BỔN
ĐỒNG ẤU
BỔN ĐỒNG ẤU
Lời đầu: Sách
Bổn đồng ấu (nhỏ và xưa, in quãng năm 1945) chứa đựng những giáo lý Công giáo
rất căn bản (basic Catholic catechism) cần cho người Công giáo. Sách đã được
dùng dạy đạo cho không biết bao nhiêu người trẻ thuộc địa phận Bùi chu, miền
Bắc. Nhờ những kiến thức đơn giản này, họ xưng tội, Rước lễ, lãnh phép Thêm sức
và sống đạo rất tốt lành, thời bình cũng như thời chiến. Ngày nay, sách không
còn phổ biến, nhưng, nhớ lại kỷ niệm xưa, chúng tôi lưu trữ như một tài liệu qúy.
Cám ơn M. Đoàn Hương đã đánh máy tập sách này. Linh mục. Đoàn Quang, CMC.
2/2011
ĐAMINH HỒ NGỌC CẨN
Giám mục
BỔN ĐỒNG ẤU Giúp trẻ em
Dọn mình xưng tội Rước lễ vỡ loøng.
Imprimatur
Saigon, 12-5-1955
P. M. PHẠM NGỌC CHI
Giám Mục
TỰA
Trẻ em vừa
có trí khôn chừng 7, 8 tuổi thì đã biết phân biệt lành dữ ít nhiều, cho nên nó
cũng biết làm lành lánh dữ, nếu nó làm dữ, thì khốn cho nó là dường nào! Đức Chúa Trời là Đấng hay thương xót kẻ có
tội, chẳng muốn cho nó phải chết mãi, thì lẽ nào Người đành để cho những lũ trẻ
con ấy phải khốn nạn đời đời sao? Nhưng
cho chúng được khỏi thì cần ta phải dạy bảo nó làm lành lánh dữ và biết những
phương pháp giúp cho được lánh dữ làm lành.
Vì vậy
những kẻ có phận sự lo cho các trẻ em nếu lấy làm thị thường mà để nó hư mất
thì mình rỗi linh hồn được sao? Kìa biết
mấy đứa trẻ con nhà có đạo biết chửi bới người ta, biết gian tà trộm cắp, biết
nói dối nói hành, biết nói thô tục…
Nhưng khốn thay! Phạm tội đã hay
mà xưng tội chưa biết! Việc đời đã thông
thạo, mà lẽ đạo còn u mê! Những trẻ con
thế ấy rồi chết mà mất linh hồn lỗi tại ai?
Vậy hỡi
những kẻ làm mẹ làm cha hãy nhớ lời “tội gia qui trưởng”, hỡi những đấng chăn
chiên chớ quên câu “Non pavisti occidisti”.("Nếu không cho kẻ nghèo đói ăn
là ngươi giết chết nó. Lời thánh Ambrosiô)
Vì thương
hại những lũ trẻ con ấy, có kẻ không lo dậy dỗ, có kẻ dậy dỗ không biết
đàng. Điều cần kíp không dạy, lại dạy
những điều cao quá, mình đã mất thì giờ nó lại còn ngu ngơ dốt nát. Vì vậy nay Thầy dọn sách Bổn Đồng Ấu này để
cho trẻ 7, 8 tuổi học trước khi xưng tội rước lễ vỡ lòng, trẻ nào chưa thuộc
hoặc ít nữa là chưa biết những điều dạy trong sách bé mọn này, thì chưa đáng
rước lễ.
Thầy buộc
riêng cho các linh mục trong địa phận ta, từ rày phải dạy trẻ con học sách này
trước khi xưng tội vỡ lòng, và mỗi năm ít là hai kỳ phải cứ theo sách này mà
dạy trẻ con dọn mình xưng tội rước lễ vỡ lòng.
Khi các Thày dạy rồi mà trình cha để cho xưng tội, thì cha phải khảo lại
từng trẻ hoặc có biết đủ điều chăng. Nếu
chưa biết đủ thì bảo thày dạy thêm đã.
Học sách này rồi sau thì mới học sách Thánh giáo Thuyết minh, để dọn
mình rước lễ trọng thể (gọi là rước lễ bao đồng).
ĐAMINH HỒ NGỌC CẨN
Giám mục
THIÊN THỨ I
MỘT CHÚA BA NGÔI
1. HỎI: Có mấy Đức Chúa
Trời?
THƯA: Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
2. H. Đức Chúa Trời có mấy
ngôi?
T: Có ba ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha,
Ngôi thứ hai là Con,
Ngôi thứ ba là Thánh
Thần.
3. H: Ngôi thứ Nhất có phải
là Đức Chúa Trời chăng?
T: Phải.
4. H: Ngôi thứ Hai có phải
là Đức Chúa Trời chăng?
T: Phải.
5. H: Ngôi thứ Ba có phải là
Đức Chúa Trời chăng?
T: Phải.
6. H: Vậy thì ba Đức Chúa
Trời sao?
T: Không, vì Ba Ngôi cũng có một tính một phép, cho nên
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời mà thôi.
7. H: Ba Ngôi, Ngôi nào lớn
hơn?
T: Ba Ngôi bằng nhau, không ngôi nào lớn hơn.
8. H: Vì sao Ba Ngôi cũng
bằng nhau?
T: Vì Ba Ngôi cũng hằng có đời đời và cũng trọn tốt trọn
lành vô cùng.
9. H: Đức Chúa Trời ở đâu?
T: Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi.
10. H: Đức Chúa Trời ở khắp
mọi nơi sao ta không thấy?
T: Vì Người là tính thiêng liêng nên ta không
thấy.
11. H: Ta không thấy Người mà
Người thấy ta chăng?
T: Người thấy rõ ràng dù những sự kín trong lòng
ta Người cũng thấy, cũng biết hết.
12. H: Ai dựng nên trời đất
muôn vật?
T: Đức Chúa Trời đã dựng nên trời đất muôn vật.
THIÊN THỨ II
THIÊN THẦN VÀ NGƯỜI TA
13. H: Trong các loài Chúa đã
dựng nên thì loài nào trọng hơn?
T: Loài Thiên Thần và loài người ta.
14. H: Thiên Thần là loài
nào?
T: Thiên Thần là một loài thiêng liêng Chúa đã
dựng nên để chầu chực phụng sự Người.
15. H: Các Thiên Thần bây giờ
ở đâu?
T: Các Đấng ấy đang hưởng phúc trên Thiên đàng.
16. H: Các Thiên Thần có được
hưởng phúc Thiên đàng hết thảy chăng?
T: Chẳng được hết, vì có một phần nghe theo bè
thần Luxiphe phạm tội kiêu ngạo, nên Đức Chúa Trời đã phạt xuống hỏa ngục.
17. H: Các thần ngụy ấy gọi
là làm sao?
T: Gọi là ma quỉ.
18. H: Thiên thần có giúp người ta chăng?
T: Có, mỗi người có một Thiên thần giữ mình gọi là
Thiên thần bản mạnh.
19. H: Ma quỉ làm gì cho ta?
T: Nó chỉ cám dỗ ta phạm tội và muốn làm hại ta mà
thôi.
20. H: Loài người ta là loài
nào?
T: Loài người ta là loài có linh hồn và xác.
21. H: Linh hồn ta có phải
chết chăng?
T: Linh hồn ta thiêng liêng chẳng hề chết được.
22. H: Tổ tông loài người ta
là ai?
T: Tổ tông loài người ta là ông Adong và bà Evà.
23. H: Tổ tông ta đã phạm tội
gì trước hết?
T: Phạm tội ăn quả Chúa cấm.
24. H: Tội ấy có truyền lại
cho ta chăng?
T: Có, và ta gọi tội ấy là tội Tổ tông.
THIÊN THỨ III
NGÔI THỨ HAI RA ĐỜI
25. H: Trong Ba Ngôi, có ngôi
nào ra đời?
T: Ngôi thứ hai ra đời.
26. H: Ra đời nghĩa là làm
sao?
T: Ra đời: nghĩa là Chúa mặc lấy tính loài người
có linh hồn và xác như ta.
27. H: Vậy thì Ngôi thứ Hai
ra đời có mấy tính?
T: Có hai tính, một là tính Đức Chúa Trời, hai là tính
loài người ta.
28. H: Ngôi thứ Hai ra đời
sinh ra bởi ai?
T: Bởi Đức Bà Maria đồng trinh.
29. H: Ngôi thứ Hai ra đời
đặt tên là gì?
T: Đặt tên là Giêsu, nghĩa là Đấng Cứu Thế.
30. H: Ngôi thứ Hai ra đời
làm gì?
T: Ngôi thứ Hai ra đời mà chuộc tội cho thiên hạ.
31. H: Đức Chúa Giêsu làm gì
mà chuộc tội cho thiên hạ?
T: Người chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá mà
chuộc tội cho thiên hạ.
32. H: Người chết rồi có sống
lại chăng?
T: Người chết rồi không đủ ba ngày thì Người sống
lại.
33. H: Bây giờ Đức Chúa Giêsu
ở đâu?
T: Người ở trên trời và trong phép Mình Thánh.
34. H: Đến sau Đức Chúa Giêsu
có xuống thế nữa chăng?
T: Đến ngày tận thế, thì Người lại xuống mà phán
xét chung cả loài người ta.
THIÊN THỨ IV
BỐN SỰ SAU
35. H: Bốn sự sau là những sự
gì?
T: Bốn sự sau là chết, sự phán xét, thiên đàng và
hỏa ngục.
36. H: Ta có phải chết chăng?
T: Mọi người bất kỳ ai cũng phải chết một lần.
37. H: Khi ta chết thì linh
hồn ta có chết chăng?
T: Khi ta chết thì xác chết mà thôi, linh hồn
không chết được.
38. H: Vậy khi ấy linh hồn đi
đâu?
T: Linh hồn đến trước tòa Đức Chúa Giêsu mà chịu phán
xét.
39. H: Chúa phán xét về những
sự gì?
T: Phán xét về mọi việc lành việc dữ ta đã lo, đã
nói, đã làm.
40. H: Phán xét rồi linh hồn
đi đâu?
T: Hoặc lên thiên đàng, hoặc xuống hỏa ngục hay là
vào lửa luyện tội.
41. H: Ai được lên thiên
đàng?
T: Những kẻ chẳng hề phạm tội gì trọng hay là đã
phạm mà đã ăn năn cùng xưng tội nên.
42. H: Ai phải vào lửa luyện
tội?
T: Những kẻ có tội nhẹ hay là đền vì tội chưa đủ.
43. H: Những kẻ ở trong luyện
tội khi nào được lên Thiên đàng?
T: Khi đền tội đủ rồi thì Chúa cho lên Thiên đàng.
44. H: Những ai phải sa hỏa
ngục?
T: Những kẻ chẳng thờ phượng Đức Chúa Trời và
những người có đạo còn mắc tội trọng mà chết.
45. H: Kẻ ở trên thiên đàng
có khi nào phải loại ra chăng?
T: Chẳng hề khi nào phải
loại ra.
46. H: Những kẻ ở trong hỏa
ngục có khi nào trông ra khỏi đấy chăng?
T: Phải ở đấy đời đời kiếp kiếp chẳng hề ra được.
47. H: Vậy thì phải làm gì
cho khỏi sa hỏa ngục?
T: Phải giữ đạo Chúa cho nên và xa lánh mọi tội
lỗi.
48. H: Tội là gì?
T: Tội là sự lỗi điều răn Đức Chúa Trời cùng lề
luật Hội Thánh.
49. H: Tội trọng là gì?
T: Tội trọng là khi sai lỗi trong điều trọng.
50. H: Tội nhẹ là làm sao?
T: Tội nhẹ là khi sai lỗi trong điều nhẹ.
THIÊN THỨ V
PHÉP RỬA TỘI và PHÉP GIẢI
TỘI
51. H: Có mấy phép Bí tích?
T: Có bảy Phép Bí tích:
Moät là Phép Rửa tội,
Hai là Phép Thêm sức,
Ba là Phép Giải tội,
Boán là Phép Mình Thánh Chúa,
Naêm là Phép Xức Dầu Thánh,
Saùu là Phép Truyền chức
Thánh,
Baûy là Phép Hôn phối.
52. H: Phép Bí tích nào Chúa lập để mà tha tội?
T: Phép Rửa tội và phép Giải tội.
53. H: Phép Rửa tội để tha
tội nào?
T: Phép Rửa tội thường để tha tội Tổ tông.
54. H: Phép Giải tội để tha
tội nào?
T: Phép Giải tội để tha những tội riêng ta đã
phạm.
55. H: Phải làm gì cho được chịu phép Giải tội?
T: Phải đi xưng tội.
56. H: Trước khi vào Tòa xưng
tội phải làm gì?
T: Phải xét mình cho rõ đã.
57. H: Xét mình nghĩa là làm
sao?
T: Xét mình nghĩa là nhớ lại cho biết bấy lâu mình
đã phạm những tội gì.
58. H: Phải xét cách nào cho
được nhớ lại những tội ấy?
T: Phải xét theo mười điều răn Đức Chúa Trời cùng
sáu luật điều Hội thánh và bảy mối tội đầu.
59. H: Có cách nào tiện hơn
mà xét mình chăng?
T: Có bản xét mình, cứ theo đấy mà xét thì dễ hơn.
60. H: Trước khi xét mình
phải làm gì?
T: Phải quì gối đọc ít kinh, xin Chúa cùng Đức Mẹ
soi sáng giúp sức cho ta được xét mình, ăn năn cùng xưng tội cho nên.
61. H: Xét mình rõ rồi thì phải làm gì?
T: Phải giục lòng ăn năn tội.
62. H: Ăn năn tội là làm sao?
T: Là thật lòng lo buồn trách mình vì đã phạm tội
mất lòng Chúa và dốc lòng chừa cải.
63. H: Dốc lòng chừa cải là
làm sao?
T: Là quyết chí từ nay về
sau không còn dám phạm tội nữa.
64. H: Khi đã ăn năn tội cùng
dốc lòng rồi thì làm sao?
T: Đọc kinh cáo mình, rồi vào tòa mà xưng tội.
KINH CÁO MÌNH (mới)
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh
chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều
thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi
xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em,
khẩn cầu cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta.
65. H: Vào trong tòa trước
hết phải làm gì?
T: Trước hết nói rằng: Thưa Cha, con là kẻ có tội,
xin cha làm phép giải tội cho con:
66. H: Khi đã làm như vậy
rồi, thì làm gì?
T: Quì thẳng lên hay đứng mà xưng tội.
67. H: Phải xưng tội làm sao?
T: Phải xưng cho rõ ràng, ngay thật.
68. H: Xưng cho ngay thật là
làm sao?
T: Là phải xưng hết các tội mình đã xét, chớ dấu
tội nào.
69. H: Kẻ có ý giấu một tội
thì sao?
T: Nếu giấu một tội trọng, thì là phạm sự thánh.
70. H: Phạm sự thánh là tội
làm sao?
T: Là tội rất nặng nề vì đã làm hư phép Bí Tích.
71. H: Các tội xưng lần ấy
thì làm sao?
T: Các tội ấy chẳng được tha, cho nên sau phải
xưng lại.
72. H: Khi đã xưng tội xong
thì làm gì?
T: Phải thưa rằng:
Thưa cha, ấy là bấy nhiêu, đoạn cứ nghe cha răn bảo.
73. H: Cha răn bảo rồi, thì
làm gì?
T: Cha răn bảo rồi thì cúi mình xuống đọc kinh ăn
năn tội mà chịu phép Giải tội.
74. H: Đọc kinh ăn năn tội
rồi thì làm gì?
T: Quỳ lên nghe Cha bảo, nếu cha không bảo gì nữa
thì chào cha mà ra.
75. H: Ra ngoài tòa rồi thì
làm gì?
T: Phải đọc kinh đền tội.
76. H: Nếu việc đền tội không
làm được bấy giờ thì sao?
T: Phải làm theo như ý cha giải tội chỉ.
THIÊN THỨ VI
PHÉP MÌNH THÁNH CHÚA
77. H: Phép Mình Thánh là gì?
T: Là phép Mình Thánh, Máu Thánh cùng linh hồn Đức
Chúa Giêsu và tính Đức Chúa Trời ở trong hình bánh hình rượu.
78. H: Vậy khi rước lễ thì
rước gì?
T: Rước Đức Chúa Giêsu vốn tính Đức Chúa Trời cùng
tính loài người ta.
79. H: Có rước bánh chăng?
T: Không,
vì bánh đã trở nên Mình Thánh, Máu Thánh Đức Chúa Giêsu rồi.
80. H: Vậy thì cái gì tròn
tròn ta xem thấy đấy?
T: Đấy là hình dạng bánh bề ngoài mà thôi, chứ
bánh thì không còn nữa.
81. H: Ai muốn rước lễ thì
phải làm sao?
T: Phải dọn linh hồn và xác.
82. H: Dọn linh hồn là làm
sao?
T: Là phải cho sạch các tội trọng.
83. H: Kẻ biết mình còn mắc
tội trọng mà đi rước lễ thì sao?
T: Kẻ ấy phạm tội rất nặng vì là phạm sự thánh.
84. H: Dọn xác là làm sao?
T: Là phải giữ lòng chay: kiêng ăn một giờ trước khi rước lễ, trừ ra
nước lã.
85. H: Còn phải dọn mình thế
nào nữa không?
T: Còn phải cầm lòng cầm trí đọc kinh dọn mình
trước khi vào rước lễ.
86. H: Khi vào rước lễ thì
làm sao?
T: Phải đi nghiêm trang nết na, khi quỳ khi ra
cũng vậy.
87. H: Khi rước lễ ra thì làm
gì?
T: Phải cầm lòng cầm trí mà cám ơn đừng trông
ngang trông ngửa.
88. H: Trong lúc cám ơn phải làm gì?
T: Phải làm ba sự này:
*Một là tạ ơn
Chúa đã ngự vào lòng con,
*Hai là phó dâng linh hồn và xác cho Chúa,
*Ba là cầu khẩn cùng Chúa ban ơn giúp sức cho
con về phần linh hồn và phần xác nữa.
89. H: Phải cầu nguyện cho kẻ khác chăng?
T: Cũng phải cầu cho cha mẹ, bà con, cho Hội
thánh, cho Địa phận, cùng cho mọi kẻ sống và kẻ chết.
90. H: Có nên rước lễ nhiều
ngày chăng?
T: Nên lắm, miễn là dọn mình cho hẳn hoi như đã
dạy.
THIÊN THỨ VII
PHÉP THÊM SỨC
(Trẻ em dọn mình chịu
phép Thêm sức phải học thiên này)
91. H: Phép Thêm sức là phép
nào?
T: Là phép Đức Chúa Giêsu đã lập cho ta được chịu
Đức Chúa Thánh Thần và được đầy dẫy mọi ơn Người cho mạnh đạo.
92. H: Kẻ chịu phép Thêm sức thì
được những ơn gì?
T: Được bảy ơn trọng này, quen gọi là bảy ơn Đức
Chúa Thánh Thần.
93. H: Ơn thứ nhất là làm sao?
T: Ơn thứ nhất là ơn khôn ngoan, làm cho ta bỏ mọi
sự thế gian mà yêu mến một Đức Chúa Trời.
94. H: Ơn thứ hai là làm sao?
T: Ơn thứ hai là ơn thông minh, làm cho ta dễ hiểu
sự mầu nhiệm đạo thánh Chúa.
95. H: Ơn thứ ba là làm sao?
T: Ơn thứ ba là ơn biết lo liệu, chọn sự lành,
lánh sự dữ.
96. H: Ơn thứ bốn là làm sao?
T: Ơn thứ bốn là ơn sức mạnh, làm cho sẵn lòng
chịu khó cho được rỗi linh hồn.
97. H: Ơn thứ năm là làm sao?
T: Ơn thứ năm là ơn hay suy biết mà dùng sự đời
này cho nên.
98. H: Ơn thứ sáu là làm sao?
T: Ơn thứ sáu là ơn nhân đức, làm cho ta hứng vui
yêu thích việc thờ phượng Chúa.
99. H: Ơn thứ bảy là làm sao?
T: Ơn thứ bảy là ơn kính sợ Đức Chúa Trời làm cho
ta xa lánh những sự mất lòng Chúa.
100. H: Ai muốn chịu phép Thêm
sức thì phải làm sao?
T: Trước hết phải học cho biết những điều chính
phải tin trong đạo.
101. H: Phải dọn mình làm sao?
T: Phải cho sạch mọi tội trọng, vậy nếu biết mình
còn có tội trọng thì phải đi xưng tội đã.
102. H: Phải có kẻ cầm đầu
chăng?
T: Phải có kẻ cầm đầu như khi chịu phép Rửa tội.
103. H: Được chịu phép thêm
sức mấy lần?
T: Được một lần mà thôi cũng như phép Rửa tội.
THIÊN THỨ VIII
PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI GIÁO
HỮU
104. H: Người giáo hữu phải làm gì?
T: Phải thờ phượng Chúa và vâng giữ điều răn Người
cho trọn.
105. H: Phải giữ điều răn nào
nữa chăng?
T: Phải giữ sáu điều răn Hội Thánh nữa.
106. H: Hằng ngày phải làm gì?
T: Hằng ngày sáng tối phải đọc kinh thờ phượng
Chúa và cầu nguyện cùng Chúa ban ơn cho ta.
107. H: Phải kính mến Đức Bà
chăng?
T: Phải kính mến Đức Bà, vì là Mẹ hay thương giúp
chúng ta.
108. H: Phải kính các Thánh
chăng?
T: Cũng phải kính các Thánh nhất là Thánh quan
thày ta.
109. H: Mỗi tuần phải nhớ gì?
T: Phải nhớ ngày Chúa nhật đi xem lễ và kiêng việc
xác.
110. H: Có buộc đi xem lễ ngày
thường chăng?
T: Vốn chẳng buộc, song người giáo hữu hẳn hoi,
thì cũng siêng năng xem lễ ngày thường.
111. H: Trong tuần còn phải có
nhớ gì nữa chăng?
T: Phải nhớ ngày thứ sáu mà kiêng thịt. (Ngày
nay cứ theo sự chỉ dẫn của mỗi giáo phận)
112. H: Hằng năm phải làm gì?
T: Phải xưng tội rước lễ ít là một lần trong mùa
Phục sinh.
BẢN XÉT MÌNH CHO TRẺ CON
I. Thưa Cha con xưng
những tội phạm đến Chúa:
-Con bỏ đọc kinh tối sáng mỗi tuần…lần.
-Con chuyện trò khi đọc kinh xem lễ…
-Con ngủ gật trong buổi đọc kinh xem lễ…
-Con bỏ đọc kinh lần hạt ngày lễ cả, lễ trọng…
-Con bỏ xem lễ ngày lễ cả, ngày lễ trọng…
-Con thề vặt…
-Con kêu tên Chúa vô cớ…
II. Thưa Cha, con xưng những tội phạm đến cha mẹ anh em:
-Con giận hờn cha mẹ con…
-Con nói
lời vô phép với cha mẹ…
-Con không
vâng lời cha mẹ con…
-Con nói
dối cha mẹ con…
-Con ăn
cắp, ăn trộm của cha mẹ…
-Con giận
hờn anh chị con…
-Con nói
lời vô phép với anh chị con…
-Con không
vâng lời anh chị con…
-Con đập
đánh em út con…
III. Thưa Cha, con xưng những tội phạm đến người ta:
-Con giận hờn người ta…
-Con chửi
bới người ta…
-Con nói
hành sự xấu người ta…
-Con bỏ vạ
cho người ta…
-Con đánh
đập người ta…
-Con ăn
cắp, ăn trộm của người ta…
-Con nói
dối người ta…
-Con làm
thiệt hại cho người ta…
-Con muốn
cho người ta bị tai hại…
-Con muốn
ăn cắp của người ta…
IV. Thưa cha, con xưng
những tội phạm đến mình con:
-Con nhìn
xem sự ô uế…
-Con nói
lời tục tĩu…
-Con làm sự
mất nết…
(Khi trẻ con xưng như vậy
thì hỏi nó làm sự mất nết làm sao. Nếu nó nói về một tội gì không phải là tội
về điều răn thứ sáu, thì dạy cho nó biết tội ấy không phải là tội làm sự mất
nết, đừng cắt nghĩa gì hơn nữa)
CÁCH XƯNG TỘI
1/ Xét
mình:
- Đọc kinh
Đức Chúa Thánh Thần, kinh Tin, Cậy, Mến, Lạy Nữ Vương. Cầu nguyện với Chúa và
Đức Mẹ, xin ơn xét mình và xưng tội cho nên.
- Kiểm điểm
lại (trong tháng qua) về những tư tưởng, lời nói, việc làm không tốt, những
thiếu sót bổn phận với Chúa, đối với bản thân và đối với những người xung
quanh, để xin lỗi Chúa. Cần nhớ rõ số tội và số lần đã phạm tội.
2/ Ăn năn
tội và dốc lòng chừa:
- Hối hận về
những lỗi lầm ta đã làm mất lòng Chúa là Cha rất yêu thương ta. Ta quyết tâm,
không dám tái phạm nữa.
- Đọc kinh Ăn
năn tội.
3/ Xưng
tội:
- Nhân danh
Cha.
- Thưa Cha,
con xưng tội ... (tuần).
- Có có tội
(...), ... lần.
- Thưa Cha,
đó là những tội con đã nhớ được, còn những tội quên sót, con cũng muốn xưng tất
cả. Xin Cha tha tội cho con.
- (Thinh
lặng, chú ý nghe việc đền tội, và lời giải tội).
- (Nhân danh
Cha + ...). Amen.
- (Chúc
con về bình an).
- Cám ơn Cha,
xin Cha cầu nguyện cho con.
4/ Đền
tội:
- Làm những
việc Cha giải tội vừa dạy.
- Cám ơn
Chúa, vì đã tha tội. Xin ơn được giữ mình, tránh tội, và tránh tất cả các dịp
tội nữa.
- Về nhà, tự
ý tìm một hai việc thiện việc tốt, để làm thêm mà đền tội.
NHỮNG
KINH QUEN ĐỌC HẰNG NGÀY
01. KINH TRUYỀN TIN
X : Đức Chúa Trời sai
Thánh Thiên Thần truyền tin cho Rất
Thánh Đức Bà Maria.
Đ : Và Rất Thánh Đức Bà
chiu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
* Kính mừng Maria …
X : Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời.
Đ : Tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần
truyền.
* Kính mừng Maria …
X : Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người.
Đ : Và ở cùng chúng tôi.
* Kính mừng Maria …
X : Lạy Rất Rhánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho
chúng con.
Đ : Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
LỜI NGUYỆN :
Lạy Chúa,
chúng con xin Chúa ban ơn xuống trong linh hồn chúng con, là kẻ đã nhờ lời
Thánh Thiên Thần truyền, mà biết thật Chúa Kitô là con Chúa đã xuống thế làm
người, thì xin vì công ơn Chúa chịu nạn chịu chết trên cây Thánh Giá, cho chúng
con ngày sau khi sống lại, được lên nơi
vinh hiển, cũng vì công nghiệp Chúa Kitô là Chúa chúng con. Amen.
02. KINH LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG
(Từ sáng Chúa Nhật Phục Sinh cho đến chiều
ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, thì đứng mà đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên
Đàng thế cho kinh Truyền Tin).
X: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
hãy vui mừng, Al-lê-lu-ia.
Đ : Vì Đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng,
Al-lê-lu-ia.
X : Người đã sống lại thật
như lời đã phán hứa, Al-lê-lu-ia.
Đ : Xin cầu cùng Chúa cho
chúng con, Al-lê-lu-ia.
X : Lạy Đức Nữ Đồng Trinh
Maria, hãy hỉ hoan khoái lạc, Al-lê-lu-ia.
Đ : Vì Chúa đã sống lại
thật, Al-lê-lu-ia.
