Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

GIẢI THÍCH PHỤNG VỤ : NHỮNG THÁNH LỄ AN TÁNG

ROME (Zenit.org),- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Ai có thể được Giáo Hội chôn cất, và ai có thể được một Thánh lễ an táng? Nếu một người tín hữu của Giáo Hội Công Giáo chưa được rửa tội trước khi chết, nhưng có ý muốn được rửa tội, có thể cử hành một Thánh Lễ an táng cho họ không? Nếu một người Công Giáo đã được rửa tội, đã nhận lãnh sự Rước Lễ lần đầu và đã được thêm sức, nhưng hôn nhân của họ không được làm phép trước khi chết, có thể cử hành Thánh Lễ cho họ không? Nói sao về một thành viên Giáo Hội đã đóng góp tài chánh bao nhiêu năm cho Giáo Hội và có những địa vị trong Giáo Hội, nhưng sau khi ông chết người ta hồ nghi không biết ông đã được rửa tội chưa? Ông ấy có thể được an táng theo nghi thức Giáo Hội không, hay là có thể cử hành Thánh Lễ cho ông ấy không?—D.A., Accra, Ghana.

Giáo hội thường quảng đại với những người đã qua đời, và trong những giới hạn của nó.
Trước hết, chúng ta phải phân biệt giữa sự dâng một Thánh Lễ an táng và sự cử hành một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho sự nghỉ an đời đời của một linh hồn đặc biệt.
Vì ý sau cùng là ý cơ bản riêng của linh mục, cho dầu dâng theo sự thỉnh cầu của một người đặc biệt, và vì thực tế không có những hạn chế về kẻ chúng ta có thể cầu nguyện, hầu hết các ý chỉ có thể được chấp nhận. Trong những trường hợp có thể gây gương xấu, cách riêng nếu người ấy bị từ chối Thánh Lễ an táng, thì công khai hóa ý chỉ này sẽ là điều bất khôn.
Ngược lại, một Thánh Lễ an táng, là một hành vi cơ bản công khai trong đó Giáo Hội cầu bàu cho kẻ qua đời có tên tuổi. Một Thánh L an táng là một Thánh Lễ sử dụng những công thức trong Sách Lễ Roma và trong sách các phép về những đám tang. Một số công thức này có thể được sử dụng dầu không có xác của ngưòi qua đời.
Vì bản tính công khai của nó, sự cầu xin công khai của Giáo Hội cho một linh hồn qua đời bị hạn chế hơn. Một Thánh Lễ an táng có thể được cử hành cho hầu hết các người Công Giáo, nhưng có những trường hợp đặc biệt trong đó giáo luật đòi buộc phải từ chối một Thánh Lễ an táng. Giáo Luật 1184-1185 nói:
 “Giáo Luật 1184 tiết 1. Trừ khi đã biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó trước khi qua đời, những người sau đây không được an táng theo nghi thức Giáo Hội:
1/ những người bội giáo, những người lạc giáo và những người ly giáo hiển nhiên;
2/ những ngươi đã chọn hoả táng thi hài mình vì những lý do nghịch với đức tin Kitô giáo.
3/ những tội nhân hiển nhiên khác, mà việc an táng theo nghi thức Giào Hội không thể không gây gương xấu công khai cho các tín hữu.
Tiết 2. Nếu nẩy sinh một hồ nghi nào, thì phải tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền địa phương và phải tuân theo phán quyết của ngài.
 “Giáo Luật 1185:. Cũng phải từ chối bất cứ Thánh lễ an táng nào đối với người bị tước quyền được an táng theo nghi thức Giáo Hội
Trên thực tế, những sự lên án nghiêm khắc này được áp dụng cách hoạ hiếm. Một phần, là vì nhiều tội nhân có những dấu chỉ sám hối trước khi chết.
Tương tự, các Giáo Luật có thể được mở cho một số giải thích. Trong Số 1184 tiết 1 tiếng hiển nhiên có nghĩa là được biết công khai. Do đó kẻ nào dã bỏ đức tin và kết hợp với một nhóm khác sẽ bị chối từ an táng; kẻ nào ấp ủ những nghi nan hay những bất đồng riêng tư thì không.
Những trường hợp của những kẻ chọn hoả thiêu vì những lý do nghịch đức tin thì rất hoạ hiếm và khó mà minh chứng.
Những trường hợp tế nhị nhất là những trường hợp trong Số 1184 tiết 1,3. Nhiều nhà giáo luật học nói rằng muốn bị từ chối an táng, thì người đó phải được biết đang sống công khai trong một tình trạng tội nặng và việc an táng theo Giáo Hội sẽ gây nên gương xấu.
Cách đây lối một năm tại Italy, Giáo Hội đã từ chối một sự an táng theo nghi thức Giáo Hội cho một người vận động được biết trên binh diện quốc gia về sự làm chết êm dịu (euthanasia), ông này đã xin và được chấp nhận loại bỏ hệ thống nâng đở-sự sống của ông. Trong trường hợp này sự thỉnh nguyện một sự an táng cho kẻ nào chỉ có danh Công Giáo tự nó là một sự quảng cáo để thu hút cho tổ chức sau chiến địch. Cũng vậy, người nào bị vạ tuyệt thông hay là bị cấm chế (vì dụ, một người Công Giáo chuyên việc phá thai) sẽ bị chối cử hành nghi lễ an táng.
Vì tính nghiêm khắc của những thủ tục chối từ sự an táng theo nghi thức Giáo Hội, những người sống trong hôn nhân bất hợp lệ và những kẻ tự tử thường không bị từ chối việc an táng. Trong những trường hợp ấy sự từ chối an táng có thể hơn là không phản tác dụng và gây nên sự hiểu lầm và sự cay đắng không cần thiết. Giáo Hội cầu bàu cho linh hồn và để sự xét xử cuối cùng cho Thiên Chúa.
Tương tự Thánh Lễ an táng là những Thánh Lễ giổ, những Thánh lễ này có phần ở giữa một ý và một Thánh Lễ an táng. Mặc dầu, nói cho đúng, những Thánh lễ này không bị cấm đoán theo Giáo Luật 1184, những Thánh Lễ đó sẽ không nên cử hành công khai nếu người đó đã bị chối từ lễ an táng.
Về những người Kitô hữu không-Công Giáo, giám mục địa phương có thể cho phép một lễ an táng trong một số trường hợp nói rõ trong sách Kinh Chỉ nam Đại Kết 120: “Theo sự phán đoán khôn ngoan của đấng Bản Quyền địa phương, những nghi thức Giáo Hội Công Giáo có thể được ban cho các thành viên một Giáo Hội không - Công Giáo hay là Cộng đồng giáo hội, trừ khi điều đó hiển nhiên nghịch với ý muốn của họ và miễn là không có sẵn thừa tác viên của họ, và những dự liệu chung của Giáo Luât không cấm điều đó (x.Giáo Luật 1183,3).”
Về những trường hợp thứ nhất và thứ ba do độc giả chúng ta trình bày, chúng ta có thể qui chiếu về Giáo Luật 1183.
 “Giáo Luật 1183 tiết 1. Về những gì liên quan đến việc mai táng, các người dự tòng phải được coi như như các Kitô hữu.
 “tiết 2. Đấng Bản Quyền địa phương có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho những nhi đồng nào mà cha mẹ đã có ý xin Rửa Tội, nhưng đã chết trước khi được Rửa Tội.”
Điều này sẽ áp dụng cho người nào đã có ý nhận phép Rửa Tội nhưng bị ngăn trở vì chết, cũng như cho người nào bị hồ nghi không biết Rửa Tội chưa, nhưng đã sống tích cực trong Giáo Hội.
Trong trường hợp thứ nhất phụng vụ an táng có thể được cử hành như thường, chỉ bỏ ngôn ngữ trực tiếp qui chiếu về bí tích. Cũng một sự đó áp dụng cho trường hợp thứ hai, nhưng sự bỏ nhắc tới bí tích sẽ chỉ được làm nếu sự kiện người đó chưa bao giờ được Rửa Tội có thể cầm chắc với một mức độ chắc chắn.
Nền tảng của sự này là giáo lý về bí tích Rửa Tội do lòng muốn, trong trường hợp này Giáo Hội tin rằng một linh hồn công khai ước muốn bí tìch sẽ nhận lãnh tất cả những ân sủng Rửa Tội trong lúc chết, trừ dấu ấn bí tích. Ân sủng sau không được ban bởi vì nó trực tiếp hướng về sự thi hành sự thờ phượng trong cuộc sống.

Sau cùng, các lễ an táng Công Giáo không được cử hành cho những kẻ không-Kitô hữu.