Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

HỌC HỎI VỀ TAM NHẬT VƯỢT QUA

Để giúp bạn đọc chuẩn bị cử hành Tuần Thánh với tất cả tâm tình đức tin, WHĐ xin giới thiệu bài viết về Tam Nhật Vượt Qua. Bài này được biên soạn dựa vào tài liệu của Văn phòng về Phụng tự (the Secretariat for Divine Worship) thuộc Hội Đồng Giám mục Hoa kỳ về việc chuẩn bị này.

01. Thời gian khởi đầu và kết thúc Tam nhật Vượt Qua
Tam nhật Vượt qua bắt đầu từ lễ chiều thứ Năm Tuần thánh, vươn tới cao điểm trong đêm Vọng Phục Sinh, và kết thúc với Kinh Chiều chính ngày Chủ nhật Phục Sinh (x. Quy luật Tổng quát về phụng niên và lịch, 19)

02. Ngoài thánh lễ Tiệc Ly, có được cử hành một thánh lễ nào khác trong ngày Thứ Năm tuần thánh không?
Thông thường không được phép cử hành một thánh lễ nào khác vào ngày Thứ Năm tuần thánh. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, thì Đấng Thường Quyền Sở tại có thể cho cử hành  một lễ thứ hai trong các nhà thờ, nhà nguyện công và bán công, vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ cả vào lúc ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự Thánh Lễ Chiều được. Tuy nhiên đừng cử hành vì lợi ích riêng tư, kẻo làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính ban chiều. (x. Sách lễ Rôma [SLR], ấn bản 1992, trang 254, số 1).

03. Thời điểm cử hành cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu
Thông thường, khoảng 3 giờ chiều, cử hành cuộc Thương Khó của Chúa, để dân chúng có thể quy tụ cách dễ dàng hơn; trừ khi lý do mục khuyên nên làm muộn hơn nhưng không được cử hành sau 9 giờ tối (x. SLR, tr.263, số 3).

04. Giáo hội có khuyến khích cử hành phụng vụ nào khác trong ngày Thứ Sáu Tuần thánh không?
Vào ngày này, tại các nhà thờ rất thích hợp để cử hành Giờ Kinh Sách và Kinh Sáng có giáo dân tham dự.

05. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, các việc đạo đức có tầm quan trọng riêng biệt nào không?
Sách Hướng dẫn về Lòng đạo đức bình dân và Phụng vụ (Directory on Popular Piety and the Liturgy, 2002, các đoạn 142-145) đã cho chúng ta cái nhìn đúng đắn về các việc đạo đức bình dân. Thật rõ ràng, trọng tâm của ngày thứ Sáu thánh là cử hành phụng vụ Tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô. Nên bất cứ hình thức đạo đức nào khác đều không thể thay thế được cử hành phụng vụ trọng thể này. Cũng không được phối hợp các việc đạo đức khác với nghi thức thứ Sáu thánh, vì nó chỉ tạo ra một thứ lai tạp. Trong thời gian vừa qua, việc tổ chức các cuộc rước về Sự Thương Khó của Chúa Giêsu, Ngắm Đàng Thánh Giá, trình diễn các Hoạt cảnh Thương Khó trở nên phổ biến hơn. Trong những cuộc trình diễn như thế, các diễn viên và người xem đều có thể tham dự với tâm tình đức tin và lòng đạo đức chính đáng. Tuy nhiên, nên cẩn thận giúp các tín hữu hiểu rằng những Hoạt cảnh Thương Khó ấy chỉ là cách biểu lộ việc tưởng niệm và chúng rất khác với các “hành động phụng vụ” tức là việc tưởng niệm (như việc tưởng niệm sau khi Truyền Phép trong Thánh lễ), hoặc sự hiện diện mầu nhiệm của biến cố cứu độ trong cuộc Thương Khó Chúa Giêsu Kitô.

06. Việc kính thờ Thánh Giá trong ngày thứ Sáu thánh
Dứt lời nguyện cho mọi người, đến phần long trọng kính thờ thánh giá. Ở đây có hai hình thức suy tôn thánh giá, nên chọn hình thức nào thích hợp hơn với nhu cầu mục vụ.
HÌNH THỨC THỨ NHẤT: Phó tế hoặc thừa tác viên khác xứng hợp đi vào phòng thánh và mang thánh giá có phủ khăn che ra bàn thờ, hai người giúp lễ cầm nến cháy đi hai bên. Linh mục đứng trước bàn thờ quay mặt về phía dân chúng, nhận thánh giá, mở phần khăn che phía đầu thánh giá, rồi phần che cánh phải thánh giá và cuối cùng bỏ hết khăn che thánh giá. Mỗi lần mở khăn, ngài nâng thánh giá lên và hát câu kêu mời: “Đây là cây thánh giá”, phó tế và ca đoàn hát giúp linh mục. Mọi người đáp: “Ta hãy đến bái thờ”. Hát xong, mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện giây lát, linh mục vẫn đứng nâng cao thánh giá.
HÌNH THỨC THỨ HAI: Linh mục hoặc phó tế, hay thừa tác viên khác xứng hợp, cùng các người giúp lễ, đến cửa nhà thờ, nhận thánh giá không phủ khăn, các người giúp lễ thì nhận nến cháy, rồi đi kiệu qua lòng nhà thờ lên cung thánh. Đang khi di chuyển sẽ dừng lại tại ba nơi: ở gần cửa nhà thờ, ở giữa nhà thờ và ở lối vào cung thánh, người cầm thánh giá nâng cao lên và hát câu kêu mời: “Đây là cây thánh giá”, phó tế và ca đoàn hát giúp linh mục. Mọi người đáp: “Ta hãy đến bái thờ”. Hát xong, mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện giây lát, linh mục vẫn đứng nâng cao thánh giá. Sau đó đặt thánh giá và đèn nến ở lối vào cung thánh. Đoạn bắt đầu việc tôn thờ thánh giá. (x. SLR, trang 269-270, các số 14,15,16,17)

07. Cách thức các thành phần cộng đoàn phụng vụ kính thờ thánh giá ngày thứ Sáu thánh
Sau khi tôn dương thánh giá, linh mục hoặc phó tế cầm thánh giá đến trước lối lên cung thánh hoặc nơi xứng hợp khác. Linh mục chủ sự là người đầu tiên đến tôn thờ thánh giá. Nếu hoàn cảnh cho phép, ngài cởi áo lễ ngoài và giày. Rồi giáo sĩ, các thừa tác viên giáo dân và các tín hữu lần lượt tiến đến trước thánh giá. Việc cá nhân tôn thờ thánh giá là nét đặc trưng quan trọng trong cử hành hôm nay, nên phải làm sao cho mọi người được đến hôn kính thánh giá (nếu không đủ thời giờ, sẽ hôn kính cá nhân vào lúc thuận tiện sau khi kết thúc mọi nghi thức thứ Sáu thánh.) Luật chữ đỏ dạy rằng “chỉ dùng một thánh giá duy nhất trong nghi thức Kính thờ”. Nếu vì số dân chúng quá đông, mỗi người không thể lên hôn kính thánh giá được, thì sau khi các linh mục và một phần tín hữu đã tôn thờ, linh mục cầm thánh giá lên đứng trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng kính thờ thánh giá, rồi nâng cao thánh giá trong giây lát để mọi người thinh lặng tôn thờ.

08. Thời điểm cử hành Canh thức Phục Sinh
Do đặc tính, Canh thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên phải bắt đầu lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật. Cử hành Canh thức Vượt Qua thay cho giờ Kinh Sách. Theo truyền thống xa xưa, đêm nay các tín hữu canh thức chờ đợi Chúa phục sinh. Lửa được làm phép và nến phục sinh được thắp sáng  chiếu tỏa trong đêm để tất cả mọi người có thể nghe công bố Tin Mừng Phục sinh và lắng nghe lời Chúa được loan báo trong Sách Thánh. Vì vậy Nghi thức thắp nến phục sinh diễn ra trước Phụng vụ Lời Chúa.
09. Những lưu tâm cần phải có khi sử dụng Cây Nến Phục sinh trong Canh thức Vượt Qua
Nến phục sinh phải được làm bằng sáp ong, không bao giờ làm bằng các hợp chất nhân tạo, được thay thế mỗi năm, chỉ một cây mà thôi; và kích thước phải xứng hợp để có thể chuyển tải được chân lý Chúa Kitô lá ánh sáng của trần gian. Nến Phục sinh là biểu tượng ánh sáng Chúa Kitô, xua trừ mọi bóng tối trong tâm trí chúng ta. Trên tất cả, Nến Phục sinh phải là nến thực sự, phải là biểu tượng ưu việt của ánh sáng Chúa Kitô. Vì thế nên chọn một cây nến có kích cỡ, kiểu dáng và mầu sắc sao cho phù hợp với cung thánh, nơi đặt Nến Phục sinh.

10. Nên đọc bao nhiêu bài đọc trong Đêm Canh thức Vượt Qua?
Một trong những khía cạnh độc đáo của Canh thức Vượt Qua là thuật lại những kỳ công trong lịch sử cứu độ. Những kỳ công này được thuật lại trong 7 bài đọc được chọn từ sách Luật và Ngôn Sứ trong Cựu Ước, và hai bài đọc trích từ Tân Ước, được chọn từ thư các tông đồ và Tin Mừng. Như thế, “bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các tiên tri (Lc 24,27. 44-45)”, Chúa Giêsu một lần nữa gặp gỡ chúng ta trên đường chúng ta đi. Ngài mở tâm trí chúng ta, chuẩn bị cho chúng ta chia sẻ việc bẻ bánh và uống chén. Các tín hữu được khuyến khích suy niệm các Bài đọc này nhờ việc hát thánh vịnh đáp ca, nhờ thinh lặng và nhờ lời nguyện của chủ tế. Dựa trên các Bài đọc này, việc suy niệm trong đêm nay thật ý nghĩa đến độ thúc giục chúng ta một cách mãnh liệt phải sử dụng tất cả các bài đọc. Chỉ trong những hoàn cảnh mục vụ đòi buộc (trong trường hợp gấp rút) có thể bớt số bài đọc Cựu ước. Trong những trường hợp như thế, phải đọc ít nhất ba bài đọc Cựu ước, nhưng không bao giờ được bỏ bài trích sách Xuất Hành chương 14. (x. SLR, trang 289-294, các số 20 đến 36).

11. Trong Canh thức Vượt Qua, nên nhấn mạnh sự kiện các tân tòng được rước lễ lần đầu
Trước khi đọc “Đây Chiên Thiên Chúa”, chủ tế nên lưu ý các tân tòng về sự kiện lần đầu tiên họ được rước lễ, về tầm quan trọng của mầu nhiệm thật cao cả là chóp đỉnh của tiến trình gia nhập Kitô giáo, là trung tâm điểm của đời sống kitô hữu. Trong đêm Canh thức Vượt Qua này, mọi người có thể rước lễ dưới hai hình (Mình và Máu Thánh).

12. Những chỉ dẫn cho việc cử hành các thánh lễ ngày Chủ Nhật Phục Sinh
Các thánh lễ ngày Chủ Nhật Phục Sinh phải được cử hành hết sức trọng thể. Phải có đầy đủ các thừa tác viên phụng vụ và hát thật long trọng. Trong ngày này, thật thích hợp, thay vì nghi thức thống hối thường lệ đầu lễ, thì dùng hình thức rảy nước thánh đã được làm phép trong Đêm Canh thức Vượt Qua. Nên hát bài thánh ca Latinh Vidi aquam (Tôi đã thấy nước), hoặc một bài thánh ca khác có đặc tính nhắc nhớ đến Bí tích Thánh tẩy. Luôn đổ đầy nước thánh trong các bình đựng tại cửa ra vào nhà thờ. Vào chủ nhật Phục sinh, sau bài giảng, thay vì hát hoặc đọc Kinh Tin Kính, nên cho mọi người lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích Thánh tẩy. (x. SLR, trang 299, số 46)

13. Nến Phục sinh được đặt ở đâu trong Mùa Phục Sinh?
Nến phục sinh phải được đặt nơi xứng hợp hoặc bên cạnh giảng đài, hoặc bên cạnh bàn thờ và được thắp sáng ít nhất trong các cử hành phụng vụ trọng thể (Thánh lễ, Giờ Kinh Sáng hay Kinh Chiều) cho đến Lễ Hiện Xuống. Sau mùa Phục sinh, nến được lưu giữ cẩn trọng ở giếng Rửa tội, để khi cử hành Bí tích Thánh tẩy, các cây nến của các người được rửa tội sẽ được thắp sáng từ chính Nến Phục sinh. Khi cử hành thánh lễ An táng, nến Phục sinh được đặt cạnh quan tài để cho thấy sự hiện diện của Chúa Kitô, chiến thắng của Người trên tội lỗi và sự chết, và lời hứa được chia sẻ chiến thắng của Chúa Kitô vì là thành phần trong Thân Mình Người. Ngoài mùa Phục sinh, không đặt hoặc thắp nến phục sinh ở trên cung thánh.



Ý NGHĨA TUẦN THÁNH

Ý NGHĨA  TUẦN THÁNH
Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa “nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, khi Người chịu chết, Người sống lại từ cõi chết và lên trời; trong mầu nhiệm Vượt Qua này, Người đã chết để tiêu diệt cái chết của chúng ta, và sống lại để ban cho chúng ta nguồn sống mới” (HCPV.5). “Vì thế, Hội Thánh mẹ chúng ta, tưởng niệm Chúa đã Phục sinh, mỗi tuần vào ngày Chúa Nhật(ngày của Chúa), và lại còn họp mừng Chúa đã chịu khổ nạn và đã phục sinh, một năm một lần vào kỳ đại lễ Phục Sinh” (số 102)

ĐÊM CANH THỨC PHỤC SINH
Các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu đã bắt đầu mừng lễ Vượt qua của giao ước mới bằng cách thêm một ý nghĩa Kitô giáo vào lễ Vượt qua của đạo Do Thái:
Đức Giêsu đã chịu hiến tế làm Chiên Vượt qua của chúng ta.
Vì thế ta hãy lấy bánh không men,tượng trưng cho lòng chân thật tinh tuyền, mà ăn mừng đại lễ(1Cr 5, 8).
Người Do Thái họp mừng lễ Vượt qua trong một đêm canh  thức để kính Chúa (Xh 12, 42). Vì thế, người Kitô hữu thời xưa, sau khi ăn chay suốt ngày thứ bảy và có khi ngay từ chiều thứ năm cũng họp nhau lại trong đêm thứ bảy sáng chúa nhật Phục Sinh để canh thức mừng Chúa Kitô. trong buổi canh thức này, họ mừng kính toàn thể mầu nhiệm cứu chuộc do Chúa Giêsu thực hiện, Người đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại  cho chúng ta được nên công chính. Như vậy, cùng với nhiệm tích thánh tẩy nhờ đó ta được gia nhập dân Thiên Chúa, và với thánh lễ tạ ơn ngày chúa nhật, lễ họp mặt Vượt qua hằng năm cũng là căn bản của việc thờ phượng trong Kitô giáo.




TAM NHẬT VƯỢT QUA

Từ thời rất xa xưa, toàn thể Giáo Hội  phương đông cũng như phương tây đều kỷ niệm ba ngày thánh, bắt đầu từ thánh lễ chiều thứ năm cho đến chiều chúa nhật Phục sinh. Trong tam nhật Vượt qua này, các tín hữu đem lòng tôn kính và mến yêu mà tưởng nhớ những gì mà Chúa Giêsu đã làm từ bữa ăn sau hết với các môn đệ cho đến lần hiện ra với các ông chiều ngày Phục sinh.

TUẦN THÁNH

Những ngày, những giờ mà Chúa Giêsu đã thực hiện ơn cứu độ loài người quả là điểm cao nhất trong năm phụng vụ. Vì thế tất cả tuần lễ bắt đầu từ việc Người khải hoàn vào thành Giêrusalem cũng như đó mà có tính cách long trọng đặc biệt: đó là tuần thánh. Trong những ngày này, các anh chị em dự tòng kết thúc thời kỳ  chuẩn bị chịu Phép Rửa, còn toàn thể cộng đồng Kitô hữu sống tuần lễ sau cùng của Mùa Chay trong tinh thần sám hối sâu đậm hơn.
Nhờ tham dự phụng vụ, người Kitô hữu sẽ ý thức rõ ràng hơn rằng “Việc họp mừng mầu nhiệm chính yếu của việc thờ phượng trong Kitô giáo” và “Tam nhật Vượt qua kính nhớ Chúa chịu nạn và sống lại là điểm cao chói lọi của năm phụng vụ” (sách lễ Rôma).




CHÚA NHẬT LỄ LÁ TƯỞNG NIỆM
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
Ýnghĩa:  Trong tam nhật Vượt qua, vào thứ sáu tuần thánh, chúng ta sẽ nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Nhưng Giáo Hội cho đọc bài tường thuật Thương khó ngay từ Chúa nhật hôm nay, để thập giá Chúa Kitô nổi bật trong tất cả tuần thánh. Như vậy, tuần thánh bắt đầu vào Chúa nhật Lễ Lá và kết thúc vào Chúa nhật Phục sinh. Tuy nhiên ta không quên rằng, khổ nạn và Phục sinh là hai giai đoạn của một mầu nhiệm duy nhất, mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Kitô, cứu ta khỏi tội lỗi và cho ta được tình nghĩa với Thiên Chúa.
Trong thánh lễ, có cuộc rước lá, hay ít nhất là một nghi thức đơn giản gợi lại việc Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, như sách Dacaria 9, 9-10 đã tiên báo. Người đã muốn làm như thế trước khi chịu nạn, để chiếu rọi vào cuộc khổ nạn một ánh sáng báo trước cuộc toàn thắng của Người. Khi lặp lại những tiếng hoan hô của dân Do Thái ngày xưa, cộng đồng Kitô hữu tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô. Theo sau cây thập giá và linh mục, dân Thiên Chúa lonh trọng tiến vào nhà thờ, nơi họ sẽ dâng lại lễ tế giao hoà với Thiên Chúa (lời nguyện tiến lễ). Nhưng khi đi rước, họ còn nói lên niềm hy vọng, vì biết rằng khi lên trời, Chúa Giêsu sẽ mở cửa thành Giêrusalem thiên quốc cho họ, và giờ đây họ đang tiến về nơi đó.
Phụng vụ hôm nay tung hô Chúa Giêsu khải hoàn, tiếp đó lại mời gọi ta theo Người trên con đường khổ nhục. Phụng vụ Đêm Phục sinh sẽ ca ngợi Chúa Giêsu đã tự hạ đến cùng để bước vào vinh quang, đã sống lại để chiến thắng thần chết. Ta phải được ánh sáng của Chúa Giêsu thu hút mới có thể theo Người trong cuộc khổ nạn mà không chùn bước; ta phải thông hiệp với thập giá của người, mới được chia sẻ sự sống của Người. Tất cả tuần thánh đều tóm tắt trong hai hướng đi đó. Tất cả đời sống Giáo Hội, tất cả đời sống Kitô hữu cũng vậy.


TAM NHẬT VƯỢT QUA
Ý nghĩa:
Mỗi người Kitô hữu cũng như toàn dân Thiên Chúa cảm thấy có nhu cầu phải lần lượt ôn lại, trong kỳ lễ Vượt qua hằng năm, những gì đã xảy ra trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng thuật lại. Từ bữa tối Người ăn với các môn đệ trước khi đi chịu chết  cho đến lần Người hiện ra với  các môn đệ đó ngày Chúa nhật kế tiếp. Tất cả những gì Người đã làm, nhất  là việc Người chịu chết và sống lại, đều đem lại ơn cứu độ, tất cả những gì Người đã nói đều là lời cứu độ.
Giáo hội xưa nay vẫn đặc biệt lưu tâm đến việc cử hành ba ngày trọng đại nhất “Trong đó Chúa Kitô sẽ chịu đau khổ, đã an nghỉ và đã phục sinh”. Tam nhật Vượt qua bắt đầu bằng Thánh Lễ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào ngày Phục sinh, và sau khi đạt tới những giờ phút sốt sắng nhất trong buổi canh thức Đêm Thánh, gồm tóm tắt tất cả việc cử hành mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô.
Tam nhật Vượt qua liên quan đến đời sống thâm sâu nhất của mỗi cộng đồng Kitô hữu, vì toàn thể dân Thiên Chúa đều cùng với Chúa Kitô thực hiện cuộc Vượt qua để về với Chúa Cha. Đêm Vượt qua là đêm thanh tẩy long trọng nhất trong năm, và các tín hữu cầu nguyện cách khẩn thiết hơn trong hai ngày mà các anh chị em dự tòng trực tiếp sửa soạn để được cùng chết và sống lại với Chúa Kitô. Cũng trong chiều hướng ấy, người có tội chuẩn bị hai ngày ăn chay, tức là ngày thứ sáu, và nếu được,  cả ngày thứ bảy nữa, để được làm hoà với Thiên Chúa và với anh chị em, nếu chưa lãnh nhận bí tích hoà giải trong những ngày cuối mùa Chay. Ngoài việc liên đới nói trên các người dự tòng và những người sắp được ngồi lại vào bàn ăn của Chúa, tất cả các Kitô hữu cũng mừng lễ Phục sinh khi họ lặp lại các lời đã cam kết khi chịu thanh tẩy, và khi họ tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Vì thế, ta có thể áp dụng cho cả Tam Nhật Vượt Qua chỉ thị mà một trong những tài liệu cổ nhất về phụng vụ đã đưa ra về Đêm Thánh: “Toàn thể dân phải ở trong ánh sáng”.



THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY
Ý nghĩa:
Mỗi năm, dân Do Thái ăn lễ Vượt qua để tưởng niệm việc họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách áp bức, và giao ước với họ. Chúa Giêsu đã khai mạc cuộc Thương Khó khi cùng các môn đệ dùng bữa ăn Vượt qua đó. Nhưng Người đã muốn cho bữa ăn này trở thành bữa tiệc của giao ước mới, giao ước Người lập khi đổ máu hy sinh trên thập giá. Vì thế, khi trao cho các môn đệ tấm bánh và chén rượu, là đồ ăn thức uống đã trở nên Mình và Máu của Người. Người đã thiết lập nghi thức tưởng niệm lễ tế mà hôm sau Người sẽ dâng trên thập giá.
Mỗi lần cử hành thánh lễ, chúng ta tái diễn bữa tiệc của Chúa để nhớ đến Người, để tưởng niệm Người đã chịu chết, mừng vui vì người hiện diện, và trông mong Người trở lại. Nhưng chúng ta tưởng niệm cách sốt sắng hơn cả, trong thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh. Thánh lễ này cử hành vào buổi chiều, và đông đủ giáo dân tham dự sau một ngày làm việc, và với tất cả các linh mục trong giáo xứ đồng tế để cho thấy rằng chức tư tế chỉ là một, sau bài diễn giảng vị chủ tế làm lại cử chỉ của Chúa Giêsu và rửa chân cho mười hai đại diện cộng đoàn tín hữu. Trong khung cảnh đặc biệt của buổi lễ, không bài giảng nào nói rõ hơn rằng chức linh mục là để phục vụ, cho bằng việc chủ tế quì gối xuống trước mặt người anh em như thế.
Lễ xong, mỗi người có thể yên lặng chầu Thánh Thể để suy gẫm những lời tâm sự cuối cùng của Chúa Giêsu nói với các môn đệ trước khi vào vườn Ghếtsêmani, nhất là lời trối long trọng nhất:
“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”.


THỨ SÁU TUẦN THÁNH
NGÀY CHÚA CHỊU THƯƠNG KHÓ
Ý nghĩa:
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, các Kitô hữu trên hoàn cầu đều ăn chay: Đây là ngày Chay Vượt qua để kỉ niệm Chúa đã chịu Thương Khó, và Giáo Hội khuyên chúng ta giữ tiếp tục cho tới Đêm Thánh.
Vào buổi chiều hoặc tối hôm nay, có nghi thức về cuộc Thương Khó của Chúa. Bắt đầu là phụng vụ lời Chúa. Với bài Thương Khó theo thánh Gioan. Sau bài diễn giải những lời cầu đặc biệt long trọng cho toàn thể Giáo Hội  và thế giới, cho hết mọi hạng người, vì ơn cứu độ do Đấng Cứu Thế đã đổ máu ra để thực hiện, cần phải đạt tới khắp nơi trên mặt đất. Sau đó linh mục đưa thánh giá ra cho cộng đoàn tôn kính, rồi mọi người thông hiệp với Mình Máu Chúa Kitô.
Trong buổi họp mừng này, điều nổi bật hơn cả không phải là các đau khổ nhục nhằn của cuộc Thương Khó, nhưng là vinh quang của thánh giá, vì mỗi lần Giáo Hội tưởng niệm Chúa đã chịu chết thì đồng thời cũng tuyên xưng Người Phục sinh. Vì thế, các bài ca hôm nay đầy lời tung hô Chúa Kitô hiển thắng: “Lạy Thiên Chúa chí thánh! Lạy Thiên Chúa oai hùng! Lạy Thiên Chúa muôn đời hằng hữu! Xin thương xót chúng con” (Dân Ta hỡi). “Lạy Chúa, chúng con tôn thờ thánh giá Chúa hát mừng Ngài sống lại hiển vinh, ấy chính vì bởi cây thập giá, niềm hân hoan tràn ngập địa cầu” .

THỨ BẢY TUẦN THÁNH
Ý nghĩa:
Ngày thứ bảy tuần thánh không có lễ, cũng không có phụng vụ Lời Chúa, mà chi có các giờ kinh phụng vụ. Tuy hôm nay không chỉ là ngày chờ mong đại lễ. Chúng ta không chỉ hội họp nhau mà chi hồi tâm nhớ đến Chúa Kitô chôn trong mồ, nhưng chúng ta cũng đặt niềm tin vào một mầu nhiệm như tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô xuống ngục tổ tông”.
Mầu nhiệm Chúa Kitô xuống ngục tổ tông (hoặc âm phủ, nơi ở người chết) ở trung tâm mầu nhiệm Vượt qua. Việc Chúa đi xuống tiếp nối việc Người tự hạ khi chết trên thập giá, và cho ta thấy rõ Người thực sự đã chết: Linh hồn Người đã thực sự lìa khỏi xác và đến với linh hồn các người công chính khác. Nhưng việc Chúa xuống âm phủ cũng thể hiện tính cách lớn lao của cuộc chiến thắng của Người. Người đã từ đáy vực thẳm bước lên sự sống. Đồng thời mầu nhiệm này cũng khai mào cho cuộc chiến thắng ấy: Chúa Kitô xuống với những kẻ đang mong đợi Người đến báo tin họ sắp được giải phóng. Việc xuống âm phủ là khởi điểm của cuộc đi lên, sẽ đưa Chúa Kitô đến vinh quang phục sinh và thăng thiên: “Đấng đã xuống cũng là Đấng đã lên cao, vượt mọi tầng trời”.
Trong các giờ kinh phục vụ ngày hôm nay, chúng ta cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Con Một Chúa đã chịu chôn vùi trong lòng đất, nhưng đã chiến thắng tử thần và khải hoàn chỗi dậy. Vậy tất cả chúng con là những tín hữu đã cùng được mai táng với Người khi lãnh nhận phép rửa, xin cũng nhờ ơn Người phục sinh mà đạt tới nguồn sống muôn đời”.





Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA THÁNG TƯ NĂM 2018



HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Anh Chị Em thân mến,
Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 3 năm 2018, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thực hiện chuyến viếng thăm mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô (Ad Limina Apostolorum) theo quy định của Giáo luật. Từ Rôma, chúng tôi, các Giám mục của 26 Giáo phận tại Việt Nam, kính gửi đến Anh Chị Em lời chào thân ái trong tình hiệp thông. Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng tất cả Anh Chị Em.
1.Trong chuyến hành hương về cội nguồn này, trước hết chúng tôi đến viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, nền tảng và cột trụ của Hội Thánh. Đây là dịp để chúng tôi được mời gọi ý thức hơn về sứ vụ tông đồ mà chúng tôi được hồng phúc đón nhận như những người kế vị. Đồng thời, hơn bao giờ hết, chúng tôi khắc ghi lời tuyên xưng đức tin của các ngài vào Chúa Giêsu là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Đức tin ấy, các Thánh Tông đồ đã tuyên xưng không những qua đời sống hy sinh phục vụ, mà còn bằng cả cái chết vì Danh Chúa. Xin anh chị em thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi biết noi gương các ngài trong trách nhiệm giáo dục đức tin và sứ vụ tông đồ đã được trao phó.

2. Một điểm nhấn quan trọng chuyến hành hương này là buổi yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô, Mục tử tối cao của Hội Thánh hữu hình. Đây là cơ hội tuyệt hảo cho chúng tôi cảm nghiệm và phát huy mối hiệp thông giữa các Giám mục với Đấng kế vị Thánh Phêrô, cũng như giữa Hội Thánh địa phương và Hội Thánh hoàn vũ. Trong dịp này, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã trân trọng dâng lên Đức Thánh Cha tấm lòng hiếu thảo, yêu mến và vâng phục của mọi tín hữu Công giáo tại Việt Nam, và bày tỏ ước mong được đón tiếp Đức Thánh Cha đến thăm đất nước chúng ta. Đức Thánh Cha vui mừng đón nhận những tâm tình quý mến này và vui lòng ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả anh chị em.
Trong cuộc yết kiến, Đức Thánh Cha đã bày tỏ tình ưu ái đặc biệt đối với cộng đồng tín hữu Công giáo Việt Nam. Ngài vui mừng và thán phục khi nghe nói đến số đông ơn gọi linh mục, tu sĩ và đời sống thánh hiến. Đức Thánh Cha cũng lưu ý việc đào tạo chủng sinh và tu sĩ, đặc biệt là chất lượng và đời sống nội tâm. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện sứ mạng tông đồ trong một thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng bởi trào lưu tục hóa và hưởng thụ. Một cách đặc biệt, vị Mục tử tối cao của Giáo Hội mời gọi cộng đoàn Dân Chúa tại Việt Nam hãy nhiệt thành hơn nữa trong sứ vụ truyền giáo. Ngài nhấn mạnh đến việc loan báo Tin Mừng với niềm vui, qua đó lời loan báo của chúng ta mang tính thuyết phục đối với đồng bào không cùng tôn giáo. Để lời loan báo mang lại hiệu quả, cũng cần phải có những chứng từ mạnh mẽ và cụ thể trong đời sống, trong mối tương quan với tha nhân. Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm đối với các gia đình công giáo, ước mong họ sẽ là những chứng tá sống động về đời sống đức tin và niềm vui của tình yêu.

3.Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Ad Limina, các Giám mục chúng tôi cũng đến thăm và làm việc với các Bộ và các Văn phòng của Tòa Thánh, là những cơ quan được thiết lập để giúp Đức Thánh Cha trong sứ vụ điều hành Hội Thánh toàn cầu. Đây cũng là dịp để chúng tôi chia sẻ tình hình Hội Thánh địa phương, với những thuận lợi và thách đố, đồng thời đón nhận chỉ dẫn trong những lãnh vực chuyên biệt, nhằm phục vụ Hội Thánh địa phương cách hữu hiệu hơn.

4.Sau khi đã hoàn thành chuyến viếng thăm Ad Limina, chúng tôi dành thời gian để tổ chức Hội nghị kỳ I năm 2018 tại Foyer Phát Diệm, Rôma. Như thường lệ, chúng tôi chia sẻ những thành quả và những lo toan của các giáo phận. Đồng thời, được soi sáng bởi huấn từ của Đức Thánh Cha và các cơ quan trung ương Hội Thánh, chúng tôi đã thảo luận và đề ra những định hướng mục vụ, hầu cổ võ đời sống đức tin và chứng tá nơi mọi thành phần Dân Chúa. Một cách đặc biệt, chúng tôi nhắc lại định hướng mục vụ năm 2018 là "Đồng hành với các gia đình trẻ" và việc kỷ niệm 30 năm các vị Tử Đạo tại Việt Nam được nâng lên hàng hiển thánh (1988-2018).

5.Trong thời gian ở Rôma, một thành viên của Hội đồng Giám mục, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã an nghỉ trong Chúa đêm 6-3-2018, giờ Rôma (tức 4g15 ngày 7-3-2018, giờ Việt Nam). Là một mục tử cần mẫn, luôn nhiệt thành và hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa trao phó tại Giáo phận Mỹ Tho và Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, sinh thời, Đức Tổng Giám mục Phaolô là một thành viên nhiệt thành và đáng kính của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài đã có những đóng góp tích cực và kiêm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Hội đồng Giám mục. Đây là một mất mát lớn đối với Hội Thánh Công giáo Việt Nam, cách riêng đối với Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tâm tình hiệp thông và trong niềm hy vọng nơi Đức Kitô phục sinh, chúng ta nguyện xin Chúa đón nhận người tôi tớ trung thành vào hưởng hạnh phúc vinh quang với Ngài.
Thưa Anh Chị Em,
Chuyến hành hương về Rôma của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp. Cám ơn Anh Chị Em đã cầu nguyện và hiệp thông với chúng tôi. Chúng ta hãy đón nhận và thực hành giáo huấn của Đức Thánh Cha để xây dựng tình hiệp nhất thân thương giữa những người đồng đạo và mối hài hòa thân thiện với những người đồng bào. Noi gương các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, mỗi tín hữu chúng ta hãy nhiệt thành và can đảm làm chứng cho đức tin trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang đổi thay từng ngày. Chứng tá ấy phải được khởi đi từ gia đình, nhờ đó lan tỏa và trở nên men, muối và ánh sáng cho mọi môi trường xã hội.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, xin Chúa chúc lành cho Anh Chị Em.

Làm tại Rôma, ngày 10 tháng 3 năm 2018

+Phêrô Nguyễn Văn Khảm                   +Giuse Nguyễn Chí Linh
 Giám mục Mỹ Tho                                Tổng Giám mục Huế
   Tổng thư ký                          Giám quản Tông Tòa Thanh Hóa
                                        Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam







THƯ MỤC VỤ ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN TH. 4-2018
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN : SỨ VỤ DẠY GIÁO LÝ
VỚI ĐÍCH ĐIỂM LÀ GẶP GỠ CHÚA KITÔ PHỤC SINH

Chúa đã sống lại rồi, Alleluia!
Anh chị em thân mến,
Sống mầu nhiệm Phục Sinh, chúng ta dâng lên Chúa Giêsu Kitô lời chúc tụng và cảm tạ vì Ngài đã dùng cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh để cứu độ chúng ta. Chúa Kitô Phục Sinh cũng là trung tâm lời rao giảng của các Tông đồ sau khi Chúa sống lại như lệnh truyền của Ngài: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (Mc 16,15). Giáo phận luôn ý thức mệnh lệnh này của Chúa Kitô Phục Sinh. Và, để chuẩn bị cho các linh mục tham dự cuộc thường huấn về sinh hoạt giáo lý tại các giáo xứ giáo họ, đồng thời cũng để chuẩn bị các sinh hoạt giáo lý trong giáo phận dành cho các học sinh trong dịp hè, xin gửi đến anh chị em thư mục vụ tháng Tư với chủ đề: “Gíao phận Long Xuyên – Sứ Vụ Dạy Giáo Lý Với Đích Điểm là Gặp Gỡ Chúa Kitô Phục Sinh”.
Suy tư theo chủ đề của thư mục vụ, chúng ta nhận ra rằng, trong những lần hiện ra sau biến cố Phục Sinh, Chúa Kitô như muốn dạy giáo lý cho các môn đệ để họ trở nên xác tín rằng Chúa đã phục sinh, để họ cảm nghiệm được rằng mình đã gặp được Đức Kitô Phục Sinh, và để họ dấn thân thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Điển hình là thuật trình Chúa Phục Sinh hiện ra với hai môn đệ làng Emmaus. Thuật trình này mời gọi chúng ta suy tư về sứ vụ dạy giáo lý với ba ý tưởng chính sau đây: 1) Cuộc sống thực tế của hai môn đệ đã là bối cảnh Chúa dạy giáo lý cho các ông, nhưng chính Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể mới là bối cảnh để việc học giáo lý đạt được đích điểm là gặp gỡ Chúa Phục Sinh. 2) Việc học giáo lý với đích điểm là gặp gỡ Chúa Phục Sinh như thế đã đem lại kết quả là làm biến đổi cuộc sống của các môn đệ. Và 3) với kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Phục sinh và được biến đổi như thế, nên, đối với các môn đệ, việc làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh là một sứ vụ không thể cưỡng lại.
Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy giáo lý ở Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu sót. Những bất cập và thiếu sót mà HĐGMVN trong Hướng Dẫn Tổng Quát việc dạy giáo lý tại Việt Nam 2017 được kể ra là:
- Về mục tiêu: chú trọng quá nhiều đến việc trình bày hệ thống kiến thức đức tin, mà chưa chú trọng đến chiều kích tương quan mật thiết riêng tư với Thiên Chúa.
- Về nhiệm vụ: quan tâm đến việc người thụ giáo hiểu biết đức tin, nhưng chưa chú trọng đến việc lắng nghe, đón nhận và thực thi ý Chúa.
- Về phương pháp: phần đông vẫn theo phương pháp hỏi – thưa, truyền đạt đức tin theo cách thức dạy dỗ, bảo ban từ trên xuống, mà thiếu quan tâm đến việc đồng hành thiêng liêng hay tạo điều kiện cho học viên mở lòng đón nhận Mạc Khải và diễn tả niềm tin.
- Về tổ chức: Giáo lý viên giáo dân chưa được quan tâm đúng mức về tinh thần, vật chất, và kiến thức để đảm bảo nhiệm vụ dạy giáo lý.
- Về đối tượng: chỉ chú trọng dạy giáo lý cho các em thiếu nhi, người dự tòng và các đôi chuẩn bị lãnh Bí tích Hôn Phối, mà thiếu quan tâm nuôi dưỡng và phát triển đức tin trong suốt hành trình cuộc đời, đặc biệt là trong những trường hợp của người trẻ, người lớn, người di dân, người tân tòng, các bệnh nhân, những người già cả…
- Về môi trường: Việc dạy giáo lý dường như chỉ thu hẹp trong khuôn khổ “lớp học”, mà chưa ý thức việc giáo dục đức tin từ môi trường gia đình, chưa mở rộng tầm nhìn đến các vấn đề của cộng đoàn và chưa vươn tới các môi trường xã hội.
Khi nhìn vào bối cảnh và những thực trạng trên, HĐGMVN cũng nhìn ra những thách đố cho việc dạy giáo lý:
- Phải tìm cách chuyển trọng tâm từ việc huấn luyện duy kiến thức sang việc xây dựng mối tương quan thân tình với Thiên
Chúa và với tha nhân.
- Việc dạy giáo lý không những phải đổi mới cách trình bày, mà còn phải thoát ra khỏi khuôn khổ của lớp học để vươn ra đời sống cộng đoàn và vươn tới các vấn đề xã hội.
- Việc dạy giáo lý phải giúp các tín hữu đào sâu đức tin và phải có tính cách thường xuyên.
- Cần quan tâm hơn đến giáo lý cho người trẻ, nên cũng cần vận dụng các phương pháp truyền thông hiện đại để trình bày giáo lý cách sinh động và hữu hiệu.
- Việc dạy giáo lý cần chú tâm đến việc đối thoại với người nghèo, với các nền văn hóa, với các tôn giáo và với những người vô thần.
Đối với Giáo Phận Long Xuyên, những thách đố trước những thực trạng và thách đố cho việc dạy giáo lý tại Việt Nam của HĐGM, cũng là những thách đố của Giáo Phận Long Xuyên.
Trong suốt lịch sử của mình, giáo phận luôn ý thức được lệnh truyền của Chúa Giêsu Kitô là cấp bách: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28,19). Ngay từ khi thành lập Giáo Phận, Đức Cha Cố Micae đã luôn quan tâm đặc biệt đến việc huấn giáo, trong đó việc đào tạo các giảng viên giáo lý là điển hình. Ngài đã thiết lập một Viện Giáo Lý cho nam tại Đài Đức Mẹ Tân Hiệp và một Viện Giáo Lý cho nữ tại Mỹ Thạnh, Vàm Cống. Tiếp nối truyền thống của Đức Cha Cố Micae, Giáo Phận Long Xuyên, kể từ năm 2011, đã có chương trình đào tạo giáo lý viên theo niên khóa 5 năm. Khóa I bắt đầu từ năm 2011 và kết thúc năm 2016. Khóa II đã bắt đầu năm 2014 và dự kiến kết thúc năm 2019. Đây là nỗ lực rất lớn và đòi nhiều kiên nhẫn của Ban giáo lý đức tin của giáo phận được nhiều linh mục trong các giáo hạt cộng tác.
 Cụ thể nữa là, một trong các điểm nhấn trong chương trình Tu đức – Mục vụ - Loan báo Tin Mừng năm 2018 là về sinh hoạt giáo lý, được đề xuất như sau:
1. Quan tâm đặc biệt đến sinh hoạt giáo lý
- Tổ chức có chất lượng chương trình giáo lý của giáo xứ, giáo họ.
- Ưu tiên cho việc huấn luyện và thường huấn cho giáo lý viên của giáo phận.
- Những giáo xứ, giáo họ nào có nhu cầu và có điều kiện, nên quan tâm đến các địa điểm dạy giáo lý cho các thiếu nhi trong giáo xứ, giáo họ.
2. Quan tâm đặc biệt đến các khóa huấn luyện về giáo lý
- Tĩnh tâm tháng tại các giáo hạt: từ tháng Một đến tháng Năm, sẽ trao đổi về tình hình sinh hoạt giáo lý trong Giáo Phận.
- Nội dung các cuộc thường huấn năm nay của các linh mục trong giáo phận cũng tập trung vào tìm hiểu và học hỏi sinh hoạt giáo lý trong đời sống Giáo Hội.
Anh chị em thân mến,
Nhiều giáo xứ và giáo họ dù khó khăn, vẫn tổ chức việc dạy và học giáo lý thường xuyên trong năm, đặc biệt là các ngày thứ Năm và Chúa Nhật. Cũng có những hoàn cảnh thực tế, chỉ có thể tổ chức các lớp giáo lý vào dịp hè. Cũng có nhiều linh mục đang thực sự dấn thân thi hành tác vụ linh mục của mình, khi vừa cùng với các giáo lý viên dạy giáo lý trong các lớp giáo lý, vừa là giáo lý viên của các giáo lý viên trong giáo xứ, giáo họ. Những sinh hoạt giáo lý trên nói lên sự nhiệt tâm của các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, của các ông trùm, của các bà quản trong các cộng đoàn.
Ước gì nhờ các sinh hoạt giáo lý tại các cộng đoàn, để giáo phận trở thành trường học về Chúa Kitô Phục Sinh. Ở trường học này, dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân đều là học sinh của Chúa Thánh Thần trong cuộc hành trình cuộc đời, để củng cố niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, để cảm nghiệm được niềm vui gặp được Chúa Phục Sinh, và để dấn thân làm chứng cho tin mừng Phục Sinh.
Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban phép lành cho cộng đoàn giáo phận chúng ta.

+ Giuse Trần Văn Toản                      + Giuse Trần Xuân Tiếu
           Giám Mục Phó                 Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên








LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG TƯ / 2018

Ý chỉ chung: Những người có trách nhiệm trong lãnh vực kinh tế

Cầu cho những nhà tư tưởng và các chuyên viên trong lảnh vực kinh tế thế giới biết can đảm nói không với một  nền kinh tế loại trừ, khi mở ra những con đường mới.

CHẦU MTC THAY GIÁO PHẬN
18/ CHÚA NHẬT PHỤC SINH (01-04-2018): Cái Gia, Thái Hòa, Tân Thành (4b), Tv Phanxicô.
19/ CHÚA NHẬT II PHỤC SINH (08-04-2018): Ba Hòn, Núi Sập, Cần Xây, Tv Chúa Quan Phòng CLG, Xẻo Dinh.
20/ CHÚA NHẬT III PHỤC SINH (15-04-2018): An Hòa, Long Thạnh.
21/ CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH (22-04-2018): Fatima (Cần Đăng), Phú Hòa.
22/ CHÚA NHẬT V PHỤC SINH (29-04-2018): Bắc Xuyên (E1), Mỹ Luông.

01/4 16   Tr CHÚA NHẬT LỄ CHÚA PHỤC SINH.
Lễ trọng với tuần bát nhật.
Lễ cầu cho giáo dân.

Cv 10:34,37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9
hoặc Mt 28: 1-10 (thánh lễ chiều có thể đọc Luca 24,13-35).
Phải hát ca tiếp liên trong ngày lễ Phục Sinh.
PVGK: thánh vịnh tuần 1
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1974) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN HUẤN (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ HOA (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1993):
ĐAMINH NGUYỄN VĂN HIẾU (TĐ)

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Những ai có thể lãnh Bí tích Thêm Sức?
T. Tất cả những ai đã lãnh Bí tích Rửa Tội đều có thể và phải lãnh Bí tích Thêm Sức.

CHIA SẺ
Tất cả những ai đã nhận Bí tích Rửa Tội đều có thể và phải nhận Bí tích Thêm sức, và chỉ nhận một lần duy nhất mà thôi. Trẻ em đến tuổi biết phán đoán được quyền lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Trong trường hợp nguy tử, Hội Thánh vẫn ban bí tích này cho trẻ em, dù em đó chưa đến tuổi biết phán đoán. Như thế, người lớn khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, thì phải được lãnh nhận ngay Bí tích Thêm Sức, là một trong ba bí tích khai tâm Kitô giáo. Để lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, người tín hữu phải hiểu biết giáo lý, phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội. Cũng như khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, người lãnh nhận Bí tích Thêm sức nên có một người đỡ đầu, để được trợ giúp trong đời sống thiêng liêng. Nên chọn chính người đỡ đầu Rửa Tội, để nhấn mạnh sự thống nhất của hai bí tích này (x. GLHTCG, số 1306-1311).

02 17 Tr THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS.
Cv 2:14.22-32; Mt 28:8-15
Không nhớ Thánh Phanxicô Paola
PVGK: thánh vịnh riêng.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1993):
- Cha Sylvestre TrầnVăn Phụng
Kỷ niệm ngày qua đời (1967):
- Cha Augustinô Nguyễn Phong Lưu (Sài Gòn)

03 18 Tr THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT
PHỤC SINH. Cv 2:36-41; Ga 20:11-18
PVGK: thánh vịnh riêng.
Kỷ niệm ngày về nhà Cha (1975)
MARIA NGUYỄN THỊ TUYỂN

04 19 Tr THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT
PHỤC SINH.
Cv 3:1-10; Lc 24:13-35
PVGK: thánh vịnh riêng.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1986) ÔB:
GIUSE ĐOÀN MINH LĨNH (TĐ)
MARIA LẠI THỊ NGỌC HUỆ (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
MARIA NGUYỄN THỊ NGHỊ (SH)

05 20 Tr THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS.
Cv 3:11-26; Lc 24:35-48.
PVGK: thánh vịnh riêng.
Không nhớ Thánh Vinh sơn Phêriô
Bổn mạng các giáo xứ và giáo họ:
- (TH) Vinh sơn [A2], Vinh sơn [0a], Vinh sơn [4b],
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1976):
- Cha Inhaxiô Võ Văn Ánh
- Cha Luca Phạm Tuấn Khanh
- Cha Gioakim Nguyễn Văn Khoan
- Cha Antôn Nguyễn Đình Khuyến
- Cha Gioakim Đặng Văn Phàn
- Cha Giuse NguyễnVăn Thắng

06 21 Tr THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS.
Thánh Alselmô.
Cv 4:1-12; Ga 21:1-14
PVGK: thánh vịnh riêng.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN KIỂM (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ HƯỞNG (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1984) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN TRỌNG (HH)
MARIA BÙI THỊ HẢI (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha
MARIA VŨ THỊ SEN (TM)

07 22 Tr THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT PS.
Cv 4:13-21; Mc 16:9-15
Không nhớ Thánh Gioan Baotixita Lasan.
PVGK: thánh vịnh riêng.
Kỷ niệm ngày qua đời (2011):
Cha Gioan Baotixita Mai Đức Long (Cần Xây)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1995) ÔB:
GIUSE NGÔ VĂN TUẤN (TĐ)
MARIA HUỲNH THỊ KIM HY (TĐ)

08 23 Tr CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH. CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PS. CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA.
Cv 4: 32-35; 1Ga 5:1-6; Ga 20:19-31
PVGK: thánh vịnh tuần 2.
Kỷ niệm qua đời (1967):
- Cha Giuse Đỗ Hiển Kính (Mỹ Tho)
Lưu ý:
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã quyết định cho các tín hữu được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, với bốn ý chỉ sau:
1. Ơn Toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, cho những tín hữu nào trong ngày Chúa nhật II Phục Sinh, có quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.

2. Ân xá một phần được ban cho những tín hữu nào, với tâm tình thống hối dâng lên Chúa Thương Xót một trong những lời cầu khẩn được phê chuẩn hợp pháp, như “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.

3. Ơn Toàn xá được ban cho những người đau yếu và những người săn sóc họ, nhưng phải - Có quyết tâm từ bỏ tội lỗi. - Có ý hướng thi hành 3 điều kiện thường lệ một khi có thể. - Đọc trước ảnh Chúa Thương Xót một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính và một lời cầu xin Lòng từ bi Chúa.

4. Vào ngày này, Đức Giám mục giáo phận có thể ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn xá, khi cử hành long trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa, hay tương đương Nhà Thờ Chính Tòa.

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Những ai là thừa tác viên của Bí tích Thêm Sức?
T. Thừa tác viên của Bí tích Thêm Sức thông thường là Giám mục và những Linh mục được chỉ định. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, thì bất cứ Linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban bí tích này.

CHIA SẺ
Thừa tác viên nguyên thủy của Bí tích Thêm Sức là Giám mục. Đây là cách làm nổi bật sự liên kết giữa người được Thêm Sức với Hội Thánh trong cơ cấu tông truyền, và với sứ vụ của Hội Thánh là làm chứng cho Đức Kitô. Trong một số trường hợp, Đức Giám mục có thể chỉ định cho một Linh mục nào đó thay mặt ngài cử hành Bí tích Thêm Sức. Ngoài ra, khi Linh mục rửa tội cho người lớn, thì cũng được phép ban Bí tích Thêm Sức cho họ ngay sau đó.
Nếu một Kitô hữu đang trong tình trạng nguy tử, thì bất cứ Linh mục nào cũng có thể ban Bí tích Thêm Sức cho họ. Hội Thánh muốn rằng: Không người con nào của mình, kể cả trẻ nhỏ nhất, phải lìa đời, mà trước đó chưa được Chúa Thánh Thần kiện toàn bằng hồng ân, do sự sung mãn của Đức Kitô (x. GLHTCG, số 1312-1314).

09 24 Tr Thứ Hai tuần II Mùa Phục Sinh.
LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng
Is 7:10-14; 8:10; Dt 10:4-10; Lc 1:26-38
PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn mạng các các giáo xứ và giáo họ:
- (TT) Gh. Truyền Tin; (HT) Bình Giang.
Thánh Fidèle de Sigmaringen.Tđ
        Cv 4:23-31; Ga 3:1-8

10 25 Tr Thứ Ba tuần II Mùa Phục Sinh
Cv 4:32-37; Ga 3:7b-15
Kỷ niệm ngày qua đời (1997):
Cha Giuse Nguyễn Mạnh Khải (Mỹ Luông)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
GIUSE GIOAN VŨ HÙNG PHI (SH)

11 26 Tr Thứ Tư tuần II Mùa Phục Sinh
Cv 5:17-26; Ga 3:16-21
Thánh Stanislaô, Gmtđ.
Kỷ niệm ngày qua đời (2005):
- Cha Phêrô Lê Uy Phuông (Thị Đam)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG VĂN ĐOÀN (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ THỦY (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2003):
GIUSE NGUYỄN KIM CƯƠNG (SH)

12 27 Tr Thứ Năm tuần II Mùa Phục Sinh
Cv 5:27-33; Ga 3:31-36
Kỷ niệm ngày qua đời (1997):
- Cha Phaolô Nguyễn Ngọc Đỗ (Cồn Phước)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
PHAOLÔ LÊ BẢO THỌ (SH)
MARIA LÊ HỒNG LOAN (SH)

13 28 Tr Thứ Sáu tuần II Mùa Phục Sinh
Cv 5:34-42; Ga 6:1-15
Thánh Martinô I, Ghtđ.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1983) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN KHOA (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ MỪNG (SH)

14 29 Tr Thứ Bảy tuần II Mùa Phục Sinh
Cv 6:1-7; Ga 6:16-21
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
GIUSE PHẠM NGỌC THỎA (TM)
MARIA TRẦN  THỊ PHƯỢNG (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE TRẦN HOÀNG THÁI (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HOÀNG LÂM (SH)
MARIA TRẦN THỊ THANH NGA (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2002):
GIUSE NGUYỄN VĂN KHẨU (SH)

15 30 Tr CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH.
Cv 3:13-15.17-19; 1Ga 2:1-5; Lc 24:35-48
Thánh Vịnh Tuần 3
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1975):
- Cha Giuse Phan Chí Minh
- Cha Tôma Aq. Nguyễn Hoàng Phượng
- Cha Antôn HoàngVăn Tấn
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
PHÊRÔ BÀN VĂN HÀO (SH)
ROSA PHẠM THỊ MAI (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIOAN B VŨ VĂN TIẾN (SH)
ROSA NGUYỄN THỊ THÚY VÂN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1991):
ROSA VŨ THỊ ĐÀO (SH)

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Người lãnh Bí tích Thêm Sức có những bổn phận nào?
T. Người lãnh Bí tích Thêm Sức có những bổn phận này: Một là nỗ lực thi hành Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng. Ba là tích cực giới thiệu Chúa cho mọi người.

CHIA SẺ
Trước khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các Tông đồ sống rất nhút nhát và sợ hãi. Nhưng trong ngày lễ Ngũ Tuần, ơn Chúa Thánh Thần đã xuống tràn đầy trên các ông, khiến các ông không còn sợ hãi nữa. Chúa Thánh Thần đã làm cho các ông trở thành những con người mới: can đảm, hăng say rao giảng Lời Chúa, chu toàn sứ mạng mà Chúa Kitô đã trao cho các ông (x. Mt 28,19).
Cũng vậy, khi đã được lãnh Bí tích Thêm Sức, ta cũng có bổn phận: (1) Làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày. Để làm chứng cho Chúa, ta cần can đảm sống theo Lời Chúa dạy: chu toàn giới răn quan trọng nhất, là mến Chúa yêu người. (2) Xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng: Đó là đem tinh thần Tin Mừng vào những nơi mình sống và làm việc. (3) Bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người, vì "tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta" (2Cr 5,14). Noi gương các Tông đồ và các Thánh Tử Đạo, ta sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để bảo vệ đức tin. Đồng thời ra sức truyền bá đức tin cho mọi người, bằng việc sống đức tin theo Lời Chúa dạy. Thánh Giacôbê đã nói: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17), (x. GLHTCG, số 1285, 1316, 1319).

16 1/3 Tr Thứ Hai tuần III Mùa Phục Sinh.
Cv 6:8-15; Ga 6:22-29
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG VĂN NAM (SH)
MARIA HOÀNG THỊ SÁNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1972):
GIUSE ĐỖ VĂN YÊN (SH)

17 02 Tr Thứ Ba tuần III Mùa Phục Sinh.
Cv 7:51-8:1a; Ga 6:30-35

18 03 Tr Thứ Tư tuần III Mùa Phục Sinh
Cv 8:1b-8; Ga 6:35-40
Kỷ niệm ngày qua đời (2011):
Cha Phêrô M. Trần Minh Tân (Hiếu Thuận - H1)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE PHẠM XUÂN HÙNG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ TƠ (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1977) ÔB:
PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐANG (HH)
MARIA TRẦN THỊ MỪNG (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2004) ÔB:
PHÊRÔ LÊ BẢO LỢI (HH)
MARIA ĐINH THỊ HỢI (HH)

19 04 Tr Thứ Năm tuần III Mùa Phục Sinh.
Cv 8:26-40; Ga 6:44-51
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN HÙNG (TĐ)
ROSA TRỊNH THỊ HƯƠNG LAN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE NGUYỄN THANH SƠN (SH)
MARIA TRẦN THỊ THU HẰNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1971) ÔB:
GIOAN B TRẦN VĂN CHỨC (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ TIN (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987):
MARIA NGUYỄN THỊ THÂM (SH)

20 05 Tr Thứ Sáu tuần III Mùa Phục Sinh.
Cv 9:1-20; Ga 6:52-59
Kỷ niệm ngày qua đời (1970):
Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tống (Năng Gù)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
ĐAMINH BÀN VĂN HÀO (SH)
MARIA LÊ THỊ ĐƯỢC (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1974) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN CẦU (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ TỜ (HH)

21 06 Tr Thứ Bảy tuần III Mùa Phục Sinh.
Cv 9:31-42; Ga 6:53.60-69
Thánh Anselmô,Gmtsht
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2004) ÔB:
VINHSƠN TRỊNH NGỌC TUẤN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA (SH)

22 07 Tr CHÚA NHẬT IV MÙA PHỤC SINH.
CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH.
Ngày cầu nguyện cho ơn gọi.
Xin tiền giúp cho việc đào tạo chủng sinh.
Cv 4: 7-12; 1Ga 3:1- 2; Ga 10: 11-18.
Thánh Vịnh Tuần 4

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Bí tích Thánh Thể là gì?
T. Bí tích Thánh Thể là Bí tích Chúa Giêsu đã lập, để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá; và để ban Mình Máu Ngài, làm của ăn nuôi sống chúng ta.

CHIA SẺ
Bí tích Thánh Thể là hy tế Mình và Máu Chúa Giêsu, mà Ngài đã thiết lập, để tiếp tục hy tế trên Thánh giá của Ngài cho đến khi Ngài lại đến. Ngài đã ủy thác cho Hội Thánh việc tưởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của Ngài. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ sự hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, nơi ta lãnh nhận Đức Kitô, linh hồn ta được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu.

"Tiếp tục lễ hi sinh trên Thánh giá": Trong Thánh Lễ, khi Linh mục đọc lời truyền phép, thì bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu cách nhiệm mầu. Đây là mầu nhiệm tình yêu cao vời, ta không thể suy thấu, mà phải lấy đức tin đón nhận. Cho nên, sau khi truyền phép, chủ tế đọc: "Đây là mầu nhiệm đức tin".
 “Làm của ăn nuôi sống chúng ta”: Khi Chúa Giêsu dùng chính bánh và rượu là lương thực cốt yếu của loài người, để biến thành Mình và Máu Thánh Chúa, là có ý dạy ta: như của ăn thức uống cần cho thể xác thế nào, thì Mình và Máu Chúa Giêsu cũng là lương thực cần cho đời sống tâm linh như thế (x. GLHTCG, số 1322,1323).

23 08 Tr Thứ Hai tuần IV Mùa Phục Sinh
Cv 11:1-18; Ga 10:1-10
Thánh Giorgiô, Tđ
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:
- Cha Đôminicô Phạm Minh Quang (1962) 
- Cha Phaolô Nguyễn Trọng Tri (1963)
- Cha Giuse Vũ Tuấn Tú (1963)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
MICAE VŨ VĂN CHẤN (TM)
MARIA TẦN THỊ TƯƠI (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
ĐAMINH PHẠM ĐỨC KHÁNH (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ ÁNH SƯƠNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN THANH PHÚ (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG (SH)

24 09 Tr Thứ Ba tuần IV Mùa Phục Sinh.
Cv 11:19-26; Ga 10:22-30
Thánh Phiđen Dichmarigân, Lmtđ.
Kỷ niệm ngày qua đời (1963):
Cha Giuse Nguyễn Trọng Xuân (D2)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2006) ÔB:
GIOAN TRẦN HOÀNG THANH DŨNG (SH)
MARIA VŨ THỊ TUYẾT NGA (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2008):
MARIA TRẦN THỊ XUÂN (TĐ)

25 10 Đ Thứ Tư tuần IV Mùa Phục Sinh.
Cv 12:24 - 13:5a; Ga 12:44-50
THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ SÁCH TIN
MỪNG, Tđ. Lễ kính
1Pr 5: 5b-14; Mc 16: 15-20
PVGK: thánh vịnh riêng
Kỷ niệm ngày qua đời (2012):
Cha Micae Bùi Đức Ngoạn (Rivera)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
GIUSE NGUYỄN PHƯƠNG HOÀNG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ MẬN (TM)

26 11 Tr Thứ Năm tuần IV Mùa Phục Sinh.
Cv 13:13-25; Ga 13:16-20
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1973):
- Cha Vinhsơn TrầnThanh Thoả
Kỷ niệm ngày qua đời (1961):
- Cha Giuse Nguyễn Ngọc Linh (K. B)

27 12 Tr Thứ Sáu tuần IV Mùa Phục Sinh.
Cv 13:26-33; Ga 14:1-6
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1974):
- Cha Giuse Nguyễn Đức Chính
- Cha Giuse Vũ Đức Hước
- Cha Vincent Nguyễn Thế Khanh
- Cha Phaolô Hồ Văn Nhơn
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1988) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN TÔ (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
GIOAN ĐÀO MINH TẤN (SH)
MARIA VŨ THỊ THU HỒNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2015):
GIOAN B NGUYỄN HOA ĐĂNG (TĐ)

28 13 Tr Thứ Bảy tuần IV Mùa Phục Sinh.
Cv 13:44-52; Ga 14:7-14
Thánh Phêrô Chanel
Thánh Luy Maria Grignion Monfort, Lm
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1972):
- Cha Giuse Trương Long Vân
- Cha PhêrôNguyễn Văn Mẫn
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
GIOAN B PHẠM MINH CẢNH (TĐ)
MARIA PHẠM THỊ HẠT (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1972) ÔB:
MICAE VŨ KIM TRUNG (TM)
TÊRÊSA BÙI THỊ MỲ (TM)

29 14 Tr CHÚA NHẬT V MÙA PHỤC SINH.
Cv 9:26-31; 1Ga 3:18-24; Ga 15:1-8
Thánh Vịnh Tuần 1
Không nhớ Thánh Catarina, Đttsht.
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục:
- Cha Luca Trần Đức Tài (1965)
- Cha Sebastianô Đỗ Đức Phổ (1966)
- Cha Giuse Vũ Khắc Nghiêm (1966)
- Cha Giuse Đinh Thanh Tâm (1966)
- Cha Giuse Nguyễn Văn Việt (1967)
- Cha Phaolô Đặng Tuấn Sự (1970)
- Cha Phêrô Chu Văn Tần (1970)
- Cha Antôn Giang Trung Thu (1970)

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể khi nào?
T. Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, trước khi ra đi chịu chết.

CHIA SẺ
Chúa Giêsu chọn lễ Vượt Qua để thực hiện điều Ngài đã loan báo, là ban Mình và Máu Ngài làm lương thực thiêng nuôi sống các môn đệ (x. Lc 22,7-20; Mt 16,17-29; Mc 14,12-25; 1 Cr 11,23-26). Vào cuối bữa tiệc, Chúa Giêsu đã làm một cử chỉ báo trước hy tế thập giá, mà Ngài sẽ dâng vào ngày hôm sau, bằng cách biến đổi bánh và rượu thành Thịt và Máu Ngài, làm lễ vật dâng lên Chúa Cha, rồi trao cho các môn đệ, truyền cho các ông phải năng làm việc đó, để tưởng niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài.
Như thế, Chúa Giêsu muốn để lại cho Hội Thánh một hy tế hữu hình, vì bản tính con người cần như vậy. Hy tế đẫm máu đã được thực hiện một lần duy nhất trên thập giá, sẽ được cử hành luôn mãi, đem lại ơn cứu độ cho con người (x. GLHTCG, số 1323, 1337-1340).

30 15 Tr Thứ Hai tuần V Mùa Phục Sinh.
Cv 14:5-18; Ga 14:21-26
Thánh Piô V, Gh.
Kỷ niệm ngày thụ phong Giám Mục (1975):
Đức Cha GB Bùi Tuần
Kỷ niệm ngày qua đời:
Cha GB Nguyễn Văn Nghị (2014 – Hòn Đất)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2013) ÔB:
GIUSE NGUYỄN DUY TÂN (SH)
ANNA HÀ LINH TRANG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1975):
ANNA NGUYỄN THỊ LŨY (SH)








MÙA PHỤC SINH
(Bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống)
Mùa Phục Sinh là gì ?
Mùa Phục Sinh là mùa mừng Chúa Giêsu sống lại, sau khi đã chiến thắng sự chết và tội lỗi.
Để chuộc tội chúng ta, Chúa Giêsu phải chịu đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng sau ba ngày thì Người sống lại như lời Người đã phán trước. Người đã thắng sự chết để đem lại sự sống cho chúng ta, để ai tin thờ Người thì được sống đời đời.

Chúng ta làm sao?
Qua cái chết đau thương và cuộc sống lại vinh hiển, Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết, nếu chúng ta muốn được sống lại hưởng phước với Chúa, thì bao lâu còn sống trên thế gian, chúng ta phải bắt chước Chúa, phải đi theo con đường Chúa đã đi, là: “Bỏ mình, vác thánh giá hằng ngày”. Vì Chúa đã nói rõ: Trò không hơn thày, tớ không hơn chủ, Chúa là thầy là chủ mà đã phải chết đau khổ mới được sống lại vinh quang, thì chúng ta là môn đệ Người, chúng ta không thể làm cách nào khác hơn….
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta “lần mò” bước theo đường Chúa đã đi, để ngày sau được sống lại, sum họp với Người trong nhà Cha trên trời.




 01 / 04 / 2018
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Năm ABC:
 (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 20, 1-9
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:   MỪNG CHÚA SỐNG LẠI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Bà Maria Mácđala, thánh Phêrô và thánh Gioan đều thấy ngôi mộ trống, nhưng thái độ của mỗi người đều khác nhau .
Bà Mácđala băn khoăn bối rối, chạy về báo tin cho các tông đồ. Bà cần sự nâng đỡ của các ông để củng cố niềm tin. Kẻ khác có thể yểm trợ lòng tin chúng ta. Lắm lúc chúng ta không đến với Chúa được là vì thiếu sự giúp đỡ của tha nhân.
Thánh Phêrô thấy ngôi mộ trống mà không nhận biết gì. Phải chăng lúc đó tâm trí ông còn ám ảnh giờ phút ông chối Chúa. Cần phải có thời gian và kiên nhẫn mới lướt qua được bất tín đến tin tưởng.
Còn thánh Gioan, ông đã thấy và đã tin. Niềm tin của ông do ân huệ Chúa ban, vì ông là người môn đệ Chúa yêu. Phải chăng tình yêu giúp con người dễ dàng tin tưởng?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa sống lại thật không?...(thinh lặng 1 lát).
Tôi có cần sự giúp đỡ của người khác để tin Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, cùng thấy ngôi mộ trống, nhưng thái độ của bà Maria Mácđala, thánh Phêrô và thánh Gioan hoàn toàn khác nhau. Bà Maria Mácđala phải nhờ các tông đồ trợ giúp mới tin Chúa sống lại; Thánh Phêrô chưa hiểu biết chi, chưa tin tưởng gì, vì lương tâm ông chưa ổn định sau lỗi lầm chối Chúa; còn Thánh Gioan thì tin Chúa sống lại thật dễ dàng, vì được Chúa yêu thương.
Xin Chúa cũng thương con và mọi người trong gia đình con, cho chúng con dễ dàng mau mắn tin Chúa sống lại, để chúng con nhìn nhận Chúa là Thiên Chúa chúng con, tôn thờ Chúa là Đấng  cứu độ chúng con, cho ngày sau được sống lại hưởng phúc với Chúa.
Xin cho chúng con biết loan truyền Chúa sống lại, Chúa đã thắng tội lỗi và sự chết, để mọi người tin Chúa thờ Chúa được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Bấy giờ người môn đệ kia, đã tới mồ trước, cùng đi vào. Ông đã thấy và đã tin”.(mời CĐ đọc lại)
02 / 04 / 2018
THỨ HAI TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):  Mt 28, 8-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  HIỆN RA VỚI CÁC THÁNH NỮ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Các bà Maria Mácđala và Maria vừa nghe Thiên Thần báo Chúa Giêsu sống lại thì vội vã ra khỏi mồ, nửa mừng nửa sợ, chạy đi báo cho các thánh tông đồ. Nhưng Chúa đón các bà lại. Các bà mừng rỡ phục lạy ôm chân Chúa. Và Chúa bảo các bà báo cho các môn đệ đến Galilê gặp Người.
Đang lúc các bà đi thì bọn lính canh mồ chạy về báo tin cho các thượng tế biết các sự việc vừa xảy ra. Họ tức tốc họp bàn với các kỳ lão. Họ hối lộ cho lính canh, để chúng phao đồn rằng : trong lúc chúng ngủ quên, môn đệ Chúa đã đến lấy trộm xác Người. Bọn lính canh khoái chí lãnh tiền và làm y như lời họ dặn.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu hiện ra với các thánh nữ; Người trấn an các bà, Người ban bình an cho các bà, và sai đi báo cho các tông đồ. Tin Mừng Phục Sinh phải được loan báo, chia sẻ. Mỗi người làm chứng Chúa sống lại bằng đời sống gương mẫu của mình.
Các thượng tế đã vận động giết Chúa, nay còn gian dối che đậy sự thật, hốii lộ lính canh phao tin thất thiệt. Họ đã khước từ ơn cứu rỗi của Chúa, họ còn làm cớ cho kẻ khác không tin nhận Chúa, không được hưởng nhờ ơn cứu rỗi. Thật đúng họ là những kẻ phá đạo hại đời.... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho đồng bào đồng loại tôi không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có khước từ ơn cứu rỗi của Chúa và làm cớ cho kẻ khác không tin nhận Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, truớc mắt chúng con là hai hình ảnh hoàn toàn khác biệt: Một cảnh sáng chói của các thánh nữ vui mừng âu yếm ôm chầm lấy Chúa sống lại, rồi vội vã đem tin cho anh em Chúa. Còn ảnh kia mờ mịt đen tối của những người độc ác gian dối, lúc nào cũng sợ sự thật. Đúng như Lời Chúa nói: Ai làm tội ác thì sợ sự thật, sợ ánh sáng!...
Xin Chúa cho gia đình con hằng ngày ăn ngay ở thật, không bao giờ gian dối gạt gẫm ai; nhất là xin cho chúng con luôn luôn nhìn ngắm bức ảnh thứ nhất mà sống, mà hết lòng kính mến tin thờ Chúa sống lại, và loan báo cho mọi người tin theo Chúa, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Bấy giờ Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: ‘Chào chị em!’ Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân và bái lạy Người. Bấy giờ Đức Giêsu nói với các bà: ‘Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ thấy Thầy ở đó”. (Mt 28, 9-10) (mời CĐ đọc lại)

03 / 04 / 2018
 THỨ BA TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):  Ga 20, 11-18
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: TÔI ĐÃ THẤY CHÚA

Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Bà Maria Mácđala đến mồ Chúa Giêsu mà than khóc !... Bà nhìn vào mồ, thấy hai Thiên Thần hỏi bà: Sao bà khóc? Bà thưa: Người ta đã lấy mất Chúa tôi! Và bà quay lại thấy Chúa Giêsu đứng đó, nhưng bà không nhận ra Người. Người hỏi sao bà khóc? Bà tìm ai? Bà cứ tưởng đó là người làm vườn nên thưa: Nếu ông lấy xác Chúa tôi, xin ông cho tôi biết ông để đâu... Chúa liền gọi chính tên bà, tức thì bà nhận ra Người và mừng rỡ ôm chân Người. Nhưng Người bảo: Đừng giữ Thầy lại! Vì Thầy chưa về cùng Chúa Cha.  Con hãy đi báo cho anh em Thầy biết: Thầy đã sống lại và sẽ về cùng Chúa Cha Thầy và cũng là Cha của con.
Chúa Giêsu cho Mácđala nhận ra Người từ từ. Cần phải có thời gian để nhìn biết tin kính Chúa, và có thể nhìn thấy Chúa trong mọi người xung quanh mình.
Bà Mácđala nhận ra Chúa khi Người gọi chính tên mình. Ngày chịu phép rửa tội, Chúa cũng gọi tên chúng ta và sai đi làm chứng cho mọi người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có nhận ra Chúa trong anh chị em tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm chứng Chúa cho những người xung quanh tôi chưa?... (thinh lặng 1 lát).


Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại và đã dạy cho chúng con biết Chúa Cha là Cha và là Chúa của chúng con, đồng thời Chúa còn gọi các môn đệ là anh em của Chúa. Thật vinh hạnh cho chúng con biết bao! Chúng con là loài người phàm hèn tội lỗi mà được Chúa làm Cha và được làm anh em với Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con tin thật Chúa đã sống lại, cho chúng con sống xứng đáng là con hiếu thảo của Chúa Cha, luôn luôn kính mến vâng lời Chúa Cha. Xin cho chúng con sống xứng đáng là anh em với Chúa, hằng ngày biết lo giới thiệu “Nguời Anh Cả Giêsu” cho mọi người nhìn biết thờ phượng, để ngày sau tất cả được xum họp vui vẻ trong nhà Cha trên trời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu bảo: ‘Thôi đừng giữ thầy  lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bỏ họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’”. (Ga 20, 17) (mời CĐ đọc lại)

04 / 04 / 2018
 THỨ TƯ TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):  Lc 24, 13-35
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  
HỌ NHẬN RA NGƯỜI LÚC BẺ BÁNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Cùng ngày Chúa Nhật, hai môn đệ thấy Chúa Giêsu bị giết chết thì chán nản bỏ về quê là làng Emmau. Và trên đường về Chúa Giêsu hiện ra với họ, nhưng họ không biết Người, Người hỏi họ bàn tán gì mà buồn bã vậy? Họ kể việc Người bị đóng đinh, việc các thánh nữ viếng mộ mà không thấy xác Người, việc các tông đồ chứng kiến mồ trống v.v... Bấy giờ Người trách họ kém hiểu chậm tin lời các ngôn sứ nói về Người. Người phải chịu chết đau khổ mới sống lại vinh quang. Rồi Nguời giải thích cho họ hiểu các lời Kinh Thánh chỉ về Người.
Lúc gần đến làng họ định tới, Chúa giả vờ muốn đi xa, nhưng họ mời Người ở lại, và đang lúc ngồi ăn, Người cầm lấy bánh; đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Tức thì họ nhận ra Người, vì họ từng thấy Người làm việc này, nhất là trong bữa tiệc ly, lúc Người lập Bí Tích Thánh Thể, rồi Chúa biến đi.
Họ liền trở lại Giêrusalem thuật lại cho các tông đồ nghe tất cả sự việc. Các tông đồ cũng bảo cho họ biết Chúa đã sống lại, vì Người đã hiện ra với ông Phêrô.
Chúa Giêsu không bỏ rơi một ai. Người muốn mọi người nhìn biết Người, tin tưởng Người, cộng tác với Người trong công trình cứu độ.
Hai môn đệ làn Em-mau đã nhận ra Chúa lúc bẻ bánh. Việc chia sẻ cơm áo hằng ngày của chúng ta cũng làm chứng Chúa sống lại.  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có bẻ bánh chia cho mọi người. Nhất là những người nghèo khổ, để làm chứng Chúa sống lại không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi không?... Bằng cách nào?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa thật là nguồn sống của người công chính, là nguồn hy vọng của kẻ ngã lòng nản chí.
Để củng cố niềm tin cho các thánh nữ và các tông đồ hầu các ngài đi khắp nơi làm chứng Chúa sống lại. Chúa đã cho các ngài thấy mồ trống, thấy khăn liệm xếp để đó, thấy Thiên Thần báo, và chính Chúa đã hiện ra nhiều lần cho các ngài.
Hôm nay, đối với hai môn đệ ngã lòng thất vọng, Chúa cũng hiện ra giải thích cho họ hiểu Kinh Thánh, bẻ bánh trao cho họ, để họ nhận ra Chúa đã sống lại mà tin theo Chúa.
Xin Chúa thương giúp gia đình con, vì lắm lúc chúng con cũng cảm thấy ngã lòng nản chí, cảm thấy mệt mỏi chán ngán trong việc thờ phượng Chúa, là tôi Chúa, nhất là những lúc chúng con gặp gian nan thử thách… Xin Chúa thương nuôi dưỡng chúng con bằng Mình Máu Thánh Chúa và bằng Lời Chúa trong Kinh Thánh, để chúng con được bền lòng vững chí tin theo Chúa, và xin cho chúng con biết chia cơm sẻ áo với mọi người, để họ nhận ra Chúa qua cử chỉ bẻ bánh của chúng con… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Nào Đấng  Kitô chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.”
(Lc 24, 26-27) (mời CĐ đọc lại)

05 / 04 / 2018
THỨ NĂM TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc  24, 35-48
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Hai môn đệ làng Emmau còn đang kể chuyện cho các tông đồ thì Chúa Giêsu hiện đến và phán : «Bình an cho các con». Các ông hoảng sợ tưởng ma, nên Người bảo: Hãy sờ vào chân tay Thầy, chính Thầy đây. Ma quái đâu có xương thịt như Thầy. Nhưng các ông cũng chưa tin, nên Người bảo các ông trao thức ăn cho Người và Người ăn trước mặt các ông, để các ông tin Người đã sống lại. Rồi Người giải thích cho các ông hiểu các lời Kinh Thánh chép về Người. Người cũng truyền cho các ông phải làm chứng Người đã sống lại, phải nhân danh Người mà kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, để được ơn tha tội và được cứu rỗi.
Các môn đệ lúc đầu chưa tin Chúa sống lại. Các ông chỉ tin khi đã tiếp xúc thân mật với Chúa, khi được Chúa cho thấy thân xác vinh hiển của Người.
Có tin thật Chúa sống lại, các ông mới nhiệt thành làm chứng cho Chúa, đi khắp nơi rao giảng kêu gọi mọi người đón nhận ơn cứu rỗi.
Muốn làm chứng cho Chúa, cần phải tin Chúa sống lại. Cho được tin Chúa sống lại, phải tiếp xúc với Chúa, phải đến gặp Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tiếp xúc thân mật với Chúa hằng ngày không?...
(thinh lặng 1 lát). 
Tôi có làm chứng cho mọi người tin Chúa sống lại để được ơn cứu rỗi không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, các tông đồ càng chậm tin Chúa sống lại, Chúa càng tìm cách khơi dậy lòng tin cho các ông. Như thế chúng con thấy rõ lòng Chúa thương chúng con, muốn chúng con theo Chúa để được cứu rỗi. Nhưng Chúa cho chúng con hoàn toàn tự do. Chúa kêu gọi, ban ơn, giúp sức, rồi chúng con muốn tin Chúa hay không thì tuỳ chúng con. Vì thế Chúa cần nhiều người làm chứng cho Chúa, cần nhiều người đem Tin Mừng Chúa sống lại. Nhưng muốn làm chứng cho Chúa, con cần tin Chúa sống lại thật, con cần tiếp xúc thân mật với Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo tin Chúa sống lại thật, và hằng ngày sống kết hợp mật thiết với Chúa bằng lời cầu nguyện và các Bí Tích; cho chúng con dùng lời nói, việc làm hằng ngày mà làm chứng Chúa đã sống lại, để mọi người tin thờ Chúa mà được cứu rỗi…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân các điều đó”.(mời CĐ đọc lại)

06/ 04 / 2018
THỨ SÁU TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 21, 1-14
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CHÚA ĐẾN VỚI CÁC MÔN ĐỆ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ đến Galilê gặp Người, nên các ông tập trung về đó. Và trong lúc chờ gặp Chúa thì các ông kéo nhau đi lưới cá. Nhưng các ông thức suốt đêm thả lưới mà không bắt được con cá nào. Lúc gần sáng, Chúa đến bờ biển, nhưng các ông không nhận ra Người. Nguời bảo các ông hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ bắt được nhiều cá. Các ông vâng lời Người thả lưới. Và khi kéo lưới lên thì lưới đã đầy cá lớn. Thánh Gioan thấy vậy thì nói với Phêrô: Thầy đấy! Và lúc các ông vào bờ thì thấy Chúa đã nướng bánh và cá sẵn. Chúa bảo các ông đem nướng thêm cá mới bắt được, rồi Thầy trò xúm lại ăn. Và các ông đều nhìn nhận Người là Chúa Giêsu.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu đến với các môn đệ trong đời sống thường nhật của các ông, và cùng ăn uống với các ông. Người cũng ở với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, để nâng đỡ bổ sức chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Người, Mình Máu Thánh Người.
Người làm phép lạ mẻ lưới đầy cá để các môn đệ nhận ra Người. Muốn tin nhận Chúa sống lại, cần nhìn những việc lạ lùng Người thực hiện trong đời sống chúng ta, xung quanh chúng ta.  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa luôn hiện diện trong đời sống tôi không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có nhận ra Chúa qua mọi biến cố cuộc đời không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, hôm nay Chúa lại hiện ra một lần nữa để làm chứng Chúa đã sống lại thật. Và với mẻ lưới đầy cá của các môn đệ, Chúa dạy cho con nhiều bài học.
Trước hết Chúa muốn chúng con nhớ lại Lời Chúa phán: “Nếu không có Chúa, chúng con không làm gì được”. Các môn đệ đã thả lưới suốt đêm không bắt được con cá nào vì không có Chúa ở với các ông. Con cũng thế, nếu con không có Chúa ban ơn giúp sức, con chẳng làm nên việc gì…
Và chiếc lưới của các môn đệ còn ám chỉ Giáo Hội Chúa lập để kéo mọi người về cùng Chúa. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hằng ngày biết lo chạy tới Chúa, sống gần gũi thân mật với Chúa, để được Chúa thương ban ơn giúp sức chúng con làm mọi việc kết quả dồi dào tốt đẹp. Và xin Chúa cho chúng con biết lo cộng tác với Giáo Hội, lưới mọi người về cho Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, và bằng việc hy sinh hãm mình hằng ngày của chúng con….
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Người bảo các ông: ‘Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá’. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.”
(Ga 21, 6) (mời CĐ đọc lại)
07/ 04 / 2018
THỨ BẢY TBNPS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Mc 16, 9-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ĐỨC TIN CHÂM RỄ DẦN DẦN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra trước hết với bà Maria Mácđala và sai đi báo tin cho các môn đệ. Nhưng các ông không tin. Kế đó, Chúa lại hiện ra với hai môn đệ làng Em-mau. Sau cùng, Chúa hiện ra với các tông đồ đang ngồi ăn ở nhà tiệc ly, và trách các ông không chịu tin những kẻ đã thấy Người sống lại, rồi Người bảo các ông: Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cứu độ...
Các tông đồ chưa tin Chúa sống lại, vì lòng trí các ông ngập tràn các biến cố khổ nạn của Chúa. Muốn làm cho kẻ khác tin nhận Chúa, phải kiên nhẫn và cần thời gian.
Đức tin châm rễ dần dần trong tâm hồn, chỉ khi nào lòng tin vững mạnh mới có thể làm chứng cho Chúa. Chúa Giêsu chỉ sai môn đệ “đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng”, sau khi đã củng cố niềm tin cho các ông. (thinh lặng 1 lát).
Niềm tin Chúa sống lại của tôi vững mạnh chưa?...
(thinh lặng 1 lát).
Muốn khơi dậy niềm tin cho kẻ khác, tôi phải làm sao?...
(thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa:
Lạy Chúa, sao mà Chúa chú trọng đến việc làm cho các tông đồ môn đệ tin Chúa sống lại quá vậy? Việc đó quan hệ lắm sao mà Chúa phải hiện ra nhiều lần, làm nhiều cách như thế?...
Lạy Chúa, con hiểu rồi, vì Chúa sống lại để hoàn thành lời chứng chính Chúa là Thiên Chúa thật đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, và để ai tin vào Chúa thì không phải chết đời đời.
Thế nên, Chúa cần làm hết cách cho các ông tin Chúa sống lại, để các ông tiếp tục theo Chúa, làm chứng cho Chúa, nhất là hăng say đem Tin Mừng cứu độ của Chúa đến cho muôn dân…
Cả con nữa, nếu con không tin Chúa sống lại, làm sao đức tin con được trọn vẹn. Xin Chúa cho gia đình con hết lòng tin Chúa sống lại, để chúng con thờ Chúa sốt sắng và nhiệt thành rao giảng cho mọi người nhìn biết tin kính Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Sau cùng, Người tỏ mình ra cho nhóm mười một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng… Người nói với các ông: ‘Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”(Mc 16, 14-15) (mời CĐ đọc lại)

08/ 04 / 2018
Chúa Nhật T2 PS Năm A, B, C
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga  20, 19-31
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
TÁM NGÀY SAU, CHÚA HIỆN RA
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ sợ hãi về nhà đóng kín cửa lại. Chúa sống lại hiện đến với các ông, cho các ông xem tay và cạnh sườn để tin Người đã sống lại thật, rồi ban Thánh Thần cho các ông, sai đi ban phát ơn tha tội cho mọi người.
Lúc đó Tôma vắng mặt. Khi ông trở về, các môn đệ kể lại đã thấy Chúa. Ông không tin đòi xem thấy tận mắt...
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện đến, gọi Tôma và bảo hãy sờ vào Người để tin Người đã sống lại. Tôma không còn nghi ngờ gì nữa. Ông đã tin...
Chúa Giêsu sống lại hiện ra với các môn đệ. Người đem bình an đến cho các ông, giao cho các ông sứ mạng trấn an mọi người bằng việc tha tội cho họ.
Điều làm cớ cho chúng ta bất an không phải chỉ vì sợ nguy hiểm ở đời này, mà nhất là vì tội lỗi. Mỗi lần sa ngã phạm tội, chúng ta đều cảm thấy băn khoăn áy náy trong lòng...
Thánh Tôma đòi bằng chứng cụ thể mới tin Chúa sống lại. Chúa cũng hiểu ý ông, vì Người luôn muốn cho niềm tin của chúng ta được phát triển. Và niềm tin của chúng ta được củng cố nhờ các chứng nhân của Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Đức tin của tôi có phát triển nhờ các chứng nhân của Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Điều gì làm tôi bất an nhất?... Có phải là tội lỗi của tôi chăng?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, sau khi sống lại, Chúa hiện ra nhiều lần với  các môn đệ, để đem bình an đến cho các ông, để củng cố niềm tin cho các ông, nhất là để Chúa sai các ông đem bình an đến cho mọi người bằng cách tha tội của Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tin Chúa sống lại, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi, được hưởng bình an thật Chúa ban.
Và xin cho chúng con cũng được Chúa sai đi đem bình an, đem ơn tha thứ và niềm tin cho những người xung quanh chúng con, cho chúng con dùng lời cầu nguyện, việc hãm mình, và gương sáng đời sống mà làm cho mọi người tin Chúa thờ Chúa, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Vì anh đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.” (mời CĐ đọc lại)

09/ 04 / 2018
LỄ TRUYỀN TIN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):Lc 1,26-38
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
ĐỨC TIN “XIN VÂNG” TRỌN HẢO
Tìm hiểu Lời Chúa:   (Không đọc)
Niềm tin tuyệt vời của Mẹ Maria khi nói lên lời “xin vâng” thật đáng ngạc nhiên thán phục. Cùng với lòng khiêm tốn thẳm sâu, lời thưa vâng trong đức tin của Mẹ đã có sức mạnh kéo Thiên Chúa từ trời cao xuống thế để ở với con người. Lời “xin vâng” đầy xác tín của Mẹ đã khơi mào cho Ngôi Lời “vốn dĩ là Thiên Chúa” nhưng đã “hạ mình, vâng lời” làm người trong lòng Mẹ; lời “xin vâng” từ đời đời đó được tiếp tục thể hiện trong tất cả thân phận làm người của Đức Giêsu, cho tới khi Ngài nói lời “xin vâng” tối hậu với Chúa Cha trong vườn Cây Dầu, để bằng lòng chịu chết đền bù tội lỗi nhân loại (x. Pl 2,6-8). Cùng đồng thanh với lời “xin vâng” của Người Con, lời “xin vâng” ban đầu của Mẹ được trở nên hoàn hảo bằng lời “xin vâng” kéo dài đến tận dưới chân thập giá và mãi về sau khi Mẹ để cho Chúa hoàn toàn làm chủ đời mình để đồng hành với Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu chuộc.
Trong Tông thư “Cửa Đức Tin”, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI mời gọi chúng ta chiêm ngắm và học hỏi mẫu gương đức tin vâng phục đó của Đức Maria: “Nhờ lòng tin, Đức Maria đã đón nhận lời Thiên thần, và trong tinh thần vâng phục, Mẹ đã tin vào lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa… Với đức Tin, Mẹ theo Chúa lúc Người đi rao giảng và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgotha…” (số 7). (thinh lặng 1 lát).
Tôi  đã sống đức tin thế nào trong những nghịch cảnh đời tôi?  (thinh lặng 1 lát).
Tôi  có tận dụng mọi hoàn cảnh để tuyên xưng đức tin không?  (thinh lặng 1 lát).
Thế nào là người có bản lãnh đức tin?  (thinh lặng 1 lát).
Tìm hiểu Lời Chúa:   (Không đọc)
Lạy Chúa, xin gia tăng đức tin yếu kém của con và gia đình con, để chúng con biết noi gương Mẹ Maria luôn phó thác cho tình yêu Chúa. Đứng trước những sự kiện trong cuộc sống hằng ngày,  chúng con biết nguyện tắt rằng: “Xin cho con nhận ra và vâng theo ý Chúa.”
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38)
(mời CĐ đọc lại)
10/ 04 / 2018
Thứ Ba T2 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):  Ga 3, 7b-15
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  LIÊN KẾT ĐẤT TRỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu tiếp tục giải thích cho ông Nicôđêmô việc sinh lại nhờ Chúa Thánh Thần. Người sánh ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy mọi người đi đến trọn lành thánh thiện như gió thổi đưa thuyền bè đi đến bến bờ của nó. Nhưng ông cũng chưa hiểu nổi ý của Chúa, nên thắc mắc về việc đó xảy ra thế nào được? Chúa phàn nàn ông là bậc thầy trong dân mà chậm hiểu, mà không chịu nhận chứng của Người, vì Người từ trời xuống nên biết các sự trên trời. Và như thời dân Israen đi về đất hứa, ông Môsê treo con rắn lên cao để ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên thì được cứu sống, thì Người cũng sẽ được treo lên Thập Giá để ai tin Người thì được sống đời đời.
Cụ Nicôđêmô không hiểu nổi Lời Chúa nói, mặc dầu cụ là bậc thầy trong dân Do Thái. Muốn hiểu Lời Chúa dạy, phải là con người có tâm hồn nghèo khổ, khao khát chân lý.
Chúa Giêsu là mối dây liên lạc giữa trời và đất. Trên Thập Giá, Người đã lập giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người. Nhờ Người, chúng ta tiến dần tới cõi sống đời đời...
(thinh lặng 1 lát).
Ai dẫn đưa chúng ta đến cõi sống đời đời?... (thinh lặng 1 lát).
Ai liên kết chúng ta với Chúa Cha trên trời?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, con thấy rõ Chúa chịu khó kiên trì thật, Chúa đã  phải cực khổ lắm mới thuyết phục các tông đồ tin Chúa sống lại. Nay Chúa lại phải đương đầu với sự chậm hiểu cứng lòng của nguời biệt phái.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tin Chúa là Đấng  đã chịu chết treo trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng con, hầu chúng con được sống đời đời. Và xin Chúa cũng cho chúng con tin thờ Chúa và sống xứng đáng làm con Chúa. Xin Chúa cũng cho các nhà truyền giáo biết bền lòng chịu khó khơi dậy niềm tin cho những người cứng cỏi, để nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp, họ cũng tin thờ Chúa, để được sống muôn đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc. Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15) (mời CĐ đọc lại)

11/ 04 / 2018
Thứ Tư T2 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 3, 16-21
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  TÌNH YÊU CỨU RỖI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu tiếp tục khơi niềm tin cho ông Nicôđêmô. Người cho ông biết: Chúa Cha rất thương yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một Ngài cho họ, để ai tin Người Con thì được cứu rỗi. Còn ai không tin thì bị phạt. Người Con đó chính là Người, Người đến không phải để luận phạt, nhưng để cứu rỗi những ai tin theo Người. Chúa còn nói rõ: Người là ánh sáng đã đến trong thế gian, nhưng thế gian đã không chịu tin nhậân ánh sáng Người, vì họ hành động xấu xa nên sợ ánh sáng. Nhưng ai hành động tốt lành thì đến với ánh sáng là Chúa Kitô, để chứng tỏ việc họ làm đúng theo ý Chúa Cha.
Công việc Thiên Chúa thực hiện là cứu rỗi vì tình yêu. Ngài không luận phạt vì Ngài là Tình Yêu là tha thứ....
Mỗi người tự chọn: hoặc đón nhận Tình Yêu hoặc từ chối, đón nhận Tình Yêu là đi theo ánh sáng ban sự sống ; từ chối Tình Yêu là tự chuốc lấy tối tăm chết chóc cho mình.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi đón nhận Tình Yêu cứu rỗi hay từ khước?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin vào lòng khoan dung tha thứ của Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa thương chúng con, Chúa muốn cho hết mọi người được cứu rỗi, nên Chúa không tiếc gì với chúng con. Cả Con Một Yêu Dấu của Chúa, Chúa cũng ban cho chúng con, để ai tin Người thì được sống đời đời.
Thế mà Lạy Chúa, chúng con có chịu tin Con Chúa đâu. Chúng con ngu ngốc tin theo ma quỷ, xác thịt, thế gian làm điều xấu việc tội, nên sợ không dám đến gần Con Chúa, là ánh sáng dẫn đưa chúng con đến đường ngay nẻo chính.
Xin Chúa thương soi sáng cho mọi người trong gia đình con nhận biết lỗi lầm của chúng con, mà lo ăn năn trở về với Chúa, hết lòng tin kính Chúa là Tình Yêu, là tha thứ, để được Chúa ban ơn cứu độ chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con  của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. (Ga 3, 16) (mời CĐ đọc lại)

12/ 04 / 2018
Thứ Năm T2 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 3, 31-36
Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:   ĐẤNG TỪ TRỜI MÀ ĐẾN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu từ trời xuống, Người cao trọng hơn mọi người vì Người là Đấng Thiên Sai và là Thiên Chúa thật. Người thấy hết, biết hết các việc trên trời. Người làm chứng các điều Người đã nghe thấy đó, nhưng không ai chịu tin. Ai tin nhận chứng của Người thì biết Thiên Chúa là Đấng chân thật. Và Chúa Cha yêu thương Người nên đã ban mọi sự cho Người, để ai tin Người thì được sống, còn ai không tin thì không được sống mà còn bị phạt đời đời.
Chúa Giêsu là Người trên hết mọi người vì Người là Thiên Chúa làm Người. Người sống thân mật với Chúa Cha, là Lời của Chúa Cha, biểu lộ tình yêu của Chúa Cha. Mỗi người tự do nhận Người hay từ chối, chấp nhận Người là đón nhận ơn cứu sống của Người.
Chúa Cha sai Con Ngài đến thế gian để quy tụ mọi sự trong Người. Kẻ nào chạy theo thế gian sẽ không được đi vào quỹ đạo cứu độ của Người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi theo thế gian hay theo Chúa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi tin Chúa hay tin ma quỷ?... (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa từ trời xuống, Chúa là Con Đức Chúa Cha, nên được Chúa Cha trao ban cho Chúa Thánh Thần và mọi quyền hành trên trời dưới đất, để ai tin theo Chúa thì được sống đời đời, còn ai không tin thì không được sống mà còn bị phạt mãi mãi.
Chính đức tin đem lại cho con phần rỗi, ban cho con sự sống.
Xin Chúa cho con, gia đình con và mọi người hết lòng tin Chúa theo Chúa. Xin cho chúng con hằng ngày biết lo cho đức tin của chúng con càng thêm vững mạnh bằng lời cầu nguyện, bằng năng lãnh nhận các Bí Tích, để thoát khỏi cơn thịnh nộ của Chúa, mà được Chúa thương ban cho sự sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai tin vào Người Con, thì được sống đời đời, còn kẻ nào không chịu tin vào Người Con, thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ đè nặng lên kẻ ấy”. (Ga 3, 36) (mời CĐ đọc lại)
13 04 / 2018
Thứ Sáu T2 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6,1-15
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: HOÁ BÁNH RA NHIỀU
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu sang biển Galilê dân chúng kéo theo rất đông. Người thấy vậy thì hỏi ông Philipphê: Làm sao mua đủ bánh cho họ ăn? Người hỏi thử ông chứ thực sự Người đã biết việc Người sắp làm. Ông Anrê thưa: Ở đây có đứa bé mang theo năm cái bánh và hai con cá. Chúa bảo cho dân chúng ngồi xuống. Số đàn ông khoảng năm ngàn người. Rồi Chúa cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, tạ ơn và trao cho họ ăn. Mọi người ăn no nê mà còn dư mười hai thúng đầy. Dân chúng thấy phép lạ đó thì nhận Người là tiên tri và định tôn Người lên làm vua, nhưng Người đã lánh lên núi, vì Người đến không phải để làm vua, mà để chịu chết chuộc tội loài người.
Chúa Giêsu muốn các tông đồ đóng góp trong phép lạ hoá bánh ra nhiều này. Rõ ràng Người mong đợi chúng ta cộng tác với Người trong việc nuôi sống con người, trong công trình cứu rỗi nhân loại.
Và thánh Gioan thường thuật phép lạ này như dấu chỉ Bí Tích Thánh Thể. Mỗi khi đến dự Tiệc Thánh, chúng góp những gì chúng ta có, những gì chúng ta đã làm cho Chúa và cho tha nhân. Chúa sẽ dùng những đóng góp nhỏ mọn đó của chúng ta trong công trình cứu rỗi của Người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cộng tác với Chúa nuôi sống và cứu rỗi anh chị em tôi không?... (thinh lặng 1 lát).
Mỗi lần đi dâng lễ, tôi có đóng góp gì vào của lễ không?...
(thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, dân chúng thấy phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều, tất nhiên họ nhớ lại bánh Man-na Chúa cho họ ăn trên đường về đất hứa, và họ cũng nhờ ông Môsê lúc đó dìu dắt họ, nên họ muốn tôn Chúa lên làm vua để hướng dẫn họ. Họ không biết Chúa đến thế gian để giúp họ phần xác, nhất là để cứu họ phần hồn.
Và Lạy Chúa, bánh Man-na xưa và phép lạ Chúa hoá bánh ra nhiều hôm nay nói lên Bí Tích Thánh Thể Chúa lập trong bữa tiệc ly, đểc lấy Thịt Máu Thánh Chúa nuôi linh hồn chúng con, bao lâu chúng con còn đi trên đường thế gian này, để chúng con có đủ thần lực đi về tới đất Chúa hứa là nước Thiên Đàng, quê hương thật của chúng con.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết mến mộ Bí Tích Tình Yêu Chúa ban, biết Thiên Chúa cộng tác với Chúa nuôi dưỡng phần xác, cứu rỗi phần hồn đồng bào đồng loại chúng con… Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý”. (Ga 6, 11) (mời CĐ đọc lại)

14/ 04 / 2018
Thứ Bảy T2 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 16-21
Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:   ĐI TRÊN MẶT BIỂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Các môn đệ chèo thuyền vượt biển, sang thành Caphacnaum. Bỗng gió to sóng lớn, các ông chèo chống hết sức mệt mỏi !...Chúa Giêsu thấy các ông chèo chống mệt mỏi quá thì đi trên mặt biển đến với các ông. Chợt thấy Người, các ông hoảng vía tưởng là ma. Nhưng Người bảo: “Thầy đây đừng sợ!”
Xem như Chúa Giêsu vắng mặt trong lúc các môn đệ đang chèo chống mệt mỏi trước sóng to gió lớn. Nhưng thực sự Người luôn hiện diện với các ông: Bằng chứng là khi các ông đuối sức, Người trấn an các ông ngay: “Thầy đây đừng sợ!”
Nhiều lúc chúng ta cũng cảm thấy Chúa bỏ rơi chúng ta, xa chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta gặp gian nan thử thách. Nhưng Chúa luôn ở với chúng ta, nếu chúng ta trung thành với Người, tin tưởng cậy trông Người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cậy trông Chúa khi gặp gian nan thử thách không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có trung thành với Chúa luôn không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa khi Chúa thấy các môn đệ gặp sóng gió chèo chống mệt mỏi thì Chúa cứu giúp.
Chúng con ngày nay cũng gặp sóng gió thử thách không kém gì các môn đệ Chúa. Sóng gió thế gian! Sóng gió xác thịt! Sóng gió ma quỷ ngày đêm xô đẩy, lôi cuốn chúng con theo chúng, lôi cuốn chúng con phạm tội làm mất lòng Chúa. Chúng con bị những sóng gió đó không chỉ một giờ một ngày, mà suốt đời sống chúng con.
Xin Chúa thương cứu giúp chúng con. Xin Chúa luôn ở lại với chúng con. Xin cho con và mọi người trong gia đình con mỗi khi gặp gian nan thử thách, mỗi khi bị cám dỗ, chúng con chạy đến với Chúa, cầu khẩn Chúa, bám sát vào Chúa, để được Chúa che chở cứu giúp. Xin cho chúng con luôn trung thành bền đỗ theo Chúa, để Chúa luôn ở với chúng con, giúp chúng con lướt thắng mọi gian lao thử thách ở đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Biển động vì gió thổi mạnh… Các ông thấy Đức Giêsu trên mặt biển hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. Nhưng Người bảo các ông: Chính Thầy đây đừng sợ”
(Ga 6, 18-20).(mời CĐ đọc lại)

15/ 04 / 2018
CHÚA NHẬT  T3 PS Năm B
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):
 Lc  24, 35-39,41-48
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Hai môn đệ làng Em-mau còn đang kể chuyện cho các tông đồ thì Chúa Giêsu hiện đến và phán : «Bình an cho các con». Các ông hoảng sợ tưởng ma, nên Người bảo: «Hãy sờ vào chân tay Thầy, chính Thầy đây. Ma quái đâu có xương thịt như Thầy». Nhưng các ông cũng chưa tin, nên Người bảo các ông trao thức ăn cho Người và Người ăn trước mặt các ông, để các ông tin Người đã sống lại. Rồi Người giải thích cho các ông hiểu các lời Kinh Thánh chép về Người. Người cũng truyền cho các ông phải làm chứng Người đã sống lại, phải nhân danh Người mà kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, để được ơn tha tội và được cứu rỗi.
Các môn đệ lúc đầu chưa tin Chúa sống lại. Các ông chỉ tin khi đã tiếp xúc thân mật với Chúa, khi được Chúa cho thấy thân xác vinh hiển của Người.
Có tin thật Chúa sống lại, các ông mới nhiệt thành làm chứng cho Chúa, đi khắp nơi rao giảng kêu gọi mọi người đón nhận ơn cứu rỗi.
Muốn làm chứng cho Chúa, cần phải tin Chúa sống lại. Cho được tin Chúa sống lại, phải tiếp xúc với Chúa, phải đến gặp Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tiếp xúc thân mật với Chúa hằng ngày không?..
(thinh lặng 1 lát).  
Tôi có làm chứng cho mọi người tin Chúa sống lại để được ơn cứu rỗi không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, các tông đồ càng chậm tin Chúa sống lại, Chúa càng tìm cách khơi dậy lòng tin cho các ông. Như thế chúng con thấy rõ lòng Chúa thương chúng con, muốn chúng con theo Chúa để được cứu rỗi. Nhưng Chúa cho chúng con hoàn toàn tự do. Chúa kêu gọi, ban ơn, giúp sức, rồi chúng con muốn tin Chúa hay không thì tuỳ chúng con. Vì thế Chúa cần nhiều người làm chứng cho Chúa, cần nhiều người đem Tin Mừng Chúa sống lại. Nhưng muốn làm chứng cho Chúa, con cần tin Chúa sống lại thật, con cần tiếp xúc thân mật với Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo tin Chúa sống lại thật, và hằng ngày sống kết hợp mật thiết với Chúa bằng lời cầu nguyện và các Bí Tích; cho chúng con dùng lời nói, việc làm hằng ngày mà làm chứng Chúa đã sống lại, để mọi người tin thờ Chúa mà được cứu rỗi…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân các điều đó”.
(mời CĐ đọc lại)
16/ 04 / 2018
Thứ Hai T3 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 22-29
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: VIỆC THIÊN CHÚA MUỐN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Dân chúng được Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều và cho ăn no nê, nên khi thấy vắng Người thì xuống thuyền chèo sang thành Caphacnaum tìm Người. Chúa thấy họ đến thì bảo: Ta biết các ngươi tìm Ta, không phải vì tin phép lạ Ta làm mà vì Ta đã cho các ngươi ăn no nê. Nhưng các ngươi hãy tìm việc Thiên Chúa muốn, hãy tìm cho được của ăn nuôi các ngươi sống mãi, là chính của ăn Ta sẽ ban cho các ngươi. Vì Ta đã được Chúa Cha sai đến, để các ngươi tin mà được sống đời đời.
Những người được Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều và cho ăn no nê thì đi tìm Chúa. Muốn gặp Chúa, phải tìm đến Người...
Khi gặp được Người, Người sẽ ban cho chúng ta «lương thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh», đó là Lời Người và Mình Máu Thánh Người. Ai tin Người, làm theo Lời Người, nhận Mình Máu Thánh Người thì được sống đời đời.
Nếu chúng ta hỏi Người: “Chúng tôi phải làm gì để tìm việc Thiên Chúa muốn?” Người cũng trả lời với chúng ta: “Việc Thiên Chúa Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đến” (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Chúa Cha sai đến cứu chuộc tôi chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi làm sao được sống đời đời?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, loài người chúng con thế đó, hễ khi nào Chúa cho no nê đầy đủ, bình yên khoẻ mạnh thì ùn ùn tin theo Chúa, mà hễ lúc nào gặp gian nan khốn khó thì tức khắc rút lui...
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình thật lòng tin thờ Chúa, tin thờ Chúa vì nhận biết Chúa là Đấng Chúa Cha sai đến, để ban Mình Máu Thánh Chúa  nuôi linh hồn chúng con, để chịu chết chuộc tội chúng con, cho chúng con được sống đời đời; chớ không phải tin Chúa vì lợi lộc vật chất, vì của cải giàu sang danh vọng chóng qua ở đời này...
Xin cho chúng con hằng ngày biết đến với Chúa, nhờ lòng tin kính Chúa, nhờ lời cầu nguyện và các Bí Tích, để Chúa ban cho chúng con “lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh”...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh”. (Ga 6, 27) (mời CĐ đọc lại)


17/ 04 / 2018
Thứ Ba T3 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga  6, 30-35
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  BÁNH HẰNG SỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Dân chúng nghe Chúa Giêsu bảo: “Hãy tin Người là Đấng Chúa Cha sai đến” thì họ đòi Người làm phép lạ cho họ thấy mới tin. Và họ nói bánh Manna họ ăn trong sa mạc là bánh Môsê ban cho. Nhưng Chúa bảo: Không phải Môsê mà chính Cha Ta, vì bánh từ trời xuống mới ban cho thế gian được sống. Họ liền xin thứ bánh đó, nên Chúa bảo: Chính Ta là bánh ban sự sống, ai tin Ta sẽ không đói khát nữa.
Đức tin là cốt yếu, nhờ tin mà được sống, và tin không phải là chấp nhận một lô chân lý trừu tuợng, nhưng là nhìn thấy việc Thiên Chúa thực hiện trong thế gian, như Ngài đã làm cho dân Ngài trong sa mạc.
Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, tin Người, chấp nhận Người, Người sẽ thoả mãn mọi khát vọng của chúng ta. Cụ thể Người ban cho chúng ta Mình Máu Thánh Người nuôi dưỡng linh hồn chúng ta hằng ngày, để chúng ta được sống và được sống dồi dào... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Giêsu để được sống không?...  (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, bánh đích thực nươi sống đời đời chính là Con Chúa từ trời xuống. Ai tin theo Người sẽ không còn đói khát nữa, vì Người ban cho tràn đầy ân sủng thoả mãn mọi nhu cầu vật chât cũng như tinh thần ở đời này, và nhất là sự sống mãi mãi đời sau...
Con và gia đình con bắt chước dân chúng ngày xưa, xin Chúa ban cho chúng con thứ bánh ấy luôn mãi, cho chúng con tin theo Con Chúa trung thành bền đỗ, cho chúng con luon luôn noi giữ giáo huấn của Người, cho chúng con lo dọn mình xứng đáng Rước Mình Máu Thánh Người hằng ngày, để được sống đời đời với Người...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu bảo họ: ‘Chính tôi là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ’” (Ga 6,35) (mời CĐ đọc lại)

18/ 04 / 2018
Thứ Tư T3 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 35-40
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: TÔI SẼ CHO HỌ SỐNG LẠI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu nói tiếp với dân chúng: Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai tin Ta sẽ không bao giờ khát nữa. Ta biết các ngươi không tin Ta. Nhưng kẻ nào Chúa Cha ban cho Ta thì tin Ta và Ta không bỏ kẻ ấy. Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, mà để làm theo ý Chúa Cha là Đấng đã sai Ta. Và ý của Cha Ta là hễ kẻ nào Người ban cho Ta thì Ta không để hư mất, nhưng sẽ cho sống lại trong ngày sau hết.
Chúa Giêsu luôn kêu gọi tin vào Người. Người là Bánh Hằng Sống. Người làm cho chúng ta hết đói khát, nhờ đến với Người tin vào Người.
Muốn sống, phải đến với Chúa Giêsu. Người sẵn sàng đón nhận chúng ta. Người sẽ ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người sẽ làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết. Đó là sứ mạng Người đã lãnh nơi Chúa Cha... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có đến với  Chúa Giêsu không?... (thinh lặng 1 lát).
Ai cho tôi  sống lại trong ngày sau hết?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã làm đủ mọi cách để cho chúng con tin Chúa, để chúng con được sống đời đời.
Nào là phép lạ bánh Man-na, bánh hoá ra nhiều và chính Chúa là bánh hằng sống từ trời xuống nuôi sống mọi người. Vậy mà chúng con vẫn chưa tin Chúa, nên Chúa phải nại đến chứng của Chúa Cha, chính Người đã sai Chúa đến thế gian để làm theo ý Nguời. Và ý của Người là muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi, với điều kiện phải tin Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng tin theo Chúa, sốt sắng thờ phượng Chúa, siêng năng làm tôi Chúa, để được Chúa ban cho sống lại trong ngày sau hết...
Xin cho chúng con biết lo phụ giúp Chúa, mời gọi mọi người tin theo Chúa, để Chúa ban cho họ sự sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy Người Con và tin vào Người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”. (Ga 6, 40) (mời CĐ đọc lại)

19/ 04 / 2018
Thứ Năm T3 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 44-51
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  BÁNH BAN SỰ SỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu  thấy dân chúng vẫn chưa chịu tin nên dẫn giải thêm: Không ai có thể tin Ta nếu  không được Cha Ta dạy bảo giúp sức, vì đức tin là ân huệ Cha Ta ban. Và ai tin Ta thì Ta sẽ cho sống lại vào ngày sau hết. Ta bởi Chúa Cha mà ra nên Ta thấy Người được. Ta là Bánh Hằng Sống, cha ông các ngươi đã ăn Man-na trong sa mạc và đã chết. Còn ai ăn bánh Ta ban sẽ không bao giờ chết mà sẽ sống đời đời. Và bánh ta ban chính là Thịt Ta để nuôi dưỡng mọi người được sống.
Chúa Giêsu muốn tiếp tục kêu gọi chúng ta đến với Người, tin vào Người. Muốn đến với Người, phải nhờ Chúa Cha ban ơn giúp sức.
Đến với Người là đi vào cõi sống đời đời ngay ở đời này, và sẽ hoàn tất trong ngày sống lại. Chúng ta tập sống cuộc sống đó bằng cách lắng nghe và làm theo Lời Chúa dạy. Vì chính Chúa Giêsu là Lời của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu nuôi sống chúng ta. Người luôn hiện diện giữa chúng ta, để thông ban sự sống đời đời cho chúng ta. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có cầu xin Chúa Cha ban đức tin cho tôi hay không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có làm theo Lời Chúa Giêsu dạy để được sống đời đời không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, con hết sức vui mừng vì được Chúa thương dạy cho con biết: Đức tin là ân huệ Chúa Cha ban, chớ tự sức con người không thể đến với Chúa được, vì con hèn mọn tội lỗi quá! Con hết lòng cám ơn Chúa, vì Chúa đã thương ban đức tin cho con và mọi người trong gia đình con.
Xin Chúa thương ban thêm đức tin, vì lòng tin của chúng con còn non yếu lắm. Xin Chúa cũng thương ban đức tin cho những người chưa biết Chúa, cho những người đã biết Chúa mà bỏ Chúa, để mọi người được Chúa là bánh bởi trời nuôi dưỡng, và ban cho con sự sống muôn đời; vì chúng con chỉ được sống muôn đời, khi chúng con hết lòng tin kính Chúa, năng lãnh nhận Thánh Thể Chúa và làm theo Lời Chúa dạy... (thinh lặng 1 lát).
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống đời đời”. (Ga 6,51) (mời CĐ đọc lại)

20/ 04 / 2018
Thứ Sáu T3 PS
 (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 52-59
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: THỊT TÔI THẬT LÀ CỦA ĂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Vì nghe Chúa Giêsu nói ai ăn thịt Người thì được sống, nên người Do Thái lấy làm lạ bàn luận với nhau: Làm sao ông này lấy thịt mình cho chúng ta ăn được? Chúa nghe vậy thì nói: Nếu các ngươi không ăn Thịt và uống Máu Ta, các ngươi sẽ không được sống, vì Thịt Ta là của ăn và Máu Ta là của uống. Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta, thì được sống và ngày sau được sống lại. Ta sống nhờ Chúa Cha thế nào thì kẻ ăn Thịt Ta và uống Máu Ta cũng sẽ sống nhờ Ta như vậy. Ta là bánh từ trời xuống. Ta không phải như bánh Man-na xưa cha ông các ngươi đã ăn và đã chết. Ai ăn Ta sẽ sống đời đời.
Mình Máu Chúa Giêsu là của ăn của uống nuôi linh hồn chúng ta. Ai ăn Thịt và uống Máu Người thì được sống đời đời, vì Người ở trong chúng ta và chúng ta sống trong Người nhờ Người. Thánh Thể là Bí Tích tình yêu, Bí Tích phần rỗi, Bí Tích ban sự sống đời đời. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có năng rước lấy Mình Máu Thánh Chúa để được sống đời đời không?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Mình Máu Thánh Chúa là của ăn nuôi linh hồn tôi không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dựng nên con có hồn có xác. Phần xác con muốn sống, con phải ăn cơm bánh hằng ngày, phần hồn muốn sống phải rước Mình Máu Thánh Chúa, vì Mình Máu Thánh Chúa là của ăn thiêng liêng nuôi linh hồn con. Hơn nữa, con có rước Mình Máu Thánh Chúa, thì con mới được kết hiệp với Chúa là nguồn sống của con, cũng như Chúa Cha là nguồn sống của Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng mến chuộng của ăn thiêng liêng này, hằng ngày biết lo dọn mình xứng đáng đến rước Chúa nơi bàn tiệc Thánh, để kết hợp với Chúa ở đời này, nhất là để được sống hạnh phúc với Chúa mãi mãi đời sau.(thinh lặng 1 lát).
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống”. (Ga 6,54-55)
(mời CĐ đọc lại)
21/ 04 / 2018
Thứ Bảy T3 PS
 (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 6, 60-69
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: 
THẦY MỚI CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Khi nghe Chúa Giêsu quả quyết: “Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống”, chẳng những dân chúng mà các môn đệ Người cũng không hiểu nổi nên thắc mắc khó chịu. Chúa biết thế nên bảo: Các người khó chịu không thể tin nổi phải không? Nhưng các ngươi thấy Ta lên trời các ngươi còn cứng lòng không? Các ngươi không thể hiểu Lời Ta theo sự thông hiểu tự nhiên của các ngươi được, vì Lời Ta là Thần Khí và là sự sống... Và Chúa biết kẻ nào không tin và kẻ nào sẽ nộp Người nên Người nói: Không ai đến được với Ta nếu Cha Ta không ban cho. Và từ đó nhiều môn đệ bỏ Người. Người thấy vậy thì hỏi các tông đồ: Các con có bỏ Thầy không? Ông Phêrô thưa: Chúng con bỏ Thầy thì theo ai? Chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống đời đời. Chúng con tin thật Thầy là Con Thiên Chúa. Hằng ngày Chúa Giêsu cũng hỏi chúng ta như đã hỏi các tông đồ: Anh em có muốn bỏ Thầy không ?...
Chúng ta phải chọn theo Chúa hay không theo. Phải dứt khoát, không được nửa chừng, như Lời Nguời nói: Không ai có thể làm tôi hai chủ…
Chỉ có Chúa mói có lời ban sự sống đời đời. Chỉ có Chúa mới đem lại cho chúng ta hạnh phúc trường sinh. (thinh lặng 1 lát).
Tôi theo Chúa hay theo ma quỷ xác thịt thế gian?...
(thinh lặng 1 lát).
Ai ban cho tôi sự sống đời đời?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa,Chúa là Thiên Chúa toàn năng, chỉ có Chúa mới cho con được sống đời đời, chỉ có Chúa mới ban cho con được ơn cứu rỗi. Vậy con không theo Chúa thì con theo ai? Đâu có ai quyền năng cao cả bằng Chúa?  Đâu có ai cứu được chúng con khỏi những khổ cực ở đời này và ban cho chúng con hạnh phúc vô cùng đời sau?
Sở dĩ có một số môn đệ bỏ Chúa là vì họ ích kỷ thiển cận. Họ theo Chúa vì lợi lộc vật chất, vì ham danh háo chức, nên khi thấy Chúa chỉ nói đến việc thiêng liêng, việc trên trời thì họ ngã lòng rút lui.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết noi gương các thánh tông đồ; suốt đời theo Chúa, tin Chúa thờ Chúa để được sống đời đời... (thinh lặng 1 lát).
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Ông Simon Phêrô liền đáp: ‘Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. (Ga 6,68) (mời CĐ đọc lại)
22/ 04 / 2018
CHÚA NHẬT T4 PS Năm B
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 10, 11-18
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: TÔI LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên nhân lành. Người hiến mạng Nguời vì chúng ta. Người gìn giữ che chở cho chúng ta khỏi nanh vuốt của ma quỷ, xác thịt thế gian. Chúng ta đã đặt tất cả hy vọng vào Người, vì Người hằng thương yêu trợ giúp chúng ta. Người thương xót chúng ta đến nỗi hy sinh chịu chết vì chúng ta.
Người biết rõ mỗi người chúng ta. Người kêu gọi chúng ta sống kết hiệp thân mật với Người, để biết Người và yêu Người hơn.
Người muốn tất cả đến với Người, để Người kết hợp vào một ràn chiên duy nhất là Hội Thánh Người sáng lập. Người mời gọi chúng ta cộng tác với Người, trong công trình hợp nhất này. Người nhờ chúng ta dẫn đưa anh chị em đồng bào đồng loại đến với Người, gia nhập vào ràn chiên duy nhất là Hội Thánh của Người... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có sống kết hiệp với Chúa, để ngày càng biết Chúa và mến Chúa hơn không?...  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có dẫn đưa mọi người đến với Chúa, để Nguời hiệp nhất nên một ràn chiên không ?...  (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, Chúa biết rõ chúng con nghèo nàn khốn khổ, ngày đêm bị ma quỷ xác thịt thế gian vùi dập tấn công. Chúa thương chúng con, Chúa hy sinh mạng sống cứu giúp chúng con. Chúa muốn quy tụ chúng con trong một ràn chiên của Chúa là Hội Thánh Chúa sáng lập, để Chúa nhờ các kẻ thay mặt Chúa săn sóc che chở chúng con cho khỏi mọi sự dữ.
Xin cho gia đình con và các gia đình luôn biết bám sát vào Chúa, tin tưởng Chúa, kết hợp mật thiết với Chúa, vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy bảo, để được Chúa yêu thương chăm sóc giữ gìn.
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa, hằng ngày dùng lời cầu nguyện, việc hãm mình và gương sáng đạo đức của chúng con, mà dẫn đưa đồng bào đồng loại chúng con vào ràn chiên của Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử”. (mời CĐ đọc lại)

23/ 04 / 2018
Thứ Hai T4 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 10, 1-10
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: TÔI LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu phán: Ai trèo vào chuồng chiên là kẻ trộm, còn ai qua cửa mà vào thì đó là người chăn chiên. Chiên sẽ nghe theo anh chứ không nghe theo người lạ. Anh đi trước dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi... Dân chúng nghe Chúa nói mà không hiểu gì, nên Người giải thích: Ta là cửa chuồng chiên. Ai qua Ta mà vào thì được cứu thoát, nghĩa là ai tin Ta, nghe Lời Ta dạy bảo mà gia nhập ràn chiên của Ta là Hội Thánh Ta lập thì được sống đời đời, vì Ta đến thế gian để đem sự sống dồi dào là phần rỗi linh hồn cho mọi người.
Khi quả quyết Người là cửa chuồng chiên, Chúa Giêsu muốn nhắc bảo chúng ta một chân lý căn bản: Chúng ta phải qua Người nhờ Người để được sống. Ngoài Người không có ơn cứu rỗi, không có sự sống đời đời. Người là vị cứu tinh duy nhất của nhân loại. Người là nguồn sống của loài người. Người đến trong thế gian, hiện diện giữa mọi người, để ban sự sống dồi dào cho những ai tin nhận Người. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa Giêsu là Đấng cứu thế không?...
(thinh lặng 1 lát).
Ngoài Chúa ra còn ai cho tôi được sống đời đời không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, thật Chúa là cửa chuồng chiên, là cửa phần rỗi. Ai tin theo Chúa thì được Chúa dẫn vào đồng cỏ xanh tươi, vào cõi sống ngàn thu. Ai nghe tiếng Chúa, làm theo Lời Chúa để được sống đời đời, vì Chúa là vị mục tử duy nhất nhân hậu và giàu tình thương.
Xin Chúa cho gia đình con và hết những người còn ở ngoài ràn chiên Chúa, biết nghe tiếng Chúa, theo Chúa vào Giáo Hội là chuồng chiên của Chúa, để Giáo Hội dìu dắt hướng dẫn, chúng con được vào cửa phần rỗi.
Và xin Chúa cũng thương ban cho các vị chủ chăn chúng con biết noi theo gương Chúa, tận tình chăm sóc đoàn chiên Chúa, cho đoàn chiên Chúa là các tín hữu được sống dồi dào hạnh phúc đời này và đời sau...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Tôi là cửa. Ai qua Tôi mà vào thì được cứu… Tôi đến, để cho chiên được sống và sống dồi dào”. (Ga 10, 9-10)
(mời CĐ đọc lại)
24/ 04 / 2018
Thứ Ba T4 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):Ga 10, 22-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: CHIÊN TÔI NGHE TIẾNG TÔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Dịp lễ Cung hiến Đền Thờ Giêrusalem, người Do Thái vây quanh hỏi Chúa Giêsu có phải là Đức Kitô không? Người đáp: Ta đã nói rồi mà các ngươi không chịu tin Ta. Các việc Ta làm nhân danh Cha Ta làm chứng cho Ta. Sở dĩ các ngươi không tin Ta là vì các ngươi không thuộc đoàn chiên Ta, vì chiên Ta thì nghe tiếng Ta và Ta sẽ cho chúng sống đời đời. Chúng không bao giờ hư nát và không ai cuớp chúng khỏi tay Ta được, và Ta cũng quyền năng như Cha Ta. Cha Ta và Ta là một.
Muốn tin Chúa Giêsu, muốn hiểu Lời Người, chúng ta cần dứt bỏ mọi dục vọng thấp hèn, cần nhận rõ thân phận nghèo hèn thấp kém của mình, cần chú tâm lắng nghe Lời Người.
Người là Vị Mục Tử nhân lành. Người hy sinh mạng sống Người để cứu chúng ta khỏi đau khổ chết chóc. Người quyền năng như Chúa Cha, Người ban cho chúng ta sự sống đời đời.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có lắng nghe tiếng Chúa dạy bảo không?...(thinh lặng 1 lát).
Tôi muốn sống đời đời không?.... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa nói rất đúng. Nguời Do Thái xưa không chịu tin Chúa vì họ không thuộc đoàn chiên của Chúa. Họ tự cao tự mãn, họ tìm danh vọng chức tước, còn Chúa thì lúc nào cũng bảo hy sinh, khiêm nhường thì làm sao họ có thể tin theo Chúa được?...
Muốn tin theo Chúa, muốn thuộc đoàn chiên Chúa, con phải  “bắt đúng tần số với Chúa”. Con phải tâm hoà ý hợp với Chúa, phải sống theo gương Chúa, khiêm nhường, hiền hậu, nhân từ...
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con thấy việc Chúa làm, nghe Lời Chúa nói mà tin theo Chúa và noi gương Chúa sống khiêm nhường nhân hậu, để chúng con khỏi phải hư mất, nhưng được sống đời đời với Chúa...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi; Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp đuợc chúng khỏi tay Tôi”. (Ga 10, 27-28) (mời CĐ đọc lại)

25/ 04 / 2018
Thứ Tư T4 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 12, 44-50
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: TÔI ĐẾN CỨU THẾ GIAN
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu giảng cho dân chúng biết: Ai tin Người là tin Đấng đã sai Người, và ai thấy Người thì cũng thấy Đấng đã sai Người là Chúa Cha. Người là ánh sáng, ai tin Người sẽ không ở trong bóng tối tội lỗi chết chóc. Ai nghe Lời Người mà không tuân giữ, Người cũng không lên án kẻ ấy, vì Người đến để cứu rỗi chứ không phải để kết án. Chính Lời Người nói sẽ lên án kẻ ấy, bởi vì họ không sống theo giáo luật Chúa Cha Đấng đã sai Người ra lệnh cho Người nói. Và lệnh của Chúa Cha là làm cho mọi người được sống đời đời.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tin Người để được cứu rỗi. Tin Người là chấp nhận Người, chấp nhận việc Người làm, làm theo Lời Người dạy, và ai tin Người là tin Chúa Cha, thấy Chúa Cha, vì Người với Chúa Cha là một.
Người là Đấng cứu thế, Người không luận phạt, Người đến cứu thoát chúng ta, ban cho chúng ta sự sống đời đời theo ý muốn của Chúa Cha. Và Người kêu gọi chúng ta cộng tác với Người... (thinh lặng 1 lát).
Tôi có tin Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc tôi không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có tuân giữ Lời Chúa Giêsu dạy không?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa làm mọi việc vì vâng lời Chúa Cha. Chúa là Đấng Thiên Sai, là sứ giả của Chúa Cha, nên ai tin Chúa là tin Chúa Cha, ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. Chúa Cha sai Chúa đến để soi sáng cho con thấy đường phần rỗi, để con tin vào Chúa mà khỏi lầm lạc, khỏi bị luận phạt.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết vâng Lời Chúa, tin theo Chúa, làm theo Lời Chúa dạy, để được Chúa thương ban cho chúng con sự sống đời đời.
Nhất là xin Chúa cho chúng con sống khiêm tốn nhân hậu như Chúa, cho chúng con nên khuôn mặt của Chúa, như Chúa là khuôn mặt của Chúa Cha, để mọi người thìn thấy chúng con mà nhận biết Chúa Cha ...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu lớn tiếng nói rằng: ‘Ai tin vào Tôi, thì không phải là tin vào Tôi, nhưng là tin vào Đấng  đã sai Tôi’”.
(Ga 12, 44) (mời CĐ đọc lại)
26/ 04 / 2018
Thứ Năm T4 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 13, 16-20
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: 
TÔI TỚ KHÔNG LỚN HƠN CHỦ NHÀ
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa phán bảo các ông: Thầy nói thật cho các con, tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai đi không trọng hơn Đấng đã sai đi. Thầy sai các con, thì các con phải noi gương Thầy mà khiêm nhường phục vụ anh em. Nếu các con thực hành được như vậy thì phúc cho các con. Thầy không nói hết thảy các con đâu, vì Thầy biết trong số các con sẽ có kẻ nộp Thầy, sẽ “giơ gót đạp Thầy” như lời Kinh Thánh đã chép. Thầy nói cho các con biết trước việc đó, để khi nó xảy đến, các con tin Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận chính Chúa Cha là Đấng đã sai Thầy.
Chúa Giêsu đến để phục vụ. Người phục vụ đến chết. Người nêu gương cho chúng ta, để chúng ta làm như Người, phục vụ Người và anh chị em.
Là môn đệ Chúa, chúng ta không thể hơn Chúa, làm khác Chúa. Chúng ta phải phục vụ nhau, làm đầy tớ mọi người. Đó là điều kiện để được hạnh phúc thật.
Chúa báo tin Giuđa sẽ nộp Người. Người trọng tự do, Người không bắt ép ai điều gì. Muốn theo Người hay khước từ Người, muốn trung thành hay phản bội là hoàn toàn tự ý mỗi người tự ý chọn lựa và quyết định. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có noi gương Chúa hy sinh phục vụ anh chị em tôi chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Tôi  dùng tự do Chúa ban để theo Chúa hay theo ma quỷ xác thịt thế gian?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa biết rõ trong số các môn đệ Chúa chọn sẽ có kẻ nộp Chúa, sẽ “giơ gót đạp Chúa” vậy mà Chúa cũng đi rửa chân cho họ, rồi còn giải thích cho họ đủ điều. Thật con không thể hiểu nổi sao mà Chúa nhân từ, sao mà Chúa khiêm nhừng quá vậy?... Đáng lẽ Chúa phải quở mắng họ cho thoả dạ Chúa?
Lạy Chúa, con hiểu rồi, vì Chúa thương chúng con, lúc nào Chúa cũng muốn chúng con ăn năn hối cải tội lỗi để Chúa tha, chớ không bao giờ Chúa muốn phạt chúng con.
Nhất là vì Chúa muốn dạy chúng con bài học vô cùng quý giá. Chúa là Chúa cao cả mà rửa chân cho chúng con là tôi tớ hèn mọn, thì chúng con phải noi gương Chúa mà rửa chân cho nhau: là thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, hầu hạ nhau. Xin Chúa giúp cho gia đình con và các gia đình làm được như vậy...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Thật, Thầy bảo thật anh em: Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi. Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!”. (Ga 13, 16-17) (mời CĐ đọc lại)
27/ 04 / 2018
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 14, 1-6
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  THẦY LÀ ĐƯỜNG...
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Biết Chúa Giêsu sắp về cùng Chúa Cha, các môn đệ buồn rầu nên Chúa an ủi: Các con chớ buồn, hãy tin Thầy và Cha Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Thầy đi trước để dọn chỗ cho các con. Khi dọn xong, Thầy sẽ trở lại rước các con, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó với Thầy. Thầy đi đâu, các con đã biết rồi : Thầy là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.
Chúa Cha sai Chúa Giêsu đến cứu chuộc chúng ta. Người đã làm xong sứ mạng. Mỗi người phải lo chu toàn sứ mạng của mình, để được cùng về với Chúa Cha trên trời như Chúa Giêsu. Muốn chu toàn sứ mạng để về cùng Chúa Cha, phải nhờ Chúa Giêsu, theo Chúa Giêsu, vì Người là Đường, là sự Thật và là sự Sống của chúng ta. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có  làm xong sứ mạng của tôi chưa?... (thinh lặng 1 lát).
Muốn chu toàn sứ mạng, tôi phải nhờ ai?...  (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy Chúa, Chúa định đi đâu mà các môn đệ buồn phiền như vậy?.. Con biết rồi, Chúa sắp về cùng Chúa Cha vì Chúa làm xong sứ mạng chuộc tội chúng con. Nhưng Chúa rất thương chúng con, Chúa không muốn bỏ chúng con. Chúa trở về trời trước để dọn chỗ cho chúng con về với Chúa. Đó là ngày con chết và ngày tận thế. Chúng con phải chuẩn bị sẵn sàng để Chúa trở lại rước chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình, bao lâu còn sống ở thế gian biết lo chu toàn sứ mạng Chúa phú giao; xin cho chúng con hết lòng tin Chúa thờ Chúa, bền lòng vững chí theo “Chúa là đường, là sự thật và là sự sống”, để ngày sau chúng con được Chúa dẫn đưa về nhà Cha trên trời hưởng phước đời đời...
Xin Chúa nhậm lời chúng con(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.
(Ga 14, 6) (mời CĐ đọc lại)
28/ 04 / 2018
Thứ Bảy T4 PS
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 14, 7-14
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: 
AI BIẾT THẦY LÀ BIẾT CHÚA CHA
 Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu dạy bảo các môn đệ thêm: Nếu các con biết Thầy thì cũng biết Cha Thầy, vì Thầy với Chúa Cha là một. Nhưng ông Philipphê thưa rằng ông chưa biết Chúa Cha, và xin Người tỏ cho ông biết. Chúa quở ông và bảo: Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha, và những điều Thầy nói với các con không phài là do Thầy mà do Cha Thầy. Ít ra các con hãy tin vì những việc Thầy làm. Ai tin Thầy thì sẽ làm được những việc Thầy làm và còn làm được nhiều việc lớn lao hơn nữa. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Chúa Cha, thì  Thầy  sẽ ban cho các con để Chúa Cha được vinh hiển nơi Thầy.
Chúa Giêsu luôn quy hướng về Chúa Cha, và mong muốn Chúa Cha nhìn nhận Người do Chúa Cha sai đến. Mọi Lời Người nói, mọi việc Người làm đều bày tỏ Chúa Cha cho chúng ta
Biết Chúa Giêsu là biết Chúa Cha, vì Người với Cha Người là một.
Và ai biết Chúa Giêsu, tin vào Chúa Giêsu, sẽ được ban cho mọi sự như lòng sở nguyện. Và tin vào Chúa Giêsu là hiến thân cho Người, để Người dùng mà thực hiện công trình cứu rỗi Chúa Cha đã giao phó cho Người.  (thinh lặng 1 lát).
Tôi có quy hướng đời tôi về Thiên Chúa không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có nhận ra Chúa Cha nơi Chúa Giêsu không?...
(thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)

Lạy Chúa, các tông đồ ở với Chúa lâu quá, đã từng nghe Chúa nói về Chúa Cha, thấy việc Chúa làm theo ý Chúa Cha mà cũng không biết Chúa ở trong Chúa Cha, Chúa với Chúa Cha là một. Mọi lời Chúa nói, mọi việc Chúa làm là chính Chúa Cha nói, Chúa Cha làm.... Vì thế ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha, ai tin Chúa là tin Chúa Cha.
Xin cho mọi người trong gia đình con hết lòng tin thờ Chúa, hết lòng nhân danh Chúa mà cầu xin cùng Chúa Cha, để nhờ ơn Chúa giúp, chúng con làm được việc Chúa làm, là hằng ngày hy sinh chịu khó, làm việc bác ái, tông đồ, hầu cứu rỗi linh hồn chúng con và linh hồn anh chị em đồng bào đồng loại chúng con, cho ngày sau được thấy Chúa Cha tường tận muôn đời....
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người”.
(mời CĐ đọc lại)
29 / 04 / 2018
Chúa Nhật V PS Năm B
 (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM):Ga 15, 1-8
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  CÂY NHO VÀ CÀNH NHO
 Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Chúa Giêsu là cây nho Chúa Cha trồng xuống thế gian để quy tựu mọi người trong sự hiệp nhất của tình yêu.
Phần chúng ta, chúng ta là những cành nho của cây nho này, và chúng ta phải sinh bông trái là các việc lành phước đức chúng ta làm hằng ngày trong đời sống. Muốn sinh bông trái, chúng ta phải sống kết hợp mất thiết với Chúa, như cành nho dính liền với cây nho. Nếu chúng ta sinh được bông trái, Chúa Cha sẽ chăm sóc, sẽ ban ơn giúp sức cho chúng ta sinh nhiều bông trái hơn. Trái lại, nếu chúng ta không sinh bông trái, nghĩa là không làm lành lánh tội, không lo phụng sự Chúa phục vụ anh em thì sẽ bị chặt đi là sẽ bị phạt.
Điều chúng ta phải luôn ghi nhớ là nếu không có Chúa, chúng ta không làm gì được, không thể sinh bông kết trái. Có Người ở với chúng ta, chúng ta sẽ làm được tất cả.
Và Chúa Cha chỉ được vinh hiển khi chúng ta sinh bông trái. Ngài muốn chúng ta sinh bông trái ngày càng nhiều hơn. Vì thế, Ngài chịu khó chăm sóc chúng ta. Ngài cắt tỉa. Ngài làm cho chúng ta nên thanh sạch nhờ giáo huấn của Chúa Giêsu.
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có phải là cành nho dính liền với cây nho không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có sinh bông trái chưa?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là cây nho của Chúa Cha. Chúng con là cành. Chúa được Chúa Cha trồng xuống thế gian, để kết hợp chúng con nên một với Chúa, cho cành gắn liền với cây để được sinh bông trái, cho chúng con làm việc lành phước đức hằng ngày.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa, luôn luôn tin tưởng phó thác vào Chúa, cho chúng con được sinh bông trái, để khỏi bị Chúa Cha chặt đi, mà được Ngài cắt tỉa chăm sóc, ban ơn giúp sức cho chúng con ngày càng sinh bông kết trái nhiều hơn, phụng sự Chúa sốt sắng hơn, phục vụ mọi người đắc lực hơn...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, và không có Thầy, anh em chẳng làm gì đuợc”.
(mời CĐ đọc lại)
30/ 04 / 2018
Thứ Hai T5 PS
 (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Ga 14, 21-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:  GIỮ LỜI THẦY
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Điều làm cho Chúa Giêsu được vinh hiển và do đó cũng tôn vinh Chuá Cha là chính việc Người chịu khổ hình, chịu chết đóng đinh trên Thánh Giá.
Và đây đã đến giờ Người được tôn vinh như thế, vì Giuđa đã ra đi nộp Người. Thế nên Người từ biệt các môn đệ và ban cho các ông điều răn mới: «Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em»
Gọi là điều răn mới vì trước đây Chúa cũng đã dạy phải thương người, nhưng chỉ thương người như mình bằng mình thôi. Còn hôm nay còn hôm nay Người ban điều mới hơn, hoàn hảo hơn là thương Người như Chúa thương.
Chúa thương chúng ta, Chúa hy snh chịu chết cho chúng ta lam sao thì chúng ta cũng phải thương yêu nhau, hy sinh chịu khổ chịu cực giúp đỡ phần hồn phần xác cho nhau như vậy. Có thương yêu nhau như thế, chúng ta mới giống Chúa, chúng ta mới thật là môn đệ Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có thương anh chị em tôi như Chúa thương không?...
(thinh lặng 1 lát).
Tôi có hy sinh chịu khó giúp đỡ phần hồn phần xác cho mọi người chưa?... (thinh lặng 1 lát).

Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
     Lạy Chúa Giêsu, Chúa đi nộp mình chịu đánh đòn, chịu vác thập giá, chịu đóng đinh  mà Chúa cho là vinh danh Chúa và tôn vinh Chúa Cha. Thật con không thể hiểu nổi tấm lòng Chúa cao thượng dường nào, nhân ái biết bao!... Chúa chịu khổ hình vì con, Chúa chịu chết đau khổ để chuộc tội con mà Chúa lấy làm danh dự và vinh hiển.
Ôi lòng Chúa thương xót thật là cao cả, tình Chúa thật hải hà!
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa, vâng nghe Lời Chúa, thương yêu mọi người như Chúa thương, hy sinh giúp đỡ anh chị em chúng con như Chúa đã thương hy sinh chịu chết vì chúng con...
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
(mời CĐ đọc lại)







LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

LỄ THÁNH GIUSE

Chủ tế:  Anh chị em thân mến, thánh Giuse là người quản gia trung tín và khôn ngoan Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa. Trong niềm tôn kính và mến yêu vị thánh bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam của Hai ĐC Giuse, Quý Cha Giuse, Quý Vị trong HĐMV tân cựu, Làng Sơn Hà cùng các nhóm Giuse trong giáo xứ, chúng ta cùng tha thiết nguyện xin :

1. Hội Thánh luôn mời gọi các Kitô hữu / đặc biệt là các người cha trong gia đình / xem thánh Giuse là một gia trưởng gương mẫu về mọi mặt / và cố gắng noi gương người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các người cha trong gia đình / biết cố gắng sống trọn vẹn những gì Hội Thánh đã dạy.

2. Thánh Giuse luôn lao động cần cù để nuôi dưỡng Thánh Gia / cũng như để làm tròn ý Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người đang sống trên trái đất này / biết dùng lao động trí óc và chân tay mà thực hiện ý Chúa / là làm chủ vũ trụ thiên nhiên Chúa đã dựng nên.
3. Thánh Giuse là bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam / Chúng ta hiệp lời cầu xin người chuyển cầu cùng Chúa / ban cho Hội Thánh tại Việt Nam / vượt qua được mọi sóng gió / và phát triển không ngừng.

4. Đường lối của Chúa khác xa với những suy nghĩ tầm thường của loài người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết noi gương thánh Giuse / luôn vâng theo thánh ý Chúa / dù nhiều lúc không hiểu được ý định nhiệm mầu của Người.

Chủ tế:  Lạy Chúa Cha là Đấng hoàn thiện, thánh Giuse là gương mẫu tuyệt hảo cho các gia trưởng về đời sống tin cậy mến và lao động cần cù. Xin cho các gia trưởng luôn noi gương người, bình tĩnh và hiền hoà khi điều khiển gia đình. Chúng ta cầu xin ….



THỨ NĂM TUẦN THÁNH B

CT :  Anh chị em thân mến,  trong bữa tiệc cuối cùng  trước khi trao nộp, Đức Giêsu đã truyền cho Hội Thánh mãi mãi cử hành nghi lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Nguời. Vậy chúng ta hãy thờ lạy Nguời và tha thiết cầu xin:

1. Bí Tích Thánh Thể là bí tích của tình yêu / là dây liên kết bác ái / là biểu hiệu hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần trong Hội Thánh / biết tham dự Thánh Lễ với tâm tình tôn kính mến yêu.

2. Đức Kitô đã chết trên thập giá để đem ơn cứu độ đến cho muôn dân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho tình yêu của Nguời hướng dẫn suy nghĩ / lời nói và hành động của hết thảy mọi người tin Chúa trên thế giới hôm nay.

3. Đức Giêsu thiết lập chức vị linh mục / không phải để thống trị mà chỉ nhằm phục vụ mọi nguời / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn có được con tim nhân ái của Vị Mục Tử Giêsu / để lúc nào các ngài cũng sẵn sàng hy sinh tất cả / cho đoàn chiên Chúa đã trao phó cho các ngài.

4. Sống bác ái là chu toàn Lề Luật của Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn biết yêu thương anh chị em của mình như Chúa đã dạy
.
CT :  Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh Chúa. Xin cho chúng con biết tôn trọng và yêu mến  nhau, để nhờ đó chúng con có thể nên hoàn thiện như Cha trên trời. Chúng con cầu xin…


THỨ BẢY VỌNG PHỤC SINH

CT :  Anh chị em thân mến, Đức Kitô đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết để trở nên nguồn sống mới cho những ai tin tưởng Nguời. Trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:

1. Đức Kitô Phục Sinh là ánh sáng bừng lên trong đêm tối / Chúng ta hiệp lời cầu xin Nguời ban ơn soi sáng cho các vị mục tử của chúng ta / để các ngài dẫn dắt Hội Thánh luôn đi trong chính lộ.

2. Đức Kitô Phục Sinh là Đấng cứu độ muôn dân  / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết thảy mọi Kitô hữu / biết dùng đời sống phục vụ và bác ái yêu thương / mà công bố Tin Mừng Chúa đã phục sinh.

3. Đức Kitô Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi và sự chết để cho nhân loại được sống / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người tín hữu biết chết  cho tội lỗi / để sống một đời sống mới tinh tuyền và thánh thiện.

4. Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với các tông đồ nhiều lần / và ban Thánh Thần để đổi mới con người của các ngài / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / để Người cũng biến chúng ta thành những con người mới đã được Đấng Phục Sinh cứu chuộc.

5*. Giáo Hội vừa có thêm nhiều con cái mới qua Bí Tích Thánh Tẩy / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những anh chị em tân tòng vừa được tái sinh / luôn sống xứng danh người Kitô hữu..

CT :  Lạy Chúa Giêsu, khi sống lại từ cõi chết, Chúa đã trở nên nguồn sống muôn đời cho chúng con. Xin cho chúng con biết trung thành lắng  nghe Lời Chúa và dấn thân theo Chúa đến cùng. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

*Câu số 5 chỉ đọc khi có ban Bí Tích Thánh Tẩy mà thôi.


CHÚA NHẬT PHỤC SINH B

CT :  Anh chị em thân mến, nhờ sức mạnh của Thánh Thần, Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Vì thế chúng ta hãy vui sướng cầu nguyện:

1. Đức Kitô Phục Sinh luôn hiện diện trong Hội Thánh  / Chúng ta hiệp lời cầu xin Nguời ban Thánh Thần cho các Đức Giám Mục / Linh Mục / Phó Tế / để các ngài biết chu toàn trọng trách Chúa đã trao cho / là nhiệt thành và khôn ngoan lãnh đạo dân Chúa.
2. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn an ủi cho những ai đang sầu khổ  / Chúng ta hiệp lời cầu xin Nguời nâng đỡ ủi an những kẻ tật nguyền yếu đau / để họ tìm được bình an trong cơn thử thách gian truân.

3. Đức Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng cho những ai đang thất vọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai đang lâm cảnh gian nan / những người đang túng thiếu bần cùng / tìm được nơi Nguời niềm hy vọng để sống.

4. Đức Kitô Phục Sinh là nguồn tình yêu của mọi Kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết kín múc tình yêu nơi Nguời / để có thể luôn tôn trọng yêu thương nhau.

CT :  Lạy Chúa Giêsu Kitô, khi sống lại từ cõi chết, Chúa đã  củng cố niềm tin cho các tông đồ và sai các ngài đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian. Xin Chúa cũng làm cho niềm tin của chúng con ngày thêm vững mạnh, để chúng con công bố sứ điệp yêu thương của Chúa cho hết thảy mọi người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH B

CT :  Anh chị em thân mến, Đức Kitô phục sinh làm cho kẻ sống được tràn trề hy vọng, và kẻ chết được mong chờ ngày sống lại vinh quang. Trong niềm vui mừng Chúa đã sống lại, chúng ta cùng tin tưởng nguyện xin :

1. Các tông đồ là những chứng nhân đáng tin cậy về sự Phục Sinh của Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong đại gia đình Hội Thánh / luôn là những chứng nhân sống động của Nước Trời.

2. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn  / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những ai đang dấn thân trong việc giúp đỡ những người đói rách bần cùng / tìm được niềm vui trong công việc bác ái của mình.
3. Phúc cho những ai không thấy mà tin / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người đang hấp hối / được hạnh phúc khám phá ra dung mạo nhân hậu từ bi của Chúa.

4. Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo / mà chỉ có một lòng một ý / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết noi gương các tín hữu thời Giáo Hội sơ khai / luôn sống hiệp nhất và yêu thương nhau.

CT :  Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Chúa là nguồn hy vọng của con người ở mọi thời đại. Xin cho tất cả chúng con biết chạy đến cùng Chúa mỗi khi gặp thử thách gian nan, để được Chúa nâng đỡ ủi an và tìm được nguồn sức mạnh để vượt thắng mọi khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH  B

CT :  Anh chị em thân mến, thật hữu ích nếu cùng lắng nghe lời Đức Kitô Phục Sinh nói với tất cả chúng ta: Sao anh em lại hoảng hốt, chính Thầy đây mà! Luôn tin tưởng vào Đấng Phục Sinh, chúng ta cùng dâng lên Nguời những lời nguyện xin tha thiết của chúng ta:

1. Sự sợ hãi có thể huỷ diệt mọi sáng kiến của con nguời / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hàng giáo sĩ cũng như tu sĩ và giáo dân / luôn tin tưởng phó thác vào Chúa / để những khó khăn trong công cuộc rao giảng Tin Mừng / không làm bất cứ ai chùn bước và nản lòng.

2. Sự sợ hãi đang ngự trị trên thế giới / cách riêng nơi những nạn nhân chiến tranh và khủng bố / thiên tai và bệnh tật / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / ban cho những người đang gặp hoạn nạn có niềm tin và nghị lực / để vượt thắng mọi tai ương.

3. Sự sợ hãi có thể làm cho con người không còn dám xả thân phục vụ tha nhân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / luôn tin tưởng vào tình thương và quyền năng của Chúa.
4. Sự sợ hãi có thể cũng đang ngự trị trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta / làm ta sợ phải dấn thân theo Chúa / sợ phải đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của Tin Mừng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết mọi người trong giáo xứ chúng ta / xác tín rằng Chúa luôn ở cùng và không ngừng nâng đỡ những ai tin tưởng Nguời.

CT :  Lạy Chúa Giêsu, chúng con sắp sống lại bữa Tiệc Ly của Chúa với các môn đệ. Xin Chúa mở mắt tâm hồn chúng con, để chúng con có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi anh chị em chúng con cũng như trong mọi biến cố thường ngày. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH  B

CT :  Anh chị em thân mến, Đức Giêsu Kitô, Vị Mục Tử nhân lành, đã chết trên thập giá để cho đoàn chiên được sống dồi dào. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:

1. Chúa đã dùng các tông đồ làm nền móng xây dựng Hội Thánh / và cho Hội Thánh lan rộng khắp nơi / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa chúc lành cho mọi người tin vào Chúa.

2. Trên thế giới ngày nay / tại những quốc gia tiên tiến có truyền thống Kitô giáo lâu đời / ơn gọi linh mục và tu sĩ còn rất ít / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho có nhiều người quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa / dám xả thân phục vụ tha nhân trong đời sống tu trì.

3. Trong đời sống thường ngày / khi gặp bế tắc / nhiều Kitô Hữu nghĩ rằng Chúa bỏ rơi họ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các anh chị em đang gặp khủng hoảng / biết nhìn thấy Đức Kitô chính là Thiên Chúa tình yêu / luôn yêu thương / và không ngừng trợ giúp những ai đang lâm cảnh gian truân khốn khó.

4. Đức Giêsu nói: “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi” / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết lắng nghe Lời Chúa / và đem ra thực hành trong cuộc sống đức tin thường ngày.

CT :  Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con là đoàn chiên của Chúa, luôn hiệp nhất với nhau trong niềm tin-cậy-mến, để nhờ đó những ai chưa nhận biết Chúa sẽ được biết Chúa qua chính đời sống yêu thương của chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH  B

CT :  Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã nói: Nếu anh em ở lại trong Thầy, và Lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Tin tưởng vào lời hứa của Nguời, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:
1. Hội Thánh có một phương tiện hết sức hữu hiệu để phản đối  sự độc ác của con người / đó là bác ái yêu thương / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho mọi thành phần dân Chúa sức mạnh, để sống bác ái yêu thương trong mọi tình huống của cuộc sống thường ngày.
2. Ghen ghét / hận thù / làm vẩn đục đời sống nhân loại / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / ban ơn nâng đỡ những ai đang đau khổ / vì gặp quá nhiều thử thánh gian truân.
3. Ngày nay / có biết bao người đang âm thầm hy sinh cả cuộc đời trong các tu viện / hoặc dấn thân phục vụ người bất hạnh ở những nơi hẻo lánh xa xôi / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban thêm nghị lực và can đảm cho những người nhiệt thành ấy.
4. Gắn bó mật thiết với Đức Giêsu là thái độ căn bản của người Kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết liên kết với Đức Giêsu bằng Lời Chúa / bằng các bí tích Nguời thiết lập / để nhờ đó mà được sống dồi dào.
CT :  Lạy Chúa, xin lắng nghe lời chúng con khẩn nguyện, và ban cho chúng con sức mạnh để thực hiện những gì Chúa đã truyền dạy cho chúng con. Chúng con cầu xin…




Các số thống kê chính thức về 5 năm triều
Giáo Hoàng Phanxicô

 Thông Điệp
Lumen fidei (Ánh Sáng Đức Tin) (20 Tháng Sáu 2013)
Laudato si’ (Ngợi Khen Chúa) (24 Tháng Năm 2015

Tông Huấn
Evangelii gaudium(Niềm Vui Tin Mừng) (24 Tháng Mười Một 2013)
Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) (19 Tháng Ba 2016)

Sắc Chỉ
Misericordiae vultus(Khuôn Mặt Thương Xót) (11 Tháng Tư 2015)
Tự Sắc
3 trong năm 2013
2 trong năm 2014
4 trong năm 2015
9 trong năm 2016
4 trong năm 2017
1 trong năm 2018

Yết Kiến Chung 219

Các Chủ Đề Giáo Lý Thứ Tư
Tuyên Xưng Đức Tin
Các Bí Tích
Các Ơn Chúa Thánh Thần
Giáo Hội
Gia Đình
Lòng Thương Xót
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo
Thánh Lễ

Kinh Truyền Tin/Lạy Nữ Vương Thiên Đàng 286

Du Hành Quốc Tế: 22

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã du hành tổng cộng 250,000 cây số, đến thăm: Ba Tây, Giócđăng, Palestine, Do Thái, Nam Hàn, Albania, Quốc Hội Âu Châu ở Strasbourg, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Phi Luật Tân, Bosnia và Herzegovina, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Hiệp Chúng Quốc, Kenya, Uganda, Cộng Hòa Trung Phi, Mễ Tây Cơ, Hy Lạp, Armenia, Ba Lan, Georgia, Azerbaijan, Thụy Điển, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Colombia, Miến Điện, Bangladesh, Chile và Peru.

Du Hành Trong Nước Ý: 18

Viếng thăm mục vụ các giáo xứ Rôma: 16

Thượng Hội Đồng Giám Mục:

Thượng Hội Đồng Đặc Biệt Lần Thứ 3 về Gia Đình (5-19 Tháng Mười 2014)
Thượng Hội Đồng Thường Lệ lần thứ 14 về Gia Đình (4-25 Tháng Mười 2015)
Thương Hội Đồng Thường Lệ lần thứ 15 về Giới Trẻ (3-18 Tháng Mjười 2018)
Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Amazon (Tháng Mười 2019)

Các Năm Đặc Biệt

Năm Đời Sống Tận Hiến (29 Tháng Mười Một 2014–2 Tháng Hai 2016)
Năm Thánh Đặc Biệt về Lòng Thương Xót (8 Tháng Mười Hai 2015–20 Tháng Mu8o82i Một 2016)

Các Tháng Đặc Biệt

- Tháng Đặc Biệt Truyền Giáo (Tháng Mười 2019)
- Ngày Thế Giới
- Ngày Thế Giới Ăn Chay và Cầu Nguyện cho Hòa Bình I: Syria (7 Tháng Chín năm 2013)
- 24 Giờ cho Chúa Thứ Sáu Mùa Chay (khai mạc năm 2014)
- Ngày Thế Giới cầu nguyện cho sáng thế: 1 Tháng Chín (khai mạc năm 2015)
- Ngày Thế Giới Người Nghèo : Chúa Nhật 23 Mùa Thường Niên (khai mạc năm 2017)
- Chúa Nhật Lời Chúa: Một Chúa Nhật trong Năm Phụng Vụ (khai mạc năm 2017)
- Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn: Chúa Nhật Thứ Hai của Tháng Chín (khai mạc ngày 14 tháng 1, 2018)
- Ngày Thế Giới cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình II: Nam Sudan, Congo, và Syria (23 tháng Hai, 2018)

Ngày Giới Trẻ Thế Giới

Ngày Thế Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 28 tại Rio de Janeiro: 23-28 Tháng Bẩy 2013
Ngày Thế Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow: 26-31 Tháng Bẩy 2016
Ngày Thế Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34 tại Panama: 22-27 Tháng 1, 2019

Mật Nghị Bổ Nhiệm Hồng Y

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm tổng cộng 61 Hồng Y. Trong số này, 49 vị có quyền bỏ phiếu và 12 không có quyền bỏ phiếu bầu giáo hoàng (1 trong các vị này sau đó đã qua đời)
19 Hồng Y ngày 22 Tháng Hai 2014
20 Hồng Y ngày 14 Tháng Hai 2015
17 Hồng Y ngày 19 Tháng Mười Một 2016
5 Hồng Y ngày 28 tháng Sáu 2017

Phong Thánh

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong hiển thánh cho 880 vị, trong đó, 800 vị là các vị tử đạo ở Otranto
9 Nghi Lễ Phong Thánh tại Vatican
3 Nghi Lễ Phong Thánh ở bên ngoài: Hiệp Chúng Quốc, Sri Lanka, Bồ Đào Nha
5 Vụ Phong Thánh Tương Đẳng (canonizations equipollent)

Đặng Tự Do (VCN)