XƯỚNG KINH HAI THÁNH
PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG
31.07. 2020
01. LẠY CHÚA GIÊSU CHÚNG CON THỜ
LẠY CHÚA
02. NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH
THẦN. AMEN.
03. ĐỌC KINH TRUYỀN TIN–CHÚA
TT–TIN –CẬY–MẾN–ĂN NĂN TỘI
04. ĐỌC TIỂU SỬ HAI THÁNH PHÊRÔ
QUÝVÀ EMMANUEL PHỤNG
* Thánh
Phêrô Đoàn Công Quí
Ngài là con
của ông Antôn Đoàn Công Miêng và bà Anê Nguyễn Thị Trường, sinh năm 1826, tại
họ đạo Búng, Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Ngay từ nhỏ,
cậu Phêrô đã có lòng ước ao dâng mình cho Chúa. Sau khi đã nhập vào Đại Chủng
Viện Thánh Giuse (Thị Nghè), Thầy Phêrô được gởi đi tu học tại đại chủng viện
Thừa Sai Paris ở Pénang (Malaysia), năm 1848; hoàn tất chương trình đào tạo,
trở về quê hương vào ngày 11/04/1855. Lúc bấy giờ các vua triều Nguyễn, nhất là
vua Tự Đức, đang cấm đạo rất gắt gao. Vào tháng 9 năm 1858, Thầy được chịu chức
một cách âm thầm tại Thủ Dầu Một; sau đó, được cử đi phục vụ tại các giáo xứ
Lái Thiêu, Gia Định, Kiến Hòa, làm Cha Phó họ đạo Cái Mơn (Vĩnh Long), và là
Cha Sở họ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng, An Giang), từ ngày 27/12/1858, trú ngụ
tại nhà ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng.
Cùng với lòng
nhiệt thành tông đồ, hăng hái phục vụ bổn đạo, Cha còn có lòng yêu mến Đức Mẹ
một cách đặc biệt. Nhờ có tài hát xướng, Cha đã sáng tác những bài thánh ca để
phổ biến lòng tôn sùng Đức Mẹ. Ngoài ra, Cha luôn khao khát tử đạo để làm chứng
cho Chúa. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, khi có dịp là cha sẵn sàng dâng hiến
mạng sống, để làm chứng cho Chúa. Và Cha đã thực hiện được ý nguyện khi được Bề
Trên cử về Cù Lao Giêng làm Cha Sở.
Về nhiệm sở
mới được 10 ngày, Cha bị bắt cùng với ông Câu Emmanuel Lê Văn Phụng, và 32 giáo
dân khác, vào ngày 07/01/1859 và bị giam giữ tại nhà tù Châu Đốc cho đến ngày
31/07/1859.
* Thánh
Emmanuel Lê Văn Phụng
Ngài sinh
năm 1796, tại họ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng), làng Tấn Đức, tổng An Bình, tỉnh
An Giang, thuộc Trấn Châu Đốc.
Là một gia
đình gương mẫu, cùng với vợ là bà Anna Của, ông đã nuôi dạy 9 người con và 2
người con nuôi nên những người đạo đức, tốt lành. Với lòng bác ái cao quý, ông
thường chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khổ, túng thiếu,… nhất là trong thời
dịch bệnh và ngay cả khi bị giam tù ở Châu Đốc.
Với tinh thần
tông đồ cao, ông hăng say hy sinh, phụng sự Chúa và phục vụ anh em. Trong thời
gian cấm đạo rất gắt gao, ông vẫn âm thầm dâng đất cất nhà thờ, chủng viện và
nhà các dì phước. Trong nhà ông, thường xuyên có các linh mục trú ngụ. Có thời
gian, có 5 linh mục cùng một lúc; trong đó có các vị thừa sai nước ngoài (Tây
dương đạo trưởng).
Ngoài ra, ông
còn có tài ngoại giao rất đặc biệt. Ông có mối quan hệ rất tốt với chính quyền
địa phương, cụ thể là Quan Huyện. Nhờ đó, mà giáo dân Cù Lao Giêng vẫn được an
bình trong thời điểm cấm đạo rất khó khăn.
Vì có người tố cáo, ngày 07 tháng 01 năm 1859,
Ông bị bắt cùng với cha Phêrô Đoàn Công Quí và 32 giáo dân khác. Các ngài bị
điệu về Châu Đốc giam giữ.
Gương sáng tử đạo
Trong suốt 7
tháng trời, Tổng trấn và quan quân Triều đình ra sức dụ dỗ Cha Phêrô và ông
Emmanuel bỏ đạo, để được thăng quan, tiến chức và tưởng thưởng. Nhưng các ngài
vẫn một mực yêu mến Đức Kitô, nhiệt tình với Tin Mừng Phúc âm và trung thành
với Giáo Hội.
Không thuyết
phục được, Tổng Trấn gởi sớ về triều đình xin án lệnh. Vua Tự Đức châu phê và
gởi về Châu Đốc ngày 30/07/1859. Ngày hôm sau, 31/07/1859, tại Bến Chà Và (Bến
Cây Mét), các ngài đã hiến dâng mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng
Phúc âm.
Để tuyên
dương công trạng, nhân đức và tinh thần tông đồ đầy nhiệt huyết, vào ngày
02/05/1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong các ngài lên bậc Chân phước (Á
thánh).
Sau đó, vào
ngày 19/06/1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng các ngài lên bậc Hiển
Thánh cùng với 115 vị tử đạo khác tại Việt Nam.
Các ngài đã
nêu gương sáng về Đức Tin kiên vững, Đức Mến nồng nàn, Đức Cậy vững vàng, nhất
là lòng nhiệt thành loan báo cho mọi người Tin Mừng tình yêu và ơn cứu độ của
Thiên Chúa.
Đây còn là
mẫu gương sống động về tinh thần đồng trách nhiệm giữa linh mục và giáo dân,
giữa Cha sở và Hội Đồng mục vụ giáo xứ mọi thời và mọi nơi.
Cũng còn
đúng với đường hướng xây dựng giáo phận theo mô hình của một Hội Thánh tham gia
và hiệp thông trong tinh thần đồng trách nhiệm.
05. KINH HAI THÁNH PHÊRÔ QUÝ
VÀ EMMANUEL PHỤNG
Kính
lạy hai thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng / là những chứng
nhân anh dũng /đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng của
Chúa.
Các Thánh đã chỉ cho thế gian con đường
về Trời/ xin hãy tỏ cho chúng con con đường yêu thương và sự sống của Chúa Cha/
Xin hãy giúp chúng con nếm cảm hạnh phúc khi nhận biết Đức Giêsu Kitô/ khi yêu
mến Chúa và làm cho Chúa được yêu mến./ Giống như các Thánh/ chớ gì chúng con
khám phá ra niềm vui được sống trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần/ để bước theo
Đức Giêsu Kitô với đức tin son sắt và niềm cậy trông vững bền.
Xin dạy chúng con yêu mến/ luôn sống
bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể một cách sâu đậm hơn./ Chính ở đó/ chúng
con sẽ gặp gỡ Chúa trong chân lý/ hầu được thánh hóa trọn vẹn./ Chớ gì sự hiện
diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể lôi cuốn chúng con,/ làm cho chúng con
được no thỏa/ và là nguồn an ủi cho mỗi người chúng con.
Xin hãy giúp chúng con khám phá ra
rằng/ Lời Chúa là ánh sáng cho thời đại hôm nay/ và là kim chỉ nam/ để yêu mến
và phục vụ anh em trong niềm vui,/ cách đặc biệt nơi những anh em nghèo khổ và
bé mọn chung quanh./ Xin hãy dạy chúng con biết làm chứng nhân của Đức Giêsu Kitô
trong cuộc sống đời thường,/ bằng cách yêu thương/ chia sẻ/ hy sinh và tha thứ/
cùng chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm hằng ngày/ qua những việc làm cụ thể/
thiết thực và hiệu quả/ để đem lại sự nâng đỡ/ niềm an ủi cho mọi người./ Nhờ
đó/ chúng con được sống hạnh phúc viên mãn trong nước Chúa/ cùng Các Thánh muôn
đời. Amen.
06. XƯỚNG TM cho CĐ cùng đọc.
07. K.DÂNG LỄ MISA (KTN.8. Đ.3)
(Rước chủ tế từ
cuối nhà thờ và dâng lễ vật)
08. CA HIỆP LỄ NHD Bắt cho cộng đoàn cùng đọc
09. K. DỌN MÌNH RƯỚC LỄ
10. K. CÁM ƠN RƯỚC LỄ: Bắt cho cộng đoàn cùng đọc:
11. CÂU GLGĐ + CÂU TM + LN
12. HÁT TẠ LỄ
13. LÀM DẤU KÉP TRƯỚC KHI RA VỀ.
Theo giọng truyền thống, chậm vừa để cho
cộng đồng cùng đọc.Vừa cúi mình vừa đọc:
LẠY CHÚA GIÊSU, CHÚNG CON
CẢM TẠ CHÚA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét