Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

ĐÀNG THÁNH GIÁ DIỄN CA - SG: CC GIUSE NGUYỄN TOÀN THƯ

MỜI THEO CHÂN CHÚA ĐẾN PHÒNG TIỆC LY, RỒI VƯỜN GETHSEMANI VÀ DINH CAIPHA VÀO TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH

MỜI THEO CHÂN CHÚA ĐẾN PHÒNG TIỆC LY, RỒI VƯỜN GETHSEMANI VÀ DINH CAIPHA VÀO TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH


 http://baomai.blogspot.com/
                           
1- Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh
Buổi Tiệc Ly - thường được liên tưởng đến bức họa nổi tiếng của danh tài Leonard de Vinci "The Last Supper" thể hiện bửa ăn sau cùng của Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Bửa ăn tối cách nay 2000 năm này, ngày nay vẫn còn được nhắc đến -một cách rầm rộ - gần đây nhất là trong bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên "Mật mã Da Vinci"
Khi đến Jerusalem hành hương, du khách chắc chắc sẽ được giới thiệu đến xem căn phòng Tiệc Ly (Mc 14:12-15) , còn được gọi là "Nhà thờ của các Tông Đồ" là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Ngai
(Cv 1:13, 2:1)
Trải qua 2000 năm với các cuộc Thánh Chiến tranh giành Jerusalem, Phòng Tiệc Ly cũng như hầu hết các địa điểm có liên quan đến Chúa Giêsu ngày nay thuộc quyền sở hữu của các giòng tộc Hồi Giáo.
Cửa vào Phòng Tiệc Ly ở lầu trên (mũi tên) - nhìn từ dưới.

Nhìn từ tầng trên
Bên trong nhìn ra - cửa vào bên trái. Ở giữa là cây olive bằng đồng do Catholic Association dâng tặng. Hội này đã tài trợ chi phí trùng tu Phòng Tiệc Ly
Chi tiết cây olive bằng đồng


Bên trái là của ra ban công phía nam. Nơi mũi tên: dấu vết Kytô giáo thời Thập Tự Chinh
Từ cổng vào nhìn thẳng: cửa ra ban công phía Nam - cửa sổ với hoa văn Hồi Giáo

Nơi mũi tên: hình chim bồ nông mổ thịt mình nuôi 2 chim con bên phải và bên trái - dấu vết từ thời thế kỷ XII - tượng trưng Chúa Giêsu hy sinh mạng sống cứu chuộc nhân loại. (Mt 26, 26-28)
Khách hành hương
ĐGH Gioan Phaolô II dâng lễ tại Phòng Tiệc Ly trong chuyến Tông Du năm 2000. Khăn bàn thờ có thêu hình chim bồ câu và lưỡi lữa.
Sau bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và các môn đệ đi qua vườn cây dầu (Gethsemani) bên núi Olive, bắt đầu cuộc thương khó và tử nạntrên đồi Golgotha.
***
Hien Quang - CN V MÙA CHAY 2010

2-  Vườn Gethsemani Núi Cây Dầu
"Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này. Đừng theo như ý con, một xin vâng Ý Cha đã định trước muôn đời...". Đoạn phiên khúc trong bài Nếu có thể của Cha Nhạc Sư Kim Long thể hiện tâm trạng lưỡng lự. Quyết định tiến hay thoái giữa Ý Chúa và cá nhân - được lồng vào tâm tình thống thiết của Chúa Giêsu trước giờ chịu nạn. Ý Cha và Ý Con trong bè trầm như bị giằng co lôi kéo quyện vào bè nhất đã nói lên được nỗi thống khổ của Chúa Giêsu trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau đây là vài hình ảnh về Vườn Gethsemani nơi Chúa Giêsu cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42)
Núi Cây Dầu (Mount of Olives) nằm ở phía Đông cổ thành Jerusalem
Núi Cây Dầu nhìn từ thành Jerusalem - nhà thờ Gethsemani ở gần trung tâm
alt
Tường thành Jerusalem nhìn từ Nhà thờ Gethsemani
Church of the Agony: Tên chính thức được gọi là Church of All Nations do nhiều quốc gia đóng góp tài chánh - Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Italy, France, Spain, United Kingdom, Belgium, Canada, Germany, Hoa Kỳ, Ireland, Hungary, Balan và Úc.
Nhìn từ cửa nhà thờ
Ngay trước bàn thờ là tảng đá được tin là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện trước lúc bị quân lính bắt đi.
Các đoàn hành hương dâng lễ chung quanh tảng đá trước bàn thờ

Cung Thánh
Cổng vào Vườn Gethsemani
Cây Dầu (Olive) trong khuôn viên nhà thờ
Lối vào Gethsemani Grotto, nơi Judas hôn Chúa Giêsu
Gethsemani Grotto
Nhìn từ bên ngoài

Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ. Tại đây Thánh Phêrô đã 3 lần nói không biết ông Giêsu là ai!
Hien Quang - CN
3-Tiếng gà gáy ở nhà Thượng Tế Caipha
Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ.
Ngày nay - nơi đã xuất phát tiếng gà gáy canh khuya khơi dậy lòng thống hối của Thánh Phêrô là Nhà Thờ Thánh Phêrô Gà Gáy (Church of St. Peter in Gallicantu). Người ta dùng từ Gallicantu tiếng Latin có nghĩa là gà gáy - để nhắc lại sự việc Thánh Phêrô ăn năn sau khi chối Chúa 3 lần (Mc 14:30)
Cổng vào nhà thờ diễn tả việc Chúa tiên đoán về Phêrô
Non novi illum: Tôi không biết ông đó! (Lc 22:57)
Các bậc thang trên đoạn đường đi qua Núi Cây Dầu - Đêm Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã hai lần đi trên đoạn đường này.
Lần thứ nhất từ Phòng Tiệc Ly đi qua Vườn Gethsemani, Núi Olive
Sau đó các kẻ bắt Chúa đem Người qua nhà vị thượng tế Caipha - ngày nay là nhà thờ Thánh Phêrô Gà Gáy
Trên nóc nhà thờ: gà trống trên thập giá
Chung quanh nhà thờ có những bức hình diễn tả lại các cảnh Chúa trải qua trong đêm bị bắt.
Bên trong nhà thờ
Domine, tu omnia nosti; tu scis quia amo te. (Jn 21, 17)
"Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy."
Non novi illum (Lc 22, 57)
Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết. (Lc 22, 62)
Phòng giam Chúa Giêsu dưới nhà của Caipha
Lổ tròn dùng để di chuyển tù nhân ra vào phòng giam
"Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông:"Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần."
Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết." (Lc 22, 61-62)

Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Giêsu bị đem tới dinh Tổng Trấn Philatô - nơi đây Chúa bị kết án và vác thập giá quaĐường Thương Khó lên Núi Sọ chịu đóng đinh.