LỜI NGUYỆN :
Lạy Chúa là
Đấng đã làm cho thiên hạ được vui mừng quá bội, bởi Đức Chúa Giêsu Kitô, là Con
Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại, xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là
Thánh Mẫu Người, nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời
đời: vì công nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
03. KINH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN
Chúng con lạy
ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống
đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa
Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần
xuống.
Sửa lại
mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu
cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các
thánh Tông đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh lại
xuống, an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức
Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
04. KINH TIN
Lạy Chúa con,
con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật
Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người,
chịu nạn chịu chết mà chuộc tôi cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các
điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân
thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen.
05. KINH CẬY
Lạy Chúa con,
con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho
con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên đàng xem thấy mặt Đức
Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng, đã
phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được.
Amen.
06. KINH KÍNH MẾN
Lạy Chúa con,
con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt,
trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con
vậy. Amen.
07. KINH TRƯỚC KHI XÉT MÌNH
Lạy Chúa là
sự sáng linh hồn con, xin soi sáng cho con được biết mọi tội con đã phạm trong
thời gian qua, hoặc lo hoặc nói hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa. Con lại
xin Chúa vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, ban ơn cho con được ăn năn ghét tội
cùng dốc lòng chừa thật. Amen.
08. KINH TIN KÍNH
Tôi tin kính
Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa
Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng
là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi
Bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên
cây Thánh Giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ
chết mà sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau
bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh
Thần, tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công.Tôi tin
phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.
Amen.
09. KINH CÁO MÌNH
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh
chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều
thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy, tôi xin Đức
Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên thần, các Thánh, và anh chị em khẩn cầu
cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.
10. KINH ĂN NĂN TỘI
Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô
cùng, Chúa đã dựng nên con và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con; mà
con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng
chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội
cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
11. KINH LẠY NỮ VƯƠNG
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân
lạy Mẹ. Chúng con con cháu Evà ở chốn
khách đày kêu đến cùng bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà
thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến
sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Giêsu con lòng Bà cùng phước lạ.
Ôi ! Khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
12. KINH CÁM ƠN
Con cám ơn
Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời
đời, mà lại sinh ra con cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che
chở con; lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người chuộc tội chịu chết trên cây
Thánh Giá vì con, lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời cùng chịu nhiều ơn
nhiều phép Hội thánh nữa, và đã cho phần xác con đêm nay (tối thì đọc: ngày hôm
nay) được mọi sự lành.; lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi, ăn năn tội chẳng
kịp. Vậy các Thánh ở trên nước thiên đàng cám ơn Đức Chúa Trời thế nào, thì con
cũng hiệp cùng các Thánh, mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.
13. KINH TRÔNG CẬY
Chúng con
trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện,
trong cơn gian nan thiếu thốn. Đức Nữ
Đồng Trinh hiển vinh sáng láng. - Hằng
chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Lạy rất thánh
Trái Tim Đức Chúa Giêsu, thương xót chúng con.
Lạy Trái Tim
cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria, cầu cho chúng con.
Lạy Ông Thánh
Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, cầu cho chúng con.
Lạy Các Thánh
Tử Đạo nước Việt Nam, cầu cho chúng con.
14. KINH MƯỜI ĐIỀU RĂN
Đạo Đức Chúa
Trời có mười điều răn:
Thứ nhất: Thờ
phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ
kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ
ngày Chúa nhật.
Thứ bốn: Thảo
kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ
giết người.
Thứ sáu: Chớ
làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ
lấy của người.
Thứ tám: Chớ
làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ
muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ
tham của người.
Mười điều răn
ấy tóm về hai điều này mà nhớ: Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi
sự; sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.
15. KINH 5 ĐIỀU RĂN
Năm Điều Răn Hội Thánh (sửa đổi từ Sáu Điều Răn Hội Thánh):
- Thứ nhất: Tham dự Thánh lễ Chúa Nhật cũng như
các ngày lễ buộc, kiêng việc xác và những hoạt động có thể cản trở việc thánh
hóa những ngày đó.
- Thứ hai: Xưng tội ít là mỗi năm một lần.
- Thứ ba: Rước lễ ít là trong mùa Phục Sinh.
- Thứ tư: Kiêng thịt và giữ chay trong những ngày
Hội Thánh quy định.
- Thứ năm: Mỗi người theo khả năng, đóng góp cho
các nhu cầu vật chất của Hội Thánh.
16. KINH BẢY PHÉP BÍ TÍCH
Đạo Đức Chúa
Trời có bảy phép Bí Tích:
Thứ nhất: là
phép Rửa Tội.
Thứ hai: là
phép Thêm Sức.
Thứ ba: là
phép Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn: là
phép Giải Tội.
Thứ năm: là
phép Xức Dầu Thánh.
Thứ sáu: là
phép Truyền Chức Thánh.
Thứ bảy: là
phép Hôn Phối.
17. K. THƯƠNG NGƯỜI CÓ MƯỜI BỐN MÔI
Thương
người có mười bốn mối:
Thương xác bảy mối:
Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn.
Thứ hai: Cho kẻ khát uống.
Thứ ba: Cho kẻ rách rưới ăn
mặc.
Thứ bốn: Viếng kẻ liệt cùng kẻ
tù rạc.
Thứ năm: Cho khách đỗ nhà.
Thứ sáu: Chuộc kẻ làm tôi.
Thứ bảy: Chôn xác kẻ chết.
Thương linh hồn bảy mối:
Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên
người.
Thứ hai: Mở dạy kẻ mê muội.
Thứ ba: Yên ủi kẻ âu lo.
Thứ bốn: Răn bảo kẻ có tội.
Thứ năm: Tha kẻ dể ta.
Thứ sáu: Nhịn kẻ mất lòng ta.
Thứ bảy: Cầu cho kẻ sống và kẻ
chết.
18. KINH CẢI TỘI BẢY MỐI CÓ BẢY ĐỨC
Cải tội
bảy maôí có bảy đức:
Thứ nhất: Khiêm nhường chớ kêu
ngạo.
Thứ hai: Rộng rãi chớ hà tiện.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ chớ mê
dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn
uống.
Thứ sáu: Yêu người chớ ghen
ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức
Chúa Trời chớ làm biếng.
19. KINH TÁM MỐI PHÚC THẬT
Phúc thật
tám mối:
Thứ nhất: Ai có lòng khó khăn ấy
là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ hai: Ai hiền lành, ấy là
phúc thật, vì chưng sẽ được đất ĐCT làm của mình vậy.
Thứ ba: Ai khóc lóc, ấy là phúc
thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy.
Thứ bốn: Ai khao khát nhân đức
trọn lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm: Ai thương xót người, ấy
là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu: Ai giữ lòng sạch sẽ, ấy
là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt ĐCT vậy.
Thứ bảy: Ai làm cho người hoà
thuận, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con ĐCT vậy.
Thứ tám: Ai chịu khốn nạn vì đạo
ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước ĐCT là của mình vậy.
20. DÂNG LỄ MISA
Lạy Trái Tim
Cực Thánh Đức Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim cực sạch Đức Bà Maria mà dâng cho
Trái Tim Chúa, mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong
ngày hôm nay, cho được đền vì tội lỗi con và cầu nguyện theo ý Chúa, khi dâng
mình tế lễ trên bàn thờ. Con lại dâng các sự ấy cho trái tim Chúa có ý cầu
nguyện cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng.
Lạy Chúa, xin
ban cho con được lãnh nhận các ân xá, bởi những việc lành con sẽ làm trong ngày
hôm nay, hoặc những ân xá nào có thể chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục được,
thì xin Chúa cũng ban cho các linh hồn ấy.
Lạy Chúa con,
con xin dâng lễ Misa, các Thầy Cả ở khắp tứ phương thiên hạ làm trong ngày hôm
nay, để Chúa con thương đến các kẻ có tội đang mong sinh thì bây giờ, mà sẽ
chết trong ngày hôm nay, chớ gì Máu Châu Báu Đức Chúa Giêsu là Đấng chuộc tội
làm cho Chúa con thương đến các kẻ ấy.
21. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG 1
Lạy Đức Chúa
Giêsu, con tin thật Chúa (con) ngự trong phép Mình Thánh, con kính mến Chúa
(con) trên hết mọi sự cùng ước ao chịu lấy Chúa (con) trong linh hồn con, song
le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa (con) cho thật được, thì xin
Chúa (con) ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa
(con) ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa (con) cho
trọn, xin Chúa (con) chớ để con lìa bỏ Chúa (con) bao giờ. Amen.
22. KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG 2
Lạy Thánh Tâm
Chúa Giêsu đang ngự thật trong Bí Tích Thánh THể như xưa Chúa đã ngự trong lòng
Đức Mẹ Đồng Trinh, cùng với Mẹ Maria con yêu mến Chúa, con thờ lạy Chúa, và con
khát khao được yêu mến Chúa mỗi ngày một thiết tha và trọn hảo hơn. Giờ đây,
xin Chúa hãy ngự vào lòng con cách thiêng liêng. Xin hãy đốt lên trong con ngọn
lửa tình yêu Chúa, hãy sưởi ấm lòng con, hãy soi sáng trí con. Hãy làm cho con
say mê yêu mến Chúa, khăng khít kết hợp cùng Chúa trong mọi nơi mọi lúc và đừng
bao giờ để con phải lìa xa Chúa. Xin Chúa hãy nên tất cả cho con và hãy làm cho
con được thuộc trọn về Chúa.
Xin Chúa cho
con mỗi ngày càng thêm lòng mến Chúa, yêu người, biệt kính Mẹ Maria, vâng phục
Hội Thánh, thảo mến Đức Thánh Cha và bền đỗ đến cùng trong ơn gọi của mình. Xin
Chúa cho các linh hồn nơi luyện tội về hưởng Nhan Thánh Chúa và cho mọi người
đang sống trên trần gian nhận biết, yêu mến và phụng sự Chúa để tìm được ý
nghĩa đích thực cho cuộc sống hiện tại và hạnh phúc vô cùng đời sau. Amen
23. DỌN MÌNH RƯỚC LỄ
Lạy Chúa
Giêsu, con tin Chúa đang ngự thật trong tấm bánh nhỏ trên bàn thờ. Chúa là
Thiên Chúa thật và là người thật, đã trở nên lương thực nuôi sống chúng con
trên đường về quê trời. Chúa muốn ở lại
trong con, và con cũng ước ao rước Chúa vào lòng, để được ở lại trong Chúa. Xin
Chúa tẩy sạch quả tim con, để con nên trong trắng. Xin Chúa mở rộng tâm hồn
con, để con đừng từ chối Chúa sự gì. Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa lắm, xin
Chúa mau đến với con. Lạy Mẹ Maria, xin giúp con xứng đáng đón rước Chúa Giêsu.
Amen.
24. CÁM ƠN SAU RƯỚC LỄ 1
Lạy Chúa
Giêsu, con tin Chúa đang ngự trong lòng con. Con cung kính thờ lạy Chúa là
Thiên Chúa uy nghi cao cả. Con sung sướng vì Chúa đến thăm con, dù con không
xứng đáng.
Lạy Chúa
Giêsu, xin ở với con mãi mãi, trong suốt cuộc đời con. Xin làm cho con nên
giống Chúa, hiền lành và khiêm nhường, chăm chỉ và bác ái, hiếu thảo và vui
tươi. Xin cho con nhớ rằng: Chúa đang ngự trong con, và con có bổn phận đem
Chúa đến mọi nơi, ở nhà và ở trường, trong khu xóm và ngoài đường phố, để tất
cả những người bạn của con, nhận biết Chúa và sống yêu thương nhau.
Lạy Chúa
Giêsu, con quyết tâm sống theo lời Chúa dạy, để đáp lại tình Chúa yêu con. Có
Chúa, con không sợ hy sinh. Có Chúa, con đủ sức tránh xa mọi tội lỗi và sống
trung thành với Chúa suốt đời con.
Lạy Chúa
Giêsu, con yêu mến Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa biết bao! Amen.
25. K. TRUYỀN GIÁO
Lạy Chúa Cha
nhân từ, Đấng toàn năng hằng hữu, Chúa đã tạo dựng loài người giống hình ảnh
Chúa, và sai Con Chúa xuống thế làm người cứu chuộc chúng con. Xin Chúa thương
đến các dân tộc mà đa số chưa nhận biết Chúa, nhất là dân tộc Việt Nam chúng
con, để tất cả tin nhận Chúa là Chúa tể vạn vật là Cha chung mọi người, hầu
được làm con Chúa và được hiệp thông trong Chúa Thánh Thần, với nhiệm thể Chúa
Kitô.
Lạy Chúa Cứu
Thế rất khoan dung, Chúa đã xuống trần gian để phục vụ nhân loại, chia sẻ đau
khổ với con người, rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành các bệnh tật,
và giải thoát các tội nhân. Chúa đã chết để cứu chúng con được sống, và trước
khi lên Trời Chúa đã truyền dạy: "Hãy đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho
muôn dân" để chinh phục mọi người về với Chúa.
Xin Chúa vì
công nghiệp các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thương đến đất nước chúng con, nhất là
muôn vàn người Việt Nam chưa nhìn biết Chúa, cho họ được nghe giảng Tin Mừng,
được nhập đoàn chiên Chúa, để hưởng ơn cứu độ muôn đời. Lạy Chúa Thánh Thần,
xin canh tân và thánh hóa mọi tín hữu, để trở thành nhân chứng của Chúa Kitô,
nên ánh sáng trần gian, soi nhiều người tìm thấy chân lý. Xin cho dân Chúa
nhiệt thành truyền bá Phúc Âm, tận dụng mọi khả năng giúp việc truyền giáo, cho
nhiều người hiến thân mở rộng Nước Chúa, ra đi hoạt động trong cánh đồng truyền
giáo Việt Nam này.
Lạy Chúa,
Chúa đã chọn Đức Trinh Nữ Maria, là Mẹ Chúa và làm Từ Mẫu chúng con. Xin Chúa
nghe lời Mẹ cầu bầu, ban cho muôn dân mau được đưa về nhận biết chân lý, cho
mọi người Việt Nam sớm tìm được chính lộ, để tôn thờ một Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
20 NGẮM CHUỖI MÂN CÔI
1. NĂM SỰ SÁNG
- Thứ nhất thì ngắm Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại
sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con Thiên Chúa.
- Thứ hai thì ngắm Đức Chúa
Giêsu làm phép lạ tại tiệc cuới Cana. Ta hãy xin cho được noi gương Đức Mẹ mà
vững tin vào Chúa.
- Thứ ba thì ngắm Đức Chúa
Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.
Ta hãy xin cho được tin vào lòng Chúa thương xót và siêng năng lãnh nhận
bí tích giao hoà.
- Thứ bốn thì ngắm Đức Chúa
Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần.
- Thứ năm thì ngắm Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh
Thể. Ta hãy xin cho được sốt sắng tham dự Thánh Lễ và rước Mình Máu Thánh Ngài.
2. NĂM SỰ VUI
- Thứ nhất thì ngắm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà
chịu thai – ta hãy xin cho được ở khiêm nhượng.
- Thứ hai thì ngắm Đức Bà đi viếng bà thánh I-sa-ve
hãy xin cho được lòng yêu người.
- Thứ ba thì ngắm Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi
hang đá – ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
- Thứ bốn thì ngắm Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong
đền thánh – ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
- Thứ năm thì ngắm Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu
trong đền thánh – ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
3. NĂM SỰ THƯƠNG
- Thứ nhất thì ngắm Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi
máu – Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
- Thứ hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn –
Ta hãy xin cho được hãm mình chiu khó bằng lòng.
- Thứ ba thì ngắm Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai
– ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
- Thứ bốn thì ngắm Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh Giá
– Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
- Thứ năm thì ngắm Đức Chúa Giêsu chịu chết trên
cây thánh giá – ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.
4. NĂM SỰ MỪNG
- Thứ nhất thì ngắm Đức Chúa Giêsu sống lại – ta hãy
xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
- Thứ hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời – Ta hãy
xin cho được ái mộ những sự trên trời.
- Thứ ba thì ngắm Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống –
ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
- Thứ bốn thì ngắm Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên
trời - Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
- Thứ năm thì ngắm Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ lên
trời – Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên
đàng.
RÈN
NHÂN CÁCH
Mỗi ngày làm việc tốt,
Không chửi tục, mày tao,
Không vô lễ hỗn hào,
Luôn gọi nhau là bạn.
Không vẽ lên tường vách,
Không xả rác lung tung,
Không phá hại của chung,
Không bẻ bông phá kiểng.
Chuyên cần học giáo lý,
Chăm chỉ đi nhà thờ,
Luôn thảo kính mẹ cha,
Luôn yêu người, mến Chúa.
HỎI VÀ SỐNG PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
I. HỘI THÁNH LÀ MỘT CỘNG ĐOÀN
1. H. Hội Thánh là gì ?
T. Hội Thánh là cộng đoàn Dân Chúa mà Đức
Giêsu đã qui tụ và dẫn dắt dưới sự soi sáng và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, để
tiến về Quê Trời.
2. H. Giáo phận là gì ?
T. Giáo Phận là một phần Dân Chúa được giao
phó cho một Giám mục săn sóc, cùng với sự cộng tác của Linh mục đoàn, để nhờ
Phúc Âm và Thánh Thể, cộng đoàn ấy lập thành Giáo Hội địa phương.
3. H. Giáo phận còn được
gọi là gì ?
T. Giáo phận còn được gọi là “Giáo Hội địa
phương”.
4. H. Giáo xứ là gì ?
T. Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết
lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, mà việc săn sóc mục vụ được ủy
thác cho cha quản xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám mục Giáo phận (GL
515).
III. LỜI NÓI VÀ DÁNG ĐIỆU CỦA
CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU
16. H. Lời tung hô là
những lời nào ?
T. Các lời tung hô trong thánh lễ gồm có :
– Amen : tiếng Do
thái có nghĩa là tán đồng, “Vâng, đúng thế…”.
– Alleluia : tiếng
Do thái có nghĩa là “Chúc tụng Chúa”. Đây là lời tung hô bày tỏ niềm vui mừng
và chiến thắng.
– Hosanna : tiếng
Do thái tạm dịch là “Hoan hô”.
– Tạ ơn Chúa ; Lạy
Chúa, vinh danh Chúa ; Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa: đây là những
lời chúc tụng tạ ơn Chúa.
Những lời này
có thể dưỡng nuôi tâm tình cầu nguyện trong tâm trí ta suốt ngày.
17. H. Những lời đối đáp
là những lời gì ?
T. Là những câu tín hữu đáp lại lời chào và
lời cầu nguyện của vị chủ tế trong suốt buổi cử hành phụng vụ. Các lời đối đáp
diễn tả những ước nguyện và tâm tình của cộng đoàn và mỗi tín hữu.
18. H. Vinh tụng ca là gì
?
T. Vinh tụng ca là công thức để chúc tụng và
tôn vinh Thiên Chúa về những kỳ công của Người. Có nhiều câu chúc tụng như :
– “Nhờ Đức Giêsu Kitô…”
là câu kết thúc lời nguyện, hướng lòng chúng ta về Ba Ngôi Thiên Chúa.
– “Vinh Danh Thiên Chúa
trên các tầng trời…” là thánh thi lễ Giáng Sinh mà chúng ta đọc đầu lễ (trừ Mùa
Vọng, Mùa Chay)
– “Chính nhờ Đức Kitô,
cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô…” là Vinh Tụng Ca long trọng nhất kết thúc
Kinh Tạ Ơn, dành riêng cho vị tư tế.
319. H. Lời cầu là những
lời gì ?
T. Lời cầu là những công thức cầu nguyện ngắn
gọn. Việc lặp đi lặp lại giúp ý cầu nguyện đi sâu vào nội tâm, ví dụ như lời :
“Xin Chúa nhậm lời chúng con”.
20. H. Lời Tuyên Xưng Đức
Tin là gì ?
T. Lời Tuyên Xưng Đức Tin là bản tóm tắt đức
tin và những chân lý trong đạo Công Giáo.
– Kinh Tin Kính của Công
đồng Ni-xê Công-tan-ti-nốp: chúng ta đọc trong thánh lễ.
– Kinh Tin Kính các tông
đồ : thường đọc trong các buổi đọc kinh và học trong các giờ giáo lý.
– Công Thức Tuyên Xưng
Đức Tin khi chịu phép Rửa, được cộng đoàn lặp lại trong Đêm Vọng Phục Sinh.
21. H. Sự thinh lặng
trong phụng vụ có ý nghĩa như thế nào ?
T. Thinh lặng
trong phụng vụ giúp mỗi người đi sâu vào nội tâm, để suy niệm và cầu nguyện,
cách riêng trong những lúc: Sám hối đầu lễ, sau các bài đọc và bài giảng, sau
rước lễ (x.
QCTQ/SLR 45).
IV. CỬ CHỈ CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU
22. H. Dấu Thánh Giá có
nghĩa gì ?
T. Dấu Thánh Giá là việc tuyên xưng Thiên Chúa
Ba Ngôi, được các tín hữu ghi dấu trước khi cử hành bất cứ việc đạo đức nào.
23. H. Tư thế đứng
mang ý nghĩa gì ?
T,Là tư thế trang trọng của con người tự do,
không phải là nô lệ, là tư thế của người được sống lại, và kính trọng khi lắng
nghe Tin Mừng.
24. H. Tư thế ngồi mang ý nghĩa gì ?
T. Ngồi là tư thế của kẻ hồi tâm để lắng nghe
và thư thái yên hàn đón nhận Lời Chúa trong các bài đọc, để cho Lời Chúa thấm
nhập vào trong tâm hồn.
25. H. Tư thế quỳ mang ý nghĩa gì ?
T. Là thái độ khiêm tốn nhận mình có tội trước
Thiên Chúa vô cùng cao cả.
Bái quỳ là cách diễn tả
tâm tình thờ phượng trước thánh nhan Chúa.
26. H. Tư thế bước đi
mang ý nghĩa gì ?
T. Bước đi chậm rãi khoan thai là dấu chỉ
chúng ta đang tiến đến cùng Chúa, là diễn tả niềm vui và ước ao được đến với
Chúa, như lúc đầu lễ, dâng lễ, rước lễ, v.v…
70. H. Khi đọc Kinh Tin
Kính, vì sao mọi người lại cúi mình khi tới câu : “Bởi phép Đức Chúa Thánh
Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người” ?
T. Chúng ta cúi mình để tỏ lòng tôn kính mầu
nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể để cứu chuộc loài người. Đặc biệt mọi người
còn quì trong ngày lễ Truyền Tin và Giáng Sinh.
95. H. Việc hiệp lễ diễn
tiến như thế nào ?
T. Khi hiệp lễ, những ai đã chuẩn bị xứng đáng
tiến lên rước Chúa Kitô (đón nhận trong tay hay trên lưỡi), với niềm tin và
lòng thành kính.
96. H. Lời thưa “Amen”
trước khi rước lễ có ý nghĩa gì ?
T. Lời “Amen” lúc đó có nghĩa là: “Vâng, con
tin thật đây là Mình Thánh Chúa !”, để đáp lại lời thừa tác viên cho rước lễ
giới thiệu: “Mình Thánh Chúa Kitô !”
V. NGHI THỨC KẾT THÚC
98. H. Nghi thức “kết
thúc” gồm những gì ?
T. Nghi thức kết thúc gồm phép lành và lời
giải tán.
99. H. Phép lành cuối lễ mang ý nghĩa nào ?
T. Ban phép lành cuối lễ có nghĩa là xin
Thiên Chúa Ba Ngôi chúc phúc và gìn giữ tất cả mọi người.
100. H. Lời giải tán:
“Chúc anh chị em đi bình an !” mời gọi chúng ta làm gì ?
T. Lời giải tán “để ai nấy vừa trở về với
công việc tốt lành của mình, vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (QCTQ/SLR 90).
Ban Giáo Lý Giáo phận Đàlạt Tháng 8-2005
NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI LỄ
NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN NHỚ
01*ĐỪNG ĐI TRỄ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn
chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha
thứ cho bạn.
02*ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì
danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
03*ĐỪNG VÀO NHÀ THỜ MÀ KHÔNG CHÀO CHÚA.
Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui
mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
04*ĐỪNG CẢM THẤY UỂ OẢI KHI PHẢI CÚI MÌNH
HAY BÁI QUỲ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh
của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
05*ĐỪNG NHAI KẸO CAO SU, ĂN HAY UỐNG BẤT
CỨ GÌ KHI ĐANG TRONG THÁNH LỄ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi
hỏi.
06*ĐỪNG VƯƠN VAI HAY NGỒI NHOÀI TRÊN GHẾ
TỰA. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
07*KHÔNG CẦN BỔ SUNG BẤT CỨ “CÂU PHỤ THÊM”
NÀO VÀO CÁC BÀI ĐỌC VÀ THÁNH VỊNH. Nghĩa là, đừng đọc các dòng chữ đỏ, đừng đọc
“Bài Đọc 1” hay “Thánh Vịnh Đáp Ca.”
08*ĐỪNG LÀM DẤU THÁNH GIÁ “NHÂN DANH CHA
VÀ CON VÀ THÁNH THẦN” TRƯỚC KHI NGHE TIN MỪNG. Chỉ làm ba dấu Thánh Giá nhỏ
trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng,
trong lời nói và trong con tim mình.
09*TUYỆT ĐỐI ĐỪNG BAO GIỜ NGỒI KHI LINH
MỤC ĐANG TRUYỀN PHÉP. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ
của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước
Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
10*HÃY CẦU NGUYỆN THẦM TRƯỚC CHÚA THÁNH
THỂ KHI LINH MỤC TRUYỀN PHÉP. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa
của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc
thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
11*ĐỪNG ĐỌC THÀNH TIẾNG “CHÍNH NHỜ NGƯỜI
VỚI NGƯỜI VÀ TRONG NGƯỜI” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình
linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
12*ĐỪNG RỜI KHỎI CHỖ VÀ ĐI XUNG QUANH ĐỂ
CHÚC BÌNH AN. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và
những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
13*ĐỪNG RƯỚC LỄ. Nếu bạn thật sự chưa nhịn
ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
14*ĐỪNG NHẤT ĐỊNH ĐÒI RƯỚC LỄ TỪ TAY LINH
MỤC MỚI CHỊU. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh,
không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là Linh Mục hay một Thừa Tác Viên phụ
thêm nào khác được uỷ nhiệm.
15*SAU KHI RƯỚC LỄ, ĐỪNG NÓI CHUYỆN VỚI AI
HẾT. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu
bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với
Chúa y như đã rước lễ vậy.
16*HÃY TẮT ĐIỆN THOẠI. Đừng nhắn tin hay
nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính
bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú
tâm vào bạn.
17*HÃY GIỮ CON CÁI Ở BÊN BẠN, ĐỪNG ĐỂ CHẠY
LUNG TUNG. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
18*ĐỪNG RỜI NHÀ THỜ TRƯỚC KHI HẾT LỄ. Đừng
bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con
và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế
giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng
triều đại tình thương của Người.
Theo Aleteia. Gioakim Nguyễn lược
dịch
https://dockinh.com/kinh/bon-dong-au-1272.html
MỤC LỤC
THIÊN THỨ I: MỘT CHÚA BA NGÔI . . ...trang 03
THIÊN THỨ II: THIÊN THẦN VÀ NGƯỜI TA…04
THIÊN THỨ III: NGÔI THỨ HAI RA ĐỜI . . . .
. 05
THIÊN THỨ IV: BỐN SỰ SAU . . . . . . . . .
. . . . . 06
THIÊN THỨ V:
PHÉP RỬA TỘI và PHÉP GIẢI TỘI . . . . . .
. …. 07
THIÊN THỨ VI: PHÉP MÌNH THÁNH CHÚA….09
THIÊN THỨ VII: PHÉP THÊM SỨC . . . . . . .
. .
11
THIÊN THỨ VIII:
PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI GIÁO HỮU . . . . . .
……12
BẢN XÉT MÌNH CHO TRẺ CON . . . . . . . . . . . 13
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét