Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

SỬA LỖI ANH EM

SỬA LỖI ANH EM
(Lc 18,15-17)
15 "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em.16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

Suy Niệm: Tuân Tử, một hiền triết Trung Hoa đã nói:
"Kẻ khen ta mà khen thật, mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi".
Bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy phải sửa lỗi trong tình huynh đệ, vì là con người không ai mà không lầm lỗi. Thánh Gioan đã quả quyết:" Nếu chúng ta nói mình không có tội, thì đó là tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta". Sửa lỗi huynh đệ là việc cần thiết và phải có nghệ thuật từng bước sửa lỗi cho anh em, và mời gọi hãy cùng nhau cầu nguyện với đấng công chính, đó là Đức Giêsu Kitô.

Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ, vì sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải bất hòa giữa anh em. Chúng con tin và can đảm sống điều đó," Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ".Amen.



Bài trích sách Công Vụ Tông Đồ
Kha-na-ni-a và Xa-phi-ra gian lận
Cv 5, 1-11
5 1 Có một người tên là Kha-na-ni-a cùng với vợ là Xa-phi-ra bán một thửa đất. 2Ông đồng ý với vợ giữ lại một phần tiền, rồi đem phần còn lại đặt dưới chân các Tông Đồ. 3Ông Phê-rô mới nói: "Anh Kha-na-ni-a, sao anh lại để Xa-tan xâm chiếm lòng anh, khiến anh lừa dối Thánh Thần, mà giữ lại một phần giá thửa đất? 4Khi đất còn đó thì nó chẳng còn là của anh sao? Bán đi rồi thì anh chẳng có quyền sử dụng tiền bán đó sao? Sao anh lại rắp tâm làm việc ấy? Anh đã không lừa dối người phàm, mà lừa dối Thiên Chúa ." 5Nghe những lời ấy, Kha-na-ni-a ngã xuống tắt thở. Tất cả những ai nghe kể lại chuyện này đều rất sợ hãi. 6Các thanh niên đến liệm xác ông và đem đi chôn.
7Khoảng ba giờ sau, vợ ông đi vào mà không hay biết chuyện đã xảy ra. 8Ông Phê-rô lên tiếng hỏi: "Chị nói cho tôi hay: anh chị bán thửa đất được bấy nhiêu, phải không? " Chị ta đáp: "Vâng, được bấy nhiêu thôi ." 9Ông Phê-rô liền nói: "Sao anh chị lại đồng lòng với nhau để thử thách Thần Khí Chúa? Kìa những người đã chôn cất chồng chị còn đứng ở ngoài cửa, họ sắp khiêng cả chị đi đấy! " 10Lập tức bà ta ngã xuống dưới chân ông Phê-rô và tắt thở. Khi vào, các thanh niên thấy bà đã chết, liền khiêng đi chôn bên cạnh chồng. 11Toàn thể Hội Thánh và tất cả những ai nghe kể chuyện này đều rất sợ hãi.

Không im lặng trước bạo quyền bất công
Không im lặng trước cường quyền, bất công, dối trá là xã hội đang tiến bước

'Cái giá của im lặng trước bất công'
"Nhưng tôi nghĩ rằng rồi đến lúc nào đó họ cũng phải cảm thấy cái giá họ sẽ phải trả cho việc thờ ơ đối với thời cuộc như thế nào và không dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ những người dám đấu tranh vì dân chủ, tự do, vì quyền con người, vì công lý,"
Ông Trần Tiến Đức nói với BBC hôm 20/12/2014.

 

Không im lặng trước tội lỗi và bất công


Kinh Thánh: Nê-hê-mi 5:6-13
Câu gốc:
“Tôi cũng giũ vạt áo tôi, mà rằng: Phàm ai không giữ làm theo lời hứa này, nguyện Đức Chúa Trời hãy giũ hắn khỏi nhà và khỏi hoa lợi của công lao hắn; nguyện hắn bị giũ sạch không như vậy!”
 (câu 13a).
Nê-hê-mi 5:6-13:
6 Khi tôi nghe các lời nầy và tiếng kêu la của họ, bèn lấy làm giận lắm. 7 Lòng tôi bàn tính về điều đó, cãi lẫy với những người tước vị các quan trưởng, mà rằng: Các người buộc tiền lời cho mỗi người anh em mình! Tôi nhóm lại một hội đông đảo đối nghịch chúng, 8 mà nói rằng: Cứ theo quyền chúng ta có chuộc lại anh em chúng ta, là người Giu-đa, mà đã bị bán cho các dân tộc, và các ngươi lại muốn bán anh em mình sao? Chớ thì họ sẽ bị bán cho chúng ta sao? Chúng bèn làm thinh chẳng biết nói chi nữa. 9 Tôi lại nói: điều anh em làm chẳng được tốt. Anh em há chẳng đáng lẽ ăn ở cách kính sợ Đức Chúa Trời, e bị sỉ nhục giữa các dân tộc, là thù nghịch của chúng ta, sao? 10 Tôi, anh em tôi, và các đầy tớ tôi cũng có cho họ vay mượn bạc và lúa mì vậy. Nhưng tôi xin anh em hãy bỏ cái ăn lời nầy. 11 Tôi xin anh em chánh ngày nay, hãy trả lại cho họ đồng ruộng, vườn nho, vườn ô-li-ve, và nhà cửa của họ, cùng lời một phần trăm về bạc lúa mì, rượu, và dầu, mà anh em đã bắt họ nộp. 12 Chúng nói rằng: Chúng tôi sẽ trả lại, và không đòi họ chi hết; chúng tôi sẽ làm như vậy y ông đã nói. Tôi đòi những thầy tế lễ, bắt chúng thề phải làm theo như lời hứa đó. 13 Tôi cũng giũ vạt áo tôi, mà rằng: Phàm ai không giữ làm theo lời hứa nầy, nguyện Đức Chúa Trời hãy giũ hắn khỏi nhà và khỏi hoa lợi của công lao hắn; nguyện hắn bị giũ sạch không như vậy! Cả hội chúng đồng nói: A-men! Chúng ngợi khen Đức Giê-hô-va. Đoạn, dân sự đều làm theo lời hứa ấy.”

Câu hỏi suy ngẫm:
Ông Nê-hê-mi làm gì khi biết được trong đám dân Giu-đa có nạn người bóc lột người?
Giới quyền thế đã đáp ứng thế nào trước sự khiển trách và lời kêu gọi của ông Nê-hê-mi?
Chúng ta thường làm gì khi thấy tình trạng bất công, sai trái trong Hội Thánh?

Khi nghe và chứng kiến tình trạng người nghèo bị bóc lột, ông Nê-hê-mi đã vô cùng căm phẫn và mạnh mẽ lên tiếng bênh vực những người cô thế bị chèn ép. Ông Nê-hê-mi đã không ngần ngại khiển trách hành vi xiết nợ của giới quyền thế. Ông phân tích vấn đề để những người giàu có này thấy rằng, ông và nhiều người khác đã phải cất công chuộc lại người Giu-đa từ những người ngoại quốc khác. Vậy thì không có lý do gì mà giới quyền thế lại muốn bán anh em mình cho người ngoại quốc, để ông Nê-hê-mi lại phải chuộc họ lần nữa sao? Ông Nê-hê-mi cũng mạnh dạn chỉ trích hành vi của giới quyền thế là không đẹp lòng Chúa, và điều đáng đau buồn hơn là hành vi vô nhân của họ sẽ bị các dân tộc thù nghịch sỉ nhục và chê cười (câu 9). Không dừng lại ở những lời lên án, ông Nê-hê-mi cũng đứng ra khuyên giới quyền thế hãy bỏ thói lấy lãi khi cho vay vì Đức Chúa Trời cấm điều đó (Phục Truyền 23:19-20). Đồng thời, ông cũng kêu gọi giới quyền thế hãy trả lại ruộng vườn, nhà cửa cùng tiền lãi trước kia họ đã bắt người nghèo phải nộp cho mình. Điều đáng mừng là giới quyền thế đã đồng ý làm theo những điều ông Nê-hê-mi kêu gọi. Ông lại cũng bắt họ phải hứa nguyện trước Chúa rằng họ sẽ làm y như những gì họ đã hứa. Và quang cảnh trong câu 13 dường như sáng sủa hẳn lên khi mọi người đồng thanh nói A-men và ai nấy đều chúc tụng Đức Giê-hô-va.
Có thể lắm chúng ta vô cùng ngưỡng mộ trước hành động nghĩa hiệp của ông Nê-hê-mi vì ông không yên lặng trước tội lỗi của anh em mình. Nhưng trớ trêu thay, chúng ta lại thường im lặng không dám có ý kiến khi nhìn thấy những điều sai trái trong Hội Thánh. Chúng ta lắm lúc cũng không đủ can đảm lên tiếng bênh vực những người cô thế vì sợ quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Hay tệ hại hơn nữa là chúng ta chấp nhận lối sống cầu an vì nghĩ đó không phải là chuyện của mình. Bài học hôm nay thách thức những ai bấy lâu nay chỉ biết sống yên ổn cho chính mình mà lại vô tâm trước sự bất công, sai trái đang xảy ra quanh mình. Im lặng trước sự sai trái cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang dung túng hay âm thầm đồng lõa để tội lỗi tiếp tục diễn ra.
Bấy lâu nay bạn đã có thái độ và hành động gì trước những bất công, sai trái xảy ra quanh mình?
Lạy Chúa, xin dạy con yêu mến sự chánh trực và công bình. Xin cho con có đủ can đảm bênh vực những người cô thế đang cần sự giúp đỡ quanh con.


SỰ TÀN NHẪN CỦA IM LẶNG

SỰ TÀN NHẪN CỦA IM LẶNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “im lặng là vàng”, “một điều nhịn, chín điều lành” hay “dĩ hòa vi quý”. Bản chất của những lời răn này là dạy con người ta tiết chế cảm xúc, biết hành xử vừa phải, đúng mực, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Đáng tiếc thay, “một bộ phận không nhỏ” trong chúng ta đang vận dụng lời răn này một cách sai lệch. Đó là sự im lặng tuyệt đối trước sự thật, im lặng nhu nhược trước cái ác hay im lặng nhẫn nhục trước bất công.
Phải chăng, ban đầu thói quen này xuất phát từ sự cả nể, tâm lý xuê xoa, ngại va chạm? Phải chăng, đâu đó không ít trong chúng ta quan niệm rằng “nói ra chẳng phải đầu cũng phải tai” trong khi “chẳng được lợi lộc gì”? Để rồi vì thế, lựa chọn im lặng được đưa ra để khỏi mất lòng ai, tránh mâu thuẫn, thù oán.
Phải chăng đó là biểu hiện của sự bất lực hay một tâm thế phản ứng tiêu cực với cái sai, nơi mà người ta lựa chọn im lặng thay vì hùa theo nó. Liệu ta có thể hài lòng khi lựa chọn im lặng trước khuyết điểm của đồng nghiệp và tự nhủ chỉ cần ta không tung hô họ đã là đủ. Liệu ta có thể thuyết phục được ta rằng chỉ bản thân sự im lặng của mình đã là thông điệp đủ mạnh để thay đổi cái sai và chỉ với chừng ấy ta cảm thấy không hổ thẹn với chính mình?
Phải chăng chúng ta không có niềm tin vào hiệu ứng từ sự lên tiếng của mình? Hay đã quen với việc tự nhủ “một cây làm chẳng lên non” dẫn đến lo sợ bị đánh giá là “ngựa non háu đá”? Có phải ai ai trong chúng ta cùng tự nhủ “mình nhường để người khác nói”, để rồi cứ im lặng chờ đợi trong…im lặng? Có lúc nào đó chúng ta tự biện hộ cho việc im lặng của bản thân mình như một sự “hy sinh thầm lặng” cho sự bình yên của chính bản thân và gia đình chúng ta?
Phải chăng đó chính là sự đầu hàng với chính bản thân mình, với cái sai, cái ác. Hay im lặng là sự hoài nghi của chúng ta vào chân lý, vào niềm tin cái thiện sẽ thắng cái ác, dù có phải trải qua một quá trình tranh đấu lâu dài? Hãy cứ dành thời gian lắng nghe câu chuyện từ những bàn nhậu, quán cà phê hay quán trà chanh “chém gió” bên vỉa hè, tôi tin chúng ta sẽ được nghe thôi thì cơ man là những bất công, bất bình, phản biện được người ta lôi ra với bạn hữu. Người ta hăng say, hằn học, hậm hực, day dứt, trì triết, mỉa mai một ai đó, một quyết định sai nào đó đã được đưa ra ở cơ quan mình dù cho khi quyết định ấy được đưa ra, họ hoàn toàn im lặng, họ giơ tay biểu quyết và thực tế, họ là một phần của quyết định đó.
Sự tàn nhẫn của im lặng là ở chỗ bên cạnh việc phó mặc cho cái sai tồn tại, nó tạo ra một hiệu ứng im lặng có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng. Để rồi đến một lúc nào đó, im lặng lại được coi là cách hành xử khôn ngoan, chuẩn mực. Và như thế, im lặng chính là sự tàn nhẫn với sự thật, với điều đúng, và với cả vận mệnh của chính bản thân, gia đình và thậm chí cả một dân tộc.

Hãy phá vỡ sự im lặng.
Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòi lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi dằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy  ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được dàn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kỳ thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.
Hãy bắt đầu phá vỡ sự im lặng trước cái sai bằng những đốm lửa nhỏ, bằng tình yêu với lẽ phải, bằng việc hòa mình vào một dòng chảy lớn hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thôi cho ta thói quen thỏa hiệp với cái sai, hãy nhìn thẳng vào cái sai nhưng đừng với tâm thế hằn học, nhỏ nhoi, cực đoan và bạo lực. Hãy kiên trì, mềm dẻo cảm hóa cái sai với niềm tin một lúc nào đó chính cái sai cũng lên tiếng, hòa vào bản giao hưởng của Chân - Thiện - Mỹ, phá vỡ sự im lặng vốn ngự trị bấy lâu nay.

Tôi đã từng im lặng, và tôi bắt đầu bước ra khỏi nó.


Nguyễn Công Thảo


Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA THÁNG TƯ / 2019

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2019





“Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người.” (Rm 8: 19)


Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, thông qua Giáo Hội Mẹ, Thiên Chúa “ban cho chúng ta mùa hân hoan này khi chúng ta chuẩn bị mừng đón mầu nhiệm Vượt Qua với lòng trí được đổi mới… khi chúng ta nhớ lại những sự kiện vĩ đại đã mang đến cho chúng ta cuộc sống mới trong Chúa Kitô (Kinh Tiền Tụng Mùa Chay I). Do đó, chúng ta có thể hành trình từ mùa Phục Sinh này đến mùa Phục Sinh khác hướng đến sự viên mãn của ơn cứu độ chúng ta đã được nhận lãnh nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô – “vì trong hy vọng chúng ta đã được cứu” (Rm 8:24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống dương thế, là một quá trình năng động cũng bao trùm lịch sử và tất cả muôn loài thọ tạo. Như Thánh Phaolô nói: “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8:19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành cùng hành trình hoán cải của chúng ta trong Mùa Chay sắp tới.

1. Ơn cứu chuộc của muôn loài thọ tạo
Cử hành Tam nhật Vượt qua kính nhớ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ, kêu gọi chúng ta hàng năm thực hiện một hành trình chuẩn bị, với nhận thức rằng được đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (xem Rôma 8:29) là một món quà vô giá của lòng thương xót Chúa.
Khi chúng ta sống như con cái Chúa, như những người được cứu chuộc, được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần (xem Rôma 8:14) và có khả năng nhìn nhận và tuân thủ luật pháp Chúa, bắt đầu với lề luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng mang lại lợi ích cho sáng tạo bằng cách hợp tác trong công trình cứu độ của tất cả tạo vật. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng muôn loài thọ tạo háo hức đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng của mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu có thể trải nghiệm sự viên mãn trong ơn cứu chuộc của chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca khen tán tụng Thiên Chúa. Thông qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng bao gồm các thụ tạo khác trong lời tụng ca đó, như chúng ta thấy được thể hiện một cách đáng ngưỡng mộ trong “Bài ca Tạo vật”, của Thánh Phanxicô thành Assisi (x. Laudato Si, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này, sự hài hòa được hình thành bởi ơn cứu độ liên tục bị đe dọa bởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.

2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Chúa, chúng ta thường cư xử theo chiều hướng hủy diệt đối với người lân cận và các thụ tạo khác - cũng như chính chúng ta - vì chúng ta bắt đầu nghĩ, một cách có ý thức hay vô thức, rằng chúng ta có thể sử dụng chúng theo ý chúng ta muốn. Khi đó, sự quá độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn được áp đặt bởi chính tình trạng con người và bản chất của chúng ta. Chúng ta chiều theo những mong muốn vô độ mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, là những người hành động mà không nghĩ gì đến Chúa cũng chẳng có chút hy vọng cho tương lai (xem 2: 1-11). Trừ khi chúng ta giữ khuynh hướng liên tục hướng tới lễ Phục sinh, hướng về phía chân trời Phục sinh, não trạng được thể hiện trong các khẩu hiệu “Tôi muốn tất cả và tôi muốn ngay bây giờ!” và “Quá nhiều chẳng bao giờ là đủ” sẽ dành được thế thượng phong.
Căn nguyên của mọi sự ác, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ lần xuất hiện đầu tiên, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta được liên kết một cách đặc biệt qua cơ thể của chúng ta. Sự rạn nứt trong tình hiệp thông với Thiên Chúa cũng làm suy yếu mối quan hệ hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi vườn địa đàng đã trở thành một nơi hoang dã (x. Stk 3: 17-18). Tội lỗi dẫn con người đến chỗ coi mình là thần minh của thiên nhiên, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải cho những mục đích phù hợp với thánh ý của Đấng Tạo Hóa, mà vì tư lợi của chính mình, gây phương hại cho các tạo vật khác.
Một khi luật Thiên Chúa, luật tình yêu, bị từ bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi ẩn giấu trong lòng con người (x. Mc 7: 20-23) mang hình dạng của sự tham lam và theo đuổi lạc thú vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc khai thác sáng tạo, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn không kềm chế, trong đó coi mọi ham muốn như một quyền [đáng được hưởng], và sớm hay muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì trong tầm tay của nó.

3. Sức mạnh chữa lành của sự ăn năn và tha thứ
Muôn loài thọ tạo đang cần một cách cấp thiết sự mặc khải vinh quang của con cái Thiên Chúa, là những người đã được tạo ra như “một thọ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.”(2 Cr 5:17). Thật vậy, khi được mặc khải, bản thân tạo vật có thể đón mừng một cuộc Vượt Qua, mở chính mình ra trước một trời mới và một đất mới (x. Kh 21: 1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta phải canh tân diện mạo và tâm hồn mình như các Kitô hữu thông qua sự ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Phục sinh.
Sự “trông mong háo hức” này, sự mong đợi của mọi loài thụ tạo này, sẽ được viên mãn trong sự mặc khải con cái Thiên Chúa, nghĩa là khi các Kitô hữu và tất cả mọi người bước một cách dứt khoát vào “cuộc hành trình” đòi hỏi sự hoán cải. Mọi loài thụ tạo được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Mùa Chay là một dấu hiệu bí tích của sự chuyển hoá này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí.
Chay tịnh, nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và tất cả những loài thọ tạo, học cách từ bỏ cám dỗ “nuốt chửng” mọi thứ để thỏa mãn lòng khao khát tham lam của chúng ta và sẵn sàng chịu đựng cho tình yêu, là điều có thể lấp đầy sự trống rỗng trong con tim chúng ta. Lời cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ thói thờ ngẫu tượng và sự tự mãn của bản ngã, giúp ta nhìn ra rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Việc bố thí, nhờ đó chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân với niềm tin viễn vông rằng chúng ta có thể bảo đảm cho mình một tương lai không hề thuộc về chúng ta. Và như thế, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui trong chương trình của Chúa dành cho sáng tạo và cho mỗi người chúng ta, đó là yêu mến Người, anh chị em của chúng ta, và toàn bộ thế giới, và tìm thấy nơi tình yêu này hạnh phúc đích thực của chúng ta.
Anh chị em thân mến, thời kỳ “mùa chay” trong bốn mươi ngày của Con Thiên Chúa trong sa mạc thiên nhiên là nhằm biến nó một lần nữa trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi xảy ra tội nguyên tổ (x. Mc 1: 12-13; là 51: 3). Cầu xin Mùa Chay năm nay của chúng ta là một hành trình trên cùng con đường đó, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho sáng tạo, để thiên nhiên có thể “được giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8:21). Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ. Nhờ thế, khi chào đón vào cuộc sống của chúng ta một cách cụ thể chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và cái chết, chúng ta cũng sẽ phản chiếu ánh quang rạng rỡ quyền năng biến đổi của chiến thắng ấy cho tất cả các tạo vật.
+ Đức Thánh Cha Phanxicô
Từ Vatican ngày 4 tháng 10, 2018
Lễ Thánh Phanxicô thành Assisi
Công bố: 26 tháng Hai, 2019









THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GP. THÁNG 4/2019


CỬ HÀNH MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ,
CHÚNG TA SỐNG MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA MÌNH

Anh Chị Em thân quý,
Giáo phận Long Xuyên hiệp thông với toàn thể Giáo hội toàn cầu đang bước lên đỉnh cao của Mùa Chay là Tuần Thánh và cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Để giúp nhau sống mầu nhiệm Vượt Qua, thư mục vụ tháng Tư có chủ đề “Cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, chúng ta sống mầu nhiệm vượt qua của mình”.
Trước hết chúng ta suy tư và chiêm ngắm mầu nhiệm Vượt Qua trong trình thuật Tin Mừng Luca (26,17- 29). Năm (05) điểm giúp chúng ta suy tư:
Điểm thứ nhất, Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô là một tưởng niệm. Quả thật, Chúa Giêsu thực hiện mầu nhiệm Vượt Qua của mình trong bầu khí dân Do Thái cử hành và tưởng niệm lễ Vượt Qua của họ trong Cựu ước. Trong Cựu ước, cần con chiên chịu sát tế để cứu thoát người Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập. Trong Tân Ước, Đức Kitô là Chiên bị sát tế, Người là Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian.
Điểm thứ hai, Mầu nhiệm vượt Qua của Đức Kitô là sự tham dự toàn diện con người vào cuộc cử hành. Thật vậy, nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Kitô “Vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang… trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá…” (Phi 2, 1-11).
Điểm thứ ba, Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô là sự hiệp thông cộng đoàn. Dân Do Thái, nhờ biến cố Vượt Qua đã trở thành Dân Thiên Chúa, thì Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô là sự quy tụ muôn người thành một dân “được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người...”(1Pr 2,9).
Điểm thứ tư, Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô là sự thực hiện trong thời gian, nhưng còn là sự chiêm niệm hướng về vĩnh cửu. Thật thế, tiệc Chiên Vượt Qua là Chúa Kitô được cử hành trong lịch sử con người, là hình bóng của tiệc cưới Chiên Con trên Thiên Quốc (x. Kh 19,9).
Điểm thứ năm, Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô còn được tiếp tục thực hiện trong việc cử hành Thánh Lễ của Hội Thánh. Bởi, Thánh lễ là tưởng niệm, là cử hành, là tham dự cộng đoàn và là chiêm niệm hướng về vĩnh cửu.
Anh chị em thân mến,
Với những suy tư trên, chúng ta được mời gọi cử hành Tuần Thánh với 5 ý tưởng tu đức của mầu nhiệm Vượt Qua như một bữa tiệc Thánh Thể.
Một là, nhờ Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa quyền năng và yêu thương luôn hiện diện với con người, dù con người là tội lỗi. Vì, với sự hiện diện của Ngài, “Ở đâu tội lỗi tràn đầy, thì ân sủng càng chan chứa”. Dù có lúc tưởng như Ngài im lặng, nhưng Ngài vẫn hiện diện và ngủ an bình trong khoang tàu Giáo hội đang chao đảo, để có thể can thiệp bất cứ lúc nào khi đến giờ của Ngài. Tham dự Thánh Lễ và sống Thánh Lễ là sự kiên nhẫn đợi chờ Chúa giải thoát ta.
Thứ hai, qua Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa quyền năng và yêu thương luôn hoạt động để cứu độ ta. Với bàn tiệc Lời Chúa, Ngài soi sáng và hướng dẫn cuộc đời ta. Với Mình Máu Ngài, Thiên Chúa là sức mạnh để ta chiến đấu và chiến thắng. Với tình huynh đệcộng đoàn, Ngài tháp tùng ta trong cuộc sống. Và với chức linh mục của Hội Thánh, Ngài phục vụ ta một cách hữu hình qua đức ái mục tử nơi các linh mục. Tham dự Thánh Lễ và sống Thánh Lễ, chúng ta đang đón nhận tình yêu cứu độ của Chúa.
Thứ ba, trong Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa không ngừng biến đổi ta thành con rất yêu dấu của Ngài. Đó là ơn tái sinh, là ơn lột xác, là ơn biến đổi. Trong Thánh Lễ, quyền năng Thần Khí của Chúa Kitô biến đổi bánh rượu thành Mình Máu Thánh Chúa. Trong cuộc sống, quyền năng của Thần Khí biến đổi chúng ta với tư cách là con để ta thưa Abba-Cha ơi. Dâng lên Thiên Chúa của lễ đời mình, ta đang cộng tác vào cuộc biến đổi này.
Thứ tư, nhờ Bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa quy tụ ta thành một cộng đoàn Vượt Qua của Ngài. Khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, chúng ta hình thành một gia đình thiêng liêng, trong đó, Thiên Chúa là Cha nghe ta cầu nguyện, Chúa Kitô là anh cả dạy ta cầu nguyện, và Chúa Thánh Thần đang cầu nguyện với ta,  và vì thế, chúng ta là anh chị em với nhau, trong tình yêu, trong hy vọng, trong chia sẻ và trong sứ vụ. Tham dự Thánh Lễ và sống Thánh Lễ ta đang sống trong sự hiệp thông của cộng đoàn Vượt Qua
Thứ năm, nhờ Bí tích Thánh Thể hướng về tiệc cưới Chiên Con, chúng ta được nếm trước niềm vui phục sinh với lời tuyên xưng: “Chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến”. Tham dự Thánh lễ và sống Thánh lễ, ta đang tận hưởng niềm vui và niềm hy vọng trong cuộc hành trình trần gian tiến về vĩnh cửu.
Tiếp tục những đề nghị mục vụ và loan báoTin Mừng của thư mục vụ tháng Ba, thư mục vụ tháng Tư này xin đề nghị những sinh hoạt điển hình, để Giáo phận cử hành mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô và sống mầu nhiệm vượt qua của chính mình:
1. Các buổi tĩnh tâm Mùa Chay giúp chúng ta đối diện với sự vượt qua cái chết để bước vào sự phục sinh. Hãy học nghệ thuật sống bằng cách chuẩn bị cho cái chết. Chúng ta hãy tích cực sống Thánh trong từng giây phút hiện tại với ý hướng Sám hối Canh Tân và Hòa Giải.
2. Hãy tham dự Tuần Thánh với quyết tâm sẽ trung thành và tích cực tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ hàng ngày khi có thể, nhất là vào những ngày Chúa Nhật và Lễ Buộc.
3. Riêng các linh mục, được khích lệ tham dự thánh Lễ Truyền Dầu với ý thức Chúa luôn luôn, và nhất là trong thời điểm này, Chúa đang thực sự thanh luyện hàng giáo sĩ của Chúa, trong đó có mỗi người chúng ta. Sống sám hối và canh tân để làm mới lại lời cam kết của ngày chịu chức linh mục với quyết tâm nhiệt tình trong tác vụ linh mục với đức ái mục tử, là cách chúng ta đang để Chúa thanh luyện ta và anh em linh mục của ta.
4. Các công đoàn được khích lệ thực hiện tuần cửu nhật tôn kính Lòng Chúa Thương Xót, bắt đầu từ thứ Sáu Tuần Thánh. Giáo phận sẽ long trọng cử hành tôn kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh (28/4/2019) tại giáo xứ An Sơn kênh E2 Giáo hạt Vĩnh Thạnh. Làm việc tôn kính lòng Thương Xót Chúa, chúng ta xin Lòng Thương Xót Chúa thanh luyện Hội thánh Chúa, đặc biệt là các linh mục trong giáo phận.
5. Hướng về sứ vụ loan báo Tin Mừng, chúng ta hướng về Đêm Vọng Phục Sinh với anh chị em được ơn tái sinh qua Bí tích Rửa Tội. Cầu nguyện cho các tân tòng với quyết tâm tiếp tục đồng hành đức tin với họ và nhiệt tâm thực hiện sứ vụ loan báo Tin Mừng để có nhiều tân tòng cho Chúa, cho Hội thánh.

Xin Chiên Vượt Qua là Đức Kitô chúc lành và đồng hành với mọi thành phần dân Chúa.

Giuse Trần Văn Toản
Giám mục Giáo phận Long Xuyên





LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG TƯ / 2019 

  

THÁNG TƯ

 CẦU NGUYỆN TRONG THÁNG:
Cầu cho các bác sĩ và những người hoạt động nhân đạo, đặc biệt tại những nơi đang có giao tranh, biết hy sinh mạng sống mình để cứu chữa những người khác.
01        27/2     Tm         Thứ Hai tuần tuần 4 MC.
 Is 65: 17-21; Ga 4: 43-54.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1974) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN HUẤN (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ HOA (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1993):
ĐAMINH NGUYỄN VĂN HIẾU (TĐ)

02        28      Tm         Thứ Ba tuần 4 MC.
 Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu
 Ed 47: 1-9. 12; Ga 5: 1-3.5-16

03        29      Tm         Thứ Tư tuần 4 MC.
 Is 49: 8-15; Ga 5: 16-30

04        30      Tm         Thứ Năm đầu tháng - tuần 4 MC.
 Thánh Isiđôrô, Gmtsht
 Xh 32: 7-14; Ga 5: 18.31-47

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1986) ÔB:
GIUSE ĐOÀN MINH LĨNH (TĐ)
MARIA LẠI THỊ NGỌC HUỆ (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2007):
MARIA NGUYỄN THỊ NGHỊ (SH)

05     01/03    Tm         Thứ Sáu đầu tháng - tuần 4 MC.
 Kn 2: 1a. 12-22; Ga 7: 1-2. 10. 25-30
 Thánh Vinh Sơn Phêriô, Lm
       Bổn mạng các giáo xứ và giáo họ:
  - (TH) Vinh sơn [A2], Vinh sơn [0a],     Vinh sơn [4b],
06        02     Tm         Thứ Bảy đầu tháng -  tuần 4 MC.
                                    Gr 11:18-20; Ga 7:40-53

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE TRẦN VĂN KIỂM (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ HƯỞNG (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1984) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN TRỌNG (HH)
MARIA BÙI THỊ HẢI (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha
MARIA VŨ THỊ SEN (TM)   

Lưu ý:
          Có thể giữ thói quen che ảnh tượng trong nhà thờ tùy theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục. Các thánh giá thì che cho đến thứ sáu Tuần Thánh, sau nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa. (Sách lễ Rôma trang 223)

07        03    Tm          CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY.
Is 43:16-21; Pl 3:8-14; Ga 8:1-11
Thánh Vịnh Tuần 1

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1995) ÔB:
GIUSE NGÔ VĂN TUẤN (TĐ)
MARIA HUỲNH THỊ KIM HY (TĐ)  

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Việc truyền chức Phó tế có hiệu quả nào?
T. Việc truyền chức Phó tế làm cho vị Phó tế nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là tôi tớ của mọi người, để phục vụ Hội Thánh trong thừa tác vụ Lời Chúa, trong việc phụng thờ Thiên Chúa, và trong việc bác ái (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 335).

CHIA SẺ
Các Phó tế được đặt lên, không phải để lãnh nhận chức vụ Linh mục, nhưng để phục vụ (x. LG 229; x. CD 15). Vì thế khi phong chức Phó tế, chỉ mình Giám mục đặt tay. Ðiều này cho thấy Phó tế được liên kết đặc biệt với Giám mục trong trách nhiệm "phục vụ" (x. Thánh Hipôlitô, Truyền thống tông đồ, 8).
Các Phó tế tham dự cách đặc biệt vào sứ mạng và ân sủng của Ðức Kitô. Bí tích Truyền Chức in trong họ một ấn tín vĩnh viễn, làm cho các ngài nên đồng hình đồng dạng với Ðức Kitô, Ðấng trở thành "người phục vụ", nghĩa là tôi tớ của mọi người (x. Mc 10,45; Lc 22,27). Một trong các phận vụ của Phó tế là phụ giúp các Giám mục và Linh mục trong việc cử hành mầu nhiệm thánh, nhất là Thánh lễ, trao Mình Thánh Chúa, chứng kiến và chúc lành cho đôi hôn phối, công bố và rao giảng Tin Mừng, chủ tọa lễ nghi an táng và đặc biệt là việc bác ái (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 29), (GLHTCG, số 1569-1570).


08       04       Đ           Thứ Hai tuần 5 MC.
Thánh Stanislaô, Gmtđ. Lễ nhớ
Đn 13:1-9.15-17.19-30.33-62; Ga 8:12-20

09       05       Tm         Thứ Ba tuần 5 MC.
Ds 21: 4-9; Ga 8: 21-30

10       06       Tm         Thứ Tư tuần 5 MC.
Đn 3: 13-20. 91-92. 95; Ga 8: 31-42

Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2013):
GIUSE GIOAN VŨ HÙNG PHI (SH)  

11       07       Tm         Thứ Năm tuần 5 MC.
St 17: 3-9; Ga 8: 51-59

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1985) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG VĂN ĐOÀN (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ THỦY (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2003):
GIUSE NGUYỄN KIM CƯƠNG (SH)   

12        08      Tm         Thứ Sáu tuần 5 MC.
Gr 20: 7.10-13; Ga 10: 31-42

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
PHAOLÔ LÊ BẢO THỌ (SH)
MARIA LÊ HỒNG LOAN (SH)

13        09      Tm         Thứ Bảy tuần 5 MC.
                                    Thánh Martinô I, Ghtđ
Ed 37:21-28; Ga 11:45-57

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1983) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN KHOA (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ MỪNG (SH)    

TUẦN THÁNH

1. Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng Người ở trần gian, từ lúc Người vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia đến cuộc Thương Khó hồng phúc và Phục Sinh vinh quang của Người. Mùa chay kết thúc ngay trước Thánh Lễ Tiệc Ly.
Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với Thánh Lễ ban chiều tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Chúa chịu thương khó và ngày thứ Bảy Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh; trung tâm của Tam Nhật là Đêm Canh Thức Vượt Qua.
Trong các ngày Tuần Thánh, đừng cử hành các bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức là những bí tích được dành cho Đêm Canh Thức Vượt Qua, nhưng nên cử hành sám hối.
2. Các lễ nghi Tuần Thánh, tức là làm phép và rước lá, Kiệu Mình Thánh Chúa sau Thánh Lễ Tiệc Ly, nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa và Đêm Canh Thức Vượt Qua, có thể cử hành trong mọi nhà thờ và nhà nguyện.
Tuy nhiên trong các nhà thờ không phải là nhà thờ giáo xứ và trong các nhà nguyện, chỉ nên cử hành các nghi thức nói trên nếu các nghi thức có thể được cử hành cách xứng đáng, nghĩa là có một số người giúp lễ xứng hợp, có thể hát ít là một vài phần trong nghi thức và có đủ một số giáo dân tham dự.
Các mục tử cần lưu ý để giúp các tín hữu hiểu rõ ý nghĩa và cơ cấu các nghi thức của những ngày này, và hướng dẫn họ tham dự tích cực vào những nghi thức ấy cho có hiệu quả.

14      10        Đ           CHÚA NHẬT LỄ LÁ.
TƯỞNG NIỆM CUỘC
THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA.
Ngày Quốc tế Giới Trẻ.
Is 50:4-7; Pl 2:6-11;
Bài thương khó theo thánh Luca. 
Thánh vịnh tuần 2
Lưu ý:
Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Bí tích Truyền Chức Thánh được cử hành thế nào?
T. Bí tích Truyền Chức Thánh được trao ban, qua việc Giám mục đặt tay trên đầu tiến chức, và đọc lời nguyện truyền chức (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 336).

CHIA SẺ
Cả ba lễ Truyền Chức Thánh cho Giám mục, Linh mục và Phó tế, đều diễn ra theo cùng một diễn tiến, và được cử hành một cách long trọng trong Thánh Lễ.
Nghi thức chính yếu của Bí tích Truyền Chức Thánh cho cả ba cấp bậc, gồm việc Giám mụcđặt tay trên đầu tiến chức, rồi long trọng đọc lời nguyện truyền chức. Qua lời nguyện này, Giám mục cầu xin Thiên Chúa đổ tràn Chúa Thánh Thần với các hồng ân của Ngài một cách đặc biệt trên tiến chức, giúp tiến chức thực thi thừa tác vụ được lãnh nhận.
Nghi thức phụ của Bí tích Truyền Chức Thánh gồm: Việc giới thiệu và tuyển chọn tiến chức, huấn dụ của Giám mục, khảo hạch tiến chức, kinh cầu các thánh. Sau nghi thức chính yếu của Bí tích Truyền Chức Thánh, tùy theo cấp bậc được phong chức, mà có việc Giám mục xức dầu thánh, trao sách Tin Mừng, trao dĩa thánh và chén thánh, trao nhẫn, mũ, gậy… (x. GLHTCG, số 1572,1574).

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
GIUSE PHẠM NGỌC THỎA (TM)
MARIA TRẦN  THỊ PHƯỢNG (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE TRẦN HOÀNG THÁI (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
GIUSE NGUYỄN HOÀNG LÂM (SH)
MARIA TRẦN THỊ THANH NGA (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2002):
GIUSE NGUYỄN VĂN KHẨU (SH)   

15        11       Tm       THỨ HAI TUẦN THÁNH.
Is 42:1-7; Ga 12:1-11

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
PHÊRÔ BÀN VĂN HÀO (SH)
ROSA PHẠM THỊ MAI (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIOAN B VŨ VĂN TIẾN (SH)
ROSA NGUYỄN THỊ THÚY VÂN (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1991):
ROSA VŨ THỊ ĐÀO (SH)

16        12       Tm        THỨ BA TUẦN THÁNH.  
Is 49:1-6; Ga 13:21-33.36-38
THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU (Tr).
Is 61,1-3a.6a.8b-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.
Lưu ý:
Thánh lễ làm phép Dầu, do Đức Giám Mục chủ tế cùng với linh mục đoàn của người đồng tế, bảy tỏ sự hiệp thông giữa giám mục và linh mục đoàn. Để nói lên sự hợp nhất của linh mục đoàn trong giáo phận, nên có các linh mục từ các hạt về đồng tế với Đức Giám Mục. Cộng đoàn nên tham dự đông đảo và rước lễ trong thánh lễ này.
Dầu mới được làm phép và hiến thánh được cung kính đưa tới các nhà thờ giáo xứ, Dầu cũ thì đốt đi hoặc dùng để đốt đèn chầu.
Có thể tổ chức rước Dầu mới trước Thánh Lễ Tiệc Ly hay vào thời gian thích hợp, nhằm dạy các tín hữu về việc sử dụng và hiệu năng của Dầu Thánh trong đời sống Kitô giáo.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1975) ÔB:
ĐAMINH HOÀNG VĂN NAM (SH)
MARIA HOÀNG THỊ SÁNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1972):
GIUSE ĐỖ VĂN YÊN (SH)

17        13     Tm         THỨ TƯ TUẦN THÁNH   
Is 50:4-9; Mt 26:14-26

TAM NHẬT VƯỢT QUA

Chúa Kitô đã hoàn thành công trình cứu độ nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa chủ yếu bằng chính mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ mầu nhiệm này, bằng cái chết, Người đã diệt trừ sự chết của chúng ta, khi sống lại, Người đã phục hồi sự sống. Tam Nhật Vượt Qua tưởng niệm cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa bừng sáng lên như là tột đỉnh của năm phụng vụ.” (AC 18)

18      14       Tr            THỨ NĂM TUẦN THÁNH
                                     Lễ Tiệc Ly: Xh 12:1-8,11-14;
                                     1 Cr 11:23-26; Ga 13:1-15
  PVGK: thánh vịnh riêng
Lưu ý: Thánh lễ Tiệc Ly
- Nhà tạm hoàn toàn để trống. Trong Thánh Lễ chiều nay sẽ truyền phép Bánh Thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.
- Có thể tổ chức rửa chân cho những người đàn ông đã được tuyển chọn.
- Mình Thánh Chúa lưu giữ cho việc rước lễ ngày hôm sau được kiệu sang bàn thờ phụ, nơi giáo dân tiếp tục suy niệm và cầu nguyện.
- Khuyên giáo dân nên tuỳ hoàn cảnh đến Chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay đêm vào giờ thuận tiện; nhưng từ nửa đêm trở đi, không tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
GIUSE PHẠM XUÂN HÙNG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ TƠ (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1977) ÔB:
PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ĐANG (HH)
MARIA TRẦN THỊ MỪNG (HH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2004) ÔB:
PHÊRÔ LÊ BẢO LỢI (HH)
MARIA ĐINH THỊ HỢI (HH)

19    15       Đ              THỨ SÁU TUẦN THÁNH.
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ             CỦA CHÚA. Giữ chay và kiêng thịt.
Is 52:13-53:12; Dt 4:14-16. 5:7-9;
Ga 18,1-19.42. PVGK: thánh vịnh riêng
     Góp quỹ Bác Ái của HĐGM Việt Nam.
Lưu ý:
- Hôm nay và ngày mai, Hội Thánh không cử hành bí tích nào hết, trừ bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu có phải an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
- Hôm nay giữ chay và kiêng thịt. “Vì là Chay Vượt Qua, do đó rất nên kéo dài cho tới Canh Thức Vượt Qua, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Nhật Phục Sinh” (PV, số 110).
- Nếu có thể, nên long trọng cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân.
Chỉ dùng một Thánh Giá duy nhất trong nghi thức kính thờ.
- Từ sau khi kính thờ Thánh Giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước Thánh Giá.
- Nên quý trọng các việc đạo đức có giá trị mục vụ, như: kiệu thương khó, đi Đáng Thánh Giá, suy gẫm các sự thương khó Đức Mẹ…

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1982) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN HÙNG (TĐ)
ROSA TRỊNH THỊ HƯƠNG LAN (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2008) ÔB:
GIUSE NGUYỄN THANH SƠN (SH)
MARIA TRẦN THỊ THU HẰNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1971) ÔB:
GIOAN B TRẦN VĂN CHỨC (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ TIN (HH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1987):
MARIA NGUYỄN THỊ THÂM (SH)

20        16       Tr         THỨ BẢY TUẦN THÁNH–
                                    VỌNG PHỤC SINH
PVGK: thánh vịnh riêng
                                    CANH THỨC VƯỢT QUA:
         1. St 1,1–2,2 (St 1,1.26-31a)
      2. St 22,1-18 (St 22,1-2.9a.10-13.15-18)
          3. Xh 14,15-15,1a
          4. Is 54,5-14
          5. Is 55,1-11
          6. Br 3,9-15.32–4,4
          7. Ed 36,16-17a.18-28
          8. Rm 6,3-11
          9. Mt 28,1-10

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
ĐAMINH BÀN VĂN HÀO (SH)
MARIA LÊ THỊ ĐƯỢC (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1974) ÔB:
VINHSƠN NGUYỄN VĂN CẦU (HH)
MARIA NGUYỄN THỊ TỜ (HH)

21       17        Tr           CHÚA NHẬT LỄ CHÚA PHỤC SINH.
          Lễ trọng với tuần bát nhật.
                                  Lễ cầu cho giáo dân.
Cv 10:34a.37-43; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9 hoặc Lc 24: 1-12 (Thánh lễ chiều có thể đọc Luca 24:13-35). Phải hát ca tiếp liên trong ngày lễ Phục Sinh.
                                  PVGK: thánh vịnh tuần 1

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Ai được quyền ban Bí tích Truyền Chức thánh?
T. Chỉ có các Giám mục đã được tấn phong thành sự, mới có quyền trao ban ba cấp bậc của Bí tích này (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 337).

CHIA SẺ
Chính Ðức Kitô đã tuyển chọn và cho các Tông đồ tham dự vào sứ mạng và quyền bính của Ngài. Khi lên ngự bên hữu Chúa Cha, Ngài không bỏ rơi đoàn chiên, nhưng luôn nhờ các Tông đồ giữ gìn, che chở và hướng dẫn đoàn chiên đó. Từ đó đến nay, trải qua nhiều thời đại, các mục tử vẫn tiếp tục công trình của Chúa (x. Kinh tiền tụng lễ các Tông đồ I). Chính Ðức Kitô đã cho kẻ này làm Tông đồ, kẻ khác làm Mục tử (x. Ep 4,11). Ngài vẫn còn tiếp tục hoạt động như thế qua các Giám mục (x. CĐ Vaticanô II, Hiến chế Tín Lý, số 21).
 Bởi vì Bí tích Truyền Chức Thánh là bí tích ban thừa tác vụ Tông đồ, nên chỉ có các Giám mục, với tư cách là những người kế nhiệm các Tông đồ, mới có quyền ban "hồng ân thiêng liêng" và "hạt giống tông đồ". Các Giám mục ở trong chuỗi kế nhiệm các Tông đồ, có quyền truyền chức cách thành sự ở cả ba cấp bậc của Bí tích Truyền Chức Thánh (x. Giáo luật, điều 1012), (GLHTCG, số 1575-1576).

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2004) ÔB:
VINHSƠN TRỊNH NGỌC TUẤN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA (SH)

22       18       Tr          THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                    PHỤC SINH.
Cv 2:14.22-32; Mt 28:8-15
PVGK: thánh vịnh riêng.

23       19       Tr          THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                    PHỤC SINH. Cv 2:36-41; Ga 20:11-18
PVGK: thánh vịnh riêng.

 Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1990) ÔB:
MICAE VŨ VĂN CHẤN (TM)
MARIA TẦN THỊ TƯƠI (TM)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2012) ÔB:
ĐAMINH PHẠM ĐỨC KHÁNH (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ ÁNH SƯƠNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN THANH PHÚ (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG (SH)

24       20       Tr         THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                    PHỤC SINH. Cv 3:1-10; Lc 24:13-35
PVGK: thánh vịnh riêng.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2006) ÔB:
GIOAN TRẦN HOÀNG THANH DŨNG (SH)
MARIA VŨ THỊ TUYẾT NGA (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2008):
MARIA TRẦN THỊ XUÂN (TĐ)         

25       21      Tr       THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                        PHỤC SINH.
Không kính thánh Marcô, tông đồ thánh sử.  
Cv 3:11-26; Lc 24:35-48.
PVGK: thánh vịnh riêng.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2009) ÔB:
GIUSE NGUYỄN PHƯƠNG HOÀNG (TM)
MARIA NGUYỄN THỊ MẬN (TM)     

26       22      Tr                THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                        PHỤC SINH.
Cv 4:1-12; Ga 21:1-14
PVGK: thánh vịnh riêng.

27       23      Tr            THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT
                                    PHỤC SINH.
Cv 4:13-21; Mc 16:9-15
PVGK: thánh vịnh riêng.

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1988) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN VĂN TÔ (TĐ)
MARIA TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2010) ÔB:
GIOAN ĐÀO MINH TẤN (SH)
MARIA VŨ THỊ THU HỒNG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2015):
GIOAN B NGUYỄN HOA ĐĂNG (TĐ)

28      24       Tr           CHÚA NHẬT 2  MÙA PHỤC SINH.
                                    CUỐI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
                                    CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA.
Cv 5:12-16; Kh 1:9-11a.12-13.17-19; Ga 20:19-31

PVGK: thánh vịnh tuần 2.

Lưu ý:                       
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã quyết định cho các tín hữu được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, với bốn ý chỉ sau:
1. Ơn Toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, cho những tín hữu nào trong ngày Chúa nhật II Phục Sinh, có quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.
2. Ân xá một phần được ban cho những tín hữu nào, với tâm tình thống hối dâng lên Chúa Thương Xót một trong những lời cầu khẩn được phê chuẩn hợp pháp, như “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
3. Ơn Toàn xá được ban cho những người đau yếu và những người săn sóc họ, nhưng phải - Có quyết tâm từ bỏ tội lỗi. - Có ý hướng thi hành 3 điều kiện thường lệ một khi có thể. - Đọc trước ảnh Chúa Thương Xót một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính và một lời cầu xin Lòng từ bi Chúa.
4. Vào ngày này, Đức Giám mục giáo phận có thể ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn xá, khi cử hành long trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa, hay tương đương Nhà Thờ Chính Tòa.

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
H. Ai có thể lãnh nhận Bí tích Truyền Chức thánh?
T. Chỉ những người nam đã được rửa tội và có đủ điều kiện do Hội Thánh quy định, mới được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh (Bản hỏi thưa GLHTCG, c 338).

CHIA SẺ
Chỉ người nam đã chịu phép Rửa Tội mới được lãnh Bí tích Truyền Chức cách thành sự. Bởi vì Chúa Giêsu đã chọn những người nam để lập Nhóm Mười Hai, nên Hội Thánh bây giờ bị ràng buộc bởi sự chọn lựa ấy (x. Giáo luật, điều 1024). Do đó, không thể có việc truyền chức cho người nữ (x. GLHTCG, số 1577). Không ai có quyền đòi hỏi được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh (x. Dt 5,4). Chỉ có thẩm quyền của Hội Thánh, mới đưa ra phán quyết về khả năng của các ứng viên.
 Trong Hội Thánh Tây Phương, trừ Phó tế vĩnh viễn, mọi thừa tác viên có chức thánh thường được tuyển chọn từ những người nam sống độc thân, và có ý giữ độc thân vì Nước Trời (x. Mt 19,12). Còn trong Hội Thánh Đông Phương, vẫn giữ truyền thống: chỉ chọn làm Giám mục trong số những người độc thân. Còn Linh mục và Phó tế có thể được tuyển chọn trong những người đã lập gia đình.
 Tuy nhiên, ngay cả trong Hội Thánh Đông Phương, sự độc thân của các Linh mục cũng rất được trân trọng. Vì thế, nhiều Linh mục trong Hội Thánh Đông Phương đã tự nguyện sống độc thân vì Nước Trời (x. Mt 19,12). Ở Đông Phương hay ở Tây Phương, ai đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh rồi, thì không còn được phép kết hôn (x. GLHTCG, số 1577-1580).

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2007) ÔB:
GIOAN B PHẠM MINH CẢNH (TĐ)
MARIA PHẠM THỊ HẠT (TĐ)
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1972) ÔB:
MICAE VŨ KIM TRUNG (TM)
TÊRÊSA BÙI THỊ MỲ (TM)

29        25        Tr         Thứ Hai tuần 2 PS.
Thánh Catarina Sienna, Đttsht. Lễ nhớ
Cv 4:23-31; Ga 3:1-8

30        26        Tr         Thứ Ba tuần 2 PS.
Thánh Piô V, Gh
Cv 4:32-37; Ga 3:7b-15

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2013) ÔB:
GIUSE NGUYỄN DUY TÂN (SH)
ANNA HÀ LINH TRANG (SH)
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1975):
ANNA NGUYỄN THỊ LŨY (SH)





 GIA ĐÌNH SỐNG LỜI CHÚA THÁNG TƯ / 2019 

SUY NIỆM

01 /04 /2019
THỨ HAI TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 5,43-54
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  ÔNG TIN VÀO LỜI ĐỨC GIÊSU
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đến thành Galilê, dân chúng hớn hở đón tiếp Nguời, vì họ đã thấy phép lạ Người làm ở Giêrusalem nhân dịp lễ Vượt Qua. Lúc Người vào làng Cana, nơi Người đã làm phép lạ hoá nước thành rượu, thì có viên sĩ quan ngoại giáo đến xin Người chữa con trai ông sắp chết. Chúa hỏi ông: Nếu các ông không thấy phép lạ các ông không tin phải không? Nhưng ông ta cứ nài nỉ xin Chúa đến cứu chữa, nên Chúa bảo ông: Cứ về đi, con ông đã mạnh lại rồi. Ông tin Lời Chúa ra về. Và dọc đường ông gặp gia nhân đến bảo con ông đã mạnh lại chính lúc Chúa phán bảo ông. Thế nên ông và cả gia đình ông đều tin theo Chúa.
Chính nhờ lòng tin mà viên sĩ quan ngoại giáo này được Chúa cho con khỏi chết và gia đình được ơn cứu rỗi.
Tin là đặt hết niềm hy vọng vào Chúa, là chạy đến Chúa, trao cho Chúa tất cả những lo âu khốn khổ của chúng ta.
Tin cũng là chấp nhận Lời Chúa dạy là sự thật. Viên sĩ quan ngoại giáo này đã cho Lời Chúa nói con ông sống là thật mà không cần bằng chứng. Đó là niềm tin để được Chúa cứu giúp...
(thinh lặng một lát)
Tôi có tin Lời Chúa nói là đúng là thật mà không cần kiểm chứng không?… (thinh lặng một lát)
Tôi đặt hết niềm hy vọng vào Chúa hay còn đặt nơi người nào vật nào khác nữa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, chúng con có tin Chúa, chúng con mới được Chúa cứu chữa khỏi mọi sự ở đời này: chúng con có tin Chúa, chúng con mới được cứu rỗi đời sau.
Nhưng lạy Chúa, chúng con hèn yếu quá, nhiều khi chúng con tin theo người này kẻ nọ, tin theo của cải chức quyền ở đời hơn tin Chúa.
Xin Chúa thương tha cho chúng con, xin cho chúng con hết lòng tin Chúa như viên sĩ quan ngoại giáo này, cho chúng con đặt hết niềm cậy trông vào Chúa, một mình Chúa thôi, để được nhờ lòng tin mạnh mẽ của chúng con, chúng con sẽ được Chúa cứu chữa hồn xác chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu bảo: Ông cứ về đi, con ông sống. Ông tin vào Lời Đức Giêsu nói với mình và ra về.”
(Mời cộng đoàn đọc lại)

02 /04 /2019
THỨ BA TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 5,1-3.5-16
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu lên Giêrusalem dự lễ. Ở đó có hồ nước Bết-da-tha chữa được nhiều thứ bệnh. Mỗi lần nước động, ai xuống hồ trước thì được khỏi bệnh. Vậy có một người bệnh liệt đã ba mươi tám năm nằm chờ. Chúa thấy anh mắc bệnh đã lâu thì hỏi: Anh có muốn hết bệnh không? Anh ta thưa: Tôi muốn, nhưng không ai giúp đưa tôi xuống hồ. Chúa liền bảo anh hãy đứng dậy vác giường mà về. Tức thì anh hết bệnh vác giường ra về. Nhưng hôm đó là ngày hưu lễ, nên người Do Thái bảo anh không được vác giường vì phải kiêng việc xác. Nhưng anh trả lời là người chữa anh lành bệnh đã bảo anh vác. Họ hỏi người đó là ai, nhưng anh không biết. Sau đó anh gặp lại Chúa Giêsu và Người bảo anh đừng phạm tội nữa, kẻo phải bệnh nặng hơn. Anh liền đến nói cho họ biết người đó chính là Chúa Giêsu. Thế là họ gây sự với Chúa, vì Người đã chữa bệnh trong ngày hưu lễ.
Chúa hỏi người bất toại: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Trong mùa chay, Người cũng hỏi chúng ta như thế. Người muốn cứu vớt chúng ta, nhưng Người cho chúng ta tự do chấp nhận hay từ chối.
Chúa chữa người bất toại trong ngày hưu lễ (Ngày Sabat là Chúa Nhật ngày nay), để chứng tỏ Người là Thiên Chúa có quyền trên ngày hưu lễ, và ngày hưu lễ nên làm việc lành, nên cứu giúp người ta.
(thinh lặng một lát)
Tôi chấp nhận hay từ chối ơn cứu độ của Chúa?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có dành ngày Chúa Nhật để thờ phượng Chúa, để làm việc Tông Đồ bác ái không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, bệnh tật phần xác ám chỉ tội lỗi của linh hồn, Chúa đã dùng nước hồ Bết-da-tha chữa bệnh phần xác, để chỉ nước phép rửa tẩy sạch tội lỗi cho chúng con ban cho chúng con sự sống của Chúa, sự sống mới, sự sống lành mạnh thánh thiện có sức dẫn đưa chúng con đến hạnh phúc Thiên Đàng.
Xin cho gia đình con và mọi người đã lãnh Bí Tích Rửa Tội biết vâng nghe Lời Chúa: “Đừng phạm tội nữa kẻo phải khốn khổ hơn trước”. Xin cho chíng con biết lo lãnh nhân ơn cứu rỗi của Chúa, hằng ngày vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy, hết lòng phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em chúng con phần hồn phần xác. Xin cho những người sắp lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong mùa Phục Sinh này được Chúa ban cho ơn bền đỗ theo Chúa suốt đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: ‘Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa kẻo phải khốn hơn truớc.” (Ga 5, 14) (Mời cộng đoàn đọc lại)

03 /04 /2019
THỨ TƯ TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM ) Ga 5,17-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) 
TỪ CÕI CHẾT BƯỚC VÀO CÕI SỐNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu tuyên bố cho dân Do Thái biết Người là Con Thiên Chúa, nhưng họ không tin nên tìm cách giết Người, vì đã không giữ luật kiêng việc xác ngày hưu lễ mà còn phạm thượng xưng mình là con Thiên Chúa. Người liền nói cho họ biết Người làm mọi việc như Đức Chúa Cha, vì Chúa Cha thương cho Người biết hết mọi việc, làm mọi việc, cả việc xét xử loài người. Thế nên, ai nghe Lời Người thì khỏi bị xét xử và được sống đời đời. Cả những kẻ chết nằm trong mồ khi nghe tiếng Người gọi cũng sẽ sống lại để chịu phán xét. Kẻ lành thì được sống hưởng phước, còn kẻ dữ thì bị phạt. Vì Người xét xử công minh theo ý Đấng đã sai Người.
Chúa Giêsu đến dạy cho loài người biết: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cùng thực hiện việc cứu rỗi.
Và Thiên Chúa không ngừng thực hiện chương trình cứu độ này. Người luôn cứu sống những kẻ chết. Sống mùa chay là chuẩn bị đón nhận sự sống lại của Người.muốn sống lại với Người, phải làm lành lánh tội, phải cải thiện đời sống…
(thinh lặng một lát)
Tôi có muốn được Chúa cho từ cõi chết bước vào cõi sống không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có lo làm lành lánh tội chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, hôm nay Chúa nói rõ cho con biết, Chúa là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa. Người Con tuyệt hảo, Người Con yêu dấu, luôn luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, không ngừng thực hiện công việc của Chúa Cha. Thế nên, Chúa đã được Đức Chúa Cha trao ban cho toàn quyền trên trời dưới đất, trên sự sống và sự chết, trên cả việc xét xử thưởng phạt của loài người chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và hết mọi người nhìn biết Chúa, tin thờ Chúa, vâng nghe Lời Chúa, để được Chúa cho vào sổ kẻ lành hưởng phúc đời đời.
Xin cho những người chưa chịu tin, những người đã tin mà bỏ Chúa, được trở lại tin thờ Chúa, để được từ cõi chết bước vào cõi sống đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thật, tôi bảo thật các ông: Ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước vào cõi sống.” (Ga 5, 24)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

04 /04 /2019
THỨ NĂM TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 5,31-47
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  CÓ ĐẤNG LÀM CHỨNG CHO TÔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đưa ra ba nhân chứng để dân Do Thái tin Người là con Thiên Chúa, vì theo luật thì khi nào có đủ ba người làm chứng mới được công nhận.
Trước hết là chứng của Gioan. Ông đã làm chứng cho Chúa và ông là đèn sáng soi cho mọi người nhìn thấy Ánh Sáng thật là Chúa Giêsu. Chứng thứ hai là Chúa Cha, vì chính Chúa Cha đã sai Người và Người làm mọi việc theo ý Chúa Cha. Sau cùng là chứng của Thánh Kinh, vì Thánh Kinh ghi chép đầy đủ mọi lời Người nói, mọi việc Người làm. Chính họ đã học hỏi Thánh Kinh, thế mà họ vẫn không chịu tin Người để được sống đời đời. Vì thế chính Môsê sẽ tố cáo họ trước toà Thiên Chúa, vì họ không chịu tin lời ông đã nói về Người.
Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, Chúa Cha gởi đến cho loài người để đem sự sống đến cho mọi người. Sự sống này chính là ân ban của Thiên Chúa, là tình yêu của Thiên Chúa, tin nhận Chúa Giêsu là con Thiên Chúa tức là chấp nhận sống ngày càng xứng đáng hơn vơi tình yêu thương.
Muốn sống ngày càng xứng đáng với tình yêu thương của Chúa, chúng ta cần vâng nghe Lời Chúa Giêsu dạy bảo, hằng ngày lo cải thiện đời sống, đặc biệt trong mùa chay…
(thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có cải thiện đời sống chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa muốn cho hết mọi người tin Chúa để được Chúa cứu rỗi, nhưng chúng con ngoan cố cứng lòng, nên buộc lòng Chúa phải đưa ra nhiều nhân chứng để xác định Chúa là Thiên Chúa thật.
Chúa đã nhờ Hội Thánh thay mặt Chúa để nói Chúa cho chúng con biết. Vậy mà đến nay nhiều người cũng chưa chịu tin Chúa. Tại sao vậy? Lạy Chúa, vì chúng con ích kỷ tự phụ, chỉ thích những ai tâng bốc nịnh bợ những thói hư tật xấu của chúng con, những ai đem lại lợi lộc trước mắt cho chúng con. Chúng con dại dột quá! Xin Chúa thương tha thứ cho chúng con.
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người hết lòng tin Chúa, thờ Chúa là Thiên Chúa chúng con, để được Chúa thương ban ơn cứu rỗi cho chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu Tôi làm chứng về mình thì lời chứng của Tôi không thật. Có Đấng khác làm chứng về Tôi, và Tôi biết Lời Người làm chứng về Tôi là lời chứng thật.” (Mời cộng đoàn đọc lại)

05/04 /2019
THỨ SÁU TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 7,1-2. 10,25-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  HỌ TÌM BẮT NGƯỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Vì dân thành Giuđê tìm giết Chúa, nên Người lánh sang Galilê và vào Đền Thờ giảng dạy. Dân chúng thấy Người thì kháo láo với nhau: Ông này không phải là người họ đang tìm giết sao? Sao ông ta giảng dạy công khai mà không ai đá động tới, hay là họ đã nhìn nhận ông là Đấng Kitô rồi. Nhưng Đấng Kitô đâu phải tầm thường như ông vậy, ông là con của bà Maria và thợ mộc Giuse đây mà…
Chúa nghe họ nói như vậy thì bảo cho họ biết: Tôi là Đấng Đức Chúa Cha sai đến và giảng dạy theo lệnh Chúa Cha. Tại sao các ngươi làm phép cắt bì trong ngày hưu lễ (ngày sabat) được, còn tôi lại không chữa lành cho mọi người trong ngày đó đuợc.
Thế là họ tìm cách bắt Người. Nhưng không ai động tới Người được, vì chưa tới giờ Người phải chịu chết.
Cuộc xung đột giữa Chúa Giêsu và người đồng hương ngày càng gay gắt. Họ không chịu hiểu Chúa. Họ chỉ muốn Người thực hiện những việc phi thường bề ngoài, nhưng công cuộc cứu rỗi không phải là những việc làm bên ngoài, mà là một biến đổi sâu xa trong tâm hồn.
Chúa Giêsu sinh ra làm người như mọi người. Nhưng qua nhân tính của Người, Người mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha của Người. Người được Chúa Cha sai đến cứu độ chúng ta…                                 (thinh lặng một lát)
Tôi được Chúa hoán cải tâm hồn chưa?… (thinh lặng một lát)
Tôi tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến cứu độ tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy cuộc xung đột giữa Chúa và người Do Thái ngày càng gay gắt. Con không hiểu sao họ lại ghét Chúa quá vậy!
Lạy Chúa, con hiểu rồi, vì họ giả hình, kiêu căng tự mãn. Họ bị Chúa khiển trách sửa dạy, họ tự ái tự phụ nên ghét Chúa và tìm cách giết Chúa! Lạy Chúa, gia đình con và nhiều gia đình khác cũng vậy Chúa ơi! Chúng con tội lỗi chất chồng mà không chịu nhận, không chịu tin kính Chúa, không chịu nghe lời khuyên bảo sửa dạy của Chúa cũng như Hội Thánh, hoán cải tâm hồn, sửa đổi đời sống. Đã không tin Chúa là Đấng cứu độ, tất nhiên không lo ăn năn sửa lỗi, chúng con không thích tới gần Chúa. Chúng con sống xa Chúa, xa nhà thờ!
Xin Chúa thương xót cứu giúp chúng con, cho chúng con hết lòng tin kính Chúa là Đấng cứu độ Chúa Cha gởi đến cho chúng con, cho chúng con biết lo ăn năn thống hối tội lỗi, cho chúng con lo quay về với Chúa, nhất là trong Mùa Chay Thánh này…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thế gian không thể ghét các anh, nhưng tôi thì nó ghét, vì tôi làm chứng rằng các việc nó làm thì xấu xa.” (Ga 7,7)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
06 /04 /2019
THỨ BẢY TUẦN 4 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 7,40-53
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  XUẤT THÂN TỪ GALILÊ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nghe Chúa Giêsu giảng, dân chúng xôn xao bàn tán: Kẻ thì nói Người là tiên tri, kẻ khác thì bảo là Đấng Kitô, người thì nói Đức Kitô phải thuộc dòng vua Đavit ở Bêlem… Thật sự Chúa Giêsu đã sanh tại Bêlem thuộc dòng dõi vua Đavit mà họ không biết. Và có người định bắt Chúa Giêsu nhưng không ai dám ra tay, cả quân lính được lệnh đi bắt Chúa cũng vậy, nên họ bị khiển trách và bị nghi ngờ theo Chúa. Thấy vậy, ông Nicôđêmô định bênh vực họ, nhưng ông ta cũng bị kết án theo Chúa luôn, vì nhóm biệt phái và thượng tế nhất định là theo Kinh Thánh thì không có tiên tri nào xuất phát từ Galilê.
Dư luận xôn xao bàn tán về Chúa Giêsu. Rốt cuộc họ không nhận ra Người là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa đến cứu chuộc họ, vì họ chỉ nhìn Người bề ngoài, nhìn Người theo những ước muốn thấp hèn vụ lợi của họ. Còn chúng ta, chúng ta nói Người là ai? Người có phải là Đấng cứu chuộc chúng ta chăng?
Nhưng dù sao cũng có những kẻ đã tin nhận Người, đó là những người có thiện chí, những kẻ sống đơn sơ chất phát là các binh sĩ và cụ Nicôđêmô. Phải chăng điều đó cho chúng ta biết : muốn tin nhận Chúa, cần phải có tâm hồn ngay thẳng khiêm tốn…
(thinh lặng một lát)
Tôi có tâm hồn ngay thẳng khiêm tốn không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, rõ ràng các biệt phái và thượng tế kiêu ngạo thật. Họ cho mình thông thạo Kinh Thánh rồi khinh dể mọi người, và từ chỗ tự cao tự mãn đó, họ không chịu nghe Lời Chúa, không chịu tin nhận Chúa!
Xin Chúa giúp con và mọi người trong gia đình con biết tránh thói kiêu căng tự mãn. Xin Chúa cho con bắt chước ông Nicôđêmô và các vệ binh, nhìn nhận Chúa là Chúa chúng con: cho chúng con biết sống khiêm tốn, biết từ bỏ những ý nghĩ riêng tư thấp hèn của chúng con, để cho Chúa hướng dẫn chúng con theo Chúa, tin Chúa, thờ Chúa suốt đời chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: ‘Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Đavit và từ Bêlem, làng của Đavit sao?”
(Ga 7, 42) (Mời cộng đoàn đọc lại)

07 /04 /2019
CHÚA NHẬT TUẦN 5 MÙA CHAY NĂM C
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 8,1-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các kinh sư và biệt phái muốn thử thách Chúa Giêsu. Họ dẫn một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến với Người và hỏi: Theo luật Môi sen người này phải chịu ném đá cho chết. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Ném đá cho chết hay tha?    
                                                (thinh lặng một lát)
Chúa biết rõ âm mưu xấu ác của họ: nếu Người bảo tha thì họ sẽ tố các Người phạm luật Môi sen ; còn nếu bảo ném đá thì họ sẽ cảnh cáo Người không làm đúng lời dạy phải tha thứ.
Người làm thinh, để cho họ tự vấn lương tâm. Trong mùa chay, Chúa cũng muốn chúng ta kiểm điểm đời sống, nhìn lại con người thật của chúng ta mà ăn năn sám hối, để Người tha thứ cho chúng ta, vì Người đến không phải để luận phạt, nhưng để cứu vớt.
Chính những kẻ đã tố cáo kẻ phạm tội ngoại tình đã nhận biết con người thật bất toàn tội lỗi của họ, nên họ rút lui. Và chắc chắn người nữ này cũng đã nhìn thấy tội lỗi của mình mà ăn năn thống hối, nên Chúa Giêsu nói với chị: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.”
Lời đó Chúa cũng dành cho chúng ta, mỗi khi chúng ta ăn năn trở về với Chúa.                    (thinh lặng một lát)
Tôi có nhìn lại con người bất toàn của tôi chưa?…
(thinh lặng một lát)
Tôi còn phạm tội mất lòng Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy Chúa nói rất đúng: “Cái xà to tát trong con mắt mà con không chịu thấy, còn cái rác nhỏ xíu trong con mắt kẻ khác thì con lại thấy rõ, rồi tố cáo, lên án, luận phạt đủ thứ.”
Đó là tâm trạng xấu ác của đám người hèn hạ chúng con.
Những người kinh sư chưa chắc gì tốt, chưa chắc gì vô tội. Thế mà họ không lo hối cải, họ lại tố cáo lên án kẻ khác.
Gia đình con cũng vậy Chúa ôi! Chúng con tội lỗi ngập đầu mà không lo hoán cải ăn năn, lại đi lên án kết tội anh chị em chúng con.
Xin cho chúng con luôn nhớ thân phận hèn mọn tội lỗi chúng con mà lo ăn năn thống hối hằng ngày, nhất là trong mùa chay, để được Chúa thương tha thứ cứu vớt chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

08 /04 /2019
THỨ HAI TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 8,1-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các kinh sư và biệt phái muốn thử thách Chúa Giêsu. Họ dẫn một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến với Người và hỏi: Theo luật Môi sen người này phải chịu ném đá cho chết. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao? Ném đá cho chết hay tha?
                                                         (thinh lặng một lát)
Chúa biết rõ âm mưu xấu ác của họ: nếu Người bảo tha thì họ sẽ tố các Người phạm luật Môi sen ; còn nếu bảo ném đá thì họ sẽ cảnh cáo Người không làm đúng lời dạy phải tha thứ.
Người làm thinh, để cho họ tự vấn lương tâm. Trong mùa chay, Chúa cũng muốn chúng ta kiểm điểm đời sống, nhìn lại con người thật của chúng ta mà ăn năn sám hối, để Người tha thứ cho chúng ta, vì Người đến không phải để luận phạt, nhưng để cứu vớt.
Chính những kẻ đã tố cáo kẻ phạm tội ngoại tình đã nhận biết con người thật bất toàn tội lỗi của họ, nên họ rút lui. Và chắc chắn người nữ này cũng đã nhìn thấy tội lỗi của mình mà ăn năn thống hối, nên Chúa Giêsu nói với chị: “Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa.”
Lời đó Chúa cũng dành cho chúng ta, mỗi khi chúng ta ăn năn trở về với Chúa. (thinh lặng một lát)
Tôi có nhìn lại con người bất toàn của tôi chưa?…
(thinh lặng một lát)
Tôi còn phạm tội mất lòng Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy Chúa nói rất đúng: “Cái xà to tát trong con mắt mà con không chịu thấy, còn cái rác nhỏ xíu trong con mắt kẻ khác thì con lại thấy rõ, rồi tố cáo, lên án, luận phạt đủ thứ.”
Đó là tâm trạng xấu ác của đám người hèn hạ chúng con.
Những người kinh sư chưa chắc gì tốt, chưa chắc gì vô tội. Thế mà họ không lo hối cải, họ lại tố cáo lên án kẻ khác.
Gia đình con cũng vậy Chúa ôi! Chúng con tội lỗi ngập đầu mà không lo hoán cải ăn năn, lại đi lên án kết tội anh chị em chúng con.
Xin cho chúng con luôn nhớ thân phận hèn mọn tội lỗi chúng con mà lo ăn năn thống hối hằng ngày, nhất là trong mùa chay, để được Chúa thương tha thứ cứu vớt chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

09 /04 /2019
THỨ BA TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 8,21-30
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  CÁC ÔNG KHÔNG THỂ ĐẾN ĐUỢC
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Thấy nhóm biệt phái ngoan cố không chịu tin. Chúa Giêsu tìm đủ mọi cách khơi dậy lòng tin cho họ. Người nói : các ông không chịu tin Ta, nên các ông sẽ chết trong tội lội các ông, và nơi ta đi các ông không thể đến được. Chúa cố ý nói đến cái chết của Người, nhưng họ lại tưởng là Người đi tự vận. Thấy vậy, Chúa giải thích thêm: Các ông thuộc thế gian, còn Ta từ trời đến. Họ liền hỏi ông là ai? Nguời đáp: Ta Là Đấng Hằng Hữu, Ta đến nói cho các ông biết: Chúa Cha là Đấng chân thật, là Đấng sai Ta nói điều này với các ông. Khi nào các ông treo Ta lên thập giá, các ông sẽ biết rõ Ta là Đấng Hằng Hữu, là Đấng Chúa Cha sai đến, luôn luôn làm mọi việc theo thánh ý Chúa Cha.
Muốn hiểu Chúa, biết Chúa, tin Chúa, cần phải trở lại, phải hoán cải. Đó là ý nghĩa của mùa chay mà chung ta đang sống, để chuẩn bị mừng Chúa sống lại và để chúng ta được sống lại với Người.
Chúa Giêsu luôn lặp lại câu: “Tôi Hằng Hữu”, để chứng minh Người là Thiên Chúa, là Thiên Chúa làm người chịu chết và sống lại để cứu chuộc muôn người.  (thinh lặng một lát)
Tôi có ăn năn hối cải trở lại với Chúa chưa?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người chịu chết chuộc tội tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy cuộc đối thoại giữa Chúa và các biệt phái ngày càng gay gắt. Chúa hết tình hết lý chỉ cho họ biết Chúa mà họ vẫn khư khư không chịu tin, lại còn tìm cách tố cáo Chúa, trong khi họ đáng chết vì tội không tin Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết lắng nghe Lời Chúa, hết lòng tin thờ Chúa là Thiên Chúa Hằng Hữu, là Đấng Chúa Cha sai đến để cứu chuộc chúng con.
Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, biết quy hướng tất cả cuộc đời chúng con về Chúa Cha, biết làm mọi việc theo thánh ý Chúa Cha, để làm đẹp lòng Chúa Cha…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người”. (Ga 8, 29) 
(Mời cộng đoàn đọc lại)

10 /04 /2019
THỨ TƯ TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 8,31-42
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  SỰ THẬT GIẢI PHÓNG CHÚNG TA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu nói với những kẻ tin Người: Nếu các ngươi làm theo Lời Ta, các ngươi là môn đệ Ta, Lời Ta là lời chân thật và sự thật sẽ giải phóng các ngươi. Chúa có ý nói Người sẽ giải phóng họ khỏi những “nô lệ tội lỗi”, nhưng họ lại nghĩ khác, họ chỉ mong Người giải phóng họ khỏi ách nô lệ của đế quốc La-mã. Họ còn huênh hoang tự xưng là con cháu Apraham, nên Chúa cảnh cáo họ: Ta biết các ngươi là con cháu Apraham, nhưng các ngươi không làm như ông, vì các ngươi đang tìm cách giết Ta, điều đó Apraham không bao giờ làm.
Họ thấy không thể nói lại Chúa nên nại lý do khác. Họ nói: Chúng tôi đâu phải là con hoang, con ma quỷ, mà chúng tôi là con Thiên Chúa. Chúa liền phản đối: Nếu các ngươi thật là con Thiên Chúa thì các ngươi đã nghe Lời Ta, vì Ta từ Thiên Chúa mà đến.
Lời Chúa là lời chân thật, sống theo lời đó, con người thoát khỏi mọi lầm lạc tối tăm.
Lầm lạc tội lỗi là chướng ngại vật lớn nhất của tự do con người, vì phạm tội chính là trở nên nô lệ. Chỉ có một mình Chúa Giêsu mới giải thoát khỏi tình trạng xấu xa tội lỗi này. Chính vì thế Chúa Cha mới sai Người đến thế gian, để giúp mọi người tự do làm con của Ngài… (thinh lặng một lát)
Tôi có sống theo Lời Chúa dạy không?… (thinh lặng một lát)
Tôi sống nô lệ hay tự do?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa càng tìm cách dẫn giải cho người Do Thái biết Chúa thì họ càng đẩy Chúa ra xa, vì họ thiếu thiện chí, thiếu thành thật, lại tự mãn tự cao xưng mình là con cháu Apraham, là con cái Thiên Chúa!
Lạy Chúa, chúng con vẫn thường vỗ ngực xưng danh là người Công Giáo, là người tu hành, mà thực sự chúng con không sống xứng đáng với danh đó. Thay vì sống theo Lời Chúa dạy, làm theo ý Chúa muốn, thì chúng con lại làm theo ý riêng, sống theo những đam mê dục vọng của chúng con; thay vì làm tôi Chúa, chúng con lại làm tôi ma quỷ, xác thịt, thế gian!
Xin Chúa thương tha thứ lỗi lầm cho chúng con. Xin Chúa thương cứu giúp chúng con, cho chúng con biết vâng nghe và làm theo Lời Chúa, để được tự do làm con cái Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu nói với những người Do Thái đã tin Người: ‘Nếu các ông ở lại trong Lời của Tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng cho các ông”. (Ga 8, 31-32) (Mời cộng đoàn đọc lại)

11 /04 /2019
THỨ NĂM TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 8,51-59
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  APRAHAM THẤY NGÀY CỦA TÔI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu nói gì thì nói, người Do Thái vẫn không chịu tin Người. Nhưng Người không ngã lòng, Người giải thích thêm: Nếu các ngươi giữ lời Ta, các ngươi không bao giờ chết. Họ liền phản đối: Đúng thật ông bị quỷ ám. Apraham đã chết, các tiên tri cũng chết hết. Vậy mà ông nói ai tin ông thì không bao giờ chết. Bộ ông lớn hơn cha ông chúng tôi sao? Ông là ai? Chúa đáp: Nếu Ta tôn vinh Ta thì không giá trị gì, nhưng Chúa Cha đã tôn vinh Ta. Người là Đấng mà các ngươi xưng là Thiên Chúa. Nhưng các ngươi không biết Người, còn Ta, Ta biết Người và vâng giữ Lời Người. Chính Ápraham cũng vui mừng vì Ta đến thế gian. Nhưng họ nói : Ông chưa đầy năm mươi tuổi mà ông thấy Ápraham sao? Chúa đáp: Trước khi có Ápraham đã có Ta, vì Ta là Thiên Chúa hằng co đời đời. Họ nổi cáu lên lấy đá ném Chúa, nhưng Người ẩn mình đi, vì chưa tới giờ Người chịu chết,
Chúa Giêsu luôn trung thành với Chúa Cha. Người biết Ngài, giữ lời Ngài, làm theo ý Ngài. Người làm gương cho chúng ta, để chúng ta cùng sống trung thành luôn với Người, luôn vâng giữ Lời Nguời, làm theo ý Người để vượt qua cõi chết mà đến sự sống như Người.
Mùa chay là mùa chúng ta tuân giữ Lời Chúa dạy, để vượt qua cõi chết cho tội lỗi mà sống lại nên Người mới hoàn hảo hơn.. (thinh lặng một lát)
Tôi có trung thành làm tôi Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có muốn vượt qua cõi chết để sống với Chúa Giêsu không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa, là Đấng đã có từ trước muôn đời. Trước khi có loài người, trước khi có Ápraham và các tiên tri đã có Chúa. Sở dĩ người Do Thái khộng chịu tin Chúa là vì họ lầm tưởng Chúa Cha nói qua các vị ấy, mà họ không ngờ chính Chúa mới là Đấng Thiên Sai, là Đấng Chúa Cha sai đến cứu độ trần gian.
Lạy Chúa, gia đình con và nhiều người cũng lầm tưởng như vậy. Chúng con nghe ông này bà nọ, đạo này đạo kia, rồi tin theo mà không phân biệt được đạo nào là đạo chánh thật, rồi khổ nỗi không ai nói chúng con chịu nghe. Chúng con bảo đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng thật, rồi không chịu khó tìm biết Chúa, nhìn nhận Chúa là Thiên Chúa thật. Xin Chúa thương soi lòng mở trí cho chúng con nhìn biết Chúa, tin thờ Chúa, tuân giữ Lời Chúa, để được sống đời đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Thật, tôi bảo thật các ông: Ai tuân giữ lời Tôi, thì sẽ không bao giờ chết”. (Ga 8, 51)  (Mời cộng đoàn đọc lại)
12 /04 /2019
THỨ SÁU TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 10,32-42
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  LỜI NÓI PHẠM THUỢNG
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Người Do Thái lấy đá ném Chúa Giêsu, vì họ cho rằng Người nói phạm thượng tự cho mình là Con Thiên Chúa. Chúa bảo họ: Sách luật các ngươi đã chép: Các ngươi là thần thánh. Vậy kẻ chỉ nghe Lời Thiên Chúa mà còn được gọi là thần thánh, thì tại sao các ngươi lại bảo Đấng đã được Chúa Cha thánh hiến và sai đến là phạm thượng? Chính Ta là Con Thiên Chúa. Nếu các ngươi không tin Ta, thì ít ra các ngươi cũng phải tin việc Ta làm, vì Ta làm mọi việc theo ý Chúa Cha là Đấng đã sai Ta. Ta và Chúa Cha là một,,, Họ nghe Chúa nói thế thì càng thêm căm tức, nên tìm cách bắt Người, nhưng Người thoát qua bên kia sông Giođan.
Chúa Giêsu lấy việc Người làm, chứng minh Người là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai. Người Do Thái không chịu tin nhận vì họ thành kiến. Họ chỉ nhìn Người bề ngoài, mà không chịu mở mắt xem việc Người làm. Người luôn làm mọi việc của Chúa Cha. Người sinh ra, Người chịu chết, Người sống lại, Người cứu nhân độ thế, tất cả đều do Chúa Cha. (thinh lặng một lát)
Tôi lấy việc làm hằng ngày trong đời sống chứng thật tôi là Con Thiên Chúa hay tôi chỉ nói ngoài miệng thôi?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa thấy đó: Khi người ta không muốn tin thì dù Chúa có giải thích bao nhiêu, có làm việc lành việc tốt cho họ bao nhiêu cũng vô ích, mà còn gây thêm thù ghét!..
Lạy Chúa, dù vậy Chúa cũng dạy con một bài học vô cùng quý giá: Chúa hết lòng thương con, Chúa tìm đủ mọi cách giúp con từ bỏ tội lỗi mà tin theo Chúa, để được Chúa cứu rỗi.
Xin Chúa ban ơn thêm sức cho con, cho mọi người trong gia đình con thấy được lòng Chúa bao la, để lo ăn năn hối cải trong mùa chay này, và cho chúng con noi gương Chúa: dùng việc lành việc tốt chúng con làm hằng ngày mà giúp mọi nguời quay về cùng Chúa, dù có ai chống đối, dù có ai ngoan cố, chúng con cũng cố gắng kiên trì đưa dẫn họ về với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu Tôi không làm việc cho Cha Tôi, thì các ông đừng tin tôi. Còn nếu tôi làm việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó”. (Ga 10, 37-38) (Mời cộng đoàn đọc lại)

13 /04 /2019
THỨ BẢY TUẦN 5 MC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 11,45-56
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) 
MỘT NGƯỜI CHẾT THAY CHO TẤT CẢ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Nhiều người thấy phép lạ Chúa Giêsu làm cho Ladarô sống lại thì tin theo. Thấy vậy, các thượng tế và biệt phái họp công nghị tìm cách giết Chúa, vì họ sợ Chúa càng làm nhiều phép lạ, dân chúng càng tin theo, thì Người La Mã sẽ tiêu diệt họ. Vị thượng tế lúc đó tên là Cai Pha đã đưa ý kiến: Thà cho một người chết còn hơn toàn dân phải tiêu diệt. Thế là vô tình ông đã báo trước: Một mình Chúa Giêsu chịu chết để chuộc tội mọi người và quy tụ họ về một Chúa, và từ hôm đó, họ tìm cách giết Chúa, nên Người và các môn đệ phải trốn sang Epraim.
Để quy tụ mọi người về cho Chúa Cha, Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống. Mỗi lần nhìn lên Thập Giá, chúng ta nghĩ đến sự hiệp nhất Chúa Giêsu đã thiết lập qua cái chết của Người. Người xây dựng mối hiệp nhất giữa chúng ta bằng Giá Máu của Người.
Các thượng tế và biệt phái vô tình đã thực hiện chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Quyết định của họ lại ăn khớp với Thánh Ý Chúa: Một mình Chúa Giêsu chịu chết cứu toàn thể nhân loại được sống…                    (thinh lặng một lát)
Tôi có lo gìn giữ sự hiệp nhất Chúa Giêsu thiết lập bằng Giá Máu của Người không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cùng chết với Chúa Giêsu để cứu rỗi gia đình tôi và mọi người?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, vô tình người Do Thái đã giúp Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Chúa. Họ định giết Chúa để khỏi nghe lời khuyến cáo ngăn đe của Chúa, để họ tự do làm theo thói giả hình kiêu căng của họ. Họ có ngờ đâu họ đã thực hiện đúng ý định cứu rỗi nhân loại của Chúa. Thật kỳ diệu thay việc Chúa đã làm. Loài người hèn mạt tưởng giết được Chúa là chấm dứt ảnh hưởng của Chúa, nhưng không ngờ giúp Chúa đem lại phần rỗi cho muôn dân. Họ tưởng giết người tin Chúa là tiêu diệt được Giáo Hội, nhưng không ngờ máu của các Thánh tử đạo lại sinh thêm người có đạo…
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình biết lo cộng tác với Chúa trong công trình cứu rỗi của Chúa, bằng lời cầu nguyện, bằng việc ăn chay, hãm mình bố thí trong mùa chay thánh này, và xin cho chúng con luôn duy trì sự hiệp nhất giữa chúng con với nhau và với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mát khắp nơi về một mối”. (Ga 11, 51-52)
(Mời cộng đoàn đọc lại)

14 /04 /2019
TUẦN THÁNH

CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM ABC
(Cả 3 lấy chung 1 suy niệm)
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:)
Năm A: Mt 26,14-27.66
                                                                Năm B: Mc 14,1-15.47
Năm C: Lc 22,14-23.56
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) 
CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT CHUỘC TỘI CHÚNG TA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Theo thường lệ, mỗi năm Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua (Kỷ niệm ngày Chúa cứu dân Do Thái ra khỏi nước Ai Cập) với các Tông Đồ. Năm nay Người bảo các ông dọn lễ tại nhà một người quen trong thành.
Đang khi ăn Người báo cho các ông biết: Có kẻ trong các ông sẽ nộp Người. Các ông nghe Người nói thì buồn sầu thắc mắc không biết ai. Chính Giuđa là kẻ bán Chúa cũng giả bộ thắc mắc như thế. Thật là con người vì ham tiền mà ngoan cố phản bội !…
Cũng trong bữa ăn, Chúa lập Bí Tích Thánh Thể, và sau nói cho Phêrô biết: Ông sẽ chối Thầy ba lần trước khi gà gáy. Nhưng ông cương quyết không chối bỏ Người. Tuy nhiên, đúng như lời Chúa nói, ông đã chối Chúa ba lần vì nhát đảm sợ chết. Con người là thế đó…
Lúc đó, Chúa nhớ đến cuộc khổ nạn Người sắp chịu, Người cảm thấy “xao xuyến buồn rầu”. Người cần gặp Chúa Cha. Người đem Phêrô, Giacôbê và Gioan đi cầu nguyện, đây là ba Tông Đồ đã chứng kiến Người biến hình trên núi Tabor. Mặc dầu buồn rầu xao xuyến, Người vẫn nguyện tuân phục Thánh Ý Chúa Cha. Người nêu gương cho chúng ta…
Và kìa, Giuđa dẫn đám đông đến. Y dùng cái hôn giả dối làm hiệu cho họ bắt Chúa. Phêrô thấy thế thì tuốt gươm chống đối. Nhưng Chúa quở trách ông, vì ai dùng bạo lực sẽ chết vì bạo lực, hơn nữa Người phải thực hiện lời Kinh Thánh. Các môn đệ hoảng sợ chạy trốn !… Đúng là có gian nguy thử thách mới biết ai trung thành, ai thất tín.
Họ điệu Chúa đến thượng tế Cai Pha. Các kinh sư và kỳ mục tựu sẵn đó, tìm chứng gian kết án Người. Khi nghe Người xưng mình là Con Thiên Chúa, họ lên án giết Người, vì họ cho rằng Người nói phạm thượng, bởi lẽ họ không tin Người là Thiên Chúa. Họ chỉ nhìn Người bề ngoài. Họ thành kiến. Họ thiển cận. Họ kiêu căng tự đắc… Thế rồi họ hành hạ nhục mạ Người !…
Sáng hôm sau, họ giải nộp Người cho tổng trấn Philatô để tố cáo Người và yêu cầu phê chuẩn án giết Người, vì quyền kết án tử hình của họ phải được nhà cầm quyền Rôma xét duyệt mới được thi hành.
Trong khi đó, Giuđa tên phản bội hối hận vì đã bán Chúa. Y đem bạc trả cho các thượng tế và kỳ lão rồi đi thắt cổ mà chết. Kẻ tham lam gian ác là thế. Lương tâm không để cho họ yên !…
Philatô xét thấy chỉ vì ghen ghét mà họ nộp Chúa. Hơn nữa vì vợ ông yêu cầu đừng nhúng tay vào vụ xử Chúa là người vô tội. Ông tìm cách phóng thích Chúa. Ông cho dân chọn tha tên tù khét tiếng Baraba hoặc Chúa Giêsu. Ông hy vọng họ sẽ xin tha Chúa Giêsu. Nhưng vì các thượng tế và kỳ mục xúi giục, nên họ xin tha Baraba và đóng đinh Chúa Giêsu. Kẻ có tội thì họ xin tha, còn người vô tội họ đòi kết án tử. Thật là trớ trêu cho lòng dạ con người. Và vô tình họ đã thực hiện đúng kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.
Bấy giờ lính của Philatô thay phiên nhau đánh đòn, nhục mạ Chúa !… Rồi chúng bắt Người vác Thập Giá lên núi sọ, và đóng đinh Người. Khách qua đường cũng như các kinh sư kỳ mục sỉ nhục cười nhạo Người. Con người nhục mạ Thiên Chúa! Con người hành hạ Đấng thương yêu mình, đem ơn cứu rõi đến cho mình!… Thật là vô ơn bạc nghĩa!…
Sau khi chết, trời đất chuyển động, mồ mả mở tung, làm chứng cho nhiều kẻ tin thật Người là Con Thiên Chúa.
Một trong các môn đệ Chúa là ông Giuse xin hạ xác Chúa xuống, tẩm liệm và đem chôn trong mộ mới.còn các thượng tế và nhóm biệt phái xin Philatô cho lính canh mộ Chúa, vì sợ môn đệ ăn cắp xác Người rồi phao đồn Người sống lại, như Lời Người đã báo trước.                      (thinh lặng một lát)
Vì ai mà Chúa Giêsu chịu đánh đòn, chịu vác Thập Giá, chịu chết treo trên khổ giá?… (thinh lặng một lát)
Có phải vì tội tôi?… vì thương tôi?… để cứu rỗi tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa vô tội mà Chúa cam chịu đánh đòn, chịu sỉ nhục, chịu đóng đinh chết treo trên khổ giá! Còn con là kẻ có tội mà được Chúa thương, đươc Chúa tha, được Chúa cứu rỗi!…
Chúa ôi! Sao Chúa nhân từ quảng đại quá vậy? Sao Chúa hy sinh cho con nhiều quá vậy? Sao Chúa thương yêu con qúa vậy?… (thinh lặng một lát)
Con làm sao đáp đền ơn Chúa cho cân xứng?… (thinh lặng một lát)
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con ghi nhớ công ơn Chúa đã chịu chết đau khổ để chuộc tội chúng con, để cứu rỗi chúng con, để đem lại hạnh phúc phần hồn phần xác cho chúng con.
Để tỏ lòng biết ơn Chúa, chúng con dốc lòng từ nay chừa bỏ tội lỗi và các tính hư thói xấu, siêng năng sốt sắng thờ phượng Chúa, nhiệt tình phụng sự Chúa và phục vụ anh em chúng con.
Nhất là xin Chúa cho chúng con noi gương Chúa, hằng ngày vác Thánh Giá theo Chúa, sẵn lòng chịu mọi sự gian nan khốn khó vì Chúa, để hiệp cùng công nghiệp thương khó Chúa, cứu vớt linh hồn anh chị em đồng bào đồng loại chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

15 /04 /2019
THỨ HAI TUẦN THÁNH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 12,1-11
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  XỨC DẦU THƠM
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đến dùng cơm với Ladarô kẻ mà Chúa đã làm phép lạ cho sống lại. Lúc đó chị Macta thì lo hầu bàn, còn Maria thì lấy dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa rồi lấy tóc lau. Tông Đồ Giuđa là kẻ sắp nộp Chúa thấy vậy thì tiếc, bảo đem dầu thơm ấy bán lấy tiền cho người nghèo. Ông ta nói thế chớ thực ra ông ta tham tiền. Nhưng Chúa bảo: Cứ để cô xức Ta, vì việc cô làm ám chỉ ngày táng xác Ta, vì ngày táng xác Chúa các môn đệ cũng lấy dầu thơm xức Chúa. Hơn nữa, các con có người nghèo luôn bên cạnh, còn Ta thì không ở với các con mãi đâu. Chúa báo truớc Người sẽ nộp mình chịu chết…
Dân chúng nghe Chúa ở nhà Macta thì tuôn đến gặp Người, nhất là để xem Ladarô đã được sống lại. Còn các thượng tế thì định giết luôn cả Ladarô vì tại anh ta mà nhiều người đã bỏ họ mà tin theo Chúa.
Chúa Giêsu luôn nghĩ đến cái chết của Người, cái chết để đem lại sự sống cho loài người. Người chỉ mong thi hành sứ mạng Chúa Cha trao phó; Người chỉ lo cứu rỗi linh hồn chúng ta.
Còn Giuđa đang lo gì? Nghĩ gì? Y chỉ sống vì tư lợi, tiền của. Tiền của đã đưa y đến phản Thầy nộp Chúa. Tiền của đã dẫn y đến thắt cổ tuyệt vọng!… (thinh lặng một lát)
Tôi lo gì?… (thinh lặng một lát)
Tôi lo cho phần rỗi linh hồn tôi? Linh hồn mọi người trong gia đình tôi?… (thinh lặng một lát)
Hay là chạy theo tiền của?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy bài Tin Mừng hôm nay rất dồi dào ý nghĩa: Gia đình cô Macta biết ơn Chúa, vì Chúa đã cho Ladarô sống lại nên dọn tiệc thiết đãi Chúa. Và Macta luôn luôn sẵn sàng phục vụ hầu cận Chúa, Maria cũng hết lòng yêu mến Chúa qua việc xức dầu thơm và lấy tóc lau chân Chúa. Còn Ladarô, anh là chứng nhân sống động cho mọi người tin Chúa.
Một gia đình toàn là những người đạo đức thánh thiện như vậy mà Chúa không thương giúp sao được.  (thinh lặng một lát)
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo biết bắt chước gia đình gương mẫu này, cho chúng con hết lòng thương mến Chúa, hết lòng tin Chúa, và luôn luôn nêu gương sáng cho mọi người nhìn biết Chúa.
Xin cho chúng con lánh xa gương xấu của Giuđa, vì tham lam tiền của mà phản Chúa nộp Chúa, và chết khốn nạn.
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Macta lo hầu bàn, còn anh Ladarô là một trong những kẻ dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất quý giá xức chân Đức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.”(Ga 12, 2-3) (Mời cộng đoàn đọc lại)

16 /04 /2019
THỨ BA TUẦN THÁNH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 13,21-33.36-38
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:) 
GIUĐA PHẢN BỘI ! PHÊRÔ CHỐI CHÚA !
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu ngồi ăn với các môn đệ, nhưng lòng buồn sầu xao xuyến! Người nói: “Có kẻ trong các con sẽ nộp Thầy”. Các ông phân vân không biết ai, nên Phêrô làm hiệu nhờ Gioan là môn đệ Chúa yêu hỏi giùm, ông liền dựa mình vào sát Chúa và âu yếm hỏi: Thưa Thầy, ai vậy? Chúa đáp: “Thầy chấm bánh trao cho ai là người đó.” Rồi Người chấm miến bánh trao cho Giuđa và bảo: “Con định làm gì thì làm ngay đi”. Ông ta liền thực hiện ý đồ nộp Thầy. Bấy giờ Chúa phán : “Đã đến giờ Thầy được tôn vinh và Chúa Cha cũng được tôn vinh, vì chính Thầy làm vinh hiển Cha Thầy, khi Thầy chịu chết treo trên thập giá… Thầy chẳng còn ở với các con được lâu nữa. Thầy phải đi, và nơi Thầy đi các con không thể đến được, sau này các con mới đến được với Thầy”. Chúa có ý nói Người sẽ nộp mình chịu chết, và sau này các Tông Đồ cũng sẽ được chịu chết vì Chúa. Nhưng các ông không hiểu, nên Phêrô hỏi Chúa: “Sao bây giờ con không theo Thầy được? Con quyết sống chết theo Thầy”. Nhưng Chúa bảo Phêrô: “Thầy nói thật trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần”.
Chúa Giêsu biết Giuđa sẽ phản bội! Phêrô sẽ chối Chúa! Chúa không giận không bỏ. Người tìm hết cách giúp đỡ các ông hối cải. Thật đúng Chúa là tình thương…
Cả hai người đều được Chúa thương cảnh cáo, nhưng Giuđa ngoan cố, hay nói đúng hơn đã bị tiền ám ảnh! Còn Phêrô tuy yếu đuối, nhưng đã biết ăn năn sám hối.
Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Người luôn mời gọi chúng ta sống trung thành với Người, và sẵn sàng tha thứ mỗi khi chúng ta lỗi lầm. (thinh lặng một lát)
Tôi biết ăn năn thống hối tội tôi đã phạm không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có ham mê tiền của mà phản Chúa chối Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thật là Giuđa lòng chai dạ đá! Chúa đã tạo dịp cho ông nhận thấy lỗi lầm mà ăn năn sám hối. Chúa đã dùng cả lời nói và việc trao bánh để cảnh tỉnh ông ta, ông ta vẫn không chịu hiểu mà quay về với Chúa.
Còn các Tông Đồ khác thì sao? Lạy Chúa, mặc dầu các ông có thiện chí muốn trung thành với Chúa, muốn hy sinh cho Chúa, nhưng các ông quên lời Chúa phán: “Không có Thầy các con không làm gì được”. Thế nên giờ chót các ông đã bỏ Chúa. Phêrô chối Chúa!
Xin cho các gia đình chúng con hiểu được bài học này của các Tông Đồ, là luôn luôn phải cậy vào ơn Chúa giúp. Và xin Chúa cũng cho chúng con hiểu thêm những điều này, là Chúa được vinh hiển nhờ thập giá, nhờ vâng lời Chúa Cha, và do đó Chúa cũng làm vinh danh Chúa Cha. Xin cho chúng con biết vâng nghe Lời Chúa, sẵn lòng vác Thánh Giá theo Chúa hằng ngày, để làm sáng danh Chúa và ngày sau được vinh hiển đời đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi Giuđa đi rồi, Đức Giêsu nói: ‘Giờ đây, Con Người được tôn vinh và Thiên Chúa cũng được tôn vinh với Người.”
(Ga 13, 31) (Mời cộng đoàn đọc lại)

17 /04 /2019
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mt 26,14-25
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  KHỐN CHO KẺ NỘP NGƯỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Giuđa đến gặp các thượng tế hỏi giá bán Chúa Giêsu. Họ hứa trả cho ba mươi đồng. Y liền về tìm dịp nộp Chúa…
Lúc đó gần đến lễ Vượt Qua, các Tông Đồ hỏi Chúa dọn lễ ở đâu? Người bảo hãy vào thành mượn nhà của nguời quen, nên các ông đi và làm đúng như lời Người dạy. Chiều đến Thầy trò cùng ăn lễ. Và Người nói cho các ông biết, có kẻ trong các ông sẽ nộp Người. Ai nấy đều buồn bã hỏi : Thưa Thầy có phải con chăng? Người đáp: “Chính kẻ chấm cùng một đĩa với Thầy, Thầy phải chịu chết để chuộc tội loài người, nhưng khốn cho kẻ nộp Thầy, thà nó đừng sinh ra thì hơn”. chính Giuđa là kẽ nộp Người cũng hỏi : “Thưa Thầy có phải con chăng? “Người bảo đúng như lời con nói!”
Chúa Giêsu biết chắc chắn Giuđa nộp Người, nhưng Người vẫn thương ông, coi ông như các Tông Đồ khác, cũng ngồi ăn chung với ông, và tìm cách cảnh tỉnh ông, vạch cho ông thấy rõ tội ác nặng nề của kẻ phản bội.
Nhưng Giuđa không nhìn thấy tình thương của Chúa. Giuđa đã từ chối ơn Chúa. Giuđa cả lòng bán Chúa !… (thinh lặng một lát)
Tôi có từ chối ơn Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có thấy rõ Chúa thương tôi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cả lòng phạm tội phản nghịch Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, thật không thể hiểu nổi Giuđa, ông ta đã hỏi giá bán Chúa. Chúa biết rõ điều đó nên cảnh cáo ông, vậy mà ông ta còn mở miệng hỏi Chúa: Có phải con chăng? Thật là con người ông ta ngoan cố tột độ !…
Nhưng Lạy Chúa, chính con và nhiều người trong gia đình con cũng ngoan cố không kém gì Giuđa. Nhiều lần chúng con phạm tội mất lòng Chúa. Chúa nhờ người này kẻ nọ khuyên lơn nhắn nhủ chúng con, nhưng chúng con đâu có chịu nghe, có khi chúng con còn trả treo thách đố: Biết chắc có hỏa ngục không mà sợ, có thiên đàng không mà mong. Và nhiều người trong chúng con đã chết bất đắc kỳ tử, chết không kịp trối, chết không kịp hối cải !
Xin Chúa cho chúng con biết ăn ăn thống hối tội lỗi chúng con hằng ngày, để được sống chết trung thành với Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người, thà người đó đừng sinh ra thì hơn.” (Mt 20, 27-28) (Mời cộng đoàn đọc lại)

18 /04 /2019
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 13,1-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  BỮA TIỆC LY
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu biết sắp đến giờ Người trở về cùng Chúa Cha, phải lìa thế gian, lìa các môn đệ thân yêu, kể cả Giuđa kẻ nộp Người, nên Người ăn bữa cuối cùng với các Tông Đồ, để ly biệt các ông đi nộp mình chịu chết. Đang khi ăn, Người lấy nước rửa chân cho các ông. Phêrô thấy vậy thì hỏi: Thầy mà rửa chân cho con sao? Người đáp: Bây giờ con chưa hiểu được việc Thầy làm, sau này con sẽ hiểu. Nhưng Phêrô từ chối nên Người nói: Nếu con không để Thầy rửa chân cho con, con chẳng được dự phần với Thầy. Phêrô hoảng hồn xin Chúa rửa cả đầu và tay ông nữa. Nhưng Chúa bảo: Chỉ cần rửa chân thôi, vì các con đã sạch rồi, nhưng không phải các con đều sạch hết đâu. Chúa biết Giuđa sắp nộp Chúa nên mới nói như thế. Rửa chân xong, Chúa hỏi các ông: Các con có hiểu việc Thầy vừa làm không? Thầy là Thầy là Chúa các con mà trở lại làm đầy tớ rửa chân cho các con, thì các con càng phải rửa chân cho nhau; nghĩa là phải khiêm nhường hạ mình xuống, và sẵn sàng phục vụ nhau, yêu thương nhau. Thầy làm gương để các con bắt chước như Thầy.
Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh. Đặc biệt Người rửa chân cho các Tông Đồ, để nêu gương khiêm nhường phục vụ.
Tình thương chân thật thể hiện bằng hy sinh phục vụ. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, Người hy sinh phục vụ chúng ta đến chết và chết treo trên khổ giá! Chúng ta yêu thương nhau, chúng ta noi gương Người, làm như Người: Chúng ta sẵn sàng hy sinh phục vụ nhau, và phục vụ nhau cho đến chết… (thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng phụng sự hy sinh vì Chúa không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có sẵn sàng hy sinh phục vụ anh chị em tôi không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, bao giờ cũng vậy, những người thân thương khi phải xa nhau thì muốn để lại kỷ niệm lâu bền.
Chúa yêu thương con, nên khi biết đến giờ ly biệt con, Chúa để lại cho con nhiều kỷ niệm quý giá : Chúa lập Bí Tích Thánh Thể để gần gũi nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Chúa lập Bí Tích Truyền Chức Thánh để có người tiếp nối Chúa chăm sóc chúng con. Đặc biệt Chúa rửa chân cho các Tông Đồ để dạy chúng con bài học thực tế “khiêm nhường, bác ái”. Đối với Chúa, con phải khiêm nhường nhìn nhận mình hèn kém tội lỗi, để được Chúa thương ban ơn cứu giúp; đối với đồng bào đồng loại, con phải biết Thiên Chúa yêu thương giúp đỡ phần hồn phần xác.
Xin cho con và mọi người trong gia đình con luôn luôn ghi nhớ và thực hành “Bài Học Rửa Chân”hôm nay của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nếu Thầy là Chúa là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 14-15) (Mời cộng đoàn đọc lại)

19 /04 /2019
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 18,1-19.42
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  CHÚA CHỊU CHẾT
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu và các môn đệ đang ở trong vừờn gần suối Kít-rôn thì Giuđa dẫn binh lính đến bắt Chúa. Nhưng vì thấy họ sợ không dám ra tay, nên Chúa bảo cứ bắt Người đi, và để cho môn đệ Người được tự do, đúng như lời Kinh Thánh đã chép. Ông Phêrô muốn bênh vực Chúa nên rút gươm chém đứt tai tên lính Man-cô. Chúa quở trách ông và cho họ bắt trói mình. Họ dẫn Người đến thượng tế Caipha và quan Philatô xét xử. Hai môn đệ Phêrô và Gioan cũng đi theo, và ông Phêrô đã chối Chúa ba lần trước khi gà gáy như Lời Chúa phán.
Họ cáo gian Chúa nhiều tội, Philatô xét thấy Chúa không có tội gì nên định tha Người. Nhưng họ lại xin tha cho Baraba và giết Chúa Giêsu.
Thấy thế Philatô giao Chúa cho họ đem đi đóng đinh. Họ đánh đòn Người, bắt Người vác Thập Giá đến núi Sọ, đóng đinh Người rồi chia nhau áo xống Người như lời Kinh Thánh đã chép.
Trên Thập Giá, Chúa Giêsu thấy Mẹ Maria và thánh Gioan đứng cạnh thì trối Mẹ Người là Mẹ thánh Gioan rồi gục đầu tắt thở! Người Do Thái không muốn để xác chết trên Thập Giá trong ngày thứ bảy là ngày đại lễ, nên họ đánh dập ống chân những người bị đóng đinh. Nhưng vì thấy Chúa đã chết, nên họ không đánh dập ống chân Người mà lấy giáo đâm thấu cạnh sườn Người, máu cùng nước chảy ra.
Sau đó, hai môn đệ Giuse Arimatha và Nicôđêmô đến hạ xác Chúa xuống, xức dầu thơm tẩm liệm rồi chôn vào huyệt đá mới.
Trong bài tường thuật sự thương khó của Chúa Giêsu hôm nay, thánh Gioan không kể chi tiết về nỗi khổ nhục của Chúa, nhưng nhấn mạnh tính uy nghi vinh hiển của Người.
Ở Ghêsêmani, Người trả lời những kẻ đến bắt Người. Trước mặt tổng trấn Philatô, Người tự xưng mình là Vua, nhưng nước Người không phải là ở thế gian. Người là Vua Tình Yêu…Trên Thập Giá, Người tỏ mình là Đấng cứu tinh nhân loại. Khi mai táng, Người được xức dầu thơm hảo hạng và chôn trong mồ mới theo tục lệ chôn cất vua chúa. Chúa Giêsu là Vua trên hết các vua, vì Người là Thiên Chúa, Thiên Chúa làm người. Người can đảm chịu bắt bớ, hành hạ, giết chết. Người nêu gương kiên vững cho chúng ta trước mọi gian nan thử thách… (thinh lặng một lát)
Tôi có can đảm vác Thập Giá hằng ngày theo Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Làm sao cứu được linh hồn tôi và anh chị em?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, bọn loài người chúng con thật là vô tình, độc ác! Chúa đến dạy bảo con đường hạnh phúc đời này và phần rỗi đời sau, nhưng có mấy ai chịu nghe Chúa. Đã vậy nhiều người còn oán ghét Chúa, sỉ nhục Chúa, hành hạ Chúa, đóng đinh Chúa vào Thập Giá! Cả những người thân tín với Chúa cũng có kẻ phản Chúa, chối Chúa!
Lạy Chúa, chính chúng con là những kẻ tin theo Chúa, nhiều lần cũng phản bội Chúa, do tội lỗi, đam mê, truỵ lạc hằng ngày của chúng con.
Xin Chúa nhân từ thương tha thứ cho chúng con hèn mọn, yếu đuối. Xin cho mọi người trong gia đình con năng tưởng nhớ đến sự thương khó và sự chết khổ cực của Chúa, cho chúng con nhìn nhận Chúa là Vua Tình Yêu, là vị cứu tinh duy nhất của chúng con, cho chúng con hằng ngày can đảm vác Thánh Giá theo Chúa để cứu rỗi linh hồn chúng con và mọi người…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Khi vừa thấy Đức Giêsu, các thượng tế cùng các thuộc hạ kêu lên rằng: Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá! Ông Philatô bảo họ: Các ngươi cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy.” (Ga 19, 6) (Mời cộng đoàn đọc lại)

20 /04 /2019

THỨ BẢY TUẦN THÁNH  VỌNG PHỤC SINH

VỌNG PS NĂM C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 24,1-12
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  NGÀY THỨ BA SẼ SỐNG LẠI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Sáng sớm ngày Chúa Nhật, bà Maria Mađalêna, Gioanna và Maria mang thuốc thơm ra mộ xức xác Chúa Giêsu. Các bà thấy tảng đá đậy cửa mồ đã lăn qua một bên. Buớc vào trong, các bà không thấy xác Chúa, chỉ thấy hai người ăn mặc sáng chói đứng đó. Các bà kinh hồn! Hai người liền nói: Sao các bà tìm người sống nơi kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại như Người đã nói với các bà ở Galilê. Bấy giờ các bà mới nhớ lại Lời Chúa phán: Ta chết chẳng đủ ba ngày, Ta sẽ sống lại.các bà liền đi báo cho các Tông Đồ, nhưng các ông không tin. Dù vậy ông Phêrô cũng chạy ra mồ. Ông chỉ thấy khăn liệm còn đó, và ông hết sức ngạc nhiên!…
Việc tin Chúa sống lại trước tiên dựa vào sự kiện ngôi mộ trống, đặc biệt chiếu theo Lời Chúa đã báo trước: Ta chết chẳng đủ ba ngày Ta sẽ sống lại. Lời Chúa là lời chân thật, đáng cho mọi người cậy tin. Nhưng các Tông Đồ chưa chịu tin: Các ông cho là chuyện lẩn thẩn! Phải chăng việc tin Chúa sống lại còn cần phải có ơn Chúa ban? (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa sống lại không?… (thinh lặng một lát)
Tôi cần Chúa ban ơn đức tin cho tôi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, để giúp chúng con tin Chúa sống lại, chẳng những Chúa đã báo trước mà còn cho Thiên Thần làm chứng, cho các thánh nữ và các Tông Đồ thấy tận mắt ngôi mộ trống…
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con tin vào Lời Chúa phán mà nhận thật Chúa đã sống lại, để hết lòng thờ phượng kính mến Chúa ở đời nầy hầu ngày sau được sống lại vinh hiển với Chúa.
Xin Chúa thương củng cố niềm tin cho chúng con, để sau khi đã tin Chúa sống lại, chúng con biết dùng lời nói việc làm và đời sống chúng con, loan báo cho mọi người tin theo Chúa, hầu được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Sao các bà tìm Người sống giữa kẻ chết? Người không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê.” (Lc 14, 5-6)
(Mời cộng đoàn đọc lại)
21 /04 /2019
MÙA PHỤC SINH
(Bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống)

MÙA PHỤC SINH LÀ GÌ?
Mùa Phục Sinh là mùa mừng Chúa Giêsu sống lại, sau khi đã chiến thắng sự chết và tội lỗi.
Để chuộc tội chúng ta, Chúa Giêsu phải chịu đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng sau ba ngày thì Người sống lại như lời Người đã phán trước. Người đã thắng sự chết để đem lại sự sống cho chúng ta, để ai tin thờ Người thì được sống đời đời.
CHÚNG TA LAM SAO?
Qua cái chết đau thương và cuộc sống lại vinh hiển, Chúa Giêsu muốn dạy cho chúng ta biết, nếu chúng ta muốn được sống lại hưởng phước với Chúa, thì bao lâu còn sống trên thế gian, chúng ta phải bắt chước Chúa, phải đi theo con đường Chúa đã đi, là: “Bỏ mình, vác thánh giá hằng ngày”. Vì Chúa đã nói rõ: Trò không hơn thày, tớ không hơn chủ, Chúa là thầy là chủ mà đã phải chết đau khổ mới được sống lại vinh quang, thì chúng ta là môn đệ Người, chúng ta không thể làm cách nào khác hơn…
Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta “lần mò” bước theo đường Chúa đã đi, để ngày sau được sống lại, sum họp với Người trong nhà Cha trên trời.

CHÚA NHẬT PHỤC SINH
NĂM ABC
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 20,1-9
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  MỪNG CHÚA SỐNG LẠI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Bà Maria Mađalêna, thánh Phêrô và thánh Gioan đều thấy ngôi mộ trống, nhưng thái độ của mỗi người đều khác nhau.
Bà Mađalêna băn khoăn bối rối, chạy về báo tin cho các Tông Đồ. Bà cần sự nâng đỡ của các ông để củng cố niềm tin. Kẻ khác có thể yểm trợ lòng tin chúng ta. Lắm lúc chúng ta không đến với Chúa được là vì thiếu sự giúp đỡ của tha nhân.
Thánh Phêrô thấy ngôi mộ trống mà không nhận biết gì. Phải chăng lúc đó tâm trí ông còn ám ảnh giờ phút ông chối Chúa. Cần phải có thời gian và kiên nhẫn mới lướt qua được bất tín đến tin tưởng.
Còn thánh Gioan, ông đã thấy và đã tin. Niềm tin của ông do ân huệ Chúa ban, vì ông là người môn đệ Chúa yêu. Phải chăng tình yêu giúp con người dễ dàng tin tưởng?… (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa sống lại thật không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có cần sự giúp đỡ của người khác để tin Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, cùng thấy ngôi mộ trống, nhưng thái độ của bà Maria Mađalêna, thánh Phêrô và thánh Gioan hoàn toàn khác nhau. Bà Maria Mađalêna phải nhờ các Tông Đồ trợ giúp mới tin Chúa sống lại; Thánh Phêrô chưa hiểu biết chi, chưa tin tưởng gì, vì lương tâm ông chưa ổn định sau lỗi lầm chối Chúa; còn Thánh Gioan thì tin Chúa sống lại thật dễ dàng, vì được Chúa yêu thương.
Xin Chúa cũng thương con và mọi người trong gia đình con, cho chúng con dễ dàng mau mắn tin Chúa sống lại, để chúng con nhìn nhận Chúa là Thiên Chúa chúng con, tôn thờ Chúa là Đấng cứu độ chúng con, cho ngày sau được sống lại hưởng phúc với Chúa.
Xin cho chúng con biết loan truyền Chúa sống lại, Chúa đã thắng tội lỗi và sự chết, để mọi người tin Chúa thờ Chúa được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Bấy giờ người môn đệ kia, đã tới mồ trước, cùng đi vào. Ông đã thấy và đã tin”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

22 /04 /2019
THỨ HAI TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
 (Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:)  Mt 28, 8-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  HIỆN RA VỚI CÁC THÁNH NỮ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Các bà Maria Mađalêna và Maria vừa nghe Thiên Thần báo Chúa Giêsu sống lại thì vội vã ra khỏi mồ, nửa mừng nửa sợ, chạy đi báo cho các thánh Tông Đồ. Nhưng Chúa đón các bà lại. Các bà mừng rỡ phục lạy ôm chân Chúa. Và Chúa bảo các bà báo cho các môn đệ đến Galilê gặp Người.
Đang lúc các bà đi thì bọn lính canh mồ chạy về báo tin cho các thượng tế biết các sự việc vừa xảy ra. Họ tức tốc họp bàn với các kỳ lão. Họ hối lộ cho lính canh, để chúng phao đồn rằng : trong lúc chúng ngủ quên, môn đệ Chúa đã đến lấy trộm xác Người. Bọn lính canh khoái chí lãnh tiền và làm y như lời họ dặn.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu hiện ra với các thánh nữ ; Người trấn an các bà, Người ban bình an cho các bà, và sai đi báo cho các Tông Đồ. Tin Mừng Phục Sinh phải được loan báo, chia sẻ. Mỗi người làm chứng Chúa sống lại bằng đời sống gương mẫu của mình.
Các thượng tế đã vận động giết Chúa, nay còn gian dối che đậy sự thật, hôi lộ lính canh phao tin thất thiệt. Họ đã khước từ ơn cứu rỗi của Chúa, họ còn làm cớ cho kẻ khác không tin nhận Chúa, không được hưởng nhờ ơn cứu rỗi. Thật đúng họ là những kẻ phá đạo hại đời…           (thinh lặng một lát)
Tôi có loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho đồng bào đồng loại tôi không?…(thinh lặng một lát)
Tôi có khước từ ơn cứu rỗi của Chúa và làm cớ cho kẻ khác không tin nhận Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, truớc mắt chúng con là hai hình ảnh hoàn toàn khác biệt: Một cảnh sáng chói của các thánh nữ vui mừng âu yếm ôm chầm lấy Chúa sống lại, rồi vội vã đem tin cho anh em Chúa. Còn ảnh kia mờ mịt đen tối của những người độc ác gian dối, lúc nào cũng sợ sự thật. Đúng như Lời Chúa nói: Ai làm tội ác thì sợ sự thật, sợ ánh sáng!…
Xin Chúa cho gia đình con hằng ngày ăn ngay ở thật, không bao giờ gian dối gạt gẫm ai; nhất là xin cho chúng con luôn luôn nhìn ngắm bức ảnh thứ nhất mà sống, mà hết lòng kính mến tin thờ Chúa sống lại, và loan báo cho mọi người tin theo Chúa, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Bấy giờ Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: ‘Chào chị em!’ Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân và bái lạy Người. Bấy giờ Đức Giêsu nói với các bà: ‘Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ thấy Thầy ở đó”. (Mt 28, 9-10)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

23 /04 /2019
THỨ BA TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 20, 11-18
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  TÔI ĐÃ THẤY CHÚA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Bà Maria Mađalêna đến mồ Chúa Giêsu mà than khóc!… bà nhìn vào mồ, thấy hai Thiên Thần hỏi bà: Sao bà khóc? Bà thưa: Người ta đã lấy mất Chúa tôi ! Và bà quay lại thấy Chúa Giêsu đứng đó, nhưng bà không nhận ra Người. Người hỏi sao bà khóc? Bà tìm ai? Bà cứ tưởng đó là người làm vườn nên thưa: Nếu ông lấy xác Chúa tôi, xin ông cho tôi biết ông để đâu… Chúa liền gọi chính tên bà, tức thì bà nhận ra Người và mừng rỡ ôm chân Người. Nhưng Người bảo: Đừng giữ Thầy lại! Vì Thầy chưa về cùng Chúa Cha. Con hãy đi báo cho anh em Thầy biết: Thầy đã sống lại và sẽ về cùng Chúa Cha Thầy và cũng là Cha của con.
Chúa Giêsu cho Mađalêna nhận ra Người từ từ. Cần phải có thời gian để nhìn biết tin kính Chúa, và có thể nhìn thấy Chúa trong mọi người xung quanh mình.
Bà Mađalêna nhận ra Chúa khi Người gọi chính tên mình. Ngày chịu phép rửa tội, Chúa cũng gọi tên chúng ta và sai đi làm chứng cho mọi người. (thinh lặng một lát)
Tôi có nhận ra Chúa trong anh chị em tôi không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có làm chứng Chúa cho những người xung quanh tôi chưa?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại và đã dạy cho chúng con biết Chúa Cha là Cha và là Chúa của chúng con, đồng thời Chúa còn gọi các môn đệ là anh em của Chúa. Thật vinh hạnh cho chúng con biết bao! Chúng con là loài người phàm hèn tội lỗi mà được Chúa làm Cha và được làm anh em với Chúa.
Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con tin thật Chúa đã sống lại, cho chúng con sống xứng đáng là con hiếu thảo của Chúa Cha, luôn luôn kính mến vâng lời Chúa Cha. Xin cho chúng con sống xứng đáng là anh em với Chúa, hằng ngày biết lo giới thiệu “Nguời Anh Cả Giêsu” cho mọi người nhìn biết thờ phượng, để ngày sau tất cả được xum họp vui vẻ trong nhà Cha trên trời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Đức Giêsu bảo: ‘Thôi đừng giữ thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bỏ họ: Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’”. (Ga 20, 17) (Mời cộng đoàn đọc lại)

24 /04 /2019
THỨ TƯ TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 24, 13-35
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  HỌ NHẬN RA NGƯỜI LÚC BẺ BÁNH
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Cùng ngày Chúa Nhật, hai môn đệ thấy Chúa Giêsu bị giết chết thì chán nản bỏ về quê là làng Emmau. Và trên đường về Chúa Giêsu hiện ra với họ, nhưng họ không biết Người, Người hỏi họ bàn tán gì mà buồn bã vậy? Họ kể việc Người bị đóng đinh, việc các thánh nữ viếng mộ mà không thấy xác Người, việc các Tông Đồ chứng kiến mồ trống v.v… Bấy giờ Người trách họ kém hiểu chậm tin lời các ngôn sứ nói về Người. Người phải chịu chết đau khổ mới sống lại vinh quang. Rồi Nguời giải thích cho họ hiểu các lời Kinh Thánh chỉ về Người.
Lúc gần đến làng họ định tới, Chúa giả vờ muốn đi xa, nhưng họ mời Người ở lại, và đang lúc ngồi ăn, Người cầm lấy bánh; đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ. Tức thì họ nhận ra Người, vì họ từng thấy Người làm việc này, nhất là trong bữa tiệc ly, lúc Người lập Bí Tích Thánh Thể, rồi Chúa biến đi.
Họ liền trở lại Giêrusalem thuật lại cho các Tông Đồ nghe tất cả sự việc. Các Tông Đồ cũng bảo cho họ biết Chúa đã sống lại, vì Người đã hiện ra với ông Phêrô.
Chúa Giêsu không bỏ rơi một ai. Người muốn mọi người nhìn biết Người, tin tưởng Người, cộng tác với Người trong công trình cứu độ.
Hai môn đệ làng Emmau đã nhận ra Chúa lúc bẻ bánh. Việc chia sẻ cơm áo hằng ngày của chúng ta cũng làm chứng Chúa sống lại. (thinh lặng một lát)
Tôi có bẻ bánh chia cho mọi người. Nhất là những người nghèo khổ, để làm chứng Chúa sống lại không?…
(thinh lặng một lát)
Tôi có cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi không?…
Bằng cách nào?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, Chúa thật là nguồn sống của người công chính, là nguồn hy vọng của kẻ ngã lòng nản chí.
Để củng cố niềm tin cho các thánh nữ và các Tông Đồ hầu các ngài đi khắp nơi làm chứng Chúa sống lại. Chúa đã cho các ngài thấy mồ trống, thấy khăn liêm xếp để đó, thấy Thiên Thần báo, và chính Chúa đã hiện ra nhiều lần cho các ngài.
Hôm nay, đối với hai môn đệ ngã lòng thất vọng, Chúa cũng hiện ra giải thích cho họ hiểu Kinh Thánh, bẻ bánh trao cho họ, để họ nhận ra Chúa đã sống lại mà tin theo Chúa.
Xin Chúa thương giúp gia đình con, vì lắm lúc chúng con cũng cảm thấy ngã lòng nản chí, cảm thấy mệt mỏi chán ngán trong việc thờ phượng Chúa, là tôi Chúa, nhất là những lúc chúng con gặp gian nan thử thách… Xin Chúa thương nuôi dưỡng chúng con bằng Mình Máu Thánh Chúa và bằng Lời Chúa trong Kinh Thánh, để chúng con được bền lòng vững chí tin theo Chúa, và xin cho chúng con biết chia cơm sẻ áo với mọi người, để họ nhận ra Chúa qua cử chỉ bẻ bánh của chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Nào Đấng Kitô chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.”
(Lc 24, 26-27) (Mời cộng đoàn đọc lại)

25 /04 /2019
THỨ NĂM TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Lc 24, 35-39,41-48
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Hai môn đệ làng Emmau còn đang kể chuyện cho các Tông Đồ thì Chúa Giêsu hiện đến và phán : “Bình an cho các con”. Các ông hoảng sợ tưởng ma, nên Người bảo: “Hãy sờ vào chân tay Thầy, chính Thầy đây. Ma quái đâu có xương thịt như Thầy”. Nhưng các ông cũng chưa tin, nên Người bảo các ông trao thức ăn cho Người và Người ăn trước mặt các ông, để các ông tin Người đã sống lại. Rồi Người giải thích cho các ông hiểu các lời Kinh Thánh chép về Người. Người cũng truyền cho các ông phải làm chứng Người đã sống lại, phải nhân danh Người mà kêu gọi mọi người ăn năn sám hối, để được ơn tha tội và được cứu rỗi.
Các môn đệ lúc đầu chưa tin Chúa sống lại. Các ông chỉ tin khi đã tiếp xúc thân mật với Chúa, khi được Chúa cho thấy thân xác vinh hiển của Người.
Có tin thật Chúa sống lại, các ông mới nhiệt thành làm chứng cho Chúa, đi khắp nơi rao giảng kêu gọi mọi người đón nhận ơn cứu rỗi.
Muốn làm chứng cho Chúa, cần phải tin Chúa sống lại. Cho được tin Chúa sống lại, phải tiếp xúc với Chúa, phải đến gặp Chúa.                                (thinh lặng một lát)
Tôi có tiếp xúc thân mật với Chúa hằng ngày không?...
(thinh lặng một lát)
Tôi có làm chứng cho mọi người tin Chúa sống lại để được ơn cứu rỗi không?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, các Tông Đồ càng chậm tin Chúa sống lại, Chúa càng tìm cách khơi dậy lòng tin cho các ông. Như thế chúng con thấy rõ lòng Chúa thương chúng con, muốn chúng con theo Chúa để được cứu rỗi. Nhưng Chúa cho chúng con hoàn toàn tự do. Chúa kêu gọi, ban ơn, giúp sức, rồi chúng con muốn tin Chúa hay không thì tuỳ chúng con. Vì thế Chúa cần nhiều người làm chứng cho Chúa, cần nhiều người đem Tin Mừng Chúa sống lại. Nhưng muốn làm chứng cho Chúa, con cần tin Chúa sống lại thật, con cần tiếp xúc thân mật với Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình Công Giáo tin Chúa sống lại thật, và hằng ngày sống kết hợp mật thiết với Chúa bằng lời cầu nguyện và các Bí Tích; cho chúng con dùng lời nói, việc làm hằng ngày mà làm chứng Chúa đã sống lại, để mọi người tin thờ Chúa mà được cứu rỗi…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân các điều đó”. (Mời cộng đoàn đọc lại)

26 /04 /2019
THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 21, 1-14
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  CHÚA ĐẾN VỚI CÁC MÔN ĐỆ
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ đến Galilê gặp Người, nên các ông tập trung về đó. Và trong lúc chờ gặp Chúa thì các ông kéo nhau đi lưới cá. Nhưng các ông thức suốt đêm thả lưới mà không bắt được con cá nào. Lúc gần sáng, Chúa đến bờ biển, nhưng các ông không nhận ra Người. Nguời bảo các ông hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ bắt được nhiều cá. Các ông vâng lời Người thả lưới. Và khi kéo lưới lên thì lưới đã đầy cá lớn. Thánh Gioan thấy vậy thì nói với Phêrô: “Thầy đấy”! Và lúc các ông vào bờ thì thấy Chúa đã nướng bánh và cá sẵn. Chúa bảo các ông đem nướng thêm cá mới bắt được, rồi Thầy trò xúm lại ăn. Và các ông đều nhìn nhận Người là Chúa Giêsu.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu đến với các môn đệ trong đời sống thường nhật của các ông, và cùng ăn uống với các ông. Người cũng ở với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, để nâng đỡ bổ sức chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Người, Mình Máu Thánh Người.
Người làm phép lạ mẻ lưới đầy cá để các môn đệ nhận ra Người. Muốn tin nhận Chúa sống lại, cần nhìn những việc lạ lùng Người thực hiện trong đời sống chúng ta, xung quanh chúng ta.                                      (thinh lặng một lát)
Tôi có tin Chúa luôn hiện diện trong đời sống tôi không?… (thinh lặng một lát)
Tôi có nhận ra Chúa qua mọi biến cố cuộc đời không?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, hôm nay Chúa lại hiện ra một lần nữa để làm chứng Chúa đã sống lại thật. Và với mẻ lưới đầy cá của các môn đệ, Chúa dạy cho con nhiều bài học.
Trước hết Chúa muốn chúng con nhớ lại Lời Chúa phán: “Nếu không có Chúa, chúng con không làm gì được”. Các môn đệ đã thả lưới suốt đêm không bắt được con cá nào vì không có Chúa ở với các ông. Con cũng thế, nếu con không có Chúa ban ơn giúp sức, con chẳng làm nên việc gì…
Và chiếc lưới của các môn đệ còn ám chỉ Giáo Hội Chúa lập để kéo mọi người về cùng Chúa. Xin Chúa cho con và mọi người trong gia đình con hằng ngày biết lo chạy tới Chúa, sống gần gũi thân mật với Chúa, để được Chúa thương ban ơn giúp sức chúng con làm mọi việc kết quả dồi dào tốt đẹp. Và xin Chúa cho chúng con biết lo cộng tác với Giáo Hội, lưới mọi người về cho Chúa bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, và bằng việc hy sinh hãm mình hằng ngày của chúng con…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Người bảo các ông: ‘Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá’. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.”
(Ga 21, 6) (Mời cộng đoàn đọc lại)

27 /04 /2019
THỨ BẢY TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Mc 16, 9-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  ĐỨC TIN CHÂM RỄ DẦN DẦN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra trước hết với bà Maria Mađalêna và sai đi báo tin cho các môn đệ. Nhưng các ông không tin. Kế đó, Chúa lại hiện ra với hai môn đệ làng Emmau. Sau cùng, Chúa hiện ra với các Tông Đồ đang ngồi ăn ở nhà tiệc ly, và trách các ông không chịu tin những kẻ đã thấy Người sống lại, rồi Người bảo các ông: Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cứu độ…
Các Tông Đồ chưa tin Chúa sống lại, vì lòng trí các ông ngập tràn các biến cố khổ nạn của Chúa. Muốn làm cho kẻ khác tin nhận Chúa, phải kiên nhẫn và cần thời gian.
Đức tin châm rễ dần dần trong tâm hồn, chỉ khi nào lòng tin vững mạnh mới có thể làm chứng cho Chúa. Chúa Giêsu chỉ sai môn đệ “đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng”, sau khi đã củng cố niềm tin cho các ông. (thinh lặng một lát)
Niềm tin Chúa sống lại của tôi vững mạnh chưa?…
(thinh lặng một lát)
Muốn khơi dậy niềm tin cho kẻ khác, tôi phải làm sao?…
(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, sao mà Chúa chú trọng đến việc làm cho các Tông Đồ môn đệ tin Chúa sống lại quá vậy? Việc đó quan hệ lắm sao mà Chúa phải hiện ra nhiều lần, làm nhiều cách như thế?…
Lạy Chúa, con hiểu rồi, vì Chúa sống lại để hoàn thành lời chứng chính Chúa là Thiên Chúa thật đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, và để ai tin vào Chúa thì không phải chết đời đời.
Thế nên, Chúa cần làm hết cách cho các ông tin Chúa sống lại, để các ông tiếp tục theo Chúa, làm chứng cho Chúa, nhất là hăng say đem Tin Mừng cứu độ của Chúa đến cho muôn dân…
Cả con nữa, nếu con không tin Chúa sống lại, làm sao đức tin con được trọn vẹn. Xin Chúa cho gia đình con hết lòng tin Chúa sống lại, để chúng con thờ Chúa sốt sắng và nhiệt thành rao giảng cho mọi người nhìn biết tin kính Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Sau cùng, Người tỏ mình ra cho nhóm mười một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng… Người nói với các ông: ‘Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo’.” (Mc 16, 14-15) (Mời cộng đoàn đọc lại)

28 /04 /2019
CHÚA NHẬT TUẦN 2 MÙA PHỤC SINH
Năm A, B, C
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 20, 19-31
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  TÁM NGÀY SAU, CHÚA HIỆN RA
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Sau khi Chúa Giêsu chết, các môn đệ sợ hãi về nhà đóng kín cửa lại. Chúa sống lại hiện đến với các ông, cho các ông xem tay và cạnh sườn để tin Người đã sống lại thật, rồi ban Thánh Thần cho các ông, sai đi ban phát ơn tha tội cho mọi người.
Lúc đó Tôma vắng mặt. Khi ông trở về, các môn đệ kể lại đã thấy Chúa. Ông không tin đòi xem thấy tận mắt…
Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện đến, gọi Tôma và bảo hãy sờ vào Người để tin Người đã sống lại. Tôma không còn nghi ngờ gì nữa. Ông đã tin…
Chúa Giêsu sống lại hiện ra với các môn đệ. Người đem bình an đến cho các ông, giao cho các ông sứ mạng trấn an mọi người bằng việc tha tội cho họ. Điều làm cớ cho chúng ta bất an không phải chỉ vì sợ nguy hiểm ở đời này, mà nhất là vì tội lỗi. Mỗi lần sa ngã phạm tội, chúng ta đều cảm thấy băn khoăn áy náy trong lòng…
Thánh Tôma đòi bằng chứng cụ thể mới tin Chúa sống lại. Chúa cũng hiểu ý ông, vì Người luôn muốn cho niềm tin của chúng ta được phát triển. Và niềm tin của chúng ta được củng cố nhờ các chứng nhân của Chúa. (thinh lặng một lát)
Đức tin của tôi có phát triển nhờ các chứng nhân của Chúa không?… (thinh lặng một lát)
Điều gì làm tôi bất an nhất?… Có phải là tội lỗi của tôi chăng?… (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, sau khi sống lại, Chúa hiện ra nhiều lần với các môn đệ, để đem bình an đến cho các ông, để củng cố niềm tin cho các ông, nhất là để Chúa sai các ông đem bình an đến cho mọi người bằng cách tha tội của Chúa.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tin Chúa sống lại, để được Chúa thương tha thứ tội lỗi, được hưởng bình an thật Chúa ban.
Và xin cho chúng con cũng được Chúa sai đi đem bình an, đem ơn tha thứ và niềm tin cho những người xung quanh chúng con, cho chúng con dùng lời cầu nguyện, việc hãm mình, và gương sáng đời sống mà làm cho mọi người tin Chúa thờ Chúa, để được hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Vì anh đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin.” (Mời cộng đoàn đọc lại)

29 /04 /2019
THỨ HAI TUẦN 2 MPS
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 3, 1-8
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  SINH LẠI BỞI ƠN TRÊN
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Đang đêm, ông Nicôđêmô đến gặp Chúa Giêsu. Ông là người biệt phái đã nhiều lần nghe Chúa giảng và xem phép lạ Chúa làm, nên ông nhìn nhận Người được Thiên Chúa sai đến. Chúa thấy ông có thiện chí nên bảo: Nếu ông muốn vào Nước Thiên Chúa, ông phải sinh lại. Ông ta nghe vậy thì thắc mắc: Thưa Ngài, già như tôi làm sao chui vào bụng mẹ để sinh ra một lần nữa được? Chúa đáp: Nếu ai không sinh lại bởi nước và Thánh Thần thì không được vào Nước Thiên Chúa. Thật sự Chúa muốn nói sinh lại làm con Chúa nhờ lãnh Bí Tích Rửa Tọi, nhờ Chúa Thánh Thần thánh hoá biến đổi thành người mới.
Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta điều cốt yếu trong đời sống Kitô hữu: Sinh lại nên người mới hoàn hảo nhờ nước và Chúa Thánh Thần.
Mỗi ngày chúng ta cần sinh lại, cần đi từ cõi chết đến cõi sống như Chúa Giêsu. Người đã chết để tiêu diệt sự chết và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Muốn chết cho con người cũ bất toàn, sống nên người mới hoàn hảo, cần phải cố gắng trường kỳ, trong cuộc chiến giữa xác thịt và Thần khí.
(thinh lặng một lát)
Tôi có giết con người cũ tội lỗi, sống lại nên người mới hoàn hảo chưa ?... (thinh lặng một lát)
Làm sao sống lại nên người mới ?...  (thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, ông Nicôđêmô là người địa vị cao, kể như có tất cả: là người cao niên, có học thức, là thành phần trong công nghị, là bậc giàu sang được mọi người kính nể. Ông chỉ thiếu một điều là làm sao được ơn cứu độ. Ông khiêm tốn đến hỏi Chúa, nên Chúa đã chỉ cho ông và ông trở nên môn đệ Chúa, cho dù vẫn còn kín đáo.
Qua câu chuyện giữa Chúa và cụ Nicôđêmô trên đây, Chúa dạy bất kỳ ai muốn được ơn cứu độ phải được tái sinh trong phép Rửa Tội và phải sinh lại nên người mới, phải giết chết con người cũ tội lỗi, sống nên người mới hoàn hảo hơn nhờ ơn Chúa Thánh Thần….
Xin Chúa cho gia đình con và mọi người đã chịu phép Rửa Tội biết vâng nghe và làm theo Lời Chúa dạy, hằng ngày biết cậy nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà chừa bỏ tội lỗi thói hư tật xấu, sống hoàn hảo thánh thiện mỗi ngày một hơn để được vào Nuớc Chúa…
Xin Chúa nhậm lời chúng con … (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Chúa Giêsu đáp: ‘Thật, Tôi bảo thật ông: Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”. (Ga 3, 5)  (Mời cộng đoàn đọc lại)

30 /04 /2019
THỨ BA TUẦN 2 MPS
(Mõ cho cộng đoàn ĐỨNG rồi 1 người đọc hoặc xuớng đoạn TM:) Ga 3, 7b-15
(Mõ NGỒI rồi đọc chậm chủ đề:)  LIÊN KẾT ĐẤT TRỜI
Tìm hiểu Lời Chúa: (không đọc)
Chúa Giêsu tiếp tục giải thích cho ông Nicôđêmô việc sinh lại nhờ Chúa Thánh Thần. Người sánh ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy mọi người đi đến trọn lành thánh thiện như gió thổi đưa thuyền bè đi đến bến bờ của nó. Nhưng ông cũng chưa hiểu nổi ý của Chúa, nên thắc mắc về việc đó xảy ra thế nào được? Chúa phàn nàn ông là bậc thầy trong dân mà chậm hiểu, mà không chịu nhận chứng của Người, vì Người từ trời xuống nên biết các sự trên trời. Và như thời dân Israel đi về đất hứa, ông Môsê treo con rắn lên cao để ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên thì được cứu sống, thì Người cũng sẽ được treo lên Thập Giá để ai tin Người thì được sống đời đời.
Cụ Nicôđêmô không hiểu nổi Lời Chúa nói, mặc dầu cụ là bậc thầy trong dân Do Thái. Muốn hiểu Lời Chúa dạy, phải là con người có tâm hồn nghèo khổ, khao khát chân lý.
Chúa Giêsu là mối dây liên lạc giữa trời và đất. Trên Thập Giá, Người đã lập giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và loài người. Nhờ Người, chúng ta tiến dần tới cõi sống đời đời… (thinh lặng một lát)
Ai dẫn đưa chúng ta đến cõi sống đời đời?… (thinh lặng một lát)
Ai liên kết chúng ta với Chúa Cha trên trời?…(thinh lặng một lát)
Cầu nguyện theo Lời Chúa: (không đọc)
Lạy Chúa, con thấy rõ Chúa chịu khó kiên trì thật, Chúa đã phải cực khổ lắm mới thuyết phục các Tông Đồ tin Chúa sống lại. Nay Chúa lại phải đương đầu với sự chậm hiểu cứng lòng của nguời biệt phái.
Xin Chúa cho gia đình con và các gia đình hết lòng tin Chúa là Đấng đã chịu chết treo trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng con, hầu chúng con được sống đời đời. Và xin Chúa cũng cho chúng con tin thờ Chúa và sống xứng đáng làm con Chúa. Xin Chúa cũng cho các nhà truyền giáo biết bền lòng chịu khó khơi dậy niềm tin cho những người cứng cỏi, để nhờ ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp, họ cũng tin thờ Chúa, để được sống muôn đời…
Xin Chúa nhậm lời chúng con… (thinh lặng một lát)
Sống Lời Chúa dạy:
“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc. Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15)
(Mời cộng đoàn đọc lại)







 LỜI NGUYỆN TÍN HỮU




CHUA NHẬT V CHAY C

Chủ tế : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là vị Thẩm phán công minh đầy lòng từ bi nhân hậu. Tin tưởng vào tình thương hải hà của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Hội thánh luôn nhắc nhở con cái mình hãy hòa giải với Thiên Chúa và với nhau / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong đại gia đình Hội thánh / mau mắn thực hiện lời mời gọi tha thiết này.

2. Trong đời sống thường ngày / có những người lúc nào cũng thích phê bình chỉ trích / thậm chí lên án người khác cho thỏa lòng ganh ghét / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho người Kitô hữu hiểu rằng / chỉ một mình Thiên Chúa là vị Thẩm phán công bằng / không bao giờ kỳ thị thiên tư.

3. Thánh Gioan Tông đồ đã quả quyết : / Ai nói rằng mình không có tội / đó là người nói dối / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu / biết ý thức thân phận tội lỗi yếu hèn của mình.

4. Chúa Giêsu nói với người phụ nữ: / Tôi cũng vậy / tôi không lên án chị đâu / Thôi chị cứ về đi / và từ nay đừng phạm tội nữa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết lắng nghe lời Chúa dạy / và thực hiện lệnh Chúa truyền.

Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con: Anh em đừng xét đoán người khác, vì anh em xét đoán thiên hạ làm sao, thì Thiên Chúa sẽ xét đoán anh em làm vậy. Xin cho chúng con biết cố gắng sống lời Chúa để khỏi bị khiển trách khi ra trình diện trước tòa Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.


CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Chủ tế : Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta, đã nói : Một khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. với ước muốn được chia sẻ chén đắng với Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Hội thánh mời gọi con cái mình cùng bước theo Chúa Giêsu trên con đường Thương Khó / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi tín hữu / biết can đảm vác thập giá theo chân Chúa đến cùng.

2. Trên thế giới ngày nay / khuynh hướng thích hưởng thụ và ngại hy sinh rất phổ biến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho có nhiều người / dám xả thân phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội.

3. Con đường rộng rãi thênh thang là con đường dẫn tới cái chết / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết cố gắng sống theo con đường hẹp của Tin mừng / để nhờ đó mà được sống đời đời.

4. Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong năm Phụng vụ / đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sắp xếp / để tham dự lễ nghi thật đông đảo và sốt sắng.

CHÚA NHẬT I PHỤC SINH
Chủ tế : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa Cha đã cho Đức Kitô Phục sinh để trở nên nguồn sống mới và chính Người sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết. Vì thế, với tâm tình cảm tạ tri ân, chúng ta cùng dâng lời cầu xin :

1. Khi sống lại từ cõi chết / Chúa Giêsu đã báo Tin mừng cho mấy phụ nữ  và các tông đồ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành phần Dân Chúa / trở nên những chứng nhân trung thành của Đấng Phục sinh.

2. Khi sống lại từ cõi chết / Chúa Giêsu đã chiến thắng tội lỗi và tử thần / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết cởi bỏ con người cũ / và mặc lấy con người mới theo hình ảnh Đức Kitô Phục sinh.

3. Khi sống lại từ cõi chết / Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với các tông đồ / và ban Thánh thần cho các ngài / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cũng ban Thánh thần / để Người tái tạo chúng ta.

4. Khi sống lại từ cõi chết / Chúa Giêsu đem đến cho những ai tin Người bình an và vui mừng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi thành viên trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta / trở nên những sứ giả mang bình an / và niềm vui đến cho hết thảy mọi người.

Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết đau thương và sống lại vinh hiển để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con biết luôn cố gắng sống xứng đáng với tình thương hải hà của Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.iêsu, vì yêu thương mà Chúa đã tự nguyện đón nhận cái chết trên thập giá để cho chúng con được sống dồi dào. Xin Chúa cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương cao cả ấy. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Chủ tế : Anh chị em thân mến, Đức Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta hãy tôn vinh Người và dâng lời cầu xin :

1. Chúa luôn hiện diện trong Hội thánh cho đến ngày tận thế / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các giám mục / linh mục / phó tế / biết luôn chu toàn sứ mạng dẫn dắt Dân Chúa trên con đường lữ thứ trần gian.

2. Khát vọng sâu xa nhất của hết thảy mọi người trên trái đất này / là được sống trong hòa bình và thịnh vượng / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban cho thế giới được bình an / và mọi người thoát được cảnh đói nghèo.

3. Khi sống lại từ cõi chết / Chúa đem niềm hy vọng đến cho những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Người thương nâng đỡ những kẻ tật nguyền đau yếu / cho họ mau bình phục / để họ sống mạnh khỏe an vui.

4. Lạy Chúa / Lạy Thiên Chúa của con / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / cũng biết noi gương thánh Tôma mà tuyên xưng niềm tin của mình / bằng đời sống mến Chúa yêu người.

Chủ tế : Lạy Chúa Giêsu, sau khi Phục sinh vinh hiển, Chúa đã hiện ra cho các tông đồ được thấy tỏ tường. Xin củng cố niềm tin còn quá yếu kém của chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.





  



CÂU GL +LC+LN MỤCVỤ GIA ĐÌNH
THÁNG TƯ / 2019

CHÚA NHẬT V MÙA CHAY - NĂM C (07.04.2019)
Câu Giáo lý 19:
H./ Thánh Kinh có mấy phần?
T./ Thánh Kinh có hai phần:/ một là Cựu Ước gồm 46 cuốn,/ hai là Tân Ước gồm 27 cuốn [20.23].
Gio-an đoạn 8, câu 11:
Chúa Giê-su nói với người phụ nữ:/ “TA KHÔNG KẾT TỘI CHỊ./ VẬY CHỊ HÃY ĐI VÀ TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA”.
Lạy Chúa Giê-su,/ tội lỗi đã làm chúng con xa lìa Chúa và loại trừ nhau;/ xin cho chúng con quyết tâm từ bỏ tội lỗi/ để luôn được sống trong vòng tay yêu thương của Chúa và gia đình./ Amen.

CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NĂM C (14.04.2019)
Câu Giáo lý 20:
H./ Cựu ước là gì?
T./ Cựu ước là những sách nói về lời hứa cứu chuộc của Thiên Chúa và việc chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế ra đời [21].
Lu-ca đoạn 23, câu 46:
Chúa Giê-su kêu lớn tiếng rằng:/ “LẠY CHA, CON PHÓ LINH HỒN CON TRONG TAY CHA”.
Lạy Chúa Giê-su,/ Chúa đã đi đến tận cùng con đường khổ giá chỉ vì yêu mến Chúa Cha/ và để cứu độ chúng con./ Xin cho chúng con cũng biết vì Chúa và vì gia đình,/ mà can đảm tiến bước trên con đường hy sinh mỗi ngày./ Amen.
CHÚA NHẬT PHỤC SINH - NĂM C (21.04.2019)
Câu Giáo lý 21:
H./ Tân ước là gì?
T./ Tân ước là những sách nói về cuộc đời và lời dạy của Chúa Giê-su,/ cũng như đời sống đức tin của Hội Thánh thuở ban đầu,/ trong đó quan trọng nhất là bốn sách Tin Mừng [22].
Gio-an đoạn 20, câu 8:
Phê-rô và Gio-an ra đi đến mồ./ Bấy giờ Gio-an mới vào dù ông đã tới mồ trước./ “ÔNG THẤY VÀ ÔNG TIN”.
Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh,/ xin cho gia đình con được cùng sống lại với Chúa,/ để luôn vững tin/ và cùng nhau sống đời sống mới dạt dào tình bác ái yêu thương./ Amen.

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH - NĂM C (28.04.2019)
[CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA]
Câu Giáo lý 22:
H./ Cựu ước và Tân ước liên quan với nhau thế nào?
T./ Cựu ước chuẩn bị cho Tân ước và Tân ước hoàn thành Cựu ước./ Cả hai soi sáng cho nhau [23].
Gio-an đoạn 20, câu 19b:
Chúa Giê-su hiện đến/ đứng giữa các ông và nói rằng:/ “BÌNH AN CHO CÁC CON”.
Lạy Chúa Giê-su Phục sinh,/ xin củng cố niềm tin cho các gia đình/ đặc biệt là các gia đình đang gặp khó khăn, khủng hoảng,/ để họ can đảm hòa giải/ và mở lòng đón nhận phúc bình an của Chúa./ Amen.




Đồng hành với các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn
Gợi ý mục vụ năm 2019 – Bài 4:
Những người gặp nạn bị thương cần được tiếp cận cứu giúp như trong dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu. Những gia đình gặp khó khăn trong tình trạng chông chênh cần được đồng hành sát sao hơn. Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhạy cảm mời gọi các Cộng Đoàn Hội Thánh gia tăng đáp lại những người này bằng sự đồng hành:
“Hội Thánh cũng phải đồng hành bằng sự ân cần chăm sóc những đứa con yếu đuối nhất của mình, vốn ghi dấu bởi tình yêu bị tổn thương và lạc lối, bằng cách khôi phục lại cho họ niềm tin và hy vọng, như ánh sáng của một ngọn hải đăng hoặc một ngọn đuốc được đặt giữa mọi người hầu soi sáng cho những người đã lầm đường lạc lối hoặc đang ở giữa bão tố cuộc đời” (Amoris Laetitia (AL), 291).
Điều lưu ý mục vụ đầu tiên là làm sao để giúp cho con người cảm nhận sự hiện diện gần gũi của Chúa Giêsu trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ của họ. “Cần đón tiếp và trân trọng nỗi đau khổ của những người phải gánh chịu ly hôn, ly dị hoặc bị ruồng bỏ một cách bất công, hoặc buộc phá vỡ cuộc chung sống do sự ngược đãi của người phối ngẫu kia” (AL 242).
Những hoàn cảnh đặc biệt nghiêm trọng cần quan tâm đầu tiên là:
- Những người di dân. Trong việc đồng hành với người di dân đòi hỏi phải có một mục vụ chuyên biệt cho các gia đình di dân lẫn cho cả các thành viên của gia đình còn ở lại nơi nguyên quán của họ (AL 46).
- Những người sống cuộc hôn nhân hỗn hợp có thể góp phần cho trào lưu đại kết, nên tìm cách để có sự cộng tác chân tình giữa thừa tác viên Công Giáo và thừa tác viên không Công Giáo, từ thời gian chuẩn bị hôn nhân cho tới lễ cưới (x. Familiaris consortio, 78). Về hôn phối khác đạo hay khác tín ngưỡng, đây là nơi ưu việt cho cuộc đối thoại liên tôn, sự tự do tôn giáo là điều thiết yếu cần được tôn trọng, nhưng người Công Giáo phải có khả năng đem Tin Mừng cắm sâu vào gia đình, như thế mới mong có thể giáo dục con cái họ theo đức tin Kitô Giáo (x. AL 247-248).
- Những gia đình đang tang chế (Al 253-258)… Những trường hợp khó khăn đặc biệt khác như hôn nhân đổ vỡ, gia đình với cha/mẹ đơn thân, quan tâm cách riêng tới những người ly hôn và là nạn nhân trong nạn phá thai.
Từng người, từng trường hợp cần quan tâm nâng đỡ cách khác nhau. Cộng đoàn nhỏ ở địa phương và các cặp vợ chồng khác đồng hành với những gia đình gặp khó khăn là điều rất quan trọng và có ý nghĩa, biết đáp ứng các nhu cầu mục vụ cấp bách liên hệ đến thực tế nhân bản của đời sống các gia đình khó khăn, không để họ cô đơn, không định hướng, không được nâng đỡ.
- Đối với trường hợp ly hôn, Đức Thánh Cha khuyên những tín hữu này không “bước thêm một bước nữa” đồng thời tìm đến với Hội Thánh để được đồng hành sống đức tin phù hợp. Trong thực tế, nói chung, hiếm có những người chịu cảnh sống đơn độc sau bi kịch ly hôn đau đớn, mà sống gần gũi với cộng đoàn. Những người ly thân sống đúng như Giáo luật định (đ.1152-1157), thực tế cũng hiếm và cũng không có được sự đồng hành nào từ phía cộng đoàn thân quen. Thật đáng tiếc phải nhìn nhận thực trạng ly hôn phổ biến hiện nay. Sau ly hôn, hoặc họ bị té ngã rơi sâu vào nỗi cô đơn hoặc dấn thân vào một cuộc kết hợp mới. Đó là những hoàn cảnh khó khăn xảy ra nhiều mà Hội Thánh cần ưu tiên quan tâm đồng hành .
- Những người ly dị không tái hôn được nhìn nhận thường là “những chứng nhân của lòng trung thành trong hôn nhân, cần được khích lệ tìm thấy trong Thánh Thể lương thực nâng đỡ tình trạng hiện tại của họ. Cộng đoàn địa phương và các mục tử phải đồng hành với những người này một cách ân cần, nhất là khi họ có con cái hoặc lâm cảnh nghèo túng cùng cực” (AL 242). Con cái của họ phải chịu những chấn thương trầm trọng với nhiều hậu quả khôn lường, là những nạn nhân vô tội đáng thương nhất, cũng ít thấy có những giúp đỡ thích hợp từ phía Giáo Hội. Đức Thánh Cha rất quan tâm và muốn Hội Thánh “không ngừng lên tiếng nhân danh những con người dễ bị tổn thương nhất, đó là những đứa con thường phải âm thầm đau khổ” (AL 246). Các trung tâm, các văn phòng tham vấn về đời sống gia đình, các cộng đoàn Giáo Hội cơ bản, các hiệp hội tại giáo xứ, giáo phận, cần quan tâm đến khía cạnh mục vụ đặc biệt này.
Kết luận:
Mỗi bước đồng hành có tốt hay không là do người ta tiến gần hơn hay xa rời mục đích sau cùng, là hội nhập trọn vẹn vào Hội Thánh qua bí tích Giao Hòa và Thánh Thể. Thế nhưng, trong thực tế nhiều trường hợp người ta không thể tái hợp với người phối ngẫu trước; cho dẫu thế, cũng không bao giờ thất vọng mà ngưng tiến tới trong hành trình Hiệp Thông. Khả năng đó đã hàm ẩn ngay từ đầu trong lời hứa hôn, với sự trợ giúp của Chúa Giêsu, họ nói tiếng xin vâng đến trọn đời “bất chấp tất cả”. Chính ân sủng của bí tích hôn phối hoạt động trong hướng đó, mời gọi họ xây dựng trên nền tảng Chúa đã thiết lập những mối kết hợp duy nhất khả dĩ bảo vệ gia đình. “Sự kết hợp đã là hiện thực và không thể rút lại, được Bí Tích Hôn Nhân xác nhận và thánh hiến” (AL 218). Những người trong hoàn cảnh “trái qui tắc” được giúp phân định và được Chúa thúc đẩy bước trên con đường hoán cải và được tái sinh như người con hoang đàng trở về được Cha chạy ra đón nhận: cho “xỏ nhẫn, mặc áo đẹp” có nghĩa là, đối với Chúa họ vẫn còn phẩm giá của con cái và của người hôn phu/hôn thê.

Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận
1. Anh /chị cho biết những khó khăn, thách đố nào có thể gặp trong các gia đình di dân. Anh chị, gia đình, cộng đoàn Giáo Hội địa phương nên làm gì, làm thế nào để giúp đỡ anh chị em ấy?

2. Anh/chị cho biết những khó khăn, thách đố nào có thể thường gặp trong cuộc sống hôn nhân – gia đình của các cặp hôn nhân hỗn hợp (với người Tin Lành,…) và với người khác đạo. Hội Thánh và các cộng đoàn Hội Thánh địa phương đã làm gì và sẽ làm gì  để đồng hành với họ?

3. Các mục tử và cộng đoàn Hội Thánh địa phương đã đối xử thế nào với những anh chị em li dị, li dị tái hôn, hay sống một kết hợp mới, “trái qui tắc”? Làm thế nào để giúp họ hội nhập ngày một sâu xa hơn vào đời sống của Giáo Hội?





NGƯỜI TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN THEO GƯƠNG THÁNH GIA

Đó là đề tài được cha Giuse Bùi Văn Đang, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình giáo phận Long Xuyên chia sẻ với các gia đình tiêu biểu của ba giáo xứ Rạch Giá, Phú Hòa và Đền Thánh Giuse, tại Trung tâm mục vụ giáo xứ Đền Thánh Giuse, 13 Nguyễn Thái Bình, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang vào tối thứ Năm, ngày 08 tháng 01 năm 2015.
Trước tĩnh huấn nửa giờ, bà con đã có mặt đông đủ, tập trung lại từng nhóm chia sẻ những cảm nghĩ về đề tài cha Isidoro Bùi Văn Tăng, Trưởng ban loan báo Tin Mừng giáo phận đã chia sẻ hôm trước. Ai nấy đều vui mừng, phấn khởi thể hiện rõ trên gương mặt từng người.
Đúng 19 giờ cha chủ tọa bắt đầu bằng giây phút cầu nguyện. Cha Giuse Nguyễn Văn Việt đã giới thiệu cha chủ tọa với các tham dự viên. Đại diện các tham dự viên đã có lời chào mừng và cám ơn cha chủ tọa.
Cha Giuse Đang dẫn nhập đề tài chia sẻ bằng một chứng từ của thể của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII qua một bức thư ngắn ngài gởi cho cha mẹ khi ngài mừng sinh nhật lần thứ 50: "Thưa cha mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức vụ trong Hội Thánh, được đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không có trường học nào dạy dỗ con và làm ích cho con bằng thời gian con được ngồi trên chân cha mẹ".
Thật vậy, không thể có một tín hữu đạo đức, không thể có một linh mục nhiệt thành, không thể có một giám mục năng động có tên là Angelo Giussepe Roncalli, và nhất là không thể có vị Giáo Hoàng thánh thiện và nhân hậu như Gioan XXIII nếu không có nền giáo dục đạo hạnh và mẫu mực từ gia đình của ngài.
Chính vì thế, Giáo Hội qua mọi thời đại luôn hướng về gia đình, để quan tâm, chăm sóc mọi gia đình, vì đây là cái nôi của sự sống, là tổ ấm của yêu thương, là trường học của Tin Mừng, là căn cứ điểm và là vạch xuất phát cho công cuộc truyền giáo.
Kế đến, ngài triển khai đề tài "Người Tông đồ giáo dân theo gương Thánh Gia".
Nội dung được lấy từ Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi cộng đồng dân Chúa năm 2014 :
Nền tảng của việc giáo dục gia đình: Gia đình trong ý định của Thiên Chúa, là nơi giáo dục và diễn tả tình yêu. Gia đình là mái trường đầu tiên của Thiên Chúa nhập thể. Gia đình diễn tả tình yêu giữa Chúa Giê-su và Giáo Hội. Gia đình là mái trường giáo dục sự hiệp thông. Và, gia đình là mái trường giáo dục lòng hiếu thảo và thờ phượng Thiên Chúa.
Sau khi đưa ra những nền tảng của việc giáo dục gia đình, cha chủ tọa gợi ý một số điểm cần thực hành : Mục vụ gia đình chỉ thực sự có kết quả khi các gia đình tự ý thức tích cực tham gia các chương trình học hỏi, và nhất là chủ động canh tân bằng cách đổi mới chính bản thân. Đồng thời, giáo dục con cái những đức tính nhân bản, huấn luyện con cái mình "thành người". Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ. Mỗi gia đình hãy dành chỗ cho Chúa Giêsu đến, tiếp nhận Chúa Giê-su trong gia đình, nơi con người của con cái, của vợ chồng, của ông bà. Chúa Giêsu ở đó. Tiếp đón Chúa Giêsu để Người lớn lên trong gia đình...".
Ngài mời gọi các tham dự viên chia thành tổ và thảo luận với nhau về một số vấn đề : Gia đình là Hội Thánh Tại gia? Gia đình là cung thánh của Giáo Hội? Đâu là những căn bệnh đang hiện diện trong giáo xứ cần được chữa trị?
Người Tông đồ giáo dân theo gương Thánh Gia
Các tham dự viên chia là ba nhóm và thảo luận sôi nổi. Đại diện mỗi nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của mình:
Vai trò của cha mẹ trong gia đình điều tiên quyết nhất là phải sống gương mẫu "cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con". Muốn phục vụ tốt nơi cộng đoàn, trước hết phải phục vụ chu đáo và tận tình nơi gia đình mình. Trong việc phát triển cộng đoàn giáo xứ căn bệnh tệ hại và khó điều trị nhất là cái "tôi". Có những trào lưu dửng dưng, vô cảm, thích hưởng thụ... Muốn đổi mới cộng đoàn điều quan trọng là phải đổi mới chính bản thân mình...
Cuối cùng, mọi người đã cùng nhau quỳ trước Thánh Thể Chúa trong những tâm tình cảm tạ Chúa và xin ơn biến đổi nơi mỗi người.
Thiên Ân




CHUYỂN ĐỔI LINH MỤC THÁNG 3/2019

Đấng  Bản  Quyền  giáo  phận  Long  Xuyên  đã  quyết  định  bổ  nhiệm  và chuyển đổi nhiệm vụ và nhiệm sở các linh mục có tên sau đây:

1/ Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng (Cha sở Gx ĐĐMẹ Tân Hiệp)
            - Nhiệm sở mới:  Đi hưu

2/ Cha Giuse Phạm Xuân Hoàng (Cha sở Gx Trinh Vương) –
- Nhiệm sở mới: Cha sở giáo xứ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp

3/ Cha Vinhsơn Nguyễn Thanh Triều
              (Cha phó Gx Dương Đông)
- Nhiệm sở mới: Cha sở giáo xứ Trinh Vương, Kinh A1

4/ Cha Vinhsơn Trần Huy Cường (Cha phó Gx An Sơn) –
- Nhiệm sở mới: Cha phó giáo xứ Dương Đông, Phú Quốc

5/ Cha Giuse Phạm Văn Kính (Cha sở Gx Giuse K.7b.) –
- Nhiệm sở mới: Cha sở giáo xứ Trung Thành K.8

6/ Cha Giuse Vũ Đức Thận (Cha sở Gx Trung Thành) –
- Nhiệm sở mới: Cha Sở giáo xứ Môi Khôi, Láng Sen

7/ Cha Phêrô Nguyễn Thanh Dũng (Cha sở Gx Láng Sen) –
- Nhiệm sở mới: Cha quản sở giáo họ Vĩnh Trinh
                          (Sẽ thành giáo xứ)

8/ Cha Giuse Phạm Đức Thạnh (Cha phó Gx ĐĐMẹ Tân Hiệp) –
- Nhiệm sở mới: Cha sở giáo xứ Đông Hòa

9/ Cha Phaolô Nguyễn Minh Đăng (Cha phó Gx Đông Hòa) –
- Nhiệm sở mới: Cha phó giáo xứ Bò Ót

10/ Cha Phanxicô X. Trịnh Quốc Đạt (Cha phó Gx Bò Ót) –
- Nhiệm sở mới: Cha phó giáo xứ nhà thờ Chính tòa,
                         TP. Long Xuyên.

11/ Cha Micae Trương Văn Tén (Cha phó Gx An Châu) –
- Nhiệm sở mới: Cha phó giáo xứ nhà thờ Chính tòa
                         TP. Long Xuyên

12/ Cha Vinhsơn Nguyễn Thành Lâm
               (Cha phó Gx Chánh Tòa Long Xuyên)
- Nhiệm sở mới: Phục vụ tại Tòa Giám mục
                                                    
VP TGM LONG XUYÊN