Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

Cù lao Giêng Điểm đến không thể bỏ lỡ khi về An Giang

Cù lao Giêng

Điểm đến không thể bỏ lỡ khi về An Giang

An Giang vùng đất đầu nguồn của dòng Mê Kông đổ vào đồng bằng sông Cửu Long, nhờ những dòng chảy sông nước mạnh mẽ đã chia vùng đất thành các vùng sinh sống đặc trưng mang tên “cù lao”. Vùng đất nằm giữa dòng sông được gọi là cù lao, lớn nhất là vùng đất cù lao Ông Trưởng; nổi tiếng là vùng đất cách mạng với điểm đến di tích cột dây thép, điểm tâm linh là Tây An Cổ Tư.

Bên bờ sông Hậu là cù lao Mỹ Hòa Hưng nổi tiếng với điểm đến Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bên kia sông Tiền là vùng đất cù lao Giêng nổi tiếng là các điểm tham quan của kiến trúc, văn hóa, tôn giáo lâu đời. Trong một hành trình về khám phá miền Tây bạn đừng quên ghé thăm vùng đất cù lao Giêng và những điểm đến thú vị sau đây nhé!

cù lao Giêng

Các điểm tham quan trên vùng đất cù lao Giêng

Cù lao Giêng vùng đất mới hình thành với hơn 300 năm lịch sử khai hoang và phát triển, cư dân nơi đây là những đoàn người di cư từ miền Trung vào. Tôn giáo nơi đây được hình thành từ tín ngưỡng dân gian của dân cư vùng đất mới nhưng nổi bật nhất vùng đất là đạo Thiên Chúa với những nhà thờ, Phật giáo là chùa Phước Thành.

Làng quê cù lao Giêng hiện có ba xã gồm: Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Đường xá trên vùng đất cù lao Giêng di chuyển ngày càng thuận lợi, đời sống người dân nâng cao nhưng vẫn giữ được nét thanh bình của một làng quê miền Tây sông nước, điều đó bạn có thể cảm nhận rõ ràng qua từng cung đường trên đất cù lao Giêng.Và các điểm đến trên vùng đất cù lao Giêng mà bạn không thể bỏ qua khi đến đây.

Mảnh đất cù lao Giêng trên bản đồ

Mảnh đất cù lao Giêng trên bản đồ

Thánh đường cù lao Giêng

Thánh đường cù lao Giêng ngôi nhà thờ đẹp nhất và lớn nhất trên vùng đất cù lao này. Theo ghi chép nhà thờ được dựng từ 1879 đến năm 1889 trước cả nhà thờ Đức Bà Sài Gòn tận 13 năm; nên đây là nhà thờ công giáo được cho là hình thành sớm nhất trên vùng đất Nam Kỳ.

Thánh đường cù lao Giêng được dựng theo lối kiến trúc Roman, ấn tượng với mặt trước nhà thờ cao 35m; tháp có trụ đỡ vuông, đỉnh bầu và nhọn. Thánh đường này là biểu tượng đặc trưng và nổi tiếng nhất của du lịch cù lao Giêng mà bạn không thể bỏ qua khi check-in nơi này.

Mặt chính ngôi thánh đường Cù Lao Giêng

Mặt chính ngôi thánh đường Cù Lao Giêng

Mặt chính ngôi thánh đường Cù Lao Giêng
Mặt chính ngôi thánh đường Cù Lao Giêng

Vị trí cụ thể Cu Lao Gieng Church

Tu Viện Phanxico

Cổng chào bên ngoài của tu viện Phanxicô

Cổng chào bên ngoài của tu viện Phanxicô

Tu Viện Phanxico nằm cách thánh đường cù lao giêng khoảng 100m. Ngày xưa, nơi đây là Chủng viện đào tạo Linh mục cho giáo phận Nam Vang. Đến ngày 29 tháng 2 năm 1957 được giao lại cho dòng tu Phanxico. Đến Tu Viện Phanxico bạn sẽ thấy nơi đây nhuốm màu rong rêu, xen lẫn những cây xanh cao lớn tựa một không gian cổ kín, xưa cũ và đầy thanh bình.

Lối dẫn vào mặt chính tu viện

Lối dẫn vào mặt chính tu viện

Lối dẫn vào mặt chính tu viện
Nơi cầu nguyện của mọi người

Nơi cầu nguyện của mọi người

Nơi cầu nguyện của mọi người

Là một vị khách yêu thích không gian mát mẻ, yên ả thì chắc hẳn bạn có thể đến đây bạn sẽ hài lòng vô cùng. Bởi không gian siêu rộng với rất nhiều cây xanh cao lớn che mát.

Tu Viện Chúa Quan Phòng

Tu Viện Chúa Quan Phòng không gian hiện đại và xanh đậm chất Châu Âu, với không gian hơn 70.000 mét vuông nhưng du khách tham quan chỉ được ở không gian sân lễ trung tâm. Tu viện là nơi sinh sống của các nữ tu, bắt đầu từ những năm 1874 – ngày đó nơi đây còn đơn sơ, sau đó được dựng xây khang trang để trở thành cô nhi viện, nơi nuôi người già và hưu trí cho các nữ tu sĩ; đến nay nơi đây vẫn như thế.

Khuôn viên trung tâm tu viện mà du khách có thể tham quan
Khuôn viên trung tâm tu viện mà du khách có thể tham quan
Khuôn viên trung tâm tu viện mà du khách có thể tham quan

Khuôn viên trung tâm tu viện mà du khách có thể tham quan

Điểm thích thú của nơi này là không gian nhiều cây xanh, kiến trúc đơn giản nhưng ấn tượng. Nhưng để check-in đẹp nhất bạn nên đến đây từ khoảng 4 giờ chiều, vì nắng chiếu gọi qua các ô cửa sẽ vô cùng đẹp.

Các góc nhỏ khá dễ thương trong tu viện
Các góc nhỏ khá dễ thương trong tu viện
Các góc nhỏ khá dễ thương trong tu viện

Các góc nhỏ khá dễ thương trong tu viện

Đình Thần Tấn Mỹ

Cổng đình làng Tấn Mỹ

Cổng đình làng Tấn Mỹ

Dấu ấn của những ngày khai hoang, lập làng nổi tiếng của vùng cù lao Giêng sẽ là đình thần Tấn Mỹ, ngôi đình làng đi theo tâm thức của những người dân khai hoang, xây dựng cuộc sống mới.

Đình thần Tấn Mỹ được ban sắc phong thành hoàng vào năm 1852, được trùng tu lại năm 2014. Đình được xem là di tích kiến trúc lịch sử văn hóa nổi bật nơi này.

Không gian rộng lớn của đình làng Tấn Mỹ còn có những cây xanh cổ thụ cao to, mái đình phía sau còn lợp ngói vảy. Vui nhất nơi đây là hội đình kỳ yên vào ngày 19, 20, 21 tháng 3 âm lịch hằng năm. Khi lễ hội khai mở du khách đến đây được nghe hát bội; một đặc sắc chỉ có vào lễ kỳ yên.

Sân đình trước

Sân đình trước

Lối vào trong nơi thờ tự
Lối vào trong nơi thờ tự

Lối vào trong nơi thờ tự

Mặt sau đình làng Tấn Mỹ

Mặt sau đình làng Tấn Mỹ

Họa tiết song long chầu nguyệt trên mái đình

Họa tiết song long chầu nguyệt trên mái đình

Vị trí cụ thể Đình Thần Tấn Mỹ

Chùa Phước Thành

Tượng Phật A Di Đà cao 39m, nổi bật nhất quê hương Cù Lao Giêng

Tượng Phật A Di Đà cao 39m, nổi bật nhất quê hương Cù Lao Giêng

Chùa Phước Thành hay còn gọi là chùa Huệ Tài, điểm chùa đã có từ những năm 1872, thời sư Thích Bửu Đức, nơi đây là điểm chùa từng che giấu cán bộ chiến sĩ nên cùng bị tàn phá nặng nề trong kháng chiến. Năm 2005 chùa đã được xây dựng lại.

Hiện tại, chùa Phước Thành là ngôi chùa đạt kỷ lục nhất Việt Nam bởi hệ thống vườn tượng, đặc biệt nhất là tượng Phật A Di Đà cao 39m nổi bật giữa miền quê cù lao Giêng. Hằng năm lễ giỗ tổ chùa diễn ra vào ngày 18, 19 tháng 9 âm lịch du khách đổ về đây rất đông, và ngày thường cũng rất nhiều du khách gần xa tìm về thăm viếng nơi này.

Lối vào chánh điện chùa Phước Thành

Lối vào chánh điện chùa Phước Thành

Lối vào chánh điện chùa Phước Thành
Phía sau cổng chùa là lối đi hai tầng với hệ thống lối đi cầu thang uốn lượn

Phía sau cổng chùa là lối đi hai tầng với hệ thống lối đi cầu thang uốn lượn

Phía sau cổng chùa là lối đi hai tầng với hệ thống lối đi cầu thang uốn lượn
Góc nhìn từ bên trên cầu thang lên điện thờ Phật A Di Đà

Góc nhìn từ bên trên cầu thang lên điện thờ Phật A Di Đà

Từ nơi bàn thờ nhìn xuống chánh điện chính của chùa

Từ nơi bàn thờ nhìn xuống chánh điện chính của chùa

Vị trí cụ thể Phuoc Thanh Buddhist Temple

Nhà thờ Rạch Sâu

Nhà thờ Rạch Sâu cũng là điểm đến cuối cùng trên vùng đất cù lao Giêng, nhà thờ được dựng nên những nền móng đầu tiên từ năm 1897. Năm 1998 nhà thờ được tái thiết lập với kiến trúc và kết cấu đẹp như hiện tại.

Mặt chính nhà thờ Rạch Sâu
Mặt chính nhà thờ Rạch Sâu

Mặt chính nhà thờ Rạch Sâu

Khuôn viên nhà thờ Rạch Sâu được bao bọc bởi hàng cây cao lớn, thẳng tắp, vô cùng ấn tượng

Khuôn viên nhà thờ Rạch Sâu được bao bọc bởi hàng cây cao lớn, thẳng tắp, vô cùng ấn tượng

Nhà thờ Rạch Sâu nằm yên bình nơi cuối mảnh đất cù lao, bao quanh là những hàng cây cao lớn, thẳng tắp độc đáo. Tham quan, ngồi nghỉ bên ghế đá trong khuôn viên, ngắm nhìn cảnh sắc là một điều an nhàn nhất cho những ai muốn tìm kiếm sự thư giãn cũng như ngắm nhìn ngôi thánh đường đẹp.

Vị trí cụ thể Rach Sau Church

Một số lưu ý để trải nghiệm tốt hơn

Lưu ý di chuyển

Tất cả các điểm đến đều nằm trên một cung đường thẳng từ đầu cù lao đến cuối cù lao, do đó tham quan, check-in rất tiện. Sẽ có hai hướng đi để bạn chọn lựa:

Một là điểm xuất phát đến cù lao Giêng từ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 25km. Từ thành phố Long Xuyên bạn đi qua phà An Hòa, chạy thẳng theo đường DT944, đến bến đò Rạch Sâu, xã Bình Phước Xuân.
Hai là điểm xuất phát từ thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách 20km. Từ thành phố Cao Lãnh bạn đi đến bến đò Tân Thuận Tây, qua đò là đến được vùng đất cù lao Giêng.

Lưu ý tham quan

Các điểm đến tham quan du lịch trên vùng đất cù lao Giêng hầu như là các điểm đến tôn giáo. Do đó bạn cần phải cân nhắc kỹ xu hướng mong muốn du lịch khi đến đây.
Thời gian tham quan thông thường của nhà thờ là từ 7 giờ - 11 giờ sáng, chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. Các giờ lễ nhà thờ mới mở cửa nhà thờ, còn lại hầu như đóng, du khách chỉ tham quan, chụp ảnh bên ngoài.
Các ngôi chùa trên vùng đất cù lao Giêng mở cửa cả ngày, do đó bạn có thể đến tham quan từ 7 giờ đến 20 giờ tối hằng ngày.
Trên tuyến đường có nhiều món ăn vặt như chè, bánh canh, bún riêu, bánh khoai mì nướng…bạn nên ghé ăn thử.

Gợi ý lịch trình tham quan

Nên đến thăm vùng đất cù lao Giêng vào thứ 7 hàng tuần để có thể kết hợp trải nghiệm chợ quê bạn nha!

Từ thành phố Hồ Chí Minh xuống thành phố Cao Lãnh, buổi sáng nên qua tham quan, ăn uống và check-in cù lao Giêng. Chiều 1 giờ quay về đi chợ quê Tân Thuận Đông. Để đi chợ quê bạn đến tượng đài sự kiện tập kết 1954, gửi xe và đi tàu qua chợ, phí 20.000 VND/khách/2 chiều (điểm tập kết cũng có giữ xe, bạn nên đi ở đây sẽ nhanh và tiện nhất để đến chợ). Kết thúc chợ về lại ngủ đêm, tham quan thành phố Cao Lãnh.

Hoặc đi thành phố Hồ Chí Minh xuống, ghé thăm cù lao Giêng trước, sau đó về thành phố Long Xuyên tham quan, ăn uống và ngủ, sáng hôm sau đi chợ nổi Long Xuyên.

Phía trên là những thông tin thú vị về du lịch cù lao Giêng, hy vọng sẽ giúp cho bạn có một trải nghiệm tốt hơn khi về với vùng đất An Giang để khám phá.

Tác giả: Trần Thanh Điền


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét