Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

TAM NHẬT TĨNH TÂM CẦU NGUYỆN CHO HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TÂN CỰU GIÁO XỨ BÌNH CHÂU TĨNH TÂM DỊP MỪNG BỔN MẠNG 31.07:

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TÂN CỰU GIÁO XỨ  BÌNH CHÂU

TĨNH TÂM DỊP MỪNG BỔN MẠNG 31.07:

HAI THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG

* KHÓA 19 (2019-2023): MÃN NHIỆM

* KHÓA 20 (2023-2027): BỔ NHIỆM

  

TAM NHẬT TT CẦU CHO HĐMV TÂN CỰU

T.NĂM: 20.07.2023       

 

                  

1. Làm Dấu: HÁT:           XIN NGÔI BA THIÊN CHÚA

Lm. Kim Long

ĐK. XIN NGÔI BA THIÊN CHÚA NGỰ XUỐNG TRÊN CHÚNG CON, BAN HỒNG ÂN CHAN CHỨA THẤM NHUẦN HỒN XÁC CHÚNG CON, BIẾN CHÚNG CON THÀNH NHỮNG CHIẾN SĨ THEO CHÚA KITÔ, THÀNH NHÂN CHỨNG NƯỚC TRỜI CHO MUÔN NGƯỜI TRONG KHẮP NƠI.

1. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, lòng vạn lòng đợi trông Ngài soi sáng, và luyện lọc hầu mong được xứng đáng với danh hiệu Đền Thánh Chúa cao quang.

2. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm ủi an kẻ than khóc, là mạch nguồn tràn lan mọi ơn phúc suối êm dịu hàn gắn những thương đau.

3. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, này trần hoàn ngợp trong màn u tối, nguyện cầu Ngài dủ thương hằng soi lối, dẫn muôn người tìm đến chốn quang vinh.

4. Nguyện Chúa Thánh Thần xin ngự đến, Ngài là niềm cậy trông hồi xao xuyến, nguồn trợ lực kẻ lâm vòng chinh chiến chính sức mạnh trợ giúp giáo dân liên.

TIN – CẬY– MẾN – ĂN NĂN TỘI

KINH CẦU NGUYỆN KÍNH HAI THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG

Kính lạy hai thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng / là những chứng nhân anh dũng /đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng của Chúa.

Các Thánh đã chỉ cho thế gian con đường về Trời/ xin hãy tỏ cho chúng con con đường yêu thương và sự sống của Chúa Cha/ Xin hãy giúp chúng con nếm cảm hạnh phúc khi nhận biết Đức Giêsu Kitô/ khi yêu mến Chúa và làm cho Chúa được yêu mến./ Giống như các Thánh/ chớ gì chúng con khám phá ra niềm vui được sống trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần/ để bước theo Đức Giêsu Kitô với đức tin son sắt và niềm cậy trông vững bền.

Xin dạy chúng con yêu mến/ luôn sống bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể một cách sâu đậm hơn./ Chính ở đó/ chúng con sẽ gặp gỡ Chúa trong chân lý/ hầu được thánh hóa trọn vẹn./ Chớ gì sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể lôi cuốn chúng con,/ làm cho chúng con được no thỏa/ và là nguồn an ủi cho mỗi người chúng con.

Xin hãy giúp chúng con khám phá ra rằng/ Lời Chúa là ánh sáng cho thời đại hôm nay/ và là kim chỉ nam/ để yêu mến và phục vụ anh em trong niềm vui,/ cách đặc biệt nơi những anh em nghèo khổ và bé mọn chung quanh./ Xin hãy dạy chúng con biết làm chứng nhân của Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống đời thường,/ bằng cách yêu thương/ chia sẻ/ hy sinh và tha thứ/ cùng chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm hằng ngày/ qua những việc làm cụ thể/ thiết thực và hiệu quả/ để đem lại sự nâng đỡ/ niềm an ủi cho mọi người./ Nhờ đó/ chúng con được sống hạnh phúc viên mãn trong nước Chúa/ cùng Các Thánh muôn đời. Amen.

Cha giảng huấn hoặc một người đọc:

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TÂN CỰU GIÁO XỨ  BÌNH CHÂU

TĨNH TÂM DỊP MỪNG BỔN MẠNG 31.07:

 HAI THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG

* KHÓA 19 (2019-2023): MÃN NHIỆM * KHÓA 20 (2023-2027): BỔ NHIỆM

                  

NOI GƯƠNG HAI THÁNH

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ chọn HAI THÁNH EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG VÀ PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ làm Bổn Mạng, đó không chỉ là một sự chọn lựa đơn thuần, nhưng hơn thế nữa, đó là một quyết tâm noi gương các ngài, can đảm sống niềm tin hôm nay qua những công việc phục vụ Giáo Xứ và những việc làm đạo đức, vì đây là việc Tông Đồ làm vinh danh Chúa, làm chứng tá cho Chúa, góp phần xây dựng Giáo Hội, cụ thể là Giáo Xứ  trở thành Cộng Đoàn Hiệp Nhất Yêu Thương. Đó chính là ý nghĩa của buổi Tĩnh Tâm giới Quý Chức của Giáo Xứ

Hôm nay, anh chị em quy tụ về đây trong bầu khí gia đình có một chút gì đó rất thánh thiêng để cùng nhau Tĩnh Tâm, mừng kính hai Thánh Emmanuel Phụng và Phêrô Quý, Bổn Mạng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.

Anh chị em thân mến, năm 2018, Giáo Hội Việt Nam đã kỷ niệm 30 năm ngày Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam. Hôm nay, chỉ chia sẻ vắn tắt đôi điều thân quen nhưng cần thiết với anh chị em.

Lịch sử Giáo Hội Việt Nam cũng giống như lịch sử Giáo Hội sơ khai, là đều trải qua gần 300 năm bị bách hại. Ba trăm năm Tin Mừng được loan báo trên quê hương, đất nước Việt Nam, các Thánh Tử Đạo đã viết lên trang sử truyền giáo hào hùng, nhưng cũng đầy hy sinh và nước mắt. Con số 117 vị được tuyên thánh và 1 chân phước trong gần 130.000 người đã chết vì Đạo, các ngài đã chịu mọi thứ cực hình đau khổ và man rợ nhất như gông cùm, bỏ đói, thiêu sống, trảm quyết, lăng trì, phanh thây từng mảnh… Dòng máu của các ngài đã đổ ra, nhờ đó Hội Thánh Việt Nam được lớn lên và phát triển đúng như lời Tertullien đã viết: “Máu tử đạo là hạt giống trổ sinh người tín hữu.”

Tử Đạo là một hồng ân đặc biệt Chúa ban cho các ngài. Ngày hôm nay, chúng ta không có được hồng ân này, nhưng chúng ta được mời gọi noi gương các ngài “Sống Vì Đạo” và làm chứng cho Chúa bằng chính đời sống của chúng ta qua tinh thần hy sinh phục vụ, chu toàn bổn phận đối với gia đình, xã hội, đồng thời chu toàn trách nhiệm là thành viên của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ.

Có một điều xem ra nghịch lý, là chúng ta tự hào vì có Cha Ông là các Thánh Tử Đạo, nhưng tiểu sử của các ngài thì chúng ta lại ít biết đến. Biết không chỉ dừng lại ở danh xưng, chức vụ hay thuộc lòng những con số…, nhưng còn là biết những hoàn cảnh sống của các ngài, cách các ngài sống niềm tin thời sơ khai bách hại như thế nào để noi gương các ngài, sống đức tin đã lãnh nhận trong bối cảnh xã hội ngày hôm nay để làm chứng cho Chúa.

Các bà, các chị nên noi gương thánh nữ Anê Lê Thị Thành trong việc nuôi dạy con: “Các con hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc kinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho mẹ vác Thánh Giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Thiên Đàng” (lời thánh nữ dặn dò con gái khi vào thăm mẹ trong tù).

Các ông cố gắng nên đọc và tìm hiểu cuộc đời của các Thánh Tử Đạo, nhất là những thánh Tử Đạo vốn là Trùm Họ như Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, hay Thánh Linh Mục Phêrô Đoàn Công Quý. Có một điều chúng ta cần nhớ, trước khi các thánh chịu chết để làm chứng cho Chúa thì các ngài đã sống đời chứng nhân ngay trong cuộc sống thường ngày, bằng một đời sống ngay thẳng, thật thà, luôn giúp đỡ và yêu thương mọi người. Chúng ta cũng rất cảm phục một số vị ngồi đây, đã không quản ngại vất vả, âm thầm phục vụ những công việc chung của Giáo Xứ. (Nhưng chân thành mà nói, cũng có những vị rất ít khi có mặt tại Nhà Thờ, hay những công việc mà Giáo Xứ cần…)

Mừng lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cho chúng ta trung thành sống đức tin và nhiệt thành yêu mến Giáo Hội, cụ thể là Giáo Xứ bằng tinh thần hy sinh, phục vụ để Giáo Xứ ngày một thăng tiến và giới thiệu Chúa cho mọi người xung quanh…

 

Đọc chung (quỳ)

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, tạ ơn Chúa vì ngày hôm nay, chúng con không còn bị cấm đạo như ngày xưa, không còn bị chém giết bởi gươm đao hay nhục hình như các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trải qua. Nhưng con người ngày hôm nay lại rơi vào lối sống hưởng thụ ích kỷ, thích “ngồi mát ăn bát vàng”, thích chỉ huy hơn là phục vụ… Lạy Chúa, xin cho chúng con ý thức rằng, khi tham gia vào Hội Đồng Mục Vụ, là chúng con tình nguyện dấn thân phục vụ vô vị lợi cho anh em mình, chứ không phải để được gọi là Ông nọ , Bà kia…

Xin cho chúng con chuyên cần tham dự và lãnh nhận các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải để với ơn Chúa trợ giúp, chúng con thêm can đảm và kiên trì sống và làm chứng cho đức tin theo gương sáng các Thánh Tử Đạo Việt Nam, hầu giúp những người chưa biết Chúa, đón nhận được đức tin và tình yêu của Chúa. Amen

 

07. Xướng TM: Mt 11, 28-30

  

08. K.DÂNG LỄ MISA  

 

09. HÁT ĐẦU        004. CON SẼ BƯỚC LÊN      Lời: Hoàng Ngô. Nhạc: Hoàng Phúc.

ĐK: CON SẼ BƯỚC LÊN BÀN THỜ, VÌ CHÍNH CHÚA LÀM TUỔI XUÂN CA KHÚC HÂN HOAN. CON SẼ BƯỚC LÊN BÀN THÁNH TẾ LỄ MÌNH LÀM CỦA LỄ HY SINH.

1-Này hồn tôi ơi sao xao xuyến đau thương? Tứ vi địch thù vây hãm lo gì? Có Chúa trong thành địch thù tan nát hết. Chúa trong lòng ta lo lắng gì hồn tôi ơi?

2-Từ hừng đông lên cho đến hết đêm thâu. Sống trong lâu đài ơn thánh nhiệm mầu. Chính Chúa gia nghiệp và nguồn ơn cứu thoát. Chúa dắt dìu tôi trong sáng thật về trời cao.

 

10. HÁT DÂNG LỄ:                      DÂNG LỄ 15

ÐK: DÂNG LÊN TRƯỚC THIÊN TÒA NÀY BÁNH THƠM VỚI RƯỢU NGON. DÂNG LÊN TRÓT TÂM HỒN VÀ TRÓT THÂN XÁC CỦA CON.

1. Xin tiến dâng lời kinh hòa vang theo lời hoan chúc, xin tiến dâng đời con với bao ước mơ nồng nàn, xin Chúa luôn dủ thương và ban chan hòa ơn phúc, cho chính tâm hồn con cũng như khắp dân tộc con.

2. Xin tiến dâng tuổi xanh cùng bao khát vọng chan chứa, dâng Chúa các bạn con cũng như những ai thân thuộc. Xin Chúa thương rộng ban hồng ân chan hòa tâm trí, săn sóc giữ gìn luôn thoát qua phút giây lầm than.

3. Xin tiến dâng từ đây ngàn muôn vất vả cay đắng, dâng Chúa bao niềm vui cũng như phút giây lao nhọc. Xin đoái thương rộng tay để ban trên đoàn dân Chúa, ơn sống theo luật riêng rắc gieo khắp nơi niềm tin.

 

11. HÁT TẠ LỄ:                                           BÀI CA PHỤC VỤ

Lm. Mi Trầm

Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang trên vai phục vụ mọi nơi, từng bước ta đi chân người in vết phục vụ, từng tiếng ta nói vang dội hăng vang vang, phục vụ từng việc ta làm muôn đời lưu dấu phục vụ. Tình Chúa bao la muôn đời sáng chói Người đến nơi đây mang lại yêu thương.

Trong mọi nơi trong mọi lúc tinh thần phục vụ bừng sáng như đuốc thiêng soi đường dẫn lối như ánh đăng xóa mờ hận thù soi vào ngục tù soi vào cõi âm u. Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình. Phục vụ không đời đền đáp, phục vụ ân nghĩa không chờ.

Phục vụ là cho không phục vụ là quên mình. phục vụ là cho không, phục vụ vì Chúa Kitô.

 

LẠY CHÚA XIN HÃY SAI ĐI

Hoàng Kim

ÐK: LẠY CHÚA XIN HÃY SAI ĐI, SAI ĐI KHẮP CÕI GIAN TRẦN MUÔN NGHÌN SỨ GIẢ PHÚC ÂM. LẠY CHÚA XIN HÃY SAI ĐI, SAI MUÔN SỨ GIẢ TIN MỪNG Để DANH CHÚA ĐƯỢC CẢ SÁNG HƠN.

1. Ðoàn con, Chúa chọn đoàn con để nên các chứng nhân, thành tia sáng, sẽ thành tia sáng chiếu soi muôn dân.

2. Ngày đó, chính từ ngày đó, nghe tiếng Chúa vang vang, cùng nhau thưa, đã cùng nhau thưa chúng con xin vâng.

3. Tình yêu, trong nguồn tình yêu, Người tu dưỡng chúng con, nguyện từ đây, khấn nguyện từ đây chúng con trung thành.

 

 

TAM NHẬT TT CẦU CHO HĐMV TÂN CỰU

T.SÁU: 21.07.2023

Cha giảng huấn hoặc một người đọc:

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TÂN CỰU GIÁO XỨ  BÌNH CHÂU TĨNH TÂM DỊP MỪNG BỔN MẠNG 31.07:

HAI THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG

* KHÓA 19 (2019-2023): MÃN NHIỆM

* KHÓA 20 (2023-2027): BỔ NHIỆM

 

   "Ở VỚI CHÚA GIÊSU"

  Đức Giáo Hoàng Piô X, một hôm họp với một số vị Hồng Y, Người nói:

“Hiện tại việc gì cần thiết để cứu xã hội?”

     - Một vị đáp: "Xây nhiều trường Công giáo”.

     -Vị thứ hai thưa: “Không! Phải xây cất thêm nhiều nhà thờ”.

     - Vị thứ ba thưa: “Chưa đúng, nên tăng thêm linh mục”.

    Đức Thánh Giáo Hoàng Piô đáp:

“Không, không phải, hiện tại việc cần nhất là mỗi xứ đạo phải có một nhóm giáo hữu nhân đức, sáng suốt, cương quyết, dũng cảm, có tâm hồn Tông Đồ thật sự”.

     Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngạc nhiên về thứ tự ưu tiên trong việc mục vụ của Đức Giáo Hoàng Piô X. Bởi lẽ chúng ta vẫn quan niệm việc đào tạo linh mục, xây nhà thờ và xây trường học... là quan trọng. Tuy nhiên, tất cả những việc này Giáo Hội chúng ta đã làm, Đức Giáo Hoàng thấy cần phải chú trọng đến việc huấn luyện lực lượng giáo dân nòng cốt. Điều này rất cần thiết. Bởi lẽ những người này chia sẻ sứ mạng của Giáo Hội cũng như năm xưa các Tông đồ đã chia sẻ sứ mạng của Chúa Giêsu.

     Noi gương Chúa Giêsu trong việc tuyển chọn và huấn luyện các tông đồ, Cha Giuse cũng rất chú trọng việc tuyển chọn và huấn luyện lực lượng giáo dân nòng cốt, tiêu biểu là Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ (HĐMVGX) trong công tác hoạt động Tông Đồ nhằm xây dựng và phát triển Giáo Xứ.

     Để việc hoạt động Tông Đồ hiệu quả, các Tông Đồ phải ở với Chúa.

Ở với Chúa là SỐNG VỚI CHÚA, để Chúa dạy dỗ và để Chúa huấn luyện.

 

1.  Ở với Chúa để tận mắt chiêm ngắm lối sống của Chúa.

     Chúa Giêsu có một lối sống rất chuẩn mực. Ngài muốn các Tông Đồ ở với Ngài để học lối sống của Ngài.

     Chúa quân bình giữa hoạt động và cầu nguyện. Dù tất bật với đời sống hoạt động, Chúa vẫn tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện. Các Tông Đồ ở với Chúa là để học với Chúa điều này.

     Ngoài ra, Chúa còn nêu gương cho các Tông Đồ về tấm lòng mục tử, lối sống khó nghèo và sự khôn ngoan trong cách ứng xử.

     Đặc biệt, Chúa còn nêu gương cho con người về sự thống nhất trong lời nói và hành động. Chúa đã nêu gương và thực hành những điều Ngài dạy.

 

2. Ở với Chúa để được Chúa dạy dỗ.

     Nhiều điều Chúa dạy các Tông Đồ không hiểu. Khi chỉ có thầy trò, các Tông Đồ đã xin Chúa giải thích. Chúng ta thấy rõ điều này qua các dụ ngôn như người gieo giống, dụ ngôn lúa tốt và cỏ lùng... Các Tông Đồ đã xin Chúa giải thích cho các ông hiểu.

         Ở đây chúng ta thấy điều khác biệt giữa các Tông Đồ với những người khác là các Tông Đồ ở với Chúa. Những gì không hiểu, các ông trực tiếp hỏi Chúa. Chúa giải thích cho các ông một cách cặn kẽ. Nhờ đó, các ông hiểu Lời Chúa một cách thấu đáo.

     Đây là điều mà chúng ta cần phải học hỏi nơi các Tông Đồ. Chúng ta phải chịu khó học hỏi Lời Chúa qua việc nghe giảng, tham gia các khóa học, đọc sách và cầu nguyện. Điều này giúp chúng ta hiểu Lời Chúa một cách sâu sắc. Đây chính là lý do mà Chúa muốn chúng ta ở với Chúa.

 

3. Ở với Chúa để được Chúa huấn luyện.

     Chúa huấn luyện rất tuyệt vời. Ngài chú trọng thực hành hơn lý thuyết. Cụ thể là Ngài sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng. Trong khi các Tông Đồ chưa thật sự vững vàng. Có vẻ như Chúa không đợi các Tông Đồ phải vững vàng Ngài mới giao việc. Đối với Chúa, phải giao việc, người ta mới vững vàng. Điều Chúa cần nơi các Tông Đồ là phải can đảm nhận việc dù chưa vững vàng. Chính sự can đảm này giúp các Tông Đồ trở nên vững vàng.

    Đây là điều chúng ta cần học nơi các Tông Đồ. Chúng ta sẵn sàng nhận những công việc Chúa trao và nỗ lực thực hiện. Điều này giúp chúng ta ngày càng giỏi giang hơn. Thực tế chứng minh chúng ta trở nên thành thạo trong việc Tông Đồ không phải do chúng ta học nhiều mà do chúng ta thực hành nhiều. Khi chúng ta thực hành nhiều, chúng ta đang để Chúa huấn luyện mình. Đây chính là mục đích Chúa muốn chúng ta ở với Chúa.

 

4. Ở với Chúa để kể cho Chúa nghe những buồn vui của đời hoạt động Tông Đồ.

     “Các Tông Đồ tụ họp quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6, 30).

     Điều này cho thấy Chúa Giêsu là trung tâm đời hoạt động  của các Tông Đồ. Ngài sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng. Sau khi đi rao giảng Tin Mừng các Tông Đồ về kể lại cho Chúa nghe tất cả những việc các ông làm và những điều các ông giảng. Nghĩa là các ông kể cho Chúa nghe mọi sự vui buồn, thành công cũng như thất bại, những thuận lợi cũng như khó khăn… Chúa sẵn sàng lắng nghe với tất cả sự chia sẻ. Và Ngài cũng mời gọi chúng ta mở lòng với Chúa về mọi buồn vui trong cuộc sống, trong hoạt động tông đồ... Nỗi buồn sẽ vơi đi, niềm vui sẽ nhân lên. Nhờ đó mọi việc trong cuộc sống và hoạt động tông đồ của chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

 

07. Xướng TM: Mt 12, 1-8

  

08. K.DÂNG LỄ MISA  

 

09. HÁT ĐẦU LỄ:         TỚI BÀN THỜ THIÊN CHÚA                                                                         

1/ Hỡi nhân trần từ muôn phương mau tới đây. Trước bàn thờ Thiên Chúa dâng lời tụng ca

ĐK. ÔI THÁNH LỄ NHIỆM MẦU CỰC LINH LÀ GIÁ MUA VINH PHÚC QUÊ TRỜI, VÀ LÀ CHÍNH NGUỒN SỰ SỐNG HIẾN VINH ĐÂY SUỐI TUÔN HỒNG ÂN MUÔN ĐỜI.

2/ Hỡi muôn lòng còn đam mê theo thế gian, tới bàn thờ Thiên Chúa lãnh nhận hồng ân.

3/ Hỡi tâm hồn ngày đêm đau thương khóc than, tới bàn thờ Thiên Chúa hưởng nguồn ủi an.

 

10. HÁT DÂNG LỄ:                         KINH DÂNG

1/ Con dâng về Thiên Chúa đây hy lễ của một chiều xưa, ôi Con Chúa hiến mình vì yêu, đền tội cho nhân thế trăm chiều.

ĐK: XIN CHA THƯƠNG NHẬN LỄ VẬT NÀY. XIN CHA BAN HỒNG ÂN DƯ ĐẦY. LÒNG CON VUI SƯỚNG TỪ ĐÂY. CON HĂNG SAY ĐI VỀ MUÔN PHƯƠNG, TRAO ĐÔI TAY CHO NGƯỜI MẾN THƯƠNG, ĐEM TIN YÊU CHO ĐỜI NGÁT HƯƠNG.

2/ Đây ly rượu tấm bánh con dâng Chúa với giọt mồ hôi, bao công khó với dòng lệ rơi cùng niềm vui giây phút bên Ngài.

3/ Ôi bao niềm yêu mến con con mơ ước tiến Ngài ngày đêm. Môi ca hát những lời tình thương, nguyện là hương thơm ngát thiên đường.

11. HÁT TẠ LỄ:        VINH QUANG NHỮNG BƯỚC CHÂN

ĐK.VINH QUANG NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐI TRUYỀN RAO TIN MỪNG CỨU ĐỘ CHO MỌI NGƯỜI KHẮP MỌI NƠI. VINH QUANG NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐI TRUYỀN RAO TIN MỪNG CỨU ĐỘ CHO MỌI NGƯỜI KHẮP MUÔN NƠI.

1. Người truyền rao yêu thương, người dẹp tan hận thù những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn nơi. Người truyền rao tin vui, người dẹp tan lắng lo những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn người.

 

 

 

 

 

TAM NHẬT TT CẦU CHO HĐMV TÂN CỰU

T.BẢY: 22.07.2023

Cha giảng huấn hoặc một người đọc:

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TÂN CỰU GIÁO XỨ  BÌNH CHÂU TĨNH TÂM DỊP MỪNG BỔN MẠNG 31.07:

HAI THÁNH PHÊRÔ ĐOÀN CÔNG QUÝ VÀ EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG

* KHÓA 19 (2019-2023): MÃN NHIỆM

* KHÓA 20 (2023-2027): BỔ NHIỆM

 

VAI TRÒ CỦA ĐỨC MARIA GIỮA CÁC TÔNG ĐỒ?

Đức Maria được các Tông Đồ đề cao và đã góp phần hết sức có thể cho Giáo Hội sơ khai. 

Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Kitô, đã đóng một vai trò cơ bản trong những biến cố làm thay đổi thế giới. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế, đã nuôi nấng và ở bên cạnh Người dưới chân thập giá. 

Sau cái chết và sống lại của Chúa Giêsu, Tân Ước kể rất ít về hoạt động của Đức Maria.

Nếu Chúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ vai trò rao giảng Tin Mừng cho thế giới, thì Đức Maria đã làm gì?

Đức Maria có tham gia gì trong những ngày đầu của Giáo hội không?

Tân Ước cho chúng ta một vài chỉ dẫn về vai trò của Đức Maria giữa các Tông Đồ.

Trước hết, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ của Người cho thánh Gioan, “người môn đệ được yêu”. Người ta thường chấp nhận rằng, vào thời điểm Chúa Giêsu chịu tử nạn, người cha nuôi của Ngài là thánh Giuse đã chết, để Chúa Giêsu lại cho gia đình dưới sự chăm sóc của người mẹ. 

Khi hấp hối trên thập giá, Chúa Giêsu đã bảo thánh Gioan chăm sóc Mẹ của mình: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà". Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh". Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19, 26-27).

Ban đầu có vẻ như thánh Gioan chăm sóc Mẹ ở Giêrusalem, như sách Công Vụ Tông Đồ đã viết: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phêrô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Máthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1, 12-14).

Rõ ràng Đức Maria đã hiện diện giữa các Tông Đồ trong những ngày đầu của Giáo Hội, đã hiệp nhất với họ trong việc cầu nguyện. Sự hiện diện của Mẹ có lẽ rất thinh lặng, đã nâng đỡ và khích lệ sứ vụ của các Tông đồ. 

Sau cái chết của Đức Maria, thánh Luca kể rằng: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một” (Cv 2,1-3). Mặc dù không đề cập cách rõ ràng, nhưng nhiều người tin rằng Đức Maria đã hiện diện giữa các môn đệ trong ngày lễ Hiện Xuống, làm chứng cho việc tuôn đổ Thánh Thần trên tất cả những người đang hiện diện. 

Các hoạt động của Đức Maria sau đó không được nói đến trong Tân Ước, và cũng không ai biết thêm được những gì đã xảy ra tiếp theo. 

Có truyền thống cho rằng thánh sử Gioan ở thành Êphêsô. Nhiều người tin rằng thánh Gioan sống trong thành này và Đức Maria cũng đã sống với Gioan tại đó, và việc lên trời của Mẹ cũng đã diễn ra ở đó. Cho nên, có thể Đức Maria đã dành phần lớn cuộc đời mình cho việc cầu nguyện và suy niệm. 

Một truyền thống khác cho rằng thánh Luca đã tham vấn Đức Maria để viết ra Tin Mừng của mình. Thánh nhân khẳng định rằng mình đã nghe từ nhiều người khác nhau để soạn ra trình thuật Tin Mừng của mình, mặc dù ngài không nói gì về Đức Maria (Lc 1,1-3). Bằng chứng cho thấy điều này có thể xảy ra vì Tin Mừng của Luca có rất nhiều tham chiếu về Đức Maria, trong đó có cả những câu chuyện chỉ có Đức Maria biết mà thôi.

Cuối cùng chúng ta biết rất ít về vai trò của Đức Maria giữa các Tông Đồ, nhưng chúng ta biết rằng, Mẹ đã ở đó, với tư cách là Mẹ của Đấng Cứu Thế, có lẽ Mẹ có một vai trò đặc biệt. Vì vậy, không uổng công khi Giáo Hội cầu khẩn cùng Đức Maria như “Nữ Vương các Tông Đồ”.

Đức Maria trung tâm giáo lý về ơn Cứu độ

Lòng sùng kính đối với Đức Maria - giống như tôn kính Thánh giá và Bí tích Thánh Thể - luôn luôn là một trụ cột cơ bản của đức tin, nhưng với lễ nhớ Đức Maria, Mẹ Hội Thánh được thiết lập vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn làm nhiều hơn nữa. Trước hết, ĐTC muốn làm thế nào để lòng sùng kính này có thể là điều tốt cho Giáo Hội và có thể làm gia tăng ý nghĩa vai trò làm Mẹ trong Hội Thánh của Đức Maria, nhưng trên tất cả là đặt Đức Maria ở trung tâm giáo lý về ơn cứu độ. Thực tế, trong mối tương quan với Chúa Kitô, lòng đạo đức đối với Đức Maria xuất phát trực tiếp từ đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Bởi vì Chúa muốn Mẹ, một người phụ nữ, là Mẹ của Con Thiên Chúa, qua mẹ, con người có thể đạt tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Vai trò làm mẹ của Đức Maria bắt đầu bằng việc Truyền tin: Với lời xin vâng, Đức Mẹ ưng thuận để Chúa đi vào lịch sử. Và vì thánh ý Thiên Chúa, việc làm mẹ của Đức Maria không kết thúc dưới chân Thánh giá, mà trở nên vĩnh cửu. Hơn nữa, trong ngày Lễ Ngũ Tuần Mẹ còn hiện diện cùng với các Tông Đồ - các tín hữu đầu tiên chờ đợi Chúa Thánh Thần: đây là mối liên kết giữa việc kính nhớ Mẹ Hội Thánh với Lễ Chúa Thánh Thần mà Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn nhấn mạnh.

 

07. Xướng TM:  Ga 20, 1.11-18

 

08. K.DÂNG LỄ MISA

 

09. HÁT ĐẦU LỄ:                  057. KINH ĐẦU LỄ                                                      

Lm Huyền Linh

1. Ngày xưa trên đồi Gôl-gô-tha, Mẹ đứng gần bên thánh giá, Mẹ nhìn Chúa trút hơi thở cuối đời. Mẹ đồng công dâng lễ đền bồi. Giờ đây trên bàn thờ bao vui say, đoàn con hợp dâng thánh lễ, nhờ Mẹ giúp xác hồn con trắng trong, để xứng đáng tham dự lễ này.

ĐK. CON DÂNG LÊN NỮ VƯƠNG TẤM LÒNG NHỎ BÉ ĐƯỢC THẬT TÌNH MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI. CHO ĐỜI CON TRỞ NÊN TRÓT ĐỜI CỦA LỄ CHỜ NGÀY VỀ HƯỞNG PHÚC QUÊ TRỜI.

2. Nhìn lên bàn thờ ôi thương đau, thập giá còn lênh láng máu, mà vì Chúa vốn chưa thoả mối tình. Còn đòi nơi rượu bánh ẩn mình. Đoàn con suy về tình yêu bao la, đồng dâng lòng tin sắt đá, nguyện Mẹ giúp con được luôn thiết tha, lòng mến Chúa không sợ phai nhoà.

 

10. HÁT DÂNG LỄ :          29* LE HIEN DÂNG. “C

1. Ngaøy xöa treân nuùi (i) Calveâ. Meï ñaõ hieán daâng hieán daâng chính con yeâu Meï. Meï nhöõng mong cöùu vôùt nhaân traàn ñeå laøm cuûa leã toaøn thieâu, ñeå laøm cuûa leã tình yeâu.

ÑK: VÔÙI NOÃI NIEÀM THAØNH TAÂM YEÂU MEÁN KHAÁN MEÏ DAÂNG LEÂN CHUÙA BAÙNH THÔM VÔÙI RÖÔÏU NHO. TROÙT CUOÄC ÑÔØI BUOÀN THÖÔNG NÔI NÔI. ÑÔÙN ÑAU TRONG TAÂM HOÀN CUØNG THA THIEÁT DAÂNG LÔØI. HEÁT TAÂM TÌNH ÑÔØI CON DAÂNG HIEÁN VÔÙI RÖÔÏU NHO BAÙNH MIEÁN TIEÁN DAÂNG CHA TÌNH THÖÔNG. SÖÙC LAO ÑOÄNG TÖØNG GIOÏT MOÀ HOÂI THAÉM TREÂN BAO RUOÄNG ÑOÀNG CAÀU NGAØI BAN MUOÂN ÔN.

2. Giôø ñaây con muoán (i) hieán daâng. Con muoán hieán daâng baùnh thôm vôùi röôïu nho laønh. Öôùc mong Chuùa thöông vui nhaän, ñeå laøm cuûa leã toaøn thieâu, ñeå laøm cuûa leã tình yeâu.

 

11. HÁT TẠ LỄ :                CÙNG MẸ RA KHƠI

Lm. Minh Anh (bài chủ đề bế mạc năm thánh 2010)

1a. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi loan báo Tin Mừng. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi rắc gieo bình an, lòng tràn tin yêu hy vọng, dạt dào yêu thương khôn cùng. Có Mẹ vững tâm tay chèo.

1b. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi nhân chứng Nước Trời. Cùng Mẹ ra khơi con đi muôn nơi sống cho tình yêu, rạng ngời danh Cha trên trời, hoà bình dưới thế cho người. Khắp nơi chan hoà yên vui.

ĐK. RA KHƠI VỚI MẸ LA-VANG, RA KHƠI VỚI MẸ VIỆT NAM. DÙ BÃO TỐ DÙ PHONG BA, HÃI CHI. RA KHƠI VỚI MẸ LA-VANG, RA KHƠI VỚI MẸ VIỆT NAM. NGÀN NĂM MỚI, MỘT TƯƠNG LAI SÁNG NGỜI.

 

HĐMV Tân Cựu ngồi sẵn 4 hàng ghế 2 bên . Rao Lịch xong HĐMV K.19 dàn hàng ngang chỗ tam cấp theo thứ tự để bắt đầu nghi thức nhận bằng Mãn Nhiệm)

 

 

NGHI THỨC TRAO BẰNG MÃN NHIỆM

 

Cha chủ sự: (Nói ít lời cám ơn khích lệ những Quí Chức đã phục vụ khóa 19, nhiệm kỳ 2019-2023)

Xin Chúa Chúc Phúc Lành cho Qúi Chức, và toàn gia đình.

Xin Quí Vị tiếp tục phục vụ theo cách thức khác. Đặc biệt là xây dựng “Nhịp Cầu Hiệp Thông Đoàn Kết” trong Giáo Xứ.

Cha Chủ sự trao bằng Mãn Nhiệm:

HDV: Kính mời HĐMV K.19 tiến lên nhận bằng mãn nhiệm, xin cha xứ trao bằng mãn nhiệm cho Quý Vị.(HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay)

HDV: Xin một vị Đại Diện HĐMV K.19 có đôi lời cảm tạ. Chụp hình.

 

 

NGHI THỨC TUYÊN HỨA VÀ TRAO  BẰNG BỔ NHIỆM

HDV: Kính thưa cha, quý chức và cộng đoàn dân Chúa.

Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, Cộng Đoàn giáo xứ đã chọn lựa những người được coi là có lòng đạo đức, có khả năng và lòng nhiệt thành vào Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, để góp phần “Xây dựng một Hội Thánh tham gia, hiệp thông vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm.” Theo gương hai Thánh quan thầy: Thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quí và Thánh giáo dân Emmanuel Lê Văn Phụng.

Hôm nay, Quí chức tuyên hứa và được bổ nhiệm trong cương vị là thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, với nhiệm kỳ 4 năm (2023– 2027)

Xin mọi người cầu nguyện và nâng đỡ, để nhờ ơn Chúa, những người này sẽ quảng đại dấn thân, tích cực phục vụ phát triển Giáo Xứ, theo đường hướng mục vụ của Giáo Phận.

HDV: Xin Cha Chính Xứ xướng danh 5 vị được bổ nhiệm vào Ban Thường Vụ HĐMVGX và 9 vị trong Ban Mục Vụ 3 Khu. 

(Có danh sách kèm theo)

(Xin mời những vị có tên trong danh sách bầu chọn tiến lên xếp hàng)

Cha Chính Xứ thẩm vấn:

Anh (chị) em thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ  thân mến,

Trong Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân có viết: “Vì được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô, giáo dân phải góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Những hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi không có hoạt động tông đồ đó, thì hoạt động của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ” (Chương 3, số 10).

Giờ đây, Anh (chị) em đã được cộng đoàn Dân Chúa tín nhiệm để phục vụ cộng đoàn, vậy anh (chị) em có hứa sẽ chu toàn mọi trách vụ được Giáo Hội trao phó không? 

HĐMV: Chúng con xin hứa.

Cha Chính Xứ: Trong khi thi hành chức vụ, anh (chị) em có hứa tuân theo giới luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, vâng phục Đức Giám Mục Giáo phận và các linh mục coi sóc anh chị em không?

HĐMV: Chúng con xin hứa. 

Cha Chính Xứ: Trong khi thi hành nhiệm vụ, anh (chị) em có hứa sẽ kiên trì vượt qua mọi trở ngại, dấn thân làm việc tông đồ, ngõ hầu làm sáng Danh Chúa và mưu ích cho tha nhân không? 

HÐMV: Chúng con xin hứa

Cha Chính Xứ: Vậy, trước mặt Chúa và trước sự hiện diện của cộng đoàn, anh (chị) em hãy long trọng nói lên lời cam kết của mình. 

HĐMV: Quỳ, giơ tay phải lên và cùng đọc lời cam kết:

“Để chu toàn phận sự đã lãnh nhận / chúng con xin cam kết / Sẽ đem hết khả năng cộng tác với linh mục chính xứ / và với các thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ / giáo hạt / giáo phận / trong mọi hoạt động mục vụ của giáo xứ / giáo hạt / giáo phận / để Thiên Chúa thêm vinh danh / và nhân loại được cứu rỗi / Xin Thiên Chúa phù trợ chúng con”/ Amen. 

(bỏ tay xuống)

Cha Chính Xứ  (đứng):

Anh (chị) em thân mến,

Bằng những lời cam kết chân thành mà quí chức đã nói lên trước mặt Chúa và cộng đoàn, với tư cách là Linh mục chính xứ, đại diện Đức Giám Mục Giáo Phận, tôi chính thức công bố: Kể từ hôm nay, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Bình Châu, Giáo Hạt Tân Thạnh bắt đầu phục vụ trong nhiệm kỳ bốn năm, theo Quy Chế của Giáo Phận.

Anh (chị) em hãy cầu nguyện và cộng tác với những người đại diện của anh chị em, để làm cho Giáo Xứ, Giáo Hạt và Giáo Phận mỗi ngày một phát triển tốt đẹp theo thánh ý Thiên Chúa, trong sức mạnh thánh hóa của Chúa Thánh Thần...

 

NGHI THỨC SAI ĐI

 

- Đón nhận Thánh Thần

(Quí Chức cùng giơ hai tay cao, khát khao đón nhận Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa).

Hát (Hoặc đọc):

ĐK. Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con.

TK. Cho con ơn “khôn ngoan” để phục vụ dân Chúa, cho con ơn “sức mạnh” để loan báo “Tin Vui” và cho con “tầm nhìn” cùng mọi người vươn tới tương lai.

- Đặt tay và lời nguyện sai đi (Quý Chức bỏ tay xuống, cúi đầu.

Cha chủ sự  giơ tay phải, hướng về phía Quý Chức, đọc Lời nguyện sai đi):

Lạy Chúa là Đấng ban phát mọi quyền hành, xin đổ tràn Thánh Thần trên các tôi tớ Chúa đây, biến họ trở thành những người đạo đức, khôn ngoan, tự tin, kiên quyết - biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần tông đồ thực thụ - cùng nhau xây dựng một Giáo Hội tại gia và một Hội Thánh tham gia, hiệp thông vì sứ vụ, trong tinh thần đồng trách nhiệm - biết hợp tác phục vụ hữu hiệu với hàng giáo phẩm và những người thiện chí để góp phần thiết lập một Giáo Hội thực sự, kiến tạo mùa xuân Hội Thánh và Dân Tộc.

 

Xin Chúa tiếp nhận, thánh hóa những người này và sai họ đi làm vườn nho Chúa. Xin củng cố đức tin, đức cậy, đức mến nơi họ, biến đổi họ nên những tông đồ nhiệt thành phụng sự nước Chúa và đem ơn cứu độ đến cho mọi người.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

Bài hát:                                LỜI NGUYỆN TRUYỀN GIÁO                             

ĐK.Vinh quang những bước chân đi truyền rao Tin Mừng cứu độ cho mọi người khắp mọi nơi. Vinh quang những bước chân đi truyền rao Tin Mừng cứu độ cho mọi người khắp muôn nơi.

 

1. Người về nơi thôn quê người về nơi thị thành những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn nơi. Người về nơi hang sâu, người về nơi núi cao những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn người.

 

 

XƯỚNG KINH CN 16 TNA (23.07.23) (CÓ NT MÃN NHIỆM – BỔ NHIỆM – SAI ĐI)

XƯỚNG KINH CN 16 TNA (23.07.23)

(CÓ NT MÃN NHIỆM – BỔ NHIỆM – SAI ĐI)

 

                 







1. HÁT K.CTT–TIN –CẬY– MẾN

 

2. ĐỌC TIỂU SỬ HAI THÁNH PHÊRÔ QUÝVÀ EMMANUEL PHỤNG

 

* Thánh Phêrô Đoàn Công Quí

Ngài là con của ông Antôn Đoàn Công Miêng và bà Anê Nguyễn Thị Trường, sinh năm 1826, tại họ đạo Búng, Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Ngay từ nhỏ, cậu Phêrô đã có lòng ước ao dâng mình cho Chúa. Sau khi đã nhập vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse (Thị Nghè), Thầy Phêrô được gởi đi tu học tại đại chủng viện Thừa Sai Paris ở Pénang (Malaysia), năm 1848; hoàn tất chương trình đào tạo, trở về quê hương vào ngày 11/04/1855. Lúc bấy giờ các vua triều Nguyễn, nhất là vua Tự Đức, đang cấm đạo rất gắt gao. Vào tháng 9 năm 1858, Thầy được chịu chức một cách âm thầm tại Thủ Dầu Một; sau đó, được cử đi phục vụ tại các giáo xứ Lái Thiêu, Gia Định, Kiến Hòa, làm Cha Phó họ đạo Cái Mơn (Vĩnh Long), và là Cha Sở họ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng, An Giang), từ ngày 27/12/1858, trú ngụ tại nhà ông câu Emmanuel Lê Văn Phụng.

Cùng với lòng nhiệt thành tông đồ, hăng hái phục vụ bổn đạo, Cha còn có lòng yêu mến Đức Mẹ một cách đặc biệt. Nhờ có tài hát xướng, Cha đã sáng tác những bài thánh ca để phổ biến lòng tôn sùng Đức Mẹ. Ngoài ra, Cha luôn khao khát tử đạo để làm chứng cho Chúa. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, khi có dịp là cha sẵn sàng dâng hiến mạng sống, để làm chứng cho Chúa. Và Cha đã thực hiện được ý nguyện khi được Bề Trên cử về Cù Lao Giêng làm Cha Sở.

Về nhiệm sở mới được 10 ngày, Cha bị bắt cùng với ông Câu Emmanuel Lê Văn Phụng, và 32 giáo dân khác, vào ngày 07/01/1859 và bị giam giữ tại nhà tù Châu Đốc cho đến ngày 31/07/1859.

* Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng

Ngài sinh năm 1796, tại họ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng), làng Tấn Đức, tổng An Bình, tỉnh An Giang, thuộc Trấn Châu Đốc.

Là một gia đình gương mẫu, cùng với vợ là bà Anna Của, ông đã nuôi dạy 9 người con và 2 người con nuôi nên những người đạo đức, tốt lành. Với lòng bác ái cao quý, ông thường chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khổ, túng thiếu,… nhất là trong thời dịch bệnh và ngay cả khi bị giam tù ở Châu Đốc.

Với tinh thần tông đồ cao, ông hăng say hy sinh, phụng sự Chúa và phục vụ anh em. Trong thời gian cấm đạo rất gắt gao, ông vẫn âm thầm dâng đất cất nhà thờ, chủng viện và nhà các dì phước. Trong nhà ông, thường xuyên có các linh mục trú ngụ. Có thời gian, có 5 linh mục cùng một lúc; trong đó có các vị thừa sai nước ngoài (Tây dương đạo trưởng).

Ngoài ra, ông còn có tài ngoại giao rất đặc biệt. Ông có mối quan hệ rất tốt với chính quyền địa phương, cụ thể là Quan Huyện. Nhờ đó, mà giáo dân Cù Lao Giêng vẫn được an bình trong thời điểm cấm đạo rất khó khăn.

 Vì có người tố cáo, ngày 07 tháng 01 năm 1859, Ông bị bắt cùng với cha Phêrô Đoàn Công Quí và 32 giáo dân khác. Các ngài bị điệu về Châu Đốc giam giữ.

Gương sáng tử đạo

Trong suốt 7 tháng trời, Tổng trấn và quan quân Triều đình ra sức dụ dỗ Cha Phêrô và ông Emmanuel bỏ đạo, để được thăng quan, tiến chức và tưởng thưởng. Nhưng các ngài vẫn một mực yêu mến Đức Kitô, nhiệt tình với Tin Mừng Phúc âm và trung thành với Giáo Hội.

Không thuyết phục được, Tổng Trấn gởi sớ về triều đình xin án lệnh. Vua Tự Đức châu phê và gởi về Châu Đốc ngày 30/07/1859. Ngày hôm sau, 31/07/1859, tại Bến Chà Và (Bến Cây Mét), các ngài đã hiến dâng mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng Phúc âm.

Để tuyên dương công trạng, nhân đức và tinh thần tông đồ đầy nhiệt huyết, vào ngày 02/05/1909, Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong các ngài lên bậc Chân phước (Á thánh).

Sau đó, vào ngày 19/06/1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng các ngài lên bậc Hiển Thánh cùng với 115 vị tử đạo khác tại Việt Nam.

Các ngài đã nêu gương sáng về Đức Tin kiên vững, Đức Mến nồng nàn, Đức Cậy vững vàng, nhất là lòng nhiệt thành loan báo cho mọi người Tin Mừng tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Đây còn là mẫu gương sống động về tinh thần đồng trách nhiệm giữa linh mục và giáo dân, giữa Cha sở và Hội Đồng mục vụ giáo xứ mọi thời và mọi nơi.

Cũng còn đúng với đường hướng xây dựng giáo phận theo mô hình của một Hội Thánh tham gia và hiệp thông trong tinh thần đồng trách nhiệm.

 

3. KINH HAI THÁNH PHÊRÔ QUÝ VÀ EMMANUEL PHỤNG

Kính lạy hai thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng / là những chứng nhân anh dũng /đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Kitô và Tin Mừng của Chúa.

Các Thánh đã chỉ cho thế gian con đường về Trời/ xin hãy tỏ cho chúng con con đường yêu thương và sự sống của Chúa Cha/ Xin hãy giúp chúng con nếm cảm hạnh phúc khi nhận biết Đức Giêsu Kitô/ khi yêu mến Chúa và làm cho Chúa được yêu mến./ Giống như các Thánh/ chớ gì chúng con khám phá ra niềm vui được sống trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần/ để bước theo Đức Giêsu Kitô với đức tin son sắt và niềm cậy trông vững bền.

Xin dạy chúng con yêu mến/ luôn sống bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể một cách sâu đậm hơn./ Chính ở đó/ chúng con sẽ gặp gỡ Chúa trong chân lý/ hầu được thánh hóa trọn vẹn./ Chớ gì sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể lôi cuốn chúng con,/ làm cho chúng con được no thỏa/ và là nguồn an ủi cho mỗi người chúng con.

Xin hãy giúp chúng con khám phá ra rằng/ Lời Chúa là ánh sáng cho thời đại hôm nay/ và là kim chỉ nam/ để yêu mến và phục vụ anh em trong niềm vui,/ cách đặc biệt nơi những anh em nghèo khổ và bé mọn chung quanh./ Xin hãy dạy chúng con biết làm chứng nhân của Đức Giêsu Kitô trong cuộc sống đời thường,/ bằng cách yêu thương/ chia sẻ/ hy sinh và tha thứ/ cùng chu toàn mọi bổn phận và trách nhiệm hằng ngày/ qua những việc làm cụ thể/ thiết thực và hiệu quả/ để đem lại sự nâng đỡ/ niềm an ủi cho mọi người./ Nhờ đó/ chúng con được sống hạnh phúc viên mãn trong nước Chúa/ cùng Các Thánh muôn đời. Amen.

 

4. Nghe Rao Lịch: Thông Tin Sinh Hoạt Mục Vụ GX-GH-GP-GH

5. Xướng TM cho CĐ cùng đọc.

6. K.DÂNG LỄ MISA  (KTN.8. Đ.3)    

7. HÁT ĐẦU THÁNH LỄ

8. Ca nhập lễ:          

TRÈO LÊN CAO SƠN                  

Hùng Lân

 

ĐK. Trèo trèo lên, ai được trèo lên cao sơn Chúa. Ai được đứng trong thánh điện, đứng trong đền thờ.

1. Ấy là người vô tội có lòng thật thà trong trắng. Không mê đắm bã phù hoa, không man trá chẳng thề gian.

2. Ấy là người sống đạo công bình tận tình bác ái. Coi ai cũng là anh em, yêu thương chẳng trừ một ai.

3. Ấy là người thánh thiện theo đường lành đường vị tha. Năng suy gẫm lời Ngài ban, luôn tuân giữ luật Ngài ra.

 

2.* NGHI THỨC TRAO BẰNG MÃN NHIỆM – BỔ NHIỆM – TUYÊN HỨA NHẬM CHỨC HĐMV

(HĐMV Tân Cựu ngồi sẵn 4 hàng ghế 2 bên . Rao Lịch xong HĐMV K.19 dàn hàng ngang chỗ tam cấp theo thứ tự để bắt đầu nghi thức nhận bằng Mãn Nhiệm)

 

NGHI THỨC TRAO BẰNG MÃN NHIỆM

 

Cha chủ sự: (Nói ít lời cám ơn khích lệ những Quí Chức đã phục vụ khóa 19, nhiệm kỳ 2019-2023)

Xin Chúa Chúc Phúc Lành cho Qúi Chức, và toàn gia đình.

Xin Quí Vị tiếp tục phục vụ theo cách thức khác. Đặc biệt là xây dựng “Nhịp Cầu Hiệp Thông Đoàn Kết” trong Giáo Xứ.

Cha Chủ sự trao bằng Mãn Nhiệm:

HDV: Kính mời HĐMV K.19 tiến lên nhận bằng mãn nhiệm, xin cha xứ trao bằng mãn nhiệm cho Quý Vị.

(HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay)

HDV: Xin một vị Đại Diện HĐMV K.19 có đôi lời cảm tạ.

(HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay)

Chụp hình.

 

NGHI THỨC TUYÊN HỨA VÀ TRAO  BẰNG BỔ NHIỆM

HDV: Kính thưa quý cha, quý khách, quý tu sỹ nam nữ, quý chức và cộng đoàn dân Chúa.

Sau khi cầu nguyện và suy nghĩ, Cộng đoàn giáo xứ đã chọn lựa những người được coi là có lòng đạo đức, có khả năng và lòng nhiệt thành vào Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, để góp phần “Xây dựng một Hội Thánh tham gia, hiệp thông vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm.” Theo gương hai Thánh quan thầy: Thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quí và Thánh giáo dân Emmanuel Lê Văn Phụng.

Hôm nay, Quí chức tuyên hứa và được bổ nhiệm trong cương vị là thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, với nhiệm kỳ 4 năm (2023– 2027)

Xin mọi người cầu nguyện và nâng đỡ, để nhờ ơn Chúa, những người này sẽ quảng đại dấn thân, tích cực phục vụ phát triển Giáo Xứ, theo đường hướng mục vụ của Giáo Phận.

HDV: Xin Cha Chính Xứ xướng danh 5 vị được bổ nhiệm vào Ban Thường Vụ HĐMVGX và 9 vị trong Ban Mục Vụ 3 Khu.  (Có danh sách kèm theo)

( Xin mời những vị có tên trong danh sách bầu chọn tiến lên xếp hàng)

Cha Chính Xứ thẩm vấn:

Anh (chị) em thành viên Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ  thân mến,

Trong Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân có viết: “Vì được tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Chúa Kitô, giáo dân phải góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội. Những hoạt động của giáo dân cần thiết đến nỗi không có hoạt động tông đồ đó, thì hoạt động của các chủ chăn thường không đạt được kết quả đầy đủ” (Chương 3, số 10).

Giờ đây, Anh (chị) em đã được cộng đoàn Dân Chúa tín nhiệm để phục vụ cộng đoàn, vậy anh (chị) em có hứa sẽ chu toàn mọi trách vụ được Giáo Hội trao phó không ? 

HĐMV: Chúng con xin hứa.

Cha Chính Xứ: Trong khi thi hành chức vụ, anh (chị) em có hứa tuân theo giới luật của Thiên Chúa, trung thành với Giáo Hội, vâng phục Đức Giám Mục Giáo phận và các linh mục coi sóc anh chị em không?

HĐMV: Chúng con xin hứa. 

Cha Chính Xứ: Trong khi thi hành nhiệm vụ, anh (chị) em có hứa sẽ kiên trì vượt qua mọi trở ngại, dấn thân làm việc tông đồ, ngõ hầu làm sáng Danh Chúa và mưu ích cho tha nhân không? 

HÐMV: Chúng con xin hứa

Cha Chính Xứ: Vậy, trước mặt Chúa và trước sự hiện diện của cộng đoàn, anh (chị) em hãy long trọng nói lên lời cam kết của mình. 

HĐMV: Quỳ, giơ tay phải lên và cùng đọc lời cam kết:

“Để chu toàn phận sự đã lãnh nhận / chúng con xin cam kết / Sẽ đem hết khả năng cộng tác với linh mục chính xứ / và với các thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ / giáo hạt / giáo phận / trong mọi hoạt động mục vụ của giáo xứ / giáo hạt / giáo phận / để Thiên Chúa thêm vinh danh / và nhân loại được cứu rỗi / Xin Thiên Chúa phù trợ chúng con”/ Amen. (bỏ tay xuống)

Cha Chính Xứ (đứng):

Anh (chị) em thân mến,

Bằng những lời cam kết chân thành mà quí chức đã nói lên trước mặt Chúa và cộng đoàn, với tư cách là Linh mục chính xứ, đại diện Đức Giám Mục Giáo Phận, tôi chính thức công bố: Kể từ hôm nay, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Bình Châu, Giáo Hạt Tân Thạnh bắt đầu phục vụ trong nhiệm kỳ bốn năm, theo Quy Chế của Giáo Phận.

Anh (chị) em hãy cầu nguyện và cộng tác với những người đại diện của anh chị em, để làm cho Giáo Xứ, Giáo Hạt và Giáo Phận mỗi ngày một phát triển tốt đẹp theo thánh ý Thiên Chúa, trong sức mạnh thánh hóa của Chúa Thánh Thần.

Trao Vi Bằng Bổ Nhiệm: (Cộng đoàn đứng)

Cha Chính Xứ  trao Vi Bằng Bổ Nhiệm cho 5  vị trong Ban Thường Vụ HĐMVGX và 9 vị trong Ban Mục Vụ 3 Khu

- Người giúp lễ đưa khay Vi Bằng Bổ Nhiệm ra trước người đứng ở giữa – để Cha Xứ trao cho từng người.

- Trao xong, mời quý chức quay về hướng cộng đoàn, Cha Xứ đứng giữa

(HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay chúc mừng)

- Đại diện HĐMV K 20 có lời cám ơn (Tân chủ tịch HĐMV) (HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay)

- HDV: Xin mời vị nguyên Chủ tịch  Khóa 19 lên trao sổ bàn giao cho tân chủ tịch khóa 20) (HDV: Xin cộng đoàn cho tràng pháo tay)

- Các vị Tân HĐMVGX quay lên, cúi đầu và lần lượt trở về chỗ của mình. Tiếp tục Thánh Lễ.

Kết thúc trao bằng Bổ Nhiệm thì :

BẮT ĐẦU THÁNH LỄ

……………..………..

BÀI ĐỌC I: Kn 3, 1-9

"Chúa chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu".

Bài trích sách Khôn Ngoan.

Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Ðối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.

Khi đến giờ Chúa ghé mắt nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu toả ra như ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét xử các dân tộc, sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đã tin tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người Chúa chọn.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA:                                                  

NGÀY VỀ 2                         

Lm. Kim Long

ĐK. Người đi trong nước mắt đem hạt giống gieo trên nương đồng. Người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngào ngạt hương.

1. Khi Chúa dẫn lưu đồ Sion trở về, ta tưởng trong giấc mơ. Tiếng cười đầy ứ trong miệng, và cửa môi tràn lời ca hát

2. Hôm ấy nghe dân ngoại nói với nhau rằng: bao kỳ công khắp nơi, Chúa thực hiện giữa dân Người, niềm vui sướng vui tràn lan muôn lối.

3. Ai bước ra nương đồng gieo giữa lệ sầu, sẽ về trong sướng vui, lúa vàng từng nhánh tươi màu, và tiếng ca hòa nhịp chân bước.

BÀI ĐỌC II: Rm 8, 31b-39

"Dầu sự chết, dầu sự sống cũng không thể tách biệt chúng ta khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa".

Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con mình, nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta, há Người lại chằng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao? Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn? (Chả lẽ là) chính Chúa, Ðấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án? (Chả lẽ là) Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã chết và hơn nữa đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta?

Ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Ðức Kitô được? Hay là gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, gươm giáo sao? Như có lời chép rằng: "Vì Chúa mà thâu ngày chúng tôi bị tử hình. Chúng tôi bị coi như con chiên đem đi giết".

Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những sự ấy vì Ðấng đã yêu thương chúng ta. Tôi chắc chắn rằng: dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay các bậc quyền quý, tài sức, dù những sự hiện tại hay tương lai, hoặc sức mạnh, dù cao hay sâu, dù tạo vật nào khác, cũng không có thể tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Ðó là lời Chúa.

 

 

ALLELUIA:

All. All. – Chúa phán rằng: Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời, Ta sẽ tuyên xưng họ, trước mặt Cha Ta ở trên Quê Trời – All.

 

PHÚC ÂM: Lc 9, 23-26

"Ai mất mạng sống mình vì Ta, sẽ được sống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày và theo Ta. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất nó; còn ai mất mạng sống mình vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả thế gian mà phải thua thiệt và mất mạng sống mình, thì được ích gì? Bởi lẽ kẻ nào hổ thẹn vì Ta và vì lời Ta, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn khi họ đến trước tôn nhan Ngài, tôn nhan Chúa Cha và các Thiên Thần".

Ðó là lời Chúa.

BÀI GIẢNG

 

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

 

Chủ Tế: Anh chị em thân mến, hai thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng là những đấng đã hết lòng tin tưởng và yêu mến Chúa và Giáo Hội, sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận. Với tâm tình cảm phục và mến yêu hai bậc anh hùng tiền bối trong đời sống đức tin, chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện:

 

1. Hội Thánh có sứ mệnh làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người/ Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tuôn tràn sức mạnh trên Hội Thánh/ để Hội Thánh luôn chu toàn sứ mệnh Chúa giao.

 

2. Đức Thánh Cha thay mặt Chúa lãnh đạo dân Chúa ở trần gian/  Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Đức Thánh Cha và các vị mục tử trong Hội Thánh/ được tràn đầy ơn khôn ngoan và sức mạnh Chúa Thánh Thần/ để các ngài có thể nhiệt tâm chu toàn trách nhiệm Chúa trao.

 

3. Hai thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng đã can đảm bước theo chúa Kitô trên con đường thập giá và đã anh dũng hiến dâng mạng sống để nói lên lòng yêu mến Chúa của mình/  Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu biết luôn cố gắng noi gương các ngài mà bước trọn con đường Chúa đã đi qua/ tích cực giới thiệu Chúa cho chính đồng bào của mình.

 

4. Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ nhiệm kỳ 2019–2023 luôn gắn bó và tin yêu Chúa giữa muôn vàn thử thách của cuộc đời / biết noi gương hai thánh bổn mạng Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng/ hầu xây dựng một Hội Thánh tham gia và hiệp thông vì sứ vụ trong tinh thần đồng trách nhiệm.

 

5. Trước tiên anh em hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người/ còn mọi thứ khác Người sẽ thêm cho/ Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những quí chức đã tận tâm phục vụ trong Hội đồng mục vụ giáo xứ qua các nhiệm kỳ/ bản thân cũng như gia đình/ được nhiều sức khỏe và ơn lành/ Xin Thiên Chúa thưởng công bội hậu cho quí chức còn sống cũng như đã qua đời.

 

Chủ Tế: Lạy Chúa, Thánh Phêrô Đoàn Công Quí và Emmanuel Lê Văn Phụng đã không ngần ngại hy sinh mạng sống để tuyên xưng đức tin, nói lên lòng mến của các ngài đối với Chúa; xin Chúa thương trợ giúp để chúng con có thể luôn hiên ngang sống đức tin đã lãnh nhận. Nhờ đó mai sau chúng con cùng được chung hưởng vinh quang với các ngài trên thiên quốc. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng  con. Amen.

 

Ca Dâng Lễ:                                                LỄ VẬT ÂN TÌNH                                                   Lm. Văn Chi

 

ĐK. La....la...la....la.. Con nay xin đến làm lễ hy sinh, làm lễ ân tình, dâng trọn vẹn về Chúa xác hồn với tâm tư.Bao nhiêu mơ ước, những đắng cay những muộn phiền dệt thành khúc tân ca mà dâng lên Thiên Chúa làm của lễ tôn thờ.

1. Dâng về Thiên Chúa tuổi đời những phôi pha, năm tháng bao nhạt nhoà, tình yêu vẫn thiết tha.Xin Ngài nhận lấy làm chứng từ mến thương, đẹp ngời ý thiên đường, bát ngát như trầm hương.

2. Dâng về Thiên Chúa tiếng lòng những mênh mông, là tiếng ca tầm thường, dệt bao ý mến thương. Tâm tình dâng hiến, nguyện dâng từ sớm mai và cả lúc đêm về hay khi trong chiều sương.

 

Ca Hiệp Lễ:                               TÌNH CHÚA YÊU TÔI                              Vũ Đình Trác+Hải Linh

 

ĐK. Tình Chúa yêu tôi, ôi tình Chúa tuyệt vời. Nhân sinh bao la (ha há ha) ôi nhân sinh mặn mà. Chúa đã sinh ra tôi trong bầu trời ánh sáng. Chúa đã sinh ra tôi trong cõi nhân sinh huy hoàng.

*Từ bao năm qua con đã làm gì cho Chúa? Lạy Chúa con chỉ là đầy tớ vô duyên, là đầy tớ vô duyên, vô duyên bất tài, con vô duyên bất tài.

*Nhưng con kiên vững chân thành. Nhưng con kiên vững chân thành. Con luôn kiên vững (ư) chân thành.

1. Chúa sai con trên cuộc đời sóng gió chông gai. Qua muôn nẻo đường tay Chúa an bài.

2. Con yêu thương khắp cõi nhân sinh gần xa. Xin ơn trên cho khắp nhân sinh hiền hòa.

3. Muôn muôn đời con ca ngợi tình Chúa bao dung. Con ca ngợi tình Chúa muôn đời.

 

KINH HÒA BÌNH

Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm; để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng; để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ, chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.

 

(Sau lời nguyện Hiệp Lễ)

 

 

NGHI THỨC SAI ĐI

 

- Đón nhận Thánh Thần (Quí Chức cùng giơ hai tay cao, khát khao đón nhận Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa).

Hát (Hoặc đọc):

ĐK. Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần. Xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con.

T.K. Cho con ơn “khôn ngoan” để phục vụ dân Chúa, cho con ơn “sức mạnh” để loan báo “Tin Vui” và cho con “tầm nhìn” cùng mọi người vươn tới tương lai.

- Đặt tay và lời nguyện sai đi (Quý Chức bỏ tay xuống, cúi đầu. Cha chủ sự  giơ tay phải, hướng về phía Quý Chức,

                                                                   đọc Lời nguyện sai đi):

Lạy Chúa là Đấng ban phát mọi quyền hành, xin đổ tràn Thánh Thần trên các tôi tớ Chúa đây, biến họ trở thành những người đạo đức, khôn ngoan, tự tin, kiên quyết - biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần tông đồ thực thụ - cùng nhau xây dựng một Giáo Hội tại gia và một Hội Thánh tham gia, hiệp thông vì sứ vụ, trong tinh thần đồng trách nhiệm - biết hợp tác phục vụ hữu hiệu với hàng giáo phẩm và những người thiện chí để góp phần thiết lập một Giáo Hội thực sự, kiến tạo mùa xuân Hội Thánh và Dân Tộc.

 

Xin Chúa tiếp nhận, thánh hóa những người này và sai họ đi làm vườn nho Chúa. Xin củng cố đức tin, đức cậy, đức mến nơi họ, biến đổi họ nên những tông đồ nhiệt thành phụng sự nước Chúa và đem ơn cứu độ đến cho mọi người.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

 

Bài hát:                                                       LỜI NGUYỆN TRUYỀN GIÁO  (Dao Kim)

ĐK.Vinh quang những bước chân đi truyền rao Tin Mừng cứu độ cho mọi người khắp mọi nơi. Vinh quang những bước chân đi truyền rao Tin Mừng cứu độ cho mọi người khắp muôn nơi.

 

1. Người về nơi thôn quê người về nơi thị thành những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn nơi. Người về nơi hang sâu, người về nơi núi cao những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn người.

 

2. Người truyền rao yêu thương, người dẹp tan hận thù những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn nơi. Người truyền rao tin vui, người dẹp tan lắng lo những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn người.

 

3. Người đã đem tin yêu, người sưởi ấm cuộc đời những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn nơi. Người dọi chiếu ánh sáng người dẹp tan tối tăm những bước chân rộn ràng loan báo tin bình an cho muôn người.

 

BÀI CA PHC V

Lm. Mi Trầm

Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời, hành trang ta mang trên vai phục vụ mọi nơi, từng bước ta đi chân người in vết phục vụ, từng tiếng ta nói vang dội hăng vang vang, phục vụ từng việc ta làm muôn đời lưu dấu phục vụ. Tình Chúa bao la muôn đời sáng chói Người đến nơi đây mang lại yêu thương.

Trong mọi nơi trong mọi lúc tinh thần phục vụ bừng sáng như đuốc thiêng soi đường dẫn lối như ánh đăng xóa mờ hận thù soi vào ngục tù soi vào cõi âm u. Phục vụ là cho không, phục vụ là quên mình. Phục vụ không đời đền đáp, phục vụ ân nghĩa không chờ.

Phục vụ là cho không phục vụ là quên mình. phục vụ là cho không, phục vụ vì Chúa Kitô.