Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Thế giới thời đại dịch Covid 19 Điều gì đã xảy ra và tương lai nào sẽ đến?























































Thế giới thời đại dịch Covid 19 Điều gì đã xảy ra và tương lai nào sẽ đến?

TGVN. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Le Monde, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) Thomas Gomart phân tích về mối tương quan sức mạnh mới giữa các cường quốc và sự xuất hiện các tác nhân mới trên trường quốc tế.   
IMF: Đại dịch Covid-19 tạo cuộc khủng hoảng kinh tế theo cách riêng
Phục hồi kinh tế hậu Covid-19: Đại dịch không giống chiến tranh và không hẳn mọi thứ đều tồi tệ
Ông Thomas Gomart cho rằng trong mọi trường hợp, đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh sự hình thành một thế giới mới. (Nguồn: Politico)
Về trật tự thế giới sau đại dịch Covid-19, TS. Thomas Gomart cho rằng, sẽ xảy ra xu hướng định hình lại trật tự quốc tế. Có 3 cuộc tranh luận lớn đang nổi lên: thứ nhất là về phương thức quản lý cuộc khủng hoảng này; thứ hai là các mô hình trong tương lai; và thứ ba là xu hướng định hình lại trật tự quốc tế.
Giám đốc IFRI nhấn mạnh lựa chọn vào “tranh luận thứ ba” vì chính trị quốc tế là tương quan sức mạnh trước khi là sự tranh luận về tư tưởng. Nói cách khác, trong cạnh tranh về nhận thức, tác động của các mô hình phụ thuộc nhiều vào vị thế quốc tế của chủ thể đưa ra mô hình hơn là vào giá trị.
Ông Thomas cũng nói thêm trong mọi trường hợp, đại dịch đã đẩy nhanh sự hình thành một thế giới mới. Đây là cuộc khủng hoảng sâu sắc về tính tùy thuộc lẫn nhau và nhắc nhở rằng “các thực thể sống gắn bó hữu cơ với nhau”, như Pierre Teilhard de Chardin đã từng nói.

Tin liên quan
Trái ngược với nhiều dự đoán, Covid-19 khó có thể định hình lại thế giới
Ở góc độ tích cực, Covid-19 đánh dấu một bước tiến trong nhận thức chung về sự thống nhất của thế giới. Ở góc độ tiêu cực, Covid-19 làm gia tăng căng thẳng hiện âm ỉ có nguy cơ bùng phát. Đó là một ngòi nổ của một quá trình toàn cầu hóa vận hành trong các chu trình đan xen giữa hợp tác, cạnh tranh và đối đầu về nhận thức.
Nhận thức ở đây là huy động, định hướng và kiểm soát các bộ não. Điều chưa từng có là hơn 3 tỷ người đồng thời bị cách ly phong tỏa với mức độ kết nối cao chưa từng có. Cơ thể bị phong tỏa, nhưng các bộ não tiếp tục hoạt động cùng với những hệ quả chính trị rất khó dự đoán ở giai đoạn này.
Về quốc gia chiến thắng trong đại dịch, ông Thomas cho rằng, chưa thể phán quyết chung cuộc về bên chiến thắng vì các ổ dịch truyền nhiễm tiếp tục bùng phát trở lại ở Trung Quốc và đặc biệt là còn thiếu minh bạch liên quan đến số liệu của Trung Quốc về số lượng người chết thật sự.
Theo chuyên gia về lịch sử quan hệ quốc tế này, chính quyền Trung Quốc tập trung huy động hơn bao giờ hết để làm cho thế giới tin rằng chính Trung Quốc là bên chiến thắng nhằm biện minh cho mô hình chính trị không chỉ trong ở bên trong mà giờ cả đối với bên ngoài.
Tuy nhiên, cách truyền thông của họ đã giờ đã trở nên nực cười. Chắc chắn, Trung Quốc đã cho thấy tính hiệu quả trong thực hiện cách ly phong tỏa, nhưng đồng thời có cả sai lầm khi khủng hoảng nổ ra. Đến 31/12/2019, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giớ (WHO) tại Bắc Kinh mới được thông báo về dịch bệnh. Ngược lại, châu Âu và Mỹ dường như gặp khó khăn sâu sắc.

Chuyên gia IFRI cho rằng châu Âu đang đánh cược số phận trong khủng hoảng Covid-19. (Nguồn: DPA)
Về châu Âu, ông Thomas Gomart đồng ý với nhận định "lục địa già" đang đánh cược số phận trong khủng hoảng. Khả năng chống chịu của châu Âu một lần nữa lại bị thử thách. Việc thiếu đoàn kết khi bắt đầu khủng hoảng, đặc biệt đối với Italy và Tây Ban Nha, đã gây oán giận sâu sắc, sớm muộn sẽ có dịp bùng phát.
Đối với Italy, một lần nữa nước này là nạn nhân của tình trạng thiếu đoàn kết, sau khủng hoảng tài chính và khủng hoảng di cư. Việc Bắc Kinh và Moscow ngay lập tức khai thác điều này là không đáng ngạc nhiên.
Giờ đây, mối nguy hiểm lớn đối với EU là ứng phó mà không có phối hợp. Dự báo các làn sóng đầu cơ còn lớn hơn nhiều so với 2010. Tình trạng thất nghiệp hàng loạt và nền kinh tế phi chính thức tê liệt, với hậu quả tức thì ngay sau khi kết thúc cách ly phong tỏa. Ngoài ra, nếu cách ly phong tỏa tiếp tục kéo dài, thiệt hại nghiêm trọng về kỹ năng công nghệ sẽ là rất lớn.
Các nước châu Âu có nguy cơ thoát khỏi cuộc khủng hoảng này trong thế khó khăn thiếu thốn, mất đoàn kết và thậm chí còn bị hoài nghi nhiều hơn trước về khả năng tham gia giải quyết công việc chung của thế giới.
Khả năng từ chối các bản chào công nghệ giá rẻ sẽ giảm tương tự như khả năng được lắng nghe trong các vấn đề quốc tế, trước đã yếu, giờ còn yếu hơn.
Về nước Mỹ, Giám đốc IFRI nhận định khủng hoảng này có thể được xem là khủng hoảng đầu tiên trong một thế giới hậu Mỹ. Trong bối cảnh đang diễn ra chiến dịch tranh cử, nước Mỹ thu mình lại.
Chưa bao giờ Tổng thống Donald Trump cố gắng thúc đẩy thế giới hiệp lực. Thay vào đó, người đứng đầu Nhà Trắng đi đến cuối cùng trong logic chủ nghĩa đơn phương của mình.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump đã đóng cửa biên giới, bao gồm với cả các nước châu Âu, không tham vấn không thông báo. Rạn nứt lần này khoét sâu chia rẽ về thương mại, công nghệ số và chiến lược.
Trong 3 năm rưỡi cầm quyền, chính sách của chính quyền Tổng thống Trump đã phá vỡ quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Khủng hoảng Covid-19 cũng cho thấy rõ khác biệt căn bản về vai trò Nhà nước giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Tin liên quan
Đại dịch Covid-19: Dịch bệnh hay khủng hoảng?
Về đại dịch đã được dự đoán, ông Thomas Gomart cho biết, tất cả các tài liệu nghiên cứu triển vọng đều nói tới điều này, ở cả Washington và Paris, ví dụ như Sách trắng Quốc phòng năm 2008 và năm 2013, đều đã đề cập.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ và châu Âu đã không ứng phó kịp do có độ chênh giữa phân tích rủi ro và công tác chuẩn bị cơ sở vật chất đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Họ đã phản ứng như đối với khủng hoảng thông thường (tấn công khủng bố, động đất...), nhưng lại không có quy trình tích hợp để ứng phó với một cuộc khủng hoảng có quy mô lớn đến vậy.
Để tránh trách nhiệm, họ đồng loạt ra lệnh cách ly phong tỏa với thời gian gấp gáp.
Khủng hoảng lần này phản ánh sự mất đi của một nền văn hóa dự trữ và thay vào đó là một nền văn hóa “ăn liền”. Ý tưởng về dự trữ chiến lược, ngoài dầu mỏ, dường như đã không còn. Đơn cử là vấn đề khẩu trang dành cho bệnh viện, một số cơ số thuốc dành cho các hiệu thuốc hoặc đạn dược cho các lực lượng vũ trang.
Điều này cũng phản ánh việc phương thức quản trị doanh nghiệp đã lan sang khu vực công, tuy nhiên về cơ bản mục tiêu của hai bên là khác nhau. Lý do tồn tại của Nhà nước trước tiên là bảo đảm an ninh cho người dân của mình.
Tại châu Âu, người ta coi các khái niệm về kế hoạch và kế hoạch hóa là lỗi thời và thay vào đó ủng hộ sử dụng các công cụ quản lý theo Quý. Trong các trường quản trị kinh doanh, người ta đã không ngừng khuyến khích luân chuyển tài sản có càng nhiều càng tốt. Thanh khoản được coi trọng hơn là sự bền vững.
Đã đến lúc cần phải học lại việc khôi phục các kho dự trữ một cách thông minh và chấp nhận chi phí của việc này. Cũng nên lưu ý các chế độ chuyên quyền sử dụng các kho dự trữ chiến lược của họ để tạo dư luận như thế nào trong bối cảnh hiện nay.

G20 họp trực tuyến về Covid-19 ngày 26/3.
Về tác nhân mới nổi lên, ông Thomas Gomart cho rằng khủng hoảng tạo ra một hiệu ứng thuận lợi không thể phủ nhận đối với các nền tảng lớn về công nghệ số. Hiện đây chính là các nền tảng bảo đảm sự kết nối giữa các quốc gia, cá nhân và tổ chức; định hình các mối quan hệ chính trị và xã hội.
Hợp tác, cạnh tranh và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra đặc biệt thông qua các nền tảng này. Điều này sẽ khuyến khích các nước châu Âu phải phản ứng rất nhanh về chính sách dữ liệu bởi khủng hoảng Covid-19 phá vỡ chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân riêng tư.
Đồng thời, thật ấn tượng khi thấy các nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số bày tỏ ý định đầu tư vào nghiên cứu về phương thuốc hoặc các giải pháp y tế. Điều này sẽ khuyến khích các nước châu Âu phải đầu tư rất nhanh để triển khai khám bệnh trực tuyến.
Trong giáo dục cũng vậy. Đây là những lĩnh vực chiến lược, cần thiết cho sự tự chủ về tư duy và sau đó là hành động.
Về tương lai chủ nghĩa đa phương sau khủng hoảng, ông Thomas Gomart nêu rõ, chủ nghĩa đa phương sau Thế chiến II dựa vào một yếu tố bảo lãnh cuối cùng là Mỹ. Điều này đã kết thúc, ngay cả khi Mỹ có ý định duy trì vị trí này nhưng lại không còn khả năng.
Tương lai của chủ nghĩa đa phương phụ thuộc cơ bản vào thái độ của Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh từng bước kiểm soát hệ thống Liên hợp quốc. Chúng ta thấy rõ điều này qua ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO trong khủng hoảng hiện nay hay việc bầu một nhà sinh vật học người Trung Quốc vào vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO).
Đối với Mỹ, tất cả phụ thuộc vào kết quả bầu cử Tổng thống. Khó có thể dự báo Tổng thống Trump chuyển sang theo chủ nghĩa đa phương nếu tái đắc cử. Nếu được bầu, ứng cử viên của Đảng Dân chủ chắc chắn sẽ có những cử chỉ ủng hộ chủ nghĩa đa phương, nhưng sự thoái lui của Mỹ trong thực hiện cam kết quốc tế trên thực tế đã diễn ra trước thời Tổng thống Trump.
Nếu có muốn, Mỹ cũng không còn đủ lực để thể hiện vai trò là “quốc gia không thể thiếu được” , như cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đưa ra năm 1998.

Tin liên quan
Luật pháp thời Covid-19: Tương quan vẫn thế hay khác?
Về việc xây dựng lại cơ chế quản trị toàn cầu, người đứng đầu IFRI cho rằng các quốc gia vẫn là xương sống của một hệ thống quốc tế ngày càng không đồng nhất. Thật ấn tượng khi thấy rằng, dù nằm trong EU nhưng người dân vẫn hướng về chính quyền quốc gia của họ. Hơn nữa, tâm tư tình cảm vẫn mang tính quốc gia rất nhiều.
Trong thời gian đầu, chắc chắn các quốc gia sẽ phải xem xét lại bản chất quan hệ của họ với các tập đoàn đa quốc gia. Nếu không, sẽ không có bền vững về kinh tế, xã hội, và đặc biệt về thuế. Việc xác định lại quan hệ giữa Nhà nước và các công ty đa quốc gia trước tiên phải diễn ra trong lĩnh vực năng lượng, vì các thách thức khí hậu và tiếp theo là trong không gian mạng, do các thách thức về an ninh.
Cuộc khủng hoảng này đóng lại một chu kỳ mở bắt đầu năm 1996 với Tuyên ngôn độc lập không gian mạng do John Perry Barlow công bố tiếp sau các biện pháp kiểm soát Internet đầu tiên của chính quyền Tổng thống Bill Clinton: “Chúng tôi phải khai tính danh ảo không thuộc chủ quyền của các bạn, ngay cả khi chúng tôi tiếp tục chấp nhận luật pháp của các bạn đối với những gì thuộc về thân thể của chúng tôi”.
Trong một thế hệ, không gian mạng đã trở thành mảnh đất đặc quyền của hình thái chủ nghĩa tư bản giám sát và đối đầu giữa các cường quốc, theo ông Thomas Gomart, đó là những gì bộc lộ rõ nhất qua khủng hoảng lần này.

Đại dịch Covid-19: Ai mạnh yếu thế nào?
TGVN. Covid-19 đã làm thay đổi gì trong cách đánh giá về sự mạnh yếu của các quốc gia và đối tác? Dịch bệnh chẳng ...
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry A. Kissinger: Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới
TGVN. Trong một bài xã luận trên tạp chí Phố Wall, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry A. Kissinger đã nhận định rằng đại dịch Covid-19 sẽ ...

Chuyên gia: Thế giới 2019 ‘nhiều xáo trộn nhất’ và 2020 ‘tồi tệ và đẫm máu hơn’
TGVN. Nhận định của ông Tony Walker, Giáo sư Trường Truyền thông, Đại học La Trobe về tình hình thế giới trong bài viết đăng trên ...
Hồng Phúc


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét