CÁCH THỨC DỌN MÌNH CHỊU PHÉP GIẢI TỘI 1
*Đọc Kinh ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN – TIN – CẬY –
MẾN và Kinh LẠY CHA để xin ơn trợ sủng.
*KINH TRƯỚC KHI XÉT MÌNH:
Lạy Chúa là sự sáng linh hồn
con, xin soi sáng cho con biết mọi tội con đã phạm trong thời gian qua, hoặc
lo, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa. Con lại xin Chúa vì công
nghiệp Đức Chúa Giêsu, ban ơn cho con ăn năn ghét tội cùng dốc lòng chừa thật.
Amen.
*XÉT MÌNH.
BẢN XÉT MÌNH XƯNG TỘI 1
ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT
*Có bỏ đọc kinh sáng tối mấy lần?
*Có phạm sự Thánh như: xưng tội mà giấu tội
trọng, rước lễ khi còn mắc tội trọng chăng?
*Có hành vi hoặc thái độ bất kính đối với
ảnh Thánh, như sử dụng cách bất xứng hoặc để ở chỗ bất xứng tượng ảnh Chúa, Đức
Mẹ và các Thánh chăng?
*Có nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn hoặc có
hành vi bất kính trong nhà thờ mấy lần?
*Có bất mãn với Chúa hay kêu trách Chúa
chăng?
*Có thờ lạy hay cúng tế tà thần chăng? (Thí
dụ: Lập bàn thờ thần tài, thần thổ địa trong nhà)
*Có chửi bới lăng mạ hay phạm đến thân xác
người có chức Thánh hay đã khấn trọn đời chăng?
*Có phạm đến nơi Thán như: đâm chém, giết
người trong nhà thờ, làm điều xằng bậy trong nhà thờ, nuôi súc vật trong nhà
thờ chăng?
+
Mê tín dị đoan :
*Có sử dụng bùa ngải chăng?
*Có nhờ thầy bùa thư, ếm hại người chăng?
*Có lên đồng lên xác chăng?
*Có nghe theo lời đồng bóng xúi bẩy chăng?
*Có nhờ người lên xác coi bói cho mình
chăng?
*Có đi xin xâm để bói lành dữ chăng?
+
Tội nghịch cùng Đức Tin :
*Có hồ nghi hay không tin một tín điều nào
trong đạo Thánh Chúa chăng?
+
Tội nghịch cùng Đức Cậy :
*Có ngã lòng nản chí không tin vào lòng
nhân từ của Chúa nên lìa bỏ Chúa chăng?
*Có ỷ vào sức mình thái quá mà không cần
tới Chúa chăng?
+ Tội nghịch cùng Đức Mến :
*Có phỉ báng Đạo Thánh Chúa chăng?
*Có khích bác đạo lý Chúa chăng?
*Có bất mãn với Chúa hay kêu trách Chúa
chăng?
*Có bỏ đạo Chúa chăng? Bao lâu?
ĐIỀU RĂN THỨ HAI
*Có kêu tên Chúa một cách bất kính chăng?
*Có nói phạm đến Chúa, Đức Mẹ và các Thánh
mấy lần?
*Có chửi trời, đất, nắng, mưa chăng?
*Có thề dối chăng?
*Có thề lặt vặt chăng?
*Có thề làm điều ác điều xấu chăng?
*Có khấn hứa với Chúa, mà không giữ, mấy
lần?
ĐIỀU RĂN THỨ BA
*Có bỏ lễ Chúa Nhật và lễ buộc mấy lần?
*Có dự lễ Chúa Nhật không nên chăng? (Thí
dụ: đi trễ, về sớm, chia trí, ở ngoài nhà thờ?)
*Có làm việc xác ngày Chúa Nhật chăng? (Thí
dụ : Làm nặng nhọc chừng một buổi. Trừ khi có xin phép chuẩn hay quá cần kíp
thì không mắc tội).
ĐIỀU RĂN THỨ BỐN
*Có khinh
dể cha mẹ hoặc ông bà mấy lần?
*Có giận ghét cha mẹ hoặc ông bà mấy lần?
*Có cự cãi lại, không vâng lời cha mẹ hoặc
ông bà dạy dỗ mấy lần?
*Có nói hỗn láo hoặc chửi lại ông bà cha mẹ
mấy lần?
*Có làm gương xấu tạo dịp tội cho con cái
và kẻ dưới mấy lần?
*Có đánh đập con cái không vì lý do giáo
dục mà để cho đã cơn giận chăng?
*Có đánh đập hành hạ con nuôi hoặc con
riêng của chồng, của vợ chăng?
*Có đối xử thiếu nhân đạo đối với kẻ ăn
người ở trong nhà chăng?
*Có tạo điều kiện thuận lợi cho họ giữ đạo
hay gây cản trở cho việc giữ đạo của họ?
+
Bổn phận của anh chị em với nhau :
*Có mắng nhiếc chửi rủa anh chị em mấy lần?
*Anh chị em có đánh lộn với nhau không?
*Anh chị em có làm gương xấu cho em út
chăng?
*Anh chị em có phân bì, tranh giành cách
bất công của cải cha mẹ để lại chăng?
+
Bổn phận của vợ chồng :
*Vợ chồng có chửi lộn mắng nhiếc nhau mấy
lần?
*Chồng có đánh vợ chăng?
*Vợ có đay nghiến chồng chăng?
*Vợ chồng có bỏ giúp đỡ nhau khi đau yếu,
lúc gian nan chăng?
ĐIỀU RĂN THỨ NĂM
*Có đánh đập hoặc gây thương tích cho ai chăng?
*Có ước muốn làm điều dữ cho ai chăng?
*Có ghen ghét phân bì khi thấy người khác được sự lành chăng?
*Có oán thù ai
chăng?
*Có báo thù
chăng? Cách nặng hay nhẹ?
*Có chửi mắng người ta
chăng?
*Có rủa mình hay kẻ khác chăng?
*Có làm gương xấu hay tạo dịp tội cho kẻ khác chăng?
*Có sử dụng ma tuý chăng? Mấy lần?
*Có mua bán
hoặc dắt mối mua ma tuý chăng? Mấy lần?
*Có tìm cách
giải hoà khi có tranh chấp hay là gây hiềm khích, kích động căm thù?
*Có vi phạm
đến nhân quyền hay nhân phẩm của người khác chăng? (Thí dụ : Tra tấn người,
hành hạ người, ngược đãi người hay nô lệ hoá phụ nữ hoặc trẻ em).
*Có rủ rê hay
ép uổng người khác dùng ma tuý chăng?
*Có giết người
một cách cố ý chăng?
*Có bất cẩn mà
làm chết người chăng?(Thí dụ : Lái xe cẩu thả, gây tai nạn chết người).
*Có ý muốn hay
ao ước giết người chăng?
*Có cộng tác
hay đồng loã làm chết người chăng?
*Có hành động
tự sát chăng?
*Có dự tính tự
sát chăng?
*Có dự định
hoặc yêu cầu người khác chích thuốc chết êm dịu cho mình chăng? (Tự kết liễu
đời sống trước khi chết tự nhiên).
*Có chích
thuốc chết êm dịu cho ai chăng?
*Có phá thai
hay cộng tác vào việc phá thai chăng?
*Có đồng loã
hoặc khuyến khích phá thai chăng?
ĐIỀU RĂN THỨ
SÁU VÀ THỨ CHÍN
*Có hành vi
dâm ô một mình mấy lần?
*Có hành vi
dâm ô với kẻ khác mấy lần?
*Mắt có xem
điều chẳng nên hoặc xem phim ảnh, hình ảnh xấu mấy lần?
*Có đọc sách
dâm ô mấy lần?
*Miệng có nói lời tục
tĩu hoa tình hoặc chửi tục mấy lần?
*Tai có nghe chuyện dâm ô mà lấy làm vui mấy lần?
*Lòng trí có mơ tưởng hoặc ước ao làm
điều tà dâm mấy lần?
*Có nói chuyện dâm ô cho một hay nhiều
người nghe? Mấy lần?
*Có phạm tội tà dâm (Nam nữ ăn ở, lấy
nhau ngoài Bí Tích hôn phối) mấy lần?
*Có ngoại tình trong lòng chăng?
*Có ngoại tình trong hành động chăng?
*Có làm điều loạn luân chăng? (Người trong một gia đình lấy nhau).
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY VÀ THỨ MƯỜI
*Có lấy của người cách bất công chăng? (thí
dụ: trộm cắp, cướp giựt…) Món gì? Trị giá bao nhiêu? Lấy của người giàu hay nghèo?
*Có cầm giữ của người khác như là không trả
nợ, mượn không trả, không trả nợ, giữ giùm rồi không trả, lượm được cũng không
trả khi có thể được chăng?
*Có đồng loã trong việc lấy của người hay
làm thiệt hại cho người khác chăng? Bao nhiêu?
*Có cờ bạc sát phạt nhau mấy lần?
*Có tham lam muốn đoạt lấy của người chăng?
*Có lấy của Thánh chăng? (Lấy dụng cụ thờ phượng trong nhà thờ hoặc
lấy tiền dâng cúng trong nhà thờ).
*Có tàng trữ của gian chăng?
*Có lấn chiếm đất đai của người khác chăng?
*Có cho vay nặng lãi chăng? Từ 8% trở lên.
*Có lấy của công chăng? Bao nhiêu?
*Có ăn hối lộ chăng?
*Có làm hư hại tài sản chung chăng?
*Có làm hư hại vật gì của kẻ khác chăng?
*Có gian lận trong việc mua bán chăng? (Thí dụ : Tráo đồ giả, đồ
xấu cho người mua…).
*Sửa xe, sửa máy móc dụng cụ có tráo đồ xấu hoặc lấy tiền quá đắt
không?
*Có gian lận trong việc cân, đo, đong đếm chăng? Bao nhiêu?
*Có trả tiền công không xứng đáng chăng?
*Có làm việc không tận tình, thiếu tinh thần trách nhiệm, bớt xén
vật tư chăng?
*Có chủ mưu hay đồng mưu biển thủ của công chăng?
ĐIỀU RĂN THỨ TÁM
*Có nói dốí phỉnh gạt gây nên thiệt hại vật
chất hay thiệt hại về tinh thần cho ai chăng?
*Có dối gạt Đấng bề trên phần hồn (Giám Mụ
của mình, Cha Xứ hoặc Cha coi sóc họ đạo
của mình) trong việc hệ trọng chăng?
*Có dối gạt ông bà cha mẹ trong việc quan
trọng chăng?
*Có tố gian,
cáo gian ai chăng?
*Có vu khống
ai chăng? (Gán cho người ta cái tội mà người ta không có)
*Có nói hành nói xấu
kẻ khác chăng?
*Có tiết lộ điều bí ẩn của người khác khi không cần thiết chăng?
*Có nhục mạ phỉ báng
kẻ khác chăng?
*Có hồ nghi sự xấu cho người khác khi chưa đủ lẽ chăng?
*Có làm chứng dối trước toà án phần đời
hay phần đạo chăng?
SÁU ĐIỀU RĂN
HỘI THÁNH
*Có bỏ xưng tội hàng
năm chăng? Mâáy năm?
*Có bỏ rước lễ Mùa Phục Sinh chăng? Mâáy năm?
*Có bỏ ăn chay kiêng thịt ngày thứ Tư
Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh chăng?
CÁC MỐI TỘI
ĐẦU
*Có tự phụ kiêu căng
trong lòng hay cả bề ngoài chăng?
*Có khinh bỉ chê bai kẻ khác chăng?
*Có chế giễu nhạo cười những người già nua lẩm cẩm hoặc có khuyết tật chăng?
*Có quá hà tiện không bố thí giúp đỡ những kẻ khốn khổ cho vừa sức mình chăng?
*Có ham mê ăn uống quá độ hoặc say sưa chăng?
*Có quá ham mê tìm kiếm tiền tài vật
chất đến nỗi bỏ phế việc thờ phượng Chúa chăng?
*Có buông mình theo tính nóng giận quá
lẽ chăng?
SAU KHI XÉT
MÌNH XONG
*Đọc Kinh cáo
mình và Kinh ăn năn tội để giục lòng thống hối ăn năn xin lỗi Chúa
*Vào toà giải
tội để xưng tội.
*Làm Dấu Thánh
Giá
*Trước hết
thưa rằng: Thưa Cha con xưng tội được mấy (ngày, tuần, tháng, năm)
*Xưng tội ra:
(tội gì? Mấy lần?)
*Xưng tội xong
thì thưa: “Thưa Cha hết rồi”
*Nghe Cha giải
tội khuyên lơn và dạy việc đền tội.
*Khi Cha đọc
công thức giải tội thì ăn năn tội trong lòng mà rằng: Lạy Chúa xin thương xót
con. Xin tha thứ mọi tội lỗi của con.
*Khi Cha giơ
tay ban phép giải tội và đọc rằng: Vậy Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần thì làm
Dấu Thánh Giá rồi thưa: Amen. Con cám ơn Cha. Bước ra về chỗ và làm việc đền tội.
CÁC KINH ĐỌC
KHI CHỊU PHÉP GIẢI TỘI
KINH SÁNG SOI
Cúi
xin Chúa sáng soi / cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin
Chúa giúp đỡ : cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khi khởi sự cho đến hoàn
thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. A-men.
K. ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN (KTN.06)
K. LẠY CHA
K. ĂN
K. CÁO MÌNH (Tôi thú nhận…)
104. BẢN GỢI Ý GIÚP XÉT MÌNH XƯNG TỘI 2
(Những tội thường gặp)
* Có nghi ngờ quyền năng, tình
thương, và sự quan phòng của Thiên Chúa, mất lòng câïy trông ở Chúa ?
* Chối bỏ Chúa, hoài nghi tất
cả, lung lạc đức tin, chán nản, thất vọng, buông xuôi không cố gắng làm bổn
phận. Phàn nàn trách Chúa ?
* Mê tín dị đoan, bói toán, xem
thầy, kiêng kỵ, tin ngày lành tháng tốt, tin điềm tốt xấu, làm điều mê tín dị
đoan ?
* Chống đối, phê bình Giáo Hội,
chỉ trích, xúc phạm, làm hại Giáo Hội, làm hại
người của Giáo Hội ?
* Có phạm sự thánh, có lãnh Bí
Tích bất xứng, lần trước xưng tội có giấu tội, chưa làm việc đền tội ?
* Xúc phạm đến các thánh, nơi
thánh, giáo sĩ, rườc lễ khi còn mắc tội trọng …… ?
* Than phiền, trách móc, xúc
phạm đến Chúa ?
* Lấy danh Chúa mà thề gian thề
dối, thề vặt, chúc dữ, nguyền rủa. Có kêu tên Chúa vô cớ, có chửi thề nói tục ?
* Có hứa với Chúa, với người
khác mà không giữ, có mắc lời thề, lời khấn ?
* Không giữ trọn lễ Chúa Nhật.
Bỏ lễ Chúa Nhật, đi lễ trễ, bỏ lễ về sớm trước khi cha ban phép lành, cố tình
chia trí, làm việc xác không chính đáng ?
* Bỏ cầu nguyện, bỏ kinh sáng,
kinh tối, ngủ gục, chia trí lo ra trong giờ kinh lễ, có ăn ở vô phép, không tôn
kính Chúa đủ khi ở trong nhà thờ: Ngồi gác chân, quay ngang, quay ngửa, nói
chuyện, đùa giỡn, ăn kẹo, xả rác trong nhà thờ ?
* Bỏ rước lễ mùa Phục Sinh
(khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 Dương Lịch)
* Không ăn chay, không kiêng
thịt ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Không kiêng thịt các
ngày thứ Sáu trong tuần ?
* Có bỏ qua việc lành phúc đức
có thể làm được ?
* Có bỏ lỡ cơ hội để giúp nhà
thờ nhà chung ?
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC:
* Thiếu bổn phận hiếu kính đối
với người trên: Vô lễ, khinh bỉ, hỗn xược, ngỗ nghịch, chửi rủa, cãi lệnh,
không vâng lời, không giúp đỡ, không phụng dưỡng xứng đáng ?
* Trong gia đình: Bất hoà, hờn
dỗi, cãi cọ, trách mắng, xúc phạm trong lời nói và trong hành động : Đay
nghiến, đe loi, đánh đập, lợi dụng, ăn bám, ích kỷ, không trợ cấp xứng đáng,
không lo lao động, không giúp đỡ gia đình ?
* Với người dưới: Bỏ bê không
lo dạy dỗ con cái, quá cứng rắn, hay quá nhu nhược, cản trở việc tốt việc thiện
của con cái , làm gương mù gương xấu,
la rầy vì nóng nảy, chửi mắng, áp bức, đánh đập ?
* Với người ngoài:
* Xúc phạm trong tư tưởng: Nghĩ
xấu, ghen ghét, giận hờn, ganh tị, oán thù, khinh bỉ, mong điều dữ cho người
ta.
* Xúc phạm trong lời nói: Cãi
cọ chửi rủa, phê bình, chỉ trích, nói hành, nói xấu, nói thêm bớt, nói gian, vu
khống, làm chứng gian, bao che lỗi lầm do thiêân tư, sỉ nhục, thoá mạ ?
* Xúc phạm trong hành động:
Đánh lộn, gây thương tích cho người ta, có hành hạ, gây thiệt hại, muốn ám hại,
làm nhục ?
* Về tình dục: Có tư tưởng, ước
muốn điều xấu, cám dỗ, khêu gợi, ăn mặc hở hang, xem sách báo phim ảnh xấu, lỗi
đức trong sạch, phạm tội dâm ô, có thủ dâm, đồng tình luyến aí, ngoại tình, phá
gia cang người ta, cưỡng bức hoặc từ chối việc vợ chồng thiếu lý do chính đáng,
chỉ tìm thoả mãn bất chính, sinh con vô trách nhiệm, dùng phương pháp điều hoà
sinh sản nghịch luật Giáo Hội, có phá thai trực tiếp, hoặc cộng tác, hay chỉ
đường, có phạm tội ngoại tình ?
* Về công bằng: Quá lo tiền
của, lo làm ăn, mà quên Chúa, quên anh em, không giúp đỡ người khác khi có thể,
có hà tiện, có ăn xài hoang phí, ăn cắp ăn trộm, ăn cướp, có phá hại cây trái
của người ta, có giấu, lượm, mượn, mà không chịu trả lại, có giựt nợ, lường
gạt, gian lận trong cân đo đong đếm, có làm thiệt hại tài sản của người ta, cho
vay ăn lời quá đáng, trả tiền công không đủ sống, chèn ép thủ đoạn sinh bất
công, thâm lạm của công, hối lộ, lợi dụng để làm tiền, có ao ước lấy cắp đồ
người khác ?
* Về sự thật và danh dự: Có ăn
gian, nói dối, có hứa mà không giữ, có tiết lộ bí mật, có phao tin thất thiệt,
bôi nhọ danh dự, nói hành, nói xấu, vu khống, cáo gian, làm nhục nhã, làm thiệt
hại danh dự người ta. Có ỷ tài, ỷ của, ỷ quyền, mà áp bức kẻ khác ?
III. ĐỐI VỚI CHÍNH MÌNH
* Có quá lo làm ăn mà bê trễ
việc thờ phượng Chúa (không lo đi lễ, xưng tội, rước lễ, làm phúc bố thí),
không tích cực lo cho mình được rỗi ?
* Hay chửi thề (nói tục, nói
bậy, nói lời hai ba ý mà cười cợt với ý xấu, có ghép đôi ghép lứa cho người
ta).
* Kiêu ngạo, phách lối, tự cao
tự đắc, khoe khoang về mình qúa đáng, có
ganh tị, khinh người.
* Con đã không làm tròn bổn
phận hằng ngày của con. Con có keo kiệt, không tích cực làm phúc bố thí. Có
hoang phí thời giờ, tiền bạc của cải. Con có đua đòi, se xua. Tham lam mơ ước
của cải của người ta. Con có nghi oan, nghi sự trái cho người ta.
* Nóng giận quá đáng, đòi hỏi
người khác quá đáng, hay hờn dỗi, hay la lối quát nạt, lấn lướt người ta, vui
buồn qúa độ ?
* Làm hại, hoặc phung phí sức
khoẻ, có bệnh không lo chữa trị, mê ăn mê uống, nhậu nhoẹt, say sưa quá độ.
Muốn tự tử ?
* Lười biếng làm các viẹâc đạo
đức: Lười đi lễ ngày thường, lười xưng tội, rước lễ. Bổn phậân làm không tròn.
Trốn tránh trách nhiệm (trong gia đình, đối với xã hội, đối với Giáo Xứ). Thích
ăn bám, lợi dụng lòng tốt của người khác ?
* Thiếu thành thật trong lời
nói, trong cuộc sống ?
* Không cố gắng sửa tính hư tật
xấu. Không tích cực phấn đấu để sống thành người tốt hơn ?
* Điều gì còn đè nặng lương tâm
? Tội quên sót lần trước chưa xưng. Có giấu tội ?
LƯU Ý:
Đây chỉ là Bản Gợi Ý. Cho
nên, khi kiểm điểm đời sống, chỉ cần ta ghi nhận một vài điểm quan trọng nào
cần sửa chữa nhất, để xưng tội, và để cố gắng sửa chữa từng ngày cho hoàn thiện
hơn. Bởi vì Chúa dạy: « Các
con hãy nên trọn lành thánh thiện, như Cha các con ở trên trời » (Mt 5,
48). Đừng qúa bận tâm kê khai hết các điểm, ở các trang, trong Bản Gợi Ýù này.
Luật buộc xưng tội mỗi năm
(12 tháng), ít là một lần. Không giữ thì mắc tội. Còn lời khuyên thì nên xưng
tội mỗi tháng. Khi bận việc này việc khác thì để 2, 3 tháng xưng một lần. Nhưng
không nên để lâu hơn!
Luật buộc Rước Lễ một năm ít
là một lần trong mùa Phục Sinh (Tính từ Lễ Tro, đến lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi,
trong khoảng tháng 3+4+5). Còn lời khuyên thì nên dọn lòng rước Chúa mỗi ngày:
Lễ sáng và lễ chiều, (Đi tham dự Thánh lễ nếu không có tội trọng là lên rước
lễ, như người đi dự tiệc thì phải dùng tiệc).
Đi dự lễ ngày Chúa Nhật, là
luật buộc mọi người có đạo. Chúa buộc, mà Giáo Hội cũng buộc. Cho nên ta đừng
có coi thường, mà bỏ lễ Chúa Nhật. (Đi lễ nửa mùa, hoặc tụm năm tụm ba ngoài
nhà thờ, để nói chuyện, hút thuốc, chơi giỡn, thì coi như việc đi lễ Chúa Nhật
không thành. Có tội).
105. CÁCH XƯNG TỘI 2
1. « Nhân danh
Cha, và Con, và Thánh Thần ».
2. Thưa Cha con xưng tội lần trước cách
nay được
(một tháng….).
3. Con có tội……………………… (…. lần).
4. Thưa Cha con xưng tội xong. Còn những
tội quên sót, con cũng muốn xưng hết. Xin Cha tha tội cho con.
5. Thinh lặng:
-
Nghe Linh Mục khuyên bảo.
-
Ghi nhận việc đền tội, để làm sau khi ra khỏi toà giải tội [bằng việc đáp:
[VÂNG].
-Nghe
Linh Mục đọc lời nguyện tha tội, [xong đáp: AMEN]).
6. Cám ơn Cha. Xin Cha cầu nguyện cho con
.
(Ra khỏi toà
giải tội, thì lo làm việc đền tội sớm hết sức có thể. Sau đó, dành thời gian để
cám ơn Chúa, vì vừa được Chúa tha tội. Về nhà, nhớ tự ý làm thêm nhiều việc đạo
đức nữa tuỳ sáng kiến của mình để đền tội thêm).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét