹ Thiên Chúa. Kẻ nào biết noi gương Mẹ,
sẵn sàng vâng nghe và làm theo ý Chúa muốn thì cũng được tham dự vào gia đình
của Mẹ và được làm anh em với Chúa Giêsu. (thinh
lặng một lát)
Tôi muốn
được thâu nhận vào gia đình của Chúa Giêsu không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có làm
theo ý Cha trên trời không?… (thinh
lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, ai
nghe Lời Chúa, làm theo Lời Chúa dạy thì được Chúa cho làm người thân yêu trong
gia đình Chúa.
Ôi! Tâm hồn
Chúa thật bao la. Gia đình Chúa thật rộng lớn! Ranh giới gia đinh Chúa là cả
thế giới cả nhân loại.
Xin Chúa cho
gia đình con có tâm hồn rộng lớn như Chúa, biết lo thương yêu đùm bọc hết mọi
người, coi mọi người là anh em một nhà, là con một Cha, sống có tình có nghĩa
với nhau.
Nhất là xin
cho chúng con biết vâng nghe Lời Chúa, biết lo làm mọi việc theo Thánh Ý Chúa,
bằng cách tuân giữ luật Chúa và luật Hội Thánh đầy đủ chín chắn hằng ngày, để
được Chúa cho gia nhập vào gia đình Chúa trên trời, hưởng phúc đời đời…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai thi hành
ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em Tôi, là mẹ Tôi.” (Mc 3,35) (Mời cộng đoàn đọc lại)
29/01/2020
THỨ TƯ TUẦN 3 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 4,1-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NGƯỜI GIEO GIỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu
đang ở ngoài bãi biển, vì dân chúng đông quá nên Người phải xuống thuyền ngồi
giảng cho họ dễ nghe. Người nói: Có người đi gieo giống, khi gieo có hột rơi
trên đường bị chim chóc ăn hết, có hột rơi trên đá sỏi, nó mọc lên nhưng bị
nắng khô héo, hột rơi trong bụi gai cũng mọc lên, nhưng rồi bị gai góc ép chết
nghẹt, chỉ có hột rơi trên đất tốt mới sinh được bông trái.
Lúc còn một
mình Chúa với các môn đệ, Chúa nói với các ông: Nước Chúa được tỏ cho các ông
biết vì các ông tin, còn đối với những kẻ không tin, thì chỉ cho biết bằng thí
dụ thôi, vì họ rất cứng lòng: họ nghe mà không chịu hiểu, không chịu tin!… Rồi
Chúa giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống như sau: Người đi gieo là kẻ giảng Lời
Chúa. Hột rơi trên đường chỉ người nghe rồi ma quỷ cướp mất. Hột rơi trên sỏi
đá chỉ kẻ nghe thì vui nhận, nhưng vì thiếu kiên nhẫn nên khi bị gian nan thử
thách thì bỏ qua. Hột rơi trong gai góc là hạng người nghe lời giảng thì vâng
giữ, nhưng vì ham mê danh vọng của cải thế gian nên Lời Chúa cũng bị chết
nghẹt. Hột rơi trên đất tốt là những người nghe Lời Chúa rồi chịu khó đem ra
thực hành hằng ngày trong đời sống, nên sinh được bông trái là phần rỗi linh
hồn.
Muốn cho Lời
Chúa sinh bông trái, phải mến mộ trong lòng và đem ra thực hành trong đời sống
bền đỗ kiên trì, phải can đảm vượt qua mọi khó khăn thử thách. (thinh lặng một lát)
Tôi có thực
hành Lời Chúa dạy hằng ngày không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có cố
gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách để bền đỗ tuân giữ Lời Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
Chúa từ trời đem hột giống phần rỗi là Lời Chúa xuống cho chúng con. Chúa nhờ
nhiều người trong Giáo Hội giảng dạy Lời Chúa cho chúng con. Và Chúa cho chúng
con tự do tin hay không tin tuỳ ý chúng con. Ai tin và làm theo Lời Chúa thì sẽ
sinh được bông trái là phần rỗi linh hồn.
Xin Chúa cho
gia đình con và các gia đình Công Giáo được trở nên những khu đất màu mỡ, cho
Lời Chúa được mọc lên tươi tốt, là cho chúng con biết chăm chỉ lắng nghe Lời
Chúa dạy bảo, qua các vị thay mặt Chúa ở trần gian, và cho chúng con biết chịu
khó thực hành Lời Chúa, để Lời Chúa được sinh nhiều bông trái là việc lành
phước đức chúng con làm hằng ngày, để chúng con xứng đáng lãnh nhận phần thưởng
Chúa ban…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Có những
hạt lại rơi vào đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt được ba mươi,
hạt được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” (Mc 4,8) (Mời cộng đoàn đọc lại)
30/01/2020
THỨ NĂM TUẦN 3 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 4,21-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHIA SẺ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa không
nói ai đốt đèn rồi đặt trong thùng hay dưới gầm giường nhưng sẽ đặt lên đế cao,
để soi sáng cho cả nhà.
Chúng ta đã
nghe Lời Chúa, chúng ta không được giữ kín cho chúng ta. Chúng ta phải đem Lời
Chúa đến cho mọi người. Chúng ta càng nhiệt tâm giảng dạy Lời Chúa cho người
khác thì Chúa càng ban thêm cho chúng ta. Còn nếu chúng ta ích kỷ giữ riêng cho
mình thì dần dần chúng ta sẽ mất hết ơn Chúa.
Chúa Giêsu
khiển trách những Kitô hữu sống ích kỷ khép kín. Không ai có quyền giữ riêng
cho mình những gì mình đã được ban cho cách rộng rãi. Lời Chúa được trao cho
chúng ta, đạo Chúa được ban cho cho chúng ta, ơn cứu rỗi được tặng cho chúng ta
là để chúng ta mang đến cho anh chị em chúng ta, đồng bào đồng loại chúng ta.
Chúng ta càng chia sẻ cho kẻ khác nhiều chừng nào thì Chúa càng trao ban cho
chúng ta nhiều chừng ấy. Chúng ta càng ích kỷ giữ riêng cho mình chừng nào thì
Chúa càng hẹp lượng với chúng ta chừng ấy… (thinh
lặng một lát)
Tôi có chia
sớt ơn Chúa cho kẻ khác không?… (thinh lặng một lát)
Tôi chia sớt
nhiều hay ít?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
Chúa nói rất đúng, có ai khờ khạo đến nỗi đốt đèn rồi đem giấu dưới đáy thùng.
Con cũng vậy, con đã được nghe biết Lời Chúa, con đã được Chúa là đèn soi cho
con thấy ánh sáng chân lý cứu rỗi của Chúa, con không dại dột ích kỷ chỉ giữ
lại cho một mình con, mà con phải biết noi gương Chúa, quảng đại nhiệt thành
mang Lời Chúa đến cho nhiều người khác, để Lời Chúa soi sáng họ, dẫn đường chỉ
lối cho họ nhìn biết Chúa, tin theo Chúa.
Xin Chúa
giúp con và mọi người trong gia đình làm được như vậy, để được Chúa thương ban
cho chúng con nhiều ơn phước hơn, được Chúa cho chúng con biết Chúa hơn, tin
Chúa mạnh mẽ hơn, chắc chắn được phần thưởng hơn…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Chẳng lẽ
mang đèn tới để dưới đáy thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải để đặt trên
đế sao?” (Mc 4,21)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
31/01/2020
THỨ SÁU TUẦN 3 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 4,26-34
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm
chủ đề:) HẠT GIỐNG NƯỚC TRỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nước Chúa
như người gieo giống xuống đất. Nó tự mọc lên rồi trổ bông sinh trái, người
gieo giống không hay không biết gì. Chúa âm thầm hoạt động, ban cho nước Chúa
phát triển lớn mạnh.
Nước Chúa
cũng giống như hạt cải nhỏ bé gieo xuống đất. Nó là loại hạt giống nhỏ, nhưng
khi mọc lên, nó sẽ lớn um tùm, đến nỗi chim chóc đến trú ẩn dưới bóng nó được.
Hội Thánh
cũng thế, lúc đầu chỉ có ít người tin theo, nhưng dần dần, Hội Thánh sẽ lan
rộng khắp nơi, làm chốn nương tựa cho mọi người được hạnh phúc và phần rỗi.
Làm Tông Đồ
là gieo Lời Chúa vào tâm hồn con người rồi hy vọng cậy trông. Chỉ có Chúa mới
làm cho Lời Người sinh bông trái đức tin và phần rỗi. Đúng là Phaolô trồng
Apôlô tưới, Thiên Chúa cho mọc lên…
Người Tông
Đồ chỉ là dụng cụ của Chúa, dụng cụ thô sơ có khi vô dụng nữa. Cần phải khiêm
tốn tin tưởng, phó thác vào Chúa. (thinh lặng một lát)
Tôi có nhớ
tôi là dụng cụ hèn kém của Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi tin rằng
Chúa làm tất cả cho tôi, cho gia đình tôi, cho mọi người, hay tôi coi là kết
quả của tôi?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời
Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa,
Nước Chúa là hột giống Tin Mừng gieo vào lòng con, gieo vào lòng mọi người. Tuy
lúc đầu nó nhỏ bé đơn sơ, nhưng nó có sức sống mạnh mẽ phi thường. Nó sẽ mọc
lên. Nó sẽ tăng trưởng… không ai nhận ra nó, không ai kiểm chứng và cũng không
ai tiêu diệt được.
Lạy Chúa, đó
là Giáo Hội Chúa đang mạnh mẽ phát triển trên toàn thế giới, đó là sức sống của
Nuớc Chúa đang tăng trưởng trên trần gian, mà Satan kẻ dữ không sao lấn áp nổi.
Xin Chúa cho
con và mọi người trong gia đình con thấy đó mà đặt hết niềm tin nơi Chúa và
Giáo Hội Chúa, dù Giáo Hội Chúa có gặp phải bao nhiêu bách hại thử thách, dù
đời chúng con có gặp bao nhiêu gian truân đau khổ, chúng con vẫn vững một lòng
tin bất diệt vào cuộc chiến thắng vẻ vang của Chúa., và sự thành công viên mãn
của Nuớc Chúa. Và xin Chúa cũng cho chúng con được góp phần nhỏ vào sức lớn
mạnh của Nước Chúa, bằng lời cầu nguyện, bằng việc bác ái Tông Đồ hằng ngày của
chúng con…
Xin Chúa
nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nước Thiên
Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt
đất, nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum
xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.” (Mời cộng đoàn đọc lại)
LỜI
NGUYỆN TÍN HỮU:
THÁNH MARIA ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI A
Chủ
Tế : Anh chị em thân mến, Ngôi Hai nhập thể trong lòng Đức
trinh Nữ Maria ngay khi thiên sứ truyền tin, và kể từ lúc ấy, Đức Trinh Nữ đã
trở nên Mẹ Thiên Chúa. Trong niềm tri ân cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho Mẹ một
đặc ân cao quý, chúng ta cùng tha thiết cầu xin:
1.
Hội Thánh luôn nhắc các Kitô Hữu nhớ rằng / đối với Đức Mẹ / lòng tôn sùng chân
chính hệ tại việc nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa / lấy tình con thảo
yêu mến / và noi gương các nhân đức của Mẹ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô
hữu / biết tuân giữ cẩn thận lời giáo huấn của Hội Thánh.
2.
Hiện tại / lòng tôn kính mến yêu Đức Mẹ bị khủng hoảng trầm trọng ở nhiều nơi /
Người ta coi thường những việc đạo đức kính Đức Mẹ / như lần chuỗi chẳng hạn / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
mọi Kitô hữu / biết hết lòng mến yêu Đức Mẹ như Hội Thánh
mong muốn.
3.
Trong lúc đó / cũng có một tình trạng hoàn toàn trái ngược / là có nhiều Kitô
hữu quá dễ tin vào những chuyện phù phiếm / và đặt lòng tôn sùng trên một tình
cảm chóng qua và vô bổ / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các tín hữu luôn ghi nhớ
rằng / lòng yêu mến Đức Mẹ thật sự phát sinh từ một đức tin chân chính.
4.
Ai thật lòng yêu mến Đức Mẹ / sẽ cố gắng thực hiện những gì Mẹ đã dạy / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết bày tỏ
lòng yêu mến Đức Mẹ bằng những việc đạo đức mà Mẹ đã dạy / như siêng nămg lần
chuỗi Mân Côi / sám hối tội lỗi / và
nhất là canh tân đới sống của mình.
Chủ
Tế : Lạy Chúa, ước mơ tha thiết của mọi người trên thế giới
hôm nay là được sống trong an bình và hạnh phúc. Vậy xin Chúa ban cho nhân loại
được hưởng một nền hoà bình thật sự trong năm mới này, nhờ lời chuyển cầu của
Đức Trinh Nữ Maria là Nữ Vương ban sự bình an. Chúng con cầu xin…
CHÚA HIỂN
LINH A B C
Chủ
Tế : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa yêu
thương và muốn cứu độ hết thảy mọi người. Người đã dùng ngôi sao hướng dẫn muôn
dân đến gặp gỡ Đấng Cứu Thế. Với tâm tình cảm tạ tri ân Thiên Chúa là Cha nhân
hậu, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1-
Chúa là Vua lãnh đạo muôn dân / Người đã mời gọi các hiền sĩ / là những người
ngoại giáo đầu tiên đến thờ lạy Người tại Bêlem / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người trong Hội Thánh / biết tôn thờ và
phụng sự Chúa hết lòng.
2-
Chúa là Vua công bình chính trực / Người đến giải thoát người nghèo cô thân cô
thế / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người
cùng khổ sầu đau / luôn được Chúa thương xót đỡ nâng.
3-
Chúa đến làm ánh sáng chiếu soi muôn người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người đang tìm Chúa / qua những bóng mờ và
hình ảnh / được ánh hào quang của Đức Kitô soi sáng và hướng dẫn / để họ thêm
phấn khởi trên đường tìm chân lý.
4-
Mỗi tín hữu phải là một ngôi sao dẫn đường cho người khác tìm về với Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
công đoàn giáo xứ chúng ta / biết dùng đời sống bác ái yêu thương / phục vụ
khiêm tốn / mà giới thiệu Chúa cho những anh chị em chưa nhận biết Chúa.
Chủ
Tế: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã sai chúng con mang sứ điệp
Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Xin cho đời sống thường ngày của chúng con thể
hiện một cách trung thực tình yêu bao la của Chúa đối với nhân loại. Chúa hằng
sống và hiển trị muôn đời.
LỄ CHÚA
GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA A
CT : Anh chị em thân mến, Đức Giêsu được Chúa Cha trao ban Thánh
Thần và được chính thức tấn phong làm Đấng Cứu Thế để cứu chuộc nhân loại.
Chúng ta cùng cảm tạ Chúa Cha và tha thiết nguyện xin.
1-
Hội Thánh có trách nhiệm thông truyền sự sống của Chúa / cho những người lãnh
nhận bí tích Thánh Tẩy / Chúng ta hiệp lời cầu xin
cho Hội Thánh luôn làm tròn bổn phận của mình.
2-
Chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho những anh chị em dự tòng / trước khi lãnh nhận bí
tích thánh tẩy / là một việc hết sức cần thiết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử biết luôn cố gắng thực hiện
việc quan trọng này / đúng như Hội Thánh mong muốn.
3-
Ở mọi nơi và mọi lúc đều có rất nhiều người xả thân rao giảng Tin Mừng / giới
thiệu Chúa cho những anh chị em chưa nhận biết Chúa / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho những anh chị em ấy / luôn được bình an trong cuộc sống
chứng nhân thường ngày.
4-
Dù đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy / và đã sống đạo lâu năm / người tín hữu vẫn
có bổn phận phải học hỏi / đào sâu thêm giáo lý của Chúa / để củng cố niềm tin
còn non yếu của mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta
/ biết luôn quan tâm đến việc học hỏi Lời Chúa và Giáo Lý của Người.
CT : Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con trở nên con cái của Chúa
qua bí tích Thánh Tẩy. Xin Chúa cho chúng con luôn cố gắng sống trọn vẹn ơn gọi
Kitô hữu của mình. Chúng con cầu xin…
CHÚA NHẬT II
THƯỜNG NIÊN A
CT : Anh
chị em thân mến, Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người
là Đức Giêsu Kitô nhập thế làm người, chịu chết trên Thập giá để xóa tội lỗi
trần gian. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1-
Chúa đã đặt Hội Thánh làm dấu chỉ ơn cứu độ cho muôn dân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Thánh luôn trung thành với sứ mạng của
mình.
2-
Cánh đồng truyền giáo này nay thật bát ngát bao la / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho mọi thành phấn dân Chúa / ý thức được trách nhiệm rao
giảng Tin Mừng của mình / và dùng chính đời sống theo Tám Mối Phúc Thật / để
giới thiệu Chúa cho những ai chưa nhận biết Người.
3-
Sống an bình và hạnh phúc / là ước mơ tha thiết của mỗi người đang hiện diện
trên trái đất này / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho thế giới hôm nay
được hòa bình và thịnh vượng / để điều mà môi người chân thành ước mơ / có thể
sớm trở thành hiện thực.
4-
Như Thánh Gioan tẩy giả / mỗi Kitô hữu đều có bổn phận phải giới thiệu Chúa cho
người khác / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng
ta hiểu rằng / giới thiệu Chúa bằng đời sống bác ái yêu thương và phục vụ hết
lòng / là cách tốt nhất để giúp người khác nhận biết Chúa.
CT : Lạy
Chúa là Cha nhân hậu, chúng con cảm tạ Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã thương
ban cho chúng con trong cuộc sống. Xin cho chúng con chỉ tin tưởng cậy trông và
phó thác cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng kỳ diệu của Chúa mà thôi. Chúng con
cầu xin…
CHÚA NHẬT
III THƯỜNG NIÊN A
CT : Anh
chị em thân mến, Đức Giêsu là ánh sáng trần gian. Ai theo Người sẽ không phải
đi trong bòng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống. Với quyết tâm
sống như con cái sự sáng, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1.
Đức Kitô đã dùng các tông đồ làm nền móng xây dựng Hội Thánh / và đã làm cho
Hội Thánh lan rộng khắp hoàn cầu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các
Giám mục / Linh mục / Phó tế / biết chu toàn sứ mạng Chúa trao cho / là nhiệt
thành và khôn ngoan lãnh đạo dân Chúa.
2.
Từ hai ngàn năm nay / có biết bao Kitô hữu đã nhiệt tình đáp lại lời mời gọi
của Đức Kitô / hăng say rao giảng Tin Mừng cứu độ / xả thân phục vụ những kẻ
bần cùng đói rách / cũng như những người bất hạnh nhất trong xã hội / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho những anh chị em ấy / luôn giữ được niềm phấn khởi lúc ban
đầu.
3.
Chúa Giêsu kêu gọi / "Anh em phải sám hối vì Triều đại Thiên Chúa đã đến
gần" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu hiểu rằng /
sám hối là việc phải làm thường xuyên suốt cả cuộc đời / nếu muốn được hiệp
thông với Thiên Chúa / vì mang lấy thân phận con cháu Ađam / con người rất dễ
phạm tội mà khó làm việc lành.
4.
Thánh Phaolô viết / "Anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói /
và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em / nhưng hãy sống hòa thuận / một lòng một
ý với nhau" / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng
ta / biết luôn cố gắng thực hiện trọn vẹn lời khuyên tha thiết của Thánh Phaolô
tông đồ.
CT : Lạy
Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã gọi chúng con làm môn đệ Chúa. Xin ban ơn giúp
chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương hải hà của Chúa. Chúng con cầu
xin…
TẾT CANH TÝ - 2020
LỄ ĐÊM GIAO
THỪA
Chủ tế: Anh chị em
thân mến, không còn bao lâu nữa chúng ta sẽ giã biệt năm cu và đón chào năm
mới. Chúng ta cùng dâng lên Chúa l?i cảm
tạ tri ân và nguyện cầu tha thiết của chúng ta:
1.
Hội Thánh luôn tôn trọng truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc / Chúng ta hiệp
lời cầu xin cho mọi dân tộc trên thế giới / nhận thấy thành tâm thiện chí của
Hội Thánh
2.
Nhìn lại năm cu đã qua / chúng ta thấy mình còn quá nhiều lỗi lầm thiếu xót /
Vì thế chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban on tha thứ / và canh tân con nguời cu
của chúng ta / để trong năm mới đang về / chúng ta biết cố gắng sống đẹp lòng
Chúa hon.
3.
Cung trong năm cu vừa qua / chúng ta đã nhận đuợc biết bao hồng ân của
Chúa / Bởi vậy chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban on trợ giúp / để trong suốt năm mới này / đời
sống của chúng ta là một lời cảm tạ Chúa nhân lành vô biên.
4.
Xét mình lại trong 365 ngày qua / cộng đoàn giáo xứ chúng ta còn nhiều khuyết
điểm nhu bất hoà chia rẽ / chua hiệp nhất / chua sống bác ái nhu Chúa dạy / Do đó / chúng ta hiệp lời cầu xin cho tất cả mọi nguời trong
giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống trọn vẹn đức bác ái yêu thuong / nhờ đó mà
trở nên muối uớp mặn đời và ánh sáng cho trần gian.
Chủ tế: Lạy Chúa, chúng con đang quây quần trong ngôi thánh đuờng thân
yêu này, để tiễn biệt năm cu, đón mừng năm nới, đồng thời cung để tạ on Chúa vì
biết bao on lành Chúa đã tuôn xuống trên chúng con trong suốt năm qua, cung nhu
xin Chúa tha thứ tội lỗi để chúng con đuợc thu thái bình an truớc thềm năm mới.
Chúng con cầu xin…
MỒNG MỘT TẾT
NGUYÊN ĐÁN
CẦU BÌNH AN
CHO NĂM MỚI
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, theo truyền thống dân tộc, Tết
Nguyên Đán là thời gian thiêng liêng nhất cuả hết thảy chúng ta Trong niềm vui
chung của đất nuớc, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:
1.
Ngày Xuân đã trở về trên quê huong Việt Nam yêu quý của chúng ta / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa cho Hội Thánh Việt Nam trong Năm Mới này / luôn đuợc bình
an và hiệp nhất / không ngừng phát triển / và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
2.
Tất cả mọi nguời Việt Nam
đang chung sức xây dựng một xã hội công bằng / ấm no / hạnh phúc / trong đó mọi
nguời yêu thuong và tôn trọng nhau / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa chúc
lành cho nỗ lực cao quý này.
3.
Ngày đầu năm mới là ngày mừng tuổi ông bà / cha mẹ / và những bậc cao niên
trong họ hàng thân thuộc / cung nhu chúc Tết bạn bè thân thiết. / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / thực
hiện lời chúng ta cầu chúc cho nhau trong những ngày Xuân mới.
4.
Sống bình an mạnh khỏe / hạnh phúc đầy tràn / nhất là sống trong tình thuong
của Chúa / đó là những uớc mo nồng nàn nhất của từng nguời Kitô Hữu / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa cho những uớc mo của cộng đoàn giáo xứ chúng ta / sớm trở
thành hiện thực trong Năm Mới này.
Chủ
tế: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã gìn giữ chúng con hồn
an xác mạnh suốt năm qua. Cúi xin Chúa hằng thi ân giáng phúc cho chúng con, để
năm Kỷ Hợi này, gia tăng noi chúng con lòng nhiệt thành phụng sự Chúa và phục
vụ anh chị em chúng con, nhất là những nguời nghèo khổ bất hạnh trong xã hội.
Chúng con cầu xin…
MỒNG HAI TẾT
KÍNH NHỚ TỔ
TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, theo truyền thống dân tộc, Chúa dạy
chúng ta phải hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Hôm nay, nhân dịp đầu năm, với
tâm tình biết on các ngài, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha
thiết của chúng ta:
1.
Hội Thánh là nguời mẹ hiền của toàn thể
tín hữu trên thế giới / Trong ngày đầu năm / chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban
cho Hội Thánh / là nguời Mẹ thiêng liêng của tất cả chúng ta / có thêm nhiều
con cái từ muôn dân trên khắp hoàn cầu.
2.
Chúa dạy chúng ta phải tỏ lòng biết on tổ tiên / ông bà cha nẹ / vì các ngài đã
có công sinh thành duỡng dục chúng ta nên nguời nhu ngày hôm nay / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa / ban cho các ngài luôn đuợc an khang truờng thọ.
3.
Tổ tiên chúng ta ngày xua đã hy sinh xuong máu để gầy dựng một giang son gấm
vóc / một dân tộc quật cuờng / một tổ quốc mến yêu và một đất nuớc xinh
đẹp. / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho tất cả mọi Kitô Hữu / luôn
biết mến yêu tổ quốc / giữ gìn giang son / chung sức cùng đồng bào xây dựng đất
nuớc ngày càng phát triển và thịnh vuợng hon.
4.
Là nguời Kitô Hữu / Chúa dạy chúng ta phải noi guong tổ tiên / ông bà cha mẹ
trong đời sống tin cậy mến / Chúng ta
hiệp lời cầu xin Chúa cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn hiên ngang sống đức
tin / nhiệt thành sống đức ái / và nhất là vững lòng trông cậy vào Chúa quan
phòng.
Chủ
tế: Lạy Chúa, Chúa thông ban sự sống cho tổ tiên , ông bà
cha mẹ để các ngài truyền lại cho chúng con. Xin Chúa ban on trợ giúp để chúng
con luôn sống trọn niềm thảo kính đối với các ngài. Chúng con cầu xin…
MỒNG BA TẾT
THÁNH HÓA
CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Chủ
tế: Anh chị em thân mến, Chúa dựng nên con nguời giống hình
ảnh Chúa và giao cho trách nhiệm trông coi trái đất, làm chủ vu trụ thiên
nhiên. chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:
1.
Hội Thánh kêu gọi các Kitô Hữu tích cực cộng tác với những nguời thành tâm
thiện chí / góp phần vào công trình sáng tạo của Chúa / Chúng ta
hiệp lời cầu xin cho các tín hữu biết miệt mài lao động / để trái đất luôn hữu
ích cho con nguời / và đời sống xã hội ngày càng khởi sắc hon.
2.
Di sản tinh thần to tát hiện nay của nhân loại trong mọi lãnh vực: kiến trúc /
nghệ thuật / văn hoá / y học / khoa học kỹ thuật / là do con nguời dùng lao
động trí óc và chân tay mà gầy dựng nên / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho hết thảy mọi nguời / biết cộng tác với nhau để bảo vệ những di sản
quý báu này.
3.
Nhờ lao động sáng tạo mà con nguời làm chủ đuợc vu trụ thiên nhiên Chúa đã dựng
nên / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi Kitô hữu / luôn biết hợp tác với những
nguời yêu mến thiên nhiên / mà hết lòng bảo vệ thiên nhiên xinh đẹp mà Chúa đã
trao ban.
4.
Cung nhờ lao động mà con nguời có phuong tiện để sinh sống / để thăng tiến và cung để chia sẻ cho nguời
khác / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết dùng lao động luong thiện / mà
làm cho danh Chúa đuợc vinh quang rạng rỡ hon.
Chủ
tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bắt chuớc Chúa Cha hoạt động
không ngừng, nêu guong cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để
no com ấm áo và góp phần xây dựng xã hội loài nguời, mà còn để làm sáng danh
Chúa. Xin cho tất cả mọi việc làm chúng con trong Năm Mới này đều huớng đến mục
tiêu trên. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH
Chủ tế: Anh chị em thân mến,
hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa cứu thế đuợc Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng cho
Thiên Chúa Cha trong đền thánh. Nhìn từ bên ngoài, ta thấy Nguời làm theo luật
dạy, nhung thật ra qua sự kiện này, Nguời đến gặp dân Nguời. Chúng ta cùng cảm
tạ Chúa và dâng lời cầu xin:
1. Đức Kitô là Ánh Sáng soi đuờng cho dân ngoại / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho cộng đoàn dân Chúa / cách riêng là hàng
Giám Mục và Linh Mục / Chúa đã chọn để lanh đạo Hội Thánh / biết luôn hăng say giới thiệu Chúa cho hết
thảy mọi nguời.
2. Trên thế giới ngày nay / bóng tối của tội lỗi / hận thù / bạo lực /
chiến tranh / vẫn còn dày đặc / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa dùng
ánh sáng Thần Linh cuả Nguời / mà xua tan bóng đêm tăm tối / và soi sáng cho
những ai đang buớc đi trong chính lộ.
3. Từ hai ngàn năm nay / lúc nào cung có nhiều nguời quảng đại đáp lại lời
mời gọi của Chúa / dâng mình trong đời sống tu trì để phục vụ nhân loại cách
hữu hiệu / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa giúp những anh chị em
ấy / luôn trung thành với on gọi của mình.
4. Luật bác ái là luật cao quý nhất trong lề luật của Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn
giáo xứ chúng ta / biết luôn cố gắng sống trọn vẹn điều luật quan trọng này.
Chủ tế: Lạy Chúa là Thiên
Chúa tình thuong, xin cho chúng con hằng tuân giữ luật yêu thuong của Chúa, để
chúng con đuợc sống muôn đời. Chúng con cầu xin...
Giáo Phận Long Xuyên
HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH VIỆC ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN
DẪN NHẬP
Hơn bao giờ hết, vào thời điểm hiện tại, các việc đạo đức
bình dân chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống đạo của các Kitô hữu.
Với một số đông Kitô hữu, các việc đạo đức bình dân còn quan trọng hơn các cử
hành Phụng Vụ chính thức của Giáo Hội, và họ đã đi đến thái quá trong việc thực
hành các việc đạo đức bình dân mà họ yêu thích. Tình trạng này xem ra rất phổ
biến tại Việt Nam, cách riêng tại giáo phận Long Xuyên.
Để tránh những sai lạc của các Kitô hữu trong việc thực
hành các việc đạo đức bình dân trong Giáo phận và tại các Giáo xứ, rất mong các
linh mục, những người phụ trách các cộng đoàn dân Chúa, quan tâm khuyến khích
và hướng dẫn để, một đàng hun đúc lòng đạo đức nơi những người giáo dân, một
đàng giúp cho họ thực hành những việc đạo đức đúng như Chúa và Giáo hội muốn,
hầu mang lại những lợi ích thiêng liêng cho mọi người.
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Qua dòng thời gian, các Giáo Hội Tây Phương đã nổi bật nhờ khả năng phát
triển và đâm rễ vào dân Chúa, cùng với và bên cạnh các cử hành Phụng Vụ, những
hình thức phong phú và đa dạng, để biểu lộ một cách đơn sơ và nhiệt thành niềm
tin vào Thiên Chúa, tình yêu đối với Chúa Kitô Cứu Thế, sự khẩn cầu Chúa Thánh
Thần, lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, việc tôn kính các thánh, bổn phận hoán
cải và tình bác ái huynh đệ. Tuy nhiên, trong lãnh vực rất phức tạp này, thường
gọi là “lòng sùng mộ bình dân” hay “lòng đạo đức bình dân”, các thuật ngữ được
sử dụng không phải chỉ có một nghĩa duy nhất, vì thế cần phải nêu lên một vài
xác định. Dù không kỳ vọng giải quyết dứt khoát hết mọi vấn đề, dường như cần
thiết phải đưa ra định nghĩa thông thường của những thuật ngữ được sử dụng
trong văn kiện này.
1. Các
việc đạo đức
“Các việc đạo đức” chỉ những biểu hiện chung hay riêng của lòng đạo
đức Kitô giáo, những biểu hiện dù không nằm trong Phụng Vụ nhưng vẫn hài hòa
với Phụng Vụ, nghĩa là phù hợp với tinh thần, quy tắc và nhịp điệu của Phụng
Vụ; hơn nữa, những biểu hiện ấy, một cách nào đó, lấy cảm hứng từ Phụng Vụ, và
phải dẫn đưa dân Chúa đến Phụng Vụ. Các việc đạo đức này phải được cử hành
“theo những phong tục hay những sách đã được phê chuẩn hợp pháp.”
2. Các
việc sùng mộ
Thuật ngữ “việc sùng mộ” được dùng để chỉ những việc thực hành bên ngoài
(chẳng hạn như: các kinh nguyện hay bài ca; việc tôn trọng một số thời gian hay
đi viếng những nơi đặc biệt, những phù hiệu, những ảnh đeo, những tập quán và
những quy tắc).
3.
Lòng đạo đức bình dân
Cụm từ “lòng đạo đức bình dân” chỉ những biểu hiện phụng tự mang tính cách
cá nhân hay cộng đồng, mà trong khuôn khổ đức tin Kitô giáo, diễn tả trước hết,
không phải là theo các thể thức Phụng Vụ, nhưng vay mượn những sắc thái đặc thù
thuộc tinh hoa của một dân tộc hay một sắc tộc, nghĩa là thuộc văn hóa của họ.
4.
Khuynh hướng tín ngưỡng bình dân
“Khuynh hướng tín ngưỡng bình dân” chỉ định một cảm nghiệm phổ quát:
trong lòng mỗi người, cũng như trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, đặc biệt
trong khuôn khổ những biểu hiện có tính tập thể của họ, luôn luôn có một chiều
kích tín ngưỡng nào đó. Trên thực tế, mỗi dân tộc đều cố gắng diễn tả cách nhìn
toàn diện của mình đối với siêu việt, cũng như quan niệm của mình về tự nhiên,
về xã hội và về lịch sử, qua trung gian những lễ nghi phụng tự, và như thế, họ
thực hiện một nỗ lực tổng hợp đặc biệt mang chiều kích vừa nhân bản vừa thiêng
liêng rất cao quí.
Khuynh hướng tín ngưỡng bình dân không phải lúc nào cũng chỉ liên quan đến
mạc khải Kitô mà thôi. Thật vậy, ở nhiều nơi, có những xã hội thấm nhuần các
yếu tố Kitô theo những cung cách rất đa dạng, nảy sinh một thứ “đạo công giáo
bình dân”, ở đó đồng hiện hữu với ít nhiều hài hòa, những yếu tố khác nhau xuất
phát từ cảm thức tôn giáo về đời sống, về văn hóa riêng của dân tộc và về mạc
khải Kitô.
5. Vị
trí tột đỉnh của Phụng Vụ
Lịch sử cho biết rằng, vào một vài thời kỳ, đức tin của các Kitô hữu đã
được nâng đỡ bởi những hình thức và thực hành đạo đức, mà đa số các trường hợp
được tín hữu xem là những biến cố đặc biệt và không thể tách rời khỏi những cử
hành Phụng Vụ. Thật vậy, mọi cử hành Phụng Vụ, với tính cách là hoạt động của
Chúa Kitô linh mục và của Thân Mình Người là Giáo Hội, đều là hành động thánh
thiêng tuyệt hảo. Không có một cử hành nào của Giáo Hội đạt được hiệu quả ngang
hàng và ngang cấp với Phụng Vụ. Chính vì thế, các bí tích là không thể thiếu
được để sống hiệp nhất với Chúa Kitô, còn những hình thức khác nhau của lòng
đạo đức bình dân lại mang một tính chất tùy nghi, dẫu cho một số cộng đoàn hay
tín hữu, với tư cách cá nhân, luôn có thể xem chúng như có tính bó buộc.
Tuy nhiên, vị trí ưu tiên tuyệt đối của Phụng Vụ đối với những hình thức
cầu nguyện khác của tín hữu là khả thi và chính đáng. Nguyên tắc này khẳng định
dứt khoát tính ưu tiên tuyệt đối của kinh nguyện Phụng Vụ và năm Phụng Vụ so
với mọi thực hành sùng mộ khác, nhưng không bao giờ đồng nghĩa với việc loại
trừ, chống đối và gạt ra ngoài lề những thực hành đạo đức chính đáng.
6.
Nâng cao giá trị và đổi mới
Tính chất tùy nghi của những việc đạo đức không bao giờ có nghĩa là thiếu
hiểu biết hay khinh dể những việc ấy. Trái lại, thái độ đúng đắn cần phải có là
nâng cao giá trị một cách thích đáng và khôn ngoan, những mặt phong phú không
thể coi thường của lòng đạo đức bình dân, với những tiềm năng và phẩm chất của
đời sống Kitô hữu mà lòng đạo đức ấy có thể khơi dậy.
Vì Tin Mừng là thước đo và tiêu chuẩn cho mọi hình thức, cũ cũng như mới,
của lòng đạo đức Kitô giáo, nên việc nâng cao giá trị các việc đạo đức và những
việc sùng mộ cần phải đi đôi với công việc thanh lọc, để chúng được hài hòa với
mầu nhiệm Kitô. Lưu ý này đặc biệt có giá trị đối với những yếu tố của lòng đạo
đức bình dân được thừa nhận bởi Phụng Vụ, vì Phụng Vụ tuyệt đối không thể đón
nhận những nghi thức ma thuật, dị đoan, thông linh, trù ếm hay có hàm ý tính
dục.
Như thế, lòng đạo đức bình dân cần phải hội đủ những yếu tố sau:
a. Cảm hứng từ Kinh Thánh.
b. Cảm hứng từ Phụng Vụ.
c. Cảm hứng từ đại kết, nghĩa là chú ý đến những điểm nhạy cảm và những
truyền thống Kitô khác nhau, đồng thời tránh làm những thử nghiệm không phù
hợp.
d. Cảm hứng mang tính nhân loại học, được diễn đạt, hoặc bằng cách đón nhận
những biểu tượng và những cách biểu lộ riêng của từng dân tộc.
7.
Phân biệt và hài hòa với Phụng Vụ
Sự khác biệt khách quan giữa một đàng là những việc đạo đức và thực hành
sùng mộ, và một đàng là Phụng Vụ, cần phải thể hiện rõ ràng trong các cách diễn
đạt của phụng tự Kitô giáo. Điều này có nghĩa là: một đàng, những hình thức đặc
biệt của các việc đạo đức không thể lẫn lộn với những hành động Phụng Vụ, và
đàng khác, những việc đạo đức và sùng mộ có một chỗ đứng riêng, bên ngoài Thánh
Lễ và những bí tích khác.
Hơn nữa, cần phải tránh hiện tượng chồng chéo lên nhau, để ngôn ngữ, nhịp độ,
hình thức, các điểm nhấn thần học về lòng đạo đức bình dân khác biệt rõ ràng
với những yếu tố tương ứng trong hành động Phụng Vụ. Cũng thế, nên chế ngự bất
cứ sự cạnh tranh hay đối lập ngẫu nhiên nào có thể xảy ra đối với các cử hành
Phụng Vụ, bằng cách xác định tính chất ưu tiên của ngày Chúa nhật, các ngày lễ
trọng, các mùa và ngày theo Phụng Vụ.
Cuối cùng, cần tránh gọi những việc đạo đức là những “cử hành Phụng Vụ”, vì
chúng phải duy trì sắc thái, tính đơn sơ và ngôn ngữ đặc thù riêng của mình.
8. Ngôn
ngữ của lòng đạo đức bình dân
Ngôn ngữ bằng lời và bằng cử chỉ của lòng đạo đức bình dân, dù phải duy trì
lối diễn tả đơn sơ và tự phát, cũng cần phải được chăm sóc đặc biệt, để trong
mọi trường hợp và mọi lúc, chúng biểu lộ chân lý đức tin và sự cao cả của các
mầu nhiệm Kitô giáo.
9. Cử
chỉ
Đặc trưng của lòng đạo đức bình dân là lối diễn tả đa dạng và phong phú của
thân thể, những cử điệu và biểu tượng. Ta có thể kể: tập quán hôn hay chạm tay
vào ảnh tượng, nơi thánh, thánh tích, hay vật thánh; việc hành hương hay tổ
chức rước kiệu, đi một số chặng đường “đặc biệt” bằng chân trần hay bằng đầu
gối; việc dâng của lễ, dâng nến hay bảng tạ ơn; mặc y phục đặc biệt; quỳ gối
hay sấp mình, đeo ảnh hay mang phù hiệu... Những lối biểu hiện ấy, được truyền
lại qua bao thế kỷ từ đời nọ sang đời kia, đều là những phương tiện trực tiếp
và đơn giản nhằm biểu lộ ra ngoài những tình cảm trong tâm hồn tín hữu, đồng
thời cũng biểu lộ lòng mong muốn được sống một đời sống Kitô chân thực. Thiếu
chiều kích nội tâm này, những cử chỉ biểu trưng có nguy cơ trở nên những thói
quen trống rỗng, và tệ hại hơn nữa, có thể thoái hóa thành dị đoan.
10.
Những bản kinh và lời nguyện
Mặc dù những bản kinh và lời nguyện đạo đức được viết sẵn trong một ngôn
ngữ mà ta có thể gọi là kém nghiêm nhặt so với kinh nguyện Phụng Vụ, tuy nhiên
chúng cũng phải lấy cảm hứng từ các bản văn Kinh Thánh, từ Phụng Vụ, từ các
Giáo Phụ và Huấn Quyền, đồng thời phải phù hợp với đức tin của Giáo Hội. Việc
sử dụng những bản kinh hay những lời nguyện đạo đức có tính chất ổn định và
công khai cần phải được Bản Quyền phê chuẩn.
11.
Bài ca và âm nhạc
Bài ca là sự diễn tả tự nhiên tâm hồn của một dân tộc, giữ một vị trí đặc
biệt trong khuôn khổ lòng đạo đức bình dân. Việc chăm lo gìn giữ các bài ca
truyền thống được kế thừa từ các thế hệ trước phải được liên kết với ý nghĩa
của Kinh Thánh và Giáo Hội, và do đó, cần thiết phải duyệt lại thường xuyên
những bài ca hiện thời hoặc soạn ra những bài ca mới.
Một số dân tộc có thói quen kèm theo bài ca việc vỗ tay, lắc lư thân mình
theo nhịp điệu hay múa may. Những cách thức đặc thù thể hiện tình cảm nội tâm
này là một phần của truyền thống dân tộc, đặc biệt vào các ngày lễ các thánh
bổn mạng; những cách thức đó có thể chấp nhận được với điều kiện làm thành một
kinh nguyện chung thực sự, chứ không chỉ là một màn trình diễn.
12.
Các ảnh tượng
Một biểu hiện khác rất quan trọng của lòng đạo đức bình dân chính là việc
sử dụng những ảnh tượng thánh. Những ảnh tượng này được thực hiện tùy theo các
quy luật của nền văn hóa địa phương và theo tính đa dạng của các nghệ sĩ, nhằm
giúp tín hữu tiếp cận được các mầu nhiệm Kitô. Cần phải khẳng định rằng: việc
tôn kính các ảnh tượng thánh, tự bản chất, là một cách sùng mộ của đạo Công
Giáo.
Bởi lẽ các ảnh tượng - có chỗ đứng trong các nơi thánh - không thể phó mặc
cho sáng kiến riêng tư, nên các vị có trách nhiệm trông coi các nhà thờ và nhà
nguyện phải có sự theo dõi cần thiết, để bảo đảm tính trang trọng, tính thẩm mỹ
và cấp bậc của các ảnh tượng đưa ra cho tín hữu tôn kính công khai, đặc biệt nên
cẩn thận đừng để có những ảnh tượng từng được cảm hứng bởi sự sùng mộ riêng tư
của cá nhân nào đó lại được đem ra áp đặt sự tôn kính của mọi người.
Các Giám Mục, cũng như những vị quản đốc các đền thánh, cần phải bảo đảm
sao cho các ảnh tượng thánh, vốn được làm ra dưới nhiều hình thức khác nhau để
tín hữu trưng bày trong nhà, hoặc đeo nơi cổ, hoặc giữ riêng, không thoái hóa
thành một thứ gì tầm thường hay lệch lạc.
13.
Các địa điểm
Ngoài nhà thờ ra, lòng đạo đức bình dân còn có địa điểm đặc biệt là đền
thánh - không phải lúc nào cũng là một nhà thờ, mà nét đặc trưng là những hình
thức và các việc thực hành đặc biệt nói lên lòng sùng mộ diễn ra tại đó, và
việc đáng chú ý hơn cả là những cuộc hành hương. Bên cạnh những nơi thờ phượng
đó, vốn rõ ràng là dành riêng cho việc cầu nguyện cộng đồng hay riêng lẻ, còn
có những nơi khác, không kém quan trọng, đó là nhà ở, những nơi ta sống và làm
việc. Trong một số hoàn cảnh, những đường phố và quảng trường cũng có thể trở
thành những nơi thể hiện đức tin.
14.
Các thời điểm
Lòng đạo đức bình dân còn gắn liền với những ngày đặc biệt, trong đó những
biến cố vui buồn của cá nhân, gia đình hay cộng đoàn được họp mừng hay tưởng
nhớ. Nhất là các “lễ hội”, với những ngày chuẩn bị, để làm nổi bật những nỗ lực
diễn tả lòng đạo vốn từng góp phần làm nên truyền thống đặc biệt của một cộng
đoàn.
15.
Trách nhiệm và quyền hạn
Những biểu hiện của lòng đạo đức bình dân được đặt trong tầm trách nhiệm
của Bản Quyền sở tại: ngài chính là người quy chế hóa, và khuyến khích những
biểu hiện ấy trong khuôn khổ chức năng của ngài, đó là thăng tiến đời sống đạo
đức nơi các tín hữu, thanh luyện các biểu hiện ấy khi cần thiết, và Tin Mừng
hóa chúng. Ngài cũng chăm sóc để chúng không thay thế và không lẫn lộn với
những cử hành Phụng Vụ; ngài cũng còn phải thẩm duyệt những bản kinh và
các lời nguyện sử dụng trong các việc đạo đức công khai và trong khuôn khổ thực
hành lòng sùng mộ. Những qui định của Bản Quyền dành cho lãnh thổ dưới quyền
tài phán của ngài, liên quan đến Giáo Hội địa phương mà ngài được giao phó.
Cuối cùng, các tín hữu, với danh nghĩa cá nhân, dù là giáo sĩ hay giáo dân,
cũng như các nhóm đặc biệt, phải tránh công khai đề nghị và phổ biến các bản
kinh, các lời nguyện và các sáng kiến nào chưa được sự đồng ý của Bản Quyền.
II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ THỰC HÀNH LÒNG
ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN
TẠI GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
Định Hướng: Nguyên tắc của
Thánh Augustinô:
Hiệp nhất trong những gì chính yếu,
Tự do trong những gì tùy phụ,
Và bác ái trong hết mọi sự”.
4 tiêu chuẩn để phân định và chọn lựa: Duy
nhất – Thánh Thiện – Công Giáo – Tông truyền.
Vai trò phân định và trách nhiệm của
các mục tử (giáo phận – giáo hạt – giáo xứ giáo họ) trong việc tổ chức các việc
đạo đức bình dân.
1.
Những quy định về các nghi thức cử hành trong phụng vụ, cụ thể là trong Thánh
Lễ
a. Nguyên tắc chung: Không có việc đạo đức bình dân
nào được cử hành trong phụng vụ và Thánh Lễ. Như vậy, chỉ được phép cử hành các
nghi thức đã được quy định trong Sách Lễ Rôma trong Thánh Lễ: Cử hành Bí tích
khai tâm Kitô giáo, Bí tích Truyền chức, trao Mình Thánh Chúa cho người lâm
chung, nghi lễ cho các đôi Hôn phối, Chúc phong Viện Phụ, Viện Mẫu, Thánh hiến
Trinh nữ, tuyên khấn sống bậc tu trì, cung hiến nơi thánh.
b. Các nghi thức dưới đây không được cử hành trong
Thánh Lễ:
- Nghi thức tuyên hứa, tuyên thệ, trao khăn… cho Thiếu Nhi Thánh Thể
- Trao bằng Giáo lý…, cử hành nghi thức trọng thể Bao đồng (Chỉ làm trước
hoặc sau Thánh Lễ).
- Hội đồng mục vụ giáo xứ tuyên hứa.
- Đọc đoạn rửa chân sau bài giảng của Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh.
- Không được cử hành nghi thức chào cờ (Thiếu Nhi Thánh Thể) trong Nhà thờ.
c. Không đọc những lời dẫn vào các bài đọc trong Thánh
Lễ.
d. Trước, trong, và cuối Thánh Lễ, trên gian cung
thánh, cá nhân hay tập thể, sẽ không dâng hương, dâng hoa, dâng nến/đèn cầy
theo kiểu trình diễn múa vũ điệu.
e. Trong Thánh Lễ cấp giáo phận, giáo hạt, các đoàn
hội, sẽ không tặng hoa cho con người (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân) trước, hay
trong Thánh Lễ. Còn trong cuộc quy tụ của cộng đoàn giáo xứ/giáo họ, sẽ tùy Cha
Sở (chứ không phải Cha Phó) hay Cha Quản Sở của cộng đoàn đó quyết định.
f. Trong Thánh Lễ cấp giáo phận, giáo hạt, và các đoàn
hội, không cử hành nghi thức dâng Lễ Vật – Còn trong các Thánh Lễ cấp giáo
xứ/giáo họ, sẽ tùy sự chọn lựa của Cha Sở hay Cha Quản Sở, nhưng (*) không múa
vũ điệu khi dâng Lễ Vật, và (*) sau khi chủ tế đã nhận lễ vật, thì những người
dâng lễ vật đi về chỗ (những người dâng lễ vật không nâng Lễ vật khi linh mục
dâng bánh, dâng rượu.
g. Trong Thánh Lễ trong toàn giáo phận, khích lệ dùng
than hồng và trầm hương – Trong Thánh Lễ cấp giáo phận, giáo hạt và các đoàn
hội, nếu không có than và trầm hương, cũng sẽ không xử dụng dâng nhang. – Tại
giáo xứ, tùy sự chọn lựa của Cha Sở hay Cha Quản Sở.
h. Trong Rước Lễ Bao Đồng (Rước Lễ Trọng Thể) có những
nghi lễ riêng, như lặp lại lời hứa khi lãnh bí tích Rửa Tội, đặt tay trên Sách
Thánh tuyên hứa, cám ơn và xin lỗi Cha Mẹ…, khích lệ tổ chức các nghi thức này
trước Thánh Lễ. Tuy nhiên vì đây là một sinh hoạt có truyền thống lâu đời của
các cộng đoàn tín hữu miền Nam, đồng thời các nghi thức này vẫn còn đem lại
nhiều hiệu quả huấn luyện đời sống Kitô hữu, nhất là cho giới trẻ chuẩn bị bước
vào đời, nên các Cha Sở và các Cha Quản Sở, tùy hoàn cảnh của cộng đoàn, để
quyết định có thể tổ chức theo đúng truyền thống.
2.
Những quy định về Đạo Đức Bình Dân trong mùa Chay và đặc biệt là trong nghi
thức Phụng Vụ của Tam Nhật Thánh
a. Luật Hội Thánh về ngày thứ Sáu: Cần
khơi lại ý thức về luật buộc của Hội Thánh “Thứ Sáu, kiêng thịt ngày
thứ Sáu cùng những ngày khác Hội thánh dạy”. Vì là luật, nên ai vi phạm sẽ
là tội. Tuy nhiên, nếu ngày thứ Sáu trùng với một trong những ngày lễ trọng,
thì không buộc phải kiêng thịt (x. GL. 1983, 1251). Hơn nữa, Hội Đồng Giám mục
Việt Nam, khoá họp tháng 4 năm 1991 đã ấn định: các ngày thứ Sáu, có thể thay
việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện bác ái, như: đọc
hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố thí cho người
nghèo, làm việc công ích, v.v… Như thế, để giữ luật hãm mình ngày thứ sáu, tín
hữu Việt nam có thể kiêng thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một
việc đạo đức, từ thiện bác ái, như Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cho phép
(x.ttps://conggiaovietnam.vn/luat-chay-va-kieng-thit-trong-hoi-thanh-cong-giao.html).
(Xem thêm phần THAM KHẢO, số 1&2)
Cũng cần phải huấn luyện lương tâm về tuân giữ tinh thần khổ chế hy sinh vì
tình yêu hơn là vì sợ tội, đặc biệt là thể hiện tình yêu cụ thể bằng thực hiện
các việc bác ái.
b. Mùa Chay: Khích lệ các cộng đoàn tổ
chức các cuộc suy niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu, như đi chặng đàng Thánh
Giá, Ngắm Đứng. Nhưng không được tổ chức “Ngắm Nhân Tài” trong Nhà Thờ.
c. Luật Ăn Chay và Kiêng Thịt ngày thứ Tư Lễ Tro và
thứ Sáu Thánh: Khích lệ các tín hữu (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân) giữ luật
ăn chay và kiêng thịt, kết hợp với việc thực hiện bác ái, cụ thể là thực hiện
Thương người có 14 mối, như dành phần chay tịnh trong ăn uống và tiêu xài để
giúp đỡ những người nghèo, đau yếu… trong cộng đoàn.
d. Tuần Cửu Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa: Rất
khích lệ các tín hữu, cá nhân hay tập thể, thực hiện Tuần Cửu Nhật Kính Lòng
Thương Xót Chúa, từ thứ Sáu Thánh đến Chúa Nhật II Phục Sinh, tại gia, tại liên
gia, hay tại các Nhà thờ Nhà nguyện.
e. Tam Nhật Thánh: Khích lệ các cộng đoàn
theo truyền thống đạo đức miền Nam, tổ chức “Lễ Đèn” vào sáng Thứ Năm Thánh,
thứ Sáu Thánh, và thứ Bảy Thánh.
f. Thứ Năm Thánh:
- Không đọc đoạn rửa chân sau bài giảng của Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh.
- Không đốt chiên trong Thánh Lễ.
- Trong nghi thức rửa chân, Linh mục có thể tùy nghi hôn chân người được
rửa chân.
g. Thứ Sáu Thánh: Trong số các biểu hiện
của lòng đạo đức bình dân, ngoài Đàng Thánh Giá, cuộc rước kiệu tưởng nhớ “Cái
Chết Của Chúa” theo truyền thống đạo đức của các tín hữu miền Bắc có một vị trí
lớn. Đồng thời, ở nhiều nơi, trong Tuần Thánh, đặc biệt ngày Thứ Sáu Thánh, có
các buổi diễn lại cuộc Thương Khó Chúa. Đây thường là những buổi “trình diễn
thánh thiêng” thật sự, có thể coi cách hữu lý như những việc đạo đức.
h. Thứ Bảy Thánh: Rất khích lệ các tín hữu
dành thời gian suy niệm cuộc thương khó của Chúa tại các Nhà thờ, và có thể
tiếp tục bày tỏ sự Suy tôn Thánh Giá trong nghi thức phụng vụ chiều thứ Sáu
Thánh bằng hôn kính Thánh Giá Chúa tại Nhà thờ hay đi Chặng Đàng Thánh Giá vào
ngày thứ Bảy Thánh.
3.
Những quy định cụ thể của giáo phận về Đạo Đức Bình Dân
a. Trong nhà thờ: Không diễn văn nghệ,
không múa lân.
b. Trên gian cung thánh: Không hội ca, không
đấu hoa, không diễn nguyện.
c. Dâng hoa tôn kính Đức Mẹ:
- Buổi dâng hoa phải có bố cục rõ ràng. Đề nghị Cấu trúc một buổi dâng
hoa
(Xem thêm phần
THAM KHẢO, số 3):
+ Cùng Mẹ hướng về Thiên Chúa (tôn thờ, cảm tạ, sám hối phó thác...).
+ Ca tụng Đức Mẹ - Dâng tiến hoa tôn kính Mẹ - Noi gương Nhân Đức của
Mẹ - Tạ ơn và cầu khẩn với Mẹ.
+ Cùng Mẹ hướng về Chúa với tâm tình tạ ơn và phó thác.
- Khuyến khích tính cộng đoàn: kết hợp nghi thức Dâng Hoa với rước kiệu,
lần chuỗi Mân Côi.
- Khuyến khích kết hợp lòng tôn kính Đức Mẹ bằng những bông hoa bác ái:
giúp đỡ người nghèo…
- Khuyến khích kết thúc dâng hoa bằng phụng vụ (Thánh Lễ) hay A bí tích
(Chầu Thánh Thể).
- Khuyến khích ưu tiên chọn lựa các thiếu nhi dâng hoa và hướng dẫn tinh
thần đạo đức, cổ vũ lòng kính mến Đức Mẹ cho cộng đoàn, đặc biệt là cho các con
hoa.
- Khuyến khích không dâng hoa trên gian cung thánh và khuyến khích dâng hoa
trước tượng đài Đức Mẹ ngoài nhà thờ.
- Nếu dâng hoa trong nhà thờ, không được để tượng Đức Mẹ trên bàn thờ của
nhà thờ.
- Không sử dụng nhạc thu sẵn. Rất cổ vũ cả cộng đoàn hát những bài thánh ca
cộng đồng, hoặc chính những người dâng hoa, hay ca đoàn hát thánh ca.
- Khi dâng hoa, người dâng hoa phải quay mặt hướng lên Đức Mẹ, trừ khi di
chuyển thì có thể quay lưng lên.
- Vì đây là việc linh thánh, nên cũng cần quan tâm đến y phục của các con
hoa, tránh xa hoa, đua đòi, tốn kém và hở hang.
III.
THAM KHẢO
1.
Kiêng Thịt Ngày Thứ Sáu Và Các Lễ Trọng Địa Phương
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ
tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tại Anh và xứ Wales, Hội Đồng Giám
Mục đã quyết định tái lập việc kiêng thịt ngày thứ Sáu theo điều 1251 của Bộ
Giáo luật. Theo điều luật này, việc kiêng thịt được áp dụng cho mọi ngày thứ
Sáu, trừ ra các thứ Sáu có lễ trọng. Như thế, khi lễ bổn mạng của một giáo xứ
rơi vào ngày thứ Sáu, và được tổ chức trọng thể tại riêng giáo xứ ấy, liệu mọi
tín hữu giáo xứ ấy được ăn thịt vào ngày thứ Sáu ấy không, dù họ đi dự lễ ở nhà
thờ khác? Liệu một người không thuộc giáo xứ ấy, nghĩ rằng đó là một lễ trọng
tại địa phương, đi đến một tiệm ăn trong khu vực giáo xứ ấy để ăn thịt được
không? - S.P., Tổng Giáo Phận Birmingham, Anh.
Đáp: Sau đây là các điều luật liên quan về
"Các Ngày Thống Hối": (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh
Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức
Vinh).
Ðiều 1249: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc
thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với
nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống
hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện,
thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân, bằng cách trung thành chu
toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt, dựa theo
các điều luật sau đây.
Ðiều 1250: Những ngày và mùa thống hối chung cho
toàn thể Giáo Hội là các ngày thứ sáu trong năm và mùa chay.
Ðiều 1251: Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng
với ngày lễ trọng, thì phải giữ việc kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo
Hội Ðồng Giám Mục đã quy định. Vào ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ sáu Tuần
Thánh kính nhớ sự Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu Kitô, phải giữ việc kiêng
thịt và ăn chay.
Ðiều 1252: Luật kiêng thịt buộc những người đã
14 tuổi trọn. Luật ăn chay buộc hết mọi người đã đến tuổi trưởng thành cho tới
lúc bắt đầu 60 tuổi. Tuy nhiên, các Chủ Chăn và các phụ huynh phải lo dạy cho
các em chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích
thực của việc thống hối.
Ðiều 1253: Hội Ðồng Giám Mục có thể xác định rõ
rệt hơn việc giữ chay và kiêng thịt, cũng như thay thế chúng cách toàn phần,
hay từng phần bằng những hình thức thống hối khác, nhất là bằng những việc từ
thiện và việc đạo đức.
Những gì các Giám mục Anh và xứ Wales đã thực hiện là khôi phục việc tuân
giữ đầy đủ các điều luật 1250-1251. Trước đây, việc kiêng thịt chỉ áp dụng cho
các thứ Sáu Mùa Chay.
Tôi có thể nói rằng do tính chất lãnh thổ của lễ trọng được mừng, luật miễn
ăn thịt chỉ áp dụng cho những người ở trong lãnh thổ giáo xứ. Còn giáo dân
ngoài giáo xứ ấy phải tuân giữ luật phổ quát.
Ít là về lý thuyết, một người Công giáo, nhận thức rằng một giáo xứ đang
mừng lễ trọng vào ngày thứ Sáu, có thể đến đó để ăn thịt. Nên nhớ điều này có
nghĩa rằng người đó là một người Công giáo tốt, do đó người ta hy vọng rằng
người ấy cũng sẽ chia sẻ niềm vui của giáo xứ bằng cách tham dự Thánh Lễ trọng,
trước khi đi đến nhà hàng gần nhất.
Trong mùa thường niên, nhiều giáo xứ chuyển lễ trọng bổn mạng giáo xứ vào
chủ nhật gần nhất. Trong trường hợp này, việc miễn kiêng thịt ngày thứ Sáu sẽ
không còn áp dụng.
Việc miễn như thế cũng áp dụng cho các lễ trọng của giáo phận. Hầu hết các
giáo phận có một lễ trọng bổn mạng hoặc thánh đại diện của mình. Tuy nhiên,
việc áp dụng khả năng này không phải là thống nhất. Ví dụ, cả Subiaco và Montecassino
đều chọn thánh Biển Đức là thánh bổn mạng chính. Tuy nhiên, trong khi toàn bộ
thị trấn Subiaco mừng trọng thể lễ này, tại Montecassino chỉ đan viện chính
mừng lễ trọng này thôi. Trong cả hai trường hợp, phần còn lại của giáo phận cử
hành ngày lễ.
Mặc dù mỗi ngày thứ Sáu là một ngày thống hối, các ngày thứ Sáu mùa Chay là
đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhiều nơi có thói quen kiêng thịt vào ngày lễ
trọng trùng với một ngày thứ sáu trong mùa Chay này.
Nguyễn Trọng Đa
nguồn: VietCatholic/ Zenit
2.
Luật “Ăn Chay” Và “Kiêng Thịt” Trong Hội Thánh Công Giáo
a. Người Kitô hữu phải kiêng thịt vào những ngày nào?
Theo nguyên tắc chung, người Kitô hữu phải kiêng thịt, hay kiêng một thức
ăn nào khác theo quy định của Hội Đồng Giám Mục, vào các ngày thứ sáu trong năm
(Điều 1251)
Tuy nhiên, luật này không còn buộc, khi ngày thứ sáu cũng trùng với ngày lễ
trọng [1].
Ngoài ra, Giáo Hội còn buộc kiêng thịt (và ăn chay) trong ngày thứ tư Lễ
Tro và thứ sáu Tuần Thánh.
b. Trong ngày kiêng thịt, phải kiêng những gì?
Chúng ta không được ăn thịt, nhưng được ăn trứng, được dùng các thức ăn làm
với sữa hay các loại nước chấm làm bằng mỡ động vật.
Thịt bị cấm là thịt các loài hữu nhũ và thảo cầm.
Không được xem là thịt bị cấm sử dụng: như các loại cá và các thức ăn biển,
những loài có máu lạnh (ếch, trai, sò, rùa), những loài vừa sống trên bờ vừa ở
dưới nước (lưỡng cư) và những loài bò sát…
c. Ai phải giữ luật kiêng thịt?
Luật kiêng thịt buộc các tín hữu từ 14 tuổi trọn [2] cho đến mãn đời (Điều
1252).
Tuy nhiên, những ai vì lý do sức khoẻ (bệnh tật), hay vì khả năng lao động
(thí dụ làm trong hầm mỏ) cần phải ăn thịt, hoặc những ai không được chủ cho ăn
một thức ăn nào khác (đầy tớ, con cái, vợ) thì không buộc giữ luật này.
d. Có thể thay thế việc kiêng thịt bằng một hình thức khác không?
Hội Đồng Giám mục có thể ấn định rõ ràng hơn luật kiêng thịt [3] và ăn
chay, cũng như có thể thay thế toàn phần hay một phần việc kiêng thịt và ăn
chay bằng những hình thức sám hối khác, nhất là bằng những việc bác ái và việc
đạo đức (Điều 1253).
Hội Đồng Giám mục Việt Nam, khoá họp tháng 4-1991 đã ấn định: các ngày thứ
Sáu, có thể thay việc kiêng thịt bằng một việc đạo đức hay một việc từ thiện
bác ái, như: đọc hay nghe một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm mình đền tội, bố
thí cho người nghèo, làm việc công ích, v.v…
Như thế, để giữ luật hãm mình ngày thứ sáu, tín hữu Việt nam có thể kiêng
thịt như luật chung Hội Thánh quy định, hay làm một việc đạo đức, từ thiện bác
ái, như Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã cho phép [4].
e. Ăn chay là gì?
Chúng ta cần phân biệt 4 cách ăn chay:
– Chay tự nhiên (ieiunium naturale): là kiêng hẳn mọi của ăn, của uống.
– Chay luân lý (ieiunium morale): là hãm bớt của ăn uống, vui thú…
– Chay Thánh Thể (ieiunium eucharisticum): giữ lòng trống không để rước lễ
[5].
– Chay Giáo Hội (ieiunium ecclesiasticum): đây là điều mà chúng ta muốn đề
cập đến.
Việc giữ chay Giáo Hội hệ tại ở chỗ ăn một bữa [6], còn hai bữa còn lại
được phép ăn một chút, miễn là lưu ý đến lượng và phẩm của thức ăn mà tập tục
địa phương mỗi nơi cho phép.
Giữa hai bữa ăn, cấm dùng thức ăn đặc, nhưng thức ăn lỏng (trà, nước trái
cây, sữa…) có thể được dùng bất cứ lúc nào [7].
f. Những ai phải ăn chay?
Theo Điều 1252 của Bộ Giáo Luật hiện hành, luật ăn chay buộc tất cả mọi
người Kitô hữu, từ tuổi thành niên (nghĩa là trọn 18 tuổi [8]) cho đến khi bắt
đầu được 60 tuổi (nghĩa là cho đến hết 59 tuổi).
Những người bắt đầu 60 tuổi được miễn khỏi ăn chay, nhưng vẫn phải giữ luật
kiêng thịt.
g. Phải ăn chay và kiêng thịt vào những ngày nào?
Phải kiêng thịt và ăn chay trong ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu kính
cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta (Điều 1251).
h. Ai có quyền miễn chuẩn việc ăn chay kiêng thịt ?
- Đức Giám Mục giáo phận
Đức Giám Mục giáo phận có thể miễn chuẩn khỏi nghĩa vụ phải ăn chay kiêng
thịt trong toàn giáo phận của mình cho những người có cư sở, bán cư sở cũng như
người vãng lai.
Ngoài ra, Đức Giám mục cũng có thể miễn chuẩn cho những người thuộc quyền
mình kể cả khi họ đang vắng mặt khỏi lãnh thổ giáo phận.
- Linh mục chính xứ
Theo Điều 1245, linh mục chính xứ cũng có năng quyền chuẩn chước như trên
với những điều kiện sau đây:
+Khi có lý do chính đáng (x. Điều 90 [9]);
+ Dựa theo những quy định của Giám Mục giáo phận,
+ Trong từng trường hợp, nghĩa là linh mục chính xứ chỉ có thể chuẩn miễn
cho từng lần chứ không thể miễn chuẩn dài hạn.
Linh mục chính xứ có thể miễn chuẩn hoặc thay thế việc ăn chay kiêng thịt
bằng một việc đạo đức khác, đối với từng cá nhân hoặc gia đình những người
thuộc quyền mình, cho dù họ không ở trong địa hạt, đối với những lữ khách hiện
đang ở trong địa hạt giáo xứ (nếu không có gì minh nhiên ấn định ngược lại),
cho cả chính mình nếu có lý do chính đáng (x. Điều 91 [10]), cho cả cộng đoàn
giáo xứ nếu nhu cầu đòi hỏi [11].
Vì đây là quyền thông thường do luật ban cho, cho nên linh mục chính xứ có
thể uỷ quyền [12].
- Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo
hoàng
Bề Trên của một hội dòng hay của một tu đoàn tông đồ thuộc luật giáo hoàng
cũng có quyền miễn chuẩn đối với những người thuộc quyền mình [13] và những
người khác đêm ngày cư ngự trong nhà mình (Điều 1245).
Để xin miễn chuẩn, có thể đích thân đến xin, hoặc sử dụng thư từ, điện
thoại, điện tín, hoặc qua trung gian người thứ ba.
———-
Chú
thích:
1. Lễ trọng cũng được, chứ không cần phải là lễ buộc.
2. Bộ Giáo Luật cũ (1917) buộc mọi người ngay từ 7 tuổi trọn.
3. Thí dụ: kiêng thịt hay kiêng thức ăn nào khác.
4. Những ngày lễ Công Giáo 2007-2008, tr. 21-22.
5. Điều 919 §1. Ai muốn rước Thánh Thể thì ít là trong khoảng một giờ trước
khi rước lễ phải kiêng mọi thức ăn, thức uống, chỉ trừ nước lã và thuốc chữa
bệnh.
6. Bữa nào tuỳ ý, không cấm đưa bữa trưa lên bữa tối, và bữa tối xuống bữa
trưa.
7. x. PHAOLÔ VI, Tông hiến Paenitemini, III, 1-2.
8. Điều 97 §1: Người tròn 18 tuổi là thành niên, dưới tuổi đó là vị thành
niên.
9. Điều 90:
§1. Không được chuẩn chước luật Giáo Hội khi không có lý do chính đáng và
hợp lý, sau khi đã cân nhắc các hoàn cảnh và sự hệ trọng của chính luật được
chuẩn chước, nếu không, việc chuẩn chước là bất hợp pháp và – trừ khi do chính
nhà làm luật hay người trên ngài đã chuẩn chước – việc chuẩn chước còn bất
thành sự nữa.
§2. Khi hồ nghi có đủ lý do hay không thì việc chuẩn chước thành sự và hợp
pháp.
10. Điều 91: “Ai có quyền chuẩn chước thì kể cả khi ở ngoài địa hạt của
mình, vẫn có thể thi hành quyền ấy đối với các người thuộc quyền, mặc dù họ
không ở trong địa hạt, và nếu không minh nhiên quy định nghịch lại, thì còn có
thể thi hành quyền ấy đối với cả những kiều cư hiện đang ở trong địa hạt, cũng
như đối với chính mình nữa”.
11. x. Communicationes, 1980, tr. 358, Điều 43.
12. x. Điều 136-144.
13. Kẻ thuộc quyền là tu sĩ, tập sinh được chuẩn miễn bất cứ họ đang ở đâu
vì là năng quyền đối nhân.
3.
Dâng Hoa Kính Đức Mẹ
1/ Một vài nét về nguồn gốc tháng hoa và việc dâng hoa:
Vào những thế kỷ đầu, Hoa được coi là Nữ thần của mùa Xuân. Vì thế,
tháng Năm, tháng khởi đầu Mùa Xuân, người Rôma có tập tục tổ chức ngày lễ tôn
kính Hoa cũng là tôn kính Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công giáo đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước
kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.
Từ thế kỷ XIII, vào tháng Năm, một vài xứ đạo ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
đã tổ chức những cuộc rước hoa đem đến dâng kính Đức Mẹ. Nhiều văn nghệ sĩ đã
sáng tác các bài ca dùng màu sắc và hương hoa để diễn tả tâm tình con thảo ca
tụng các nhân đức cao quý của Đức Mẹ.
Các linh mục dòng Tên tại Roma đã tổ chức tháng hoa kính Đức Mẹ tại lưu xá
các sinh viên của Hội Dòng. Khi trở về, các sinh viên này đã đem truyền bá việc
tổ chức Tháng Hoa tại quê hương của họ. Vì thế, tập tục này được phát triển tại
nhiều nơi.
Đến thế kỷ 14, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã
dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức
Mẹ.
Thánh Philipe Nêri, vào ngày 1 tháng 5, đã quy tụ các trẻ em chung quanh
bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Người dâng cho Đức Mẹ các nhân
đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.
Đầu thế kỷ 17, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của
các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi buổi chiều
đều có chầu Mình Thánh Chúa và hát mừng Đức Mẹ. Từ đó, việc tổ chức các hoạt
động phượng tự đặc biệt trong tháng Đức Mẹ được nhanh chóng lan rộng khắp các
xứ đạo.
Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu
dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.
Đầu thế kỷ 19, tất cả các giáo xứ trong Giáo Hội đều tổ chức long trọng
việc mừng kính Đức Mẹ trong tháng Năm, tháng kính Đức Mẹ. Các nhà thờ có các
linh mục giảng thuyết về lòng sùng kính Đức Mẹ. Cha Chardon đã có nhiều công
trong việc này. Không những Người làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được
phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.
2/ Giáo huấn của
Hội Thánh về việc tôn sùng Đức Mẹ:
Năm 1815, Đức Thánh Cha Piô VII đã khuyến khích việc tôn sùng Đức Maria
trong tháng Năm.
Năm 1889, Đức Thánh Cha Piô IX đã ban ơn toàn xá cho những ai tham dự việc
đạo đức tôn kính Đức Mẹ.
Đức Thánh Cha Piô XII, trong Thông điệp "Đấng Trung gian Thiên
Chúa", nhấn mạnh "việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là
việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ
võ".
Năm 1965, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành Tông huấn đề cao lòng tôn
sùng Đức Mẹ Maria trong tháng 5. Qua đó, Người cũng nêu lên những giá trị cao
quý của việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm: "Tháng Năm là tháng
mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để
bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có
đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng. Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong
thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ những tấm lòng của họ những lời
cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này,
những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai toà rất
dồi dào của Đức Mẹ" (Tông huấn về việc tôn kính Đức Mẹ, số I).
Đức Thánh Cha mở đầu tông huấn bằng những lời diễn tả tâm tình Tháng kính
Đức Mẹ thật đáng để chúng ta ghi nhớ:
2. “Tôi lấy làm vui mừng và an ủi bởi thói quen đạo
đức liên kết với Tháng Năm, là tháng dành dâng kính Đức Trinh Nữ và
mang lại nhiều lợi ích cho dân Kitô giáo. Bởi vì một cách đúng đắn,
Đức Maria được xem như một con đường mà qua đó chúng ta được dẫn tới
Chúa Kitô, người nào gặp gỡ Đức Maria thì không thể không gặp gỡ Đức
Kitô như vậy. Vì lý do nào khác mà chúng ta lại không tiếp tục trở
về với Đức Maria để tìm kiếm Đức Kitô trong cánh tay của Mẹ, tìm gặp
Đấng Cứu Độ chúng ta trong, qua và với Mẹ? Con người cần phải trở
về với Đức Kitô trong thế giới đầy lo âu và nguy hiểm, thôi thúc bởi
trách nhiệm và nhu cầu cấp bách của trái tim con người hầu tìm thấy
một nơi ẩn trú an toàn và một mạch nước sự sống siêu việt".
Đức Thánh Cha Phaolô VI cũng đã đặt lại chỗ đứng của việc tôn kính
Đức Mẹ Maria, nghĩa là việc tôn kính Mẹ Maria phải được đặt vào trong tương
quan của mầu nhiệm ơn cứu rỗi, việc tôn kính Đức Mẹ phải được đi đôi với những
mầu nhiệm trong cuộc đời của Đức Kitô. Việc tôn kính Mẹ Maria trong tháng Năm
là một truyền thống tốt đẹp, nhưng nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa, cùng đích của
mọi việc tôn thờ là chính Chúa. Trong niềm hiếu thảo đối với Mẹ Maria, người
Kitô hữu luôn được mời gọi để không ngừng kết hiệp với Chúa. Người Kitô hữu
không nhìn lên Mẹ Maria như một Nữ Thần, mà là một tín hữu mẫu mực, một người
tín hữu đã tiên phong trong cuộc hành trình đức tin.
Việc sùng kính Đức Maria còn bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi vì: nhờ Người, với
Người và trong Người, mọi vinh quang, danh dự đều quy về Cha trong sự hiệp nhất
của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, những biểu hiện tỏ lòng tôn kính Mẹ Maria cần phải
dẫn đến việc tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.
3/
Giáo huấn của Hội Thánh về việc đạo đức bình dân:
Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đề cao tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân
nhưng Người nói lòng đạo đức bình dân luôn luôn phải được thanh tẩy.
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8 tháng 4 năm 2011, dành cho Ủy ban Tòa
Thánh về Mỹ châu la tinh, Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đề cao lòng đạo đức bình
dân như một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng tại đại
lục này.
Ngỏ lời với gần 50 Hồng Y, Giám Mục và các Linh Mục chuyên gia, Ðức
Thánh Cha khẳng định rằng lòng đạo đức bình dân là một môi trường gặp gỡ với
Chúa Giêsu Kitô và là một hình thức biểu lộ đức tin của Giáo Hội. Vì thế, "không
thể coi yếu tố này như một cái gì phụ thuộc trong đời sống Kitô, vì nếu làm như
thế có nghĩa là quên mất tầm quan trọng tối thượng hoạt động của Chúa Thánh
Linh và sáng kiến nhưng không của tình yêu Chúa".
Trong bài diễn từ, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc đạo đức bình dân
như "một nơi chốn gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, và một cách để bầy tỏ
đức tin của Giáo Hội." Đối với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, nếu
việc đạo đức này được "quy hướng cẩn thận và được kèm theo đầy đủ"
bằng các lối diễn tả khác của lòng mộ đạo bình dân "sẽ cho phép có một
cuộc gặp gỡ có kết quả tốt với Thiên Chúa, một sự tôn thờ Thánh Thể, một lòng
sùng kính Đức Trinh Nữ Maria." Điều này cũng cho phép trau dồi một
"lòng ái mộ người kế vị Thánh Phêrô và một ý thức mình thuộc về Giáo Hội."
Tất cả những điều ấy cũng giúp ích cho việc rao giảng Tin Mừng, thông truyền
đức tin, để đưa các tín hữu đến gần các bí tích, củng cố những liên hệ bằng
hữu, đoàn kết gia đình và cộng đoàn, cũng như gia tăng tình liên đới và thực
thi bác ái".
Ðức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng "cần làm sao để đức tin là
nguồn mạch chính của lòng đạo đức bình dân, để những việc đạo đức này không
phải chỉ là một biểu lộ văn hóa của một miền nào đó. Hơn nữa, lòng đạo đức bình
dân cần ở trong quan hệ chặt chẽ với Phụng vụ thánh, phụng vụ này không thể bị
thay thế bằng một biểu hiện tôn giáo nào khác."
Ðức Thánh Cha không quên ghi nhận “có một số hình thức sai trái của
lòng đạo đức bình dân, chúng không cổ võ sự tham gia tích cực trong Giáo Hội,
chúng tạo nên sự xáo trộn và có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo đức hoàn
toàn bề ngoài mà không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động". Trong
một bức thư gửi cho các chủng sinh, Người viết: "Lòng đạo đức bình
dân có thể đi tới thái độ vô lý và chỉ hời hợt bề ngoài. Tuy nhiên, nếu hoàn
toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân thì thật là điều sai lầm. Qua lòng đạo đức
này, đức tin đi vào tâm hồn con người, trở nên thành phần tình cảm, phong phục
và cảm thức sống chung của họ. Vì thế, lòng đạo lức bình dân luôn luôn là một
gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng chắc chắn cũng luôn phải thanh tẩy lòng đạo đức
này...”
4/ Việc dâng hoa
tại Việt Nam:
Để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Mẹ, người tín hữu Việt Nam thực hành
nhiều việc đạo đức bình dân như: rước kiệu Đức Mẹ, lần chuỗi Mân Côi, dâng hoa…
4.1) Ý nghĩa của việc dâng Hoa kính Mẹ.
Để bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng hoặc biết ơn, người ta thường tặng hoa
cho nhau. Cũng vậy, người công giáo cũng dâng hoa để tỏ lòng yêu mến, tôn kính
và biết ơn đối với Thiên Chúa, Đức Mẹ và các thánh...
4.2) Ý nghĩa các mầu hoa:
Các màu hoa vừa tượng trưng cho các nhân đức của Đức Mẹ vừa diễn tả các tâm
tình, các ước nguyện của con cái muốn dâng lên Mẹ.
- HOA TRẮNG:
+ Ý nghĩa: biểu trưng sự trong sạch khiết trinh nơi Mẹ.
+ Tâm tình: Xin Mẹ giúp ta gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, sạch tội.
- HOA HỒNG:
+ Ý nghĩa: diễn tả lòng mến nồng nàn mà Mẹ dành cho Chúa.
+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy ta biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em như Chúa
đã yêu ta.
- HOA VÀNG:
+ Ý nghĩa: tượng trưng niềm tin sắt đá của Mẹ.
+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy chúng ta sống phó thác, tin tưởng vào tình thương và
sự quan phòng của Chúa như Mẹ.
- HOA XANH:
+ Ý nghĩa: tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng.
+ Tâm tình: Xin đừng để ta thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch
cảnh nào của cuộc sống.
- HOA TÍM:
+ Ý nghĩa: tượng trưng những đau thương, bệnh tật, tang tóc, cô đơn.
+ Tâm tình: Xin Mẹ dạy ta biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để
trung thành bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ.
5/ Cấu
trúc một buổi dâng hoa truyền thống:
Nghiên cứu lại vãn Hoa Đức Mẹ ngày xưa, ta thấy bố cục của buổi dâng hoa
rất rõ ràng. Thông thường cấu trúc một buổi dâng hoa gồm 3 phần.
Phần I: Sau khi cộng đoàn rước tượng Đức Mẹ
vào nhà thờ (hoặc lễ đài - nếu cử hành thánh lễ ngoài trời), đặt tượng lên toà
thì bắt đầu cất tiếng hát.
+ Bái vịnh: Ngũ bái thờ lạy Ba ngôi Thiên Chúa, tôn kính Đức Mẹ, Thiên thần
và các Thánh.
Phần II: Gồm:
+ Ca ngợi các nhân đức của Đức Mẹ.
+ Tiến hoa ngũ sắc: Từng đôi con hoa đỏ, trắng, vàng, tím, xanh.
+ Dâng 7 loài hoa quí (quì, sen, lê, cúc, mai, mẫu đơn, lan) để ca tụng Đức
Mẹ.
Phần III: Cảm tạ - Tạ ơn Chúa. Tạ ơn và cầu khẩn
với Đức Mẹ
6/ Một
mẫu Vãn Hoa Dâng Kính Đức Mẹ
(Trích Sách Toàn niên Kinh nguyện, Bùi
chu 248- 259)
(Trích nguồn “Ca Mừng Đức Mẹ Mân Côi” của GP Bắc Ninh)
(Nguồn : gxdaminh.net)
Sau khi rước kiệu và khi đã đặt tượng Đức Mẹ lên tòa, đội dâng hoa sẽ để
hoa xuống hai bên nơi đã dọn sẵn, chắp tay lại và đọc những lời sau:
I. KHAI HOA
Lạy ơn Đức Mẹ Chúa Dêu (Deus),
Chúng tôi trông cậy cùng kêu van Bà.
Xin hằng bầu cử trước toà,
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con.
Trong nơi khổ ải chon von,
Cách xa mặt Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu khổ chịu hình,
Vì loài người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương cũng hợp một lòng,
Vâng theo ý Chúa thông công như vầy.
Con xin Mẹ rất nhân thay,
Chớ bao ngoảnh mặt làm khuây chẳng nhìn.
Xin hằng dạy dỗ con liên,
Cùng hằng yên ủi giữ gìn thương yêu.
Con trông Mẹ có phép nhiều,
Muôn vàn thần thánh cũng đều ngửa trông
Chúng con còn chốn long đong
Như người vượt bể mênh mông giữa vời.
Mẹ như sao ngự giữa trời,
Chính bên phương bắc các ngôi sao chầu.
Xin soi dẫn để con theo,
Kẻo con lạc lối sa vào trầm luân.
Đến sau qua khỏi cõi trần,
Con trông cậy Mẹ rộng phần lòng thương.
Liền đem vào cửa thiên đàng,
Được xem thấy Chúa cực sang cực lành.
Cùng xem thấy Mẹ đồng trinh
Hưởng muôn muôn phúc thần hình thảnh thơi.
Gồm đầy mọi sự tốt vui,
Chẳng cùng chẳng hết đời đời. Amen.
II. NGŨ BÁI
Chúng con mọn mạy phàm hèn,
Dám đâu ghé mắt trông lên bàn thờ.
(Cúi đầu xuống)
Ngửa xin tràn xuống ơn thừa,
Rộng ban giãi tấm lòng thơ trước toà.
(Dẫn: Năm câu "Chúng con lạy"phải bái quì năm lần).
1. Chúng con lạy Chúa Cha nhân thứ
Đã giữ lời phán hứa rủ thương.
Dựng nên rất thánh Nữ vương,
Gây nền mọi phúc treo gương muôn đời.
2. Chúng con lạy Ngôi Hai xuống thế,
Cứu loài người chẳng để cho hư.
Lại thương trối Mẹ nhân từ,
Để loài con mọn được nhờ mọi ơn.
3. Chúng con lạy Thánh Thần Chúa cả.
Cho Đức Bà phúc lạ ơn đầy,
Cùng lòng rộng rãi nhân thay.
Để con mọn được ăn mày phần thương.
4. Chúng con lạy Nữ vương Thánh mẫu,
Chúa Ba Ngôi yêu dấu cách riêng.
Trên trời dưới đất cầm quyền,
Mọi loài đáng phải không khen bội phần.
5. Chúng con lạy Thiên thần các thánh
Đang vui mừng trong tính Chúa Dêu.
Đẹp lòng Đức Mẹ thương yêu
Vốn hằng chầu chực xin điều ngợi khen.
III. DÂNG HOA
III.1 Ngợi ca các nhân đức Đức Mẹ
Chúng con bồ liễu phận hèn,
Ơn thương đã được bước lên lạy mừng. (Bái xuống)
Đoá hoa khóm nóm tay bưng. (Cầm lấy hoa)
Tấc niềm cần bộc xin từng tỏ ra. (Quỳ)
Quì trước í a dâng hoa
Đền vàng quỳ trước dâng hoa
Trông lên tháp báu thấy tòa Ba Ngôi (Đứng lên)
Nhân đức í a gương soi,
Mười hai nhân đức gương soi,
Kính dâng Đức Mẹ đời đời ngửa trông. (Bái xuống)
Vì xưa Thiên Chúa dủ lòng, (bái)
Chọn làm Thánh Mẫu bởi dòng thánh quân
Ngành vàng lá ngọc khác trần,
Sinh Ngôi Thánh tử đồng thân trọn đời. (Bái xuống)
Giúp công cứu chuộc đền bồi,
Ơn trên thông xuống cho loài sinh linh.
Tràng châu mở cảnh tràng sinh,
Trồng cây cực tốt cực lành Rosa.
Đượm nhuần vũ lộ thi-a, (gratia)
Bốn mùa hoa nở rum ra lạ lùng.
III.2 Năm Sắc Hoa
Nhiệm thay hoa đỏ hồng hồng,
Nhuộm thêm Máu thánh thơm chung lòng người.
Vì thương Con gánh tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình.
Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.
Quí thay này sắc hoa vàng
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhơn nhơn,
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu,
Dịu thay hoa tím càng màu.
Ý trên bà những cúi đâu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều,
Khiêm những nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
Lạ thay là sắc hoa xanh.
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi đầu ngày đêm.
Hoa năm sắc đã giãi niềm,
Lại trưng cổ điển dâng thêm kinh đề.
III.3 Bảy Loại Hoa
Đức Bà thờ Chúa một bề,
Hoa quì chăm chắm hướng về thái dương.
Tội Nguyên không nhiễm khác thường.
Hoa sen trên nước chẳng vương bùn lầy.
Lòng đầy thánh sủng giáng lâm,
Hoa lê tuyết đượm mầu thơm khác vời.
Tuổi cao phúc đức càng đầy,
Lạ lùng hoa cúc nở ngày vãn thâu.
Toà cao thần thánh kính chầu,
Hoa mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa.
Muôn loài cám mến âu ca,
Hoa đơn phú quý gần xa vui vầy.
Các ơn Chúa phó trong tay,
Hoa lan vương giả hương bay ngạt ngào.
III.4 Diễn ý hoa đã dâng
Bảy hoa mượn chỉ nghĩa mầu,
Hình dong ơn phúc kính tâu ngợi mừng.
Hợp cùng năm sắc điều dâng,
Dường mười hai ngọc kết tầng triều thiên.
Còn muôn phúc cả ơn riêng,
Trăm hoa khôn khá sánh khen được nào.
Chúng con đang chốn phong đào,
Mong gieo hạt giống e vào bụi gai.
Cậy trông Đức Mẹ nhân thay, (Bái xuống)
Rủ thương vì chúc tụng này cùng hoa.
Lòng thốn thảo, đóa linh pha,
Xin điều dâng tiến trước toà Ba Ngôi.
Diện tiền cầu khẩn thay lời,
Đằm đằm mưa móc trên trời tưới liên.
Thêm ơn vun xới cách riêng,
Ruộng thiêng sạch cỏ mọc lên chốn lành.
Hoa nhân trái phúc đủ ngành,
Đời này dùng đủ lại dành đời sau.
IV. CẢM TẠ VÀ KẾT HOA
Tấc thành đã được giãi tâu,
Dám xin hợp ý khấu đầu tạ ơn. (Cúi đầu xuống)
Đội ơn Chúa rất khoan nhân, (bái)
Đã cho con mọn kính dâng hoa này.
Đội ơn Thánh tử ngôi Hai, (bái)
Đã cho con mọn được thay thảo thờ.
Đội ơn Đức Mẹ nhân từ (bái)
Đã cho con mọn ngây thơ ngợi mừng
Tấm lòng xin với hoa dâng,
Giãi niềm thảo kính vốn từng thần hôn.
Chúng con dâng cả xác hồn,
Xin thương chịu lấy chúng con đừng từ
Ban ơn cho chúng con nhờ,
Được lòng sốt sắng phượng thờ cho liên.
Đời này được sự bằng yên,
Đời sau lại được ngợi khen hát mừng.
Amen.
Ghi chú : Có
một vài từ được phiên âm thay vì phiên dịch
– Chúa Dêu : Deus tiếng la tinh là Thiên Chúa.
– Mở đóa “Thi-a” : Gratia theo tiếng la tinh là ân sủng
7/
Buổi dâng hoa của Giáo xứ vùng Tây Nguyên nói chung, và của Giáo xứ Kon Rơbang
nói riêng.
Mọi người ngồi tại nhà thờ tham dự từ đầu chí cuối, và trong khi tham
dự, họ cùng hát những bài ca quen thuộc bằng tiếng dân tộc hòa theo tiếng cồng
chiêng rất sốt sắng. Cuối giờ dâng hoa, mỗi người đem một cành hoa lên dâng
trước tòa Mẹ.
Sau phần khai mạc của linh mục, toàn thể cộng đoàn cùng rước kiệu Mẹ từ sân
nhà các Yă (các nữ tu dân tộc) vào nhà thờ cách nhau khoảng 300 mét. Tiếp đến,
lần lượt 10 nhóm dâng hoa, khởi đầu là các em ấu nhi, rồi đến thiếu nhi, các
thiếu nữ, các bà mẹ mới lập gia đình rồi đến các cụ bà. Mỗi nhóm một loại đồng
phục khác nhau, hấu hết là mang mầu sắc dân tộc nhưng cũng có nhóm giới trẻ
đang đi học cấp ba, lại thướt tha trong bộ áo trắng dài của người kinh. Mỗi
người cầm một bó hoa trong tay mà họ hái từ trong vườn hoặc cũng có đi mua chút
đỉnh. Tất cả cùng tràn ngập niềm vui dâng lên Mẹ những điệu múa hát, những
nhánh hoa tươi thắm, những ngọn nến lung linh.
Sau mỗi nhóm dâng hoa khoảng chừng năm đến bảy phút, họ cùng quỳ lần hạt
Mân côi chung. Trước khi kết thúc, hầu hết mọi người tham dự xếp hàng lần lượt
lên bàn thờ đích thân dâng một hoặc vài nhánh hoa lên Mẹ, tỏ lòng thảo kính của
người con đối với Mẹ hiền kính yêu.
Việc dâng hoa của của người dân tộc không cầu kỳ hay phức tạp, cũng chẳng
cần đầu tư luyện tập quá công phu. Nhưng nhờ có sẵn hồn âm nhạc và khả năng tập
luyện ca múa rất nhanh, dân làng hoà nhịp theo tiếng đàn, tiếng cồng chiêng với
những bước chân nhún nhảy nhẹ nhàng, những cử điệu múa rất đơn sơ và giản dị
như chính cuộc sống của người Tây nguyên. Tất cả như muốn bày tỏ một tâm tình:
“Con đến dâng Mẹ đoá hoa lòng
Này lạy Mẹ đoàn con dâng tiến.
Xin Mẹ, xin Mẹ thánh hiến
Ôi lạy Mẹ ấp ủ con liên” (An Di)
8/ Một vài ghi nhận:
Có thể nói việc dâng hoa kính Đức Mẹ đã có nhiều thay đổi. Ta tạm gọi là
dâng hoa theo truyền thống và dâng hoa cách tân. Có nhiều ý kiến trái chiều về
cả hai cách này. Xin ghi lại đây một vài ý kiến tiêu biểu.
a/ Dâng hoa theo truyền thống:
+ Ý kiến thuận:
- Nghiêm trang hơn, có bầu khí cầu nguyện hơn, có tính cộng đoàn hơn khi
mọi người đều có thể hát chung với nhau.
+ Ý kiến nghịch:
- Đơn điệu, nhàm chán, không hấp dẫn, không còn phù hợp với thời đại hôm
nay nữa.
b/ Dâng hoa “cách tân”:
+ Ý kiến thuận:
- Đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của con người thời đại hôm nay (?) vì sử
dụng những kỹ xảo, các phương tiện kỹ thuật, trang phục hiện đại và những vũ
điệu mang tính nghệ thuật cao và vì thế thu hút hơn.
+ Ý kiến nghịch:
- Không đúng với bài bản nguyên thủy của việc dâng hoa.
- Ngày nay người ta “múa hoa” hơn là “dâng hoa” theo nghĩa là nhiều đội hoa
chạy theo trào lưu ca múa của thời đại. Có thể nói một cuộc “dâng hoa” như thế
trông rất đẹp mắt, hoàng tráng, nhưng nặng phần trình diễn bên ngoài: Trình
diễn về âm nhạc, về trang phục, về cử điệu màu mè…
- Thiếu tâm tình cầu nguyện và dâng tiến bên trong. Nó mang diện mạo của
một tụ điểm sân khấu để mua vui thôi.
- Không đúng với ý nghĩa của việc đạo đức mà chỉ là những shows diễn sân
khấu hoặc truyền hình khi sử dụng “các liên khúc dâng hoa”, một sự chắp nối
ngẫu hứng tùy tiện, nhạt nhẽo, lai căng, vô cảm, vô hồn.
- Thiếu tính cộng đoàn. Cộng đoàn chỉ như những khán giả ngồi xem một màn
trình diễn chứ không thể tham dự cách tích cực vào việc đạo đức này. Họ “xem
dâng hoa” hơn là “dâng hoa”.
- Nhiều nơi tổ chức những buổi “Hội Hoa” nghĩa là có hai, ba, bốn, năm… đội
dâng hoa. Nếu tổ chức như một buổi giao lưu, học hỏi thì có thể chấp nhận được.
Nếu tổ chức trong một buổi đạo đức thì việc này chỉ mang tính thi đua chứ không
giúp gì cho việc cầu nguyện. Những người có mặt chỉ đóng vai giám khảo, bình
luận, khen chê: đội này quần áo đẹp, đội kia nhiều hoa đắt tiền, đội khác chọn
bài hát hơi dài nhưng mới lạ, đội kia nữa thì đông mà khá đều…
- Nhiều đội hoa chỉ làm động tác theo một bài hát trong CD do một ca sĩ,
hay một ca đoàn hát. Không phải người dâng hoa hát, cộng đoàn thì hầu như không
ai thuộc được chữ nào, câu nào. Việc sử dụng nhạc ghi âm trong buổi dâng hoa
hoàn toàn đi ngược lại kỷ luật về thánh nhạc.
Tài liệu hướng dẫn Mục Vụ Thánh Nhạc đã quy định:
Số 88) Nhạc ghi âm thiếu đi tính xác thực mà cộng đoàn phụng vụ sống động
được quy tụ cần phải có khi cử hành Phụng vụ thánh. Trong khi nhạc ghi âm có
thể được sử dụng có nhiều lợi ích hơn ngoài phụng vụ như là sự trợ giúp cho
việc giảng dạy những bản nhạc mới. Còn theo nguyên tắc chung không được phép sử
dụng nhạc ghi âm trong phụng vụ.
Số 99) Cần ghi nhận một số trường hợp ngoại lệ về việc sử dụng nhạc ghi âm.
Nhạc ghi âm có thể được phép sử dụng kèm với bài hát của cộng đoàn khi đang đi
rước ngoài thánh lễ, được dùng một cách cẩn trọng khi cử hành thánh lễ dành cho
trẻ em. Đôi lúc được dùng để giúp cầu nguyện, thí dụ trong thời gian thinh lặng
dài khi cử hành bí tích hòa giải chung. Tuy nhiên, nhạc ghi âm không khi nào
được thay thế việc ca hát của cộng đoàn.
Thay lời kết:
Xin được nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “có
một số hình thức sai trái của lòng đạo đức bình dân, chúng không cổ võ
sự tham gia tích cực trong Giáo Hội, chúng tạo nên sự xáo trộn và
có thể chỉ giúp thực hành các việc đạo đức hoàn toàn bề ngoài mà
không ăn rễ sâu nơi đức tin nội tâm sinh động"… "Lòng đạo
đức bình dân có thể đi tới thái độ vô lý và chỉ hời hợt bề
ngoài. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn loại bỏ lòng đạo đức bình dân thì thật là điều
sai lầm. Qua lòng đạo đức này, đức tin đi vào tâm hồn con người, trở nên thành
phần tình cảm, phong phục và cảm thức sống chung của họ. Vì thế, lòng đạo đức
bình dân luôn luôn là một gia sản lớn của Giáo Hội, nhưng chắc chắn
cũng luôn phải thanh tẩy lòng đạo đức này...”
Thanh tẩy như thế nào là điều cần suy nghĩ. Điều này chắc không thể phó mặc
cho những người phụ trách các đội hoa nơi các giáo xứ. Nó cần đến sự quan tâm
của các Đấng Bản Quyền và của những người có trách nhiệm trực tiếp trong lãnh
vực Phụng tự sao cho việc dâng hoa không bị biến chất, không bị tục hóa bởi
những “sáng kiến” nặng phần trình diễn hơn là xây dựng bầu khí cầu nguyện cho
bản thân người dâng hoa và cho cả cộng đoàn.
Lm. Phạm Minh Tâm (tổng hợp)
4. Có
''Thánh Lễ Kèm Chầu Mình Thánh Chúa” Không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ
tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Một trong các cha xứ của giáo xứ
chúng tôi đã từng nói rằng trong một Thánh Lễ có chầu Mình Thánh Chúa đi theo,
việc ban phép lành và nghi thức giải tán cuối lễ không được thực hiện, bởi vì
phép lành sẽ được thực hiện với việc giơ cao hào quang, và rằng Thánh Lễ không
hoàn thành cho đến sau khi chầu Mình thánh, khi lời "Ite Missa est"
(Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) được nói. Còn các cha xứ khác của giáo xứ
chúng tôi, kể cả cha xứ hiện nay, chưa bao giờ nghe nói về điều này trước đó.
Xin cha vui lòng làm sáng tỏ điều này. - J.M., Sydney, Australia.
Đáp: Trước tiên, tôi nghĩ rằng cần phải
nói rõ rằng các qui định hiện nay không hề nói đến một "Thánh Lễ kèm chầu
Mình Thánh Chúa”. Điều này có nghĩa rằng không được phép đặt Mình Thánh Chúa
cuối Thánh lễ với mục đích duy nhất là ban phép lành.
Chỉ được phép đặt Mình Thánh Chúa sau hiệp lễ, tốt hơn với một Bánh Thánh
được truyền phép trong thánh lễ ấy, nếu có thời gian dài hay ngắn đề chầu Minh
Thánh hoặc Rước kiệu Thánh Thề tiếp sau Thánh lễ ấy.
Trong trường hợp này, vì không có phép lành chung được ban trong sự hiện
diện của Mình Thánh Chúa được đặt trên bàn thờ, việc không ban phép lành cuối
lễ như thế là đúng.
Trong trường hợp có chầu Mình Thánh Chúa liên tục sau Thánh Lễ, phải giữ
nghi thức sau đây:
- Mình Thánh Chúa được đặt ngay sau phần rước lễ.
- Linh mục đọc lời nguyện kết thúc. Việc ban phép lành và nghi thức giải
tán được bỏ.
- Linh mục và người giúp lễ xếp hàng ở phía trước bàn thờ, bái gối và quỳ xuống.
- Hát một bài thánh ca thờ lạy, Mình Thánh Chúa được xông hương như trong
các lần chầu Mình Thánh bình thường, và các linh mục và người giúp lễ quỳ gối
một lát và cầu nguyện riêng.
- Tất cả bái gối và quay trở về phòng thánh trong thinh lặng. Việc Chầu
Thánh Thể vẫn tiếp tục trong một thời gian nữa, sau đó phép lành được ban qua
việc giơ cao hào quang.
Câu "Ite Missa est" (Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an) không
được nói, vì Thánh Lễ đã kết thúc trước đó với lời nguyện kết thúc rồi. Nó được
bỏ qua cách đơn giản.
(Nguyễn
Trọng Đa, Vietcatholic 5-9-2012/ Zenit 4-9-2012)
http://conggiao.info/co-thanh-le-kem-chau-minh-thanh-chua”-khong-d-10456
5. Lần
Chuỗi Trong Giờ Chầu Thánh Thể Có Được Không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư
phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong một số quốc gia, chúng ta
lần chuỗi Mân Côi và đọc Kinh cầu các thánh trong giờ chầu Thánh Thể. Khi chúng
ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại trọn vẹn, hiện diện trong Phép
Thánh Thể, có đúng chăng nếu chúng ta lần chuỗi Mân Côi hay đọc Kinh cầu kính
Đức Mẹ Maria? Khi Chúa Kitô hiện diện trước mặt chúng ta, tại sao chúng ta lại
đi đường vòng để nhờ Mẹ Maria mà đến với Chúa Giêsu, thay vì cầu nguyện trực
tiếp với Chúa Giêsu? Thưa cha, con sẽ rất biết ơn khi nghe cha chỉ bảo, bởi vì
con quả thật là bối rối khi thấy điều này xảy ra trong nhà thờ giáo xứ con. Con
yêu mến Đức Mẹ và thường cầu nguyện với Đức Mẹ, nhưng đôi khi con cảm thấy rằng
chúng ta đặt nặng tầm quan trọng cho Mẹ hơn cho Chúa Giêsu. - T. N.,
Manathavady, Ấn Độ.
Đáp: Đây là một câu hỏi thường được đặt
ra, và chúng tôi đã trả lời trong nhiều dịp, và lần trả lời nhiều và rõ ràng
nhất là vào ngày 26-10-2010.
Để tổng hợp lại, chúng tôi nhắc lại rằng vào ngày 15-1-1997, Thánh Bộ Phụng
tự trong số 2287/96/L, đã trả lời một thắc mắc, trong đó Thánh bộ nói rõ ràng
là được phép công khai lần chuỗi Mân Côi trong giờ chầu Mình Thánh Chúa. Tài
liệu nói trên cũng nói đến các động cơ đằng sau việc đọc kinh như thế.
Chúng tôi có thể nói thêm rằng không có gì mâu thuẫn trong việc lần chuỗi
Mân Côi trước phép Thánh Thể. Mặc dù chuỗi Mân Côi bề ngoài là một kinh nguyện
kính Đức Mẹ, nó cũng tập trung một cách sâu sắc vào Chúa Kitô, qua việc chiêm
ngắm các mầu nhiệm. Do đó, thật là có ý nghĩa khi trong "năm sự sáng",
do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ra, có việc thiết lập Bí Tích
Thánh Thể.
Đôi khi người ta quên rằng việc đọc kinh khi lần hạt, chẳng hạn việc đọc
kinh Kính Mừng nhiều lần, là trên hết giúp linh hồn đi vào chiêm ngắm mầu
nhiệm. Bản thân các mầu nhiệm là các điểm nổi bật trong đời sống của Chúa Cứu
Thế, và một số mầu nhiệm đụng đến vai trò của Đức Mẹ Maria trong kế hoạch cứu
độ của Thiên Chúa cho loài người.
Vì vậy, thật ra việc lần chuỗi Mân Côi trong bất cứ tình huống nào cũng
luôn đem chúng ta đến gần Chúa Kitô hơn, và không bao giờ đặt tầm quan trọng
cho Đức Mẹ hơn là cho Chúa Kitô. Nếu chúng ta cho là Mẹ quan trọng hơn Chúa,
thì điều này có nghĩa rằng chúng ta cần học hỏi cách thức cầu nguyện như Giáo
Hội, và chính Đức Mẹ, mong muốn cầu nguyện với Chúa ra sao.
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org 4-10-2011)
NHỮNG HƯỚNG DẪN NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐỨC GIÁM MỤC
GIÁO PHẬN
CHUẨN NHẬN VÀ KÊU MỜI QUÝ CHA VÀ ANH CHỊ EM THỰC HIỆN.
Những thói quen ăn uống gây 7 bệnh ung thư
phổ biến nhất hiện nay
Ung thư có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của
từng người. Do đó, muốn phòng tránh ung thư nhất định phải từ bỏ những thói
quen sau.
1.
Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một khối u ác tính trong hệ thống tiêu hóa với tỷ lệ
tử vong cao và rất khó để điều trị. Bệnh ung thư này có liên quan tới 3 nhóm
thực phẩm chính: nhiều chất béo, nhiều protein, nhiều đường.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư này là ăn ít 3 nhóm thực phẩm trên và bổ sung
thêm rau quả tươi vào bữa ăn hàng ngày.
2.
Ung thư dạ dày
Nhiều gia đình thường có thói quen ăn lại đồ thừa, thức ăn còn dư được cho
vào tủ lạnh và được hâm nóng vào ngày hôm sau. Trong quá trình hâm nóng, thức
ăn thừa sẽ tạo ra một số nitrite, mặc dù hàm lượng không cao nhưng về lâu dài
nó sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm ngâm chua cũng là nguyên
nhân gây ung thư dạ dày.
Để ngăn ngừa ung thư dạ dày cần có một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau
trái cây tươi và ít thực phẩm ngâm chua, thức ăn thừa.
3.
Ung thư gan
Nhiều người thích cắt bỏ phần thức ăn bị mốc và không nỡ vứt đi, họ sẽ ăn
nốt phần còn lại. Ít ai biết được rằng cách ăn này sẽ gây ra bệnh ung thư gan.
Trong thức ăn bị mốc có nấm Aflatoxin, cùng với rượu đây là 2 thứ khiến gan bị
tổn thương hàng đầu.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh có độc tính cao gấp 10 lần so với
Kali Xyanua và 68 lần so với Asen. Đậu nành, ngô và các thực phẩm giàu tinh bột
khác cũng có nguy cơ gây ung thư cao hơn nếu bị nhiễm Aflatoxin.
4.
Ung thư vú
Ngoài việc thức khuya, căng thẳng, tức giận và các thói quen sinh hoạt
khác, ung thư vú còn liên quan đến ăn uống, chế độ ăn nhiều chất béo có mối
quan hệ nhất định với sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Để ngăn ngừa ung thư vú, chế độ ăn hàng ngày nên có sự kết hợp của thực
phẩm chay. Bên cạnh đó cũng nên ăn thêm trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
5.
Ung thư miệng
Đầu năm 2003, tổ chức Ung thư Thế giới đã liệt kê ra danh sách gây ung thư
miệng hàng đầu bao gồm thuốc lá, rượu và trầu. Khi nhai trầu, niêm mạc
miệng sẽ phản ứng với các alcaloid có trong trầu gây ra những tổn thương trong
miệng. Về lâu dài, tổn thương niêm mạc miệng sẽ dẫn tới việc bị xơ hóa và
gây ung thư miệng.
Thuốc lá chứa 69 loại chất gây ung thư, trong đó chất nicotine có hại nhất
sẽ trực tiếp kích thích niêm mạc miệng.
6. Ung
thư thực quản
Thực phẩm quá cay có thể dễ dàng làm tổn thương các biểu mô thực quản, ảnh
hưởng đến niêm mạc miệng và chuyển hóa axit nucleic. Ăn cay thường xuyên
sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và thúc đẩy ung thư thực quản.
Các bức tường bên trong miệng và thực quản thường ở nhiệt độ từ 40 ° C đến
60 ° C. Một khi chúng bị kích thích nhiệt trên 50 ° C đến 60 ° C trong thời
gian dài sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc thực quản, gây ra những thay đổi bất
thường và cuối cùng là dẫn tới ung thư.
7. Ung
thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là một "căn bệnh phong phú" bao gồm ung
thư ruột kết và ung thư trực tràng. Đây là một trong những khối u ác tính đang
tăng nhanh theo thời gian.
Ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến lượng protein và chất béo quá mức, điều này
làm giảm nhu động ruột đường tiêu hóa, việc phân hủy thức ăn diễn ra chậm. Nếu
tình trạng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây khó khăn trong việc đại tiện và
tích tụ độc tố trong cơ thể gây ra ung thư ruột.
Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng nên ăn nhiều trái cây và rau quả kết
hợp với uống nhiều nước.
Phát triển thói quen ăn uống tốt
-
Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Trong quá trình chiên thực phẩm, nhiệt độ dầu quá cao và dễ tạo ra các chất
gây ung thư như benzopyrene. Nếu được chiên trong dầu được sử dụng nhiều lần,
chất gây ung thư càng nhiều. Vì vậy, tốt nhất là nên nấu thức ăn bằng cách hầm
hoặc luộc.
- Ít
muối
Lượng muối ăn vào cũng có mối quan hệ nhất định với xác suất mắc bệnh ung thư. Vì vậy tốt nhất nên giảm lượng muối, lượng muối hàng ngày không nên vượt
quá 5gr.
-
Hạn chế ăn đồ cay nóng
Ăn quá cay và nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng và thực quản. Theo thời
gian, nó sẽ gây loét và chảy máu. Lặp đi lặp lại sẽ gây ung thư dạ dày và ung
thư thực quản.
Theo Phan Hằng ( Theo Sohu) (Báo GT)
TẬP CẬN BÌNH
MUỐN VIẾT LẠI KINH THÁNH ĐỂ PHÙ HỢP VỚI ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
Nhà cầm quyền Trung quốc yêu cầu các đại diện các tôn giáo chính sửa đổi
bản dịch các văn bản tham khảo để phù hợp với “các yêu cầu của thời đại mới”.
Vì thế Tin Mừng sẽ phải phù hợp với chủ nghĩa mác-lê với “đặc nét Trung
quốc”, và lời Chúa Giêsu Kitô phải ở trong đường lối của Đảng cộng sản, nếu
không Đảng sẽ thu hồi Thánh Kinh khỏi tay tín hữu. Bắc Kinh đưa ra một cuộc tấn
công mới nhằm “hán hóa” các tôn giáo, lần này họ tấn công chính giáo điều, từ
Tân Ước đến kinh Coran, đến kinh Phật. Trong một cuộc họp ngày 6 tháng 11, nhà
cầm quyền yêu cầu các đại diện các tôn giáo chính sửa đổi bản dịch các văn bản
tham khảo để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Một công thức được mã hóa
theo tiêu chuẩn của “kỷ nguyên Tập Cận Bình”, mà tư tưởng đã được ghi vào Hiến
chương năm 2018, trong bối cảnh của một Đại hội vinh danh ông.
Cuộc họp do ông Vương Dương (Wang Yang) chủ tọa, ông là một trong bảy ủy
viên thường trực của Bộ Chính trị, vị “thánh của các vị thánh” của chế độ, bản
thông báo của hãng thông tấn chính thức Tân hoa xã loan tin: “Cần phải có một
đánh giá đầy đủ các bản dịch hiện có của kinh điển tôn giáo. Đối với các nội
dung không phù hợp, thì phải sửa đổi và phải dịch lại”. Ông Yen Yanli, nhà
nghiên cứu của Viện khoa học xã hội Trung quốc nhận xét: “Cuộc họp này cho thấy
sự kiểm soát các tôn giáo còn chặt chẽ hơn.”
Các cộng đồng hầm trú
Các đại diện của các tôn giáo chính ở Trung Quốc đã được triệu tập để thực
hiện các quyết định của Hội nghị Trung ương 4 của Đảng, tổ chức vào cuối tháng
10 tại Bắc Kinh, Đảng quyết định tăng cường bóp nghẹt ý thức hệ của họ đối với
xã hội, với tham vọng củng cố một biện pháp đối phó với nền dân chủ phương Tây.
Đối diện với những người đối thoại của mình đội mũ chỏm hoặc trang phục dân
tộc truyền thống, ông Vương Dương nhấn mạnh “tầm quan trọng cơ bản của việc
giải thích các giáo điều và các quy tắc tôn giáo” với mục đích “dần dần hình
thành một hệ thống tư tưởng tôn giáo đặc trưng Trung Quốc”.
Kể từ khi thành lập vào năm 1949, chính phủ Cộng hòa Nhân dân đã giám sát
chặt chẽ các tôn giáo, đóng khung họ trong các tổ chức “yêu nước”, điều mà một
số các tín hữu trong các cộng đồng hầm trú chống lại. Nhưng lệnh đòi sửa đổi
giáo điều này đánh dấu một mốc mới trong ý muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm
kìm hãm mọi tầm nhìn thay thế nào của Đảng. Sau khi nhấn mạnh đến “lòng yêu
nước” của tín hữu khi ông lên nắm quyền năm 2013, chủ tịch Tập Cận Bình bây giờ
tấn công đến sứ điệp trong nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là người đứng đầu thứ
nhì trong quyền lực thế giới. Ông Ren nhận xét: “Quyết chí đụng đến Thánh Kinh
là chuyện đầu tiên trong lịch sử”.
Việc áp dụng chương trình này được thấy qua việc giương cờ đỏ trong các đền
thờ, hay dựng các biểu ngữ tuyên truyền trong các nguyện đường cũng như trong
khu tự trị Ninh Hạ. Tổ chức Phi Chính Phủ Bitter Winter, một tổ chức bảo vệ tự
do tôn giáo trên thế giới cho biết, gần đây tượng Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng ở
nhà thờ công giáo Ji’an, bang Giang Tây được thay thế bằng chân dung của Tập
Cận Bình. Theo Washington, ở bang khó bảo Tân Cương, đa số người dân nói tiếng
Thổ, việc đàn áp diễn ra theo chiều hướng tập trung qua việc giam cầm hơn một
triệu người hồi giáo trong “các trại” được xem là các “trung tâm dạy nghề” của
Bắc Kinh.
Hiệu ứng gậy ông đập lưng ông
Theo một số nhà quan sát, sự đối xử tàn bạo này là một phần trong bối cảnh
“chống ý thức hệ” của nhà lãnh đạo độc đoán nhất kể từ Mao, nói lên sự chống
lại “các thế lực thù địch” do người nước ngoài thao túng, và cho thấy một sự
căng thẳng chính trị. Ông Zhang Lifan, sử gia độc lập, ông cũng là người bị
canh chừng, ông cho biết: “Chế độ cộng sản là một tà phái và họ xem phật giáo
tây tạng, công giáo hay hồi giáo cũng là các ý thức hệ đối thủ của họ. Trên
thực tế, việc kiểm soát gắt gao các tôn giáo nói lên nỗi sợ họ không còn kiểm
soát được xã hội”.
Việc tấn công mới này xuất hiện sau thỏa thuận năm 2018 giữa Vatican và Bắc
Kinh, đánh dấu qua việc giáo hoàng công nhận bảy giám mục do chế độ chỉ định và
bị các nhà lãnh đạo công giáo cao cấp xem đây như một sự “phản bội”. Theo mục
đích ấn định của Hội nghị, đây là thử nghiệm về khả năng can thiệp chặt chẽ của
Đảng vào xã hội Trung quốc trong bối cảnh quốc tế và kinh tế ngày càng căng
thẳng, qua chiến lược kinh tế gay go với nước Mỹ của Donald Trump.
Một số cảnh báo chống lại các nguy cơ của gậy ông đập lưng ông của một Đảng
muốn mở rộng đế chế của mình trên lương tâm. Ông Ren Yanli nhận xét: “Việc thắt
chặt kiểm soát đối với các tôn giáo sẽ gây phản tác dụng, như đã được chứng
minh trong các thập kỷ gần đây. Chính quyền là để cai trị đất nước, kinh tế, xã
hội, nhưng không phải để cai trị niềm tin. Một số nhà lãnh đạo dường như không
hiểu điều này”, ông Yanli là chuyên gia nghiên cứu của Viện khoa học xã hội
Trung quốc. Cuộc chiến để viết lại Tin Mừng của Tập Cận Bình đang diễn ra.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
(phanxico.vn
23.12.2019/ lefigaro.fr, Sébastien Falletti, Bắc Kinh, 2019-12-22)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét