Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

THƯ MỤC VỤ ĐGM GPLX THÁNG 3/2019 HƯỚNG VỀ KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN LONG XUYÊN: SỐNG MÙA CHAY THÁNH Anh chị em thân mến, Hiệp thông với toàn thể Giáo hội, Giáo phận Long Xuyên bước vào Mùa Chay thánh trong tâm tình hướng về kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận (1960- 2020). Vì thế, chủ đề của Thư mục vụ tháng 3/2019 là “Hướng về Kỷ Niệm 60 năm Thành Lập, Giáo Phận Long Xuyên sống Mùa Chay Thánh với Lòng Sám Hối và Tinh Thần Hòa Giải”. Trước hết, chúng ta suy niệm bài Tin mừng Chúa Nhật I Mùa Chay năm C (Lc 4, 1-13) để rút ra ba (03) ý tưởng nòng cốt cho chương trình tu đức, mục vụ và loan báo Tin mừng của Giáo phận trong tháng này là: 1. “Nếu ông là Con Thiên Chúa…” (c.3). Thâm độc của ma quỷ khi cám dỗ Chúa Giêsu là tìm cách tâng bốc phẩm giá “Con Thiên Chúa” để quy chiếu về cái tôi chính mình. Thật vậy, theo Tin Mừng, ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu quy chiếu về cái tôi để không thực hiện chương trình cứu độ theo cách mà Chúa Cha muốn. Quy về cái tôi là lợi dụng thực hiện chương trình của Thiên Chúa để tìm thành tích, thành công, thành quả cho bản thân; Sử dụng Thiên Chúa như một dụng cụ để đánh bóng bản thân. Người quy chiếu cái tôi sẽ bị cám dỗ tôn thờ các thứ ngẫu tượng là tiền tài, danh vọng và thú vui như tôn thờ Thiên Chúa. 2. “Ma quỷ bỏ đi, đợi chờ thời cơ”(c.13). Sự cám dỗ của ma quỷ luôn xuất hiện dọc theo cuộc hành trình đời người. Điển hình nơi Chúa Giêsu là, ở giai đoạn đầu của cuộc đời công khai, Chúa Giêsu chịu thách thức bởi ma quỷ (Lc 4, 1-13). Trong cuộc đời công khai (Mt 12,38), Chúa vẫn chịu thách thức bởi con người, là quần chúng, là giáo quyền, là thế quyền, kể cả môn đệ của mình. Và ở cuối cuộc hành trình cuộc đời, Chúa chịu thách thức bởi tính yếu đuối của bản tính làm người trong Vườn Cây Dầu (Lc 22, 39-44) và trên Cây Thánh Giá. Hơn nữa, mưu đồ của ma quỷ thất bại nơi Chúa Giêsu, nhưng chúng vẫn kiên trì “đợi chờ thời cơ” nơi con người chúng ta. Quả thật, càng lớn tuổi, ta càng có nhiều kinh nghiệm về những cám dỗ của ma quỷ trong cuộc hành trình cuộc đời, dù là giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh hay giáo dân. 3. “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (c.8). Chúa Giêsu luôn là người chiến thắng. Trong bài Tin Mừng, Chúa chiến thắng ma quỷ nhờ cầu nguyện và chay tịnh. Trong sự hiệp thông cùng với tinh thần cầu nguyện và chay tịnh, Chúa ý thức về căn tính là Con rất yêu dấu của Chúa Cha, nên Ngài luôn chọn sống theo Lời Chúa, và dùng sức mạnh Lời Chúa để chiến thắng ma quỷ (c.4, 8, 12). Ý thức cầu nguyện và chay tịnh được lặp đi lặp lại trong suốt cuộc hành trình sứ vụ của Chúa. Khởi đầu tại bờ sông Giordan (Lc 3, 22), trên đường lên Giêrusalem, trên núi Tabore (Lc 9, 28-36), và trước khi bước vào cuộc khổ nạn tại Vườn Cây Dầu (Lc 22, 39-44). Tinh thần cầu nguyện và chay tịnh của Chúa được cô đọng trong lời cầu xin:“Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha” (Lc 22, 42). Trong ánh sáng của bài Tin Mừng, chúng ta nhìn lịch sử 59 năm của giáo phận Long Xuyên (1960- 2019) với nhiều thách đố trong cuộc hành trình kiếm tìm ý Chúa để thực hiện. Quả thật, không phải là không có thách đố trong lịch sử giáo phận khi con người lấy những cơ sở vật chất, những sinh hoạt rầm rộ,trọng hình thức bên ngoài, trở thành thước đo cho sự thành công. Không phải không có những thách đố trong lịch sử của giáo phận khi đón nhận những đặc ân đặc quyền từ xã hội trần thế làm niềm tự hào. Không phải không có những thách đố trong lịch sử giáo phận khi vì miếng cơm manh áo, vì địa vị xã hội với những hứa hẹn danh vọng, vì hoàn cảnh đen tối của một giai đoạn đời người, đã có những người con của giáo phận có sự chọn lựa ngược lại với phẩm giá làm con Thiên Chúa. Thực tế là, trong cuộc hành trình này, đã có những thành công, nhưng không thiếu những vụng về thiếu sót; đã có nhiều trung tín nhưng cũng không thiếu những bất trung. Giáo Phận cần sám hối và canh tân. Cũng từ kinh nghiệm lịch sử Giáo Phận cho thấy, chính Chúa luôn luôn can thiệp trong lịch sử của Giáo Phận để thanh luyện và canh tân. Đã có những cuộc thanh luyện gây nhiều đớn đau, mất mát, thua thiệt, nhục nhã… nhưng sáng lên tình yêu Chúa và lời mời gọi hãy chọn lựa tôn thờ một mình Thiên Chúa. Nhìn lại lịch sử Giáo Phận với tinh thần sám hối và canh tân, chúng ta đọc lại đoạn Sách Khải Huyền: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi…Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu (Kh 2, 1-7). Từ gợi ý này, Giáo Phận được mời gọi trở về với tình yêu ban đầu để thực hiện những đề xuất mục vụ và loan báo Tin Mừng trong Mùa Chay này: 1. Giáo Phận bày tỏ lòng hối cải với tình yêu thuở ban đầu qua Bí Tích Giải Tội. Mọi thành phần dân Chúa được mời gọi sống Sám Hối và Hòa Giải qua việc xét mình và xưng tội. Đặc biệt, các linh mục sống lại tinh thần Đức Ái Mục Tử thuở ban đầu khi lãnh nhận chức thánh linh mục bằng cách siêng năng ngồi tòa cho giáo dân. 2. Giáo phận cũng bày tỏ tinh thần khổ chế Mùa Chay, trở lại với tinh thần kỷ luật bản thân bằng cách trung thành giữ luật Giáo Hội “kiêng thịt ngày thứ Sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy”. 3. Kết hợp với cầu nguyện và chay tịnh, Giáo Phận còn được mời gọi sống Đức Ái thực tiễn. Cụ thể là trong Mùa Chay, các cộng đoàn quan tâm đến các bệnh nhân liệt giường. Các đoàn hội được cổ vũ thăm viếng, đọc kinh, và an ủi bệnh nhân. Trong những điều kiện có thể, các linh mục được khích lệ dâng lễ cho các bệnh nhân lâu năm trong Mùa Chay hay mùa Phục Sinh. 4. Ngoài ra, các cộng đoàn Giáo Xứ, Giáo Họ, được kêu gọi bày tỏ trách nhiệm bác ái đối với các gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt trong Mùa Chay, các linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân… cần quan tâm đến là các gia đình nguội lạnh, khô khan, trễ nải, bỏ xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh, các gia đình ly thân, ly dị, ly dị tái hôn… 5. Cuối cùng, Giáo Phận cũng được nhắc nhở thể hiện tình yêu ban đầu qua sự nhiệt tâm dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Các linh mục nên tổ chức cho các nhóm tông đồ giáo dân trong Giáo Xứ, Giáo Họ đi ra khỏi ranh giới của mình, đến thăm các giáo điểm truyền giáo, để hiện diện, để gặp gỡ, để cùng cầu nguyện, và nâng cao ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng. Anh chị em thân mến, Chúng ta đang bước vào Tháng Ba – tháng kính Thánh Giuse. Thánh Giuse là Đấng chăm sóc Thánh Gia, chúng ta cùng nguyện xin: “Ông Thánh Giuse là quan thày gìn giữ Hội Thánh – Xin cầu cho Hội Thánh Long Xuyên chúng con”. + Giuse Trần Văn Toản + Giuse Trần Xuần Tiếu GMP GPLX GMGPLX THÁNG BA / 2019 THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE Thánh Giuse là Bổn Mạng và gương mẫu của các người lao động và các gia trưởng. Người đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa Giêsu, dù là Con Duy Nhất của Thiên Chúa, cũng được gọi là “con của bác thợ mộc”. Vì thế, noi gương thánh Giuse, các người lao động và các gia trưởng hãy học cho biết giá trị của lao động: nuôi sống bản thân và gia đình, liên kết với anh chị em và phục vụ họ, thực thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Ý CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG: Cầu cho các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt những cộng đoàn đang bị bách hại, cảm thấy được gần gũi với Đức Kitô, và các quyền lợi của họ được tôn trọng. 01 25 X Thứ Sáu đầu tháng tuần 7 TN Hc 6:5-17; Mc 10:1-12 Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1981) ÔB: GIOAN B TRẦN VĂN HÀNH (SH) MARIA HOÀNG THỊ NGỌC HƯƠNG (SH) 02 26 X Thứ Bảy đầu tháng tuần 7 TN Hc 17:1-15; Mc 10:13-16 Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1983) ÔB: GIUSE TRẦN ĐỨC THỌ (TĐ) MARIA NGUYỄN THỊ NGOAN (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1966) ÔB: AUGUSTINO HUỲNH VĂN HÓA (TD) MARIA NGUYỄN THỊ HƯƠNG (TĐ) 03 27 X CHÚA NHẬT 8 MÙA THƯỜNG NIÊN Hc 27:4-7; 1Cr 15:54-58; Lc 6:39-45 Thánh Vịnh tuần 4 GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG H. Có mấy cách tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô? T. Có hai cách tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô. Đó là tham dự vào chức tư tế thừa tác, hay chức tư tế cộng đồng. CHIA SẺ Chức tư tế thừa tác của các Giám mục và Linh mục, cũng như chức tư tế cộng đồng của các tín hữu, đều tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô theo cách thức riêng của mình và bổ túc cho nhau (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 10). Dầu vậy, hai chức tư tế này khác nhau về bản chất. Khác thế nào? Qua Bí tích Rửa Tội, các tín hữu thi hành chức tư tế cộng đồng của mình, bằng cách phát triển đời sống đức Tin, đức Cậy, đức Mến, và sống theo ơn Chúa Thánh Thần. Còn chức tư tế thừa tác của các Giám mục và Linh mục, dành để phục vụ chức tư tế cộng đồng, giúp phát triển ân sủng Bí tích Rửa Tội của mọi Kitô hữu. Ðó là một trong những cách thế Chúa Giêsu luôn dùng, để xây dựng và hướng dẫn Hội Thánh. Vì thế, chức tư tế thừa tác này được chuyển giao qua một bí tích riêng, đó là Bí tích Truyền Chức Thánh (x. GLHTCG, số 1547). Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013): GIOAN TRẦN NGỌC LỢI (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1976) ÔB: GIUSE TRƯƠNG CÔNG CHÁNH (TĐ) ANNA MARIA PHẠM THỊ VÀNG (TĐ) 04 28 Tr Thứ Hai tuần 8 TN Thánh Casimirô. Lễ nhớ Hc 17:20-24; Mc 10:17-27 Kỷ niệm ngày qua đời (1976): - Cha Phaolô Trần Ngọc Quí (Cần Xây) 05 29 X Thứ Ba tuần 8 TN Hc 35:1-12; Mc 10:28-31 MÙA CHAY Mùa Chay được sắp đặt để chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Thật vậy, phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng, bằng các giai đoạn khai tâm Kitô giáo khác nhau, và giúp các tín hữu, bằng nghi thức của bí tích Rửa tội và Hòa Giải, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua (AC 27). Lưu ý: 1. Từ đầu Mùa Chay cho đến Canh thức Phục Sinh, trong Thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ không đọc (hát) Alleluia (IM 28). 2. Các Chúa nhật Mùa Chay không được cử hành thánh lễ ngoại lịch, thánh lễ an táng hoặc cầu hồn (IM 372 và 380). 3. Trong Mùa Chay, không được chưng hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV và các ngày lễ trọng cùng lễ kính. Có thể dùng màu hồng trong Chúa Nhật IV này (x. CE 41; 252; 300). 4. Các ngày thường trong Mùa Chay được cử hành: a. thánh lễ có nghi thức riêng và thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do Giám mục Giáo phận chỉ định hoặc cho phép (IM 374); b. thánh lễ an táng (IM 380); c. thánh lễ khi được tin người chết (hối tử) hoặc trong lần an táng cuối cùng, hoặc trong ngày giỗ đầu trừ thứ Tư lễ Tro hay Tuần Thánh (IM 381). 5. Trong các lễ trọng và lễ kính, cũng như trong các cử hành riêng biệt, có đọc thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (TE DEUM), và kinh Vinh Danh. 6. Khi cử hành lễ Hôn Phối trong cũng như ngoài Thánh Lễ, “thì sử dụng bản văn và các bài đọc của lễ hôm ấy, tuy nhiên vẫn đọc lời nguyện chúc hôn và tuỳ nghi có thể sử dụng công thức ban phép lành cuối lễ dành cho lễ hôn phối.” (OCM 34) Nhưng Cha Sở “nên nói cho những người kết hôn biết tính chất riêng biệt của mùa này. Phải tuyệt đối tránh không nên cử hành hôn nhân vào thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.” (OCM 32) - Trong MC, lễ nhớ buộc có thể cử hành như lễ nhớ không buộc. 06 01/02 Tm THỨ TƯ LỄ TRO. Giữ chay và kiêng thịt. Ge 2:12-18; 2Cr 5:20-6:2; Mt6:1-6,16-18. Thánh Vịnh Tuần 4. Hôm nay chỉ có thể cử hành thánh lễ an táng mà thôi (IM 380). Lưu ý: 1. Về việc giữ chay và kiêng thịt a. Giáo luật điều 1251 quy đinh: “Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt” b. Tuổi giữ chay, theo giáo luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay”, điều 97 khoảng 1 quy định: “Ai đã đến 18 tuổi trọn thì là thành niên.” c. Luật kiêng thịt “buộc những người từ 14 tuổi trọn” (Giáo luật điều 1252) 2. Về việc xưng tội và rước lễ a. Về việc xưng tội: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần.” (Giáo luật điều 989). b. Về việc rước lễ: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi có lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm.” (Giáo luật điều 920). Tại Việt Nam, thời gian để chu toàn luật buộc “rước lễ trong Mùa Phục Sinh” này là từ thứ Tư lễ Tro cho đến lễ Chúa Ba Ngôi (Thông báo của UBGM về PV số VII ngày 10-08-1971). Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2011): GIUSE ĐẶNG VĂN RƯỢC (TM) 07 02 Đ Thứ Năm đầu tháng sau lễ Tro. Thánh Perpêtua và thánh Fêlixita, tđ. Lễ nhớ. Đnl 30: 15-20; Lc 9: 22-25 Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1975): MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾN (HH) 08 03 Tm Thứ Sáu sau lễ Tro. Thánh Gioan Thiên Chúa, ts Is 58: 1-9a; Mt 9: 14-15 Kỷ niệm ngày qua đời: - Cha Phêrô Mai Trí Thuật (B1 - 1980) - Cha Giuse Nguyễn Toàn Công (2010 – SG) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987): MICAE VŨ NGỌC TÍCH (TM) 09 04 Tm Thứ Bảy sau lễ Tro. Thánh Phanxica Rôma, nt Is 58: 9b-14; Lc 5: 27-32 10 05 Tm CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY. Đnl 26:4-10; Rm 10:8-13; Lc 4:1-13 Thánh Vịnh Tuần I GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG H. Bí tích Truyền Chức Thánh có những hiệu quả nào? T. Bí tích Truyền Chức Thánh có những hiệu quả này: (1) Một là ban đầy tràn Chúa Thánh Thần. (2) Hai là làm cho người thụ phong nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong ba chức năng: tư tế, tiên tri và vương đế, theo từng cấp bậc của Bí tích Truyền Chức Thánh. (3) Ba là trao ban một ấn tín thiêng liêng không tẩy xóa được (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 329). CHIA SẺ "Ðược Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian” (x. Ga 10,36), Ðức Kitô đã cho các Tông đồ là các Giám mục, được tham dự vào việc thánh hiến và sứ mạng của mình. Các Giám mục lại giao trách nhiệm tác vụ của mình một cách hợp pháp cho nhiều phần tử trong Hội Thánh theo từng cấp bậc (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 28). Chức vụ Linh mục liên kết mật thiết với chức Giám mục, nên cũng được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô đã dùng, để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân Thể Người (x. Dt 5,1-10; 7,24; 9,11-28). Vì vậy, chức Linh mục dù đã có những Bí tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng vẫn được một Bí tích riêng in ấn tín đặc biệt, khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu trong Bí tích Truyền Chức Thánh. Như thế, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Ðầu, để phục vụ Dân thánh Chúa (x. GLHTCG, số 1562-1568). Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB: GIUSE TRỊNH TIẾN DẬU (TĐ) MARIA ĐOÀN THỊ KIM OANH (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987): GIUSE ĐOÀN MINH BỘ (TM) 11 06 Tm Thứ Hai tuần 1 MC. Lv 19:1-2.11-18; Mt 25:31-46 12 07 Tm Thứ Ba tuần 1 MC. Is 55:10-11; Mt 6:7-15 13 08 Tm Thứ Tư tuần 1 MC. Gn 3:1-10; Lc 11: 29-32 Kỷ niệm ngày qua đời (1982): - Cha Giuse Nguyễn Công Danh (Ông Chưởng) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007): MARIA ĐOÀN THỊ RÙA (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2011): GIUSE NGUYỄN VĂN THUYÊN (HH) 14 09 Tm Thứ Năm tuần 1 MC. Et 12: 14-16.23-25; Mt 7:7-12 Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1968): VINHSƠN NGUYỄN VĂN TỈNH (TM) 15 10 Tm Thứ Sáu tuần 1 MC. Ed 18: 21-28; Mt 5: 20-26 Kỷ niệm ngày qua đời (1990): - Cha Micae Lê Tấn Công (Vị Thanh) 16 11 Tm Thứ Bảy tuần 1 MC. Đnl 26: 16-19; Mt 5: 43-48 Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989): - Cha Phêrô NguyễnTấn Khoa Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2010): MARIA TRẦN THỊ LOAN (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987): MARIA ĐOÀN TRẦN THU UYÊN (TĐ) 17 12 Tm CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY St 5:5-12.17-18; Pl 3:17-4:1; Lc 9:28b-36. Thánh Vịnh Tuần 2 GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG H. Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những cấp bậc nào? T. Bí tích Truyền Chức Thánh gồm ba cấp bậc này: một là Phó tế, hai là Linh mục, ba là Giám mục (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 330). CHIA SẺ Bí tích Truyền Chức Thánh chỉ có một mà thôi, nhưng gồm 3 cấp bậc không thể thay thế trong cơ cấu của Hội Thánh, đó là: Giám mục, Linh mục và Phó tế (x. GLHTCG, số 1554). Giám mục: là người có chức thánh tròn đầy nhất, vì các ngài kế vị các Tông đồ, do việc đặt tay (tông truyền). Linh mục: là cộng sự viên của Giám mục, được tham dự vào sứ mạng phổ quát mà Chúa Giêsu trao cho các Tông đồ. Phó tế: là người được Giám Mục cắt đặt, để phục vụ trong một lãnh vực nào đó. Chẳng hạn: trao Mình Thánh Chúa, chứng hôn, Rửa Tội, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ toạ lễ nghi an táng và đặc biệt là việc bác ái (x. GLHTCG, số 1554-1570). Có hai loại Phó tế: (1) Phó tế vĩnh viễn, có thể được ban cho người có gia đình. (2) Phó tế chuyển tiếp (thừa tác), được ban cho những người đang chuẩn bị nhận tác vụ Linh mục (x. GLHTCG, số 1571). Kỷ niệm ngày qua đời (2001): -Cha Stanislao Nguyễn Hữu Trí (Châu Đốc) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1994): GIOAN VŨ NGỌC XUÂN (SH) 18 13 Tm Thứ Hai tuần 2 MC. Thánh Cyrillô Giêrusalem, Gmtsht Đn 9:3.4b-10; Lc 6:36-38 Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989): - Cha Giuse Nguyễn Văn Diễm 19 14 Tr Thứ Ba tuần 2 MC. THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC TRINH NỮ MARIA. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân. 2Sm 7:4-5a, 12-14a.16; Rm 4:13.16-18.22; Mt 1:16. 18-21.24a PVGK: thánh vịnh riêng Bổn mạng các giáo xứ: - (CĐ) Phú An - (LX) Núi Sập, Hoà Lợi, Năng Gù, Vĩnh Nhuận - (VA) Châu Long, Tân Mỹ [G2], Đồng Công [F2], Đền Thánh Giuse An Bình - (VT) Hải Hưng [C1], Thanh Hải, Thanh Long, Hợp Tiến - (TH) Bình Lộc - (HT) Hòa Giang - (TT) Hợp Châu, Thánh Giuse [7b], Tân Bùi, Lạng Sơn, Giu Đức (8b). - (RG) Đền Thánh Giuse, Tân Lập, Minh Châu 20 15 Tm Thứ Tư tuần 2 MC. Gr 18:18-20; Mt 20:17-28 Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2006): MARIA TRẦN THỊ HOA (TM) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1976): MARIA NGUYỄN THỊ HỒNG (HH) 21 16 Tm Thứ Năm tuần 2 MC. Gr 17:5-10; Lc 16:19-31 22 17 Tm Thứ Sáu tuần 2 MC. St 37:3-4.12-13a.17b-28; Mt 21:33-43.45-46 Kỷ niệm ngày qua đời (1987): - Cha Giuse Nguyễn Phi Hùng (Long Xuyên 23 18 Tm Thứ Bảy tuần 2 MC. Thánh Turibiô Monrôvêkhô, Gm Mi 7:14-15.18-20; Lc 15:1-3. 11-32 Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1993): BANABÊ TRƯƠNG VĂN ỨNG (SH) 24 19 Tm CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY Xh 3:1-8a.13-15; 1Cr10:1-6.10-12; Lc 13:1-9. Thánh Vịnh Tuần 3 GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG H. Việc truyền chức Giám mục có những hiệu quả nào? T. Việc truyền chức Giám mục có những hiệu quả này: (1) Một là trao ban sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức Thánh. (2) Hai là làm cho vị Giám mục trở thành người kế vị các Tông đồ. (3) Ba là cho ngài gia nhập Giám mục đoàn, cùng với Đức Giáo hoàng chăm sóc toàn thể Hội Thánh. (4) Bốn là trao ban nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 331). CHIA SẺ Công đồng Vaticanô II dạy: Khi được tấn phong, các Giám mục nhận lãnh trọn vẹn Bí tích Truyền Chức mà tập tục phụng vụ Hội Thánh và các thánh Giáo phụ gọi là chức tư tế tối cao, và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 21), (x. GLHTCG, số 1557-1560). Vì là đại diện của Ðức Kitô, mỗi Giám mục có trách nhiệm mục vụ trong Hội Thánh địa phương được trao phó cho ngài. Đồng thời ngài cũng phải cùng với các vị khác trong Giám mục đoàn, chăm lo cho toàn thể Hội Thánh. Dù mỗi Giám mục là mục tử của đoàn chiên được giao phó, nhưng vì là người kế nhiệm hợp pháp của các Tông đồ do Chúa Giêsu thiết lập, nên ngài phải liên đới trách nhiệm với sứ mạng tông đồ của Hội Thánh (x. Piô XII, thông điệp "Hồng ân đức tin"; CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 23). Kỷ niệm ngày qua đời (1975): - Cha Phêrô Phạm Hữu Phụng (D1) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2005): ROSA LÊ THỊ NGÁT (TĐ) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1989): GIOAN PHẠM CÔNG HOÀN (TĐ) 25 20 Tr Thứ Hai tuần 3 MC. LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng Is 7:10-14; 8:10; Dt 10:4-10; Lc 1:26-38 PVGK: thánh vịnh riêng Bổn mạng các các giáo xứ và giáo họ: - (TT) Truyền Tin; (HT) Bình Giang. Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1971) ÔB: GIOAN B PHẠM VĂN BẰNG (TĐ) MARIA TRỊNH THỊ CÚC (TĐ) 26 21 Tm Thứ Ba tuần tuần 3 MC. Đn 3: 25. 34-43; Mt 18: 21-35 Kỷ niệm ngày qua đời (2003): - Cha Phaolô Hồ Trí Trạch (A2) 27 22 Tm Thứ Tư tuần tuần 3 MC. Đnl 4:1.5-9; Mt 5:17-19 Kỷ niệm ngày qua đời (2003): - Cha Phaolô Hồ Trí Trạch (A2) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2009): -ĐAMINH NGUYỄN VĂN THIỆU (TM) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1969): -GIUSE TRẦN VĂN TUYẾT (TM) Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1978): -PHAOLÔ ĐỖ VĂN VŨ (HH) 28 23 Tm Thứ Năm tuần tuần 3 MC. Gr 7: 23-28; Lc 11: 14-23 29 24 Tm Thứ Sáu tuần tuần 3 MC. Hs 14: 1-9; Mc 12: 28b-34 Kỷ niệm ngày qua đời (1966): - Cha Phaolô Huỳnh Tấn Hoàng (Sài Gòn) 30 25 Tm Thứ Bảy tuần tuần 3 MC. Hs 6:1-6; Lc 18: 9-14 Kỷ niềm ngày về nhà Cha (1995): MARIATRỊNH THỊ TIN (HH) 31 26 Tm/H CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY Gs 5:9a.10-12; 2Cr5:17-21;Lc15:1-3.11-32. TV Tuần 4 GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG H. Việc truyền chức Linh mục có hiệu quả nào? T. Việc truyền chức làm cho Linh mục nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Tư Tế, và trao cho ngài khả năng hành động nhân danh Đức Kitô là Đầu (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 333). CHIA SẺ Nhờ Bí tích Truyền Chức, Linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Ðức Kitô, Vị Thượng Tế vĩnh cửu (x. Dt 5,1-10; 7,24; 9,11-28), để rao giảng Tin Mừng, chăm sóc các tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa, với tư cách là tư tế đích thực của Tân Ước" (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 28). Khi gia nhập hàng Linh mục nhờ Bí tích Truyền Chức, tất cả các Linh mục liên kết mật thiết với nhau bằng một tình huynh đệ do Bí tích. Đặc biệt trong một giáo phận, khi được chỉ định phục vụ dưới quyền Giám mục của mình, các ngài hợp thành một Linh mục đoàn duy nhất. Tính duy nhất của Linh mục đoàn được biểu lộ qua một tập quán trong phụng vụ: Đó là ngay sau Giám mục, thì các Linh mục cũng đặt tay lên đầu tân Linh mục trong lễ nghi phong chức (x. GLHTCG, số 1564,1568). Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2009): ĐAMINH NGUYỄN TRÍ THỨC (SH) GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHUA THÁNG BA/ 2019 01/032019 THỨ SÁU TUẤN 7 MTN (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 1-12 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): LOÀI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu đến xứ Galilê. Dân chúng tấp nập kéo đến nghe Người giảng. Và nhóm biệt phái đến hỏi thử Người: Chồng có được phép bỏ vợ không? Chúa Giêsu hỏi họ: Ông Môsê dạy họ làm sao? Họ thưa: Môsê cho phép họ bỏ vợ. Chúa liền bảo cho họ biết: Tại vì họ cứng lòng ngoan cố nên ông Môsê buộc lòng cho phép họ làm như thế, chứ thực ra ngay từ đầu Thiên Chúa đã dựng nên người nam người nữ và kết hợp họ nên một. Đó là điều Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly. Khi về đến nhà, các môn đệ hỏi Chúa về điều đó thì Người bảo: Vợ chồng có bổn phận tình yêu với nhau, nên nếu bỏ nhau thì họ phạm tội ngoại tình. Để trả lời thắc mắc của nhóm biết phái, Chúa Giêsu đả trở lại từ đầu công cuộc tạo dựng. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và Ngài đã phối hợp họ thành một xương một thịt, đó là việc làm của Đấng Tạo Hoá là Thiên Chúa, không ai có quyền phá vỡ. (thinh lặng một lát) Gia đình tôi có giữ luật một vợ một chồng không?… (thinh lặng một lát) Muốn khỏi ly dị vợ chồng phải làm sao?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, thời nay vợ chồng bỏ nhau là việc rất thường, khi họ không còn thích nhau, khi họ cảm thấy khó khăn cực khổ là họ đưa ra toà ly dị và pháp luật chứng nhận cho họ!… Thật loài người chúng con ngày nay không còn kể gì luật Chúa, không còn kể gì đến giao ước tình yêu. Họ chỉ buông thả theo thói ích kỷ đê hèn của họ, họ không nghĩ đến hậu qua tai hại họ gây ra cho gia đình, cho con cái, cho xã hội. Gia đình an vỡ, con cái lầm than, xã hội điêu tàn!… Xin Chúa cho gia đình con và hết các gia đình Công Giáo biết lo giữ luật Chúa, cho vợ chồng luôn luôn trung thành yêu thương nhau đến chết để giáo dục con cái nên người và xứng đáng làm con cái Chúa, nhất là để giúp cho Giáo Hội Chúa được tiến triển bền vững, cho xã hội loài người được thăng tiến. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly.” (Mc 10, 9) (Mời cộng đoàn đọc lại) 02/032019 THỨ BẢY TUẤN 7 MTN (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 13-16 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CÁC TRẺ EM Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Người ta đem các trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu chúc lành, nhưng các môn đệ sợ chúng quấy rầy nên đuổi đi. Chúa không bằng lòng nên quở trách các anh, và bảo hãy để yên cho chúng đến với Người, vì Nước Chúa là của những ai sống đơn sơ, vâng lời và hoàn toàn phó thác giống như chúng. Rồi Chúa ẵm vào lòng và ban phước lành cho chúng. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta trở nên trẻ thơ để được vào Nước Trời. Tại sao trở nên trẻ thơ lại được vào Nước Chúa? Vì trẻ thơ đơn sơ, trong trắng, luôn tin tưởng phó thác nơi người lớn. Trở nên trẻ thơ là sống đơn sơ, trong sáng và hoàn toàn tin tưởng phó thác. Tin tưởng Chúa, phó thác trong tay Chúa, chắc chắn sẽ được Chúa bảo bọc, che chở, cứu thoát… (thinh lặng một lát) Tôi sống như trẻ thơ chưa?… (thinh lặng một lát) Tại sao sống như trẻ thơ thì được vào Nuớc Trời?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con hết lòng cảm ơn Chúa, vì hôm nay Chúa đã dạy cho con biết cách con phải làm để được vào Nước Chúa. Xin Chúa cho con và hết mọi người trong gia đình con biết lo lắng làm theo Lời Chúa dạy, biết sống đơn sơ vâng lời, phó thác và hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa, như trẻ thơ luôn dẵn sàng nép mình vào vòng tay âu yếm của cha mẹ, và tuyệt đối tín thác vào cha mẹ, vì nó không thể sống được nếu không có cha mẹ yêu thương che chở. Xin cho chúng con cũng bắt chước sống như thế đối với Chúa, vì chúng con không thể sống được nếu không có Chúa thương yêu che chở… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em thì chẳng được vào.” (Mc 10, 15) (Mời cộng đoàn đọc lại) 03/032019 CHÚA NHẬT TUẦN 8 MTN NĂM C (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 6, 39-45 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) MÙ DẮT MÙ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu dạy các môn đệ biết: Mù dắ mù thì cà hai sẽ sa xuống hố chết! Phận mình lem luốc xấu xa mà khuyên bảo sửa lỗi kẻ khác làm sao được? Phải lo sửa mình hối lỗi cho tốt đã, rồi mới giúp anh em chị em mình cải tà quy chánh. Hãy xem cây cối trong vườn: Hễ cây tươi tốt thì sanh trái tốt, cây xấu thì cho trái xấu. Con người cũng vậy, lòng dạ tốt lành thì mới làm được điều lành việc thiện. “Vì lòng có đầy, mịêng mới nói ra”. Muốn tiến trên đường nhân đức trọn lành, chúng ta cần giúp đỡ nhau. Cho được làm việc đó, mỗi người phải tự rèn luyện mình trước đã. Chính Chúa sẽ giúp chúng ta, cần chạy đến Chúa, nhớ Chúa ban ơn thánh hoá. Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi, mọi thói hư tật xấu, Người sẽ biến đổi đời chúng ta nên trong sáng tốt lành. (thinh lặng một lát) Tôi có bổn phận lo cho mọi người trong gia đình sống đạo đức thánh thiện không?… (thinh lặng một lát) Muốn làm được việc đó, tôi phải làm sao?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con dìu dắt nhau trên đường nhân đức trọn lành, và Chúa dạy cho con biết: Muốn làm được việc đó, trước hết phải sống tốt sống lành, rồi con mới giúp kẻ khác trở nên trọn lành được. Vi nếu còn bê bối tội lỗi thì làm sao con sửa dạy ai được, cũng như mù mà dắt mù thì làm sao mà thấy đường đi. Xin Chúa thương ban ơn giúp sức cho con, cho con hết lòng xa lánh tội lỗi và các tính mê nết xấu, cho con luôn lo sống đạo đức thánh thiện, để con giúp moi người trong gia đình con trở nên nhân đức trọn lành, bắng gương sáng đời sống và việc lành phước đức của con hắng ngày… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Mù mà dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Mời cộng đoàn đọc lại) 04/032019 THỨ HAI TUẦN 8 MTN (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 10, 17-27 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề ) MUỐN SỐNG ĐỜI ĐỜI Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu đang ở Galilê. Người sắp đi nơi khác thì một thanh niên giàu có hối hả chạy đến quỳ lạy Người và xin Người dạy cho biết phải làm gì để được sống đời đời. Chúa bảo: Muốn sống đời đời thì hãy giữ các giới răn. Anh ta thưa: Con đã giữ các điều đó từ lúc nhỏ rồi. Chúa liền âu yếm nhìn anh ta và bảo: Con hãy về bán hết gia tài phân phát cho người nghèo thì con sẽ được kho báu trên trời, rồi con hãy đến theo Ta… Nghe vậy, anh ta buồn bã bỏ đi, vì anh có rất nhiều của cải mà không thể bỏ nổi!… Thấy vậy, Chúa nhìn các môn đệ và nói cho các ông biết: Người có của mà ham mê nó thì khó được vào Nước Chúa lắm! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn. Các ông lấy làm lạ hỏi Chúa: Nếu vậy thì ai được vào Nước Thiên Chúa? Người bảo: Điều đó chỉ khó với loài người, nhất là hạng người tham lam ham hố của cải. Sở dĩ người thanh niên này không được “kho tàng trên trời” là vì anh ta ham mê của cải, không lánh xa được những ham mê xác thịt thế gian, không thể làm môn đệ của Chúa, không được sống đời đời. Và chỉ có Chúa mới đáng chúng ta từ bỏ hy sinh đó. (thinh lặng một lát) Tôi có ham mê của cải, chạy theo vui sướng xác thịt, giàu sang thế gian không?… (thinh lặng một lát) Muốn được sống đời đời, tôi phải làm gì?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con thấy người thanh niên này rất có thiện chí, chắc chắn anh muốn được sống đời đời, nên sau khi đã cố gắng giữ các điều răn ngay từ nhỏ, anh còn muốn biết phải làm gì thêm nữa, vì anh chỉ tuân giữ lề luật thì chưa đủ trở thành môn đệ Chúa, để được sống đời đời. Và anh đã chạy tìm Chúa! Con thấy sau khi anh ta thưa đã cẩn thận tuân giữ các giới răn thì Chúa âu yếm nhìn anh, tỏ ra Chúa bằng lòng, Chúa yêu thương, Chúa quý mến anh, vì anh là người tốt, là người rất đáng khen ngợi. Nhưng khi Chúa bảo anh bán hết gia tài phân phát cho kẻ nghèo thì anh ta buồn rầu rút lui, vì anh còn ham mê của cải thế gian, của cải thế gian làm cớ cho anh mất sự sống đời đời. Thế nên Chúa mới bảo là con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học quý giá Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, là hết lòng tuân giữ các giới răn Chúa, sẵn lòng từ bỏ mọi sự vì Chúa, và tận tình thương yêu giúp đỡ mọi người, để xứng đáng là môn đệ Chúa và được sống đời đời… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa.” (Mc 10,25) (Mời cộng đoàn đọc lại) 05/032019 THỨ BA TUẦN 8 MTN (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 28-31 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHẦN THƯỞNG CHO CÁC MÔN ĐỆ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu:chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì? Chúa đáp:Thầy bảo thật, ai bỏ cửa nhà, cha mẹ, con cái, ruộng vườn vì Thầy và vì Phúc Âm, thì ngay ở đời này sẽ được lại gấp trăm cùng với các cơn bắt bớ, và ngày sau được sống đời đời, vì ai theo Thầy sẽ lật ngược được mọi giá trị ở đời; Ai bỏ đi thì sẽ đượclại, ai ở sau thì sẽ nên truớc. Theo Lời Chúa nói, ai từ bỏ mọi sự mà theo Chúa làm tôi Chúa, chẳng phải chỉ được hạnh phúc vô cùng đời sau mà thôi, mà còn được ban gấp trăm ở đời này, tức là được Chúa ban cho nhiều ơn phúc hơn những gì chúng ta hy sinh từ bỏ. Dù vậy, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách ở đời, do thế gian, do ma quỷ xác thịt gây ra hằng ngày. Vì trò không thể hơn Thầy, không thể đi con đường nào khác hơn đường thương khó Thầy đã đi. (thinh lặng một lát) Tôi bỏ mọi sự theo Chúa, làm tôi Chúa chưa?… (thinh lặng một lát) Tôi có sẵn sàng vác thánh giá với Chúa không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa nói rất đúng. Ai theo Chúa, thì được Chúa ban cho quyền đảo ngược tất cả mọi giá trị ở đời. Ai bỏ mọi sự, ai hy sinh chịu khó làm tôi Chúa, thì ngay lúc còn sống ở đời này đã được Chúa ban cho gấp trăm hơn những gì đã từ bỏ hy sinh, và nhất là ngày sau sẽ được Chúa thưởng đời đời. Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo thấy được lợi ích vô cùng đó mà hết lòng hy sinh từ bỏ mọi sự ở đời này vì Chúa. Chúng con hy sinh từ bỏ mọi sự không phải vì khinh chê chán ghét, nhưng vì chúng con muốn chọn Chúa làm gia nghiệp. Và nhờ đó, chúng con có được tất cả, cả sự giàu sang hạnh phúc ở đời này và sự sống vô cùng vinh hiển đời sau. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ ngay ở đời này lại không nhận được nhà cửa, anh em chị em, mẹ con hay ruộng đất gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau.” (Mc 10,32) (Mời cộng đoàn đọc lại) 06/032019 THỨ TƯ LỄ TRO (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 6,1-6.16-18 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LÀM VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: “Khi ăn chay, cầu nguyện, bố thí” đừng phô trương bên ngoài cho nguời ta thấy, vì như thế không đáng công gì trước mặt Chúa Cha. Vậy khi bố thí, hãy là hết sức kín đáo, đến nỗi không cho tay trái biết việc ta phải làm. Khi cầu nguyện chớ tìm nơi phồn hoa náo nhiệt mà hãy đến nơi thanh vắng để dễ dàng hầu chuyện với Chúa. Và khi ăn chay, đừng làm bộ thiểu não, mà hãy tỏ ra vui tươi hớn hở, vì đạo đức đó là cách khiêm tốn, vì lòng mến Chúa yêu người để được Chúa Cha khen thưởng… Bắt đầu vào mùa chay, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức ăn chay, cầu nguyện, bố thí, để đền tội lập công, để chuẩn bị mừng Người sống lại, nhất là để được sống lại với Người. Chúng ta ăn chay cầu nguyện bố thí trong mùa chay, không phải để khoa trương, để được người đời khen ngợi, nhưng để xin Chúa tha thứ tội lỗi, để lập công nghiệp. Chúng ta làm việc lành đó là vì lòng mến Chúa yêu người, để thông hiệp với Đấng vô hình. Tính tự nhiên chúng ta muốn khoe khoang, thích được mọi người khen ngợi tâng bốc. Chúa Giêsu luôn cảnh báo những thói giả hình kiêu ngạo đó. Ngài dạy chúng ta sống chân thật khiêm tốn như Nguời. (thinh lặng một lát) Tôi có ăn chay cầu nguyện bố thí không?… (thinh lặng một lát) Tôi làm các việc đó với mục đích gì?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, hằng năm Chúa cho con 40 ngày mùa chay để lập công đền tội, để dọn mình xứng đáng mừng Chúa sống lại và để cho con được sống lại với Chúa. Con hết lòng cám ơn Chúa đã thương lo cho con dịp thuận tiện để sửa đổi đời sống con cho tốt, để thực hành việc mến Chúa yêu người như Chúa dạy. Xin cho gia đình con biết lo đọc kinh cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, và làm phúc bố thí hằng ngày trong mùa chay này. Và khi làm việc đó, xin Chúa giúp chúng con làm với tinh thần sám hối thật sự và vì lòng mến Chúa yêu người, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi, ban cho chúng con ơn lành hồn xác đời này, và ngày sau được hưởng phuớc với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Khi làm việc phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng.” (Mt 6, 1) (Mời cộng đoàn đọc lại) 07/032019 THỨ NĂM SAU LỄ TRO (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 9,22-25 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ) VÁC THÁNH GIÁ THEO CHÚA Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết: Nguời sẽ bị các kỳ lão, các tư tế và luật sĩ bắt và giết chết, nhưng ngày THỨ BA Người sẽ sống lại. Chúa Giêsu cũng nói cho mọi người biết điều kiện để theo Chúa là phải quên mình vì Chúa và vì mọi người, để cứu mạng sống mình, linh hồn mình. Chúng ta là môn đệ Chúa Kitô. Thầy chúng ta đã cứu thế giới bằng khổ hình, chịu chết và sống lại. Chúng ta cũng phải đi con đường của Người để cứu rỗi linh hồn mình và linh hồn anh chị em đồng bào đồng loại. Sống mùa chay là nỗ lực noi gương Chúa Giêsu, là bước theo đường khổ giá Người đã đi. Nếu hằng ngày chúng ta biết chịu khó, biết hy sinh, nhất định chúng ta sẽ sống lại vinh hiển như Thầy của chúng ta…(thinh lặng một lát) Tôi có vác Thánh Giá theo Chúa hằng ngày không?… (thinh lặng một lát) Làm sao tôi được sống lại với Chúa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa mà còn phải chịu chết khổ giá để được sống lại vinh hiển và để cứu rỗi linh hồn con, thì con làm sao đi con đường khác mà cứu rỗi linh hồn con và linh hồn anh chị em con? Xin Chúa cho mọi người trong gia đình con hằng ngày biết từ bỏ mọi thói xấu và tội lỗi; cho chúng con biết quên mình, không lo nghĩ đến bản thân chúng con, mà hoàn toàn sống cho người khác và cho Chúa; cho chúng con hằng ngày biết noi gương Chúa, vác thập giá theo Chúa, biết hy sinh hãm mình, chịu cực chịu khó làm lành lánh dữ, để ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa đời đời. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9,23) (Mời cộng đoàn đọc lại) 08/032019 THỨ SÁU SAU LỄ TRO (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 9,14-15 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): ĂN CHAY Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Các môn đệ của Gioan đến hỏi Chúa Giêsu: Sao chúng tôi và các biệt phái ăn chay, còn môn đệ Ngài không ăn chay? Chúa cho họ biết lúc chàng rể còn ở với bạn hữu thì không thể nào bắt bạn buồn sầu chay tịnh được. Chỉ khi nào chàng rể đi rồi thì họ mới ăn chay. Cũng thế, môn đệ Chúa không thể ăn chay lúc Người còn ở với họ. Khi nào Người lìa họ mà đi (nộp mình chịu chết) thì họ mới buồn sầu chay tịnh, để chờ ngày Người sống lại. Chúa Giêsu không bãi bỏ việc ăn chay, nhưng Người gắn nó liền với đời Người. Lúc Người vui thì chúng ta chia vui với Người; lúc Người chịu khổ thì chúng ta cùng chung khổ; lúc Người chết thì cùng chịu chết; lúc Người sống lại thì chúng ta cùng sống lại với Người… Việc chay tịnh trong mùa chay không phải chỉ là một hy sinh hãm mình, mà còn là phương thế giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, cùng sống chết với Người để cùng cứu nhân độ thế với Người… (thinh lặng một lát) Tôi có cùng chết với Chúa Giêsu để cùng sống lại với Người không?… (thinh lặng một lát) Tôi có nhờ chay tịnh để cứu rỗi linh hồn tôi và linh hồn mọi người trong gia đình tôi không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, qua lời giải đáp thắc mắc trên đây, Chúa muốn dạy cho con biết: Chúa như chàng rể Chúa Cha sai đến kết hôn với loài người chúng con, yêu thương chúng con, cứu rỗi chúng con. Và việc ăn chay hãm mình có mục đích dọn lòng mọi người tiếp rước Chúa. Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi thì không cần chay tịnh nữa, một phải phấn khởi vui mừng trong niềm tin yêu Chúa… Con và gia đình con mặc dù đã biết Chúa, nhưng chúng con còn tội lỗi yếu đuối quá. Xin Chúa cho chúng con biết lo ăn chay hãm mình trong mùa chay này, để dọn lòng đón mừng Chúa sống lại, để thông hiệp với Chúa cứu rỗi linh hồn con và linh hồn mọi người, và mong đợi ngày chúng con được sống lại với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay”. (Mt 9,15) (Mời cộng đoàn đọc lại). 09/032019 THỨ BẢY SAU LỄ TRO (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM ): Lc 5,27-32 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ) TÔI ĐẾN KÊU GỌI KẺ TỘI LỖI Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu thấy ông Mátthêu (Lêvi) đang ngồi thâu thuế. Người gọi ông, ông liền đi theo Nguời và dọn tiệc thiết đãi Người. Và có đông người thu thuế cùng ngồi ăn tiệc với Chúa. Nhóm biệt phái và luật sĩ thấy vậy thì cằn nhằn môn đệ Chúa: Sao các người ăn uống với bọn thu thuế và tội lỗi. Họ khinh dể và kể người thu thuế thuộc hạng tội lỗi xấu xa, vì là hạng làm việc cho đế quốc xâm lược và thường hay bóc lột đồng bào. Chúa trả lời: Người mạnh thì không cần thầy thuốc, kẻ nào đau yếu mới cần. Ta đến không phải để mời gọi kẻ công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi ăn năn hối cải. Mùa chay, Chúa Giêsu cũng kêu gọi chúng ta như đã mời gọi Mátthêu. Chúng ta có sẵn sàng theo Người, bỏ tất cả những gì cản trở chúng ta không? Sống mùa chay chính là đáp lại tiếng Chúa kêu gọi sám hối ăn năn. Sau khi bỏ tất cả theo Chúa, Mátthêu đã dọn tiệc thiết đãi Chúa. Ông cũng mời các bạn đồng nghiệp cùng chung vui… Phải chăng đó là bài học cho chúng ta: Một khi trở lại với Chúa, chúng ta cũng lo dìu dắt bạn hữu thân quyến lạc xa Chúa trở về với Chúa, vì Người đến để kêu gọi kẻ tội lỗi. … (thinh lặng một lát) Tôi có sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu gọi ăn năn sám hối không?… (thinh lặng một lát) Tôi có lo giúp đỡ bà con lối xóm trở về với Chúa chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa đến để cứu chữa kẻ tội lỗi. Chúa đã kêu gọi ông Lêvi là người thu thuế mà xã hội thời đó kể là kẻ tội lỗi, và ông đã sẵn sàng bỏ mọi sự mà theo Chúa. Lạy Chúa, con và nhiều người trong gia đình con, trong họ đạo con hèn mọn yếu đuối lắm. Xin Chúa đến với chúng con. Xin Chúa gọi chúng con. Chúa là thầy thuốc vạn năng, xin chữa chúng con cho lành sạch hết các bệnh tật thói hư tật xấu và tội lỗi, cho chúng con biết dùng các linh dược “cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, bố thí” mà hoán cải tâm hồn chúng con, sửa đổi đời sống chúng con cho tốt đẹp, để xứng đáng làm môn đệ Chúa. Và khi chúng con đã ăn năn trở về với Chúa, chúng con biết cám ơn Chúa, bằng cách giúp đỡ người bà con bạn hữu chúng con đến với Chúa, để Chúa cũng thương giúp họ hoán cải ăn năn… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”. (Lc 5,32) (Mời cộng đoàn đọc lại) 10/032019 CHÚA NHẬT TUẦN 1 MÙA CHAY NĂM C (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 4,1-13 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CÁM DỖ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Thánh Thần tạo cơ hội cho Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, để chứng tỏ chức vị Thiên Sai của Người. Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu về ba việc. Trước hết nó cám dỗ Người dùng quyền năng Thiên Sai để thực hiện cho lợi ích vật chất: “Truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi”. Nhân dịp này, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết: Chúng ta không phải chỉ là tạo vật cần cơm bánh để sống, mà còn là con Thiên Chúa, sống bằng Lời Chúa. Kế đến, ma quỷ cám dỗ Chúa về thói kiêu ngạo tự đắc. Nhờ dịp này, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải trông cậy Thiên Chúa, chớ thử thách Ngài, một phải làm theo ý Ngài. Sau cùng, ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu mê theo vinh hoa lợi lộc trần gian. Nhờ đó Người dạy chúng ta bổn phận phải theo Chúa thờ Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa đáng cho chúng ta tôn trọng suốt đời… (thinh lặng một lát) Tôi có sống bằng Lời Chúa là làm theo Lời Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát) Tôi tuân theo ý Chúa hay đòi hỏi Chúa làm theo ý tôi?… (thinh lặng một lát) Tôi tin Chúa thờ Chúa hay chạy theo vinh hoa lợi lộc thế gian?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa Giêsu, Chúa chịu ma quỷ cám dỗ để tỏ ra quyền lực Chúa mạnh mẽ chiến thắng ma quỷ, hầu nêu gương cho chúng con. Đời chúng con phải bị ma quỷ thử thách, nhưng chúng con phải noi gương Chúa, phải chiến thắng chúng. Xin cho gia đình con biết làm theo Lời Chúa dạy, biết sống Lời Chúa, biết trông cậy vào Chúa, vâng theo thánh ý Chúa, và luôn theo Chúa thờ Chúa, để Chúa ban ơn giúp sức chúng con chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ xác thịt thế gian. Chúa biết rõ ba kẻ thù này lúc nào cũng tìm mưu lập kế giết hại chúng con. Xin Chúa thương gìn giữ che chở chúng con. Chúng con hèn mọn yếu đuối lắm Chúa ôi!… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, mà còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. (Mời cộng đoàn đọc lại) 11/032019 THỨ HAI TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 25,31-46 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHÁN XÉT VỀ ĐỨC ÁI Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu nói cho các môn đệ biết: Người sẽ đến thế gian lần THỨ HAI để phán xét chung hết mọi người. Ngày đó, Người sẽ phán bảo kẻ lành: Hãy vào hưởng phước trong Nuớc Trời đã dành sẵn cho các con, vì các con cho người nghèo khổ cơm ăn, áo mặc, thuốc uống là các con đã cho chính Ta. Rồi Người phán bảo kẻ dữ: Hãy vào chốn khổ hình đời đời đã dành sẵn cho các ngươi, vì các ngươi không thương giúp nguời nghèo khổ tức là không thương giúp Ta. Chúa xét xử chúng ta về tình thương, một thứ tình thương thực tế đơn sơ hằng ngày đối với hết mọi người: là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người rách rưới ăn mặc, chăm nom người bệnh, thăm viếng kẻ tù đày… Tôi có làm những việc đó chưa? Những gì Chúa xét xử chúng ta thì chính Người đã làm để nêu gương cho chúng ta: Người luôn yêu thương giúp đỡ mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật… Sống mùa chay là chúng ta noi gương Chúa Giêsu, thực hành bác ái hằng ngày. (thinh lặng một lát) Tôi có chuẩn bị cho ngày Chúa phán xét chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa dạy con trong mùa chay phải làm phúc bố thí rộng rãi để đền tội lập công. Và qua cuộc phán xét chung này, Chúa cho chúng con biết: mỗi lần con làm phúc bố thí cho người nghèo khổ trong anh chị em con, là con làm phúc bố thí cho chính Chúa và Chúa thưởng công. Ôi thật lạ lùng quá! Chúa đồng hóa với người nghèo khổ! Chúa là người nghèo khổ! Như thế thì gia đình chúng con dại gì không lo làm phúc bố thí hết sức chúng con, để trước hết chúng con nên giống Chúa, thực hành bác ái yêu thương như Chúa, sau là để được Chúa thương tha tội chúng con, Chúa thương ban ơn lành hồn xác cho chúng con ở đời này và phần thưởng chúng con ngày sau trên Thiên Đàng… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40) (Mời cộng đoàn đọc lại) 12/032019 THỨ BA TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 6,7-15 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHÚA DẠY CẦU NGUYỆN Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu dặn các môn đệ: Khi cầu nguyện đừng nhiều lời như dân ngoại, họ tưởng nói nhiều thì được nhậm lời. Cha các con hiểu trước điều các con xin, nên các con không cần phải nhiều lời, một phải hồi tâm ở lặng trước mặt Cha các con ở trên trời. Vậy khi cầu nguyện, các con hãy cầu theo “Kinh Lạy Cha”. Và các con nên nhớ: Nếu các con có tha thứ cho nhau, thì trên trời mới tha thứ cho các con. Mùa Chay là mùa chúng ta cầu nguyện đặc biệt hơn, sốt sáng hơn. Hôm nay Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện. Cầu nguyện không phải lải nhải ngoài miệng, mà thố lộ những tâm tình tin yêu, tôn kính, tuân phục, trông cậy, phó thác của cõi lòng. Chúa biết rõ nhu cầu của mỗi người, Người chỉ muốn họ cởi mở lòng cậy trông đối với Người. Và lời cầu đi đôi với hành động: Lo cho triều đại Chúa mau đến, thi hành ý Cha trên trời, tha thứ cho mọi người, cùng với Chúa chống lại sự dữ, để được Chúa thương tha thứ và ban lương thực hằng ngày… (thinh lặng một lát) Tôi có cầu nguyện như Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện là lải nhải ngoài miệng hay thố lộ tâm tình trong lòng?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con trong mùa chay phải cầu nguyện, để được Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi. Nhưng chúng con khờ dại quá, không biết cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa, nên Chúa dạy con cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha”, vì trong kinh này, Chúa đã chỉ cho chúng con biết đầy đủ những gì chúng con phải cầu xin khẩn nguyện. Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hằng ngày đọc “Kinh Lạy Cha” để cầu nguyện, và khi cầu nguyện, chúng con không lải nhải ngoài miệng mà dâng lên Chúa những tâm tình chân thật trong lòng, đồng thời lo thi hành ý Chúa, làm sáng danh Chúa. Xin cho chúng con luôn nhân danh Chúa mà kêu xin cùng Chúa Cha. Nguời là Cha nhân lành hằng thương yêu chăm sóc chúng con. Và xin cho chúng con sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho nhau, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi chúng con… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều sẽ được nhậm lời.” (Mt 6,7) (Mời cộng đoàn đọc lại) 13/032019 THỨ TƯ TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 11,29-32 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) DẤU LẠ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Thấy dân chúng cứng lòng tin, Đức Giêsu quở họ: Dòng giống gian ác, các ngươi đòi điềm lạ mới tin ta, nhưng không cho điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giô-na. Dân thành Ninivê thấy điềm lạ Giô-na ở trong bụng cá ba ngày và nghe lời ông khuyên bảo mà lo ăn năn hối cải. Còn các ngươi đã thấy bao nhiêu phép lạ Ta làm, nghe bao nhiêu lời Ta dạy dỗ mà không chịu hối cải. Chính Ta là dấu lạ tuyệt hảo hơn dấu lạ Giô-na. và nữ hoàng phương nam đã chịu khó đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn. Ta còn khôn ngoan hơn vua Sa-lô-môn nhiều mà các ngươi không chịu nghe Ta. Vì thế, đến ngày tận thế, nữ hoàng phương nam và dân thành Ninivê sẽ tố cáo các ngươi, vì họ đã mau mắn nghe lời Ta, còn các ngươi cứng đầu cứng cổ… Chúa Giêsu không mong gì hơn được chúng ta tin nhận Người, nghe lời Người mà ăn năn hoán cải, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Người. Mùa Chay là mùa Người kêu gọi chúng ta nghe lời Người, thay đổi đời sống, cải thiện tâm hồn…(thinh lặng một lát) Tôi có nghe lời Chúa Giêsu kêu gọi không?… (thinh lặng một lát) Tôi có ăn năn sám hối chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa quở trách dân chúng ngày xưa cứng đầu cứng cổ, còn chúng con ngày nay thì sao? Lạy Chúa, chúng con còn cứng đầu hơn họ nữa!… Chúng con được nhận nhiều ơn hơn họ. Chúng con đã thấy bao nhiêu phép lạ Chúa làm, đã nghe bao nhiêu Lời Chúa dạy, đã được các Bí-tích Chúa hỗ trợ, các lời Hội Thánh chỉ dẫn, vậy mà chúng con cũng vẫn không chịu ăn năn thống hối, không chịu lo làm lành lánh dữ, mà cứ đâm đầu vào bùn nhơ tội lỗi! Xin Chúa thương giúp gia đình chúng con biết lo nghe Lời Chúa dạy mà ăn năn sám hối tội lỗi, trở về với Chúa trong mùa chay này, để chúng con khỏi bị Chúa quở phạt, mà được Chúa thương tha thứ cứu rỗi… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dây cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Gio-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.” (Lc 11,32) (Mời cộng đoàn đọc lại) 14/032019 THỨ NĂM TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 7,7-12 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) HIỆU LỰC CỦA LỜI CẦU NGUYỆN Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu bảo các môn đệ: “Hãy xin thì sẽ được. Hãy cầu nguyện với tâm tình con thảo, tin tưởng thì sẽ được nhận lời”. Các con dầu là người xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt, huống chi Cha trên trời, Người sẽ ban sự tốt lành của tốt cho kẻ khẩn cầu Người… Và nếu các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì chính các con hãy làm điều đó cho người ta. Đó là tất cả đạo lý và lề luật của Thầy, là khuôn vàng thước ngọc để các con noi theo. Cầu nguyện là van xin, là tìm kiếm, là gõ cửa, việc gõ cửa phải bền đỗ kiên trì, và tin chắc Thiên Chúa sẽ nhậm lời. Vì Ngài là Cha nhân ái hơn cha mẹ thế gian. Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc: Làm cho kẻ khác những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta. Đó là luật Phúc Âm, đó là tinh hoa đạo lý Chúa Kitô. (thinh lặng một lát) Tôi có tin chắc Chúa nhậm lời tôi cầu nguyện không?… (thinh lặng một lát) Tôi có làm cho kẻ khác những gì tôi muốn họ làm cho tôi không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, vì sự cầu nguyện cần cho chúng con chiến thắng ma quỷ, xác thịt, thế gian: và vì nếu không có Chúa giúp thì chúng con không làm gì được, nên Chúa dạy chúng con phải biết cầu nguyện và cầu nguyện luôn luôn, để Chúa là Cha nhân lành thương ban sự tốt lành cho chúng con. Đồng thời chúng con phải noi gương Chúa hằng ngày lo làm điều lành việc tốt cho anh chị em chúng con, đó là điều kiện để Chúa nhậm lời con cầu nguyện. Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy, hằng ngày biết siêng năng đọc kinh cầu nguyện, sẵn sàng làm mọi việc giúp ích cho mọi người, nhất là những gì chúng con muốn người khác làm cho chúng con, thì chúng con lo làm cho người ta trước… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho.” (Mt 7,7-8) (Mời cộng đoàn đọc lại) 15/032019 THỨ SÁU TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 5,20-26 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ĐỨC ÁI VÀ HOÀ GIẢI Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nếu các con không trọn lành hơn các luật sĩ và biêt phái, các con sẽ không được vào Nước Trời. Các con đã biết luật xưa cấm giết người, ai giết người thì bị luận phạt. Còn Ta, Ta bảo các con: “Ai giận ghét chửi rủa anh em mình thì bị luận phạt” Nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà sực nhớ anh em còn bất bình với con, thì hãy để của lễ đó, đi làm hoà với anh em trước đã, rồi trở lại dâng của lễ. Các con hãy lo làm hoà với mọi người càng sớm càng tốt, để khỏi bị luận phạt khốn khổ… Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật. Đặc biệt Nguời kiện toàn luật bác ái yêu thương. Nguời coi trọng tình thương hơn của lễ. Nguời chỉ nhận của lễ chúng ta dâng, khi chúng ta sống bác ái hoà thuận, khi chúng ta biết nhịn nhục tha thứ cho nhau. (thinh lặng một lát) Tôi có yêu thương mọi người không?… (thinh lặng một lát) Tôi sống hoà thuận hay thù nghịch bất hoà với anh chị em tôi, với lối xóm láng giềng?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, nghe Lời Chúa hôm nay con rất kinh sợ!… Chỉ giận ghét anh em thì đã bị luận phạt rồi! Chỉ mắng chửi anh em thì đã bị tống ngục rồi! Lạy Chúa, sao Chúa phạt lỗi này nặng quá vậy?… Con hiểu rồi! Vì Chúa muốn con trọn lành để xứng đáng làm con cái Chúa, và vì mỗi người là một hình ảnh của Chúa, nên nếu con xúc phạm đến anh em con là con xúc phạm đến Chúa. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng thương mến kính trọng anh chị em chúng con. Và nếu chúng con có lỡ làm phiền lòng ai điều gì, xin Chúa cho chúng con biết nhận lỗi làm hòa ngay, để mọi việc chúng con làm, mọi lời chúng con nguyện, mọi của lễ chúng con dâng, được Chúa vui lòng chấp nhận… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Nếu anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh em thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em đó đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”. (Mời cộng đoàn đọc lại) 16/032019 THỨ BẢY TUẦN 1 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 5,43-48 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) THƯƠNG KẺ THÙ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa nói cho các môn đệ biết: Luật xưa bảo hãy thương anh em và ghét kẻ thù. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy thương kẻ thù, hãy làm ơn cho kẻ ghét, hãy cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con để các con xứng đáng làm con cái Cha trên trời, là Đấng cho mặt trời mọc lên, cho mưa rơi xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Nếu các con chỉ yêu mến anh em mình thì có công gì? Vì người thu thuế và dân ngoại giáo cũng làm được như vậy. Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời. Dấu hiệu của người môn đệ Chúa Kitô là lòng yêu thương: “Nguời ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau”, Chúa nhắc bảo chúng ta điều căn bản đó trong mùa chay để chúng ta thi hành tình thương này phải giống tình thương Chúa Cha: Làm ơn làm phước cho hết mọi người một cách vô vị lợi. Chỉ có Chúa mới giúp chúng ta thương yêu nhau như thế. Chúng ta cần kêu xin Người hằng ngày. (thinh lặng một lát) Tôi có phải là môn đệ Chúa không?… (thinh lặng một lát) Tôi có thương yêu hết mọi người không?… (thinh lặng một lát) Tôi có giúp đỡ mọi người mà không cần đền đáp chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con thuộc phận “gối rơm” thấp hèn làm sao con với tới sự trọn lành như Chúa đã nói! Chúa biết con ích kỷ hẹp hòi, có ráng lắm là yêu thương giúp đỡ những người thân kẻ thích là quá lắm rồi. Vậy mà Chúa dạy con phải thương kẻ thù, làm ơn cho kẻ ghét, cầu nguyện cho người bắt bớ con!… Lạy Chúa, con biết rồi: có như thế con mới xứng đáng làm con Cha trên trời là Đấng vô cùng quảng đại, giàu lòng thương xót tha thứ hết mọi người, và có như thế con mới trọn lành hơn những người chưa biết Chúa, mới xứng đáng là môn đệ Chúa… Xin Chúa giúp con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa: Thương yêu giúp đỡ hết mọi người như Chúa yêu thương… Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Anh em nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. (Mt 5, 43-44) (Mời cộng đoàn đọc lại) 17/032019 CHÚA NHẬT TUẦN 2 MÙA CHAY NĂM C (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 9,28b-36 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) BIẾN HÌNH Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi. Người biến hình sáng láng trước mắt các ông. Và có hai ông Êlia và Môsê đến hầu chuyện với Người. Thánh Phêrô thấy cảnh huy hàng như thế thì thích quá, nên xin Chúa dựng lều ở đấy luôn. Lại có đám mây kéo đến che phủ các Ngài, và tiếng Chúa Cha từ trời phán xuống, công nhận Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu, và dạy các ông phải vâng nghe Lời Người. Lúc từ trên núi xuống, Chúa cấm các ông nói việc lạ các ông vừa xem thấy, cho đến khi Người sống lại từ cõi chết. Các ông vâng lệnh Chúa, nhưng vẫn thắc mắc không hiểu “sống lại từ cõi chết” nghĩa là làm sao, vì các ông chưa nhận biết Chúa phải chết đau khổ mới sống lại vinh quang. Chúa Giêsu biến hình sáng láng trước mặt ba Tông Đồ, để cho các ông thấy trước vinh quang của Người, khi Người từ cõi chết sống lại. Người là Đấng chiến thắng tội lỗi và thần chết, vì Người là Con Thiên Chúa. Muốn sống lại với Người, phải tin Người, nghe Lời Người, chết cho tội lỗi, xác thịt…(thinh lặng một lát) Tôi muốn được sống lại vinh hiển với Chúa không?… (thinh lặng một lát) Tôi phải làm sao?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con biết tại sao Chúa biến hình sáng láng trước mặt thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan. Vì trước đây Chúa đã nói với các ông: Chúa phải chịu khổ hình, chịu chết để chuộc tội loài người chúng con, rồi ba ngày Chúa sống lại mà các ông không hiểu, nên hôm nay Chúa biến hình sáng chói loà trước mặt các ông, để dạy các ông biết: Chúa đã biến hình sáng láng làm sao thì Chúa cũng sẽ sống lại sáng láng vinh hiển như vậy, sau khi Chúa đã chịu chết đau khổ… Xin cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, cho chúng con biết vâng lời Đức Chúa Cha mà làm theo Lời Chúa và noi gương Chúa, cho chúng con hằng ngày biết chịu cực chịu khó làm tôi Chúa giúp việc Chúa, cho chúng con chết cho tội lỗi xác thịt, để ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.” (Mời cộng đoàn đọc lại) 18/032019 THỨ HAI TUẦN 2 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 6,36-38 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NHÂN TỪ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: Các con hãy ăn ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ vô cùng. Muốn được như thế, một mặt các con đừng xét đoán ai, đừng kết án ai, để các con khỏi bị xét đoán lên án. Mặt khác các con hãy tha thứ và hãy cho, để các con cũng được tha thứ và được cho lại, các con cho nhiều thì sẽ nhận được lại nhiều. Mùa chay là mùa chúng ta sống bác ái yêu thương và sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho anh em. Hai việc làm đó đi đôi với nhau: Chúa tha thứ tội cho chúng ta tuỳ mức độ chúng ta tha thứ lỗi lầm cho anh chị em; Chúa ban ơn cho chúng ta nhiều hay ít tuỳ theo chúng ta thương giúp kẻ khác. Chúng ta thường xét đoán lên án kẻ khác. Điều đó Chúa không bao giờ làm: Người luôn tìm cách cứu vớt… Người kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội ăn năn để Người tha thứ… Người là tình yêu, Người là thương xót. Chúng ta có bổn phận phải noi gương Người ... (thinh lặng một lát) Tôi có sẵn lòng giúp anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát) Tôi lên án kẻ khác hay sẵn sàng tha thứ?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con thường nghe nói: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Con là con cái Chúa, không nhiều thì ít con cũng phải nên giống Chúa. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con ngày càng nên giống Chúa nhân từ quảng đại: không bao giờ xét đoán, phê bình, chỉ trích, bỏ vạ, cáo gian, nói hành nói xấu ai, mà trái lại luôn luôn nhìn tốt và nghĩ tốt cho mọi người, luôn luôn sẵn sàng tha thứ, thương yêu giúp đỡ mọi người hết lòng hết sức chúng con. Như thế chúng con mới biểu tỏ được lòng nhân lành của Chúa, chúng con mới trở nên trái tim từ bi của Chúa, bàn tay rộng mở của Chúa, chúng con mới được Chúa thương ban nhiều ơn phuớc. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. (Lc 6, 36) (Mời cộng đoàn đọc lại) 19/032019 THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 2,41-51 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ĐỨC VÂNG PHỤC CỦA THÁNH CẢ GIUSE Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc) Thánh Giuse không được các thánh sử cho “phát biểu” một câu nào trong cả bốn Tin Mừng, chỉ thấy Ngài làm theo những gì được truyền: nào là bỏ ý định toan tính trốn; nào là dắt Đức Maria và Hài Nhi Giêsu đi “tị nạn” bên Ai-cập… nhất nhất cái gì cũng làm theo lời chỉ dạy của Thiên Chúa. Sự vâng phục của thánh Giuse không phải là thứ vâng lời tối mặt, mù quáng. Để thực hiện sứ mạng, ngài không được Chúa ban cho sự can thiệp đặc biệt nào ngoài những lời báo tin của thiên thần. Thế nên phải thật khôn ngoan mưu lược, thánh Giuse mới hoàn thành sứ mạng đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài thoát khỏi vòng vây trùng điệp của binh lính Hêrôđê để sang tới Ai Cập. Sự khôn ngoan của thánh Giuse càng thể hiện rõ khi hồi hương từ Ai Cập, ngài đã đưa Thánh Gia về Nadarét thay vì Bêlem. Thánh Giuse vâng phục thánh ý Chúa cách tuyệt đối, không máy móc mà đầy khôn ngoan và sáng tạo. Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Đức Giêsu, nhưng cũng vẫn phải trải qua những long đong của cuộc sống thường nhật. Ngài không “nói” lời nào nhưng luôn lắng nghe và vâng phục thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa. (thinh lặng 1 lát). Tôi có đọc đoạn Phúc Âm trên đây cách chậm rãi và suy niệm về việc vâng phục ý Chúa từ những kinh nghiệm sống của mình không? (thinh lặng 1 lát). Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc) Lạy thánh Giuse, Ngài đã lắng nghe và thực hành lời Chúa trong sự khiêm nhường tột bậc. Xin giúp chúng con cũng biết lắng nghe và vâng phục ý Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày. Amen. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát). Sống Lời Chúa dạy: Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa truyền dạy. (Mt 1,24a) (mời CĐ đọc lại) 20/032019 THỨ TƯ TUẦN 2 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 20,17-28 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHỤC VỤ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu và các Tông Đồ đi lên Giêrusalem. Dọc đường Người nói riêng cho các ông biết: Người sẽ bị nộp bị đánh đòn, bị đóng đinh thập giá, Người sẽ chết, nhưng ba ngày sau thì sống lại. Xảy ra là có bà Salômê dẫn hai con trai đến gặp Chúa, và xin cho ngồi hai bên tả hữu Chúa. Người bảo: Các con biết thủ lĩnh thế gian thì thống trị, còn các con ai làm lớn thì phải phục vụ và làm đầy tớ nhau. Như Ta đến không phải để người ta hầu hạ mà để hầu hạ và chịu chết chuộc tội loài người. Sống mùa chay là cùng lên Giêrusalem với Chúa để chịu chết và sống lại với Người. Muốn hưởng hạnh phúc Nước Trời, muốn thông phần vinh hiển với Chúa, chúng ta phải đi con đường Người đã đi. Và kẻ lớn nhất trong Nước Trời không phải là những nguời làm thầy làm chủ, mà là những kẻ làm đầy tớ phục vụ mọi người, như Chúa Giêsu là Người Đầy Tớ Đau Khổ. (thinh lặng một lát) Tôi sẵn lòng chịu khổ nạn với Chúa Giêsu không?… (thinh lặng một lát) Tôi là đầy tớ phục vụ hay làm chủ thống trị kẻ khác?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa mà còn chịu nhạo báng đánh đòn, đóng đinh, còn con là ai mà không hy sinh chịu khó để đền tội lập công!… Nhưng lạy Chúa, Chúa biết chúng con rất ngán chịu cực khổ mà lại khoái làm lớn, thích ăn trên ngồi trước, cậy quyền ỷ thế hà hiếp bóc lột kẻ khác. Còn lâu chúng con mới chịu làm đầy tớ hầu hạ phục vụ anh em… Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết vâng nghe Lời Chúa, càng làm lớn càng làm đầy tớ phục vụ anh em, và hằng ngày biết noi gương Chúa: Hy sinh chịu khó lo phần rỗi chúng con và phần rỗi anh chị em đồng bào đồng loại chúng con.. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Vì ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. (Mt 20, 27-28) (Mời cộng đoàn đọc lại) 21/032019 THỨ NĂM TUẦN 2 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 16,19-31 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LADARÔ NGHÈO KHỔ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu kể cho các biệt phái dụ ngôn sau đây: Có một người giàu ngày ngày ăn sướng mặc đẹp, và bên cạnh đó cũng có một người tên là Ladarô, nghèo đói, rách rưới, ghẻ chóc, muốn được ăn đồ cặn của người giàu đó mà không ai cho. Và rồi cả hai đều chết. Người nghèo được thưởng cùng Apraham, còn người giàu bi phạt trong hoả ngục. Anh ta nhìn lên, thấy Apraham thì van xin cho Ladarô nhúng tay vào nước nhỏ xuống luỡi anh cho đỡ nóng. Nhưng Apraham trả lời: Lúc còn sống, con đã sung sướng, nên nay con phải chịu khổ, còn Ladarô trước khổ bây giờ phải được hạnh phúc. Anh ta nài nỉ cho Ladarô về khuyên bảo anh em anh ta cho khỏi sa vào chốn cực hình như anh ta. Nhưng Apraham đáp: Nếu họ không chịu nghe lời ông Môsê và các tiên tri mà ăn năn thống hối thì họ cũng chẳng nghe kẻ chết sống lại đâu. Mùa chay, Chúa nhắc bảo chúng ta ăn năn sám hối. Nếu chúng ta không nghe Lời Chúa và những kẻ thay mặt Chúa, thì kẻ chết sống lại kêu mời, chắc gì chúng ta chịu nghe. Tại sao người giàu này bị phạt? Vì anh ta không nghe Lời Chúa, không dùng của cải Chúa ban để lo lắng phần rỗi linh hồn mình và thương giúp kẻ khác, mà dùng nó để thoả mãn xác thịt!… (thinh lặng một lát) Tôi có dùng của cải Chúa ban để lo cho phần rỗi mình và giúp đỡ anh chị em không?… (thinh lặng một lát) Tôi có nghe Lời Chúa ăn năn sám hối chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, tại sao người giàu này bị phạt còn Ladarô được thưởng? Có phải hễ ai giàu thì bị phạt còn ai nghèo thì được thưởng chăng? Chắc chắn là không, lạy Chúa, sở dĩ người giàu này bị phạt là vì anh ta không biết dùng của cải Chúa ban mà lo cho phần rỗi linh hồn và giúp đỡ kẻ khác, còn Ladarô nghèo khó, nhưng biết hy sinh chịu khó, hãm mình đền tội lập công nên được Chúa thương. Xin Chúa cho moi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa và Giáo Hội, hằng ngày biết dùng của cải Chúa ban mà làm ích cho mình và đồng loại phần hồn cũng như phần xác, cho chúng con dù giàu hay nghèo cũng luôn sống đẹp lòng Chúa, vâng nghe theo thánh ý Chúa, để ngày sau được Chúa thưởng muôn đời. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Ông Ápraham đáp: ‘Con ơi hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi, còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con phải chịu khốn khổ’.”(Lc 16, 25) (Mời cộng đoàn đọc lại) 22/032019 THỨ SÁU TUẦN 2 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 21,33-43.45-46 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) TÁ ĐIỀN TÀN ÁC Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu kể cho các thượng tế và biệt phái dụ ngôn này: Nguời kia trồng một vườn nho rồi cho tá điền mướn và đi xa. Đến mùa, ông sai đầy tớ về thâu hoa lợi, nhưng họ đánh đâp giết chết hết các đầy tớ của ông. Ông liền sai con trai mình đi, hy vọng họ nể con ông, nhưng họ cũng giết luôn… Và Chúa hỏi:vậy nếu người chủ về, ông ấy sẽ xử với bọn đó ra sao? Các ông thưa: Ông ta sẽ tiêu diệt bọn ác ôn đó và cho người khác thuê vườn nho. Chúa liền phán: Thế nên Nước Chúa cũng sẽ cất khỏi các ngươi và trao cho những ai biết làm lợi. Các thượng tế và biệt phái hiểu ý Chúa muốn ám chỉ họ, nên họ bực tức và tìm cách bắt Chúa, nhưng lại sợ dân chúng, vì ai ai cũng nhận Người là tiên tri. Người trồng nho là Thiên Chúa, vườn nho là dân Israel, tá điền là các nhà lãnh đạo dân… Họ không hướng dẫn được dân Chúa, không chịu nghe lời các ngôn sứ và Chúa Giêsu, mà còn hành hạ giết chết các Ngài nữa. Thiên Chúa cũng muốn cứu vớt loài người. Dù khó khăn, dù trở ngại, Ngài vẫn cương quyết thực hiện. Ngài sẵn sàng hy sinh Con Một Ngài. Ngài nhờ những người xứng đáng tiếp tục công trình cứu rỗi của Ngài… Dụ ngôn này nhắc nhở môn đệ Chúa: Muốn làm việc Tông Đồ, phải chấp nhận hy sinh thử thách, có khi cả chết chóc nữa. (thinh lặng một lát) Tôi sẵn sàng hy sinh chịu khổ vì phần rỗi tôi và anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát) Tôi có cương quyết vượt qua mọi trở ngại để giúp việc Chúa không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, chính Chúa là Đấng tạo lập vườn nho là Đạo Chúa, và Chúa đã giao cho thượng tế và kỳ lão trong dân Israel chăm nom vun xới cho sinh hoa lợi là phần rỗi các linh hồn. Nhưng họ không làm nên trò trống gì. Chúa đã sai các ngôn sứ đến khuyến cáo họ, họ chẳng chịu nghe. Sau cùng Chúa phải sai chính Con Một Chúa đến, họ lại giết đi!. Chúa ôi! Sao họ độc ác tàn nhẫn quá vậy?… (thinh lặng một lát) Nhưng con và gia đình con còn tệ hơn nưã Chúa ôi! Chúa đã thương cho chúng con biết Chúa, chúng con có lo thờ phượng Chúa đâu, chúng con có biết lo đem Chúa đến cho người khác đâu, mà nhiều lần nhiều lúc chúng con còn phạm tội mất lòng Chúa, còn làm ô danh Chúa nữa. Xin Chúa nhân từ tha thứ cho chúng con, cho chúng con biết lo sống đạo Chúa sốt sắng và giảng đạo Chúa siêng năng… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Bởi đó, Tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”. (Mt 21, 43) (Mời cộng đoàn đọc lại) 23/032019 THỨ BẢY TUẦN 2 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM) Lc 15,1-3.11-32 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề) CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Các biệt phái và luật sĩ thấy kẻ tội lỗi và người thâu thuế đến nghe Chúa Giêsu giảng thì phê bình: Sao Nguời đón tiếp bọn tội lỗi. Nguời liền kể cho họ dụ ngôn: Nguời kia có hai con trai. Đứa nhỏ xin gia tài rồi đi chơi bời xa xí… đến lúc hết tiền, nó phải đi ở đợ chăn heo. Nhưng nó đói khát quá nên về xin lỗi cha. Cha nó vừa trông thấy nó về thì chạy ra ôm cổ hôn nó, rồi bảo đầy tớ lấy quần áo đẹp mặc cho nó, lấy nhẫn và giày dép cho nó, và mừng rỡ dọn tiệc ăn mừng. Người anh thấy vậy thì ghen tức, phân bì, vì bấy lâu nay anh hầu hạ cha mà không được cha cho ăn tiệc tùng gì với chúng bạn. Nhưng Nguời cha khuyên anh hãy vui mừng, vì em anh kể như đã chết nay sống lại! Nguời cha đây là Chúa, đứa con hoang đàng chỉ kẻ tội lỗi đã bỏ Chúa mà theo ma quỷ xác thịt thế gian. Người anh phân bì đây là các kinh sư biệt phái. Họ thấy Chúa thương tha cho kẻ tội lỗi thì ganh ghét. Dụ ngôn này nói lên lòng nhân từ quảng đại vô biên của Thiên Chúa, Ngài thương chúng ta. Ngài cho chúng ta tự do. Dù chúng ta có lầm lỗi sai trái, Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hoán cải, để Ngài tiếp tục yêu thương tha thứ. Niềm vui của Ngài là yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta!… (thinh lặng một lát) Tôi có tin Chúa thương tôi vô cùng không?… (thinh lặng một lát) Tôi có tin Chúa luôn sẵn sàng tha thứ tôi không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, thật là quá sức tưởng tượng tấm lòng quảng đại nhân từ của người cha này. Chắc chắn ông ta ngày đêm buồn rầu trông ngóng con, nên khi vừa thấy nó ở đằng xa đã vội vàng chạy ra ôm hôn mải miết, rồi còn dọn tiệc mừng rỡ linh đình! Chúa ôi! Nguời cha đó chính là Chúa chứ không ai khác. Chúa thương chúng con như vậy đó. Chúa đối xử với chúng con là kẻ tội lỗi như vậy đó. Mỗi khi thấy chúng con sai lỗi, Chúa không phạt mà vẫn thương yêu, chờ đợi chúng con ăn năn trở về với Chúa. Như thế lẽ nào chúng con không lo ăn năn trở lại với Chúa? Lẽ nào chúng con không lo phụ giúp Chúa kêu mời mọi người trong gia đình bạn hữu chúng con quay về cùng Chúa? Lẽ nào chúng con lại phân bì ganh ghét khi thấy Chúa thương tha cho anh chị em chúng con? Xin Chúa thương ban cho gia đình con và các gia đình biết lo ăn năn thống hối trở về với Chúa, mỗi khi chúng con phạm tội mất lòng Chúa, để được Chúa thương tha thứ và ban ơn cứu rỗi chúng con, và xin cho chúng con biết phụ giúp Chúa, dẫn đưa những người tội lỗi trở về với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.” (Lc 15,32) (Mời cộng đoàn đọc lại) 24/032019 CHÚA NHẬT TUẦN 3 MÙA CHAY NĂM C (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 13,1-9 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) SÁM HỐI Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Người ta đến báo cáo với Chúa: Tổng trấn Philatô đã giết nhiều người Galilê đang lúc họ tế lễ. Chúa nói cho họ biết: Họ không ăn ăn sám hối, họ cũng sẽ bị giết như vậy. Cũng như 18 người bị tháp Silôa đè chết không phải là những người mắc tội nặng hơn kẻ khác, nhưng đó là dịp nhắc bảo họ thống hối tội lỗi. Nhân dịp này Chúa Giêsu nói cho họ nghe thí dụ về cây vả không sinh trái. Ông chủ đòi chặt đi, nhưng người làm vuờn xin hoãn lại một năm, hy vọng nó sẽ có trái… Tất cả những biến cố xảy ra trong đời sống đều nên dịp cho chúng ta suy nghĩ. Thường đó là cơ hội Chúa dùng để cảnh tỉnh chúng ta, để kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối. Không lo cải thiện đời sống, không ra sức hoán cải tâm hồn của mình là đưa mình đến chỗ chết! Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta sinh bông trái là chừa bỏ tội lỗi, siêng năng làm việc lành phúc đức. Nhưng sự kiên nhẫn của Chúa cũng có kỳ hạn là ngày phán xét. (thinh lặng một lát) Tôi có sinh bông trái chưa?… (thinh lặng một lát) Tôi có biết Chúa chờ đợi tôi đến khi nào không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con thường nghĩ những kẻ nghèo khổ hoạn nạn là tội lỗi nặng nề nên bị Chúa phạt. Nhưng qua bài phúc âm hôm nay, Chúa dạy cho con biết: không phải những người đó mắc tội nặng nên bị Chúa phạt đâu, nhưng đó là những dịp cho con suy nghĩ mà ăn năn thống hối tội lỗi chúng con. Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo hiểu được ý Chúa, mỗi khi thấy tai họa xảy ra, chúng con biết đó là những dấu chỉ Chúa dùng để cảnh tỉnh chúng con, nhắc bảo chúng con cải tà quy chánh, lo sinh bông trái thiêng liêng là làm các việc lành phước đức hằng ngày. Và mặc dầu Chúa thương chúng con, mỗi khi chúng con xa lạc Chúa, nhưng lòng kiên nhẫn của Chúa cũng có kỳ hạn. Nếu chúng con không lo hoán cải trở về với Chúa kịp thời đúng lúc thì khổ cho chúng con đời đời… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” (Mời cộng đoàn đọc lại) 25/032019 LỄ TRUYỀN TIN (Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 1,26-38 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ĐỨC TIN “XIN VÂNG” TRỌN HẢO Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc) Niềm tin tuyệt vời của Mẹ Maria khi nói lên lời “xin vâng” thật đáng ngạc nhiên thán phục. Cùng với lòng khiêm tốn thẳm sâu, lời thưa vâng trong đức tin của Mẹ đã có sức mạnh kéo Thiên Chúa từ trời cao xuống thế để ở với con người. Lời “xin vâng” đầy xác tín của Mẹ đã khơi mào cho Ngôi Lời “vốn dĩ là Thiên Chúa” nhưng đã “hạ mình, vâng lời” làm người trong lòng Mẹ; lời “xin vâng” từ đời đời đó được tiếp tục thể hiện trong tất cả thân phận làm người của Đức Giêsu, cho tới khi Ngài nói lời “xin vâng” tối hậu với Chúa Cha trong vườn Cây Dầu, để bằng lòng chịu chết đền bù tội lỗi nhân loại (x. Pl 2,6-8). Cùng đồng thanh với lời “xin vâng” của Người Con, lời “xin vâng” ban đầu của Mẹ được trở nên hoàn hảo bằng lời “xin vâng” kéo dài đến tận dưới chân thập giá và mãi về sau khi Mẹ để cho Chúa hoàn toàn làm chủ đời mình để đồng hành với Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu chuộc. Trong Tông thư “Cửa Đức Tin”, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI mời gọi chúng ta chiêm ngắm và học hỏi mẫu gương đức tin vâng phục đó của Đức Maria: “Nhờ lòng tin, Đức Maria đã đón nhận lời Thiên thần, và trong tinh thần vâng phục, Mẹ đã tin vào lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa… Với đức Tin, Mẹ theo Chúa lúc Người đi rao giảng và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgotha…” (thinh lặng 1 lát). Tôi đã sống đức tin thế nào trong những nghịch cảnh đời tôi? (thinh lặng 1 lát). Tôi có tận dụng mọi hoàn cảnh để tuyên xưng đức tin không? (thinh lặng 1 lát). Thế nào là người có bản lãnh đức tin? (thinh lặng 1 lát). Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc) Lạy Chúa, xin gia tăng đức tin yếu kém của con và gia đình con, để chúng con biết noi gương Mẹ Maria luôn phó thác cho tình yêu Chúa. Đứng trước những sự kiện trong cuộc sống hằng ngày, chúng con biết nguyện tắt rằng: “Xin cho con nhận ra và vâng theo ý Chúa.” Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát). Sống Lời Chúa dạy: Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38) (mời CĐ đọc lại) THỨ HAI TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 4,24-30 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) Ở NADARET Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng trong hội đường ở Nadaret là quê hương Người, Người thấy họ ích kỷ, hẹp hòi và đòi hỏi đủ thứ, nhất là không chịu tin Người, không chịu nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa, mà chỉ xem Người bề ngoài rồi khinh dể Người, nên Người nói cho họ biết: không tiên tri nào được ưu đãi ở quê hương mình. Như thời họ bị nạn đói, tiên tri Êlia không giúp người nào trong bọn họ mà lại giúp bà goá ngoại giáo ở Xa-rép-ta. Và trong lúc nhiều người trong bọn họ bị phong cùi mà tiên tri Êlisa không chữa lành người nào trong bọn họ, mà lại chữa cho quan Naaman, vì họ không chịu tin nghe các ông. Nghe vậy họ bực tức, định xô Người xuống vực sâu, nhưng Người bỏ đi nơi khác. Chúa Giêsu đến cứu chuộc hết mọi người, Người không chỉ lo cho nhóm nào. Ai chấp nhận Người, tin tưởng Người, thì được cứu độ; còn ai không tin, không chấp nhận giáo huấn của Người thì tự chuốc lấy khốn khổ phần hồn phần xác… (thinh lặng một lát) Tôi có tin nhận Chúa không?… (thinh lặng một lát) Tôi có vâng nghe Lời Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, điều kiện để được Chúa thương xót cứu giúp không phải là đồng hương với Chúa hay là có đạo. Đồng hương mà không chịu tin, có đạo mà không sống đạo thì được ích gì? Ai tin Chúa thờ Chúa thì được Chúa thương cứu rỗi, còn ai không chịu tin Chúa thờ Chúa thì phải khốn khổ đời đời. Như dân Chúa ngày xưa không chịu tin theo các ngôn sứ, cũng không chịu nghe Lời Chúa, nên không được các ngôn sứ cũng như không được Chúa thương cứu giúp. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng tin Chúa, hằng ngày lo sống đạo Chúa sốt sắng, lo làm theo Lời Chúa dạy để được Chúa thương cứu giúp đời này, và ngày sau được Chúa thưởng muôn đời. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Thiếu gì người phong hủi trong nước Israel vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.” (Lc 4, 27) (Mời cộng đoàn đọc lại) 26/032019 THỨ BA TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:): Mt 18,21-35 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) THA THỨ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha lỗi cho anh em mình mấy lần. Chúa bảo phải tha mãi, rồi nói thí dụ ông vua tính sổ với đầy tớ sau đây. Người kia mắc nợ vua mười ngàn nén vàng mà không có gì để trả. Vua bảo anh bán vợ đợ con trả cho hết, nhưng anh van xin thì vua thương tha. Song khi gặp người bạn chỉ thiếu anh một trăm bạc, anh liền nắm đầu đòi nợ, người này lạy lục van xin cách mấy anh cũng không tha. Vua nghe vậy thì tức giận đòi anh phải đến trả hết nợ… Và Chúa kết luận: “Cha trên trời cũng đối xử với kẻ không hết lòng tha thứ cho anh em mình như vậy”. Ông vua đây chính là Chúa. Chúa dạy chúng ta phải tha thứ lỗi lầm cho nhau, và phải tha hoài tha mãi, thì Chúa mới tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Còn nếu chúng ta không tha thứ lỗi lầm cho nhau, thì Chúa cũng không tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Lòng nhân từ của Chúa không có giới hạn. Ngài sẵn lòng tha thứ tội lỗi chúng ta luôn mãi, với điều kiện là chúng ta phải noi gương Ngài, nhân từ quảng đại với anh chị em chúng ta… (thinh lặng một lát) Tôi có tha lỗi cho anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát) Nếu tôi không tha lỗi cho anh chị em, Chúa có tha tội tôi không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, Chúa đã phán: “Nếu các con không tha thứ cho nhau thì Cha trên trời cũng không tha thứ cho các con”. Hôm nay, Chúa cho chúng con thấy tận mắt điều Chúa dạy, qua dụ ngôn người đầy tớ ác độc này. Anh ta mắc nợ rất nhiều, nghĩa là tội lỗi đầy tràn mà cũng thương tha. Còn với anh bạn chỉ thiếu anh số ít thôi, nghĩa là chỉ có lỗi lầm nhỏ mọn với anh mà thôi mà anh không chịu tha, nên anh phải bị phạt nặng nề!… Chúa còn dạy cho chúng con biết: chúng con phải tha thứ cho nhau luôn, phải tha hoài tha mãi cho đến chết. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa; biết tha thứ lỗi lầm cho nhau mãi mãi, để được Chúa tha thứ lỗi lầm cho chúng con luôn… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Cha của Thầy ở trên trời cũng đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (Mời cộng đoàn đọc lại) 27/032019 THỨ TƯ TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 5,17-19 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) TUÂN GIỮ LỀ LUẬT Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu cho các môn đệ biết: Người đến không phải để huỷ bỏ lề luật mà để kiện toàn lề luật và lời dạy bảo của các tiên tri. Thế nên dù trời đất có qua đi thì một chấm một phẩy trong lề luật cũng không được bỏ qua. Do đó ai bỏ một luật nhỏ nào của Chúa hoặc Hội Thánh và dạy người khác làm như vậy đều là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Chúa Giêsu không huỷ bỏ những gì có trước, mà Người làm cho trọn hảo Lề Luật và những điều các ngôn sứ đã loan báo. Người đã gom tóm tất cả trong một luật duy nhất là tình yêu: yêu Chúa yêu người. Mọi Lề Luật, mọi lời ngôn sứ đều là tiếng gọi tình yêu. Sống chết vì tình yêu. Một khi đã yêu thì sẽ không lỗi phạm một điều luật nhỏ mọn nào đối với Chúa cũng như đối với đồng loại, mà còn cổ động cho nhiều người tuân giữ nữa. (thinh lặng một lát) Tôi có tuân giữ Luật Chúa Luật Hội Thánh và khuyên bảo mọi người trong gia đình tuân giữ không?… (thinh lặng một lát) Làm sao giữ trọn mọi lề luật?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn dạy cho con biết: tất cả những điều Chúa nhờ các Tổ Phụ và các Tiên Tri truyền dạy chúng con trong Cựu Ước, Chúa không muốn huỷ bỏ mà Chúa làm cho hoàn hảo hơn. Và chính Chúa đến để thực hiện các điều đó. Bổn phận chúng con là phải lo tuân giữ cho chín chắn, cho đầy đủ giới luật của Chúa và Hội Thánh, đồng thời mời gọi giúp đỡ mọi người cùng tuân giữ, dù một luật nhỏ cũng không bỏ qua. Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tuân giữ luật Chúa và Hội Thánh, lo khuyên bảo mọi người trong gia đình cùng tuân giữ, dù Luật lớn hay Luật nhỏ cũng là thánh ý Chúa, nên chúng con cũng thực hiện chu đáo hằng ngày vì lòng mến Chúa yêu người, vì nếu chúng con có lòng mến Chúa yêu người thật sự thì chúng con sẽ giữ được Luật Chúa cách bền chặt dễ dàng… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.” (Mời cộng đoàn đọc lại) 28/032019 THỨ NĂM TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 11,14-23 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NƯỚC THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Chúa Giêsu trừ quỷ câm và người câm nói được, dân chúng hết sức thán phục! Nhưng nhóm biệt phái lại bảo là Chúa dùng quyền quỷ cả Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, nên Nguời nói với họ: Nước nào chia rẽ thì sẽ diệt vong. Nếu ma quỷ tự chia rẽ thì nước nó không thể tồn tại được. Hơn nữa, nếu Ta lấy quyền Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ thì con cháu các ngươi lấy quyền ai mà trừ nó. Ta cho các ngươi biết: Ta lấy quyền Thiên Chúa mà trừ quỷ, và như thế các ngươi biết, Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi rồi. Ai tin theo và cộng tác với ta sẽ được cứu thoát. Thiên Chúa quyền phép hơn hết. Ngài đã thắng ma quỷ. Tin nhận Ngài, cộng tác với Ngài: chúng ta dự phần vào quyền năng cao cả của Ngài mà chiến thắng tội lỗi và sự chết. Ngày lãnh Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết. Nhưng chúng ta phải cậy dựa vào sức mạnh của Ngài mà chiến đấu hằng ngày, thì chúng ta mới chiếm được phần thắng cuối cùng. (thinh lặng một lát) Tôi có tin Thiên Chúa là Đấng toàn năng không?… (thinh lặng một lát) Tôi có cậy nhờ sức mạnh của Ngài mà chiến đấu với ma quỷ xác thịt thế gian chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con thấy cuộc giao chiến giữa Chúa và ma quỷ. Và Chúa đã chiến thắng, vì Chúa là Thiên Chúa, là Đấng quyền phép vô cùng, là Đấng mạnh hơn ma quỷ muôn ngàn lần. Con muốn sống mùa chay, con muốn cải tà quy chánh, con muốn lập công đền tội, con cũng phải chiến đấu mạnh mẽ với ma quỷ xác thịt thế gian, và con phải mạnh hơn chúng, con mới chiến thắng được chúng. Xin Chúa giúp con và gia đình con luôn luôn biết cậy nhờ vào sức mạnh vô cùng của Chúa mà chiến thắng mọi chước cám dỗ, mọi thói hư tật xấu của chúng con, để suốt đời chúng con trung thành theo Chúa, trung thành làm tôi Chúa, và hợp tác với mọi người thiện chí mà chiến đấu chống lại mọi sự dữ sự ác trên thế gian này với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.” (Lc 11,20) (Mời cộng đoàn đọc lại) 29/032019 THỨ SÁU TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 12,28-34 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Một luật sĩ đến hỏi Chúa: Điều răn nào trọng nhất? Chúa đáp: Điều răn trọng nhất là kính mến Chúa hết lòng hết sức và thương yêu anh em như chính mình. Ông ta nghe Chúa nói đúng quá thì không ngớt khen ngợi và phụ hoạ thêm: Thật mến Chúa yêu người thì hơn mọi lễ vật. Chúa thấy ông ta khôn ngoan và có thiện chí thì kêu gọi ông theo Người. Luật sĩ này đã thấu hiểu câu trả lời của Chúa Giêsu. Chẳng những ông thấu hiểu mà còn sẵn sàng chấp nhận, tin tưởng, thán phục. Đó là tâm tình mà kẻ muốn theo Chúa phải có trong lòng, luôn luôn sẵn sàng nghe Chúa dạy bảo và tin tưởng chấp nhận. Nhưng điều quan trọng không phải chỉ tin tưởng chấp nhận Lời Chúa, mà đem ra thực hành hằng ngày trong cuộc sống. Mùa chay là mùa thực hành đức mến Chúa yêu người: mến Chúa thì hết lòng tuân giữ luật Chúa; thương người nên sẵn sàng giúp đỡ mọi người phần hồn phần xác. (thinh lặng một lát) Tôi có chấp nhận mến Chúa yêu người là giới răn cao trọng nhất không?… (thinh lặng một lát). Tôi thực hành chưa?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, con mới thấy được một luật sĩ hiểu biết thông cảm với Chúa. Đáng lý ra hết các luật sĩ biệt phái và mọi người đều phải tin tưởng Chúa và nghe theo Lời Chúa dạy, vì Thiên Chúa luôn luôn dạy đúng nói thật. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết bắt chước luật sĩ này, chẳng những tin thờ Chúa hết lòng hết sức, mà nhất là mến Chúa yêu người bằng việc làm cụ thể hằng ngày. Vì lạy Chúa, chúng con chỉ mến Chúa thật khi chúng con chăm lo tuân giữ lề luật Chúa; chúng con chỉ thương yêu tha nhân thật khi chúng con tận tâm tận lực giúp đỡ mọi người phần hồn phần xác. Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất, ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mc 12,29-31) (Mời cộng đoàn đọc lại 30/032019 THỨ BẢY TUẦN 3 MC (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 18,9-14 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Để cảnh báo cho những người kiêu căng tự cho mình là tài đức mà khinh chế kẻ khác, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây: Hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái đứng xổng lưng ễnh ngực nói: tôi cám ơn Chúa vì tôi hoàn toàn không có tội gì hết, chớ không phải như người thâu thuế tội lỗi kia. Tôi còn làm nhiều việc lành việc nghĩa, không thể nào kể xiết…Còn người thu thuế thì đứng xa xa cúi đầu đấm ngực van xin. Lạy Chúa xin thương xót con vì con là kẻ có tội. Chúa kết luận: Người này được ơn tha tội, còn người kia thì không mà còn thêm tội kiêu căng. Vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Người biệt phái rất tốt, anh ta đạo đức bác ái, nhưng anh ta còn khuyết điểm là kiêu ngạo cậy mình, khinh dể kẻ khác. Anh ta quên rằng tất cả những gì anh ta có là do Chúa ban. Người thu thuế được Chúa khen là vì anh ta nhận biết rõ thân phận hèn kém tội lỗi của mình, mà hết lòng trông cậy kêu xin Chúa thương xót. Mùa Chay là mùa chúng ta bắt chước cầu nguyện như người thu thuế: cầu nguyện hết sức khiêm tốn, vì biết mình hèn mọn tội lỗi trước mặt Chúa. (thinh lặng một lát) Tôi có kiêu ngạo cậy mình không?… (thinh lặng một lát) Tôi có nhận biết mình hèn kém mà hết lòng trông cậy Chúa không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, đời nào cũng có hạng người kiêu căng phách lối như thế, chính con và nhiều người trong gia đình con cũng thuộc hạng đó. Có khi chúng con còn dại dột tội lỗi hơn người khác. Thế mà chúng con cứ hiu hiu tự đắc, cho mình là siêu quần bạt chúng rồi khinh thường mọi người… Xin Chúa thương thay đổi lòng dạ chúng con, cho chúng con biết tránh thói kiêu ngạo tự đắc của người biệt phái, cho chúng con biết bắt chước người thu thuế, luôn luôn nhớ mình hèn mọn, yếu đuối tội lỗi, hằng ngày biết lo ăn năn sám hối tội lỗi, biết lo chạy tới Chúa, kêu xin Chúa thương tha thứ cứu giúp… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,14) (Mời cộng đoàn đọc lại) 31/032019 CHÚA NHẬT TUẦN 4 MÙA CHAY NĂM C (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 15,1-3.11-32 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc) Các biệt phái và luật sĩ thấy kẻ tội lỗi và người thâu thuế đến nghe Chúa Giêsu giảng thì phê bình: Sao Người đón tiếp bọn tội lỗi. Người liền kể cho họ dụ ngôn:Người kia có hai con trai. Đứa nhỏ xin gia tài rồi đi chơi bời xa xí… đến lúc hết tiền, nó phải đi ở đợ chăn heo. Nhưng nó đói khát quá nên về xin lỗi cha. Cha nó vừa trông thấy nó về thì chạy ra ôm cổ hôn nó, rồi bảo đầy tớ lấy quần áo đẹp mặc cho nó, lấy nhẫn và giày dép cho nó, và mừng rỡ dọn tiệc ăn mừng. Người anh thấy vậy thì ghen tức, phân bì, vì bấy lâu nay anh hầu hạ cha mà không được cha cho ăn tiệc tùng gì với chúng bạn. Nhưng Người Cha khuyên anh hãy vui mừng, vì em anh kể như đã chết nay sống lại! Người Cha đây là Chúa, đứa con hoang đàng chỉ kẻ tội lỗi đã bỏ Chúa mà theo ma quỷ xác thịt thế gian. Người anh phân bì đây là các kinh sư biệt phái. Họ thấy Chúa thương tha cho kẻ tội lỗi thì ganh ghét. Dụ ngôn này nói lên lòng nhân từ quảng đại vô biên của Thiên Chúa, Ngài thương chúng ta. Ngài cho chúng ta tự do. Dù chúng ta có lầm lỗi sai trái, Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hoán cải, để Ngài tiếp tục yêu thương tha thứ. Niềm vui của Ngài là yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta!… (thinh lặng một lát) Tôi có tin Chúa thương tôi vô cùng không?… (thinh lặng một lát) Tôi có tin Chúa luôn sẵn sàng tha thứ tôi không?… (thinh lặng một lát) Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc) Lạy Chúa, thật là quá sức tưởng tượng tấm lòng quảng đại nhân từ của người cha này. Chắc chắn ông ta ngày đêm buồn rầu trông ngóng con, nên khi vừa thấy nó ở đằng xa đã vội vàng chạy ra ôm hôn mải miết, rồi còn dọn tiệc mừng rỡ linh đình! Chúa ôi! Người cha đó chính là Chúa chứ không ai khác. Chúa thương chúng con như vậy đó. Chúa đối xử với chúng con là kẻ tội lỗi như vậy đó. Mỗi khi thấy chúng con sai lỗi, Chúa không phạt mà vẫn thương yêu, chờ đợi chúng con ăn năn trở về với Chúa. Như thế lẽ nào chúng con không lo ăn năn trở lại với Chúa? Lẽ nào chúng con không lo phụ giúp Chúa kêu mời mọi người trong gia đình bạn hữu chúng con quay về cùng Chúa? Lẽ nào chúng con lại phân bì ganh ghét khi thấy Chúa thương tha cho anh chị em chúng con? Xin Chúa thương ban cho gia đình con và các gia đình biết lo ăn năn thống hối trở về với Chúa, mỗi khi chúng con phạm tội mất lòng Chúa, để được Chúa thương tha thứ và ban ơn cứu rỗi chúng con, và xin cho chúng con biết phụ giúp Chúa, dẫn đưa những người tội lỗi trở về với Chúa… Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát) Sống Lời Chúa dạy: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.” (Lc 15,32) (Mời cộng đoàn đọc lại) LỜI NGUYỆN TÍN HỮU THỨ TƯ LỄ TRO C Chủ tế : Anh chị em thân mến, ngôn sứ Giô-en đã nói với chúng ta : Hãy trở về với Thiên Chúa là Chúa của anh em, bởi vì Người nhân hậu từ bi, nhẫn nại và giàu ân nghĩa, thường bỏ ý định giáng phạt. Tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin : 1. Các ngươi hãy ăn chay / khóc lóc / rên siết mà hết lòng trở về với ta / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa / biết chân thành sám hối vì những lỗi lầm đã phạm / và quyết tâm đổi mới đời sống trong mùa Chay Thánh này. 2. Giữ chay tránh xa tội lỗi / sống bác ái với những người chung quanh / góp phần giải thoát những ai đau khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết thảy mọi Kitô Hữu / biết giữ chay đúng như Chúa đã dạy. 3. Ta là thân cát bụi / sẽ trở về cát bụi / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu luôn ghi nhớ chân lý này / để đừng quá bám víu vào danh vọng / địa vị / của cải trần gian / vì tất cả đều sẽ qua đi. 4. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh / nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết tích cực sống Lời Chúa / để mùa Chay Thánh đang về / đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiêng liêng. Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con: Anh em hãy có lòng từ bi, như Cha anh em là Đấng từ bi. Xin Chúa ban Thánh Thần Tình Yêu để Người làm cho chúng con trở nên những sứ giả đem tình thương của Chúa đến cho hết thảy mọi người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C Chủ tế : Anh chị em thân mến, vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mùa Chay Thánh này để thanh tẩy tâm hồn mà đón mừng đại lễ Vượt Qua. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng khiêm tốn nguyện xin: 1. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / biết dùng mọi phương thế thích hợp / để giúp người tín hữu học hỏi và sống Lời Chúa. 2. Tranh giành quyền lực gây ra biết bao thảm họa cho con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người / biết lấy tinh thần bao dung mà đối xử với nhau. 3. Ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô Hữu / biết luôn tin tưởng vào tình thương / quyền năng / và sự quan phòng kỳ diệu của Chúa. 4. Mùa Chay Thánh nhắc nhở chúng ta hãm mình ép xác / để thông phần vào cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống trọn vẹn tinh thần khắc khổ của mùa Chay. Chủ tế : Lạy Chúa, mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng con đổi mới đời sống. Xin Chúa cho chúng con là những kẻ tội lỗi, biết thành tâm sám hối vì những lỗi lầm đã phạm, đồng thời tích cực làm nhiều việc lành phúc đức để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa. Chúng con cầu xin… CHÚA NHẬT II MÙA CHAY C Chủ tế : Anh chị em thân mến, nhờ mầu nhiệm Hiển Dung, Chúa mời gọi chúng ta vâng nghe lời Đức Kitô và đổi mới cuộc đời. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin : 1. Chúa Giêsu phải trải qua đau khổ thập giá / rồi mới bước vào vinh quang phục sinh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa hiểu rằng / đó cũng là con đường mà mỗi Kitô Hữu phải đi qua. 2. Như thánh Phêrô / ai cũng đều mong muốn được hạnh phúc trọn vẹn / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người hiểu rằng / họ chỉ được hạnh phúc thật sự / khi tận tụy phục vụ tha nhân. 3. Trong đời sống thường ngày / con người gặp biết bao nhiêu là thử thách gian truân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời / được ánh vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô soi sáng đỡ nâng. 4. Đây là Con yêu dấu của Ta / Ta hết lòng quý mến / Các ngươi hãy vâng nghe lời Người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành. Chủ tế : Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cởi bỏ con người cũ và loại trừ những việc làm xấu xa tội lỗi, để mặc lấy con người mới theo hình ảnh Đức Kitô là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. CHÚA NHẬT III MÙA CHAY C Chủ tế : Anh chị em thân mến, để có thể hiệp thông với Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, con người cần phải thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Với tâm tình sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống, chúng ta cùng dâng lời cầu xin : 1. Hội thánh luôn mời gọi người Kitô hữu thành tâm sám hối vì những lỗi lầm đã phạm / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa / biết tích cực sống tinh thần cầu nguyện và sám hối của Mùa Chay. 2. Trong đời sống thường ngày / vẫn còn biết bao người đói khổ vì quá nghèo túng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người giàu có / biết rộng rãi chia sẻ cơm áo cho những ai khó nghèo. 3. Hãy thay đổi đời sống / vì Nước Trời đã tới gần bên / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu / biết nỗ lực hoán cải con tim / thay đổi tính hạnh / để ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn. 4. Sám hối trước tiên là lãnh nhận bí tích Hòa Giải / rồi thực hành bác ái yêu thương / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết chân thành xưng thú tội lỗi / và yêu thương hết thảy mọi người. Chủ tế : Lạy Chúa, biết bao lần chúng con đã sám hối tội lỗi và quyết tâm đổi mới đời sống cho đẹp lòng Chúa, nhưng chúng con chưa thực hiện được những gì muốn quyết tâm sửa đổi vì yếu đuối. Vậy xin Chúa ban thêm sức mạnh cho chúng con. Chúng con cầu xin CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là một người Cha giàu lòng thương xót. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó sám hối ăn năn để được sống. Tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin: 1. Hội thánh là một người mẹ hiền luôn thương yêu con cái của mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn thể hiện tình thương trong cung cách xử sự thường ngày. 2. Hiện nay / tình trạng thanh thiếu niên bỏ nhà ra đi bụi đời rất đáng báo động / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bậc cha mẹ / luôn sống hòa thuận yêu thương nhau / và nhất là quan tâm giáo dục con cái của mình. 3. Phải từ bỏ nếp sống tội lỗi mà quay về với Chúa / là điều mà người Kitô hữu cần thực hiện trong mùa Chay thánh này / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu biết đoạn tuyệt với tội lỗi / để xứng đáng đón mừng đại lễ Phục sinh. 4. Ganh tỵ và ghen ghét gây ra biết bao đau khổ cho con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống bác ái yêu thương như Chúa dạy / nhờ đó dẹp bỏ được những tật xấu đáng ghét này. Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói : Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con có thể sống trọn vẹn lời Chúa đã dạy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. LỄ THÁNH GIUSE Chủ tế : Anh chị em thân mến, thánh Giuse là người quản gia trung tín và khôn ngoan Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa. Trong niềm tôn kính và mến yêu vị thánh bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam của nhóm Giuse trong giáo xứ, chúng ta cùng tha thiết nguyện xin : 1. Hội Thánh luôn mời gọi các Kitô hữu / đặc biệt là các người cha trong gia đình / xem thánh Giuse là một gia trưởng gương mẫu về mọi mặt / và cố gắng noi gương người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các người cha trong gia đình / biết cố gắng sống trọn vẹn những gì Hội Thánh đã dạy. 2. Thánh Giuse luôn lao động cần cù để nuôi dưỡng Thánh Gia / cũng như để làm tròn ý Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người đang sống trên trái đất này / biết dùng lao động trí óc và chân tay mà thực hiện ý Chúa / là làm chủ vũ trụ thiên nhiên Chúa đã dựng nên. 3. Thánh Giuse là bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam / Chúng ta hiệp lời cầu xin người chuyển cầu cùng Chúa / ban cho Hội Thánh tại Việt Nam / vượt qua được mọi sóng gió / và phát triển không ngừng. 4. Đường lối của Chúa khác xa với những suy nghĩ tầm thường của loài người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết noi gương thánh Giuse / luôn vâng theo thánh ý Chúa / dù nhiều lúc không hiểu được ý định nhiệm mầu của Người. Chủ tế : Lạy Chúa Cha là Đấng hoàn thiện, thánh Giuse là gương mẫu tuyệt hảo cho các gia trưởng về đời sống tin cậy mến và lao động cần cù. Xin cho các gia trưởng luôn noi gương người, bình tĩnh và hiền hoà khi điều khiển gia đình. Chúng ta cầu xin …. LỄ TRUYỀN TIN Chủ tế : Anh chị em thân mến, ngay sau khi thiên sứ truyền tin, Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, để cứu độ loài người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin: 1. Hội Thánh không ngừng rao giảng tình thương của Thiên Chúa / khi sai Con Một xuống thế làm người / chia sẻ thân phận lầm than của con người / và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho lời rao giảng của Hội Thánh / được nhiều người thành tâm đón nhận. 2. Trong đời sống thuờng ngày / đau khổ / thất bại / bệnh tật / buồn phiền / dễ làm con người mất niềm tin vào Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / ban cho những anh chị em đang gặp thử thách gian nan / một niềm tin yêu và hy vọng / để có thể vượt thắng được những thử thách cam go trong cuộc sống thường ngày. 3. Cuộc đời của Đức Maria luôn là lời đáp xin vâng / từ sự kiện truyền tin cho đến dưới chân thập giá trên đồi Can-vê / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô Hữu / biết luôn noi gương Đức Mẹ mà đáp xin vâng với Chúa. 4. Có thể nói Đức Mẹ là người phụ nữ lao đao lận đận nhất / nhưng lúc nào Đức Mẹ cũng gắn bó / tin yêu Chúa và dấn thân theo Người đến cùng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống giống Đức Mẹ / vì chỉ sống như thế mới đẹp lòng Chúa. Chủ tế : Lạy Chúa, chúng con hết lòng cảm tạ Chúa đã cho Đức Kitô, Con Một yêu quý của Chúa, xuống thế làm người để cứu chuộc chúng con. Xin cho tất cả chúng con luôn cố gắng sống xứng đáng với tình thương hải hà của Chúa . Chúng ta cầu xin … Lắng nghe tích cực trong đồng hành với các gia đình LẮNG NGHE TÍCH CỰC TRONG ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa? Chúng ta bước vào năm hoạt động mục vụ theo định hướng “Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra. Theo Carl Rogers và các nhà tâm lý học khác, có ít nhất hai điều kiện thiết yếu để giúp người đang gặp hoàn cảnh khó khăn thực hiện được những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ. Một là việc ta lắng nghe, đón nhận vô điều kiện người đang gặp vấn nạn rắc rối. Thứ đến là sự đồng cảm – là khả năng hiểu và chia sẻ được những cảm xúc. Ta cần truyền đạt thông tin đến với người cần được trợ giúp rằng ta hiểu biết được những nỗi khó khăn, những cảm xúc khó chịu mà họ đang cảm nhận. Nhằm gợi ý cho hoạt động đồng hành với các gia đình gặp khó khăn thu hoạch được kết quả cụ thể, từ những kinh nghiệm trong công tác tham vấn tâm lý, chữa lành cho các gia đình, trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng xem xét khả năng lắng nghe. Đây là kỹ năng thiết yếu không chỉ cho những nhà chuyên môn, mà còn hữu ích rất nhiều cho bất cứ ai muốn tăng cường hiệu quả trong giao tiếp với người khác. Ít nhiều trong cuộc sống, đã có những lần chúng ta được yêu cầu lắng nghe những vấn đề của một người bạn đang gặp rắc rối. Hầu hết những người này có thể nhận được sự giúp đỡ hiệu quả bởi bất kỳ ai có trách nhiệm chăm sóc, biết đồng cảm, và giúp cho họ bình ổn lại cảm xúc. Vậy các giáo sĩ, các tu sĩ, và các anh chị em giáo dân đang cộng tác trong những lãnh vực mục vụ có sẵn sàng là người cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu nhất bao nhiêu có thể trong khả năng của mình không? Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa? Chúng ta có dùng đôi tai mà Chúa ban để lắng nghe nhiều hơn là dùng miệng để nói? Giữa những ồn ào lo toan của cuộc sống, chúng ta có lắng nghe được những điều thổn thức trong trái tim của những anh chị em đến với ta không? Ta đã từng trải qua những cảm xúc như thế nào khi được một ai đó thật sự lắng nghe ta? Có lẽ không có cách nào tốt hơn để biểu lộ cho thấy rằng chúng ta quan tâm đến một ai đó và kết nối với họ hơn là việc lắng nghe – thực sự lắng nghe bằng trái tim của ta – về những gì người ấy chia sẻ. Động từ nghe có vẻ như là một hành vi đơn giản, chẳng ai cần phải học vì đó là chức năng của đôi tai, thế nhưng không phải như thế. 1/ THẾ NÀO LÀ LẮNG NGHE TÍCH CỰC Trong ngôn ngữ Trung Hoa, động từ lắng nghe (thính) được cấu tạo bởi năm chữ: – Chữ tai (nhĩ): chắc chắn vai trò của cơ quan thính giác không thể thiếu, nó giúp não bộ chúng ta ghi nhận, xử lý những âm thanh một cách chủ động cũng như thụ động. Đôi tai giúp ta đón nhận nội dung của thông điệp người nói, nội dung này có thể được chi phối bởi cung giọng, tốc độ của người nói… – Chữ mắt (nhãn): con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta không thể biết về tâm tư của người đối thoại nếu không mở cánh cửa tâm hồn ta để đón nhận thông tin do đôi mắt ta quan sát được từ những biểu hiện trên khuôn mặt, những biểu thị của ngôn ngữ không lời, dáng điệu, cử chỉ… – Chữ tim (tâm): lắng nghe bằng con tim hay tấm lòng của ta, chỉ khi ấy những điều xuất phát từ con tim của người nói mới dễ dàng chuyển tải đến con tim của người đang lắng nghe họ. – Chữ một (nhất): biểu hiện sự tập trung tâm trí của ta vào điều người đang nói muốn trình bày, không bị xao nhãng bởi những yếu tố chung quanh. – Chữ vua (vương): cho thấy sự trân trọng của ta dành cho người đang giao tiếp với ta. Như thế, rõ ràng việc lắng nghe không đơn giản như việc nghe thấy một âm thanh nào đó. Lắng nghe đòi hỏi sự nỗ lực tập trung trọn vẹn con người của ta bao gồm các giác quan thính giác, thị giác, cùng với tâm, trí, và thái độ trân trọng của ta đặt nơi người đang trò chuyện, chia sẻ, tâm sự… với ta. 3/ LẮNG NGHE TÍCH CỰC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ GÌ ? Trong thực tế, nhiều người trong chúng ta chưa biết cách lắng nghe. Với những ai đã tham dự các khóa huấn luyện về tham vấn trị liệu tâm lý, họ đều đã được dạy về kỹ năng lắng nghe như môn học căn bản đầu tiên ngay khi bắt đầu khóa đào tạo, nhưng những bài học hữu hiệu nhất thiết tưởng đến từ chính cuộc sống và thực tế tham vấn trị liệu. Nhà tham vấn hay trị liệu không chỉ học và thực hành nhuần nhuyễn kỹ thuật lắng nghe thân chủ, mà còn biết huấn luyện thân chủ cũng học biết lắng nghe. Một trong những bài học rút ra được sau tiến trình trợ giúp để hàn gắn những đôi vợ chồng gặp khó khăn trong cuộc sống chung đó là việc người trợ giúp không đưa ra lời khuyên răn giáo điều cho họ, mà thay vào đó là việc giúp đôi vợ chồng biết lắng nghe nhau bằng con tim, và sau đó giúp họ thể hiện sự nhận biết và quan tâm của bản thân dành cho người phối ngẫu bằng cách phản ánh chân thật cảm xúc. Những người chú tâm vào việc tập luyện khả năng lắng nghe đích thật, không chỉ gia tăng khả năng này, mà còn học được cách đón nhận và hưởng lợi từ việc lắng nghe. Chắc chắn ở giai đoạn đầu của việc tập luyện lắng nghe, chúng ta tập trung vào những cảm xúc và mối quan tâm nơi người đang chia sẻ, thậm chí đến độ thiếu việc lắng nghe chính bản thân mình. Và khi ta học cách chia sẻ chân thành từ trái tim mình với những người có khả năng lắng nghe tốt như người thân yêu, bạn bè, hay với nhà tham vấn trị liệu, chúng ta đồng thời khám phá ra những ơn phước tuyệt vời nhất mà ta lãnh hội được từ việc có được ai đó lắng nghe mình, đó là bình an, được quan tâm chăm sóc, được nhìn nhận, tạo thêm sức năng động, những nhận biết mới, và nhiều ơn khác nữa! Cho dẫu vị trí của ta trong xã hội là gì, ta vẫn có thể áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực trong tất cả các tương giao của ta với mọi người. Làm được như vậy ta sẽ giúp cho những người gặp gỡ ta cảm thấy được rằng họ được quan tâm chăm sóc. Chính khả năng lắng nghe tích cực sẽ xây dựng tính thân mật trong các mối tương giao của ta. Khả năng lắng nghe sẽ giúp ta phát triển trí tuệ và thành công trong cuộc sống. Vậy đâu là những kỹ năng giúp ta tập luyện có được khả năng lắng nghe đích thật? 3/ TẬP LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC Theo kinh nghiệm huấn luyện của các nhà tham vấn trị liệu tâm lý Hoa Kỳ, động từ “LẮNG NGHE” trong tiếng Anh “to LISTEN” cũng chỉ ra những bài học căn bản cho ta thực hành việc lắng nghe tích cực. Với sáu mẫu tự L-I-S-T-E-N chúng ta có được sáu kỹ năng sau đây. L thay thế cho động từ love – yêu thương: Muốn có khả năng lắng nghe tích cực, ta phải có động cơ xuất phát từ tình yêu thương dành cho những người đến với ta, như thánh Thánh Augustino đã từng nói: “Yêu thương rồi hãy làm những gì bạn muốn!” Chính tình yêu sẽ giúp ta có thái độ cần thiết ngay từ khoảnh khắc tiếp xúc ban đầu là đón nhận họ như họ là, không vội đưa ra bất cứ một phán xét nào về họ. Bởi vì bất cứ lời phán xét hay dán nhãn – đặc biệt là tiêu cực lúc ban đầu cũng sẽ chi phối ta trong cách cư xử không thích hợp, hoặc đưa ra phán đoán thiếu chuẩn mực ở những bước tiếp theo. Chính tình yêu thương và không phán xét sẽ cho phép ta “bước vào đôi giày của người khác” và bắt đầu tìm hiểu về họ. Hãy cởi mở và chân thành; vì những lời chỉ trích và định kiến sẽ nhanh chóng khiến cho người ta khép kín cánh cửa trái tim của họ. I thay thế cho động từ invite – mời gọi: Lời mời gọi hãy tự bộc lộ bản thân, cởi mở cõi lòng, cảm xúc qua những câu hỏi mở. Những câu hỏi này có thể giúp làm sáng tỏ, hay mời gọi tập trung vào một vấn đề: “Bạn có ý muốn nói gì về điều đó?”; hay mời gọi trình bày những suy nghĩ: “Hãy nói cho tôi biết rõ hơn suy nghĩ của bạn về điều đó?”; hoặc chia sẻ những cảm xúc: “Cảm xúc về mẹ của bạn như thế nào?”; và đề nghị đưa ra ví dụ cụ thể: “Cho tôi một trường hợp mà khiến bạn giận dữ. Cố gắng chỉ cho tôi thấy từng bước trong diễn tiến hành vi của bạn.” Tránh đặt các câu hỏi chỉ có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”. Những câu hỏi mở là công cụ khá hữu ích trong tham vấn, trị liệu để giúp người đang gặp vấn nạn tìm hiểu những khó khăn mà họ đang chịu đựng một cách đầy đủ hơn, đôi khi giúp họ thoát ra khỏi điểm tắc nghẽn. Trong việc trợ giúp qua những tương giao hàng ngày, những câu hỏi mở cũng sẽ giúp cho người đang gặp khó khăn có một tầm nhìn rộng hơn, đánh giá vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn khi đối diện với thực tại, mà đôi khi “Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng”. Hơn nữa, những câu hỏi này chứng tỏ cho họ thấy rằng ta đang lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của họ. S thay thế cho động từ summarize – tóm kết, tóm tắt lại. Tóm tắt những gì ta đã nghe. Điều quan trọng là phải xác minh được rằng ta hiểu vấn đề của người đó bằng cách diễn tả qua những câu như: “Khi nghe bạn nói rằng …, tôi hiểu là…”, hoặc “Tôi hiểu rằng bạn rất quan tâm đến vấn đề…”. Tránh đưa ra giải pháp hoặc lời khuyên khi ta không được yêu cầu. Bởi vì lời khuyên không được yêu cầu thường khiến người nghe đi vào thế phòng thủ. Tránh việc cố gắng giải quyết những vấn đề hoặc mối quan tâm của người khác thay cho họ; vì điều này làm suy giảm hiệu quả tiến trình trợ giúp. Khi ta tự nguyện đặt trách nhiệm giải quyết vấn nạn của người khác vào cho bản thân mình là ta đang thay vì thi hành nhiệm vụ hướng dẫn giúp họ đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho cuộc đời của họ, thì ta lại dường như muốn đang sống thay cho họ – đây là điều không thể xảy ra. Chính họ phải sống cuộc đời của họ, chứ ta không sống thay cho họ, vì thế hãy để cho họ quyết định. Ta chỉ là người đồng hành với họ, ta có thể cầm đèn chiếu ánh sáng giúp họ bước đi trên con đường của họ, chứ không hành động thay thế họ. T thay thế cho tính từ timely – đúng lúc, kịp thời. Phản ánh cảm xúc của người đang cần ta trợ giúp vào đúng thời điểm thích hợp. Tránh gây gián đoạn, cố gắng chỉ tiếp lời khi họ đã nói xong. Sau khi lắng nghe những điều được chia sẻ, ta nên dành một khoảng thời gian ngắn ít là một đến hai giây, để người chia sẻ có thể bổ túc thêm những điều họ chợt nhớ, đồng thời cũng là khoảng thời gian để bản thân ta “uốn lưỡi bảy lần” trước khi đưa ra một phản hồi hay đặt câu hỏi tiếp tục. Vào mỗi thời điểm, ta chỉ cần tập trung vào một vấn đề, cố gắng lựa chọn một cảm xúc hay một ý tưởng nổi bật nhất chứ đừng nuôi tham vọng giải quyết tất cả mọi vấn nạn. Xác nhận cảm xúc (cảm xúc nội tâm, trải nghiệm, và cảm nhận đều cần thiết) là chìa khóa mở ra tấm lòng của họ. Tập trung nhiều vào cảm xúc của chính họ hơn là những sự kiện diễn ra xung quanh. Tránh dùng họ như công cụ khai thác thông tin về người thứ ba. Cũng không nên đưa ra hàng loạt những câu hỏi cùng một lúc, vì người nói và người nghe đều dễ dàng bỏ lỡ những thông tin cần thiết. Hãy lần lượt đưa ra từng câu hỏi vào thời điểm thích hợp. Những câu nói như: “Nghe có vẻ dường như bạn cảm thấy ….”, “Dường như bạn cần ….” thật là hữu ích để thăm dò cảm xúc của người mà ta đang đối thoại. Thỉnh thoảng ta cũng sẽ gặp phải những trường hợp vì lý do nào đó, người chia sẻ vòng vo, lan man, hoặc lặp đi lặp lại một vấn đề. Trong trường hợp này, sau khi đã kiên nhẫn lắng nghe, ta nhẹ nhàng can thiệp vào để hướng cho họ tập trung hay nhận ra điều chính yếu họ muốn đề cập đến là gì? Tránh dùng những lời phê bình, nhận xét nặng lời rất dễ gây tổn thương cho họ. E thay thế cho tĩnh từ even – điềm đạm, bình thản. Lắng nghe thật bình tĩnh, đừng vội phản ứng. Kiểm soát cảm xúc của ta và suy nghĩ trước khi nói. Những phản ứng gây ra do cảm xúc nơi ta (ví dụ: sốc, bất ngờ, giận dữ, ghê tởm, đau đớn, sợ hãi) khiến cho người kia khép lòng, giữ thái độ im lặng. Họ đang cần sự giúp đỡ của ta, họ cần ta tập trung vào cảm xúc của chính họ, chứ không phải để chịu đựng những cảm xúc mới phát sinh từ phía ta. Thường những người cần sự trợ giúp đang trong tình trạng bất an, điều họ đang cần là một ai đó có khả năng giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại. Làm sao ta có thể trao ban được điều mà chính bản thân mình chưa có? Vì thế ta cần có sự tự tin, bình thản và hy vọng để có thể nâng đỡ, chia sẻ cho những người đến với ta. Một khi lòng mình bất an, ta hãy hẹn buổi gặp gỡ, trò chuyện vào dịp khác. Vì theo kinh nghiệm, khi tâm ta chưa an, ta thường gây tổn thương cho người khác, và hậu quả của những buổi gặp gỡ vội vàng, thiếu chuẩn bị sẵn sàng thường đem đến tai hại hơn là chữa lành. N thay thế cho tĩnh từ nonverbal – ngôn ngữ không lời. Thỉnh thoảng ta nên đưa ra những biểu lộ âm thanh như “Mm hmm”, “Ồ”, hay những biểu hiện trên khuôn mặt như một ánh mắt kiên định và nụ cười ấm áp giúp người đang chia sẻ biết rằng bạn đang lắng nghe họ. Thông thường khi chúng ta lắng nghe một ai đó, chúng ta đón nhận những gì họ nói được bày tỏ bằng những lời bề ngoài. Có những lần khác, chúng ta có cảm giác rằng những thông điệp mà họ muốn chuyển tải nhiều hơn những từ ngữ, có nghĩa là còn có điều gì đó hơn lời không thực sự nói ra, thậm chí có khi còn có điều gì đó mang ý nghĩa ngược lại. Đôi khi có những manh mối để giúp ta lắng nghe được điều mà lời không diễn tả: nói rằng không xấu hổ nhưng lại không dám nhìn trực diện vào mắt ta, nói rằng không tức giận nhưng mím chặt môi, nói rằng mọi chuyện đều tốt đẹp nhưng lại rơi nước mắt, và nói rằng chỉ đùa thôi mà không hề nở nụ cười… Hãy luôn đặt câu hỏi đâu là những thông điệp chứa đựng trong ngôn từ diễn tả bằng lời cũng như không lời. KẾT Giờ đây ta đã biết ý nghĩa quan trọng và hiệu quả thiết thực của việc thực sự lắng nghe, vậy hãy tự hỏi bản thân, “tôi có biết lắng nghe gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không?” Tốt hơn hết, hãy hỏi trực tiếp những người ấy! Họ sẽ phản hồi cho ta biết khả năng lắng nghe của ta ở mức độ nào. Lắng nghe là một nghệ thuật; chúng ta không thể có thói quen thực hành kỹ năng này nếu không có việc tự học và luyện tập. Hy vọng những gợi ý trên đây có thể gợi mở cho người đọc có phương án tự huấn luyện bản thân để có thể đạt được khả năng lắng nghe đích thật và hữu hiệu. Hãy ghi nhớ lời thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nhắn nhủ: “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng: mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói… (1,19).” Trong sách Châm Ngôn cũng đề cập đến thái độ của người khôn ngoan đó là biết lắng nghe: “Người khôn ngoan hãy nghe để được thêm kiến thức; người hiểu biết hãy nghe, và sẽ tìm được lời hướng dẫn (1,5).” Lm. Joseph Hoàng Ngọc Dũng CÂU GL +LC+LN MỤCVỤ GIA ĐÌNH THÁNG BA / 2019 CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN - NĂM C (24.02.2019) Câu Giáo lý 13: H./ Truyền thống Tông đồ là gì? T./ Truyền thống Tông đồ là việc/ các Tông đồ chuyển đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô và học hỏi từ Thánh Thần,/ cho những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục,/ và qua các Giám mục,/ cho mọi thế hệ [12]. Luca đoạn 6, câu 36: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC CON HÃY Ở NHÂN TỪ NHƯ CHA CÁC CON LÀ ĐẤNG NHÂN TỪ”. Lạy Chúa Giê-su,/ Chúa nhân hậu với kẻ bội bạc và người tội lỗi;/ xin giúp chúng con là con cái Chúa,/ cũng biết sống lời Chúa dạy:/ “hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”./ Amen. CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN - NĂM C (03.03.2019) Câu Giáo lý 14: H./ Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng cách nào? T./ Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng hai cách:/ Một là chuyển đạt sống động Lời Chúa, gọi là Thánh Truyền;/ Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết, gọi là Thánh Kinh./ Cả hai làm thành kho tàng đức tin của Hội Thánh [13.14]. Lu-ca đoạn 6, câu 41: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ:/ “SAO NGƯƠI NHÌN CÁI RÁC TRONG MẮT ANH EM,/ CÒN CÁI ĐÀ TRONG CHÍNH MẮT NGƯƠI THÌ LẠI KHÔNG THẤY?”. Lạy Chúa Giê-su,/ xin Chúa làm tươi sáng đôi mắt tâm hồn con,/ để con thấy rõ chính mình/ mà biết khiêm tốn trong lời ăn tiếng nói,/ trong cách cư xử hằng ngày./ Amen. MÙA CHAY THỨ TƯ MÙA CHAY - NĂM C (06.03.2019) Mat-thêu đoạn 6, câu 1: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC NGƯƠI HÃY CẨN THẬN, ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG CÔNG ĐỨC TRƯỚC MẶT NGƯỜI TA”. Lạy Chúa Giê-su,/ xin giúp mỗi người trong gia đình chúng con,/ quyết tâm sống tinh thần chay tịnh,/ cầu nguyện/ và thực thi bác ái yêu thương như Chúa dạy./ Amen. CHÚA NHẬT I MÙA CHAY - NĂM C (10.03.2019) Câu Giáo lý 15: H./ Thánh Kinh là gì? T./ Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta,/ được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần [18]. Lu-ca đoạn 4, câu 8: Chúa Giê-su đáp lại: “NGƯƠI PHẢI THỜ LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA NGƯƠI/ VÀ CHỈ PHỤNG THỜ MỘT MÌNH NGƯỜI THÔI”. Lạy Chúa Giê-su/ xin đừng để những hấp lực của tiền tài,/ danh vọng và lạc thú chế ngự chúng con,/ nhưng xin giúp chúng con biết thành tâm sám hối/ trở về phụng thờ một mình Chúa mà thôi./ Amen. CHÚA NHẬT II MÙA CHAY - NĂM C (17.03.2019) Câu Giáo lý 16: H./ Thánh Kinh được viết ra như thế nào? T./ Chúa Thánh Thần đã soi dẫn một số người,/ để họ viết ra những điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta/ về những chân lý cần thiết cho ơn cứu độ [18]. Lu-ca đoạn 9, câu 29: Chúa Giê-su đưa Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lên núi cầu nguyện,/ “ĐANG KHI CẦU NGUYỆN,/ DIỆN MẠO NGƯỜI BIẾN ĐỔI KHÁC THƯỜNG”. Lạy Chúa Giê-su,/ xin cho gia đình chúng con được ơn biến đổi,/ và xin giúp mỗi người chúng con không ngừng hoán cải,/ canh tân bản thân theo mẫu gương và Lời Chúa dạy./ Amen. CHÚA NHẬT III MÙA CHAY - NĂM C (24.03.2019) Câu Giáo lý 17: H./ Chúng ta phải đọc và giải thích Thánh Kinh thế nào? T./ Chúng ta phải đọc và giải thích Thánh Kinh với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần,/ và sự hướng dẫn của Huấn quyền Hội Thánh [19]. Lu-ca đoạn 13, câu 5: Chúa Giê-su nói:/ “NẾU CÁC NGƯƠI KHÔNG ĂN NĂN HỐI CẢI/ THÌ TẤT CẢ CÁC NGƯƠI CŨNG SẼ BỊ HỦY DIỆT NHƯ VẬY”. Lạy Chúa Giê-su/ xin đừng để con cứ mãi chần chờ,/ nhưng biết mau mắn sám hối, đổi mới cuộc sống,/ để hưởng nhờ lòng thương xót của Chúa./ Amen. CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - NĂM C (31.03.2019) Câu Giáo lý 18: H./ Hội Thánh đưa ra những tiêu chuẩn nào giúp chúng ta hiểu đúng Thánh Kinh? T./ Hội Thánh đưa ra ba tiêu chuẩn này:/ một là chú ý đến nội dung và sự duy nhất của toàn bộ Thánh Kinh;/ hai là đọc Thánh Kinh trong truyền thống sống động của Hội Thánh;/ ba là chú ý đến sự hài hòa giữa các chân lý đức tin [19]. Lu-ca đoạn 15, câu 20b: (Người con thứ đứng lên/ đi về cùng Cha),/ “KHI NÓ CÒN Ở ĐÀNG XA/ CHA NÓ CHỢT TRÔNG THẤY/ LIỀN ĐỘNG LÒNG THƯƠNG”. Lạy Chúa Giê-su,/ xin giúp mỗi người chúng con biết đứng dậy sau những lần sa ngã phạm tội,/ để quay về sống trong tình yêu,/ sự tha thứ và ân sủng của Chúa./ Amen.

THƯ MỤC VỤ  ĐGM GPLX THÁNG 3/2019





HƯỚNG VỀ KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN:
SỐNG MÙA CHAY THÁNH

Anh chị em thân mến,
Hiệp thông với toàn thể Giáo hội, Giáo phận Long Xuyên bước vào Mùa Chay thánh trong tâm tình hướng về kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận (1960- 2020). Vì thế, chủ đề của Thư mục vụ tháng 3/2019 là “Hướng về Kỷ Niệm 60 năm Thành Lập, Giáo Phận Long Xuyên sống Mùa Chay Thánh với Lòng Sám Hối và Tinh Thần Hòa Giải”.
Trước hết, chúng ta suy niệm bài Tin mừng Chúa Nhật I Mùa Chay năm C (Lc 4, 1-13) để rút ra ba (03) ý tưởng nòng cốt cho chương trình tu đức, mục vụ và loan báo Tin mừng của Giáo phận trong tháng này là:
1. “Nếu ông là Con Thiên Chúa…” (c.3). Thâm độc của ma quỷ khi cám dỗ Chúa Giêsu là tìm cách tâng bốc phẩm giá “Con Thiên Chúa” để quy chiếu về cái tôi chính mình. Thật vậy, theo Tin Mừng, ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu quy chiếu về cái tôi để không thực hiện chương trình cứu độ theo cách mà Chúa Cha muốn. Quy về cái tôi là lợi dụng thực hiện chương trình của Thiên Chúa để tìm thành tích, thành công, thành quả cho bản thân; Sử dụng Thiên Chúa như một dụng cụ để đánh bóng bản thân. Người quy chiếu cái tôi sẽ bị cám dỗ tôn thờ các thứ ngẫu tượng là tiền tài, danh vọng và thú vui như tôn thờ Thiên Chúa. 
2. “Ma quỷ bỏ đi, đợi chờ thời cơ”(c.13). Sự cám dỗ của ma quỷ luôn xuất hiện dọc theo cuộc hành trình đời người. Điển hình nơi Chúa Giêsu là, ở giai đoạn đầu của cuộc đời công khai, Chúa Giêsu chịu thách thức bởi ma quỷ (Lc 4, 1-13). Trong cuộc đời công khai (Mt 12,38), Chúa vẫn chịu thách thức bởi con người, là quần chúng, là giáo quyền, là thế quyền, kể cả môn đệ của mình. Và ở cuối cuộc hành trình cuộc đời, Chúa chịu thách thức bởi tính yếu đuối của bản tính làm người trong Vườn Cây Dầu (Lc 22, 39-44) và trên Cây Thánh Giá. Hơn nữa, mưu đồ của ma quỷ thất bại nơi Chúa Giêsu, nhưng chúng vẫn kiên trì “đợi chờ thời cơ” nơi con người chúng ta. Quả thật, càng lớn tuổi, ta càng có nhiều kinh nghiệm về những cám dỗ của ma quỷ trong cuộc hành trình cuộc đời, dù là giám mục, linh mục, phó tế, tu sĩ, chủng sinh hay giáo dân. 
3. “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (c.8). Chúa Giêsu luôn là người chiến thắng. Trong bài Tin Mừng, Chúa chiến thắng ma quỷ nhờ cầu nguyện và chay tịnh. Trong sự hiệp thông cùng với tinh thần cầu nguyện và chay tịnh, Chúa ý thức về căn tính là Con rất yêu dấu của Chúa Cha, nên Ngài luôn chọn sống theo Lời Chúa, và dùng sức mạnh Lời Chúa để chiến thắng ma quỷ (c.4, 8, 12). Ý thức cầu nguyện và chay tịnh được lặp đi lặp lại trong suốt cuộc hành trình sứ vụ của Chúa. Khởi đầu tại bờ sông Giordan (Lc 3, 22), trên đường lên Giêrusalem, trên núi Tabore (Lc 9, 28-36), và trước khi bước vào cuộc khổ nạn tại Vườn Cây Dầu (Lc 22, 39-44). Tinh thần cầu nguyện và chay tịnh của Chúa được cô đọng trong lời cầu xin:“Xin đừng theo ý con, một theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Trong ánh sáng của bài Tin Mừng, chúng ta nhìn lịch sử 59 năm của giáo phận Long Xuyên (1960- 2019) với nhiều thách đố trong cuộc hành trình kiếm tìm ý Chúa để thực hiện. Quả thật, không phải là không có thách đố trong lịch sử giáo phận khi con người lấy những cơ sở vật chất, những sinh hoạt rầm rộ,trọng hình thức bên ngoài, trở thành thước đo cho sự thành công. Không phải không có những thách đố trong lịch sử của giáo phận khi đón nhận những đặc ân đặc quyền từ xã hội trần thế làm niềm tự hào. Không phải không có những thách đố trong lịch sử giáo phận khi vì miếng cơm manh áo, vì địa vị xã hội với những hứa hẹn danh vọng, vì hoàn cảnh đen tối của một giai đoạn đời người, đã có những người con của giáo phận có sự chọn lựa ngược lại với phẩm giá làm con Thiên Chúa.
Thực tế là, trong cuộc hành trình này, đã có những thành công, nhưng không thiếu những vụng về thiếu sót; đã có nhiều trung tín nhưng cũng không thiếu những bất trung. Giáo Phận cần sám hối và canh tân. Cũng từ kinh nghiệm lịch sử Giáo Phận cho thấy, chính Chúa luôn luôn can thiệp trong lịch sử của Giáo Phận để thanh luyện và canh tân. Đã có những cuộc thanh luyện gây nhiều đớn đau, mất mát, thua thiệt, nhục nhã… nhưng sáng lên tình yêu Chúa và lời mời gọi hãy chọn lựa tôn thờ một mình Thiên Chúa. 
Nhìn lại lịch sử Giáo Phận với tinh thần sám hối và canh tân, chúng ta đọc lại đoạn Sách Khải Huyền: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi…Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu (Kh 2, 1-7).  
Từ gợi ý này, Giáo Phận được mời gọi trở về với tình yêu ban đầu để thực hiện những đề xuất mục vụ và loan báo Tin Mừng trong Mùa Chay này:
1. Giáo Phận bày tỏ lòng hối cải với tình yêu thuở ban đầu qua Bí Tích Giải Tội. Mọi thành phần dân Chúa được mời gọi sống Sám Hối và Hòa Giải qua việc xét mình và xưng tội. Đặc biệt, các linh mục sống lại tinh thần Đức Ái Mục Tử thuở ban đầu khi lãnh nhận chức thánh linh mục bằng cách siêng năng ngồi tòa cho giáo dân.
2. Giáo phận cũng bày tỏ tinh thần khổ chế Mùa Chay, trở lại với tinh thần kỷ luật bản thân bằng cách trung thành giữ luật Giáo Hội “kiêng thịt ngày thứ Sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy”
3. Kết hợp với cầu nguyện và chay tịnh, Giáo Phận còn được mời gọi sống Đức Ái thực tiễn. Cụ thể là trong Mùa Chay, các cộng đoàn quan tâm đến các bệnh nhân liệt giường. Các đoàn hội được cổ vũ thăm viếng, đọc kinh, và an ủi bệnh nhân. Trong những điều kiện có thể, các linh mục được khích lệ dâng lễ cho các bệnh nhân lâu năm trong Mùa Chay hay mùa Phục Sinh.
4. Ngoài ra, các cộng đoàn Giáo Xứ, Giáo Họ, được kêu gọi bày tỏ trách nhiệm bác ái đối với các gia đình gặp khó khăn. Đặc biệt trong Mùa Chay, các linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân… cần quan tâm đến là các gia đình nguội lạnh, khô khan, trễ nải, bỏ xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh, các gia đình ly thân, ly dị, ly dị tái hôn…
5. Cuối cùng, Giáo Phận cũng được nhắc nhở thể hiện tình yêu ban đầu qua sự nhiệt tâm dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Các linh mục nên tổ chức cho các nhóm tông đồ giáo dân trong Giáo Xứ, Giáo Họ đi ra khỏi ranh giới của mình, đến thăm các giáo điểm truyền giáo, để hiện diện, để gặp gỡ, để cùng cầu nguyện, và nâng cao ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang bước vào Tháng Ba – tháng kính Thánh Giuse. Thánh Giuse là Đấng chăm sóc Thánh Gia, chúng ta cùng nguyện xin: “Ông Thánh Giuse là quan thày gìn giữ Hội Thánh – Xin cầu cho Hội Thánh Long Xuyên chúng con”. 
   
+ Giuse Trần Văn Toản                     + Giuse Trần Xuần Tiếu      
 GMP GPLX                                              GMGPLX    


THÁNG BA /  2019

THÁNG KÍNH THÁNH GIUSE

Thánh Giuse là Bổn Mạng và gương mẫu của các người lao động và các gia trưởng. Người đã sống cuộc đời lao động để nuôi sống gia đình. Chính Chúa Giêsu, dù là Con Duy Nhất của Thiên Chúa, cũng được gọi là “con của bác thợ mộc”. Vì thế, noi gương thánh Giuse, các người lao động và các gia trưởng hãy học cho biết giá trị của lao động: nuôi sống bản thân và gia đình, liên kết với anh chị em và phục vụ họ, thực thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa.

 Ý CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG:
Cầu cho các cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt những cộng đoàn đang bị bách hại, cảm thấy được gần gũi với Đức Kitô, và các quyền lợi của họ được tôn trọng.

01        25       X         Thứ Sáu đầu tháng tuần 7 TN
                                    Hc 6:5-17; Mc 10:1-12  
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1981) ÔB:
                                GIOAN B TRẦN VĂN HÀNH (SH)
                                MARIA HOÀNG THỊ NGỌC HƯƠNG (SH)

02         26       X         Thứ Bảy đầu tháng tuần 7 TN
Hc 17:1-15; Mc 10:13-16
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1983) ÔB:
                                GIUSE TRẦN ĐỨC THỌ (TĐ)
                                MARIA NGUYỄN THỊ NGOAN (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1966) ÔB:
                                AUGUSTINO HUỲNH VĂN HÓA (TD)
                                MARIA NGUYỄN THỊ HƯƠNG (TĐ)

03        27       X         CHÚA NHẬT 8 MÙA THƯỜNG NIÊN
Hc 27:4-7; 1Cr 15:54-58; Lc 6:39-45
Thánh Vịnh tuần 4

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Có mấy cách tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô?
T. Có hai cách tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô. Đó là tham dự vào chức tư tế thừa tác, hay chức tư tế cộng đồng.

CHIA SẺ
Chức tư tế thừa tác của các Giám mục và Linh mục, cũng như chức tư tế cộng đồng của các tín hữu, đều tham dự vào chức Tư Tế duy nhất của Đức Kitô theo cách thức riêng của mình và bổ túc cho nhau (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 10). Dầu vậy, hai chức tư tế này khác nhau về bản chất.
 Khác thế nào? Qua Bí tích Rửa Tội, các tín hữu thi hành chức tư tế cộng đồng của mình, bằng cách phát triển đời sống đức Tin, đức Cậy, đức Mến, và sống theo ơn Chúa Thánh Thần. Còn chức tư tế thừa tác của các Giám mục và Linh mục, dành để phục vụ chức tư tế cộng đồng, giúp phát triển ân sủng Bí tích Rửa Tội của mọi Kitô hữu. Ðó là một trong những cách thế Chúa Giêsu luôn dùng, để xây dựng và hướng dẫn Hội Thánh. Vì thế, chức tư tế thừa tác này được chuyển giao qua một bí tích riêng, đó là Bí tích Truyền Chức Thánh (x. GLHTCG, số 1547).

 Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
                                GIOAN TRẦN NGỌC LỢI (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1976) ÔB:
                                GIUSE TRƯƠNG CÔNG CHÁNH (TĐ)
                                ANNA MARIA PHẠM THỊ VÀNG (TĐ)

04         28       Tr         Thứ Hai tuần 8 TN
Thánh Casimirô. Lễ nhớ
Hc 17:20-24; Mc 10:17-27

Kỷ niệm ngày qua đời (1976):
                                - Cha Phaolô Trần Ngọc Quí (Cần Xây)

05         29       X          Thứ Ba tuần 8 TN
                                    Hc 35:1-12; Mc 10:28-31

MÙA CHAY
Mùa Chay được sắp đặt để chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Thật vậy, phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng, bằng các giai đoạn khai tâm Kitô giáo khác nhau, và giúp các tín hữu, bằng nghi thức của bí tích Rửa tội và Hòa Giải, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua (AC 27).
Lưu ý:
1. Từ đầu Mùa Chay cho đến Canh thức Phục Sinh, trong Thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ không đọc (hát) Alleluia (IM 28).
2. Các Chúa nhật Mùa Chay không được cử hành thánh lễ ngoại lịch, thánh lễ an táng hoặc cầu hồn (IM 372 và 380).
3. Trong Mùa Chay, không được chưng hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm hát mà thôi, trừ Chúa nhật IV và các ngày lễ trọng cùng lễ kính. Có thể dùng màu hồng trong Chúa Nhật IV này (x. CE 41; 252; 300).
4. Các ngày thường trong Mùa Chay được cử hành:
a. thánh lễ có nghi thức riêng và thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do Giám mục Giáo phận chỉ định hoặc cho phép (IM 374);
b. thánh lễ an táng (IM 380);
c. thánh lễ khi được tin người chết (hối tử) hoặc trong lần an táng cuối cùng, hoặc trong ngày giỗ đầu trừ thứ Tư lễ Tro hay Tuần Thánh (IM 381).
5. Trong các lễ trọng và lễ kính, cũng như trong các cử hành riêng biệt, có đọc thánh thi “Lạy Thiên Chúa” (TE DEUM), và kinh Vinh Danh.
6. Khi cử hành lễ Hôn Phối trong cũng như ngoài Thánh Lễ, “thì sử dụng bản văn và các bài đọc của lễ hôm ấy, tuy nhiên vẫn đọc lời nguyện chúc hôn và tuỳ nghi có thể sử dụng công thức ban phép lành cuối lễ dành cho lễ hôn phối.” (OCM 34) Nhưng Cha Sở “nên nói cho những người kết hôn biết tính chất riêng biệt của mùa này. Phải tuyệt đối tránh không nên cử hành hôn nhân vào thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh. (OCM 32)
- Trong MC, lễ nhớ buộc có thể cử hành như lễ nhớ không buộc.

06        01/02       Tm   THỨ TƯ LỄ TRO.
Giữ chay và kiêng thịt.
Ge 2:12-18; 2Cr 5:20-6:2; Mt6:1-6,16-18. 
Thánh Vịnh Tuần 4. Hôm nay chỉ có thể cử hành thánh lễ an táng mà thôi (IM 380).

Lưu ý:
1. Về việc giữ chay và kiêng thịt
    a. Giáo luật điều 1251 quy đinh: “Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt”
    b. Tuổi giữ chay, theo giáo luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay”, điều 97 khoảng 1 quy định: “Ai đã đến 18 tuổi trọn thì là thành niên.”
    c. Luật kiêng thịt “buộc những người từ 14 tuổi trọn” (Giáo luật điều 1252)
2. Về việc xưng tội và rước lễ
    a. Về việc xưng tội: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần.” (Giáo luật điều 989).
    b. Về việc rước lễ: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần. Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi có lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm.” (Giáo luật điều 920).
   
Tại Việt Nam, thời gian để chu toàn luật buộc “rước lễ trong Mùa Phục Sinh” này là từ thứ Tư lễ Tro cho đến lễ Chúa Ba Ngôi (Thông báo của UBGM về PV số VII ngày 10-08-1971).

Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2011):
                                GIUSE ĐẶNG VĂN RƯỢC (TM)

07        02     Đ          Thứ Năm đầu tháng sau lễ Tro.
Thánh Perpêtua và thánh Fêlixita, tđ. Lễ nhớ. Đnl 30: 15-20; Lc 9: 22-25
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1975):
                                MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾN (HH)

08        03     Tm          Thứ Sáu sau lễ Tro.
Thánh Gioan Thiên Chúa, ts
Is 58: 1-9a; Mt 9: 14-15
Kỷ niệm ngày qua đời:
                                - Cha Phêrô Mai Trí Thuật (B1 - 1980)
                                - Cha Giuse Nguyễn Toàn Công (2010 – SG)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987):
                                MICAE VŨ NGỌC TÍCH (TM)

09        04     Tm          Thứ Bảy sau lễ Tro.
Thánh Phanxica Rôma, nt
Is 58: 9b-14; Lc 5: 27-32

10        05    Tm           CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY.
Đnl 26:4-10; Rm 10:8-13; Lc 4:1-13
Thánh Vịnh Tuần I

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Bí tích Truyền Chức Thánh có những hiệu quả nào?
T. Bí tích Truyền Chức Thánh có những hiệu quả này: (1) Một là ban đầy tràn Chúa Thánh Thần. (2) Hai là làm cho người thụ phong nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô trong ba chức năng: tư tế, tiên tri và vương đế, theo từng cấp bậc của Bí tích Truyền Chức Thánh. (3) Ba là trao ban một ấn tín thiêng liêng không tẩy xóa được (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 329).
CHIA SẺ
"Ðược Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian” (x. Ga 10,36), Ðức Kitô đã cho các Tông đồ là các Giám mục, được tham dự vào việc thánh hiến và sứ mạng của mình. Các Giám mục lại giao trách nhiệm tác vụ của mình một cách hợp pháp cho nhiều phần tử trong Hội Thánh theo từng cấp bậc (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 28).
 Chức vụ Linh mục liên kết mật thiết với chức Giám mục, nên cũng được tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô đã dùng, để kiến tạo, thánh hóa và cai quản Thân Thể Người (x. Dt 5,1-10; 7,24; 9,11-28). Vì vậy, chức Linh mục dù đã có những Bí tích khai sinh đời sống Kitô giáo, nhưng vẫn được một Bí tích riêng in ấn tín đặc biệt, khi các ngài được Chúa Thánh Thần xức dầu trong Bí tích Truyền Chức Thánh. Như thế, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Ðầu, để phục vụ Dân thánh Chúa (x. GLHTCG, số 1562-1568).

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
                                GIUSE TRỊNH TIẾN DẬU (TĐ)
                                MARIA ĐOÀN THỊ KIM OANH (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987):
                                GIUSE ĐOÀN MINH BỘ (TM)

11        06     Tm     Thứ Hai tuần 1 MC.
Lv 19:1-2.11-18; Mt 25:31-46

12        07      Tm    Thứ Ba tuần 1 MC.
Is 55:10-11; Mt 6:7-15

13        08      Tm    Thứ Tư tuần 1 MC.  
Gn 3:1-10; Lc 11: 29-32
Kỷ niệm ngày qua đời (1982):
                                - Cha Giuse Nguyễn Công Danh (Ông Chưởng)

                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
                                MARIA ĐOÀN THỊ RÙA (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2011):
                                GIUSE NGUYỄN VĂN THUYÊN (HH)

14        09      Tm    Thứ Năm tuần 1 MC.
Et 12: 14-16.23-25; Mt 7:7-12

Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1968):
                                VINHSƠN NGUYỄN VĂN TỈNH (TM)

15        10      Tm    Thứ Sáu tuần 1 MC.                                                              
         Ed 18: 21-28; Mt 5: 20-26
Kỷ niệm ngày qua đời (1990):
                                - Cha Micae Lê Tấn Công (Vị Thanh)

16        11      Tm    Thứ Bảy tuần 1 MC.
                                     Đnl 26: 16-19; Mt 5: 43-48
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989):
                                - Cha Phêrô NguyễnTấn Khoa
                                                                                                                                               
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2010):
                                MARIA TRẦN THỊ LOAN (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987):
                                MARIA ĐOÀN TRẦN  THU UYÊN (TĐ)

17        12      Tm     CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY
          St 5:5-12.17-18; Pl 3:17-4:1; Lc 9:28b-36. Thánh Vịnh Tuần 2

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những cấp bậc nào?
T. Bí tích Truyền Chức Thánh gồm ba cấp bậc này: một là Phó tế, hai là Linh mục, ba là Giám mục (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 330).

CHIA SẺ
Bí tích Truyền Chức Thánh chỉ có một mà thôi, nhưng gồm 3 cấp bậc không thể thay thế trong cơ cấu của Hội Thánh, đó là: Giám mục, Linh mục và Phó tế (x. GLHTCG, số 1554). 
Giám mục: là người có chức thánh tròn đầy nhất, vì các ngài kế vị các Tông đồ, do việc đặt tay (tông truyền). Linh mục: là cộng sự viên của Giám mục, được tham dự vào sứ mạng phổ quát mà Chúa Giêsu trao cho các Tông đồ. Phó tế: là người được Giám Mục cắt đặt, để phục vụ trong một lãnh vực nào đó. Chẳng hạn: trao Mình Thánh Chúa, chứng hôn, Rửa Tội, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ toạ lễ nghi an táng và đặc biệt là việc bác ái (x. GLHTCG, số 1554-1570).
Có hai loại Phó tế: (1) Phó tế vĩnh viễn, có thể được ban cho người có gia đình. (2) Phó tế chuyển tiếp (thừa tác), được ban cho những người đang chuẩn bị nhận tác vụ Linh mục (x. GLHTCG, số 1571).
                                    Kỷ niệm ngày qua đời (2001):
                                                -Cha Stanislao Nguyễn Hữu Trí (Châu Đốc)
                                                                                                                                               
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1994):
                                                GIOAN VŨ NGỌC XUÂN (SH)

18          13      Tm       Thứ Hai tuần 2 MC.   
                                    Thánh Cyrillô Giêrusalem, Gmtsht
                                                Đn 9:3.4b-10; Lc 6:36-38
Kỷ niệm ngày thụ phong linh mục (1989):
                                                - Cha Giuse Nguyễn Văn Diễm

19          14      Tr    Thứ Ba tuần 2 MC.
THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM
ĐỨC TRINH NỮ MARIA.
Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
2Sm 7:4-5a, 12-14a.16; Rm 4:13.16-18.22; Mt 1:16. 18-21.24a
PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn mạng các giáo xứ:
- (CĐ) Phú An -  (LX) Núi Sập, Hoà  Lợi, Năng Gù, Vĩnh Nhuận
- (VA) Châu Long, Tân Mỹ [G2], Đồng Công [F2], Đền Thánh Giuse An Bình
- (VT) Hải Hưng [C1], Thanh Hải, Thanh Long, Hợp Tiến 
- (TH) Bình Lộc 
- (HT) Hòa Giang
- (TT) Hợp Châu, Thánh Giuse [7b], Tân Bùi, Lạng Sơn, Giu Đức (8b).
- (RG) Đền Thánh Giuse, Tân Lập, Minh Châu

20        15       Tm    Thứ Tư tuần 2 MC.
Gr 18:18-20; Mt 20:17-28
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2006):
MARIA TRẦN THỊ HOA (TM)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1976):
MARIA NGUYỄN THỊ HỒNG (HH)

21        16       Tm   Thứ Năm tuần 2 MC.
Gr 17:5-10; Lc 16:19-31

22        17       Tm   Thứ Sáu tuần 2 MC.
St 37:3-4.12-13a.17b-28;
Mt 21:33-43.45-46
Kỷ niệm ngày qua đời (1987):
- Cha Giuse Nguyễn Phi Hùng (Long Xuyên

23        18       Tm   Thứ Bảy tuần 2 MC.
Thánh Turibiô Monrôvêkhô, Gm
Mi 7:14-15.18-20; Lc 15:1-3. 11-32
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1993):
                                BANABÊ TRƯƠNG VĂN ỨNG  (SH)           

24        19       Tm   CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY
Xh 3:1-8a.13-15; 1Cr10:1-6.10-12; Lc 13:1-9. 
Thánh Vịnh Tuần 3

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Việc truyền chức Giám mục có những hiệu quả nào?
T. Việc truyền chức Giám mục có những hiệu quả này: (1) Một là trao ban sự trọn vẹn của Bí tích Truyền Chức Thánh. (2) Hai là làm cho vị Giám mục trở thành người kế vị các Tông đồ. (3) Ba là cho ngài gia nhập Giám mục đoàn, cùng với Đức Giáo hoàng chăm sóc toàn thể Hội Thánh. (4) Bốn là trao ban nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 331).

CHIA SẺ
Công đồng Vaticanô II dạy: Khi được tấn phong, các Giám mục nhận lãnh trọn vẹn Bí tích Truyền Chức mà tập tục phụng vụ Hội Thánh và các thánh Giáo phụ gọi là chức tư tế tối cao, và nhận lãnh thực tại toàn vẹn của thánh vụ (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 21), (x. GLHTCG, số 1557-1560).
Vì là đại diện của Ðức Kitô, mỗi Giám mục có trách nhiệm mục vụ trong Hội Thánh địa phương được trao phó cho ngài. Đồng thời ngài cũng phải cùng với các vị khác trong Giám mục đoàn, chăm lo cho toàn thể Hội Thánh. Dù mỗi Giám mục là mục tử của đoàn chiên được giao phó, nhưng vì là người kế nhiệm hợp pháp của các Tông đồ do Chúa Giêsu thiết lập, nên ngài phải liên đới trách nhiệm với sứ mạng tông đồ của Hội Thánh (x. Piô XII, thông điệp "Hồng ân đức tin"; CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 23).
                        Kỷ niệm ngày qua đời (1975):
                                - Cha Phêrô Phạm Hữu Phụng (D1)
                                                                                               
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2005):
                                ROSA LÊ THỊ NGÁT (TĐ)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1989):
                                GIOAN PHẠM CÔNG HOÀN (TĐ)

25        20      Tr      Thứ Hai tuần 3 MC.
LỄ TRUYỀN TIN. Lễ trọng
Is 7:10-14; 8:10; Dt 10:4-10; Lc 1:26-38
PVGK: thánh vịnh riêng
Bổn mạng các các giáo xứ và giáo họ:
- (TT)  Truyền Tin; (HT) Bình Giang.
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1971) ÔB:
                                GIOAN B PHẠM VĂN BẰNG (TĐ)
                                MARIA TRỊNH THỊ CÚC (TĐ)

26        21      Tm    Thứ Ba tuần tuần 3 MC.
Đn 3: 25. 34-43; Mt 18: 21-35
Kỷ niệm ngày qua đời (2003):
                                - Cha Phaolô Hồ Trí Trạch (A2)

27        22      Tm    Thứ Tư tuần tuần 3 MC.
Đnl 4:1.5-9; Mt 5:17-19
Kỷ niệm ngày qua đời (2003):
                                - Cha Phaolô Hồ Trí Trạch (A2)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2009):
                                -ĐAMINH NGUYỄN VĂN THIỆU (TM)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1969):
                                -GIUSE TRẦN VĂN TUYẾT (TM)
                                Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1978):
                                -PHAOLÔ ĐỖ VĂN VŨ (HH)

28        23      Tm    Thứ Năm tuần tuần 3 MC.
Gr 7: 23-28; Lc 11: 14-23

29        24      Tm    Thứ Sáu tuần tuần 3 MC.
Hs 14: 1-9; Mc 12: 28b-34
Kỷ niệm ngày qua đời (1966):
- Cha Phaolô Huỳnh Tấn Hoàng (Sài Gòn)

30        25      Tm    Thứ Bảy tuần tuần 3 MC.
Hs 6:1-6; Lc 18: 9-14
Kỷ niềm ngày về nhà Cha (1995):
                                      MARIATRỊNH THỊ TIN (HH)

31        26   Tm/H   CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY
                    Gs 5:9a.10-12; 2Cr5:17-21;Lc15:1-3.11-32. TV Tuần 4
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Việc truyền chức Linh mục có hiệu quả nào?
T. Việc truyền chức làm cho Linh mục nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô Tư Tế, và trao cho ngài khả năng hành động nhân danh Đức Kitô là Đầu (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 333).

CHIA SẺ
Nhờ Bí tích Truyền Chức, Linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Ðức Kitô, Vị Thượng Tế vĩnh cửu (x. Dt 5,1-10; 7,24; 9,11-28), để rao giảng Tin Mừng, chăm sóc các tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa, với tư cách là tư tế đích thực của Tân Ước" (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 28).
 Khi gia nhập hàng Linh mục nhờ Bí tích Truyền Chức, tất cả các Linh mục liên kết mật thiết với nhau bằng một tình huynh đệ do Bí tích. Đặc biệt trong một giáo phận, khi được chỉ định phục vụ dưới quyền Giám mục của mình, các ngài hợp thành một Linh mục đoàn duy nhất. Tính duy nhất của Linh mục đoàn được biểu lộ qua một tập quán trong phụng vụ: Đó là ngay sau Giám mục, thì các Linh mục cũng đặt tay lên đầu tân Linh mục trong lễ nghi phong chức (x. GLHTCG, số 1564,1568).
                  Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2009):
                                ĐAMINH NGUYỄN TRÍ THỨC (SH)














GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHUA THÁNG BA/ 2019

01/032019
THỨ SÁU TUẤN 7 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 1-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề):
LOÀI NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LY
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đến xứ Galilê. Dân chúng tấp nập kéo đến nghe Người giảng. Và nhóm biệt phái đến hỏi thử Người: Chồng có được phép bỏ vợ không? Chúa Giêsu hỏi họ: Ông Môsê dạy họ làm sao? Họ thưa: Môsê cho phép họ bỏ vợ. Chúa liền bảo cho họ biết: Tại vì họ cứng lòng ngoan cố nên ông Môsê buộc lòng cho phép họ làm như thế, chứ thực ra ngay từ đầu Thiên Chúa đã dựng nên người nam người nữ và kết hợp họ nên một. Đó là điều Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không được phân ly.
Khi về đến nhà, các môn đệ hỏi Chúa về điều đó thì Người bảo: Vợ chồng có bổn phận tình yêu với nhau, nên nếu bỏ nhau thì họ phạm tội ngoại tình.
Để trả lời thắc mắc của nhóm biết phái, Chúa Giêsu đả trở lại từ đầu công cuộc tạo dựng. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và Ngài đã phối hợp họ thành một xương một thịt, đó là việc làm của Đấng Tạo Hoá là Thiên Chúa, không ai có quyền phá vỡ.  (thinh lặng một lát)
Gia đình tôi có giữ luật một vợ một chồng không?…
(thinh lặng một lát)
Muốn khỏi ly dị vợ chồng phải làm sao?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thời nay vợ chồng bỏ nhau là việc rất thường, khi họ không còn thích nhau, khi họ cảm thấy khó khăn cực khổ là họ đưa ra toà ly dị và pháp luật chứng nhận cho họ!…
Thật loài người chúng con ngày nay không còn kể gì luật Chúa, không còn kể gì đến giao ước tình yêu. Họ chỉ buông thả theo thói ích kỷ đê hèn của họ, họ không nghĩ đến hậu qua tai hại họ gây ra cho gia đình, cho con cái, cho xã hội. Gia đình an vỡ, con cái lầm than, xã hội điêu tàn!…
Xin Chúa cho gia đình con và hết các gia đình Công Giáo biết lo giữ luật Chúa, cho vợ chồng luôn luôn trung thành yêu thương nhau đến chết để giáo dục con cái nên người và xứng đáng làm con cái Chúa, nhất là để giúp cho Giáo Hội Chúa được tiến triển bền vững, cho xã hội loài người được thăng tiến.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly.” (Mc 10, 9) (Mời cộng đoàn đọc lại)

02/032019
THỨ BẢY TUẤN 7 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 13-16
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)   CÁC TRẺ EM
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Người ta đem các trẻ nhỏ đến cho Chúa Giêsu chúc lành, nhưng các môn đệ sợ chúng quấy rầy nên đuổi đi. Chúa không bằng lòng nên quở trách các anh, và bảo hãy để yên cho chúng đến với Người, vì Nước Chúa là của những ai sống đơn sơ, vâng lời và hoàn toàn phó thác giống như chúng. Rồi Chúa ẵm vào lòng và ban phước lành cho chúng.
Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta trở nên trẻ thơ để được vào Nước Trời.
Tại sao trở nên trẻ thơ lại được vào Nước Chúa?
Vì trẻ thơ đơn sơ, trong trắng, luôn tin tưởng phó thác nơi người lớn. Trở nên trẻ thơ là sống đơn sơ, trong sáng và hoàn toàn tin tưởng phó thác. Tin tưởng Chúa, phó thác trong tay Chúa, chắc chắn sẽ được Chúa bảo bọc, che chở, cứu thoát… (thinh lặng một lát)
Tôi sống như trẻ thơ chưa?… (thinh lặng một lát)
Tại sao sống như trẻ thơ thì được vào Nuớc Trời?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con hết lòng cảm ơn Chúa, vì hôm nay Chúa đã dạy cho con biết cách con phải làm để được vào Nước Chúa.
Xin Chúa cho con và hết mọi người trong gia đình con biết lo lắng làm theo Lời Chúa dạy, biết sống đơn sơ vâng lời, phó thác và hoàn toàn tin tưởng nơi Chúa, như trẻ thơ luôn dẵn sàng nép mình vào vòng tay âu yếm của cha mẹ, và tuyệt đối tín thác vào cha mẹ, vì nó không thể sống được nếu không có cha mẹ yêu thương che chở. Xin cho chúng con cũng bắt chước sống như thế đối với Chúa, vì chúng con không thể sống được nếu không có Chúa thương yêu che chở…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em thì chẳng được vào.” (Mc 10, 15)
(Mời cộng đoàn đọc lại)

03/032019
CHÚA NHẬT TUẦN 8 MTN NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 6, 39-45
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)   MÙ DẮT MÙ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu dạy các môn đệ biết: Mù dắ mù thì cà hai sẽ sa xuống hố chết! Phận mình lem luốc xấu xa mà khuyên bảo sửa lỗi kẻ khác làm sao được?
Phải lo sửa mình hối lỗi cho tốt đã, rồi mới giúp anh em chị em mình cải tà quy chánh.
Hãy xem cây cối trong vườn: Hễ cây tươi tốt thì sanh trái tốt, cây xấu thì cho trái xấu. Con người cũng vậy, lòng dạ tốt lành thì mới làm được điều lành việc thiện. “Vì lòng có đầy, mịêng mới nói ra”.
Muốn tiến trên đường nhân đức trọn lành, chúng ta cần giúp đỡ nhau. Cho được làm việc đó, mỗi người phải tự rèn luyện mình trước đã. Chính Chúa sẽ giúp chúng ta, cần chạy đến Chúa, nhớ Chúa ban ơn thánh hoá. Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi, mọi thói hư tật xấu, Người sẽ biến đổi đời chúng ta nên trong sáng tốt lành. (thinh lặng một lát)
Tôi có bổn phận lo cho mọi người trong gia đình sống đạo đức thánh thiện không?… (thinh lặng một lát)
Muốn làm được việc đó, tôi phải làm sao?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con dìu dắt nhau trên đường nhân đức trọn lành, và Chúa dạy cho con biết: Muốn làm được việc đó, trước hết phải sống tốt sống lành, rồi con mới giúp kẻ khác trở nên trọn lành được. Vi nếu còn bê bối tội lỗi thì làm sao con sửa dạy ai được, cũng như mù mà dắt mù thì làm sao mà thấy đường đi.
Xin Chúa thương ban ơn giúp sức cho con, cho con hết lòng xa lánh tội lỗi và các tính mê nết xấu, cho con luôn lo sống đạo đức thánh thiện, để con giúp moi người trong gia đình con trở nên nhân đức trọn lành, bắng gương sáng đời sống và việc lành phước đức của con hắng ngày…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Mù mà dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?” (Mời cộng đoàn đọc lại)

04/032019
THỨ HAI TUẦN 8 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 10, 17-27
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề )   MUỐN SỐNG ĐỜI ĐỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đang ở Galilê. Người sắp đi nơi khác thì một thanh niên giàu có hối hả chạy đến quỳ lạy Người và xin Người dạy cho biết phải làm gì để được sống đời đời. Chúa bảo: Muốn sống đời đời thì hãy giữ các giới răn. Anh ta thưa: Con đã giữ các điều đó từ lúc nhỏ rồi. Chúa liền âu yếm nhìn anh ta và bảo: Con hãy về bán hết gia tài phân phát cho người nghèo thì con sẽ được kho báu trên trời, rồi con hãy đến theo Ta… Nghe vậy, anh ta buồn bã bỏ đi, vì anh có rất nhiều của cải mà không thể bỏ nổi!…
Thấy vậy, Chúa nhìn các môn đệ và nói cho các ông biết: Người có của mà ham mê nó thì khó được vào Nước Chúa lắm! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn. Các ông lấy làm lạ hỏi Chúa: Nếu vậy thì ai được vào Nước Thiên Chúa? Người bảo: Điều đó chỉ khó với loài người, nhất là hạng người tham lam ham hố của cải.
Sở dĩ người thanh niên này không được “kho tàng trên trời” là vì anh ta ham mê của cải, không lánh xa được những ham mê xác thịt thế gian, không thể làm môn đệ của Chúa, không được sống đời đời. Và chỉ có Chúa mới đáng chúng ta từ bỏ hy sinh đó. (thinh lặng một lát)
Tôi có ham mê của cải, chạy theo vui sướng xác thịt, giàu sang thế gian không?… (thinh lặng một lát)
Muốn được sống đời đời, tôi phải làm gì?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy người thanh niên này rất có thiện chí, chắc chắn anh muốn được sống đời đời, nên sau khi đã cố gắng giữ các điều răn ngay từ nhỏ, anh còn muốn biết phải làm gì thêm nữa, vì anh chỉ tuân giữ lề luật thì chưa đủ trở thành môn đệ Chúa, để được sống đời đời. Và anh đã chạy tìm Chúa!
Con thấy sau khi anh ta thưa đã cẩn thận tuân giữ các giới răn thì Chúa âu yếm nhìn anh, tỏ ra Chúa bằng lòng, Chúa yêu thương, Chúa quý mến anh, vì anh là người tốt, là người rất đáng khen ngợi. Nhưng khi Chúa bảo anh bán hết gia tài phân phát cho kẻ nghèo thì anh ta buồn rầu rút lui, vì anh còn ham mê của cải thế gian, của cải thế gian làm cớ cho anh mất sự sống đời đời. Thế nên Chúa mới bảo là con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học quý giá Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, là hết lòng tuân giữ các giới răn Chúa, sẵn lòng từ bỏ mọi sự vì Chúa, và tận tình thương yêu giúp đỡ mọi người, để xứng đáng là môn đệ Chúa và được sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa.” (Mc 10,25)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
05/032019
THỨ BA TUẦN 8 MTN
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mc 10, 28-31
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)   PHẦN THƯỞNG CHO CÁC MÔN ĐỆ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu:chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì? Chúa đáp:Thầy bảo thật, ai bỏ cửa nhà, cha mẹ, con cái, ruộng vườn vì Thầy và vì Phúc Âm, thì ngay ở đời này sẽ được lại gấp trăm cùng với các cơn bắt bớ, và ngày sau được sống đời đời, vì ai theo Thầy sẽ lật ngược được mọi giá trị ở đời; Ai bỏ đi thì sẽ đượclại, ai ở sau thì sẽ nên truớc.
Theo Lời Chúa nói, ai từ bỏ mọi sự mà theo Chúa làm tôi Chúa, chẳng phải chỉ được hạnh phúc vô cùng đời sau mà thôi, mà còn được ban gấp trăm ở đời này, tức là được Chúa ban cho nhiều ơn phúc hơn những gì chúng ta hy sinh từ bỏ.
Dù vậy, chúng ta không thể tránh khỏi những khó khăn thử thách ở đời, do thế gian, do ma quỷ xác thịt gây ra hằng ngày. Vì trò không thể hơn Thầy, không thể đi con đường nào khác hơn đường thương khó Thầy đã đi. (thinh lặng một lát)
Tôi bỏ mọi sự theo Chúa, làm tôi Chúa chưa?… (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng vác thánh giá với Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa nói rất đúng. Ai theo Chúa, thì được Chúa ban cho quyền đảo ngược tất cả mọi giá trị ở đời. Ai bỏ mọi sự, ai hy sinh chịu khó làm tôi Chúa, thì ngay lúc còn sống ở đời này đã được Chúa ban cho gấp trăm hơn những gì đã từ bỏ hy sinh, và nhất là ngày sau sẽ được Chúa thưởng đời đời.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo thấy được lợi ích vô cùng đó mà hết lòng hy sinh từ bỏ mọi sự ở đời này vì Chúa. Chúng con hy sinh từ bỏ mọi sự không phải vì khinh chê chán ghét, nhưng vì chúng con muốn chọn Chúa làm gia nghiệp. Và nhờ đó, chúng con có được tất cả, cả sự giàu sang hạnh phúc ở đời này và sự sống vô cùng vinh hiển đời sau.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ ngay ở đời này lại không nhận được nhà cửa, anh em chị em, mẹ con hay ruộng đất gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau.” (Mc 10,32)
(Mời cộng đoàn đọc lại)

06/032019
THỨ TƯ LỄ TRO
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM):  Mt 6,1-6.16-18
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)   LÀM VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: “Khi ăn chay, cầu nguyện, bố thí” đừng phô trương bên ngoài cho nguời ta thấy, vì như thế không đáng công gì trước mặt Chúa Cha. Vậy khi bố thí, hãy là hết sức kín đáo, đến nỗi không cho tay trái biết việc ta phải làm. Khi cầu nguyện chớ tìm nơi phồn hoa náo nhiệt mà hãy đến nơi thanh vắng để dễ dàng hầu chuyện với Chúa. Và khi ăn chay, đừng làm bộ thiểu não, mà hãy tỏ ra vui tươi hớn hở, vì đạo đức đó là cách khiêm tốn, vì lòng mến Chúa yêu người để được Chúa Cha khen thưởng…
Bắt đầu vào mùa chay, Chúa Giêsu dạy chúng ta cách thức ăn chay, cầu nguyện, bố thí, để đền tội lập công, để chuẩn bị mừng Người sống lại, nhất là để được sống lại với Người.
Chúng ta ăn chay cầu nguyện bố thí trong mùa chay, không phải để khoa trương, để được người đời khen ngợi, nhưng để xin Chúa tha thứ tội lỗi, để lập công nghiệp. Chúng ta làm việc lành đó là vì lòng mến Chúa yêu người, để thông hiệp với Đấng vô hình.
Tính tự nhiên chúng ta muốn khoe khoang, thích được mọi người khen ngợi tâng bốc. Chúa Giêsu luôn cảnh báo những thói giả hình kiêu ngạo đó. Ngài dạy chúng ta sống chân thật khiêm tốn như Nguời. (thinh lặng một lát)
Tôi có ăn chay cầu nguyện bố thí không?… (thinh lặng một lát)
Tôi làm các việc đó với mục đích gì?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, hằng năm Chúa cho con 40 ngày mùa chay để lập công đền tội, để dọn mình xứng đáng mừng Chúa sống lại và để cho con được sống lại với Chúa. Con hết lòng cám ơn Chúa đã thương lo cho con dịp thuận tiện để sửa đổi đời sống con cho tốt, để thực hành việc mến Chúa yêu người như Chúa dạy.
Xin cho gia đình con biết lo đọc kinh cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, và làm phúc bố thí hằng ngày trong mùa chay này. Và khi làm việc đó, xin Chúa giúp chúng con làm với tinh thần sám hối thật sự và vì lòng mến Chúa yêu người, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi, ban cho chúng con ơn lành hồn xác đời này, và ngày sau được hưởng phuớc với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi làm việc phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng.” (Mt 6, 1)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
07/032019
THỨ NĂM SAU LỄ TRO
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 9,22-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: ) VÁC THÁNH GIÁ THEO CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết: Nguời sẽ bị các kỳ lão, các tư tế và luật sĩ bắt và giết chết, nhưng ngày THỨ BA Người sẽ sống lại.
Chúa Giêsu cũng nói cho mọi người biết điều kiện để theo Chúa là phải quên mình vì Chúa và vì mọi người, để cứu mạng sống mình, linh hồn mình.
Chúng ta là môn đệ Chúa Kitô. Thầy chúng ta đã cứu thế giới bằng khổ hình, chịu chết và sống lại. Chúng ta cũng phải đi con đường của Người để cứu rỗi linh hồn mình và linh hồn anh chị em đồng bào đồng loại.
Sống mùa chay là nỗ lực noi gương Chúa Giêsu, là bước theo đường khổ giá Người đã đi. Nếu hằng ngày chúng ta biết chịu khó, biết hy sinh, nhất định chúng ta sẽ sống lại vinh hiển như Thầy của chúng ta…(thinh lặng một lát)
Tôi có vác Thánh Giá theo Chúa hằng ngày không?…
(thinh lặng một lát)
Làm sao tôi được sống lại với Chúa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa mà còn phải chịu chết khổ giá để được sống lại vinh hiển và để cứu rỗi linh hồn con, thì con làm sao đi con đường khác mà cứu rỗi linh hồn con và linh hồn anh chị em con?
Xin Chúa cho mọi người trong gia đình con hằng ngày biết từ bỏ mọi thói xấu và tội lỗi; cho chúng con biết quên mình, không lo nghĩ đến bản thân chúng con, mà hoàn toàn sống cho người khác và cho Chúa; cho chúng con hằng ngày biết noi gương Chúa, vác thập giá theo Chúa, biết hy sinh hãm mình, chịu cực chịu khó làm lành lánh dữ, để ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa đời đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, phải vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9,23) (Mời cộng đoàn đọc lại)

08/032019
THỨ SÁU SAU LỄ TRO
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM):  Mt 9,14-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề): ĂN CHAY
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các môn đệ của Gioan đến hỏi Chúa Giêsu: Sao chúng tôi và các biệt phái ăn chay, còn môn đệ Ngài không ăn chay?
Chúa cho họ biết lúc chàng rể còn ở với bạn hữu thì không thể nào bắt bạn buồn sầu chay tịnh được. Chỉ khi nào chàng rể đi rồi thì họ mới ăn chay. Cũng thế, môn đệ Chúa không thể ăn chay lúc Người còn ở với họ. Khi nào Người lìa họ mà đi (nộp mình chịu chết) thì họ mới buồn sầu chay tịnh, để chờ ngày Người sống lại.
Chúa Giêsu không bãi bỏ việc ăn chay, nhưng Người gắn nó liền với đời Người. Lúc Người vui thì chúng ta chia vui với Người; lúc Người chịu khổ thì chúng ta cùng chung khổ; lúc Người chết thì cùng chịu chết; lúc Người sống lại thì chúng ta cùng sống lại với Người…
Việc chay tịnh trong mùa chay không phải chỉ là một hy sinh hãm mình, mà còn là phương thế giúp chúng ta bước theo Chúa Giêsu, cùng sống chết với Người để cùng cứu nhân độ thế với Người…  (thinh lặng một lát)
Tôi có cùng chết với Chúa Giêsu để cùng sống lại với Người không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có nhờ chay tịnh để cứu rỗi linh hồn tôi và linh hồn mọi người trong gia đình tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, qua lời giải đáp thắc mắc trên đây, Chúa muốn dạy cho con biết: Chúa như chàng rể Chúa Cha sai đến kết hôn với loài người chúng con, yêu thương chúng con, cứu rỗi chúng con.
Và việc ăn chay hãm mình có mục đích dọn lòng mọi người tiếp rước Chúa. Một khi đã tiếp nhận Chúa rồi thì không cần chay tịnh nữa, một phải phấn khởi vui mừng trong niềm tin yêu Chúa…
Con và gia đình con mặc dù đã biết Chúa, nhưng chúng con còn tội lỗi yếu đuối quá. Xin Chúa cho chúng con biết lo ăn chay hãm mình trong mùa chay này, để dọn lòng đón mừng Chúa sống lại, để thông hiệp với Chúa cứu rỗi linh hồn con và linh hồn mọi người, và mong đợi ngày chúng con được sống lại với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay”. (Mt 9,15) (Mời cộng đoàn đọc lại).

09/032019
THỨ BẢY SAU LỄ TRO
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM ):  Lc 5,27-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: )  TÔI ĐẾN KÊU GỌI KẺ TỘI LỖI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu thấy ông Mátthêu (Lêvi) đang ngồi thâu thuế. Người gọi ông, ông liền đi theo Nguời và dọn tiệc thiết đãi Người. Và có đông người thu thuế cùng ngồi ăn tiệc với Chúa. Nhóm biệt phái và luật sĩ thấy vậy thì cằn nhằn môn đệ Chúa: Sao các người ăn uống với bọn thu thuế và tội lỗi. Họ khinh dể và kể người thu thuế thuộc hạng tội lỗi xấu xa, vì là hạng làm việc cho đế quốc xâm lược và thường hay bóc lột đồng bào.
Chúa trả lời: Người mạnh thì không cần thầy thuốc, kẻ nào đau yếu mới cần. Ta đến không phải để mời gọi kẻ công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi ăn năn hối cải.
Mùa chay, Chúa Giêsu cũng kêu gọi chúng ta như đã mời gọi Mátthêu. Chúng ta có sẵn sàng theo Người, bỏ tất cả những gì cản trở chúng ta không? Sống mùa chay chính là đáp lại tiếng Chúa kêu gọi sám hối ăn năn.
Sau khi bỏ tất cả theo Chúa, Mátthêu đã dọn tiệc thiết đãi Chúa. Ông cũng mời các bạn đồng nghiệp cùng chung vui… Phải chăng đó là bài học cho chúng ta: Một khi trở lại với Chúa, chúng ta cũng lo dìu dắt bạn hữu thân quyến lạc xa Chúa trở về với Chúa, vì Người đến để kêu gọi kẻ tội lỗi. … (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa kêu gọi ăn năn sám hối không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có lo giúp đỡ bà con lối xóm trở về với Chúa chưa?…
 (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa đến để cứu chữa kẻ tội lỗi. Chúa đã kêu gọi ông Lêvi là người thu thuế mà xã hội thời đó kể là kẻ tội lỗi, và ông đã sẵn sàng bỏ mọi sự mà theo Chúa.
Lạy Chúa, con và nhiều người trong gia đình con, trong họ đạo con hèn mọn yếu đuối lắm. Xin Chúa đến với chúng con. Xin Chúa gọi chúng con.
Chúa là thầy thuốc vạn năng, xin chữa chúng con cho lành sạch hết các bệnh tật thói hư tật xấu và tội lỗi, cho chúng con biết dùng các linh dược “cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, bố thí” mà hoán cải tâm hồn chúng con, sửa đổi đời sống chúng con cho tốt đẹp, để xứng đáng làm môn đệ Chúa.
Và khi chúng con đã ăn năn trở về với Chúa, chúng con biết cám ơn Chúa, bằng cách giúp đỡ người bà con bạn hữu chúng con đến với Chúa, để Chúa cũng thương giúp họ hoán cải ăn năn…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn”. (Lc 5,32) (Mời cộng đoàn đọc lại)

10/032019
CHÚA NHẬT TUẦN 1 MÙA CHAY NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM):  Lc 4,1-13
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  CÁM DỖ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Thánh Thần tạo cơ hội cho Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ, để chứng tỏ chức vị Thiên Sai của Người.
Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu về ba việc.
Trước hết nó cám dỗ Người dùng quyền năng Thiên Sai để thực hiện cho lợi ích vật chất: “Truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi”. Nhân dịp này, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết: Chúng ta không phải chỉ là tạo vật cần cơm bánh để sống, mà còn là con Thiên Chúa, sống bằng Lời Chúa.
Kế đến, ma quỷ cám dỗ Chúa về thói kiêu ngạo tự đắc. Nhờ dịp này, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải trông cậy Thiên Chúa, chớ thử thách Ngài, một phải làm theo ý Ngài.
Sau cùng, ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu mê theo vinh hoa lợi lộc trần gian. Nhờ đó Người dạy chúng ta bổn phận phải theo Chúa thờ Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa đáng cho chúng ta tôn trọng suốt đời… (thinh lặng một lát)
Tôi có sống bằng Lời Chúa là làm theo Lời Chúa dạy không? (thinh lặng một lát)
Tôi tuân theo ý Chúa hay đòi hỏi Chúa làm theo ý tôi?
(thinh lặng một lát)
Tôi tin Chúa thờ Chúa hay chạy theo vinh hoa lợi lộc thế gian? (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa chịu ma quỷ cám dỗ để tỏ ra quyền lực Chúa mạnh mẽ chiến thắng ma quỷ, hầu nêu gương cho chúng con. Đời chúng con phải bị ma quỷ thử thách, nhưng chúng con phải noi gương Chúa, phải chiến thắng chúng.
Xin cho gia đình con biết làm theo Lời Chúa dạy, biết sống Lời Chúa, biết trông cậy vào Chúa, vâng theo thánh ý Chúa, và luôn theo Chúa thờ Chúa, để Chúa ban ơn giúp sức chúng con chiến thắng các chước cám dỗ của ma quỷ xác thịt thế gian.
Chúa biết rõ ba kẻ thù này lúc nào cũng tìm mưu lập kế giết hại chúng con. Xin Chúa thương gìn giữ che chở chúng con. Chúng con hèn mọn yếu đuối lắm Chúa ôi!…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người ta sống không chỉ bằng cơm bánh, mà còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”
“Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

11/032019
THỨ HAI TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 25,31-46
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHÁN XÉT VỀ ĐỨC ÁI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu nói cho các môn đệ biết: Người sẽ đến thế gian lần THỨ HAI để phán xét chung hết mọi người. Ngày đó, Người sẽ phán bảo kẻ lành: Hãy vào hưởng phước trong Nuớc Trời đã dành sẵn cho các con, vì các con cho người nghèo khổ cơm ăn, áo mặc, thuốc uống là các con đã cho chính Ta. Rồi Người phán bảo kẻ dữ: Hãy vào chốn khổ hình đời đời đã dành sẵn cho các ngươi, vì các ngươi không thương giúp nguời nghèo khổ tức là không thương giúp Ta.
Chúa xét xử chúng ta về tình thương, một thứ tình thương thực tế đơn sơ hằng ngày đối với hết mọi người: là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người rách rưới ăn mặc, chăm nom người bệnh, thăm viếng kẻ tù đày…
Tôi có làm những việc đó chưa? Những gì Chúa xét xử chúng ta thì chính Người đã làm để nêu gương cho chúng ta: Người luôn yêu thương giúp đỡ mọi người, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật…
Sống mùa chay là chúng ta noi gương Chúa Giêsu, thực hành bác ái hằng ngày. (thinh lặng một lát)
Tôi có chuẩn bị cho ngày Chúa phán xét chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa dạy con trong mùa chay phải làm phúc bố thí rộng rãi để đền tội lập công. Và qua cuộc phán xét chung này, Chúa cho chúng con biết: mỗi lần con làm phúc bố thí cho người nghèo khổ trong anh chị em con, là con làm phúc bố thí cho chính Chúa và Chúa thưởng công.
Ôi thật lạ lùng quá! Chúa đồng hóa với người nghèo khổ! Chúa là người nghèo khổ!
Như thế thì gia đình chúng con dại gì không lo làm phúc bố thí hết sức chúng con, để trước hết chúng con nên giống Chúa, thực hành bác ái yêu thương như Chúa, sau là để được Chúa thương tha tội chúng con, Chúa thương ban ơn lành hồn xác cho chúng con ở đời này và phần thưởng chúng con ngày sau trên Thiên Đàng…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,40)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

12/032019
THỨ BA TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Mt 6,7-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) CHÚA DẠY CẦU NGUYỆN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu dặn các môn đệ: Khi cầu nguyện đừng nhiều lời như dân ngoại, họ tưởng nói nhiều thì được nhậm lời. Cha các con hiểu trước điều các con xin, nên các con không cần phải nhiều lời, một phải hồi tâm ở lặng trước mặt Cha các con ở trên trời. Vậy khi cầu nguyện, các con hãy cầu theo “Kinh Lạy Cha”. Và các con nên nhớ: Nếu các con có tha thứ cho nhau, thì trên trời mới tha thứ cho các con.
Mùa Chay là mùa chúng ta cầu nguyện đặc biệt hơn, sốt sáng hơn.
Hôm nay Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện. Cầu nguyện không phải lải nhải ngoài miệng, mà thố lộ những tâm tình tin yêu, tôn kính, tuân phục, trông cậy, phó thác của cõi lòng. Chúa biết rõ nhu cầu của mỗi người, Người chỉ muốn họ cởi mở lòng cậy trông đối với Người. Và lời cầu đi đôi với hành động: Lo cho triều đại Chúa mau đến, thi hành ý Cha trên trời, tha thứ cho mọi người, cùng với Chúa chống lại sự dữ, để được Chúa thương tha thứ và ban lương thực hằng ngày… (thinh lặng một lát)
Tôi có cầu nguyện như Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện là lải nhải ngoài miệng hay thố lộ tâm tình trong lòng?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con trong mùa chay phải cầu nguyện, để được Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi. Nhưng chúng con khờ dại quá, không biết cầu nguyện sao cho đẹp lòng Chúa, nên Chúa dạy con cầu nguyện bằng “Kinh Lạy Cha”, vì trong kinh này, Chúa đã chỉ cho chúng con biết đầy đủ những gì chúng con phải cầu xin khẩn nguyện.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hằng ngày đọc “Kinh Lạy Cha” để cầu nguyện, và khi cầu nguyện, chúng con không lải nhải ngoài miệng mà dâng lên Chúa những tâm tình chân thật trong lòng, đồng thời lo thi hành ý Chúa, làm sáng danh Chúa.
Xin cho chúng con luôn nhân danh Chúa mà kêu xin cùng Chúa Cha. Nguời là Cha nhân lành hằng thương yêu chăm sóc chúng con. Và xin cho chúng con sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho nhau, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều sẽ được nhậm lời.” (Mt 6,7)
 (Mời cộng đoàn đọc lại)

13/032019
THỨ TƯ TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM):  Lc 11,29-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) DẤU LẠ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thấy dân chúng cứng lòng tin, Đức Giêsu quở họ: Dòng giống gian ác, các ngươi đòi điềm lạ mới tin ta, nhưng không cho điềm lạ nào ngoài điềm lạ của tiên tri Giô-na.
Dân thành Ninivê thấy điềm lạ Giô-na ở trong bụng cá ba ngày và nghe lời ông khuyên bảo mà lo ăn năn hối cải. Còn các ngươi đã thấy bao nhiêu phép lạ Ta làm, nghe bao nhiêu lời Ta dạy dỗ mà không chịu hối cải. Chính Ta là dấu lạ tuyệt hảo hơn dấu lạ Giô-na. và nữ hoàng phương nam đã chịu khó đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn. Ta còn khôn ngoan hơn vua Sa-lô-môn nhiều mà các ngươi không chịu nghe Ta. Vì thế, đến ngày tận thế, nữ hoàng phương nam và dân thành Ninivê sẽ tố cáo các ngươi, vì họ đã mau mắn nghe lời Ta, còn các ngươi cứng đầu cứng cổ…
Chúa Giêsu không mong gì hơn được chúng ta tin nhận Người, nghe lời Người mà ăn năn hoán cải, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Người.
Mùa Chay là mùa Người kêu gọi chúng ta nghe lời Người, thay đổi đời sống, cải thiện tâm hồn…(thinh lặng một lát)
Tôi có nghe lời Chúa Giêsu kêu gọi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có ăn năn sám hối chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa quở trách dân chúng ngày xưa cứng đầu cứng cổ, còn chúng con ngày nay thì sao?
Lạy Chúa, chúng con còn cứng đầu hơn họ nữa!… Chúng con được nhận nhiều ơn hơn họ. Chúng con đã thấy bao nhiêu phép lạ Chúa làm, đã nghe bao nhiêu Lời Chúa dạy, đã được các Bí-tích Chúa hỗ trợ, các lời Hội Thánh chỉ dẫn, vậy mà chúng con cũng vẫn không chịu ăn năn thống hối, không chịu lo làm lành lánh dữ, mà cứ đâm đầu vào bùn nhơ tội lỗi!
Xin Chúa thương giúp gia đình chúng con biết lo nghe Lời Chúa dạy mà ăn năn sám hối tội lỗi, trở về với Chúa trong mùa chay này, để chúng con khỏi bị Chúa quở phạt, mà được Chúa thương tha thứ cứu rỗi…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ chỗi dây cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Gio-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.” (Lc 11,32) (Mời cộng đoàn đọc lại)

14/032019
THỨ NĂM TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM): Lc 7,7-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) HIỆU LỰC CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu bảo các môn đệ: “Hãy xin thì sẽ được. Hãy cầu nguyện với tâm tình con thảo, tin tưởng thì sẽ được nhận lời”. Các con dầu là người xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt, huống chi Cha trên trời, Người sẽ ban sự tốt lành của tốt cho kẻ khẩn cầu Người…
Và nếu các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì chính các con hãy làm điều đó cho người ta. Đó là tất cả đạo lý và lề luật của Thầy, là khuôn vàng thước ngọc để các con noi theo.
Cầu nguyện là van xin, là tìm kiếm, là gõ cửa, việc gõ cửa phải bền đỗ kiên trì, và tin chắc Thiên Chúa sẽ nhậm lời. Vì Ngài là Cha nhân ái hơn cha mẹ thế gian.
Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc: Làm cho kẻ khác những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta. Đó là luật Phúc Âm, đó là tinh hoa đạo lý Chúa Kitô.
 (thinh lặng một lát)
Tôi có tin chắc Chúa nhậm lời tôi cầu nguyện không?…
 (thinh lặng một lát)
Tôi có làm cho kẻ khác những gì tôi muốn họ làm cho tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, vì sự cầu nguyện cần cho chúng con chiến thắng ma quỷ, xác thịt, thế gian: và vì nếu không có Chúa giúp thì chúng con không làm gì được, nên Chúa dạy chúng con phải biết cầu nguyện và cầu nguyện luôn luôn, để Chúa là Cha nhân lành thương ban sự tốt lành cho chúng con. Đồng thời chúng con phải noi gương Chúa hằng ngày lo làm điều lành việc tốt cho anh chị em chúng con, đó là điều kiện để Chúa nhậm lời con cầu nguyện.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy, hằng ngày biết siêng năng đọc kinh cầu nguyện, sẵn sàng làm mọi việc giúp ích cho mọi người, nhất là những gì chúng con muốn người khác làm cho chúng con, thì chúng con lo làm cho người ta trước…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho.” (Mt 7,7-8) (Mời cộng đoàn đọc lại)

15/032019
THỨ SÁU TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 5,20-26
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) ĐỨC ÁI VÀ HOÀ GIẢI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nếu các con không trọn lành hơn các luật sĩ và biêt phái, các con sẽ không được vào Nước Trời. Các con đã biết luật xưa cấm giết người, ai giết người thì bị luận phạt. Còn Ta, Ta bảo các con: “Ai giận ghét chửi rủa anh em mình thì bị luận phạt”
Nếu các con đang dâng của lễ trên bàn thờ mà sực nhớ anh em còn bất bình với con, thì hãy để của lễ đó, đi làm hoà với anh em trước đã, rồi trở lại dâng của lễ. Các con hãy lo làm hoà với mọi người càng sớm càng tốt, để khỏi bị luận phạt khốn khổ…
Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật. Đặc biệt Nguời kiện toàn luật bác ái yêu thương. Nguời coi trọng tình thương hơn của lễ. Nguời chỉ nhận của lễ chúng ta dâng, khi chúng ta sống bác ái hoà thuận, khi chúng ta biết nhịn nhục tha thứ cho nhau.
(thinh lặng một lát)
Tôi có yêu thương mọi người không?… (thinh lặng một lát)
Tôi sống hoà thuận hay thù nghịch bất hoà với anh chị em tôi, với lối xóm láng giềng?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, nghe Lời Chúa hôm nay con rất kinh sợ!…
Chỉ giận ghét anh em thì đã bị luận phạt rồi! Chỉ mắng chửi anh em thì đã bị tống ngục rồi!
Lạy Chúa, sao Chúa phạt lỗi này nặng quá vậy?…
Con hiểu rồi! Vì Chúa muốn con trọn lành để xứng đáng làm con cái Chúa, và vì mỗi người là một hình ảnh của Chúa, nên nếu con xúc phạm đến anh em con là con xúc phạm đến Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng thương mến kính trọng anh chị em chúng con. Và nếu chúng con có lỡ làm phiền lòng ai điều gì, xin Chúa cho chúng con biết nhận lỗi làm hòa ngay, để mọi việc chúng con làm, mọi lời chúng con nguyện, mọi của lễ chúng con dâng, được Chúa vui lòng chấp nhận…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh em thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em đó đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

16/032019
THỨ BẢY TUẦN 1 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:)  Mt 5,43-48
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) THƯƠNG KẺ THÙ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa nói cho các môn đệ biết: Luật xưa bảo hãy thương anh em và ghét kẻ thù. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy thương kẻ thù, hãy làm ơn cho kẻ ghét, hãy cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con để các con xứng đáng làm con cái Cha trên trời, là Đấng cho mặt trời mọc lên, cho mưa rơi xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Nếu các con chỉ yêu mến anh em mình thì có công gì? Vì người thu thuế và dân ngoại giáo cũng làm được như vậy. Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời.
Dấu hiệu của người môn đệ Chúa Kitô là lòng yêu thương: “Nguời ta cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ Thầy là các con hãy yêu thương nhau”, Chúa nhắc bảo chúng ta điều căn bản đó trong mùa chay để chúng ta thi hành tình thương này phải giống tình thương Chúa Cha: Làm ơn làm phước cho hết mọi người một cách vô vị lợi. Chỉ có Chúa mới giúp chúng ta thương yêu nhau như thế. Chúng ta cần kêu xin Người hằng ngày. (thinh lặng một lát)
Tôi có phải là môn đệ Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có thương yêu hết mọi người không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có giúp đỡ mọi người mà không cần đền đáp chưa?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thuộc phận “gối rơm” thấp hèn làm sao con với tới sự trọn lành như Chúa đã nói!
Chúa biết con ích kỷ hẹp hòi, có ráng lắm là yêu thương giúp đỡ những người thân kẻ thích là quá lắm rồi. Vậy mà Chúa dạy con phải thương kẻ thù, làm ơn cho kẻ ghét, cầu nguyện cho người bắt bớ con!…
Lạy Chúa, con biết rồi: có như thế con mới xứng đáng làm con Cha trên trời là Đấng vô cùng quảng đại, giàu lòng thương xót tha thứ hết mọi người, và có như thế con mới trọn lành hơn những người chưa biết Chúa, mới xứng đáng là môn đệ Chúa…
Xin Chúa giúp con và mọi người trong gia đình con biết noi gương Chúa: Thương yêu giúp đỡ hết mọi người như Chúa yêu thương…
Xin Chúa nhậm lời chúng con…(thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Anh em nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. (Mt 5, 43-44)
(Mời cộng đoàn đọc lại)

17/032019
CHÚA NHẬT TUẦN 2 MÙA CHAY NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 9,28b-36
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) BIẾN HÌNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi. Người biến hình sáng láng trước mắt các ông. Và có hai ông Êlia và Môsê đến hầu chuyện với Người. Thánh Phêrô thấy cảnh huy hàng như thế thì thích quá, nên xin Chúa dựng lều ở đấy luôn. Lại có đám mây kéo đến che phủ các Ngài, và tiếng Chúa Cha từ trời phán xuống, công nhận Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu, và dạy các ông phải vâng nghe Lời Người. Lúc từ trên núi xuống, Chúa cấm các ông nói việc lạ các ông vừa xem thấy, cho đến khi Người sống lại từ cõi chết. Các ông vâng lệnh Chúa, nhưng vẫn thắc mắc không hiểu “sống lại từ cõi chết” nghĩa là làm sao, vì các ông chưa nhận biết Chúa phải chết đau khổ mới sống lại vinh quang.
Chúa Giêsu biến hình sáng láng trước mặt ba Tông Đồ, để cho các ông thấy trước vinh quang của Người, khi Người từ cõi chết sống lại. Người là Đấng chiến thắng tội lỗi và thần chết, vì Người là Con Thiên Chúa. Muốn sống lại với Người, phải tin Người, nghe Lời Người, chết cho tội lỗi, xác thịt…(thinh lặng một lát)
Tôi muốn được sống lại vinh hiển với Chúa không?…
 (thinh lặng một lát)
Tôi phải làm sao?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con biết tại sao Chúa biến hình sáng láng trước mặt thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan. Vì trước đây Chúa đã nói với các ông: Chúa phải chịu khổ hình, chịu chết để chuộc tội loài người chúng con, rồi ba ngày Chúa sống lại mà các ông không hiểu, nên hôm nay Chúa biến hình sáng chói loà trước mặt các ông, để dạy các ông biết: Chúa đã biến hình sáng láng làm sao thì Chúa cũng sẽ sống lại sáng láng vinh hiển như vậy, sau khi Chúa đã chịu chết đau khổ…
Xin cho con và mọi người trong gia đình con hiểu được bài học Chúa muốn dạy chúng con hôm nay, cho chúng con biết vâng lời Đức Chúa Cha mà làm theo Lời Chúa và noi gương Chúa, cho chúng con hằng ngày biết chịu cực chịu khó làm tôi Chúa giúp việc Chúa, cho chúng con chết cho tội lỗi xác thịt, để ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.”
 (Mời cộng đoàn đọc lại)
18/032019
THỨ HAI TUẦN 2 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 6,36-38
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) NHÂN TỪ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ: Các con hãy ăn ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ vô cùng. Muốn được như thế, một mặt các con đừng xét đoán ai, đừng kết án ai, để các con khỏi bị xét đoán lên án. Mặt khác các con hãy tha thứ và hãy cho, để các con cũng được tha thứ và được cho lại, các con cho nhiều thì sẽ nhận được lại nhiều.
Mùa chay là mùa chúng ta sống bác ái yêu thương và sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho anh em.
Hai việc làm đó đi đôi với nhau: Chúa tha thứ tội cho chúng ta tuỳ mức độ chúng ta tha thứ lỗi lầm cho anh chị em; Chúa ban ơn cho chúng ta nhiều hay ít tuỳ theo chúng ta thương giúp kẻ khác.
Chúng ta thường xét đoán lên án kẻ khác. Điều đó Chúa không bao giờ làm: Người luôn tìm cách cứu vớt… Người kiên nhẫn chờ đợi kẻ có tội ăn năn để Người tha thứ… Người là tình yêu, Người là thương xót. Chúng ta có bổn phận phải noi gương Người ... (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn lòng giúp anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi lên án kẻ khác hay sẵn sàng tha thứ?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thường nghe nói: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Con là con cái Chúa, không nhiều thì ít con cũng phải nên giống Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con ngày càng nên giống Chúa nhân từ quảng đại: không bao giờ xét đoán, phê bình, chỉ trích, bỏ vạ, cáo gian, nói hành nói xấu ai, mà trái lại luôn luôn nhìn tốt và nghĩ tốt cho mọi người, luôn luôn sẵn sàng tha thứ, thương yêu giúp đỡ mọi người hết lòng hết sức chúng con. Như thế chúng con mới biểu tỏ được lòng nhân lành của Chúa, chúng con mới trở nên trái tim từ bi của Chúa, bàn tay rộng mở của Chúa, chúng con mới được Chúa thương ban nhiều ơn phuớc.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”. (Lc 6, 36) (Mời cộng đoàn đọc lại)
19/032019
THÁNH GIUSE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 2,41-51
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề: 
ĐỨC VÂNG PHỤC CỦA THÁNH CẢ GIUSE
Tìm hiểu Lời Chúa: (Không đọc)
Thánh Giuse không được các thánh sử cho “phát biểu” một câu nào trong cả bốn Tin Mừng, chỉ thấy Ngài làm theo những gì được truyền: nào là bỏ ý định toan tính trốn; nào là dắt Đức Maria và Hài Nhi Giêsu đi “tị nạn” bên Ai-cập… nhất nhất cái gì cũng làm theo lời chỉ dạy của Thiên Chúa. Sự vâng phục của thánh Giuse không phải là thứ vâng lời tối mặt, mù quáng. Để thực hiện sứ mạng, ngài không được Chúa ban cho sự can thiệp đặc biệt nào ngoài những lời báo tin của thiên thần. Thế nên phải thật khôn ngoan mưu lược, thánh Giuse mới hoàn thành sứ mạng đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài thoát khỏi vòng vây trùng điệp của binh lính Hêrôđê để sang tới Ai Cập. Sự khôn ngoan của thánh Giuse càng thể hiện rõ khi hồi hương từ Ai Cập, ngài đã đưa Thánh Gia về Nadarét thay vì Bêlem. Thánh Giuse vâng phục thánh ý Chúa cách tuyệt đối, không máy móc mà đầy khôn ngoan và sáng tạo.
Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm cha nuôi Đức Giêsu, nhưng cũng vẫn phải trải qua những long đong của cuộc sống thường nhật. Ngài không “nói” lời nào nhưng luôn lắng nghe và vâng phục thi hành trọn vẹn thánh ý Chúa. (thinh lặng 1 lát).
Tôi có đọc đoạn Phúc Âm trên đây cách chậm rãi và suy niệm về việc vâng phục ý Chúa từ những kinh nghiệm sống của mình không? (thinh lặng 1 lát).
Cầu Nguyện theo Lời Chúa: (Không đọc)
Lạy thánh Giuse, Ngài đã lắng nghe và thực hành lời Chúa trong sự khiêm nhường tột bậc. Xin giúp chúng con cũng biết lắng nghe và vâng phục ý Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống hằng ngày. Amen.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa truyền dạy. (Mt 1,24a) (mời CĐ đọc lại)

20/032019
THỨ TƯ TUẦN 2 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 20,17-28
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) PHỤC VỤ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu và các Tông Đồ đi lên Giêrusalem. Dọc đường Người nói riêng cho các ông biết: Người sẽ bị nộp bị đánh đòn, bị đóng đinh thập giá, Người sẽ chết, nhưng ba ngày sau thì sống lại.
Xảy ra là có bà Salômê dẫn hai con trai đến gặp Chúa, và xin cho ngồi hai bên tả hữu Chúa. Người bảo: Các con biết thủ lĩnh thế gian thì thống trị, còn các con ai làm lớn thì phải phục vụ và làm đầy tớ nhau. Như Ta đến không phải để người ta hầu hạ mà để hầu hạ và chịu chết chuộc tội loài người.
Sống mùa chay là cùng lên Giêrusalem với Chúa để chịu chết và sống lại với Người.
Muốn hưởng hạnh phúc Nước Trời, muốn thông phần vinh hiển với Chúa, chúng ta phải đi con đường Người đã đi. Và kẻ lớn nhất trong Nước Trời không phải là những nguời làm thầy làm chủ, mà là những kẻ làm đầy tớ phục vụ mọi người, như Chúa Giêsu là Người Đầy Tớ Đau Khổ. (thinh lặng một lát)
Tôi sẵn lòng chịu khổ nạn với Chúa Giêsu không?…
 (thinh lặng một lát)
Tôi là đầy tớ phục vụ hay làm chủ thống trị kẻ khác?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa mà còn chịu nhạo báng đánh đòn, đóng đinh, còn con là ai mà không hy sinh chịu khó để đền tội lập công!…
Nhưng lạy Chúa, Chúa biết chúng con rất ngán chịu cực khổ mà lại khoái làm lớn, thích ăn trên ngồi trước, cậy quyền ỷ thế hà hiếp bóc lột kẻ khác. Còn lâu chúng con mới chịu làm đầy tớ hầu hạ phục vụ anh em…
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết vâng nghe Lời Chúa, càng làm lớn càng làm đầy tớ phục vụ anh em, và hằng ngày biết noi gương Chúa: Hy sinh chịu khó lo phần rỗi chúng con và phần rỗi anh chị em đồng bào đồng loại chúng con..
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Vì ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. (Mt 20, 27-28)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

21/032019
THỨ NĂM TUẦN 2 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 16,19-31
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) LADARÔ NGHÈO KHỔ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu kể cho các biệt phái dụ ngôn sau đây: Có một người giàu ngày ngày ăn sướng mặc đẹp, và bên cạnh đó cũng có một người tên là Ladarô, nghèo đói, rách rưới, ghẻ chóc, muốn được ăn đồ cặn của người giàu đó mà không ai cho. Và rồi cả hai đều chết. Người nghèo được thưởng cùng Apraham, còn người giàu bi phạt trong hoả ngục. Anh ta nhìn lên, thấy Apraham thì van xin cho Ladarô nhúng tay vào nước nhỏ xuống luỡi anh cho đỡ nóng. Nhưng Apraham trả lời: Lúc còn sống, con đã sung sướng, nên nay con phải chịu khổ, còn Ladarô trước khổ bây giờ phải được hạnh phúc. Anh ta nài nỉ cho Ladarô về khuyên bảo anh em anh ta cho khỏi sa vào chốn cực hình như anh ta. Nhưng Apraham đáp: Nếu họ không chịu nghe lời ông Môsê và các tiên tri mà ăn năn thống hối thì họ cũng chẳng nghe kẻ chết sống lại đâu.
Mùa chay, Chúa nhắc bảo chúng ta ăn năn sám hối. Nếu chúng ta không nghe Lời Chúa và những kẻ thay mặt Chúa, thì kẻ chết sống lại kêu mời, chắc gì chúng ta chịu nghe.
Tại sao người giàu này bị phạt? Vì anh ta không nghe Lời Chúa, không dùng của cải Chúa ban để lo lắng phần rỗi linh hồn mình và thương giúp kẻ khác, mà dùng nó để thoả mãn xác thịt!…
(thinh lặng một lát)
Tôi có dùng của cải Chúa ban để lo cho phần rỗi mình và giúp đỡ anh chị em không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có nghe Lời Chúa ăn năn sám hối chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, tại sao người giàu này bị phạt còn Ladarô được thưởng? Có phải hễ ai giàu thì bị phạt còn ai nghèo thì được thưởng chăng?
Chắc chắn là không, lạy Chúa, sở dĩ người giàu này bị phạt là vì anh ta không biết dùng của cải Chúa ban mà lo cho phần rỗi linh hồn và giúp đỡ kẻ khác, còn Ladarô nghèo khó, nhưng biết hy sinh chịu khó, hãm mình đền tội lập công nên được Chúa thương.
Xin Chúa cho moi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa và Giáo Hội, hằng ngày biết dùng của cải Chúa ban mà làm ích cho mình và đồng loại phần hồn cũng như phần xác, cho chúng con dù giàu hay nghèo cũng luôn sống đẹp lòng Chúa, vâng nghe theo thánh ý Chúa, để ngày sau được Chúa thưởng muôn đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ông Ápraham đáp: ‘Con ơi hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi, còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con phải chịu khốn khổ’.”(Lc 16, 25)
 (Mời cộng đoàn đọc lại)
22/032019
THỨ SÁU TUẦN 2 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 21,33-43.45-46
 (Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) TÁ ĐIỀN TÀN ÁC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu kể cho các thượng tế và biệt phái dụ ngôn này: Nguời kia trồng một vườn nho rồi cho tá điền mướn và đi xa. Đến mùa, ông sai đầy tớ về thâu hoa lợi, nhưng họ đánh đâp giết chết hết các đầy tớ của ông. Ông liền sai con trai mình đi, hy vọng họ nể con ông, nhưng họ cũng giết luôn… Và Chúa hỏi:vậy nếu người chủ về, ông ấy sẽ xử với bọn đó ra sao? Các ông thưa: Ông ta sẽ tiêu diệt bọn ác ôn đó và cho người khác thuê vườn nho. Chúa liền phán: Thế nên Nước Chúa cũng sẽ cất khỏi các ngươi và trao cho những ai biết làm lợi. Các thượng tế và biệt phái hiểu ý Chúa muốn ám chỉ họ, nên họ bực tức và tìm cách bắt Chúa, nhưng lại sợ dân chúng, vì ai ai cũng nhận Người là tiên tri.
Người trồng nho là Thiên Chúa, vườn nho là dân Israel, tá điền là các nhà lãnh đạo dân… Họ không hướng dẫn được dân Chúa, không chịu nghe lời các ngôn sứ và Chúa Giêsu, mà còn hành hạ giết chết các Ngài nữa.
Thiên Chúa cũng muốn cứu vớt loài người. Dù khó khăn, dù trở ngại, Ngài vẫn cương quyết thực hiện. Ngài sẵn sàng hy sinh Con Một Ngài. Ngài nhờ những người xứng đáng tiếp tục công trình cứu rỗi của Ngài…
Dụ ngôn này nhắc nhở môn đệ Chúa: Muốn làm việc Tông Đồ, phải chấp nhận hy sinh thử thách, có khi cả chết chóc nữa.
  (thinh lặng một lát)
Tôi sẵn sàng hy sinh chịu khổ vì phần rỗi tôi và anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cương quyết vượt qua mọi trở ngại để giúp việc Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, chính Chúa là Đấng tạo lập vườn nho là Đạo Chúa, và Chúa đã giao cho thượng tế và kỳ lão trong dân Israel chăm nom vun xới cho sinh hoa lợi là phần rỗi các linh hồn. Nhưng họ không làm nên trò trống gì. Chúa đã sai các ngôn sứ đến khuyến cáo họ, họ chẳng chịu nghe. Sau cùng Chúa phải sai chính Con Một Chúa đến, họ lại giết đi!.
Chúa ôi! Sao họ độc ác tàn nhẫn quá vậy?… (thinh lặng một lát)
Nhưng con và gia đình con còn tệ hơn nưã Chúa ôi! Chúa đã thương cho chúng con biết Chúa, chúng con có lo thờ phượng Chúa đâu, chúng con có biết lo đem Chúa đến cho người khác đâu, mà nhiều lần nhiều lúc chúng con còn phạm tội mất lòng Chúa, còn làm ô danh Chúa nữa.
Xin Chúa nhân từ tha thứ cho chúng con, cho chúng con biết lo sống đạo Chúa sốt sắng và giảng đạo Chúa siêng năng…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Bởi đó, Tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi”. (Mt 21, 43)  
(Mời cộng đoàn đọc lại)

23/032019
THỨ BẢY TUẦN 2 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM) Lc 15,1-3.11-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề) CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các biệt phái và luật sĩ thấy kẻ tội lỗi và người thâu thuế đến nghe Chúa Giêsu giảng thì phê bình: Sao Nguời đón tiếp bọn tội lỗi. Nguời liền kể cho họ dụ ngôn: Nguời kia có hai con trai. Đứa nhỏ xin gia tài rồi đi chơi bời xa xí… đến lúc hết tiền, nó phải đi ở đợ chăn heo. Nhưng nó đói khát quá nên về xin lỗi cha. Cha nó vừa trông thấy nó về thì chạy ra ôm cổ hôn nó, rồi bảo đầy tớ lấy quần áo đẹp mặc cho nó, lấy nhẫn và giày dép cho nó, và mừng rỡ dọn tiệc ăn mừng. Người anh thấy vậy thì ghen tức, phân bì, vì bấy lâu nay anh hầu hạ cha mà không được cha cho ăn tiệc tùng gì với chúng bạn. Nhưng Nguời cha khuyên anh hãy vui mừng, vì em anh kể như đã chết nay sống lại!
Nguời cha đây là Chúa, đứa con hoang đàng chỉ kẻ tội lỗi đã bỏ Chúa mà theo ma quỷ xác thịt thế gian. Người anh phân bì đây là các kinh sư biệt phái. Họ thấy Chúa thương tha cho kẻ tội lỗi thì ganh ghét.
Dụ ngôn này nói lên lòng nhân từ quảng đại vô biên của Thiên Chúa, Ngài thương chúng ta. Ngài cho chúng ta tự do. Dù chúng ta có lầm lỗi sai trái, Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hoán cải, để Ngài tiếp tục yêu thương tha thứ. Niềm vui của Ngài là yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta!… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa thương tôi vô cùng không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa luôn sẵn sàng tha thứ tôi không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thật là quá sức tưởng tượng tấm lòng quảng đại nhân từ của người cha này. Chắc chắn ông ta ngày đêm buồn rầu trông ngóng con, nên khi vừa thấy nó ở đằng xa đã vội vàng chạy ra ôm hôn mải miết, rồi còn dọn tiệc mừng rỡ linh đình!
Chúa ôi! Nguời cha đó chính là Chúa chứ không ai khác. Chúa thương chúng con như vậy đó. Chúa đối xử với chúng con là kẻ tội lỗi như vậy đó. Mỗi khi thấy chúng con sai lỗi, Chúa không phạt mà vẫn thương yêu, chờ đợi chúng con ăn năn trở về với Chúa. Như thế lẽ nào chúng con không lo ăn năn trở lại với Chúa? Lẽ nào chúng con không lo phụ giúp Chúa kêu mời mọi người trong gia đình bạn hữu chúng con quay về cùng Chúa? Lẽ nào chúng con lại phân bì ganh ghét khi thấy Chúa thương tha cho anh chị em chúng con?
Xin Chúa thương ban cho gia đình con và các gia đình biết lo ăn năn thống hối trở về với Chúa, mỗi khi chúng con phạm tội mất lòng Chúa, để được Chúa thương tha thứ và ban ơn cứu rỗi chúng con, và xin cho chúng con biết phụ giúp Chúa, dẫn đưa những người tội lỗi trở về với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.” (Lc 15,32)  
(Mời cộng đoàn đọc lại)

24/032019
CHÚA NHẬT TUẦN 3 MÙA CHAY NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 13,1-9
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  SÁM HỐI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Người ta đến báo cáo với Chúa: Tổng trấn Philatô đã giết nhiều người Galilê đang lúc họ tế lễ. Chúa nói cho họ biết: Họ không ăn ăn sám hối, họ cũng sẽ bị giết như vậy. Cũng như 18 người bị tháp Silôa đè chết không phải là những người mắc tội nặng hơn kẻ khác, nhưng đó là dịp nhắc bảo họ thống hối tội lỗi.
Nhân dịp này Chúa Giêsu nói cho họ nghe thí dụ về cây vả không sinh trái. Ông chủ đòi chặt đi, nhưng người làm vuờn xin hoãn lại một năm, hy vọng nó sẽ có trái…
Tất cả những biến cố xảy ra trong đời sống đều nên dịp cho chúng ta suy nghĩ. Thường đó là cơ hội Chúa dùng để cảnh tỉnh chúng ta, để kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối. Không lo cải thiện đời sống, không ra sức hoán cải tâm hồn của mình là đưa mình đến chỗ chết!
Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta sinh bông trái là chừa bỏ tội lỗi, siêng năng làm việc lành phúc đức. Nhưng sự kiên nhẫn của Chúa cũng có kỳ hạn là ngày phán xét.  (thinh lặng một lát)
Tôi có sinh bông trái chưa?… (thinh lặng một lát)
Tôi có biết Chúa chờ đợi tôi đến khi nào không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thường nghĩ những kẻ nghèo khổ hoạn nạn là tội lỗi nặng nề nên bị Chúa phạt. Nhưng qua bài phúc âm hôm nay, Chúa dạy cho con biết: không phải những người đó mắc tội nặng nên bị Chúa phạt đâu, nhưng đó là những dịp cho con suy nghĩ mà ăn năn thống hối tội lỗi chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo hiểu được ý Chúa, mỗi khi thấy tai họa xảy ra, chúng con biết đó là những dấu chỉ Chúa dùng để cảnh tỉnh chúng con, nhắc bảo chúng con cải tà quy chánh, lo sinh bông trái thiêng liêng là làm các việc lành phước đức hằng ngày. Và mặc dầu Chúa thương chúng con, mỗi khi chúng con xa lạc Chúa, nhưng lòng kiên nhẫn của Chúa cũng có kỳ hạn. Nếu chúng con không lo hoán cải trở về với Chúa kịp thời đúng lúc thì khổ cho chúng con đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” (Mời cộng đoàn đọc lại)

25/032019
LỄ TRUYỀN TIN
(Mõ cho CĐ ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xướng đoạn TM): Lc 1,26-38
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:
ĐỨC TIN “XIN VÂNG” TRỌN HẢO
Tìm hiểu Lời Chúa:   (Không đọc)
Niềm tin tuyệt vời của Mẹ Maria khi nói lên lời “xin vâng” thật đáng ngạc nhiên thán phục. Cùng với lòng khiêm tốn thẳm sâu, lời thưa vâng trong đức tin của Mẹ đã có sức mạnh kéo Thiên Chúa từ trời cao xuống thế để ở với con người. Lời “xin vâng” đầy xác tín của Mẹ đã khơi mào cho Ngôi Lời “vốn dĩ là Thiên Chúa” nhưng đã “hạ mình, vâng lời” làm người trong lòng Mẹ; lời “xin vâng” từ đời đời đó được tiếp tục thể hiện trong tất cả thân phận làm người của Đức Giêsu, cho tới khi Ngài nói lời “xin vâng” tối hậu với Chúa Cha trong vườn Cây Dầu, để bằng lòng chịu chết đền bù tội lỗi nhân loại (x. Pl 2,6-8). Cùng đồng thanh với lời “xin vâng” của Người Con, lời “xin vâng” ban đầu của Mẹ được trở nên hoàn hảo bằng lời “xin vâng” kéo dài đến tận dưới chân thập giá và mãi về sau khi Mẹ để cho Chúa hoàn toàn làm chủ đời mình để đồng hành với Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu chuộc.
Trong Tông thư “Cửa Đức Tin”, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI mời gọi chúng ta chiêm ngắm và học hỏi mẫu gương đức tin vâng phục đó của Đức Maria: “Nhờ lòng tin, Đức Maria đã đón nhận lời Thiên thần, và trong tinh thần vâng phục, Mẹ đã tin vào lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ của Thiên Chúa… Với đức Tin, Mẹ theo Chúa lúc Người đi rao giảng và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgotha…” (thinh lặng 1 lát).
Tôi  đã sống đức tin thế nào trong những nghịch cảnh đời tôi?  (thinh lặng 1 lát).
Tôi  có tận dụng mọi hoàn cảnh để tuyên xưng đức tin không?  (thinh lặng 1 lát).
Thế nào là người có bản lãnh đức tin?  (thinh lặng 1 lát).
Tìm hiểu Lời Chúa:   (Không đọc)
Lạy Chúa, xin gia tăng đức tin yếu kém của con và gia đình con, để chúng con biết noi gương Mẹ Maria luôn phó thác cho tình yêu Chúa. Đứng trước những sự kiện trong cuộc sống hằng ngày,  chúng con biết nguyện tắt rằng: “Xin cho con nhận ra và vâng theo ý Chúa.”
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng 1 lát).

Sống Lời Chúa dạy:
Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1,38) (mời CĐ đọc lại)

THỨ HAI TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 4,24-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  Ở NADARET
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu giảng dạy dân chúng trong hội đường ở Nadaret là quê hương Người, Người thấy họ ích kỷ, hẹp hòi và đòi hỏi đủ thứ, nhất là không chịu tin Người, không chịu nhìn nhận Người là Con Thiên Chúa, mà chỉ xem Người bề ngoài rồi khinh dể Người, nên Người nói cho họ biết: không tiên tri nào được ưu đãi ở quê hương mình. Như thời họ bị nạn đói, tiên tri Êlia không giúp người nào trong bọn họ mà lại giúp bà goá ngoại giáo ở Xa-rép-ta. Và trong lúc nhiều người trong bọn họ bị phong cùi mà tiên tri Êlisa không chữa lành người nào trong bọn họ, mà lại chữa cho quan Naaman, vì họ không chịu tin nghe các ông.
Nghe vậy họ bực tức, định xô Người xuống vực sâu, nhưng Người bỏ đi nơi khác.
Chúa Giêsu đến cứu chuộc hết mọi người, Người không chỉ lo cho nhóm nào. Ai chấp nhận Người, tin tưởng Người, thì được cứu độ; còn ai không tin, không chấp nhận giáo huấn của Người thì tự chuốc lấy khốn khổ phần hồn phần xác… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin nhận Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có vâng nghe Lời Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, điều kiện để được Chúa thương xót cứu giúp không phải là đồng hương với Chúa hay là có đạo. Đồng hương mà không chịu tin, có đạo mà không sống đạo thì được ích gì? Ai tin Chúa thờ Chúa thì được Chúa thương cứu rỗi, còn ai không chịu tin Chúa thờ Chúa thì phải khốn khổ đời đời. Như dân Chúa ngày xưa không chịu tin theo các ngôn sứ, cũng không chịu nghe Lời Chúa, nên không được các ngôn sứ cũng như không được Chúa thương cứu giúp.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hết lòng tin Chúa, hằng ngày lo sống đạo Chúa sốt sắng, lo làm theo Lời Chúa dạy để được Chúa thương cứu giúp đời này, và ngày sau được Chúa thưởng muôn đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thiếu gì người phong hủi trong nước Israel vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Xyria thôi.” (Lc 4, 27)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

26/032019
THỨ BA TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:):  Mt 18,21-35
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  THA THỨ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu phải tha lỗi cho anh em mình mấy lần. Chúa bảo phải tha mãi, rồi nói thí dụ ông vua tính sổ với đầy tớ sau đây.
Người kia mắc nợ vua mười ngàn nén vàng mà không có gì để trả. Vua bảo anh bán vợ đợ con trả cho hết, nhưng anh van xin thì vua thương tha. Song khi gặp người bạn chỉ thiếu anh một trăm bạc, anh liền nắm đầu đòi nợ, người này lạy lục van xin cách mấy anh cũng không tha. Vua nghe vậy thì tức giận đòi anh phải đến trả hết nợ… Và Chúa kết luận: “Cha trên trời cũng đối xử với kẻ không hết lòng tha thứ cho anh em mình như vậy”.
Ông vua đây chính là Chúa. Chúa dạy chúng ta phải tha thứ lỗi lầm cho nhau, và phải tha hoài tha mãi, thì Chúa mới tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Còn nếu chúng ta không tha thứ lỗi lầm cho nhau, thì Chúa cũng không tha thứ tội lỗi cho chúng ta.
Lòng nhân từ của Chúa không có giới hạn. Ngài sẵn lòng tha thứ tội lỗi chúng ta luôn mãi, với điều kiện là chúng ta phải noi gương Ngài, nhân từ quảng đại với anh chị em chúng ta…
(thinh lặng một lát)
Tôi có tha lỗi cho anh chị em tôi không?… (thinh lặng một lát)
Nếu tôi không tha lỗi cho anh chị em, Chúa có tha tội tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa đã phán: “Nếu các con không tha thứ cho nhau thì Cha trên trời cũng không tha thứ cho các con”.
Hôm nay, Chúa cho chúng con thấy tận mắt điều Chúa dạy, qua dụ ngôn người đầy tớ ác độc này. Anh ta mắc nợ rất nhiều, nghĩa là tội lỗi đầy tràn mà cũng thương tha. Còn với anh bạn chỉ thiếu anh số ít thôi, nghĩa là chỉ có lỗi lầm nhỏ mọn với anh mà thôi mà anh không chịu tha, nên anh phải bị phạt nặng nề!…
Chúa còn dạy cho chúng con biết: chúng con phải tha thứ cho nhau luôn, phải tha hoài tha mãi cho đến chết.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết vâng nghe Lời Chúa; biết tha thứ lỗi lầm cho nhau mãi mãi, để được Chúa tha thứ lỗi lầm cho chúng con luôn…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Cha của Thầy ở trên trời cũng đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” (Mời cộng đoàn đọc lại)

27/032019
THỨ TƯ TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 5,17-19
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  TUÂN GIỮ LỀ LUẬT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu cho các môn đệ biết: Người đến không phải để huỷ bỏ lề luật mà để kiện toàn lề luật và lời dạy bảo của các tiên tri. Thế nên dù trời đất có qua đi thì một chấm một phẩy trong lề luật cũng không được bỏ qua. Do đó ai bỏ một luật nhỏ nào của Chúa hoặc Hội Thánh và dạy người khác làm như vậy đều là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời.
Chúa Giêsu không huỷ bỏ những gì có trước, mà Người làm cho trọn hảo Lề Luật và những điều các ngôn sứ đã loan báo. Người đã gom tóm tất cả trong một luật duy nhất là tình yêu: yêu Chúa yêu người.
Mọi Lề Luật, mọi lời ngôn sứ đều là tiếng gọi tình yêu. Sống chết vì tình yêu. Một khi đã yêu thì sẽ không lỗi phạm một điều luật nhỏ mọn nào đối với Chúa cũng như đối với đồng loại, mà còn cổ động cho nhiều người tuân giữ nữa.  (thinh lặng một lát)
Tôi có tuân giữ Luật Chúa Luật Hội Thánh và khuyên bảo mọi người trong gia đình tuân giữ không?… (thinh lặng một lát)
Làm sao giữ trọn mọi lề luật?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn dạy cho con biết: tất cả những điều Chúa nhờ các Tổ Phụ và các Tiên Tri truyền dạy chúng con trong Cựu Ước, Chúa không muốn huỷ bỏ mà Chúa làm cho hoàn hảo hơn. Và chính Chúa đến để thực hiện các điều đó. Bổn phận chúng con là phải lo tuân giữ cho chín chắn, cho đầy đủ giới luật của Chúa và Hội Thánh, đồng thời mời gọi giúp đỡ mọi người cùng tuân giữ, dù một luật nhỏ cũng không bỏ qua.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tuân giữ luật Chúa và Hội Thánh, lo khuyên bảo mọi người trong gia đình cùng tuân giữ, dù Luật lớn hay Luật nhỏ cũng là thánh ý Chúa, nên chúng con cũng thực hiện chu đáo hằng ngày vì lòng mến Chúa yêu người, vì nếu chúng con có lòng mến Chúa yêu người thật sự thì chúng con sẽ giữ được Luật Chúa cách bền chặt dễ dàng…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.” (Mời cộng đoàn đọc lại)

28/032019
THỨ NĂM TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 11,14-23
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  NƯỚC THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu trừ quỷ câm và người câm nói được, dân chúng hết sức thán phục! Nhưng nhóm biệt phái lại bảo là Chúa dùng quyền quỷ cả Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ, nên Nguời nói với họ: Nước nào chia rẽ thì sẽ diệt vong. Nếu ma quỷ tự chia rẽ thì nước nó không thể tồn tại được. Hơn nữa, nếu Ta lấy quyền Bê-en-dê-bun mà trừ quỷ thì con cháu các ngươi lấy quyền ai mà trừ nó. Ta cho các ngươi biết: Ta lấy quyền Thiên Chúa mà trừ quỷ, và như thế các ngươi biết, Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi rồi. Ai tin theo và cộng tác với ta sẽ được cứu thoát.
Thiên Chúa quyền phép hơn hết. Ngài đã thắng ma quỷ. Tin nhận Ngài, cộng tác với Ngài: chúng ta dự phần vào quyền năng cao cả của Ngài mà chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Ngày lãnh Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết. Nhưng chúng ta phải cậy dựa vào sức mạnh của Ngài mà chiến đấu hằng ngày, thì chúng ta mới chiếm được phần thắng cuối cùng. (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Thiên Chúa là Đấng toàn năng không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có cậy nhờ sức mạnh của Ngài mà chiến đấu với ma quỷ xác thịt thế gian chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy cuộc giao chiến giữa Chúa và ma quỷ. Và Chúa đã chiến thắng, vì Chúa là Thiên Chúa, là Đấng quyền phép vô cùng, là Đấng mạnh hơn ma quỷ muôn ngàn lần.
Con muốn sống mùa chay, con muốn cải tà quy chánh, con muốn lập công đền tội, con cũng phải chiến đấu mạnh mẽ với ma quỷ xác thịt thế gian, và con phải mạnh hơn chúng, con mới chiến thắng được chúng.
Xin Chúa giúp con và gia đình con luôn luôn biết cậy nhờ vào sức mạnh vô cùng của Chúa mà chiến thắng mọi chước cám dỗ, mọi thói hư tật xấu của chúng con, để suốt đời chúng con trung thành theo Chúa, trung thành làm tôi Chúa, và hợp tác với mọi người thiện chí mà chiến đấu chống lại mọi sự dữ sự ác trên thế gian này với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông.” (Lc 11,20) 
(Mời cộng đoàn đọc lại)
29/032019
THỨ SÁU TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 12,28-34
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Một luật sĩ đến hỏi Chúa: Điều răn nào trọng nhất? Chúa đáp: Điều răn trọng nhất là kính mến Chúa hết lòng hết sức và thương yêu anh em như chính mình. Ông ta nghe Chúa nói đúng quá thì không ngớt khen ngợi và phụ hoạ thêm: Thật mến Chúa yêu người thì hơn mọi lễ vật. Chúa thấy ông ta khôn ngoan và có thiện chí thì kêu gọi ông theo Người.
Luật sĩ này đã thấu hiểu câu trả lời của Chúa Giêsu. Chẳng những ông thấu hiểu mà còn sẵn sàng chấp nhận, tin tưởng, thán phục. Đó là tâm tình mà kẻ muốn theo Chúa phải có trong lòng, luôn luôn sẵn sàng nghe Chúa dạy bảo và tin tưởng chấp nhận.
Nhưng điều quan trọng không phải chỉ tin tưởng chấp nhận Lời Chúa, mà đem ra thực hành hằng ngày trong cuộc sống.
Mùa chay là mùa thực hành đức mến Chúa yêu người: mến Chúa thì hết lòng tuân giữ luật Chúa; thương người nên sẵn sàng giúp đỡ mọi người phần hồn phần xác. (thinh lặng một lát)
Tôi có chấp nhận mến Chúa yêu người là giới răn cao trọng nhất không?… (thinh lặng một lát).
Tôi thực hành chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con mới thấy được một luật sĩ hiểu biết thông cảm với Chúa. Đáng lý ra hết các luật sĩ biệt phái và mọi người đều phải tin tưởng Chúa và nghe theo Lời Chúa dạy, vì Thiên Chúa luôn luôn dạy đúng nói thật.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con biết bắt chước luật sĩ này, chẳng những tin thờ Chúa hết lòng hết sức, mà nhất là mến Chúa yêu người bằng việc làm cụ thể hằng ngày. Vì lạy Chúa, chúng con chỉ mến Chúa thật khi chúng con chăm lo tuân giữ lề luật Chúa; chúng con chỉ thương yêu tha nhân thật khi chúng con tận tâm tận lực giúp đỡ mọi người phần hồn phần xác.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất, ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mc 12,29-31) (Mời cộng đoàn đọc lại

30/032019
THỨ BẢY TUẦN 3 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 18,9-14
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) 
HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Để cảnh báo cho những người kiêu căng tự cho mình là tài đức mà khinh chế kẻ khác, Chúa Giêsu kể dụ ngôn sau đây:
Hai người lên đền thờ cầu nguyện. Người biệt phái đứng xổng lưng ễnh ngực nói: tôi cám ơn Chúa vì tôi hoàn toàn không có tội gì hết, chớ không phải như người thâu thuế tội lỗi kia. Tôi còn làm nhiều việc lành việc nghĩa, không thể nào kể xiết…Còn người thu thuế thì đứng xa xa cúi đầu đấm ngực van xin. Lạy Chúa xin thương xót con vì con là kẻ có tội.
Chúa kết luận: Người này được ơn tha tội, còn người kia thì không mà còn thêm tội kiêu căng. Vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.
Người biệt phái rất tốt, anh ta đạo đức bác ái, nhưng anh ta còn khuyết điểm là kiêu ngạo cậy mình, khinh dể kẻ khác. Anh ta quên rằng tất cả những gì anh ta có là do Chúa ban.
Người thu thuế được Chúa khen là vì anh ta nhận biết rõ thân phận hèn kém tội lỗi của mình, mà hết lòng trông cậy kêu xin Chúa thương xót.
Mùa Chay là mùa chúng ta bắt chước cầu nguyện như người thu thuế: cầu nguyện hết sức khiêm tốn, vì biết mình hèn mọn tội lỗi trước mặt Chúa. (thinh lặng một lát)
Tôi có kiêu ngạo cậy mình không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có nhận biết mình hèn kém mà hết lòng trông cậy Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, đời nào cũng có hạng người kiêu căng phách lối như thế, chính con và nhiều người trong gia đình con cũng thuộc hạng đó. Có khi chúng con còn dại dột tội lỗi hơn người khác. Thế mà chúng con cứ hiu hiu tự đắc, cho mình là siêu quần bạt chúng rồi khinh thường mọi người…
Xin Chúa thương thay đổi lòng dạ chúng con, cho chúng con biết tránh thói kiêu ngạo tự đắc của người biệt phái, cho chúng con biết bắt chước người thu thuế, luôn luôn nhớ mình hèn mọn, yếu đuối tội lỗi, hằng ngày biết lo ăn năn sám hối tội lỗi, biết lo chạy tới Chúa, kêu xin Chúa thương tha thứ cứu giúp…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,14) (Mời cộng đoàn đọc lại)

31/032019
CHÚA NHẬT TUẦN 4 MÙA CHAY NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 15,1-3.11-32
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề):  CHÚA LÀ CHA NHÂN TỪ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các biệt phái và luật sĩ thấy kẻ tội lỗi và người thâu thuế đến nghe Chúa Giêsu giảng thì phê bình: Sao Người đón tiếp bọn tội lỗi. Người liền kể cho họ dụ ngôn:Người kia có hai con trai. Đứa nhỏ xin gia tài rồi đi chơi bời xa xí… đến lúc hết tiền, nó phải đi ở đợ chăn heo. Nhưng nó đói khát quá nên về xin lỗi cha. Cha nó vừa trông thấy nó về thì chạy ra ôm cổ hôn nó, rồi bảo đầy tớ lấy quần áo đẹp mặc cho nó, lấy nhẫn và giày dép cho nó, và mừng rỡ dọn tiệc ăn mừng. Người anh thấy vậy thì ghen tức, phân bì, vì bấy lâu nay anh hầu hạ cha mà không được cha cho ăn tiệc tùng gì với chúng bạn. Nhưng Người Cha khuyên anh hãy vui mừng, vì em anh kể như đã chết nay sống lại!
Người Cha đây là Chúa, đứa con hoang đàng chỉ kẻ tội lỗi đã bỏ Chúa mà theo ma quỷ xác thịt thế gian. Người anh phân bì đây là các kinh sư biệt phái. Họ thấy Chúa thương tha cho kẻ tội lỗi thì ganh ghét.
Dụ ngôn này nói lên lòng nhân từ quảng đại vô biên của Thiên Chúa, Ngài thương chúng ta. Ngài cho chúng ta tự do. Dù chúng ta có lầm lỗi sai trái, Ngài cũng kiên nhẫn chờ đợi chúng ta hoán cải, để Ngài tiếp tục yêu thương tha thứ. Niềm vui của Ngài là yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta!… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa thương tôi vô cùng không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa luôn sẵn sàng tha thứ tôi không?…
 (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thật là quá sức tưởng tượng tấm lòng quảng đại nhân từ của người cha này. Chắc chắn ông ta ngày đêm buồn rầu trông ngóng con, nên khi vừa thấy nó ở đằng xa đã vội vàng chạy ra ôm hôn mải miết, rồi còn dọn tiệc mừng rỡ linh đình!
Chúa ôi! Người cha đó chính là Chúa chứ không ai khác. Chúa thương chúng con như vậy đó. Chúa đối xử với chúng con là kẻ tội lỗi như vậy đó. Mỗi khi thấy chúng con sai lỗi, Chúa không phạt mà vẫn thương yêu, chờ đợi chúng con ăn năn trở về với Chúa. Như thế lẽ nào chúng con không lo ăn năn trở lại với Chúa? Lẽ nào chúng con không lo phụ giúp Chúa kêu mời mọi người trong gia đình bạn hữu chúng con quay về cùng Chúa? Lẽ nào chúng con lại phân bì ganh ghét khi thấy Chúa thương tha cho anh chị em chúng con?
Xin Chúa thương ban cho gia đình con và các gia đình biết lo ăn năn thống hối trở về với Chúa, mỗi khi chúng con phạm tội mất lòng Chúa, để được Chúa thương tha thứ và ban ơn cứu rỗi chúng con, và xin cho chúng con biết phụ giúp Chúa, dẫn đưa những người tội lỗi trở về với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.” (Lc 15,32)
(Mời cộng đoàn đọc lại)

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

THỨ TƯ LỄ TRO C

Chủ tế : Anh chị em thân mến, ngôn sứ Giô-en đã nói với chúng ta : Hãy trở về với Thiên Chúa là Chúa của anh em, bởi vì Người nhân hậu từ bi, nhẫn nại và giàu ân nghĩa, thường bỏ ý định giáng phạt. Tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Các ngươi hãy ăn chay / khóc lóc / rên siết mà hết lòng trở về với ta / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa / biết chân thành sám hối vì những lỗi lầm đã phạm / và quyết tâm đổi mới đời sống trong mùa Chay Thánh này.

2. Giữ chay tránh xa tội lỗi / sống bác ái với những người chung quanh / góp phần giải thoát những ai đau khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho hết thảy mọi Kitô Hữu / biết giữ chay đúng như Chúa đã dạy.

3. Ta là thân cát bụi / sẽ trở về cát bụi / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu luôn ghi nhớ chân lý này / để đừng quá bám víu vào danh vọng / địa vị / của cải trần gian / vì tất cả đều sẽ qua đi.

4. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh / nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết tích cực sống Lời Chúa / để mùa Chay Thánh đang về / đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiêng liêng.

Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con: Anh em hãy có lòng từ bi, như Cha anh em là Đấng từ bi. Xin Chúa ban Thánh Thần Tình Yêu để Người làm cho chúng con trở nên những sứ giả đem tình thương của Chúa đến cho hết thảy mọi người. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C

Chủ tế : Anh chị em thân mến, vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mùa Chay Thánh này để thanh tẩy tâm hồn mà đón mừng đại lễ Vượt Qua. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng khiêm tốn nguyện xin:

1. Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / biết dùng mọi phương thế thích hợp / để giúp người tín hữu học hỏi và sống Lời Chúa.

2. Tranh giành quyền lực gây ra biết bao thảm họa cho con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người / biết lấy tinh thần bao dung mà đối xử với nhau.

3. Ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô Hữu / biết luôn tin tưởng vào tình thương / quyền năng / và sự quan phòng kỳ diệu của Chúa.

4. Mùa Chay Thánh nhắc nhở chúng ta hãm mình ép xác / để thông phần vào cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống trọn vẹn tinh thần khắc khổ của mùa Chay.

Chủ tế : Lạy Chúa, mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng con đổi mới đời sống. Xin Chúa cho chúng con là những kẻ tội lỗi, biết thành tâm sám hối vì những lỗi lầm đã phạm, đồng thời tích cực làm nhiều việc lành phúc đức để xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa. Chúng con cầu xin…

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY C

Chủ tế : Anh chị em thân mến, nhờ mầu nhiệm Hiển Dung, Chúa mời gọi chúng ta vâng nghe lời Đức Kitô và đổi mới cuộc đời. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Chúa Giêsu phải trải qua đau khổ thập giá / rồi mới bước vào vinh quang phục sinh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa hiểu rằng / đó cũng là con đường mà mỗi Kitô Hữu phải đi qua.

2. Như thánh Phêrô / ai cũng đều mong muốn được hạnh phúc trọn vẹn / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người hiểu rằng / họ chỉ được hạnh phúc thật sự / khi tận tụy phục vụ tha nhân.

3. Trong đời sống thường ngày / con người gặp biết bao nhiêu là thử thách gian truân / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời / được ánh vinh quang Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô soi sáng đỡ nâng.

4. Đây là Con yêu dấu của Ta / Ta hết lòng quý mến / Các ngươi hãy vâng nghe lời Người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.

Chủ tế : Lạy Chúa, xin cho chúng con biết cởi bỏ con người cũ và loại trừ những việc làm xấu xa tội lỗi, để mặc lấy con người mới theo hình ảnh Đức Kitô là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY C

Chủ tế : Anh chị em thân mến, để có thể hiệp thông với Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện, con người cần phải thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Với tâm tình sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Hội thánh luôn mời gọi người Kitô hữu thành tâm sám hối vì những lỗi lầm đã phạm / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa / biết tích cực sống tinh thần cầu nguyện và sám hối của Mùa Chay.

2. Trong đời sống thường ngày / vẫn còn biết bao người đói khổ vì quá nghèo túng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những người giàu có / biết rộng rãi chia sẻ cơm áo cho những ai khó nghèo.

3. Hãy thay đổi đời sống / vì Nước Trời đã tới gần bên / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu / biết nỗ lực hoán cải con tim / thay đổi tính hạnh / để ngày càng nên giống Chúa Giêsu hơn.

4. Sám hối trước tiên là lãnh nhận bí tích Hòa Giải / rồi thực hành bác ái yêu thương / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết chân thành xưng thú tội lỗi / và yêu thương hết thảy mọi người.

Chủ tế : Lạy Chúa, biết bao lần chúng con đã sám hối tội lỗi và quyết tâm đổi mới đời sống cho đẹp lòng Chúa, nhưng chúng con chưa thực hiện được những gì muốn quyết tâm sửa đổi vì yếu đuối. Vậy xin Chúa ban thêm sức mạnh cho chúng con. Chúng con cầu xin

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C

Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là một người Cha giàu lòng thương xót. Người không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó sám hối ăn năn để được sống. Tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin:

1. Hội thánh là một người mẹ hiền luôn thương yêu con cái của mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn thể hiện tình thương trong cung cách xử sự thường ngày.

2. Hiện nay / tình trạng thanh thiếu niên bỏ nhà ra đi bụi đời rất đáng báo động / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bậc cha mẹ / luôn sống hòa thuận yêu thương nhau / và nhất là quan tâm giáo dục con cái của mình.

3. Phải từ bỏ nếp sống tội lỗi mà quay về với Chúa / là điều mà người Kitô hữu cần thực hiện trong mùa Chay thánh này / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu biết đoạn tuyệt với tội lỗi / để xứng đáng đón mừng đại lễ Phục sinh.

4. Ganh tỵ và ghen ghét gây ra biết bao đau khổ cho con người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống bác ái yêu thương như Chúa dạy / nhờ đó dẹp bỏ được những tật xấu đáng ghét này.

Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói : Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau. Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng con có thể sống trọn vẹn lời Chúa đã dạy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

LỄ THÁNH GIUSE
Chủ tế : Anh chị em thân mến, thánh Giuse là người quản gia trung tín và khôn ngoan Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa. Trong niềm tôn kính và mến yêu vị thánh bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam của nhóm Giuse trong giáo xứ, chúng ta cùng tha thiết nguyện xin :

1. Hội Thánh luôn mời gọi các Kitô hữu / đặc biệt là các người cha trong gia đình / xem thánh Giuse là một gia trưởng gương mẫu về mọi mặt / và cố gắng noi gương người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các người cha trong gia đình / biết cố gắng sống trọn vẹn những gì Hội Thánh đã dạy.

2. Thánh Giuse luôn lao động cần cù để nuôi dưỡng Thánh Gia / cũng như để làm tròn ý Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi người đang sống trên trái đất này / biết dùng lao động trí óc và chân tay mà thực hiện ý Chúa / là làm chủ vũ trụ thiên nhiên Chúa đã dựng nên.

3. Thánh Giuse là bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam / Chúng ta hiệp lời cầu xin người chuyển cầu cùng Chúa / ban cho Hội Thánh tại Việt Nam / vượt qua được mọi sóng gió / và phát triển không ngừng.

4. Đường lối của Chúa khác xa với những suy nghĩ tầm thường của loài người / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết noi gương thánh Giuse / luôn vâng theo thánh ý Chúa / dù nhiều lúc không hiểu được ý định nhiệm mầu của Người.

Chủ tế :  Lạy Chúa Cha là Đấng hoàn thiện, thánh Giuse là gương mẫu tuyệt hảo cho các gia trưởng về đời sống tin cậy mến và lao động cần cù. Xin cho các gia trưởng luôn noi gương người, bình tĩnh và hiền hoà khi điều khiển gia đình. Chúng ta cầu xin ….    

LỄ TRUYỀN TIN

Chủ tế : Anh chị em thân mến, ngay sau khi thiên sứ truyền tin, Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, để cứu độ loài người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:

1. Hội Thánh không ngừng rao giảng tình thương của Thiên Chúa / khi sai Con Một xuống thế làm người / chia sẻ thân phận lầm than của con người / và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho lời rao giảng của Hội Thánh / được nhiều người thành tâm đón nhận.

2. Trong đời sống thuờng ngày / đau khổ / thất bại / bệnh tật / buồn phiền / dễ làm con người mất niềm tin vào Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / ban cho những anh chị em đang gặp thử thách gian nan / một niềm tin yêu và hy vọng / để có thể vượt thắng được những thử thách cam go trong cuộc sống thường ngày.

3. Cuộc đời của Đức Maria luôn là lời đáp xin vâng / từ sự kiện truyền tin cho đến dưới chân thập giá trên đồi Can-vê / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô Hữu / biết luôn noi gương Đức Mẹ mà đáp xin vâng với Chúa.

4. Có thể nói Đức Mẹ là người phụ nữ lao đao lận đận nhất / nhưng lúc nào Đức Mẹ cũng gắn bó / tin yêu Chúa và dấn thân theo Người đến cùng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống giống Đức Mẹ / vì chỉ sống như thế mới đẹp lòng Chúa.
Chủ tế :  Lạy Chúa, chúng con hết lòng cảm tạ Chúa đã cho Đức Kitô, Con Một yêu quý của Chúa, xuống thế làm người để cứu chuộc chúng con. Xin cho tất cả chúng con luôn cố gắng sống xứng đáng với tình thương hải hà của Chúa . Chúng ta cầu xin …


Lắng nghe tích cực trong đồng hành với các gia đình

LẮNG NGHE TÍCH CỰC
TRONG ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH
Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa?

Chúng ta bước vào năm hoạt động mục vụ theo định hướng “Đồng hành với những gia đình gp khó khăn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra. Theo Carl Rogers và các nhà tâm lý học khác, có ít nhất hai điều kiện thiết yếu để giúp người đang gặp hoàn cảnh khó khăn thực hiện được những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ. Một là việc ta lắng nghe, đón nhận vô điều kiện người đang gặp vấn nạn rắc rối. Thứ đến là sự đồng cảm – là khả năng hiểu và chia sẻ được những cảm xúc. Ta cần truyền đạt thông tin đến với người cần được trợ giúp rằng ta hiểu biết được những nỗi khó khăn, những cảm xúc khó chịu mà họ đang cảm nhận. Nhằm gợi ý cho hoạt động đồng hành với các gia đình gặp khó khăn thu hoạch được kết quả cụ thể, từ những kinh nghiệm trong công tác tham vấn tâm lý, chữa lành cho các gia đình, trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng xem xét khả năng lắng nghe. Đây là kỹ năng thiết yếu không chỉ cho những nhà chuyên môn, mà còn hữu ích rất nhiều cho bất cứ ai muốn tăng cường hiệu quả trong giao tiếp với người khác.
Ít nhiều trong cuộc sống, đã có những lần chúng ta được yêu cầu lắng nghe những vấn đề của một người bạn đang gặp rắc rối. Hầu hết những người này có thể nhận được sự giúp đỡ hiệu quả bởi bất kỳ ai có trách nhiệm chăm sóc, biết đồng cảm, và giúp cho họ bình ổn lại cảm xúc. Vậy các giáo sĩ, các tu sĩ, và các anh chị em giáo dân đang cộng tác trong những lãnh vực mục vụ có sẵn sàng là người cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu nhất bao nhiêu có thể trong khả năng của mình không?
Lắng nghe, chúng ta có thật sự sử dụng khả năng này như là một công cụ hữu hiệu trong việc chữa lành những anh chị em đang gặp những tổn thương chưa?  Chúng ta có dùng đôi tai mà Chúa ban để lắng nghe nhiều hơn là dùng miệng để nói? Giữa những ồn ào lo toan của cuộc sống, chúng ta có lắng nghe được những điều thổn thức trong trái tim của những anh chị em đến với ta không? Ta đã từng trải qua những cảm xúc như thế nào khi được một ai đó thật sự lắng nghe ta? Có lẽ không có cách nào tốt hơn để biểu lộ cho thấy rằng chúng ta quan tâm đến một ai đó và kết nối với họ hơn là việc lắng nghe – thực sự lắng nghe bằng trái tim của ta – về những gì người ấy chia sẻ. Động từ nghe có vẻ như là một hành vi đơn giản, chẳng ai cần phải học vì đó là chức năng của đôi tai, thế nhưng không phải như thế.

1/ THẾ NÀO LÀ LẮNG NGHE TÍCH CỰC
Trong ngôn ngữ Trung Hoa, động từ lắng nghe (thính) được cấu tạo bởi năm chữ:
– Chữ tai (nhĩ): chắc chắn vai trò của cơ quan thính giác không thể thiếu, nó giúp não bộ chúng ta ghi nhận, xử lý những âm thanh một cách chủ động cũng như thụ động. Đôi tai giúp ta đón nhận nội dung của thông điệp người nói, nội dung này có thể được chi phối bởi cung giọng, tốc độ của người nói…
 – Chữ mắt (nhãn): con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta không thể biết về tâm tư của người đối thoại nếu không mở cánh cửa tâm hồn ta để đón nhận thông tin do đôi mắt ta quan sát được từ những biểu hiện trên khuôn mặt, những biểu thị của ngôn ngữ không lời, dáng điệu, cử chỉ…
– Chữ tim (tâm): lắng nghe bằng con tim hay tấm lòng của ta, chỉ khi ấy những điều xuất phát từ con tim của người nói mới dễ dàng chuyển tải đến con tim của người đang lắng nghe họ.
– Chữ một (nhất): biểu hiện sự tập trung tâm trí của ta vào điều người đang nói muốn trình bày, không bị xao nhãng bởi những yếu tố chung quanh.
– Chữ vua (vương): cho thấy sự trân trọng của ta dành cho người đang giao tiếp với ta.
Như thế, rõ ràng việc lắng nghe không đơn giản như việc nghe thấy một âm thanh nào đó. Lắng nghe đòi hỏi sự nỗ lực tập trung trọn vẹn con người của ta bao gồm các giác quan thính giác, thị giác, cùng với tâm, trí, và thái độ trân trọng của ta đặt nơi người đang trò chuyện, chia sẻ, tâm sự… với ta.

3/ LẮNG NGHE TÍCH CỰC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ GÌ ?
Trong thực tế, nhiều người trong chúng ta chưa biết cách lắng nghe. Với những ai đã tham dự các khóa huấn luyện về tham vấn trị liệu tâm lý, họ đều đã được dạy về kỹ năng lắng nghe như môn học căn bản đầu tiên ngay khi bắt đầu khóa đào tạo, nhưng những bài học hữu hiệu nhất thiết tưởng đến từ chính cuộc sống và thực tế tham vấn trị liệu. Nhà tham vấn hay trị liệu không chỉ học và thực hành nhuần nhuyễn kỹ thuật lắng nghe thân chủ, mà còn biết huấn luyện thân chủ cũng học biết lắng nghe.
Một trong những bài học rút ra được sau tiến trình trợ giúp để hàn gắn những đôi vợ chồng gặp khó khăn trong cuộc sống chung đó là việc người trợ giúp không đưa ra lời khuyên răn giáo điều cho họ, mà thay vào đó là việc giúp đôi vợ chồng biết lắng nghe nhau bằng con tim, và sau đó giúp họ thể hiện sự nhận biết và quan tâm của bản thân dành cho người phối ngẫu bằng cách phản ánh chân thật cảm xúc.
Những người chú tâm vào việc tập luyện khả năng lắng nghe đích thật, không chỉ gia tăng khả năng này, mà còn học được cách đón nhận và hưởng lợi từ việc lắng nghe. Chắc chắn ở giai đoạn đầu của việc tập luyện lắng nghe, chúng ta tập trung vào những cảm xúc và mối quan tâm nơi người đang chia sẻ, thậm chí đến độ thiếu việc lắng nghe chính bản thân mình. Và khi ta học cách chia sẻ chân thành từ trái tim mình với những người có khả năng lắng nghe tốt như người thân yêu, bạn bè, hay với nhà tham vấn trị liệu, chúng ta đồng thời khám phá ra những ơn phước tuyệt vời nhất mà ta lãnh hội được từ việc có được ai đó lắng nghe mình, đó là bình an, được quan tâm chăm sóc, được nhìn nhận, tạo thêm sức năng động, những nhận biết mới, và nhiều ơn khác nữa!
Cho dẫu vị trí của ta trong xã hội là gì, ta vẫn có thể áp dụng kỹ năng lắng nghe tích cực trong tất cả các tương giao của ta với mọi người. Làm được như vậy ta sẽ giúp cho những người gặp gỡ ta cảm thấy được rằng họ được quan tâm chăm sóc. Chính khả năng lắng nghe tích cực sẽ xây dựng tính thân mật trong các mối tương giao của ta. Khả năng lắng nghe sẽ giúp ta phát triển trí tuệ và thành công trong cuộc sống. Vậy đâu là những kỹ năng giúp ta tập luyện có được khả năng lắng nghe đích thật?

3/ TẬP LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC
Theo kinh nghiệm huấn luyện của các nhà tham vấn trị liệu tâm lý Hoa Kỳ, động từ “LẮNG NGHE” trong tiếng Anh “to LISTEN” cũng chỉ ra những bài học căn bản cho ta thực hành việc lắng nghe tích cực. Với sáu mẫu tự L-I-S-T-E-N chúng ta có được sáu kỹ năng sau đây.
L thay thế cho động từ love – yêu thương: Muốn có khả năng lắng nghe tích cực, ta phải có động cơ xuất phát từ tình yêu thương dành cho những người đến với ta, như thánh Thánh Augustino đã từng nói: “Yêu thương rồi hãy làm những gì bạn muốn!” Chính tình yêu sẽ giúp ta có thái độ cần thiết ngay từ khoảnh khắc tiếp xúc ban đầu là đón nhận họ như họ là, không vội đưa ra bất cứ một phán xét nào về họ. Bởi vì bất cứ lời phán xét hay dán nhãn – đặc biệt là tiêu cực lúc ban đầu cũng sẽ chi phối ta trong cách cư xử không thích hợp, hoặc đưa ra phán đoán thiếu chuẩn mực ở những bước tiếp theo. Chính tình yêu thương và không phán xét sẽ cho phép ta “bước vào đôi giày của người khác” và bắt đầu tìm hiểu về họ. Hãy cởi mở và chân thành; vì những lời chỉ trích và định kiến sẽ nhanh chóng khiến cho người ta khép kín cánh cửa trái tim của họ.
thay thế cho động từ invite – mời gọi: Lời mời gọi hãy tự bộc lộ bản thân, cởi mở cõi lòng, cảm xúc qua những câu hỏi mở. Những câu hỏi này có thể giúp làm sáng tỏ, hay mời gọi tập trung vào một vấn đề: “Bạn có ý muốn nói gì về điều đó?”; hay mời gọi trình bày những suy nghĩ: “Hãy nói cho tôi biết rõ hơn suy nghĩ của bạn về điều đó?”; hoặc chia sẻ những cảm xúc: “Cảm xúc về mẹ của bạn như thế nào?”; và đề nghị đưa ra ví dụ cụ thể: “Cho tôi một trường hợp mà khiến bạn giận dữ. Cố gắng chỉ cho tôi thấy từng bước trong diễn tiến hành vi của bạn.” Tránh đặt các câu hỏi chỉ có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”. Những câu hỏi mở là công cụ khá hữu ích trong tham vấn, trị liệu để giúp người đang gặp vấn nạn tìm hiểu những khó khăn mà họ đang chịu đựng một cách đầy đủ hơn, đôi khi giúp họ thoát ra khỏi điểm tắc nghẽn. Trong việc trợ giúp qua những tương giao hàng ngày, những câu hỏi mở cũng sẽ giúp cho người đang gặp khó khăn có một tầm nhìn rộng hơn, đánh giá vấn đề ở nhiều góc cạnh hơn khi đối diện với thực tại, mà đôi khi “Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng”. Hơn nữa, những câu hỏi này chứng tỏ cho họ thấy rằng ta đang lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của họ.
S thay thế cho động từ summarize – tóm kết, tóm tắt lại. Tóm tắt những gì ta đã nghe. Điều quan trọng là phải xác minh được rằng ta hiểu vấn đề của người đó bằng cách diễn tả qua những câu như: “Khi nghe bạn nói rằng …, tôi hiểu là…”, hoặc “Tôi hiểu rằng bạn rất quan tâm đến vấn đề…”. Tránh đưa ra giải pháp hoặc lời khuyên khi ta không được yêu cầu. Bởi vì lời khuyên không được yêu cầu thường khiến người nghe đi vào thế phòng thủ. Tránh việc cố gắng giải quyết những vấn đề hoặc mối quan tâm của người khác thay cho họ; vì điều này làm suy giảm hiệu quả tiến trình trợ giúp. Khi ta tự nguyện đặt trách nhiệm giải quyết vấn nạn của người khác vào cho bản thân mình là ta đang thay vì thi hành nhiệm vụ hướng dẫn giúp họ đưa ra phương án giải quyết tốt nhất cho cuộc đời của họ, thì ta lại dường như muốn đang sống thay cho họ – đây là điều không thể xảy ra. Chính họ phải sống cuộc đời của họ, chứ ta không sống thay cho họ, vì thế hãy để cho họ quyết định. Ta chỉ là người đồng hành với họ, ta có thể cầm đèn chiếu ánh sáng giúp họ bước đi trên con đường của họ, chứ không hành động thay thế họ.
T thay thế cho tính từ timely – đúng lúc, kịp thời. Phản ánh cảm xúc của người đang cần ta trợ giúp vào đúng thời điểm thích hợp. Tránh gây gián đoạn, cố gắng chỉ tiếp lời khi họ đã nói xong. Sau khi lắng nghe những điều được chia sẻ, ta nên dành một khoảng thời gian ngắn ít là một đến hai giây, để người chia sẻ có thể bổ túc thêm những điều họ chợt nhớ, đồng thời cũng là khoảng thời gian để bản thân ta “uốn lưỡi bảy lần” trước khi đưa ra một phản hồi hay đặt câu hỏi tiếp tục. Vào mỗi thời điểm, ta chỉ cần tập trung vào một vấn đề, cố gắng lựa chọn một cảm xúc hay một ý tưởng nổi bật nhất chứ đừng nuôi tham vọng giải quyết tất cả mọi vấn nạn. Xác nhận cảm xúc (cảm xúc nội tâm, trải nghiệm, và cảm nhận đều cần thiết) là chìa khóa mở ra tấm lòng của họ. Tập trung nhiều vào cảm xúc của chính họ hơn là những sự kiện diễn ra xung quanh. Tránh dùng họ như công cụ khai thác thông tin về người thứ ba. Cũng không nên đưa ra hàng loạt những câu hỏi cùng một lúc, vì người nói và người nghe đều dễ dàng bỏ lỡ những thông tin cần thiết. Hãy lần lượt đưa ra từng câu hỏi vào thời điểm thích hợp. Những câu nói như: “Nghe có vẻ dường như bạn cảm thấy ….”, “Dường như bạn cần ….” thật là hữu ích để thăm dò cảm xúc của người mà ta đang đối thoại. Thỉnh thoảng ta cũng sẽ gặp phải những trường hợp vì lý do nào đó, người chia sẻ vòng vo, lan man, hoặc lặp đi lặp lại một vấn đề. Trong trường hợp này, sau khi đã kiên nhẫn lắng nghe, ta nhẹ nhàng can thiệp vào để hướng cho họ tập trung hay nhận ra điều chính yếu họ muốn đề cập đến là gì?  Tránh dùng những lời phê bình, nhận xét nặng lời rất dễ gây tổn thương cho họ.
E thay thế cho tĩnh từ even – điềm đạm, bình thản. Lắng nghe thật bình tĩnh, đừng vội phản ứng. Kiểm soát cảm xúc của ta và suy nghĩ trước khi nói. Những phản ứng gây ra do cảm xúc nơi ta (ví dụ: sốc, bất ngờ, giận dữ, ghê tởm, đau đớn, sợ hãi) khiến cho người kia khép lòng, giữ thái độ im lặng. Họ đang cần sự giúp đỡ của ta, họ cần ta tập trung vào cảm xúc của chính họ, chứ không phải để chịu đựng những cảm xúc mới phát sinh từ phía ta. Thường những người cần sự trợ giúp đang trong tình trạng bất an, điều họ đang cần là một ai đó có khả năng giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại. Làm sao ta có thể trao ban được điều mà chính bản thân mình chưa có?  Vì thế ta cần có sự tự tin, bình thản và hy vọng để có thể nâng đỡ, chia sẻ cho những người đến với ta. Một khi lòng mình bất an, ta hãy hẹn buổi gặp gỡ, trò chuyện vào dịp khác. Vì theo kinh nghiệm, khi tâm ta chưa an, ta thường gây tổn thương cho người khác, và hậu quả của những buổi gặp gỡ vội vàng, thiếu chuẩn bị sẵn sàng thường đem đến tai hại hơn là chữa lành.
N thay thế cho tĩnh từ nonverbal – ngôn ngữ không lời. Thỉnh thoảng ta nên đưa ra những biểu lộ âm thanh như “Mm hmm”, “Ồ”, hay những biểu hiện trên khuôn mặt như một ánh mắt kiên định và nụ cười ấm áp giúp người đang chia sẻ biết rằng bạn đang lắng nghe họ. Thông thường khi chúng ta lắng nghe một ai đó, chúng ta đón nhận những gì họ nói được bày tỏ bằng những lời bề ngoài. Có những lần khác, chúng ta có cảm giác rằng những thông điệp mà họ muốn chuyển tải nhiều hơn những từ ngữ, có nghĩa là còn có điều gì đó hơn lời không thực sự nói ra, thậm chí có khi còn có điều gì đó mang ý nghĩa ngược lại. Đôi khi có những manh mối để giúp ta lắng nghe được điều mà lời không diễn tả: nói rằng không xấu hổ nhưng lại không dám nhìn trực diện vào mắt ta, nói rằng không tức giận nhưng mím chặt môi, nói rằng mọi chuyện đều tốt đẹp nhưng lại rơi nước mắt, và nói rằng chỉ đùa thôi mà không hề nở nụ cười… Hãy luôn đặt câu hỏi đâu là những thông điệp chứa đựng trong ngôn từ diễn tả bằng lời cũng như không lời. 
KẾT
Giờ đây ta đã biết ý nghĩa quan trọng và hiệu quả thiết thực của việc thực sự lắng nghe, vậy hãy tự hỏi bản thân, “tôi có biết lắng nghe gia đình, bạn bè và đồng nghiệp không?” Tốt hơn hết, hãy hỏi trực tiếp những người ấy! Họ sẽ phản hồi cho ta biết khả năng lắng nghe của ta ở mức độ nào. Lắng nghe là một nghệ thuật; chúng ta không thể có thói quen thực hành kỹ năng này nếu không có việc tự học và luyện tập. Hy vọng những gợi ý trên đây có thể gợi mở cho người đọc có phương án tự huấn luyện bản thân để có thể đạt được khả năng lắng nghe đích thật và hữu hiệu.
Hãy ghi nhớ lời thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nhắn nhủ: “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng: mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói… (1,19).” Trong sách Châm Ngôn cũng đề cập đến thái độ của người khôn ngoan đó là biết lắng nghe: “Người khôn ngoan hãy nghe để được thêm kiến thức; người hiểu biết hãy nghe, và sẽ tìm được lời hướng dẫn (1,5).”
Lm. Joseph Hoàng Ngọc Dũng

CÂU GL +LC+LN MỤCVỤ GIA ĐÌNH
THÁNG BA / 2019

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN - NĂM C (24.02.2019)
Câu Giáo lý 13: H./ Truyền thống Tông đồ là gì? T./ Truyền thống Tông đồ là việc/ các Tông đồ chuyển đạt mọi điều các ngài đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô và học hỏi từ Thánh Thần,/ cho những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục,/ và qua các Giám mục,/ cho mọi thế hệ [12].
Luca đoạn 6, câu 36: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC CON HÃY Ở NHÂN TỪ NHƯ CHA CÁC CON LÀ ĐẤNG NHÂN TỪ”.
Lạy Chúa Giê-su,/ Chúa nhân hậu với kẻ bội bạc và người tội lỗi;/ xin giúp chúng con là con cái Chúa,/ cũng biết sống lời Chúa dạy:/ “hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”./ Amen.

CHÚA NHẬT VIII THƯỜNG NIÊN - NĂM C (03.03.2019)
Câu Giáo lý 14: H./ Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng cách nào? T./ Truyền thống Tông đồ được thực hiện bằng hai cách:/ Một là chuyển đạt sống động Lời Chúa, gọi là Thánh Truyền;/ Hai là ghi lại Lời Chúa bằng chữ viết, gọi là Thánh Kinh./ Cả hai làm thành kho tàng đức tin của Hội Thánh [13.14].
Lu-ca đoạn 6, câu 41: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ:/ “SAO NGƯƠI NHÌN CÁI RÁC TRONG MẮT ANH EM,/ CÒN CÁI ĐÀ TRONG CHÍNH MẮT NGƯƠI THÌ LẠI KHÔNG THẤY?”.
Lạy Chúa Giê-su,/ xin Chúa làm tươi sáng đôi mắt tâm hồn con,/ để con thấy rõ chính mình/ mà biết khiêm tốn trong lời ăn tiếng nói,/ trong cách cư xử hằng ngày./ Amen.

MÙA CHAY

THỨ TƯ MÙA CHAY - NĂM C (06.03.2019)
Mat-thêu đoạn 6, câu 1: Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng:/ “CÁC NGƯƠI HÃY CẨN THẬN, ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG CÔNG ĐỨC TRƯỚC MẶT NGƯỜI TA”.
Lạy Chúa Giê-su,/ xin giúp mỗi người trong gia đình chúng con,/ quyết tâm sống tinh thần chay tịnh,/ cầu nguyện/ và thực thi bác ái yêu thương như Chúa dạy./ Amen.

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY - NĂM C (10.03.2019)
Câu Giáo lý 15: H./ Thánh Kinh là gì? T./ Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta,/ được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần [18].
Lu-ca đoạn 4, câu 8: Chúa Giê-su đáp lại: “NGƯƠI PHẢI THỜ LẠY CHÚA LÀ THIÊN CHÚA NGƯƠI/ VÀ CHỈ PHỤNG THỜ MỘT MÌNH NGƯỜI THÔI”.
Lạy Chúa Giê-su/ xin đừng để những hấp lực của tiền tài,/ danh vọng và lạc thú chế ngự chúng con,/ nhưng xin giúp chúng con biết thành tâm sám hối/ trở về phụng thờ một mình Chúa mà thôi./ Amen.

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY - NĂM C (17.03.2019)
Câu Giáo lý 16: H./ Thánh Kinh được viết ra như thế nào? T./ Chúa Thánh Thần đã soi dẫn một số người,/ để họ viết ra những điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta/ về những chân lý cần thiết cho ơn cứu độ [18].
Lu-ca đoạn 9, câu 29: Chúa Giê-su đưa Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an lên núi cầu nguyện,/ “ĐANG KHI CẦU NGUYỆN,/ DIỆN MẠO NGƯỜI BIẾN ĐỔI KHÁC THƯỜNG”.
Lạy Chúa Giê-su,/ xin cho gia đình chúng con được ơn biến đổi,/ và xin giúp mỗi người chúng con không ngừng hoán cải,/ canh tân bản thân theo mẫu gương và Lời Chúa dạy./ Amen.

CHÚA NHẬT III MÙA CHAY - NĂM C (24.03.2019)
Câu Giáo lý 17: H./ Chúng ta phải đọc và giải thích Thánh Kinh thế nào? T./ Chúng ta phải đọc và giải thích Thánh Kinh với ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần,/ và sự hướng dẫn của Huấn quyền Hội Thánh [19].
Lu-ca đoạn 13, câu 5: Chúa Giê-su nói:/ “NẾU CÁC NGƯƠI KHÔNG ĂN NĂN HỐI CẢI/ THÌ TẤT CẢ CÁC NGƯƠI CŨNG SẼ BỊ HỦY DIỆT NHƯ VẬY.
Lạy Chúa Giê-su/ xin đừng để con cứ mãi chần chờ,/ nhưng biết mau mắn sám hối, đổi mới cuộc sống,/ để hưởng nhờ lòng thương xót của Chúa./ Amen.

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - NĂM C (31.03.2019)
Câu Giáo lý 18: H./ Hội Thánh đưa ra những tiêu chuẩn nào giúp chúng ta hiểu đúng Thánh Kinh? T./ Hội Thánh đưa ra ba tiêu chuẩn này:/ một là chú ý đến nội dung và sự duy nhất của toàn bộ Thánh Kinh;/ hai là đọc Thánh Kinh trong truyền thống sống động của Hội Thánh;/ ba là chú ý đến sự hài hòa giữa các chân lý đức tin [19].
Lu-ca đoạn 15, câu 20b: (Người con thứ đứng lên/ đi về cùng Cha),/ “KHI NÓ CÒN Ở ĐÀNG XA/ CHA NÓ CHỢT TRÔNG THẤY/ LIỀN ĐỘNG LÒNG THƯƠNG.
Lạy Chúa Giê-su,/ xin giúp mỗi người chúng con biết đứng dậy sau những lần sa ngã phạm tội,/ để quay về sống trong tình yêu,/ sự tha thứ và ân sủng của Chúa./ Amen.