Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

RAO LỊCH PHỤNG VỤ TUẦN 16 TNA 19 – 26 / 2020






RAO LỊCH PHỤNG VỤ TUẦN 16 TNA
19 – 26 / 2020

THƯ MỤC VỤ ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁNG 7/2020
KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP:
GIỚI TRẺ & THIẾU NHI,
ĐIỂM NHẤN MỤC VỤ CỦA GIÁO PHẬN

Anh chị em thân quý!
Chủ đề mục vụ của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2020 là “Đồng hành với người trẻ -  hướng đến sự thăng tiến toàn diện”. Và, trong thư gừi cho cộng đoàn tín hữu Việt Nam Ngày 5/5/2020, HĐGMVN viết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm và chia sẻ những lo lắng của các bậc phụ huynh đối với giới trẻ và thiếu nhi… Trong một thời đại mà nhu cầu tâm linh bị xếp vào hàng thứ yếu, các em sẽ dễ sa ngã trước những quyến rũ vật chất và hưởng thụ, đến nỗi coi đó như mục đích tối hậu của cuộc đời.” Chính vì thế, để gợi ý cho chương trình mục vụ giới trẻ và thiếu nhi của giáo phận, cụ thể là kỳ hè năm 2020 của các học sinh sinh viên trong năm kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận, thư mục vụ tháng Bảy có chủ đề: “Kỷ Niệm 60 Năm Thành Lập Giáo Phận, Thiếu Nhi Là Điểm Nhấn Mục Vụ Của Giáo Phận Long Xuyên”
Trước hết chúng ta cùng suy tư Tin Mừng Lc 2, 41-52, tường thuật về Chúa Giêsu khi lên 12 tuổi, tuổi thiếu nhi. Ba (03) ý tưởng chính để giúp suy tư:
"Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? " Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. (c.51-52). Chúa Giêsu, ngay khi còn là một thiếu nhi 12 tuổi đã ý thức về ơn gọi của mình là huyền nhiệm; huyền nhiệm vì ơn gọi không là ý muốn của con người nhưng là ý định của Thiên Chúa Cha, nên ngay cả Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng không hiểu. Như Chúa Giêsu 12 tuổi, từng người trẻ đã có một ơn gọi huyền nhiệm trong ý định đời đời của Thiên Chúa cần phải được khám phá. Như Mẹ Maria và Thánh Giuse, bậc phụ huynh, trong suy tư và cầu nguyện, được yêu cầu thán phục chương trình của Thiên Chúa nơi coi cái.
“Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài...” (c.51). Trong bầu khí khiêm tốn vâng phục của cộng đoàn gia đình, trẻ Giêsu học sự vâng phục để “trở nên căn nguyên cứu rỗi đời đời cho những ai tùng phục Người” (Dt 5, 9). Trẻ Giêsu học sự vâng phục từ gương mẫu của Cha mẹ Người, như Mẹ Maria “xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc 1, 38) , như thánh Giuse “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như lời sứ thần Chúa dạy” (Mt 1, 24), để Người “vâng lời cho dến chết và chết trên Thánh Giá” (Pl 2, 8). Như cộng đoàn Thánh Gia tại Nazareth, bậc phụ huynh hình thành một gia đình không chỉ liên kết với nhau bằng tình yêu tự nhiên trong gia đình, nhưng còn liên kết với nhau vì là những thành viên trong gia đình của Chúa Giêsu bằng việc vâng phục ý Chúa, vì “ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi”  (Mc 3,35)
Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta (c. 51-52). Trong bầu khí yêu thương và vâng phục của gia đình, các thiếu nhi được thăng tiến toàn diện, cả về thể dục, trí dục, và về đức dục, trong tương quan với Thiên Chúa và con người. Như Đức Maria với bổn phận là Mẹ, như Thánh Giuse với bổn phận là Cha, bậc phụ huynh được mời gọi tạo điều kiện để sự thăng tiến toàn diện đươc thực hiện nơi cuộc đời trẻ thơ của con cái.
Anh chị em thân quý!
Nhìn lại lịch sử 60 năm của giáo phận, chúng ta nhận ra rằng người trẻ luôn là đối tượng ưu tiên để gia đình giáo phận quan tâm. Vì, thế hệ trẻ đang làm nên giáo phận và là tương lai của giáo phận. Quả thật, giáo phận luôn thi hành bổn phận của bậc phụ huynh, khám phá ra ơn gọi, trân trọng ơn gọi, và nuôi dưỡng ơn gọi để thế hệ con em được thăng tiến toàn diện, nhờ đó ơn gọi huyền nhiệm của thế hệ trẻ đơm bông kết trái là “Các con hãy trở thành muối cho đời” (Mt 5,13). Cụ thể là, từ khi thành lập năm 1960, giáo phận đã dẫn người trẻ đến với Chúa Giêsu bằng cách tổ chức phong trào thiếu nhi Thánh Thể và hướng đạo. Đồng thời, giáo phận đã khám phá và tháp tùng ơn gọi của thế hệ trẻ bằng cách tổ chức các tiểu chủng viện, đại chủng viện và viện giáo lý để đào tạo những người trẻ thành các tông đồ, tông đồ giáo dân, tông đồ tu sĩ, và tông đồ giáo sĩ. Điềm nổi bật trong thời gian này là giáo phận đã tích cực cộng tác với xã hội phục vụ cho sự phát triển toàn diện của người trẻ trong công cuộc giáo dục tại các trường trung tiểu học rải rác trong toàn giáo phận. Từ năm 1975, sống trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa, giáo phận vẫn nỗ lực thi hành sứ vụ đồng hành với người trẻ. Ngoài các sinh hoạt giáo lý tại các giáo xứ, các sinh hoạt dự tu tại các giáo hạt, giáo phận cũng quan tâm đến việc học của người trẻ, đặc biệt là các trẻ em nghèo bằng tổ chức các quỹ học bổng và khuyến học, các lớp học tình thương, các lưu xá dành cho học sinh sinh viên nghèo từ vùng xâu vùng xa… Từ năm 1990, trong hoàn cảnh đất nước đổi mới, giáo phận hồi sinh phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, các tiền chủng viện, các lưu xá học sinh sinh viên, chương trình tháp tùng ơn gọi linh mục tu sĩ. Ngoài ra, các trường mẫu giáo, các lớp mẫu giáo, các nhóm trẻ do các nữ tu phục vụ…cũng được thực hiện rải rác trong giáo phận. Tất cả nói lên sự quan tâm đặc biệt của gia đình giáo phận “đồng hành với người trẻ hướng tới sự thăng tiến toàn diện”.
Trong năm kỷ niệm 60 năm thành lập, giáo phận tiếp tục thực hiện lời Chúa Giêsu “Hãy để trẻ nhỏ đến với Ta” (Mc 10,14) với chương trình tu đức – mục vụ - Loan báo Tin Mừng dành ưu tiên cho giới trẻ và thiếu nhi.
Ngoài các sinh hoạt, tổ chức và chương trình phong phú và đa dạng đang được thực hiện trong giáo phận do UB Giới Trẻ và Thiếu Nhi, giáo phận đề nghị những sinh hoạt đặc biệt và cụ thể sau đây:
1/ Với toàn thể giới trẻ và thiếu nhi, giáo phận cổ vũ đọc kinh ơn gọi của Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II trong các Thánh Lễ dành riêng cho giới trẻ và thiếu nhi.
2/ Với các giáo xứ giáo họ có điều kiện, nên tổ chức các sân chơi thể dục thể thao cho thiếu nhi và giới trẻ với mục tiêu tạo điểu kiện để người trẻ phát triển sức khỏe và tình đồng đội
3/ Với UB Giới trẻ và Thiếu Nhi tiếp tục phát triển sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể, đặc biệt là thiết lập các xứ đoàn, hiệp đoàn, huấn luyện tông đồ huynh trưởng TNTT, tổ chức sinh hoạt trại dịp hè…Ngoài ra, cũng cần tiếp tục tổ chức và phát huy các sinh hoạt cho giới trẻ, tại các giáo xứ, liên giáo xứ, giáo hạt, giáo phận, cũng như cho các sinh viên tại các cụm đại học Long Xuyên, Cần Thơ và Sài Gòn.
4/ Với sinh hoạt Lễ Sinh, các linh mục phụ trách  được khích lệ tổ chức lễ sinh tại các giáo xứ giáo họ với sinh hoạt theo chương trình của Ban mục vụ Ơn gọi đề xuất và cung cấp tài liệu huấn luyện hàng tháng.
5/ Với sinh hoạt tháp tùng các dự tu, Các cha phụ trách ơn gọi tại các giáo hạt được kêu gọi thực hiện chương trình tháp tùng dự tu từ học sinh cấp II và cấp III theo chương trình của Ban Mục Vụ Ơn Gọi đề xuất và cung cấp tài liệu huấn luyện hàng tháng.
Anh chị em thân mến!
Ngày 31/7 là lễ kính hai thánh tử đạo của Long Xuyên, thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng, là bổn mạng của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ , và cũng là bổn mạng của liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo phận Long Xuyên. Chúng ta xin hai Thánh tử đạo chúc phúc cho việc đồng hành người trẻ hướng đến sự thăng tiến toàn diện của giáo phận.

Giuse Trần Văn Toản
Giám Mục Long Xuyên

31        11        Tr                     Thứ Sáu tuần 17 Mùa TN.
                        Thánh Ignatiô Loyola, Lm. Lễ nhớ.
                        Gr 26,1-9; Mt 13,54-58

GP Long Xuyên được mừng trọng thể:

        T.EMMANUEL LÊ VĂN PHỤNG &
        T.PHÊRÔ ÐOÀN CÔNG QUÝ
        (chịu xử trảm năm 1859 tại Châu Đốc)

Bổn mạng:
          - HĐMV Giáo Xứ (Giáo Phận LX)
          - Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể LX











CỘNG ĐOÀN GX THÁNH GIA K1B HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO
QUÝ VỊ HĐMV K.19
TRÀN ĐẦY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
HĂNG SAY PHỤC VỤ—THỊNH ĐẠT BÌNH AN










LỊCH PHỤNG VỤ  CN 16 TNA (19-26/20)


19        29        X        CHÚA NHẬT 16 MÙA TN.
Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27;
Mt 13,24-43. Thánh vịnh tuần 4
GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
HKhi nào chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác?
T. Chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác, khi cộng tác vào các tội ấy bằng những cách này: Một là tham gia cách tích cực và tự nguyện; Hai là ra lệnh, xúi giục hoặc tán thành; Ba là không tố cáo hoặc ngăn cản khi có bổn phận phải can ngăn; Bốn là bao che cho những người làm điều xấu.

CHIA SẺ

Thiên Chúa đặt con người vào địa cầu này để con người chung sống với nhau, cùng chịu trách nhiệm đối với sự lành, sự dữ; đối với tội và phúc của cá nhân hay tập thể. Vì thế, chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác, khi
cộng tác với họ bằng những cách này: Tham gia trực tiếp, tự nguyện và tích cực vào việc phạm tội (ví dụ: rủ nhau đi cướp ngân hàng); Ra lệnh hoặc xúi giục kẻ khác phạm tội dẫn đến thiệt hại lớn về người và của (ví dụ ra lệnh cho thuộc hạ phá đập ngăn nước, làm thiệt hại lớn về người và của); Vì thân quen nên không cản ngăn, không tố cáo, hoặc làm ngơ cho thân nhân hay người quen làm điều phi pháp; Bao che cho kẻ làm điều xấu (ví dụ: giấu thuốc hêrôin cho kẻ buôn bán lậu).
Vậy, chúng ta đừng phạm tội, nhất là toa rập với người khác mà trở nên tội nhân đáng lên án.

Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (1989):
GIOAN TRẦN VĂN VIÊN (TĐ)

20        30         X        Thứ Hai tuần 16 Mùa TN.
                                    Thánh Apôllinarê, Gmtđ.
            Mk 6,1-4.6-8; Mt 12,38-42
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1969) ÔB:
GIUSE ĐINH VĂN LƯƠNG (HH)
TÊRÊSA NGUYỄN THỊ LINH (HH)

21        1/6        X                    Thứ Ba tuần 16 Mùa TN.
                        Thánh Lôrenxô Brindidi, Lmtsht.
                        Mk 7,14-15.18-20; Mt 12,46.48-50
Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1984) ÔB:
ĐAMINH NGUYỄN ĐÌNH DŨNG (HH)
MARIA LẠI THỊ HIÊN (HH)

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (1986) ÔB:
ĐAMINH TRẦN ĐÔNG PHƯỚC (HH)
MARIA TRẦN THỊ CẬY (HH)

Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn (2000) ÔB:
ĐAMINH ĐÀO NGỌC CHIẾN (SH)
MARIA NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT (SH)

22         02       Tr                     Thứ Tư tuần 16 Mùa TN.
                        THÁNH MARIA MAĐALÊNA.Lễ kính. 
                        Dc 3,1-4a hoặc 2Cr 5,14-17;
                        Ga 20,1-2.11-18

23         03       Tr                     Thứ Năm tuần 16 Mùa TN.
                                                Gr 2,1-3.7-8.12-13; Mt 13,10-17
                        Thánh Birghitta. Lễ nhớ
24        04        X        Thứ Sáu tuần 16 Mùa TN.
                                     Chân phước Anrê Phú Yên,
bổn mạng các giáo lý viên Việt Nam.
Thánh Serbêliô Makhluf, Lm.
            Gr 3,14-17; Mt 13,18-23
Kỷ Niệm Ngày Về Nhà Cha (2006):
TÊRÊSA NGUYỄN THỊ HIẾN (TĐ)

25        05        Đ         Thứ Bảy tuần 16 Mùa TN.
                                   THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ.
                                    Lễ kính. 2 Cr 4,7-15; Mt 20,20-28

26        06        X           CHÚA NHẬT 17 MÙA TN.
            1 V 3,5.7-12; Rm 8, 28-30; Mt 13,44-52
            Thánh vịnh tuần 1
Không nhớ thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria.
                                    Hc 44,1.10-15; Mt 13,16-17

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG
HCon người phải sống trong xã hội thế nào?
T. Con người phải sống liên đới với mọi người trong xã hội, gặp gỡ, đối thoại và phục vụ lẫn nhau.
CHIA SẺ
Sống trong xã hội, con người phải năng gặp gỡ để hàn huyên tâm sự, để chia ngọt xẻ bùi, để thông cảm và tha thứ cho nhau những lầm lỗi. Con người còn phải đàm thoại, bàn bạc với nhau để đạt được mục đích tốt đẹp. Nhất là con người phải phục vụ lẫn nhau như Chúa Giêsu đã dạy (Mt 20,26-28).
Ngoài ra con người phải biết đoàn kết và thương yêu nhau: Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao).
Vậy có sống liên đới với nhau trong xã hội, thì con người mới phát triển được cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.

CÂU GIÁO LÝ- LỜI CHÚA-LỜI NGUYỆN

CN XVI THƯỜNG NIÊN - NĂM A (19/07/2020)
GL.295:
H./ Lương tâm là gì?
T./ Lương tâm là tiếng nói bên trong con người,/ ra lệnh cho ta làm điều thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào/ và tránh điều dữ bằng mọi cách./ Đồng thời, lương tâm là khả năng phân biệt điều thiện với điều dữ./ Thiên Chúa nói với ta qua tiếng lương tâm [1776-1779].
Mt 13, 40:
Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn cỏ lùng cho các môn đệ rằng:/“CŨNG NHƯ NGƯỜI TA THU CỎ LÙNG RỒI THIÊU ĐỐT TRONG LỬA THẾ NÀO,/ THÌ NGÀY TẬN THẾ CŨNG SẼ XẢY RA NHƯ VẬY”.
Lạy Chúa là Cha rất nhân hậu và khoan dung,/ Chúa luôn kiên nhẫn đợi chờ và ban ơn hoán cải./ Xin giúp các bạn trẻ “biết ra khỏi chính mình”,/ biết trỗi dậy mỗi khi vấp ngã,/ và biết cộng tác với ơn Chúa/ để sống phong phú tuổi trẻ của mình./ Amen.



THÔNG BÁO VỀ VIỆC
THÊM CÁC LỜI CẦU MỚI VÀO KINH CẦU ĐỨC BÀ

Đức Hồng y Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã thông báo về việc thêm các lời cầu mới vào Kinh cầu Đức Bà.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự - HĐGM VN

THƯ GỬI QUÝ CHỦ TỊCH CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
VỀ VIỆC THÊM CÁC LỜI CẦU MỚI
VÀO KINH CẦU ĐỨC BÀ

Vatican, ngày 20 tháng 6 năm 2020,
 Lễ Trái Tim vô nhiễm Đức Trinh Nữ Maria,

Kính thưa quý Đức cha,
 Đang khi bước đi trên những nẻo đường lịch sử như một lữ khách hành hương tiến về Thành đô Giêrusalem thiên quốc để được kết hiệp muôn đời với vị Hiền Phu và Đấng Cứu độ là Đức Kitô, Hội Thánh luôn tin tưởng phó thác vào Đức Maria, người đã vững tin vào Lời Thiên Chúa.
 Tin Mừng cho chúng ta biết, ngay từ thời khai nguyên Hội Thánh, các môn đệ của Chúa Giêsu đã ca tụng Mẹ Maria là người “có phúc hơn mọi người nữ” và vẫn luôn cậy nhờ lời Mẹ chuyển cầu.
 Không thể kể hết những tước hiệu và lời khẩn cầu mà lòng sùng mộ của các Kitô hữu đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria suốt bao thế kỷ qua, như một đặc ân và bảo đảm để đến với Chúa Kitô. Trong thời buổi hiện tại mang đầy dấu vết của tâm trạng bất ổn và xao động, đoàn Dân Thiên Chúa lại càng sốt sắng cậy trông vào Mẹ với tâm tình tràn đầy mến yêu và tín thác.
Nhận ra về tâm tình này và đón nhận những ước nguyện đã bày tỏ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ước muốn đưa thêm ba lời cầu vào bản kinh vẫn được gọi là “Kinh cầu Đức Bà Loreto”, lời cầu
“Đức Mẹ đầy lòng thương xót” được đặt sau lời cầu “Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh”, lời cầu
“Đức Mẹ là lẽ cậy trông” đặt sau lời cầu “Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa”, và lời cầu
“Đức Bà nâng đỡ di dân” đặt sau lời cầu “Đức Bà bào chữa kẻ có tội”.

Cùng với những lời cầu chúc tốt lành và lòng kính trọng, xin gửi thư này để quý Đức cha biết và áp dụng. Trong Chúa, ĐHY Robert Sarah Bộ trưởng TGM Arthur Roche
Thư ký Ủy ban Phụng tự - HĐGM VN  (hdgmvietnam.com 22.06.2020)