Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

XK CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU CN 4 PS


XK CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU
(T.BẨY – CN) (11-12/05/2019)
 
Người Xướng Kinh thông báo Ý CN và mở sách KTN hay tài liệu theo số trang để Cộng Đoàn mở trước khi Xướng Kinh.
Thí dụ:  Trong giờ kinh này xin Cộng đoàn hợp ý cầu nguyện cho (một) người xin:
                 + Được gặp thầy gặp thuốc.            
                 + Đi đường được bình an.. . . . . . . . .
01. LẠY CHÚA GIÊSU CHÚNG CON THỜ LẠY CHÚA 
02. NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN. AMEN.
03. LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG - ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN
04. SẤP MÌNH - TIN -CẬY-MẾN-ĂN NĂN TỘI
05. HỌC GIÁO LÝ CĐ:  
      Đọc 1 câu GL trong tuần. NHD đọc câu hỏi. CĐ thưa.(2 lần)
06. NHẬN BIẾT ƠN GỌI TU TRÌ? (một người đọc)
 Hỏi:
Thưa cha, xin cha cho biết làm cách nào để nhận ra một người có ơn gọi đời sống tu trì?
Đáp:
Để trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên lại cần đến khá nhiều giấy mực và cả những kinh nghiệm của những nhà đào tạo trong các Dòng tu. Tuy nhiên tôi cho rằng thắc mắc của bạn không đòi hỏi nhiều đến thế. Điều bạn ưu tư cũng trùng hợp với những nỗi băn khoăn của các bậc làm cha làm mẹ khi tự hỏi không biết con mình có ơn gọi đi tu hay không nhất là khi thấy con cái có vẻ ham thích việc đạo đức, ưa bắt chước các cha hay các bà sơ...
Tôi cũng không muốn bàn sâu về đời tu dưới cái nhìn Thần học hay Giáo luật mà chỉ muốn trao đổi với bạn về đời tu theo cách nhìn thông thường không phân biệt tu dòng hay tu làm linh mục.
Ơn gọi tu trì dù ở dưới góc độ nào cũng bao gồm hai yếu tố: Lời mời gọi từ phía Thiên Chúa và sự đáp trả từ phía con người.
Làm sao biết được Thiên Chúa kêu gọi mình để có thể đáp lại tiếng gọi ấy?
Chỉ trừ những ơn gọi đặc biệt nghe được tiếng Chúa trong những hoàn cảnh khác thường, còn thông thường thì tiếng Chúa gọi có thể đến từ những thôi thúc nội tâm làm cho ứng sinh cảm thấy ước muốn hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa. Ơn gọi có thể đến qua các biến cố như một dịp tĩnh tâm, một lần dự lễ phong chức, một chuyến thăm viếng vùng truyền giáo... Ơn gọi có thể đến từ việc tiếp xúc những vị lãnh đạo trong Hội Thánh hoặc tiếp xúc với một cộng đoàn tu hay một vị tu sĩ linh mục mà mình cảm thấy yêu mến và ngưỡng mộ. Có thể ơn gọi được triển nở trong một môi trường mà giá trị đời tu luôn được cổ võ và khích lệ. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp ơn gọi nẩy sinh từ những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi cho đời sống đạo. Thậm chí ơn gọi có thể manh nha từ một ước muốn vụ lợi nữa.
Tất cả những tình huống nêu trên chỉ muốn trình bày tiếng gọi của Chúa có thể đến từ nhiều bối cảnh khác nhau và những thôi thúc ban đầu ấy mới chỉ là những dấu hiệu sơ khởi còn cần được củng cố hay thanh luyện bằng những hướng dẫn cụ thể trong suốt quá trình huấn luyện và đào tạo.
Để có thể đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, người được kêu gọi cũng cần có một mức độ trưởng thành và được hoàn toàn tự do cũng như thực sự ý thức về quyết định dấn thân của mình. Vì thế mà ứng sinh cũng phải đạt đến một độ tuổi mà sự phát triển về tâm lý cũng như tinh thần tương ứng với đòi hỏi của ơn gọi.
Tùy theo đặc sủng và mục đích của các dòng tu hay điều kiện của các chủng viện mà những tiêu chuẩn có sự khác biệt. Nhìn chung, ta có thể nêu ra những điều kiện cơ bản như sau:
- Có ý hướng ngay lành chứ không bị thúc đẩy bởi những động cơ vụ lợi, không vì áp lực bởi gia đình hay những người xung quanh, không bị tác động bởi môi trường xã hội khiến cho ý hướng tu trì bị vẩn đục
- Có một sức khỏe ổn định để đảm nhận sứ mạng và đòi hỏi của đời tu.
- Có sự quân bình về tâm lý để có thể vượt qua những thách đố của đời tu, để có thể hòa nhập với cuộc sống đời thường, để có những mối tương giao tốt đẹp với người khác về mặt tình cảm cũng như hoạt động.
- Có khả năng trí tuệ thích hợp để có thể đảm trách những công tác được trao phó, và có thể tự trang bị cho mình một vốn kiến thức đầy đủ làm nền tảng vững chắc cho đời sống đức tin theo kịp nhịp tiến bộ của xã hội.
- Có khả năng sống đời tu một cách tích cực nghĩa là tìm thấy niềm vui, sự bình an, hăng say chứ không chỉ là một gánh nặng phải cố mà mang lấy cho xong.
- Có một đời sống luân lý trong sáng và đời sống thiêng liêng tiến triển cách vững chắc. Đời sống ấy phải có hướng đi tới chứ không chỉ là những hăng hái nhất thời và nhạt dần theo năm tháng.
Là những người có trách nhiệm hay có những ưu tư về ơn gọi khi nhận thấy có những dấu hiệu sơ khởi, tích cực ta nên khuyến khích, nâng đỡ những mầm non ơn gọi. Chính đương sự cũng cần phải cầu nguyện để nhận ra tiếng gọi của Chúa. Cần tìm đến với những người khôn ngoan, đạo đức và hiểu biết về đời tu để được hướng dẫn. Điều quan trọng vẫn là thực hiện ý Chúa trên đời mình chứ không phải là tìm cách đeo đuổi ý định của mình hoặc cố gắng làm vui lòng người dù đó là cha mẹ hay người thân. Nếu Chúa đã mời gọi Ngài cũng sẽ ban cho những ơn huệ và năng lực để đáp trả.

Cộng Đồng: (cùng đọc)
Lạy Cha + Kính Mừng + Sáng Danh

Lạy Chúa Giêsu, / xưa Chúa đã chọn các môn đệ đầu tiên / để biến họ thành những người đánh cá phần hồn, / xin làm cho lời Chúa gọi ngọt ngào thuở xưa / ‘Hãy theo Thầy’ / bây giờ lại tiếp tục vang lên. / Xin Chúa ban cho các thanh niên nam nữ / biết mau mắn đáp lời Chúa mời gọi. / Xin Chúa phù hộ các đức giám mục, / các linh mục / và những người đang dâng mình cho việc truyền giáo. / Xin Chúa ban ơn kiên trì cho các chủng sinh của chúng con,/ và những ai đang hiến mình phụng sự Chúa. / Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, / là gương mẫu Ơn Thiên Triệu,/ xin Mẹ giúp chúng con biết đáp lời Chúa gọi / để cộng tác vào chương trình cứu chuộc của Ngài. / Amen.
Hát:
Lạy Chúa xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành. Để nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên Tông Đồ thiện toàn mở Nước Chúa Trời.(2 LẦN)

07.* Ngày CN:  Nghe Rao Lịch: Thông Tin Sinh Hoạt Mục Vụ GX-GH-GP-GH
08. Xướng TM cho CĐ cùng đọc.
  * Ngày CN không suy niệm bắt kinh Dâng Lễ luôn.    
  * Ngày thường: Suy niệm Lời Chúa theo “GĐSLC”

09. K.DÂNG LỄ MISA  (KTN.8. Đ.3)    
10. CA HIỆP LỄ  (NHD Bắt cho cộng đoàn cùng đọc)  
11. K. DỌN MÌNH RƯỚC LỄ  (Một người đọc chậm.)
12. K. CÁM ƠN RƯỚC LỄ:  (Bắt cho cộng đoàn cùng đọc):
13. CÂU GLGĐ + CÂU TM + LN
14. SAU PHÉP LÀNH + CHÚC BÌNH AN. Bắt K.Khấn (nếu có):  QUÌ
      LC+KM+SD+ LẠY MẸ HẰNG CƯU GIÚP… (Không đọc K.Mẹ Hãy Nhớ)
15. HÁT TẠ LỄ   
16. LÀM DẤU KÉP TRƯỚC KHI RA VỀ.
Theo giọng truyền thống, chậm vừa để cho cộng đồng cùng đọc.Vừa cúi mình vừa đọc:
LẠY CHÚA GIÊSU, CHÚNG CON CẢM TẠ CHÚA.