Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

CẨM NANG HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GX THÁNH GIA K1B HÌNH THÀNH TỪ 10 NĂM KHÓA 15-16-17-18-19 : 2010—2020

CẨM NANG
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ



KHÓA 19 :  2019—2023






ĐI TÌM MỘT MÔ HÌNH GIÁO XỨ

Chúng ta hãy đến với cộng đoàn Giáo Xứ đầu tiên thời các Thánh Tông Đồ :
“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.”
                                                                   (Cv 2, 42-47)
Qua bài đọc mô tả sinh hoạt của cộng đồng Giáo Xứ thời các Tông Đồ, chúng ta có thể tóm lại như sau :
   a- Giáo Xứ là nơi rao giảng Lời Chúa, ươm gieo và vun trồng ĐỨC TIN cho mọi người, mọi giới thuộc mọi lứa tuổi.
   b- Giáo Xứ là nơi thi hành chức năng tư tế (PHƯỢNG TỰ) thể hiện lòng tôn sùng, thờ phượng và nguyện cầu cùng Thiên Chúa.
   c- Giáo Xứ là nơi gặp gỡ cảm thông, yêu thương, tương trợ tinh thần cũng như vật chất (BÁC ÁI) giữa người với người, giữa con Chúa với con Chúa.
   d- Từ những sinh hoạt đó, cộng đoàn Giáo Xứ tạo được sự mến chuộng của toàn dân. Số người theo Chúa càng ngày càng nhiều. Sự kiện này nói lên đặc điểm TRUYỀN GIÁO của Giáo Xứ.
Căn cứ vào mô hình Giáo Xứ thời các Tông Đồ, chúng ta có thể rút tỉa một số bài học để xây dựng một mô hình cho Giáo Xứ hôm nay. Trong việc thực hiện mô hình này, mọi hoạt động mục vụ cần phải được cập nhật hoá. Nghĩa là trong khi duy trì cái tính cốt lõi của mô hình, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương tiện hiện đại, thích hợp để đạt kết quả tối đa.
Mô hình Giáo Xứ hôm nay chúng ta có thể xây dựng thành, là :
1* Một cộng đoàn đức tin vững chắc.
2* Một cộng đoàn phượng tự tôn thờ Thiên Chúa sốt sắng.
3* Một cộng đoàn bác ái, yêu thương tương trợ nhau.
4* Một cộng đoàn truyền bá Tin Mừng.

Người Kitô tín hữu của giáo đoàn Long Xuyên trong tinh thần tham gia, hiệp thông và đồng trách nhiệm.  Giáo Xứ Thánh Gia K.1B chúng ta đồng tâm nhất trí trong bảng phân công phân nhiệm của Hội Đồng Mục Vụ như sau:











QUY CHẾ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GPLX

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo Phận Long Xuyên gồm nhiều Giáo Hạt, mỗi Giáo Hạt gồm nhiều Giáo Xứ.
“Giáo Xứ là cộng đoàn tín hữu Kitô nhất định, được thành lập cách cố định trong Giáo Hội địa phương mà coi sóc mục vụ được giao cho một Linh Mục Chính Xứ  như là chủ chăn riêng của Giáo Xứ ấy, dưới quyền của Đức Giám Mục Giáo Phận (x. GL. Điều 515 §1).
Một Giáo Xứ có thể gồm nhiều Giáo Họ.
Mỗi Giáo Xứ được chia ra nhiều khu xóm (làng).
Trong Giáo Xứ, Linh Mục Chính Xứ thi hành việc chăm sóc mục vụ của cộng đoàn dưới quyền của Giám Mục Giáo Phận, vơi sự cộng tác của các Linh Mục khác hoặc Phó Tế và với sự trợ giúp của giáo dân, theo quy tắc luật định (x. GL. Điều 519).
Để góp phần cổ võ hoạt động mục vụ trong Giáo Xứ, mỗi Giáo Xứ nên thành lập Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (x. GL. Điều 536).

CHƯƠNG I
BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH
Điều 1. Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ là một tổ chức do Linh Mục chính xứ đứng đầu để trong đó một số giáo dân ưu tuyển trong hàng ngũ Giáo Xứ, cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc coi sóc mục vụ trong giáo xứ, góp phần cổ võ hoạt động mục vụ.(x. GL. Điều 536)

CHƯƠNG II
TRỤ SỞ
Điều 2. Trụ Sở Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ phải đặt tại nhà Linh Mục chính xứ. Trụ sở ban điều hành giáo họ và các ban điều hành khu xóm sẽ đặt nơi nào thuận tiện nhất, với sự đồng ý của Linh Mục chính xứ.

CCHƯƠNG III
HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Điều 3. Thành phần Hội Đồng Mục Vụ Gáo Xứ
Hội đồng mục vụ giáo xứ gồm Ban Thường  Vụ và các Uỷ Viên.

Điều 4. Ban Thường Vụ
Ban Thường Vụ làm việc có quyền trên bình diện toàn giáo xứ gồm các vị sau đây:
Chủ Tịch.
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ.
Phó Chủ Tịch Nội Vụ.
Thư Ký.
Thủ Quỹ.

Điều 5. Các Uỷ Viên
Trưởng ban điều hành của giáo họ.
Trưởng ban điều hành của khu xóm.
Trưởng của mỗi ban mục vụ.
Trưởng của mỗi giới mỗi hội đoàn.

Điều 6. Ban điều hành giáo họ
Mỗi giáo họ có ban điều hành gồm: Trưởng, phó, thư ký, thủ quỹ.
Trưởng ban điều hành giáo họ đương nhiên là uỷ viên của Hội đồng mục vụ giáo xứ.

Điều 7. Ban Điều Hành Khu Xóm
Mỗi khu xóm có Ban điều hành gồm: Trưởng, phó, thư ký, thủ quỹ.
Trưởng ban điều hành khu xóm đương nhiên là uỷ viên của Hội đồng mục vụ giáo xứ.

Điều 8. Các Ban Mục Vụ trong Giáo Xứ
Ban đặc trách truyền bá Phúc Âm.
Ban phụng vụ và truyền thông xã hội.
Ban văn hoá giáo dục.
Ban phát triển xã hội.
 Trưởng mỗi ban đương nhiên là uỷ viên của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.

Điều 9. Các Ban Trị Sự các Giới, các Hội Đoàn
Các Ban Trị Sự các Giới, các Hội Đoàn được tổ chức, điều hành, hoạt động theo nội quy riêng. Trưởng Ban Trị Sự đương nhiên là Uỷ Viên của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.


CHƯƠNG IV
TUYỂN CHỌN VÀ BỔ NHIỆM
A. Ban Thường vụ và Ban điều hành giáo họ

Điều 10. Điều kiện tuyển chọn
Để được tuyển chọn vào ban thường vụ và ban điều hành giáo họ, ứng cử viên phải hội đủ các điều kiện tổng quát sau đây:
Đủ ba mươi (30) tuổi, tính đến ngày bầu cử.
Có lòng đạo đức và nhiệt thành.
Có trình độ văn hoá tương xứng.
Không có tội công khai.
Không mắc ngăn trở về giáo luật.

Điều 11. Thể thức tuyển chọn
Thể thức tuyển chọn sẽ do Nội quy Hội đồng mục vụ giáo xứ của từng địa phương hoạch định, nhưng phải theo lối bỏ phiếu kín.

Điều 12. Tổ chức tuyển chọn
Các cuộc tuyển chọn do Linh Mục chính xứ và Ban Thường vụ giáo xứ, hoặc ban điều hành giáo họ, đương nhiệm tổ chức.

Điều 13. Thời gian tuyển chọn
Ba tháng trước ngày mãn nhiệm, Linh Mục chính xứ và ban tổ chức liên hệ sẽ tổ chức tuyển chọn Ban mới.

Điều 14. Bổ nhiệm
Các thành viên đắc cử cần phải được Đức Giám Mục bổ nhiệm do lời đề nghị của Linh Mục chính xứ.

Điều 15. Nhậm chức
Lễ nhậm chức kèm theo nghi lễ tuyên hứa sẽ phải được cử hành long trọng trước mặt toàn giáo xứ hoặc giáo họ và đặt dưới quyền chủ toạ của Linh Mục chính xứ.

B. Ban điều hành khu xóm

Điều 16. Cử tri
Toàn khu xóm từ mười tám (18) tuổi trở lên.

Điều 17. Ứng cử viên
Để được bầu vào Ban điều hành khu xóm, ứng cử viên phải hội đủ các điều kiện tổng quát ghi ở điều 10.

Điều 18. Bầu cử
Linh Mục chính xứ và ban điều hành khu xóm đương nhiệm sẽ tổ chức bầu cử theo nội quy Hội đồng mục vụ giáo xứ của từng địa phương hoạch định.

Điều 19. Bổ nhiệm
Các vị đắc cử được Linh Mục chính xứ chấp nhận sẽ trở thành ban điều hành mới.


CHƯƠNG V
NHIỆM KỲ VÀ BÀN GIAO

Điều 20. Nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ, các ban điều hành giáo họ và các ban điều hành khu xóm là bốn (4) năm, với quyền tái cử, nếu có sự chấp nhận của Linh Mục chính xứ.

Điều 21. Bàn giao
Lễ bàn giao giữa Ban cũ và Ban mới sẽ do Linh Mục chính xứ quyết định về thể thức, thời gian địa điểm.

CHƯƠNG VI
BỔ KHUYẾT

Điều 22. Bổ khuyết
Trong trường hợp chức vụ trở nên khuyết vị vì bất cứ nguyên nhân nào thì:
Khi nhiệm kỳ còn hơn một năm thì phải bầu lại, nếu xét là cần, sẽ tổ chức bầu cử trong vòng một tháng kể từ ngày chức vị trống ngôi.
Khi nhiệm kỳ còn dưới 1 năm, không phải bầu lại.

Điều 23. Từ nhiệm
Vì lý do chính đáng, một thành viên có thể xin từ chức và chỉ được nghỉ việc khi Linh Mục chấp thuận, sau khi ngài đã tham khảo ý kiến các Ban liên hệ.

Điều 24. Bãi nhiệm
Một thành viên có thể bị bãi nhiệm do quyết định của Linh Mục chính xứ, sau khi ngài đã tham khảo ý kiến của Hội đồng mục vụ giáo xứ, trong các trường hợp sau đây:
Bỏ phế nhiệm vụ quan trọng.
Bất phục tùng giáo quyền.
Làm gương xấu về đời sống luân lý.
Gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ.

CHƯƠNG VII
HỘI HỌP
Điều 25. Hội họp
Có những cuộc họp chung thường lệ và bất thường ở cấp giáo xứ và giáo họ.
Ban Thường vụ họp định kỳ mỗi tháng một lần và họp bất thường do Linh Mục chính xứ triệu tập.
Hội đồng mục vụ giáo xứ họp định kỳ ba tháng một lần. Cuộc họp bất thường được triệu tập do đề nghị của Linh Mục chính xứ hoặc của hai phần ba hội viên yêu cầu và được Linh Mục chính xứ chấp thuận.
Ban điều hành giáo họ, các Ban mục vụ, các giới, các hội đoàn sinh hoạt theo nội quy hay quy định của mỗi đơn vị.

Điều 26. Chủ toạ
Tất cả các cuộc họp thường lệ hay bất thường đều đặt dưới quyền chủ toạ của Linh Mục chính xứ hay vị đại diện có sự uỷ quyền của ngài cho từng trường hợp. Nếu có Linh mục phó xứ, ngài phải được ưu tiên uỷ quyền.
Điều 27. Bảo mật
Đối với vấn đề mật, không được riêng tư tiết lộ gì hết.


CHƯƠNG VIII
NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 28. Nhiệm vụ Linh Mục chính xứ đối với Hội đồng mục vụ giáo xứ
Linh Mục chính xứ có nhiệm vụ triệu tập Hội đồng mục vụ giáo xứ, chủ toạ (có thể uỷ quyền chức vụ chủ toạ cho người khác trong vài công việc hoặc trong vài buổi họp nào đó) và ấn định các vấn đề sẽ được bàn hoặc tiếp nhận các vấn đề do thành viên đề nghị. Chương trình nghị sự cũng như các quyết định của cuộc họp phải được Linh Mục chính xứ chấp nhận mới có gia trị.
Trong các phiên họp, Hội đồng mục vụ giáo xứ chỉ có quyền tư vấn mà thôi, chứ không có quyền quyết định.  (x. GL. Điều 536 §2)
Quan tâm tạo bầu khí đối thoại và hợp tác, bồi đắp tình liên đới và tinh thần hiệp thông.
Lo huấn luyện, bồi duỡng thiêng liêng, nhân bản và chuyên môn cho các thành viên nhằm nâng cao năng lực yêu thương và phục vụ.

Điều 29. Nhiệm vụ Hội đồng mục vụ giáo xứ
Hội đồng mục vụ giáo xứ có bổn phận tích cực hợp tác với Linh Mục chính xứ vào việc cổ võ hoạt động mục vụ để mưu cầu lợi ích chung cho giáo xứ.
Hội dồng nục vụ giáo xứ có nhiệm vụ sau đây:
   - Nghiên cứu những gì liên quan đến các việc mục vụ trong giáo xứ, đánh giá và đề nghị những kết luận thực tiễn về các việc ấy.
   - Cùng với các Linh Mục chính xứ hoạch định chương trình mục vụ, đề ra phương thức và phân công thực hiện.
   - Phối hợp các sinh hoạt và các công tác mục vụ ở các giáo họ, khu xóm, các giới các hội đoàn, trong sự tôn trọng tính tự lập của từng đơn vị.
   - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, và báo các kết quả trong các phiên họp.
   - Giúp Linh Mục chính xứ quản lý cơ sở và tài sản chung của Giáo xứ (x. GL. Điều 537)


Điều 30. Nhiệm vụ Ban Thường Vụ
- Cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với Linh Mục chính xứ trong việc tổ chức và điều hành công việc mục vụ trong giáo xứ, nhằm phát triển cộng đoàn giáo xứ, nâng cao đời sống đạo và đời sống của mọi thành phần, của mọi gia đình trong giáo xứ.
- Cùng với Linh Mục chính xứ soạn thảo chương trình nghị sự cho các phiên họp, có những sáng kiến mục vụ phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của giáo xứ, lo liệu góp ý kiến của mọi thành viên liên hệ, cũng như việc phân công thực hiện.

Điều 31. Nhiệm vụ của Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ
-  Điều hành các việc hành chính tổng quát.
- Triệu tập và chủ toạ các buổi họp thay Linh Mục chính xứ khi ngài vắng mặt, nếu được ngài uỷ nhiệm.
   - Điều hành và kiểm soát mọi việc trong khu vực hoạt động của mình theo chỉ thị của Linh Mục chính xứ, hay quyết định của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.
- Hoà giải mọi tranh chấp trong Giáo Xứ.
- Cùng với phó ngoại vụ, đại diện Linh Mục Chính Xứ trong các quan hệ với chính quyền và các tôn giáo bạn.

Điều 32. Nhiệm vụ Phó Chủ Tịch Nội Vụ
- Hợp tác với chủ tịch và thay thế chủ tịch vắng mặt hoặc khuyết vị.
- Phối hợp các sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ, trong giáo họ, trong khu xóm, trong các giới, các hội đoàn, đặc biệt các sinh hoạt thuộc lãnh vực giáo lý đức tin và phụng tự.

Điều 33. Nhiệm vụ của Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ
- Hợp  tác với chủ tịch.
- Lo liệu các sinh hoạt thuộc lãnh vực truyền giáo, tông đồ, bác ái, xã hội.
- Cùng với chủ tịch, đại diện Linh Mục chính xứ trong các quan hệ với chính quyền và các tôn giáo bạn.

Điều 34. Thư ký
- Phác thảo chương trình và ghi biên bản các phiên họp Hội Đồng Mục Vụ Gáo Xứ và Ban Thường Vụ.
- Lập và giữ các sổ sách, văn kiện của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.
- Phụ trách thông tin, liên lạc văn thư của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và văn phòng Giáo Xứ.

Điều 35. Thủ quỹ
- Lập sổ sách thu chi rõ ràng, và báo cáo định kỳ theo như nội quy.
- Cùng với Linh Mục chính xứ và các ban điều hành lo liệu việc gây quỹ chung cho giáo xứ.
- Có thể giữ một số tiền và chi theo hạng mục do nội quy Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ của địa phương quy định.
- Lo việc trông coi, bảo trì, tu bổ cơ sở tài sản của Giáo Xứ.

Điều 36. Các uỷ viên
- Hợp tác với Ban Thường vụ và với nhau trong sự tương kính tương nhuợng và tương trợ lẫn nhau.
- Thực hiện các công tác mục vụ chuyên biệt trong sự phối hợp hài hoà với các Ban  mục vụ khác.
- Báo cáo tình hình, nhu cầu, công tác của Ban mục vụ.

Điều 37. Ban đặc trách Truyền bá Phúc Âm
- Tìm kế hoạch làm cho giáo dân hiểu biết và sống Phúc Âm, và truyền bá Phúc Âm trong khu vực hoạt động của mình.
- Điều hợp hoạt động của các ngành chuyên môn liên hệ có tính cách Tông Đồ và truyền giáo.

Điều 38. Ban đặc trách Phụng Vụ và Truyền Thông Xã Hội
- Đặt kế hoạch tổ chức các cuộc lễ.
- Bảo vệ trật tự nơi Thánh đường.
- Bảo trì Thánh đường và các đồ phụng tự.
- Phổ biến sâu rộng các chỉ thị của Linh Mục chính xứ và các quyết nghị của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ hoặc Ban Điều Hành Giáo Họ.
- Truyền bá sách báo Công Giáo.
- Điều hợp hoạt động của các ngành chuyên môn liên hệ như: khánh tiết, trật tự, ca đoàn, hội giúp lễ…

Điều 39. Ban đặc trách Văn Hoá Giáo Dục
- Bảo vệ thuần phong mỹ tục và bài trừ tệ đoan xã hội.
- Tổ chức các lớp dạy và thi giáo lý cho mọi giới.
- Tổ chức giải trí lành mạnh như: văn nghệ, phòng đọc sách, cắm trại...
- Điều hợp hoạt động của các ngành chuyên môn liên hệ như: Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí...

Điều 40. Ban đặc trách Phát Triển Xã Hội
- Lo  phát triển đời sống kinh tế về mọi mặt, trong sự cộng tác với các tổ chức nghề nghiệp như: nghiệp đoàn, hợp tác xã, tổ hợp...
- Uỷ lạo và trợ giúp các gia đình nghèo.
- Thăm viếng an ủi lo cho bệnh nhân chịu các phép Bí tích sau hết.
- Lo việc hiếu hỉ.
- Điều hợp hoạt động của các ngành chuyên môn liên hệ như: Hội Bác Ái Thánh Vinh Sơn, BácÁi Công Giáo, Ban mục vụ bệnh nhân...


CHƯƠNG IX: QUYỀN LỢI

Điều 41. Khi còn sống
- Quyền được huấn luyện bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng phục vụ qua tĩnh tâm, học tập...
- Hằng năm vào dịp Lễ Bổn Mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Linh Mục chính xứ dâng lễ cầu nguyện cho tất cả các vị phục vụ ở các cấp, đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm.

Điều 42. Khi qua đời
- Khi một thành viên đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm qua đời trong giáo xứ, Ban Thường Vụ đến viếng xác, Giáo Xứ trích quỹ xin một Thánh Lễ, thông báo cho cộng đoàn dự lễ an táng.
- Mỗi năm vào tháng Các Đẳng, trích quỹ Giáo Xứ xin một Thánh Lễ cho thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ đã qua đời.

CHƯƠNG X: NỘI QUY RIÊNG CỦA GIÁO XỨ

Điều 43. Nội quy riêng của mỗi Giáo Xứ
Mỗi Giáo Xứ soạn một nội quy riêng, triển khai Quy Chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ này, xác định chi tiết về việc tổ chức điều hành giáo xứ, giáo họ, các khu xóm và các Ban Mục Vụ, về thể thức tuyển chọn nhân sự, về quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên tuỳ hoàn cảnh và nhu cầu của Giáo Xứ, Nội Quy cần được giáo dân góp ý và Linh Mục chính xứ phê chuẩn, sau khi đã trao đổi và thống nhất cơ bản trong Gíao Hạt.

CHƯƠNG XI: HIỆU LỰC

Điều 44. Hiệu lực
Bản quy chế Hội đồng mục vụ giáo xứ nầy gồm một lời nói đầu, XI chương và 44 điều, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 4 năm 2007 và thay thế tất cả các quy định tương tự truớc đây.
Kể từ thời điểm này, các Giáo Xứ trong Giáo Phận Long Xuyên cần điều chỉnh, bổ sung hoặc thiết lập Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ theo quy chế nầy.

Long Xuyên ngày 24 tháng 1 năm 2007

(Ấn Ký)

GIUSE TRẦN XUÂN TIẾU
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LONG XUYÊN





PHÂN CÔNG PHÂN NHIỆM
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ
KHÓA 19 (2019-2023)

Vấn đề phân công phân nhiệm trong HĐMV cần phải rất rõ ràng để tránh tình trạng giẫm chân lên nhau. Về nhiệm vụ của Ban Thường Vụ thì cứ chiếu theo qui chế HĐMV của Giáo Phận mà thi hành.
Riêng các Ban chuyên trách: ĐỨC TIN, PHƯỢNG TỰ+ƠN GỌI, BÁC ÁI+VĂN HÓA THỂ DỤC THỂ THAO, TÀI SẢN+CANH TÁC ĐỒNG RUỘNG, vì các hoạt động rất đa dạng, cần phải đặt ra nhiều Tiểu Ban chuyên trách. Dưới đây là cụ thể từng Ban:

I. BAN ĐỨC TIN
Người đặc trách:
Trưởng Ban: Ô.Giuse Nguyễn Văn Thi  C K17)
Phó Ban 1:    Ô.Giuse Trần Công Lý      C K18)
Phó Ban 2:    B.Maria Nguyễn Thị Mầu (BTHM K17) 
Nhiệm vụ: Bảo vệ phát huy đức tin cho mọi giới trong giáo xứ, nhất là giới thanh thiếu niên nhi đồng. Ban có thể chia ra các tiểu ban:

1. TIỂU BAN GIÁO LÝ PHỔ THÔNG :
 - GL PHỔ THÔNG 1 :           Xứ Đoàn Trưởng Thiếu Nhi.
 - GL PHỔ THÔNG 2-3-…. : Các Giáo Lý Viên và Huynh Trưởng. ………………………………………………………….
 - Nhiệm Vụ :
     * Điều hành việc dạy giáo lý từ lớp 1 đến lớp 10: chia ra làm 3 khối chính:  Xưng Tội – Thêm Sức – Bao Đồng (Rước Lễ Trọng Thể).
     * Liên hệ với các GLV cộng tác liên quan đến sinh hoạt giáo lý, lễ bổn mạng, hội họp ...
     * Liên hệ với ban yểm trợ giáo lý của Gia Trưởng Hiền Mẫu trong việc viếng thăm các lớp giáo lý.
     * Điều khiển tổ chức Khai và Bế Giảng năm học Giáo Lý, phát thưởng phát quà trong dịp Tết Trung Thu và Lễ Bổn Mạng Thiếu Nhi.

2. TIỂU BAN GIÁO LÝ TRƯỞNG THÀNH:
 - GL TRƯỞNG THÀNH 1: ÔC K17 Giuse Nguyễn Văn Thi
 - GL TRƯỞNG THÀNH 2:
            Ô. TTV  Giuse Trịnh Minh Tuế (Tứ)
 - Nhiệm Vụ :
      * Điều hành khối giáo lý trưởng thành tức là các lớp Giáo Lý Hôn Nhân, Kinh Thánh, lớp Chia Sẻ Lời Chúa, Giáo Lý Cộng Động.
      * Ngoài ra còn tổ chức các chuyên đề, các khoá học dài ngày, về các vấn đề liên quan đến tôn giáo thuộc giới trưởng thành.

3. TIỂU BAN GIÁO LÝ DỰ TÒNG:
 - GL DỰ TÒNG 1 : BTrg. Maria Nguyễn Thị Mầu (Roãn)  
 - GL DỰ TÒNG 2 : ………………………………………….
 - GL DỰ TÒNG 3 : ………………………………………….
 - Nhiệm Vụ :
     * Chuyên dạy giáo lý cho những ai xin nhập đạo. Phối hợp với Cha Xứ tổ chức các khoá huấn luyện để đào tạo người dạy.
     * Lưu tâm đến đời sống đạo của tân tòng, tìm cha mẹ thiêng liêng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, vào dịp thuận lợi nên họp mặt để chia sẻ cách sống đạo, trao đổi kinh nghiệm sống để họ cảm nhận được tình thương của Chúa qua việc gắn bó với Giáo Xứ và an ủi nâng đỡ nhau.

4. TIỂU BAN ƠN GỌI VÀ GIỚI TRẺ:
 - GIỚI TRẺ 1 : Đaminh Vũ Văn Cường
 - GIỚI TRẺ 2 : Giuse Trương Vĩnh Khương
 - Nhiệm Vụ : Tổ chức Lễ Tạ Ơn 30 Tết Nguyên Đán cho Tu Sĩ, Sinh Viên, Học Sinh xa nhà. Sinh hoạt giao lưu khuyến học giữa các bạn với nhau, các phụ huynh với phụ huynh và giữa phụ huynh với các bạn. Tạo điều kiện cho các bạn trẻ liên đới, hỗ trợ nhau khi đi học xa nhà.
   Có thể khơi dậy nơi các em học sinh lòng tri ân các thầy cô giáo vào ngày 20-11  bằng một nghĩa cử : cầu nguyện, gặp gỡ, tặng quà ….

II. BAN PHƯỢNG TỰ
Người đặc trách : ÔC Gioan B Nguyễn Đức Lập
Ban Phượng Tự có nhiệm vụ làm cho việc thờ phượng Chúa trong giáo xứ  được trang nghiêm sốt sắng tràn đầy tình Chúa và chan chứa  tình người. Để đạt mục tiêu trên, ban này cần phải thành lập nhiều Tiểu Ban  theo nhu cầu của sinh hoạt thờ phượng. Đại để có thể kể ra như sau:

1. T.BAN NGHI LỄ:
 - Trưởng Ban: ÔTK Giuse Đặng Minh Tân                               
                         ÔC Gioan B  Nguyễn Đức Lập
 - Nhiệm Vụ:
            * Dọn Lễ và bảo quản Phòng Thánh.
            * Huấn luyện đội ngũ Lễ Sinh,
            * Hướng dẫn các cuộc rước dưới bất cứ hình thức nào.
            * Tập các lễ nghi. Như dâng của lễ các Lễ Trọng. Nghi thức Tuần Thánh....

2. T.BAN QUẢN THỦ THÁNH ĐƯỜNG :
 - QUẢN THỦ 1: ÔTC Giuse Phạm Xuân Hùng(Hữu)
 - Nhiệm Vụ : Bảo quản, tu bổ, sửa chữa quạt, điện ánh sáng và âm thanh trong ngoài Nhà Thờ.
Mua sắm, bảo quản, sử dụng các dụng cụ liên quan như: micrô, âm ly, loa, các loại đèn điện, quạt máy. . . trong sinh hoạt thường xuyên, đặc biệt trong các dịp lễ lớn.
Trang trí kỹ thuật điện trong ngoài Nhà Thờ.
* Nhà thờ được trang trí theo mùa Phụng Vụ như ghi trong Lịch Phụng Vụ (rao). Giáo Xứ chúng ta theo truyền thống làm Tòa trang trí trên gian thánh vào các lễ (tháng) đặc biệt trong năm như sau:
            - Tết Nguyên Đán
            - Tháng Ba Thánh Giuse
            - Tháng Năm ĐM Tháng Hoa
            - Tháng Sáu Thánh Tâm CG
            - Tháng Mười ĐM Mân Côi
            -  Đại Lễ Phục Sinh
            -  Đại Lễ Giáng Sinh. Và các dịp lễ Tạ Ơn Kỷ Niệm Thụ Phong LM CX – Giỗ Quý Cha Cố ....
            -  .....................................

 - QUẢN THỦ 2: ÔTC Vinhsơn Trần Xuân Đức(Phúc)
 - Nhiệm Vụ: Giữ quỹ Nhà Thờ (Tiền lắc giỏ, xin khấn, ủng hộ...), mua các đồ dùng phụng tự như: bánh lễ, nhang, nến, đèn điện dùng vào việc trang trí... Hàng tuần chi tiền mua bông, bảo quản ảnh tượng, băng rôn, cờ, đèn điện (dùng vào việc trang trí)

 - QUẢN THỦ 3: ÔTP Hiệp(Hiện) SH
 - Nhiệm Vụ: Bảo quản các vật dụng trong phụng tự như: kiệu, trống, mèng, Thánh giá nến cao. Chịu trách nhiệm dọn Rửa Tội, Lễ Hôn Phối, Lễ An Táng.

3. T.BAN THÁNH NHẠC:
Ô. Giuse Cao Văn Đường
- Nhiệm Vụ: Đây là một Tiểu Ban rất quan trọng. Vì nếu không có hoặc có mà ca hát không hay thì phụng vụ sẽ mất đi nhiều sinh khí. Chính vì thế, người đứng đầu Tiểu Ban này phải là người có tài có đức để tổ chức chặt chẽ, nghiêm minh, lôi cuốn và đào tạo ca viên.
Trưởng Tiểu Ban nếu đồng thời kiêm Ca Trưởng là điều đáng mơ ước. Nếu không thì chỉ làm công tác điều hành các ca đoàn. Công tác này thường gồm các việc sau :
a) Đào tạo ca trưởng, nhạc công bằng cách gửi người có năng khiếu đi học, hoặc tập cho họ tham gia từng phần trong việc tập hát, đánh đàn.
b) Tuyển dụng ca viên sắp xếp chương trình tập dợt và phục vụ hát lễ.
c) Cung cấp Thánh Ca cho các ca đoàn, cộng đoàn giáo dân để hát cộng đồng.
d) Chăm sóc đời sống tinh thần và đạo đức các ca viên và thỉnh thoảng khuyến khích họ về mặt vật chất trong các dịp lễ Tết.
Các ca viên, nhất là thuộc các ca đoàn trẻ, tính tình thường hay thay đổi, có khi siêng năng có lúc lại biếng nhác tập dợt. Trong trường hợp thế, Trưởng Tiểu Ban phải khéo léo trong ngôn từ hành động, nhất là cần hợp tác với Cha Xứ  để tìm biện pháp uốn nắn sửa chữa.

5. Ban Truyền Thông (Máy Chiếu)
    Trưởng Ban: ÔTK Vinhsơn Nguyễn Đức Tuấn (HH)
    Phó Ban: T.Giuse Nguyễn Quc Huy
    Ủy Viên: ……………………………………………..
    Tư vấn: Ô. Giuse Cao Văn Đường
    Nhiệm vụ: Làm chương trình chiếu xướng kinh, bài hát... phục vụ Thánh Lễ cho cộng đoàn. Bảo quản, sửa chữa khi trục trặc.

6. T.BAN KHÁNH TIẾT:
 - KHÁNH TIẾT 1B.HTHM  Maria Nguyễn Thị Tâm
 - Nhiệm Vụ: Điều động Hiền Mẫu chịu trách nhiệm nhóm làm sạch đẹp trong ngoài Nhà Thờ.
 - KHÁNH TIẾT 2Bà Rosa Vũ Thị Kim Lan (Lâm)
 - Nhiệm Vụ: Điều động nhóm trưng bông và chăm sóc bông mỗi tuần 2 lần theo hướng dẫn của Phụng  
   Vụ Mỹ Thuật Thánh, theo ý nghĩa của Thánh Lễ. (Thay bông vào chiều thứ Tư và chiều thứ Bảy).
   Mua và cắm bông Nhà Thờ.

 - KHÁNH TIẾT 3Ô Augustinô Huỳnh Văn Hóa
 + Ô Giuse Nguyễn Văn Lưỡng
 + Ô Giuse Hoàng Văn Thảo
 - Nhiệm Vụ: Điều động nhóm chăm sóc hoa viên, bonsai, cây cảnh.


7. T.BAN  TRẬT TỰ: Ô.HTGT: Đaminh Hoàng Tiến Nghĩa
 - TRẬT TỰ 1: ÔK   GIUSE  TRIỆU QUỐC HƯNG
 - TRẬT TỰ 2: ÔTP GIUSE TRẦN QUANG MINH
 - TRẬT TỰ 3: ÔK   GIOAN B PHẠM QUỐC ANH
 - TRẬT TỰ 4: ÔK   GIUSE TRẦN NGỌC TUẤN
 - Nhiệm Vụ: Sắp xếp chỗ ngồi trong Nhà Thờ cho thứ tự, trật tự.
   + Giữ gìn trật tự trong Nhà Thờ, cũng như ngoài khuôn viên.
   + Sắp xếp chỗ để xe cho có thứ tự, an toàn nhất là các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng cần cắt cử người trông nom: nhận-giao xe đúng người đúng xe…..
    + Khi có xuất hiện xe hơi rất cần quý vị ra dẫn lối chỉ đường cho xe đậu đúng nơi quy định.(1)

III. BAN KIẾN THIẾT+XÂY DỰNG

Người đặc trách :
ÔP NỘI VỤ Gioan B Vũ Văn Tá–ÔP NGOẠI VỤ Đaminh Nguyễn Thanh Sơn.
   Ban Tư Vấn 1: ÔP Giuse Trần Công Tâm
   Ban Tư Vấn 2: Đaminh Vũ Văn Cường
Nhiệm vụ: Tu sửa, tôn tạo, xây dựng cơ sở vật chất của giáo xứ.
1.Về Vật Tư: Phối hợp với người phụ trách công trình(Cha Xứ nhờ hay chỉ định)mua và bảo quản vật tư xây dựng, tránh để hư hao, thiếu hụt, hoặc dư thừa nhiều gây lãng phí (không để vật tư trong kho hết hạn sử dụng).
2.Về Xây Dựng: Cùng với HĐMV Phối hợp với người phụ trách công trình để điều động lao động cho công bằng, hợp lý.
3.Về Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kỹ thuật xây dựng sửa chữa các công trình của giáo xứ khi được cha xứ giao. Đồng thời báo cho cha xứ và HĐMV khi các công trình, cơ sở vật chất bị hư hại xuống cấp để có phương phương án tu bổ sửa chữa.

IV. BAN TÀI SẢN VÀ CANH TÁC ĐỒNG RUỘNG

1- BAN TÀI SẢN:

 - TÀI SẢN 1 :
 - Người đặc trách: ÔTQ Giuse Nguyễn Hùng Cường
 - Nhiệm Vụ: Coi sóc, đôn đốc, bảo quản, tu bổ sửa chữa các vật dụng của giáo xứ.

 - TÀI SẢN 2: ÔTC Gioan B Trần Văn Hành
 - Nhiệm Vụ: Bảo quản, coi sóc và xây dựng Đất Thánh (Nghĩa Địa). Lên kế hoạch xây kim tĩnh cho phù hợp với mặt bằng còn lại. Dẫn đường chỉ lối cho gia đình có thân nhân nằm xuống có nơi an nghỉ (phần mộ) hoặc muốn bốc mộ, cải mộ... Quản lý sổ khai tử và ghi chép đầy đủ nội dung chi tiết có sẵn trong sổ khi có người qua đời. Bổ sung những gì còn thiếu sót. Mọi giải quyết căn cứ theo Quy Chế  Đất Thánh.

2- BAN CANH TÁC ĐỒNG RUỘNG:
- Nhiệm Vụ: Coi sóc và canh tác đồng ruộng của giáo xứ. Lên kế hoạch gieo xạ cho từng vụ, mua vật tư: Phân bón, thuốc sâu, bệnh... Ghi chép sổ Thu-Chi Đồng Ruộng rõ ràng. Khi cần nhiều người cộng tác thì báo cho HĐMV để phân công công việc nhịp nhàng tốt đẹp.
* ĐỒNG RUỘNG 1: ÔTP VĨNH TĐ
* ĐỒNG RUỘNG 2: ÔTC PHƯỚC HH
* ĐỒNG RUỘNG 3: ÔTP HIỆP(HIỆN) SH
* ĐỒNG RUỘNG 4: ÔTP HIỆP TM















QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

*Quản Lý 1: ÔT Hưng TĐ + ÔT Tuấn TM
 - Nhiệm Vụ:
* Quản lý nhà kho: Sắp xếp các vật dụng trong kho cho gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý. Khi lấy ra xử dụng và xong việc cất lại đúng chỗ. Bảo quản các máy móc như máy hàn, máy điện, máy khoan, máy đục. Khi bị hư hỏng phải kịp thời sửa chữa để không ảnh hưởng đến công việc chung.
                       

*Quản Lý 2:
Bà Q Mai SH + Bà Q Chỉnh TĐ + Bà Q Phong TM + Bà Q Hùng HH
 - Nhiệm Vụ 1: Quản lý, bảo quản các vật dụng trong nhà xứ - hội trường như bàn ghế, chén đũa, bồn rửa... khu vực phòng bếp giáo xứ, ..... Sắp xếp gọn gàng-ngăn nắp-vệ sinh.

- Nhiệm Vụ 2: Quản lý, bảo quản các dụng cụ vệ sinh nhà thờ như chổi, cây lau nhà, cây quét trần.... cất giữ cẩn thận và khi cần thì đi mua sắm thêm đề xuất với HĐMV để được thủ quỹ nhà thờ chi tiền.

- Nhiệm Vụ 3: Trông coi Sách Tin Mừng, Kinh Thường Nhật, Hát Cộng Đồng.... giúp cho cộng đoàn được đông người tham gia mở sách cùng đọc, cùng hát, cất xếp gọn gàng.

- Nhiệm Vụ 4: Trông coi trật tự cùng với Huynh Trưởng Giáo Lý Viên trong các giờ lễ—đọc kinh của thiếu nhi. Đồng hành với các em trong các buổi đọc kinh ban chiều tại nhà thờ.

- Tập dâng hoa—dâng hạt.


*Quản Lý 3: ÔK Tuấn TM+ ÔT Anh(Cọp) SH
- Nhiệm Vụ: Quản lý, bảo quản và vận hành nhà máy lọc nước tinh khiết, cung cấp nước cho cộng đoàn theo quy định nhà máy.
- Quản lý nhà máy điện: chăm sóc máy điện luôn sẵn sàng dầu nhớt để khi cúp điện đường là có điện máy ngay, không làm gián đoạn phụng vụ nhà thờ và các sinh hoạt khác.

IV. BAN BÁC ÁI VÀ VĂN HÓA THỂ DỤC THỂ THAO:
Người đặc trách: GIUSE NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
Bác ái 1: MICAE VŨ THANH VÂN
Bác ái 2: BCH GIA TRƯỞNG: ..........................................
Bác ái 3: BCH HIỀN MẪU: ...............................................
1. Ban Bác ái : Trong một giáo xứ, nếu mọi KiTô hữu đều có một Đức Tin  mạnh mẽ thể hiện qua việc thờ phượng Chúa sốt sắng, nhưng việc thi hành cụ thể đức Bác Ái với nhau, nhất là với những người nghèo khó lại thiếu sót thì phải đánh giá là giáo xứ  đó chưa phải là một cộng đoàn dân Chúa thực sự. Chính vì thế, hoạt động bác ái cũng phải được coi là một công tác hàng đầu trong giáo xứ. Bằng không, lời của Thánh Giacôbê sẽ là bản án nặng nề cho chính chúng ta, chủ chăn cũng như đoàn chiên : "Nào có ích chi, hỡi anh em, nếu người nào rêu rao mình có Đức Tin khi việc làm nó lại không có? Há Đức Tin đó lại cứu được nó ư? Nếu có anh em hay chị em nào mình trần trụi và thiếu cả lương thực độ nhật, mà một người nào trong anh em lại đi nói với họ : Chúc anh em đi bình an, mặc cho ấm, ăn cho no, mà những gì cần kíp cho thân xác họ, anh em lại không cho thì nào có ích gì? Cũng vậy, Đức Tin mà không có việc làm thì đã chết mục từ lõi tủy” (Gac.2,14-17).
Ban bác ái có nhiệm vụ chăm sóc cho cả kẻ sống lẫn người chết. Do đó cần phải thành lập hai Tiểu Ban:


- Nhiệm Vụ :
+ Chăm sóc những người già cả, neo đơn, bệnh tật, người gặp rủi ro, tai nạn.
+ Giúp đỡ các học sinh nghèo nhưng hiếu học.
+ Tìm công ăn việc làm cho những người thất nghiệp.
+ Thăm khám bệnh cho những người già neo đơn.
+ Ban Mục Vụ Chăm Sóc Bệnh Nhân các làng đọc sách, giúp đỡ hậu sự kẻ liệt của làng mình.
2-  Ban văn hóa th dc th thao :
      - THỂ THAO 1 : Ô GIOAN VŨ VĂN TIẾN 
      - THỂ THAO 2 :   .......................................
            - THỂ THAO 3 :  ........................................
Tiểu Ban này có nhiệm vụ cổ võ phong trào thể dục thể thao cho các giới trong giáo xứ đặc biệt giới trẻ. Thành lập các đội tuyển của giáo xứ. Nâng cao trình độ kỹ thuật của các môn chơi. Tổ chức những khóa huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật chơi và  biết cách làm trọng tài. Tổ chức những buổi thi đấu định kỳ 3 tháng, 6 tháng . . . hoặc những dịp đặc biệt trong năm, như Quan Thầy Giáo xứ, Giáng Sinh, Phục sinh, Trung Thu, Nguyên Đán . . . Quản lý dụng cụ thể dục thể thao, phát triển sân bãi cho các bạn chơi đủ tiêu chuẩn, an toàn trong lúc thao dượt và thi đấu...
- Nhiệm Vụ :  Tập hợp thanh niên, thanh nữ yêu thể thao, bước đầu là môn bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn ..
.
Các Ban và Tiểu Ban, theo nhiệm vụ, chức năng của mình cố gắng hoạt động không ngừng vì vinh danh Chúa và vì phần rỗi các linh hồn. Mỗi tháng vào cuộc họp của Hội Đồng Mục vụ, các Tiểu Ban, nếu cần, sẽ nói lên những thuận lợi và trở ngại trong công tác để HĐMV giáo xứ giải quyết.
Tới cuối năm tất cả mọi Tiểu Ban đều báo cáo công tác cho trưởng ban để có số liệu cho thư ký HĐMV giáo xứ lập bản thành tích cuối năm của giáo xứ.









NHIỆM VỤ-CHỨC NĂNG CỦA
BAN MỤC VỤ LÀNG

 Ban Mục Vụ Làng cùng với BTV Giáo Xứ điều hành mục vụ cho sinh hoạt tôn giáo trong Giáo Làng và cho toàn Giáo Xứ.  Xây dựng Giáo Xứ theo 4  chiều kích:
+ Xây dựng một cộng đoàn Đức Tin.
+ Xây dựng một cộng đoàn Phượng Tự.
+ Xây dựng một cộng đoàn Bác Ái.
+ Xây dựng một cộng đoàn Truyền Giáo.

Ban Mục Vụ Làng cùng đồng hành với HĐMV trong các Ban và Ủy Ban được phân công phân nhiệm. Nên cần thực hiện một số công tác sau đây:

1. Phân công, đôn đốc nhân công của từng gia đình đóng góp công sức, tiền bạc cho Giáo Xứ.
2. Trao đổi với Cha Xứ hẹn giờ, ngày gặp Hôn Phối. Cấp giấy giới thiệu Hôn Phối(Nhớ ghi rõ ngày tháng năm khi ký. Viết giấy GT theo Sổ GĐCG chính thức)
3. Báo kẻ liệt cho Cha Xứ có nhu cầu lãnh các bí tích: Xưng Tội – Rước Lễ – Xức Dầu. Trường hợp nguy tử về ban đêm cần liên hệ bằng điện thoại với cha trước rồi mới lên đón Cha đi. Riêng nguy tử ban ngày thì người nhà phải gọi điện thoại gấp tốc cho Cha.
4. Khi gia đình có người được Chúa gọi về:
        a-Gọi điện thoại cho CX biết ngay (Tên Thánh – Họ và Tên – Giờ phút chết – Quê quán – Hưởng Thọ…) để Cha  mở chuông báo tử.
        b-Trao đổi, bàn bạc với Tang Gia sắp xếp chương trình cầu nguyện, tẩm liệm, an táng … rồi cùng với các vị đại diện Nhà Hiếu lên trình bày với Cha Xứ để có chương trình lễ an táng chính thức.
        c-Khuyên giải Tang Gia nên ưu tiên một cho việc cầu nguyện, dâng lễ cho người quá cố. Không tổ chức tiệc tùng, ăn uống linh đình.
5. Nhận lãnh những công tác chung của Giáo Xứ khi đã được bàn bạc và phân công hợp tình hợp lý.

6. Luôn có sáng kiến động viên các hộ dân, từng người tích cực đóng góp vào công tác chung.
7. Quản lý nhân sự theo Sổ Gia Đình Công Giáo(căn cứ vào Sổ gốc). Đồng thời cũng nên quan tâm đến từng hộ dân, biết những nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của họ về: Dân Sinh – Dân Trí – Dân Đạo ….

8. Luôn ghi chép sổ sách trong từng công việc, khi đi họp, thu chi tiền của báo cáo rõ ràng. Khi nộp ngân khoản cho Thủ Quĩ GX phải có sổ ghi rõ thu-chi chi tiết của từng người hay gia đình đóng góp.

   









































































MỤC VỤ BÍ TÍCH
CẦN BIẾT
I. RỬA TỘI (Hằng tháng)
            * TRẺ SƠ SINH: ngay sau chuông hai, trước Thánh Lễ THỨ BẢY ĐẦU THÁNG (04 giờ 30’)

            * DỰ TÒNG : Sẽ định liệu theo nhu cầu cá nhân và theo tinh thần Phụng Vụ và Giáo Luật.

II. GIẢI TỘI :   (Hằng tháng)
            + THÔNG THƯỜNG :
THỨ HAI   ĐẦU THÁNG :   QÚI CỤ
THỨ BA    ĐẦU THÁNG :    HIỀN MẪU
THỨ TƯ    ĐẦU THÁNG :    GIA TRƯỞNG
THỨ NĂM ĐẦU THÁNG :   THIẾU NHI
THỨ SÁU  ĐẦU THÁNG :   THIẾU NHI
THỨ BẢY  ĐẦU THÁNG :   GIỚI TRẺ
           
+ DỊP ĐẶC BIỆT :
            Theo nhu cầu tâm linh của Cộng Đoàn sẽ thông báo sau.

XIN CỘNG ĐOÀN NHẤT TRÍ NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY :

1* RỬA TỘI đối với TRẺ SƠ SINH phảỉ được 1 tháng tuổi trở lên. Nộp đơn xin rửa tội ngay sau Lễ sáng Chúa Nhật trước 1 tuần cho Ông TRÙM LÀNG (KHU) để trình báo cho Cha Xứ ngay sau đó. Đi tham dự lễ nghi rửa tội cần phải có mặt CHA+MẸ của em bé, NGƯỜI ĐỠ ĐẦU và cộng đồng, đặc biệt  bà con dòng họ thân quen. ĐƠN XIN RỬA TỘI XIN GHI RÕ ĐỊA CHỈ.

2* RỬA TỘI đối với DỰ TÒNG phải qua quá trình tìm hiểu học hỏi giáo lý theo Giáo luật và phải được người phụ trách dạy công nhận là đã thấm nhuần giáo lý và có lòng mộ mến. Trừ khi nguy tử.

3* Rất nên XƯNG TỘI RƯỚC LỄ vào các dịp ĐẦU THÁNG, vì sẽ được hưởng cách dồi dào ân sủng qua các BÍ TÍCH HỒNG PHÚC này đem lại.

4* THAM DỰ THÁNH LỄ là THAM DỰ BÀN TIỆC LỜI CHÚA và TIỆC THÁNH THỂ. Ta cần tham dự cách trọn vẹn là LẮNG NGHE, THẤM NHUẦN LỜI CHÚA và ĂN TIỆC THÁNH THỂ ĐỂ ĐƯỢC KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA.

5* CHỈ CÓ TỘI TRỌNG MỚI NGĂN CẢN TA KHÔNG ĐƯỢC RƯỚC CHÚA KHI THAM DỰ THÁNH LỄ.

6* CHẦU THÁNH THỂ VÀ LÃNH PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA RẤT ĐƯỢC NHIỀU ƠN ÍCH CHỈ SAU THÁNH LỄ.

7* PHÉP LÀNH CUỐI LỄ VÀ LỜI CHÚC RA ĐI BÌNH AN PHẢI ĐƯỢC TRÂN TRỌNG. VÌ CÒN GÌ QUÍ BẰNG PHÉP LÀNH VÀ ƠN BÌNH AN CỦA CHÚA. NẾU COI THƯỜNG BỎ RA VỀ TRƯỚC THÌ QUẢ LÀ RẤT ĐÁNG TIẾC.

8* KHI GIA ĐÌNH NÀO CÓ NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA GỌI VỀ. QUÍ VỊ TRÙM PHỤ TRÁCH KHU SẮP XẾP  SAO CHO MỌI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH: CON CÁI, ANH CHỊ EM, BÀ CON DÒNG HỌ. . .  CỦA TANG QUYẾN ĐI ĐẾN VỚI BÍ TÍCH HOÀ GIẢI ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO THÂN NHÂN MỚI QUA ĐỜI MỘT CÁCH TÍCH CỰC HƠN. ĐÂY CŨNG LÀ DỊP GIAO HOÀ VỚI CHÚA VÀ VỚI NHAU.

ĐỂ CÓ BẦU KHÍ CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI MỚI QUA ĐỜI




KHÔNG TỔ CHỨC ĂN UỐNG LINH ĐÌNH
KHÔNG DÙNG BỮA KHI NHÀ TANG MỜI













NHỮNG ĐIỀU HĐMV VÀ GIA ĐÌNH
CẦN BIẾT

VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ HÔN PHỐI
Khi cử hành hôn phối trong Thánh Lễ, thì chỉ được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối vào một số ngày trong năm mà thôi.
Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong những ngày sau đây :
+ Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
+ Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.
+ Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh.
+ Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).
+ Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh.
* TUYỆT ĐỐI TRÁNH CỬ HÀNH HÔN PHỐI NGÀY THỨ SÁU VÀ THỨ BẢY TUẦN THÁNH.

I*  DẪN HÔN PHỐI :
            1. Cả hai bên (nam-nữ) có bằng giáo lý chưa?
            2. Bên nam xứ khác đến cần có giấy giới thiệu của Cha Xứ.
            3. Cần nắm vững hoàn cảnh và đời sống đạo của đương sự.

THỦ TỤC KHI ĐẾN ĐIỀU TRA HÔN PHỐI
Khi đến điều tra hôn phối, Cha mẹ và đôi bạn đến gặp Cha xứ theo sự hẹn gặp qua Ông Trùm Làng(Khu). Có Giấy giới thiệu của ông Trùm chứng nhận còn độc thân.
(Nhớ ghi số điện thoại của đôi bạn để CX liên lạc khi cần thiết)

A. Trong xứ: đôi bạn cần có các loại giấy tờ sau:
1. Giấy giới thiệu của Ông Trùm Làng xác nhận còn độc thân.
2. Sổ Gia đình Công giáo(đang xử dụng chung cho giáo xứ).
3. Giấy chứng nhận học xong khóa Giáo lý hôn nhân.
4. Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao không phải bản phôtôcopy).
5. Giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú (bản phôtôcopy).
B. Ngoài xứ: đôi bạn cần có các loại giấy tờ sau:
1. Chứng thư Rửa tội và Thêm sức (không quá ba tháng).
2. Giấy giới thiệu của Cha xứ nơi cư ngụ xác nhận độc thân (không quá ba tháng). (Các bạn nam ở GX đi lấy vợ ở xứ khác cần lien hệ với ÔT. Làng để xin Cha Xứ giấy giới thiệu này).
3. Sổ Gia đình Công giáo.
4. Giấy chứng nhận học xong khóa Giáo lý hôn nhân.
5.Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao không phải bản phôtôcopy).
6. Giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú (bản phôtôcopy).

C. Việt kiều, ngoại kiều:
1. Chứng thư Rửa tội và Thêm sức (không quá ba tháng);
2. Giấy chứng nhận độc thân do cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp;
3. Giấy chứng nhận của chính quyền nước ngoài cho phép kết hôn với bạn đời ở Việt Nam.
    Riêng Việt kiều ở Mỹ phải có visa nhập cảnh vào Mỹ cho người bạn đời ở Việt Nam;
4. Giấy chứng nhận học xong khóa Giáo lý hôn nhân;
5. Giấy chứng nhận kết hôn của Sở Tư pháp (bản sao không phải bản phôtôcopy);
    Tùy từng trường hợp cụ thể cần phải gặp Cha Xứ trước khi chuẩn bị đi đến hôn nhân.

D. Chuẩn bị:
Chọn ngày cử hành lễ hôn phối với Cha xứ.
Đến gặp Cha Sở, đôi bạn cần mang theo các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục Hôn Phối.
Chuẩn bị ngày dự kiến cưới, thảo luận với Cha Sở để xin ý kiến (không cử hành hôn phối vào ngày Chúa Nhật, kể cả chiều thứ Bẩy). Nên cử hành ngày thường và vào giờ lễ cộng đoàn để Giáo xứ cùng chia vui chúc mừng. Đừng in thiệp, đặt bàn tiệc trước rồi vào buộc Cha Sở phải làm theo.
Đôi bạn chọn 2 người làm chứng là người Công giáo và điền đầy đủ Tên Thánh, họ tên. Nên chọn những người có đạo đức, đi dự lễ có lên rước lễ. Chứng hôn chính là cha là mẹ đỡ đu rửa tội hay thêm sức là điều đáng nên thực hiện.
Xưng tội trước lễ hôn phối để dọn mình xứng đáng lãnh nhận bí tích.
Tập nghi thức hôn phối vào trước lễ hôn phối 2 ngày (theo lịch hẹn được báo trước).   Chuẩn bị hoa nến, ca đoàn………



·        KHÔNG TỔ CHỨC TIỆC “NHÓM HỌ”.

·        KHÔNG DÙNG ÂM THANH QUÁ LỚN MÀ THỰC KHÁCH TRONG BÀN TRÒN KHÔNG TÂM SỰ - NÓI CHUYỆN VỚI NHAU ĐƯỢC.








CẦN BIẾT
*. SUY NGHĨ và CẦU NGUYỆN: là việc quan trọng hơn hết. Anh Chị cần có những thời giờ tìm hiểu nhau, suy nghĩ, bàn hỏi với Chúa, với những người khôn ngoan trước khi quyết định đi đến Hôn Nhân. Vì sự Thánh Thiện và Hạnh Phúc của Gia Đình tương lai tuỳ thuộc hoàn toàn vào việc Cầu Nguyện và Lòng Tin Yêu nơi Chúa.
*. KHOÁ DỰ BỊ HÔN NHÂN: Theo Giáo Luật, phải theo một Chương Trình Chuẩn Bị nào đó thích hợp, như Khoá Dự Bị Hôn Nhân, và cần có Chứng Chỉ hoàn tất.
*.LỜI THỀ HÔN PHỐI và TRAO NHẪN: Đôi Tân Hôn được yêu cầu học thuộc các lời Thề Hôn Phối và Trao Nhẫn để cử hành Bí Tích Hôn Phối với nhau.



II* BÁO XỨC DẦU:  Cần biết:
                1. Người bệnh còn tỉnh táo hay hôn mê?
                2. Có khả năng rước Mình Chúa được tới đâu?
                3. Nói người nhà dọn sẵn bàn gần chỗ giường bệnh nhân có đủ ánh sáng để đọc sách :
                        + Trên bàn trải khăn (trắng) sạch để Thánh Giá có Tượng Chịu Nạn, 
            + Hai cây nến cháy, bình nước phép có que rảy.
                        + Một ly nhỏ có một chút nước lã để bệnh nhân uống hết sau  khi rước Lễ.
                        + Một múi chanh, chậu nước và khăn khô để lau tay sau khi Cha xức dầu.
                4. Khi chúng tôi đến không phải chào thành tiếng mà cần  có cử chỉ cung kính bái chào Mình Thánh Chúa (Cha hay Thầy Sáu hoặc TTV đang đeo trước  ngực).

III* BÁO TỬ
     1. Vào giờ nào cũng được. Miễn là Cha có nhà.
     2. Báo qua đời vào lúc mấy giờ. Tên Thánh Tên gọi. Tuổi. Nguyên quán.
     3. Nếu Cha đi vắng báo cho Ông Chánh để xin thỉnh chuông báo tử.
     4. Ngay khi có người nằm  xuống, Ông Trùm sở tại nên có mặt với gia đình để giúp đỡ họ lên chương trình tẩm liệm, viếng xác và cùng với Đại Diện Gia Đình lên trình báo với Cha Xứ sớm nhất có thể. Sau đó lo phần điều động việc an táng trang trọng.

IV*  THÔNG BÁO TRONG THÁNH LỄ :
            HĐMV muốn thông báo gì trong Thánh Lễ. Cần soạn thảo nội dung trước, sao cho vắn gọn, súc tích. Thỉnh ý với Cha Xứ. Thông báo sau lời nguyện hiệp lễ (trước ban phép lành).

V* GÓP QŨY CHO GIÁO XỨ :
            HĐMV tích cực thu gom các khoản đóng góp của bà con cho Giáo Xứ, nhất là khoản lúa đồng ruộng. Cộng đồng ý thức việc đóng góp quĩ chung. Cần kết hợp giữa các ông Trùm và Ban Thường Vụ. Trao nộp lại cho Giáo Xứ sớm nhất theo qui định. Cần có bản danh sách ghi rõ tên các chủ hộ đã đóng góp cho Giáo Xứ.

VI* SỔ LƯU CÁC SINH HOẠT:
                        Mỗi vị HĐMV phải luôn có cuốn sổ nhật ký sinh hoạt, chi tiêu.... Ghi chép đầy đủ về các phần việc của mình: Dự án, hạch toán kế hoạch và phần rút ưu khuyết điểm sau mỗi công việc. Phê và tự phê và có hướng khắc phục cho các việc kế tiếp. Truyền đạt kinh nghiệm cho các khoá sau này.

VII* CÁC VIỆC ĐẠO ĐỨC KHÁC :
Đây là những điều thật tế nhị “… Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan… Khi hiếu khi hỷ… Tối lửa tắt đèn có nhau…” như gia đình có nhu cầu làm phép nhà, làm phép phương tiện như xe cộ, máy móc… cần phải báo cho Ông Trùm Làng biết, vì đó là trách nhiệm của Ông, để Ông giúp cho lễ nghi được thêm trang trọng tốt đẹp.







 
CÁC LỄ TRONG NĂM PHỤNG VỤ GIÁO XỨ
CÓ TỔ CHỨC
RƯỚC KIỆU-ĐỒNG PHỤC-DƯƠNG CỜ

Căn cứ vào nhu cầu Phụng Vụ của Giáo Xứ. Các Lễ sau đây  có tổ chức rước kiệu:
01- Lễ Giáng Sinh 24/12
02- Lễ Thánh Gia: BM GX. Rước Đ.Đồng Tế
03- Lễ Đức Mẹ Dâng Con  02/02
04- Lễ Thánh Giuse  19/03: BM. L.SH
05- Lễ Phục Sinh (Sáng PS)
06- Khai mạc Tháng Hoa 01/05
07- Bế mạc Tháng Hoa 31/05
08- Lễ Thánh Gioan B 24/06: BM. L.HH
09- Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: BM. GĐPTTT
10- Lễ Thánh Monica 27/08: BM. Hiền Mẫu
11- Lễ Đức Mẹ Mân Côi: BM. L.TĐ
12- Lễ các Thánh TĐVN  24/11: BM. L.TM

Là tổ chức chung của toàn Giáo Xứ chứ không có tính cách riêng của Làng hay Hội Đoàn mà là của mọi người trong Giáo Xứ. Nên có yêu cầu các Đoàn Hội ĐỒNG PHỤC và DƯƠNG CỜ trong các Lễ trên.






























PHƯƠNG CHÂM HĐMV:

"XIN CHO TẤT CẢ NÊN MỘT"

“Con ở trong họ và Cha ở trong con. Để họ được hoàn toàn nên một; ngõ hầu thế gian nhận biết chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Gio 17,21)

BỐN VỊ BAN THƯỜNG VỤ LÀ MỘT
BỐN VỊ BAN MỤC VỤ LÀNG HIỆP HÒA LÀ MỘT
BỐN VỊ BAN MỤC VỤ LÀNG TÂN ĐÊ LÀ MỘT
BỐN VỊ BAN MỤC VỤ LÀNG THƯỢNG MÔN LÀ MỘT
BỐN VỊ BAN MỤC VỤ LÀNG SƠN HÀ LÀ MỘT
HAI MƯƠI VỊ TRONG HỘI ĐỒNG MỤC VỤ LÀ MỘT
HĐMV VỚI CỘNG ĐOÀN LÀ MỘT
HĐMV VỚI CHA XỨ LÀ MỘT
CỘNG ĐOÀN VỚI HĐMV VỚI CHA XỨ LÀ MỘT
CHA XỨ VỚI CHA QUẢN HẠT LÀ MỘT
CHA QUẢN HẠT VỚI ĐỨC GIÁM MỤC LÀ MỘT
ĐỨC GIÁM MỤC VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG LÀ MỘT
ĐỨC GIÁO HOÀNG VỚI CHÚA GIÊSU LÀ MỘT
TOÀN THỂ GIÁO HỘI NÊN MỘT TRONG CHÚA CHA, CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN.







Cảm Nghĩ Về Ơn Gọi Tông Đồ Giáo Dân
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

HĐMV là người được tuyển chọn trong hàng ngũ giáo dân, có phẩm chất đạo đức tốt, có cuộc sống lành mạnh, có ý thức kỷ luật cao, có đời sống đạo mẫu mực, được cộng đoàn tín nhiệm đề cử vào HĐMV để lo công việc mục vụ trong giáo xứ. quả thật, đây là một hồng ân Chúa ban cho mỗi người chúng ta – đi làm vườn nho cho Chúa. Chính vì thế, HĐMV phải có ý thức về chỗ đứng của mình giữa cộng đoàn.
Từ nhận thức trên, xin nêu nên một vài suy nghĩ để chia sẻ:

Vai Trò, Vị Trí của HĐMV:
1* HĐMV là cánh tay nối dài của Cha Xứ, tiếp ngài thực hiện mọi công việc, không để ngài đơn lẻ: “một con én không làm nổi mùa xuân”. Chính vậy phải có những bàn tay tiếp sức thì mọi việc mới thành công được.
2* HĐMV là tai mắt của Cha Xứ, trong sự tương quan, trong vai trò lãnh đạo, Cha rất muốn biết những nguyện vọng chính đáng của giáo dân, để ngài định ra hướng đi cho toàn giáo xứ. Vì thế, HĐMV phải là những cái tai, những đôi mắt để lắng nghe và nhìn nhận sự việc HĐMV cần góp ý xây dựng giáo xứ tốt đẹp.
3* HĐMV là trung gian, là cầu nối giữa Cha Xứ và giáo dân: Giải trình những trăn trở, thắc mắc liên quan đến vai trò linh mục của ngài hoặc hòa giải những bất đồng, những suy nghĩ sai lệch để hiểu và thông cảm.
4* HĐMV là phát ngôn viên chính thức của Cha Xứ với cộng đoàn. Vì thế phải trung thành và chịu trách nhiệm về lời nói của mình, chính vì vậy nên khi phát biểu phải thận trọng, tránh nóng nảy, vơ đũa cả nắm làm tổn thương uy tín của Cha Xứ và cộng đoàn.
5* HĐMV là con chim đầu đàn, vì thế phải đi đầu trong mọi công tác, lúc thịnh lúc suy phải chung tay chung sức đứng vững lèo lái con thuyền giáo xứ, không được phép buông xuôi phó mặc hoặc dửng dưng trước sự việc.

Bổn Phận, Trách Nhiệm của HĐMV:
a* Đối Với Cha Xứ:
- HĐMV phải bảo vệ, chăm lo, là người giáo dân, là con chiên phải đề cao cảnh giác trước những sự cố xảy đến cho Cha Xứ. Trong yêu thương, trong tương quan, chúng ta phải giúp đỡ ngài về cả vật chất lẫn tinh thần để ngài có thể vững tâm làm nhiệm vụ chủ chăn. Trách xách động, tạo phe nhóm chống đối hay tuyên truyền những vấn đề vô căn cứ làm giảm uy tín của vị chủ chăn.
- HĐMV hãy lắng nghe ý kiến của ngài về những việc làm hoặc những đề xuất về mọi sinh hoạt của giáo xứ. Là thân phận mỏng dòn nhưng Chúa đã chọn ngài, cất nhắc ngài lên hàng khanh tướng. vì thế, Chúa Thánh Thần luôn phù trì, đỡ nâng, soi sáng để ngài lãnh đạo giáo xứ đi đúng đường lối của giáo hội. Vì thế, HĐMV nên hết sức lắng nghe hầu mang xứ đạo mỗi ngày một tiến bộ, không trông chờ, ỷ nại, phải năng động, cùng hiệp thông để giáo xứ kịp đà tiến của giáo hội hoàn cầu. tránh trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm chậm bước tiến của giáo xứ.
b* Đối với Cộng Đoàn:
HĐMV phải tỏ ra mình là người phục vụ cộng đoàn.
HĐMV phải nhạy cảm trong cách xử thế với cộng đoàn.
HĐMV cố gắng gìn giữ tác phong của người đại diện cộng đoàn.
HĐMV không nên phát biếu thiếu căn cứ làm tổn thương đến cộng đoàn.
HĐMV luôn nhớ mình là người của cộng đoàn nên phải đặt quyền lợi chung trên quyền lợi riêng.
HĐMV phải tìm hiểu và lắng nghe nguyện vọng của cộng đoàn.
HĐMV gíúp đỡ cộng đoàn trong cương vị của mình.
HĐMV luôn ý thức đưa cộng đoàn tiến lên.
Trên đây là một vài cảm nghĩ nêu lên để HĐMV chúng ta cùng tham khảo, rút ra bài học cho chính mình trên hành trình phục vụ. Cầu mong quý chức có cái nhìn đúng đắn để phục vụ cộng đoàn như lòng Chúa mong ước. 
ÔC Giuse Nguyễn Văn Thi biên soạn.










TĨNH TÂM TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN


"Ở VỚI CHÚA GIÊSU"
   
Đức Giáo Hoàng Piô X, một hôm họp với một số vị Hồng Y, Người nói: “Hiện tại việc gì cần thiết để cứu xã hội?”
     Một vị đáp: "Xây nhiều trường Công giáo”.
     Vị thứ hai thưa: “Không! Phải xây cất thêm nhiều nhà thờ”.
     Vị thứ ba thưa: “Chưa đúng, nên tăng thêm linh mục”.
    Đức Thánh Giáo Hoàng Piô đáp: “Không, không phải, hiện tại việc cần nhất là mỗi họ đạo phải có một nhóm giáo hữu nhân đức, sáng suốt, cương quyết, dũng cảm, có tâm hồn Tông đồ thật sự”.
     Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngạc nhiên về thứ tự ưu tiên trong việc mục vụ của Đức Giáo Hoàng Piô X. Bởi lẽ chúng ta vẫn quan niệm việc đào tạo linh mục, xây nhà thờ và xây trường học... là quan trọng. Tuy nhiên, tất cả những việc này Giáo Hội chúng ta đã làm, Đức Giáo Hoàng thấy cần phải chú trọng đến việc huấn luyện lực lượng giáo dân nòng cốt. Điều này rất cần thiết. Bởi lẽ những người này chia sẻ sứ mạng của Giáo Hội cũng như năm xưa các Tông Đồ đã chia sẻ sứ mạng của Chúa Giêsu.
     Noi gương Chúa Giêsu trong việc tuyển chọn và huấn luyện các tông đồ, Cha Giuse cũng rất chú trọng việc tuyển chọn và huấn luyện lực lượng giáo dân nòng cốt, tiêu biểu là Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (HĐMVGX), CÁC HỘI ĐOÀN GIỚI THỂ trong công tác hoạt động Tông Đồ nhằm xây dựng và phát triển Giáo Xứ.
     Để việc hoạt động Tông Đồ hiệu quả, các Tông Đồ phải ở với Chúa. Ở với Chúa là sống với Chúa, để Chúa dạy dỗ và để Chúa huấn luyện.

1.  Ở với Chúa để tận mắt chiêm ngắm lối sống của Chúa.
     Chúa Giêsu có một lối sống rất chuẩn mực. Ngài muốn các Tông Đồ ở với Ngài để học lối sống của Ngài.
     Chúa quân bình giữa hoạt động và cầu nguyện. Dù tất bật với đời sống hoạt động, Chúa vẫn tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Các Tông Đồ ở với Chúa là để học với Chúa điều này.
     Ngoài ra, Chúa còn nêu gương cho các Tông Đồ về tấm lòng mục tử, lối sống khó nghèo và sự khôn ngoan trong cách ứng xử.
     Đặc biệt, Chúa còn nêu gương cho con người về sự thống nhất trong lời nói và hành động. Chúa đã nêu gương và thực hành những điều Ngài dạy.

2. Ở với Chúa để được Chúa dạy dỗ.
Nhiều điều Chúa dạy các Tông Đồ không hiểu. Khi chỉ có thầy trò, các Tông Đồ đã xin Chúa giải thích. Chúng ta thấy rõ điều này qua các dụ ngôn như người gieo giống, dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng... Các Tông Đồ đã xin Chúa giải thích cho các ông hiểu.
Ở đây chúng ta thấy điều khác biệt giữa các Tông Đồ với những người khác là các Tông Đồ ở với Chúa. Những gì không hiểu, các ông trực tiếp hỏi Chúa. Chúa giải thích cho các ông một cách cặn kẽ. Nhờ đó, các ông hiểu Lời Chúa một cách thấu đáo.
Đây là điều mà chúng ta cần phải học hỏi nơi các Tông Đồ. Chúng ta phải chịu khó học hỏi Lời Chúa qua việc nghe giảng, tham gia các khóa học, đọc sách và cầu nguyện. Điều này giúp chúng ta hiểu Lời Chúa một cách sâu sắc. Đây chính là lý do mà Chúa muốn chúng ta ở với Chúa.

3. Ở với Chúa để được Chúa huấn luyện.
Chúa huấn luyện rất tuyệt vời. Ngài chú trọng thực hành hơn lý thuyết. Cụ thể là Ngài sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng. Trong khi các Tông Đồ chưa thật sự vững vàng. Có vẻ như Chúa không đợi các Tông Đồ phải vững vàng Ngài mới giao việc. Đối với Chúa, phải giao việc, người ta mới vững vàng. Điều Chúa cần nơi các Tông Đồ là phải can đảm nhận việc dù chưa vững vàng. Chính sự can đảm này giúp các Tông Đồ trở nên vững vàng.
Đây là điều chúng ta cần học nơi các Tông Đồ. Chúng ta sẵn sàng nhận những công việc Chúa trao và nỗ lực thực hiện. Điều này giúp chúng ta ngày càng giỏi giang hơn. Thực tế chứng minh chúng ta trở nên thành thạo trong việc Tông Đồ không phải do chúng ta học nhiều mà do chúng ta thực hành nhiều. Khi chúng ta thực hành nhiều, chúng ta đang để Chúa huấn luyện mình. Đây chính là mục đích Chúa muốn chúng ta ở với Chúa.

4. Ở với Chúa để kể cho Chúa nghe những buồn vui của đời hoạt động Tông Đồ.
     “Các Tông Đồ tụ họp quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6, 30).

     Điều này cho thấy Chúa Giêsu là trung tâm đời hoạt động  của các Tông Đồ. Ngài sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng. Sau khi đi rao giảng Tin Mừng các Tông Đồ về kể lại cho Chúa nghe tất cả những việc các ông làm và những điều các ông giảng. Nghĩa là các ông kể cho Chúa nghe mọi sự vui buồn, thành công cũng như thất bại, những thuận lợi cũng như khó khăn… Chúa sẵn sàng lắng nghe với tất cả sự chia sẻ. Và Ngài cũng mời gọi chúng ta mở lòng với Chúa về mọi buồn vui trong cuộc sống, trong hoạt động tông đồ... Nỗi buồn sẽ vơi đi, niềm vui sẽ nhân lên. Nhờ đó mọi việc trong cuộc sống và hoạt động tông đồ của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét