THÁNG 10 / 2023
“Kinh
Mân côi, dù rõ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là một lời kinh
lấy Đức Kitô làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh
có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin Mừng, mà ta có thể gọi là một bản tóm
lược. Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magni-ficat ca
ngợi việc Nhập thể và cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của
Người. Với Kinh Mân côi, dân Kitô giáo theo học tại ngôi trường của Đức
Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô và kinh
nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua Kinh Mân côi các tín hữu
lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế”.
(Tông thư Kinh Mân côi Đức Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha
Gioan-Phaolô II ngày 16.10.2002, số 1)
Những ai
lần chuỗi Mân côi trong nhà thờ, nhà nguyện, hoặc trong gia đình, trong cộng
đoàn tu, trong hội đoàn giáo dân, hoặc khi có nhiều người họp nhau nhằm mục
đích tốt, thì được hưởng một ơn toàn xá; trong những hoàn cảnh khác, thì được
hưởng một ơn xá từng phần[1]. (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 17, §1, 1°)
Ý CẦU NGUYỆN
CẦU
CHO THƯỢNG HỘI ĐỒNG
Chúng ta
hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, để Giáo Hội thực thi việc lắng nghe và đối thoại
như một cách sống ở mọi cấp độ, và để cho Chúa Thánh Thần dẫn đến các vùng
ngoại biên của thế giới.
01/10 |
17/08 |
X |
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN Ed 18,25-28 / hoặc Pl 2,1-5 (hoặc
Pl 2,1-11) Mt 21,28-32 Không cử hành lễ Thánh
Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (Tr) Bổn mạng các xứ truyền giáo Thánh Vịnh Tuần II |
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Sự quan phòng của Thiên Chúa là gì?
T. Sự quan phòng của Thiên Chúa
là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài tiến dần đến mức
hoàn hảo như Ngài muốn. (GLHT,52)
CHIA
SẺ
Công trình
tạo dựng tuy có sự tốt lành và hoàn hảo riêng, nhưng chưa tuyệt đối trọn vẹn
khi xuất phát từ bàn tay Đấng Tạo Hóa. Mọi sự được tạo dựng “trong
tình trạng lên đường” (“in statu viae”) hướng đến sự hoàn hảo cuối
cùng mà Thiên Chúa đã định cho chúng, gọi là sự quan phòng của Thiên
Chúa. (GLHTCG,302)
Thánh Kinh
cho biết: Thiên Chúa quan phòng chăm sóc mọi sự cách cụ thể và trực
tiếp, Ngài quan tâm đến tất cả mọi sự, từ những điều nhỏ nhất đến những
biến cố trọng đại của vũ trụ và của lịch sử.
Sự quan
phòng và các nguyên nhân đệ nhị: Thiên Chúa là Chúa tể các kế hoạch. Nhưng để
thực hiện các kế hoạch ấy, Ngài cũng dùng đến sự cộng tác của các loài thụ tạo.
Đây không phải là dấu hiệu của sự yếu kém, nhưng là dấu chỉ của sự cao cả và
lòng nhân hậu của Thiên Chúa toàn năng. Quả vậy, Thiên Chúa không những ban cho
các thụ tạo được hiện hữu, mà còn ban cho chúng phẩm giá để chúng hoạt động, để
chúng nên nguyên nhân và nguyên lý cho nhau, và để chúng cộng tác vào sự quan
phòng ấy.
02 |
18 |
Tr |
Thứ Hai Các Thiên Thần Hộ Thủ - Lễ
nhớ Dcr 8,1-8 / Lc 9,46-50 (hoặc lễ
Các Thiên Thần Hộ Thủ: Xh 23,20-23a / Mt 18,1-5.10) Thánh Vịnh Riêng |
03 |
19 |
X |
Thứ Ba Dcr 8,20-23 / Lc 9,51-56 |
04 |
20 |
Tr |
Thứ Tư Thánh Phanxicô Nkm 2,1-8 / Lc 9,57-62 |
05 |
21 |
X |
Thứ Năm đầu tháng Nkm 8,1-4a.5-6.7b-12 / Lc 10,1-12 Thánh Faustina, Trinh
nữ (Tr) |
06 |
22 |
X |
Thứ Sáu đầu tháng Br 1,15-22 / Lc 10,13-16 Thánh Brunô, Linh
mục (Tr) |
07 |
23 |
X/Tr |
Thứ Bảy đầu tháng Br 4,5-12.27-29 / Lc 10,17-24 Đức Mẹ Mân Côi - Lễ nhớ (Tr) St 3,9-15.20 (hoặc Gl 4,4-7) / Lc
1,26-38 |
08 |
24 |
X/Tr |
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN Is 5,1-7 / Pl 4,6-9 / Mt 21,33-43 Được kính trọng thể lễ Đức Mẹ Mân
Côi (Tr) St 3,9-15.20/ Rm 5,12.17-19 / Lc
1,26-38 Thánh Vịnh Tuần III |
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Con người cộng tác vào sự quan phòng của Thiên Chúa thế
nào?
T. Con người cộng tác vào sự
quan phòng của Thiên Chúa qua hành động, kinh nguyện và sự đau khổ. (GLHT,53)
CHIA
SẺ
Đối với con
người, Thiên Chúa ban cho họ dư đầy khả năng để tham dự một cách tự do vào sự
quan phòng của Ngài khi trao cho họ trách nhiệm làm chủ trái đất và thống trị
nó (x.St 1,26-28). Theo thánh ý Chúa, nhiều khi con người tham gia vào kế hoạch
của Thiên Chúa bằng hành động, bằng kinh nguyện và cả bằng các đau khổ của mình
(Cl 1,24). Như vậy, họ trở thành “những
cộng sự viên của Thiên Chúa” (1Cr 3,9)
và của Nước Ngài cách trọn vẹn. (Cl 4,11) (GLHTCG,306-307)
Nói cách
khác, Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, hành động trong và qua các
nguyên nhân đệ nhị: “Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như
hành động của anh em do lòng yêu thương của Ngài” (Pl 2,13). Điều này không giảm bớt phẩm giá của thụ tạo, nhưng còn nâng
nó lên. Tuy nhiên, chúng không thể làm gì được nếu bị cắt khỏi nguồn gốc của
mình, “vì không có Đấng Tạo Hóa, thụ tạo sẽ tan biến”; thụ tạo
lại càng không thể đạt tới cùng đích tối hậu của mình nếu không có sự trợ giúp
của ân sủng (x.Mt
19,26; Ga 15,5; Pl 4,13). (GLHTCG,308)
Con người
có thể từ chối ý muốn của Chúa. Nhưng nếu họ trở thành dụng cụ của tình yêu
Chúa thì tốt hơn cho họ. Mẹ Têrêxa nói rằng: “Tôi chỉ là cái bút chì
nhỏ trong tay Chúa. Mong ước Chúa luôn luôn có thể viết hoặc vẽ những gì Ngài
muốn, và ở những chỗ Ngài muốn”. Vậy dù Chúa có hoạt động với ta hoặc
nhờ ta, thì ta không bao giờ được lẫn lộn tư tưởng riêng của ta, chương trình
và hành động riêng của ta với hoạt động của Chúa. Chúa không cần việc làm của
ta. Dù ta không làm thì Chúa cũng không chịu thất bại. (Youcat,50)
09 |
25 |
X |
Thứ Hai Gn 1,1-2,2.11 / Lc 10,25-37 Thánh Điônysiô, Giám mục, và các
bạn, Tử đạo (Đ) - Thánh Gioan Lêônarđô, Linh mục (Tr) |
10 |
26 |
X |
Thứ Ba Gn 3,1-10 / Lc 10,38-42 |
11 |
27 |
X |
Thứ Tư Gn 4,1-11 / Lc 11,1-4 Thánh Gioan XXIII, Giáo hoàng
(Tr) |
12 |
28 |
X |
Thứ Năm Ml 3,13- 4,2a (Ml 3,13-20b) / Lc
11,5-13 |
13 |
29 |
X |
Thứ Sáu Ge 1,13-15;2,1-2 / Lc 11,15-26 |
14 |
30 |
X |
Thứ Bảy Ge 4,12-21 / Lc 11,27-28 Thánh Callistô I, Giáo hoàng, Tử
đạo (Đ) |
15 |
01/09 |
X |
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN Is 25,6-10a / Pl 4,12-14.19-20 /
Mt 22,1-10 (hoặc Mt 22,1-14) Không cử hành lễ Thánh Têrêxa
Giêsu, Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (Tr) Thánh Vịnh Tuần IV |
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Nếu Thiên Chúa toàn năng và quan phòng thì sao lại có sự
dữ?
T. Niềm tin Kitô giáo giúp chúng
ta hiểu rằng Thiên Chúa không tạo nên sự dữ, nhưng đã làm sáng tỏ huyền nhiệm
này nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi là nguồn gốc của mọi sự
dữ. (GLHT,54)
CHIA
SẺ
Thiên Chúa
không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ, dù trực tiếp hay gián tiếp. Chính tội
lỗi của con người là nguồn gốc của tất cả những sự dữ khác.
Vậy tại sao
Thiên Chúa lại không tạo dựng một trần gian thật hoàn hảo đến nỗi không thể có
một sự dữ nào trong đó?
Thưa, theo
quyền năng vô biên của Ngài, Thiên Chúa có thể làm được như thế chứ. Nhưng theo
sự khôn ngoan và lòng nhân hậu vô biên của Ngài, Thiên Chúa đã tự ý muốn dựng
nên một trần gian “trong tình trạng lên đường” hướng về sự
hoàn hảo cuối cùng của nó. Trong quá trình này, có những vật này xuất hiện, vật
khác biến đi, có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và cũng có tàn
phá trong thiên nhiên.
Vậy vấn đề
không phải là: “Làm sao có thể tin được là Thiên Chúa tốt lành đang
khi có biết bao sự dữ như vậy?”, nhưng là: “ Làm sao con người có
trái tim và lý trí lại có thể đành chịu sống trong thế giới như vậy, nếu không
có Thiên Chúa?” Cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu chứng tỏ cho
ta rằng sự dữ không có tiếng nói đầu tiên và nó sẽ không có tiếng nói cuối
cùng (nghĩa là nó không phải tuyệt đối mà còn có cái khác nữa).
Bởi vì Thiên Chúa làm cho từ sự dữ xấu xa nhất nảy sinh ra sự tốt lành tuyệt
đối. Kitô hữu tin rằng đến ngày phán xét chung, Thiên Chúa sẽ chấm dứt mọi bất
công, sự dữ không còn nữa và đau khổ sẽ chấm dứt. (Youcat,51) Đức
tin giúp chúng ta xác tín rằng, Thiên Chúa đã không cho phép sự dữ xuất hiện,
nếu Ngài không làm phát sinh điều thiện hảo từ chính sự dữ đó, bằng những đường
lối mà chúng ta chỉ biết được trọn vẹn trong đời sống vĩnh cửu. (GLHTCG,324)
16 |
02 |
X |
Thứ Hai Rm 1,1-7 / Lc 11,29-32 Thánh Hedviges, Nữ tu (Tr) -
Thánh Margarita Alacoque, Trinh nữ (Tr) |
17 |
03 |
Đ |
Thứ Ba Thánh Ignatiô Antiôkia, Giám mục,
Tử đạo Lễ nhớ Rm 1,16-25 / Lc 11,37-41 |
18 |
04 |
Đ |
Thứ Tư Thánh Luca, Tác Giả Sách Tin Mừng Lễ kính 2Tm 4,9-17a (2Tm 4,10-17b) / Lc
10,1-9 Thánh Vịnh Riêng |
19 |
05 |
X |
Thứ Năm Rm 3,21-30a / Lc 11,47-54 Thánh Gioan Brêbeuf, Linh mục -
Thánh Isaac Jôgues, Linh mục và Các Bạn Tử đạo (Đ) - Thánh Phaolô Thánh Giá,
Linh mục (Tr) |
20 |
06 |
X |
Thứ Sáu Rm 4,1-8 / Lc 12,1-7 |
21 |
07 |
X |
Thứ Bảy Rm 4,13.16-18 / Lc 12,8-12 |
22 |
08 |
X/Tr |
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN Is 45,1.4-6 / 1Tx 1,1-5b / Mt
22,15-21 Chúa Nhật Truyền Giáo (Tr) Được cử hành thánh lễ cầu cho
việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Is 60,1-6 / 1Tm 2,1-8 (hoặc Cv
1,3-8) Mc 16,15-20 (hoặc Mt 28,16-20, Lc
24,44-53) Góp quỹ Truyền giáo của Toà Thánh Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng
(Tr) Bổn mạng giới trẻ Gp
Long Xuyên Thánh Vịnh Tuần I |
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Vì sao Thiên Chúa lại để cho sự dữ xảy ra?
T. Vì Thiên Chúa muốn tôn trọng
tự do mà Ngài đã ban cho con người, và vì Ngài có thể làm phát sinh sự lành từ
chính sự dữ. (GLHT,55)
CHIA
SẺ
- Thiên
Chúa không bao giờ, dù trực tiếp hay gián tiếp, là nguyên nhân của sự dữ luân
lý. Tuy nhiên, Ngài cho phép điều đó, vì tôn trọng sự tự do của thụ tạo, và một
cách bí nhiệm, Ngài biết từ sự dữ dẫn đưa tới điều thiện hảo. (Thánh
Augustinô)
- Từ sự dữ
lớn nhất mà người ta phạm là việc khước từ và giết chết Con Thiên Chúa. Đó là
do tội lỗi của tất cả mọi người gây nên, nhưng Thiên Chúa đã đưa tới điều thiện
hảo cao trọng nhất, nhờ ân sủng chứa chan của Ngài.
-
“Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài” (Rm 8,28). Chứng từ của các
Thánh không ngừng củng cố chân lý này.
+ Ngay
trước khi chịu tử đạo, Thánh Tôma More an ủi con gái mình: “Không có
gì xảy ra mà không do Thiên Chúa muốn. Và bất cứ điều gì Ngài muốn, thì dù đối
với chúng ta có vẻ là sự dữ, nhưng thật ra đó là điều thiện hảo nhất”.
+ Bà
Giuliana Norwich viết: “Nhờ ơn Chúa, tôi đã được dạy phải vững vàng
gắn bó với đức tin…và tin một cách mạnh mẽ rằng mọi sự sẽ tốt đẹp…Chính bạn sẽ
thấy là mọi sự sẽ tốt đẹp”.
- Chúng ta
tin vững vàng rằng Thiên Chúa là Chúa của trần gian và của lịch sử. Nhưng
thường chúng ta lại không biết được đường lối quan phòng của Ngài. Chỉ khi nào
tới hồi chung cuộc, chúng ta sẽ hiểu biết trọn vẹn các đường lối này, mà qua
đó, kể cả những thảm kịch của sự dữ và tội lỗi, Thiên Chúa đã đưa công trình
tạo dựng của Ngài tới hồi viên mãn. Đó là “một trời mới, đất mới”.
23 |
09 |
X |
Thứ Hai Rm 4,20-25 / Lc 12,13-21 Thánh Gioan Capestranô, Linh mục
(Tr) |
24 |
10 |
X |
Thứ Ba Rm 5,12.15b.17-19.20b-21 / Lc
12,35-38 Thánh Antôn Maria Claret, Giám
mục (Tr) |
25 |
11 |
X |
Thứ Tư Rm 6,12-18 / Lc 12,39-48 |
26 |
12 |
X |
Thứ Năm Rm 6,19-23 / Lc 12,49-53 |
27 |
13 |
X |
Thứ Sáu Rm 7,18-25a / Lc 12,54-59 |
28 |
14 |
Đ |
Thứ Bảy Thánh Simon và Giuđa, Tông Đồ Lễ Kính Ep 2,19-22 / Lc 6,12-19 Thánh Vịnh Riêng |
29 |
15 |
X |
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN Xh 22,21-27 / 1Tx 1,5c-10 / Mt
22,34-40 Thánh Vịnh Tuần II |
GIÁO
LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Thiên Chúa tạo dựng những gì?
T. Thiên Chúa tạo dựng trời và
đất, muôn vật hữu hình và vô hình. (GLHT,56)
CHIA
SẺ
Trong Thánh
Kinh, kiểu nói “trời đất” có nghĩa là tất cả những gì hiện
hữu, là toàn bộ công trình tạo dựng. Kiểu nói này cũng nêu lên mối liên hệ vừa
kết hợp, vừa phân biệt trời với đất: “Đất” là thế giới của
con người. (Tv 115,16) “Trời” hoặc “các
tầng trời” có thể chỉ bầu trời, nhưng cũng có thể chỉ “nơi” riêng
của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, Đấng “ngự trên trời” (Mt 5,16); và
do đó, “trời” cũng chỉ vinh quang cánh chung. Sau hết, “trời” chỉ “nơi” của
các thụ tạo thiêng liêng, tức là các thiên thần, là những vị hầu cận thiên
Chúa. (GLHTCG,326)
Trời không
phải là một nơi nhất định nào đó trong vũ trụ. Trời là một tình trạng trong
cuộc sống mai sau. Trời là nơi có cuộc sống mãnh liệt nhất, hạnh phúc nhất, một
cuộc sống không thể có được ở trần gian. Khi nhờ ơn Chúa giúp, ta được về trời,
ta chờ đợi ở đó “điều mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng
chưa hề cảm biết, tất cả những gì Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Ngài” (1Cr 2,9). (Youcat,52)
Bản tuyên
xưng đức tin của Công đồng Latêranô IV khẳng định: Thiên Chúa “ngay
vào lúc khởi đầu thời gian, đã cùng một lúc tạo dựng từ hư vô cả hai loài thụ
tạo, thiêng liêng và vật chất, nghĩa là thiên thần và trần gian, và sau cùng là
con người, được tạo dựng vừa tinh thần vừa thể xác”.
30 |
16 |
X |
Thứ Hai Rm 8,12-17 / Lc 13,10-17 |
31 |
17 |
X |
Thứ Ba Rm 8,18-25 / Lc 13,18-21 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét